Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

đề thi đáp án tn thpt môn địa năm 2006.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.89 KB, 6 trang )

I. Phần bắt buộc (5 điểm): Câu 1 (3 điểm). Cho bảng số liệu: Cơ cấu sử dụng lao động theo ngành kinh tế
nước ta
(Đơn vị %)
a. Vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu sử dụng lao động theo ngành kinh tế năm 1989 và 2003.
b. Nhận xét sự thay đổi cơ cấu sử dụng lao động theo ngành kinh tế nước ta qua hai năm trên.
c. Giải thích sự thay đổi đó.
Câu 2 (2 điểm). Dựa vào bảng số liệu: Số dân và sản lượng lúa nước ta
a. Tính sản lượng lúa bình quân đầu người qua các năm (kg/người).
b. Qua bảng số liệu và kết quả tính toán, hãy nhận xét sự gia tăng dân số, sản lượng lúa và sản lượng lúa
bình quân đầu người trong thời gian trên.
II. PHẦN TỰ CHỌN (5 điểm)
Thí sinh chọn một trong hai đề sau:
ĐỀ I
Câu 1 (3,5 điểm): Trình bày những thuận lợi về điều kiện tự nhiên để phát triển cây cà phê ở Tây
nguyên. Nêu tình hình sản xuất và phân bố cây cà phê trong vùng. Các biện pháp để phát triển ổn
định cây cà phê ở vùng này?
Câu 2 (1,5 điểm): Việc làm đang là một vấn đề kinh tế - xã hội gay gắt ở nước ta hiện nay, hãy:
a. Chứng minh nhận định trên.
b. Việc tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài có tác động tích cực gì tới vấn đề giải quyết việc làm
hiện nay ở nước ta?
ĐỀ II
Dựa vào Át lát địa lý Việt Nam (bản đồ công nghiệp chung, bản đồ công nghiệp năng lượng) và kiến thức
đã học, hãy:
1 (2,5 điểm): Xác định qui mô và kể tên các ngành của từng trung tâm công nghiệp ở Đông Nam bộ.
2 (0,5 điểm): Kể tên các nhà máy thủy điện và nhiệt điện trong vùng Đông Nam bộ.
3 (2 điểm): So sánh sự giống nhau và khác nhau về qui mô, cơ cấu ngành của hai trung tâm công
nghiệp Hà Nội và TP.HCM. Giải thích về sự khác nhau đó.
Bài giải
I.PHẦN BẮT BUỘC: (5 điểm)
Câu 1: 3đ
a. Vẽ biểu đồ tròn, qui mô hình tròn năm 2003 > 1989


Ghi đầy đủ tên biểu đồ, chú thích…
b. Nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu lao động này?
Từ 1989-2003: Cơ cấu lao động phân theo ngành KT của nước ta không đồng đều & đang có sự thay đổi
theo hướng:
+ Tỉ trọng lao động trong nông lâm ngư nghiệp chiếm đa số nhưng có xu hướng giảm tỉ trọng từ 71,5-
59,6%: giảm 11,9%.
+ Tỉ trọng lao động trong công nghiệp thấp nhất nhưng có xu hướng tăng tỉ trọng 11,2-16,4%: tăng 5,2%.
+ Tỉ trọng lao động trong dịch vụ chiếm tỉ lệ khá cao, có xu hướng tăng tỉ trọng từ 17,3-24%: tăng 6,7%.
Giải thích & KL: Cơ cấu lao động nước ta đang chuyển dịch theo hướng từ khu vực lao động nông
nghiệp sang khu vực CN & DV do đất nước ta đang trong thời kỳ CNH, HĐH & NN đang dần được
cơ giới hóa. Tuy nhiên tỉ trọng lao động KV NN còn cao, nước ta vẫn là một nước nông nghiệp
Câu 2: (2đ)
a. Sản lượng lúa bình quân đầu người qua các năm (kg/người)
b. Nhận xét về sự gia tăng dân số, sản lượng lúa và sản lượng lúa bình quân đầu người từ 1981-2003:
Nhìn chung : DS, sản lượng lúa & bình quân lúa / người đều tăng: Dân số tăng khá nhanh (1,47 lần),
song sản lượng lúa tăng nhanh hơn (2,79 lần), nên bình quân sản lượng lúa trên đầu người tăng liên
tục (1,8 lần nhưng không đều)… (có thể thay bằng số liệu cụ thể)
1981-1990: dân số tăng nhanh 1,28 lần (hoặc tăng… triệu người), sản lượng lúa tăng nhanh 1,54 lần (hoặc
tăng triệu tấn)
+ Bình quân lúa tăng chậm 1,28 lần (hoặc số liệu kg/ người)
So với 1990-2003: Dân số tăng chậm lại 1,22 lần (hoặc tăng… triệu người), sản lượng lúa tăng nhanh hơn
1,8 lần (hoặc tăng triệu tấn)
Ý Bình quân lúa/người tăng nhanh hơn 1,47 lần (hoặc số liệu kg/người)
Kết luận: giai đoạn sau sản lượng lúa tăng nhanh và dân số tăng chậm hơn nên bình quân
lúa trên đầu người tăng nhanh hơn giai đoạn đầu…
II. PHẦN TỰ CHỌN: (5 điểm)
ĐỀ 1:
1.Trình bày những thuận lợi về điều kiện tự nhiên để phát triển cây cà phê ở Tây nguyên.
Tình hình sản xuất & phân bố cây cà phê trong vùng. Các biện pháp để phát triển ổn định
cây cà phê của vùng này? (3,5đ)

+ Thuận lợi về tự nhiên:
- Địa hình & đất đai: có các cao nguyên đất đỏ bazan giàu chất dinh dưỡng, có mặt bằng rộng
(thuận lợi hình thành nông trường, vùng chuyên canh cây cà phê
- Khí hậu: nhiệt đới gió mùa: có tính chất cận xích đạo có 1 mùa mưa & mùa khô rõ rệt: thích hợp
cho việc trồng cà phê & phơi sấy nông phẩm
- Nguồn nước: có các nhánh phụ lưu của sông Mekong & thượng nguồn sông Đồng Nai cung
cấp nước tưới…
+ Khó khăn:
- Thiếu nước tưới vào mùa khô…
+ Tình hình sản xuất & phân bố cây cà phê trong vùng
- Cà phê: được trồng nhiều ở: Đắc Lắc, Lâm Đồng (Bảo Lộc, Đà Lạt), Gia Lai (Pleiku), Kontum.
- Diện tích cà phê : 290.000ha (4/5 diện tích cả nước), Đắc Lắc là tỉnh có diện tích cà phê lớn
nhất nước 170.000 ha, nổi tiếng nhất là cà phê Buôn Ma Thuột
+ Biện pháp để phát triển ổn định vững chắc cây cà phê ở Tây nguyên:
- Bảo đảm cung cấp lương thực cho vùng
- Đẩy mạnh CN chế biến các sản phẩm cây cà phê của vùng
- Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cà phê trong & ngoài nước
- Nâng cấp mạng lưới GTVT để mở rộng giao lưu, trao đổi hàng hóa với bên ngoài
- Thu hút đầu tư, hợp tác với nước ngoài
2.a.Việc làm là một vấn đề kinh tế - xã hội gay gắt: vì trong tình hình sản xuất còn tăng
chậm, lực lượng lao động tăng nhanh (mỗi năm lại có thêm hơn 1 triệu người đến tuổi lao
động), cần giải quyết việc làm còn khó khăn.
- 1998: cả nước có 9,4 triệu người thiếu việc làm, 856.000 người thất nghiệp.
- Trung bình: cả nước: 2,1% thất nghiệp
- Thành thị: 6,8% thất nghiệp
- Nông thôn: 28,2% thiếu việc làm
Ý Giải quyết được việc làm sẽ bảo đảm đời sống nhân dân và ổn định trật tự XH.
b. Việc tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài có tác động tích cực gì đối với vấn đề giải
quyết việc làm ở nước ta:
- Thu hút vốn đầu tư nước ngoài để hình thành các XNCN, khu CN, các khu chế xuất… góp phần

giải quyết việc làm, nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho người lao động, từ đó góp phần
nâng cao chất lượng cuộc sống, ổn định trật tự trị an cho XH.
ĐỀ II:
Dựa vào atlat ĐLVN (Bản đồ CN chung, BĐCN năng lượng) và kiến thức đã học, hãy:
1. Xác định qui mô & kể tên các ngành CN của từng trung tâm CN ở Đông Nam bộ (2,5đ)
- TTCN TP.HCM: có qui mô lớn nhất nước (giá trị SXCN 50,5 tỉ đồng), có cơ cấu ngành đa
dạng: gồm cơ khí, nhiệt điện, VLXD, chế biến gỗ, chế tạo ôtô, điện tử, chế biến lương thực
thực phẩm, hóa chất, dệt, luyện kim đen & màu…
- TTCN Biên Hòa: qui mô lớn (SXCN từ 10-50 tỉ đồng) có các ngành: cơ khí VLXD, chế biến
gỗ, điện tử, hóa chất, dệt, luyện kim đen & màu
- Bà Rịa - Vũng Tàu: qui mô lớn (SXCN từ 10-50 tỉ đồng): có các ngành cơ khí VLXD, dệt,
chế biến thực phẩm luyện kim đen, năng lượng
- Thủ Dầu Một: qui mô vừa (SXCN từ 3-9 tỉ đồng): có các ngành cơ khí VLXD, dệt, chế biến
thực phẩm luyện kim đen, chế biến gỗ, điện tử
2. Kể tên các nhà máy thủy điện & nhiệt điện trong vùng ĐNB (0,5đ)
Nhà máy thủy điện: Trị An (cs: 400.000kW), Thác Mơ: (CS: 150.000kW), Cần Đơn
Nhà máy nhiệt điện: Thủ Đức, Bà Rịa - Phú Mỹ (CS > 3 triệu kW)
3. So sánh sự giống nhau & khác nhau về qui mô, cơ cấu ngành của 2 TTCN Hà Nội &
TP.HCM (2đ)
+ Giống nhau:
- Là 2 TTCN quan trọng, có qui mô lớn so với cả nước
- Cơ cấu ngành CN của 2 TTCN đều đa dạng: gồm cơ khí, nhiệt điện, VLXD, chế biến gỗ, chế
tạo ôtô, điện tử, chế biến lương thực thực phẩm, hóa chất, dệt, luyện kim đen…
- Đều có một số ngành CN chuyên môn hóa: cơ khí, CNLTTP, điện tử.
+ Khác nhau:
- TP HN có cả các ngành CN truyền thống & các ngành CN chuyên môn hóa
- TP.HCM là TTCN có qui mô lớn nhất nước, HN là TTCN lớn nhất vùng BB, lớn thứ 2 so với cả
nước.
- TP.HCM có các ngành CN chuyên môn hóa và có thêm ngành luyện kim màu.
+ Giải thích:

- Tự nhiên: TP.HCM có vị trí địa lý thuận lợi hơn (đầu mối GT, có sân bay QT lớn, có cảng
sông ), nằm ở vùng chuyên canh cây CN, gần ĐBSCL (vựa LTTP lớn nhất nước)
- KT- XH: có CSVCKT - CSHT tốt nhất nước, là TTâm khoa học kỹ thuật & CN lớn nhất nước nên
thu hút nhiều LĐ, đặc biệt là LĐ có trình độ KHKT, thu hút nhiều vốn đầu tư trong & ngoài nước

×