Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Tiểu luận môn điện toán lưới và đám mây TRIỂN KHAI WEBSITE TRÊN GOOGLE APP ENGINE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 38 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN VỀ ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY 5
1.1 Một số Định nghĩa về điện toán đám mây : 5
1.2 Các thành phần của điện toán đám mây : 5
1.3 Cơ sở hạ tầng 6
1.4 Xu hướng dịch vụ trên điện toán đám mây 8
1.5 Các kiểu điện toán đám mây 10
1.6 Các ứng dụng chính 11
1.7 Lợi ích của việc sử dụng đám mây trong doanh nghiệp 13
CHƯƠNG 2 –
TRIỂN KHAI WEBSITE TRÊN GOOGLE APP ENGINE 17
2.1 Tổng quan về Google App Engine 17
2.2 Đăng kí tài khoản Google App Engine: 18
2.3. Quá trình tạo project chia sẽ ảnh Photofeed 23
2.3.1 Ứng dụng này làm gì 23
2.3.2 Kiến trúc tổng quan 25
2.3.3 Các thành phần kiến trúc của ứng dụng mẫu: 25
2.3.4 Caching và cân bằng tải được cung cấp bởi mạng của Google 26
2.3.5 Khối kiến trúc của ứng dụng mẫu 26
2.3.6 Quá trình đăng hình ảnh 27
2.3.7 Quá trình đăng lời bình luận 29
2.4.Triển khai ứng dụng 32
2
2.5 Hiện thực chương trình 35
KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO 38
3
MỞ ĐẦU
Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, ngày nay ngoài các ứng dụng để bàn,


một xu hướng mới đáng chú ý là phát triển các ứng dụng web và các ứng dụng
cho thiết bị di động. Tất cả các ứng dụng này đều cần được lưu ở một máy chủ để
người dùng có thể truy cập được thông qua mạng.
Để phát triển kinh doanh, các công ty thường có website riêng giúp quảng bá
sản phẩm và thông tin liên lạc hoặc cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng. Tuy
nhiên khi số lượng khách hàng tăng lên, việc đáp ứng nhu cầu của người dùng
truy cập vào các máy chủ này sẽ gặp rất nhiều vấn đề. Thường các trang web này
được đặt trên một máy chủ nào đó và các công ty phải mua vùng lưu trữ, cài đặt
trang web của họ trên máy chủ. Cách đó được gọi là “hosting” và công ty phải tự
cài đặt, quản lý và trả phí duy trì hàng tháng.
Điện toán đám mây ra đời mang lại rất nhiều lợi ích. Thuật ngữ điện toán
đám mây ra đời không phải để nói về một trào lưu mới mà để khái quát lại các
hướng đi của cơ sở hạ tầng thông tin vốn đã và đang diễn ra từ mấy năm qua. Các
nguồn điện toán khổng lồ sẽ nằm tại các máy chủ ảo trên Internet thay vì trong
máy tính gia đình và văn phòng để mọi người kết nối sử dụng khi cần.
Điện toán đám mây là khái niệm hoàn chỉnh cho một xu hướng không mới
bởi nhiều doanh nghiệp hiện không có máy chủ riêng mà chỉ có máy tính với một
số phần mềm cơ bản, còn tất cả đều phụ thuộc vào đám mây. Với các dịch vụ có
sẵn trên Internet, doanh nghiệp không phải mua và duy trì hàng trăm, hàng nghìn
máy tính cũng như các phần mềm kèm theo mà họ chỉ cần tập trung công việc của
mình bởi đã có người khác lo cơ sở hạ tầng và công nghệ thay họ.
Google là một trong những nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây hiện
nay, trong đó Google App Engine là một nền tảng chiến lược của Google. Google
App Engine cung cấp cho lập trình viên nhiều tiện ích và hạ tầng để xây dựng các
ứng dụng trên nền web.
Bài tiểu luận này sẽ giới thiệu những khái niệm cơ bản về điện toán đám
mây nói chung, Google App Engine nói riêng và áp dụng nó để xây dựng website
upload hình ảnh.
4
Chương 1: Giới thiệu những khái niệm cơ bản về điện toán đám mây, kiến

trúc, đặc tính, thành phần của điện toán đám mây.
Chương 2: Đi sâu nghiên cứu công nghệ Google App Engine của Google
Chương 3: Tóm tắt kết quả thu được qua bài tiểu luận
5
CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN VỀ ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY
1.1 Một số Định nghĩa về điện toán đám mây :
Theo Wikipedia :
“Điện toán đám mây là một mô hình điện toán có khả năng co giãn linh động và
các tài nguyên thường được ảo hóa và được cung cấp như một dịch vụ trên mạng
Internet”.
Theo ‘Cloud Security and Privacy - An Enterprise Perspective on Risk
and Compliance - O'Reilly, 2009 ‘
“Điện toán đám mây là một dạng hệ thống song song phân tán bao gồm tập hợp
các máy chủ ảo kết nối với nhau, các máy chủ ảo này được cấp phát tự
động và thể hiện như một hay nhiều tài nguyên tính toán độc lập dựa trên sự
đồng thuận ở mức dịch vụ được thiết lập thông qua quá trình đàm phán giữa
người sử dụng và nhà cung cấp.”
1.2 Các thành phần của điện toán đám mây :
Một cách đơn giản, giải pháp điện toán đám mây được cấu tạo từ nhiều thành
phần bao gồm : những máy client, trung tâm dữ liệu và các máy chủ phân tán. Các
thành phần này tạo nên 3 phần của giải pháp điện toán đám mây.
Mỗi phần có mục đích và vai trò cụ thể trong việc cung cấp ứng dụng chức năng
đám mây.
Clients
Thông thường, Clients là những máy tính để bàn, nhưng các Clients cũng có thể là
những laptop, tablet, hay các thiết bị di dộng. Và thường thuộc 3 dạng sau :
• Mobile : các thiết bị mobile bao gồm các PDA hoặc điện thoại thông minh
(smart phones).
• Thin : là những máy tính không có ổ cứng, thay vào đó máy chủ làm tất cả công
việc, và những máy này hiện lên các thông tin.

• Thick : là các kiểu máy tính để bản, sử dụng các trình duyệt để kết nối tới đám
mây.
Datacenter
6
Datacenter là tập hợp các máy chủ nơi mà các ứng dụng của khách hành đăng kí
được lưu trữ. Xu hướng phát triển của công nghệ hiện nay là ảo hóa máy chủ. Nghĩa
là, phần mềm cho phép cài đặt nhiều thể hiện máy chủ ảo để sử dụng. Theo cách
này, ta có thể có hàng chục máy chủ ảo trên một máy chủ thực.
Distributed Servers
Các máy chủ không đặt cùng một vị trí mà các máy chủ này được đặt ở nhiều vị trí
khác nhau. Phương pháp này sẽ cũng cấp các dịch vụ một cách linh hoạt hơn trong
việc lựa chọn và bảo mật
1.3 Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng được triển khai theo nhiều cách và sẽ phụ thuộc vào các ứng dụng và
cách lựa chọn để xây dựng giải pháp đám mây. Đây chính là một trong những ưu
điểm chính khi sử dụng đám mây. Nhu cầu của bạn là cần một số lượng lớn máy
chủ vượt xa sự mong muốn hoặc chi phí cho việc chạy chúng. Ngoài ra, ta rất có thể
chỉ cần một bộ xử lí mạnh, do đó ta không muốn mua và chạy một server chuyên
dụng. Giải pháp đám mây đáp ứng cả hai nhu cầu đó.
Grid Computing :
Điện toán lưới thường bị nhầm lần với điện toán đám mây, nhưng chúng khá khác
nhau. Điện toán lưới ghép tài nguyên của nhiều máy tính để giải quyết một vấn đề
trong cùng một thời gian.
Ưu điểm :
• Đây là phương pháp hiệu quả về phí tổn để sử dụng một số lượng tài nguyên
máy tính.
• Là các để giải quyết các vấn đề khi cần một số lượng lớn toán phức tạp.
• Tài nguyên nhiều máy tính có thể hợp tác chia sẻ, mà không có một máy tính
nào quản lí.
Ảo hóa hoàn toàn

7
Ảo hóa hoàn toàn là một kĩ thuật mà trong đó cài đặt đầy đủ một máy chạy trên một
máy khác. Kết quả là một hệ thống sẽ có tất cả phần mềm đang chạy trên server đều
chạy trong một máy ảo.
Mục đích :
• Chia sẻ một hệ thống máy tính giữa nhiều người dùng.
• Cô lập những người sử dụng với nhau và cô lập những người sử dụng với
chương trình điều khiển.
• Mô phỏng phần cứng trên thiết bị khác
Paravirtualization
Paravirtualization cho phép nhiều hệ điều hành chạy trên một thiết bị phần cứng tại
cùng một thời điểm và hiểu quả hơn cho việc sử dụng tài nguyên hệ thống, như vi
xử lý và bộ nhớ.
Paravirtualization làm việc tốt nhất với các dạng triển khai như :
• Disaster recovery : trong trường hợp một sự cố xảy ra, đối tượng khách hàng có
thể chuyển tới phần cứng khác cho đến khi thiết bị có thể được sử chữa.
• Magration : Chuyển tới một hệ thống mới dễ hơn và nhanh hơn bởi đối tượng
khách hàng có thể được gỡ bỏ từ phần cứng cơ bản.
• Capacity management : Đơn giản hơn cho việc thực thi. Dễ dàng thêm nhiều
khả năng xử lí hoặc dung lượng ổ cứng trong môi trường ảo.
8
1.4 Xu hướng dịch vụ trên điện toán đám mây
1.4.1 Phần mềm xem như một dịch vụ(Software as a Service - SaaS)
SaaS là một mô hình triển khai ứng dụng mà ở đó người cung cấp cho phép người
dùng sử dụng dịch vụ theo yêu cầu. Những nhà cung cấp SaaS có thể lưu trữ ứng
dụng trên máy chủ của họ hoặc tải ứng dụng xuống thiết bị của khách hàng sẽ vô
hiệu hóa sau khi kết thúc thời hạn. Một số phần mềm được cung cấp như :
• Quản lí tài nguyên khách hàng
• Hội thảo truyền hình
• Quản lí dịch vụ IT

• Kế toán
• Quản lí nội dung web
Hình 1.1 : Software as a Service
Một số lợi ích :
• Quen thuộc với World Wide Web : hầu hết những người làm việc đều có máy
tính và biết cách sử dụng trên World Wide Web. Như vậy, đường cong làm việc
cho việc sử dụng các ứng dụng bên ngoài có thể nhỏ hơn nhiều.
• Đội ngũ nhân viên ít hơn
• Tùy biến : những ứng dụng cũ hơn khó khăn với việc tùy biến và yêu cầu hoàn
thiện code. Ứng dụng SaaS dễ dàng hơn với việc tùy biến và có thể cung cấp
chính xác những gì tổ chức muốn.
9
• Tiếp thị tốt hơn : Người nhà cung cấp phát triển ứng dụng cho một thị trường rất
hẹp rất có thể gặp phải vấn về tiếp thị cho ứng dụng đó. Tuy nhiên, với SaaS,
toàn bộ thế giới được mở cửa cho nhà cung cấp.
• Web đáng tin cậy
• An ninh : Secure Sockets Layer(SSL) được sử dụng rộng rãi và đáng tin cậy,
điều này cho phép khách hàng đưa ra ứng dụng của mình một cách an toàn.
• Băng thông rộng hơn : Băng thông được mở rộng trong những tháng gần đây và
chất lượng dịch vụ cung cấp cải tiến. Điều này cho phép các tổ chức tin rằng họ
có thể truy cập vào ứng dụng của họ với độ trễ thấp và tốc độ cao.
1.4.2 Nền tảng như một dịch vụ(Platform as a serivce - PaaS)
Tiếp bước SaaS, PaaS là một mô hình chuyển giao ứng dụng khác. PaaS cung cấp
tất các tài nguyên được yêu cầu và dịch vụ một cách đầy đủ từ Internet, mà không
phải tải xuống và cài đặt phần mềm.
Các đặc điểm :
• Dịch vụ PaaS bao gồm các dịch vụ thiết kế, phát triển, kiểm tra, tạo trang web,
và quản lý ứng dụng.Web dựa trên giao diện người dùng và thường dựa trên
HTML và JavaScript.
• Tích hợp ứng dụng web và cơ sở dữ liệu.

• Hỗ trợ cho Simple Object Access Protocol (SOAP) và các giao diện khác
cho phép các dịch vụ PaaS tạo liên kết với dịch vụ web.
• Hỗ trợ các kiến trúc để giúp loại bỏ những gì ảnh hưởng đến quá trình phát triển
ứng dụng bởi nhiều người sử dụng đồng thời. PaaS thường bao gồm các dịch vụ
quản lý đồng thời, khả năng mở rộng, tránh lỗi đồng thời và bảo mật.
1.4.3 Cơ sở hạ tầng như dịch vụ (Infastructure as a Service)
Các đối tượng khách hàng thay vì phải mua các máy chủ, phần mềm, giá đỡ, và
phải trả tiền cho khu vực đặt máy chủ tại các trung tâm dữ liệu, thì họ có thể thuê
của các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây và có thể chạy những thứ họ
muốn. HaaS cho phép ta thuê các tài nguyên như :
• Không gian máy chủ
• Thiết bị mạng
• Bộ nhớ
• CPU
10
• Không gian lưu trữ
1.5 Các kiểu điện toán đám mây
- Private Cloud : Các đám mây riêng là các dịch vụ đám mây được cung cấp trong
doanh nghiệp. Những đám mây này được doanh nghiệp quản lý.
- Public Cloud: Các đám mây công cộng là các dịch vụ đám mây được một bên thứ
ba (người bán) cung cấp. Chúng được lưu trữ đầy đủ và được nhà cung cấp bởi đám
mây quản lý.
- Community Cloud: đề cập đến sự thiết lập cơ sở hạ tầng điện toán đám mây của
một tập đoàn của một vài tổ chức có những yêu cầu chung cho cơ sở hạ tầng điện
toán đám mây. Theo đó họ có thể chấp nhận việc thực thi một cơ sở hạ tầng chung
để đạt được hiệu quả và độ tin cậy cao.
- Virtual Private Cloud: là một cơ sở hạ tầng chạy ở trên public cloud mà có
những thiết lập về bảo mật và mạng được tùy chỉnh lại để dùng cho một tổ chức đặc
biệt. Đám mây virtual private là một giải pháp cho các tổ chức muốn sử dụng điện
toán đám mây mà không phát sinh chi phí cho việc xây dựng và quản lý private

cloud và để tránh các rủi ro về sự riêng tư của dữ liệu và bảo mật.
- Hybrid Cloud : Các đám mây lai là một sự kết hợp của các đám mây công cộng
và riêng. Những đám mây này thường do doanh nghiệp tạo ra và các trách nhiệm
quản lý sẽ được phân chia giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp đám mây công cộng.
Đám mây lai sử dụng các dịch vụ có trong cả không gian công cộng và riêng.
Hình 1.2. Minh họa các kiểu đám mây
11
1.6 Các ứng dụng chính
Chúng ta có các ứng dụng chạy trên laptop, máy chủ, điện thoại và các thiết bị
tương tự như thế. Điện toán đám mây hoặc là có thể chứa những ứng dụng đó hoặc
là mang ứng dụng đó đến cho ta. Với việc mang ứng dụng và cách thao tác, cách
nhìn và chia sẽ dữ liệu đến cho ta, thì sự khác nhau giữa các ứng dụng chính là cách
mà ta tương tác với các ứng dụng đó. Và việc này ảnh hưởng đến hai vấn đề chính
đó là lưu trữ và cơ sơ dữ liệu trên đám mây.
Lưu trữ
Gần tương tự HaaS, một trong nhiều ứng dụng của điện toán đám mây chỉ đơn giản
là lưu trữ. Nếu bạn thuê không gian lữu trữ từ một nhà cung cấp, có nghĩa là bạn
không phải chịu trách nhiệm về mua thiết bị, chi phí vận hạnh, chi phí làm mát.Tuy
nhiên, cũng có nhiều lựa chọn khác nhau khi đi xuống để lưu trữ đám mây.
Cơ sở dữ liệu : là những kho chứa thông tin với các đường liên kết và giúp cho việc
tìm kiếm dữ liệu. Các ưu điểm của cơ sở dữ liệu bao gồm :
• Tăng cường tính sẵn sàng : Nếu xảy ra lỗi trên một hệ thông cơ sở dữ liệu, nó
chỉ xảy ra trên một mảnh thông tin, không phải toàn bộ cơ sở dữ liệu.
• Tăng cường hiệu suất : Dữ liệu được đặt gần với site với như cầu lớn nhất và các
hệ thống cơ sở dữ liệu có tính song song, cho phép tải dữ liệu cân bằng giữa các
máy chủ.
• Giá cả : ít tốn kém cho việc tạo ra một mạng liên kết các máy tính mà có sức
mạnh nhỏ hơn một máy lớn.
• Mềm dẻo : Hệ thống có thể thay đổi hoặc và sửa đổi mà không gây hại đến toàn
bộ cơ sở dữ liệu.

Nhưng cũng có một số nhược điểm, bao gồm
• Phức tạp : Những người quản trị kho cở sở dữ liệu phải làm thêm nhiều việc để
bảo trị hệ thống.
• Chi phí lao động : do cần nhiều người làm việc hơn, do tính chất phức tạp.
• An ninh :
• Tính toàn vẹn : sẽ trở nên khó khăn trong việc duy trì tính toàn vẹn cơ sở dữ liệu
nếu nó phức tạp và thay đổi nhanh.
12
• Những tiêu chuẩn : hiện nay không có một chuẩn nào để chuyển đổi từ dữ liệu
tập trung tới giải pháp đám mây
Đồng bộ hóa : Ví dụ như : Microsoft’s Live hoặc Apple’s MobileMe
Cho phép nội dung được nạp trên nhiều thiết bị. Giả sử, ta có một bảng tính trên
máy tính của mình thì sau khi tải nó lên dịch vụ lưu trữ, các file đó sẽ được tải
xuống các thiết bị PDA của mình.
Những dịch vụ cơ sở dữ liệu
Xu hướng này đang trở nên thông dụng và phổ biến trong điện toán đám mây, và
dần trở thành như một dịch vụ (Database as a Services - DaaS) được các nhà cung
cấp đám mây cung cấp cho khách hàng nhằm tránh sự phức tạp và chi phí vận hành
cho cơ sở dữ liệu của bạn.
DaaS có những lợi ích sau :
• Dễ sử dụng : Ta không phải lo lắng về những hệ thống cung cấp và sự dư thừa
hệ thống của máy chủ. Không phải lo lắng về mua, cài đặt, bảo trì phần cứng
cho cơ sở dữ liệu.
• Mạnh hơn : dù cơ sở dữ liệu không lưu trữ tại tổ chức của mình, nhưng không
có nghĩa là nó thiếu chức năng và không hiệu quả. Phụ thuộc vào nhà cung cấp,
bạn có thể nhận được dữ liệu tùy chỉnh để đảm bảo thông tin chính xác.
• Tích hợp : cơ sở dữ liệu có thể được tích hợp với các dịch vụ khác của bạn và sẽ
cho nhiều giá trị và sức mạnh hơn.
• Quản lí : bởi vì những cơ sở dữ liệu lớn phải được tối ưu hóa nên phải mất
những nguồn tài nguyên lớn cho việc này. Với DaaS, việc quản lí này có thể

được cung cấp như một phần của dịch vụ và tốn ít chi phí.
13
Ví dụ một số nhà cung cấp lớn như : MS SQL, Oracle.
1.7 Lợi ích của việc sử dụng đám mây trong doanh nghiệp
Điện toán đám mây cung cấp một số lợi ích mà tổ chức của bạn có thể nhận ra. Có
một lý do "lớn" nhất trong thế giới của máy tính. Nó giúp của bạn tổ chức trên một
số cấp. Trong phần này,chúng ta hãy nói một chút về lý do tại sao một di chuyển
đến đám mây sẽ giúp tổ chức của bạn.
1.7.1 Lợi ích họat động
Có những lợi ích cho cách bạn hoạt động. Bạn có thể thay đổi quy trình kinh doanh
(để tốt hơn) bằng cách di chuyển một số ứng dụng và lưu trữ đám mây. Sau đây là
một số lợi ích:
• Giảm chi phí Kể từ khi công nghệ được thanh toán từng bước, tổ chức của bạn
tiết kiệm tiền trong thời gian điều hành dài.
• Tăng lưu trữ Bạn có thể lưu trữ nhiều dữ liệu trên đám mây hơn là trên một
mạng riêng. Ngoài ra, nếu bạn cần nhiều hơn nó có thể được lưu trữ thêm.
• Tự động hóa nhân viên của bạn không còn cần phải lo lắng rằng một ứng dụng
cập nhật-đó là công việc của nhà cung cấp. Và họ biết rằng họ phải giữ nó cập
nhật nếu không họ sẽ bắt đầu mất khách hàng.
• Tính linh hoạt Bạn phải linh hoạt hơn với một giải pháp điện toán đám mây.
Ứng dụng có thể thử nghiệm và triển khai một cách dễ dàng, và nếu nó chỉ ra
rằng một ứng dụng nhất định là không nhận được công việc thực hiện, bạn có
thể chuyển đổi khác.
• Di động tốt hơn Người dùng có thể truy cập vào các đám mây từ bất cứ nơi
nào với Internet kết nối. Đây là lý tưởng cho các người đường bộ hoặc từ xa
hoặc một người nào đócó nhu cầu để truy cập vào hệ thống sau nhiều giờ.
• Sử dụng nhân lực CNTT tốt hơn Nhân viên CNTT nhân viên không còn phải
lo lắng về bản cập nhật máy chủ và các vấn đề máy tính khác. Họ có thể tập
trung vào nhiệm vụ, chứ không phải là duy trì đội ngũ nhân viên.
14

1.7.2 Lợi ích kinh tế
Trong trường hợp cao su thực sự đáp ứng đường là khi bạn xem xét các lợi ích kinh
tế của cái gì đó. Và với điện toán đám mây, chi phí là một yếu tố rất lớn. Nhưng nó
không phải là chỉ trong các thiết bị tiết kiệm; nó được thực hiện trong toàn bộ tổ
chức. Đây là một số lợi ích để xem xét:
• People Chúng tôi ghét phải đề nghị rằng bất cứ ai bị mất việc của họ, nhưng
trung thực để nói sự thật (chúng tôi xin lỗi) bằng cách di chuyển đến đám mây, bạn
sẽ dựa vào các nhân viên ít hơn. có ít nhân viên hơn, bạn có thể nhìn vào nhóm của
bạn và quyết định nếu như vậy và như vậy một người là cần thiết. Người đó mang
lại một cái gì đó đến tổ chức? Là năng lực cốt lõi của họ , một cái gì đó bạn vẫn
cần? Nếu không, điều này cung cấp cho bạn một cơ hội để tìm thấy những người tốt
nhất để duy trì nhân viên.
• Phần cứng Với sự ngoại lệ của các doanh nghiệp rất lớn hoặc các chính
phủ, chính các nhà cung cấp đám mây có thể mua phần cứng, thiết bị mạng, băng
thông, và do đó ra, rẻ hơn nhiều so với một doanh nghiệp "thường xuyên". Điều đó
có nghĩa là nếu bạn cần nhiều hơn lưu trữ, nó chỉ là một vấn đề của upping chi phí
thuê bao với nhà cung cấp của bạn, thay vì mua thiết bị mới. Nếu bạn cần nhiều hơn
tính toán chu kỳ,không cần phải mua nhiều máy chủ, thay vì bạn chỉ cần mua từ nhà
cung cấp dịch vụ đám mây của bạn.
• Trả tiền khi bạn đi Hãy suy nghĩ của điện toán đám mây như cho thuê một
chiếc xe. Thay vì mua xe hoàn toàn, bạn phải trả một số tiền nhỏ hơn mỗi tháng. Đó
là cùng với đám mây máy tính, bạn chỉ phải trả cho những gì bạn sử dụng. Tuy
nhiên, cũng giống như cho thuê xe, vào cuối cho thuê, bạn không sở hữu xe. Điều
đó có thể là một điều tốt, chiếc xe có thể là một mảnh rác, và trong trường hợp của
một máy chủ mua, nó là chắc chắn sẽ trở nên lỗi thời.
• Thời gian tiến tới thị trường Một trong những lợi ích lớn nhất của đám
mây là khả năng để có được ứng dụng và chạy trong một khoảng thời gian ngắn bạn
sẽ cần trong một kịch bản thông thường. Chúng ta hãy xem xét kỹ hơn và xem làm
thế nào nhận được một ứng dụng trực tuyến nhanh hơn tiết kiệm tiền của bạn.
Trước khi đám mây, tung ra một khởi động có nghĩa là bằng cách sử dụng hoặc là

15
không đủ mạnhhoặc không linh hoạt của máy chủ hoặc tự chủ một đắt đỏ. Trước
đây là một lựa chọn tồi, bởi vì nó là không linh hoạt. Sau này chi phí rất nhiều tiền:
Bạn phải tìm một máy chủ, cấu hình máy, tàu máy, và quản lý máy tính. Với một
đám mây, bạn có thể quay lên một thể hiện mới trong vài giây
1.7.3 Lợi ích Nhân sự
Có một số lợi ích con người trong tổ chức của bạn sẽ nhận ra khi bạn thay đổi một
số ứng dụng đám mây. Đối với hầu hết các phần cuộc sống của họ được dễ dàng
hơn một cách dễ dàng và đám mây điện toán tiện lợi cung cấp. Không chỉ làm lợi
ích nhân công của bạn, nhưng có cũng có lợi ích cho nhà cung cấp đám mây.
Người tiêu dùng được hưởng lợi từ điện toán đám mây trong một số cách khác
nhau, ví dụ:
• Không có phần mềm cài đặt hoặc bảo dưỡng Điều đó có nghĩa là không
hơn 1.000 trang quy hoạch và hướng dẫn thực hiện.
•Thời gian triển khai ngắn hơn chỉ mất một vài phút để quay một máy
chủ mới,chứ không phải là những tháng bình thường thực hiện kế hoạch, chuẩn bị,
thử nghiệm, và triển khai.
• Trên toàn thế giới sẵn có Bằng cách sử dụng một đám mây, người sử
dụng của bạn có thể truy cập dữ liệu và các ứng dụng từ bất cứ nơi nào họ có truy
cập Internet.
• Tuân thủ Hiệp định Mức độ Dịch vụ (SLA) Nếu bạn có một SLA, sau
đó bạn đảm bảo rằng mức độ dịch vụ. Và nếu bạn thông báo các lỗi, các nhà cung
cấp sẽ sửa chữa họ, nhưng bạn không phải gặp rắc rối với các bản vá chính mình-
it'll có thể được thực hiện trong một cách minh bạch cho bạn.
• Nâng cấp nhà cung cấp muốn giữ cho bạn hạnh phúc, vì vậy nó trong lợi
ích tốt nhất của họ đảm bảo ứng dụng được liên tục được cải thiện. Với SaaS này có
thể được trong chiêu bài thay đổi nhỏ mà bạn không nhìn thấy mà thêm theo thời
16
gian, chứ không phải là nhận được một bản vá khổng lồ chi phí thời gian và tiền bạc
để thực hiện.

• Làm cho cuộc sống dễ dàng hơn vào nhân viên CNTT SaaS giảm tải
rất nhiều các nhiệm vụ bảo trì vào nhà cung cấp dịch vụ đám mây của bạn để nhân
viên IT của bạn có thể tập trung vào việc cải thiện ngày ngày hoạt động kỹ thuật của
công ty bạn, chứ không phải là được gọi là để sửa chữa một số đoạn của phần mềm
đó không phải là chơi tốt với những người khác trên mạng.
• Nhiều tiền hơn tổ chức của bạn tiết kiệm tiền bằng cách sử dụng một nhà
cung cấp đám mây, cả hai chi phí hoạt động và ngân sách CNTT. Đây là tiền có thể
được thêm vào của bạn dòng dưới cùng hoặc phân phối lại cho các phòng ban khác
để tăng năng suất.
17
CHƯƠNG 2 –
TRIỂN KHAI WEBSITE TRÊN GOOGLE APP ENGINE
2.1 Tổng quan về Google App Engine
“Google App Engine” (GAE) là một nền tảng hosting bao gồm web server, cơ sở dữ
liệu BigTable and kho lưu trữ file GFS. GAE cho phép bạn viết ứng dụng web dựa
trên cơ sở hạ tầng của Google. Nghĩa là không cần quan tâm là trang web được lưu
trữ như thế nào (kể cả database đi kèm), mà chỉ cần quan tâm đến việc phát triển
ứng dụng theo các API do Google cung cấp.
Với App Engine, ta chỉ cần tải lên các ứng dụng, và nó sẵn sàng để phục vụ người
dùng. ta có thể sử dụng tên miền riêng của mình (chẳng hạn như
) thông qua google apps. Hoặc có thể dùng sub-domain
miễn phí của appspot.com.
GAE cho phép được host miễn phí với dung lượng 500 MB lưu trữ và cho phép 10
GB băng thông lưu chuyển mỗi ngày hay tương đương 5 triệu pageview hàng
tháng, vượt qua mức này bạn sẽ phải trả phí. Dùng GAE, chúng ta khỏi phải thiết
kế database, viết SQL để truy vấn data, map data vô object. Chúng ta chỉ cần design
các class và GAE tự động lo phần làm việc với database.
Tóm lại, giờ đây ta chỉ cần phải nghĩ ra và viết những ứng dụng tuyệt vời nhất rồi
kêu gọi cả thế giới vào dùng. Tuy nhiên, mặt trái của việc xây dựng ứng dụng trên
GAE là bạn sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào các công nghệ của Google và rất khó có thể

tách ra thành một ứng dụng độc lập. Yahoo hay Microsoft sẽ chẳng bao giờ mua
một ứng dụng xây dựng trên nền tảng của đối thủ. Còn các nhà đầu tư cũng rất e
ngại khi tài sản của công ty bạn đặt hết vào tay người khác, dù cho đó là Google.
Hiện AppEngine hỗ trợ 2 loại ngôn ngữ là: Python và Java. Một số ngôn ngữ khác
như PHP cũng có thể chạy được nếu cài cùng với bộ chuyển từ PHP sang Java.
18
2.2 Đăng kí tài khoản Google App Engine:
Bước 1:Để triển khai các ứng dụng với các đám mây của Google, ta cần một tài
khoản AppEngine. Làm được một tài khoản ta cần một tài khoản email của Google.
Open và đăng nhập với thông tin tài khoản gmail của
bạn
19
Bước 2: Chọn nút Create Application

Bước 3:
Cần phải xác minh tài khoản thông qua một số điện thoại hợp lệ. Sau khi cung cấp
số điện thoại, Google sẽ nhắn một mã xác minh qua SMS.
20
Bước 4: Nhập mã xác nhận của google
Bước 5:
Tiến hành tạo một ứng dụng.Chúng ta được phép tạo được 10 ứng dụng cho một tài
khoản gmail.
21
Đây là giao diện chính của ứng dụng chúng ta tạo ra.
Đây là trang quản lý ứng dụng
22
23
2.3. Quá trình tạo project chia sẽ ảnh Photofeed
Ứng dụng mẫu Photofeed minh họa việc sử dụng các sản phẩm chạy trên nền
Google Cloud đây là một ứng dụng chia sẽ hình ảnh. ứng dụng Photofeed chạy trên

App Engine và dữ liệu hình ảnh và các lời bình luận có thể được lưu trữ trên App
Engine non SQL Datastore hoặc Google Cloud SQL tùy theo yêu cầu của người
phát triển ứng dụng .
Hơn thế nữa là chỉ ra cách sử dụng các sản phẩm Google Cloud để hỗ trợ giải pháp
chia sẽ phương tiện truyền thông, ứng dụng mẫu Photofeed cung cấp nhiều kỹ thuật
và nhiều sự hiểu biết hữu ích bởi vì ứng dụng này thực thi cùng một chức năng lưu
trữ bằng việc sử dụng hai sản phẩm lưu trữ khác nhau(App Engine non SQL
datastore và Google Cloud SQL
2.3.1 Ứng dụng này làm gì.
Người dùng login bằng một tài khoản Google hợp lệ. Sau khi login thành công,
người dùng thấy các hình ảnh và các lời bình luận đã được chia sẽ bởi những người
dùng khác. Các hình ảnh và các lời bình luận này được hiển thị theo thứ tự đăng.
Một người dùng truy cập vào trang chính của ứng dụng(photofeed.jsp) qua trình
duyệt. Sau đó ứng dụng sẽ yêu cầu đăngnhập để xem hoặc upload hình lên hoặc
bình luận hình đã tải lên.
24
Người dùng đăng hình phải cung cấp lời bình luận sau khi chọn tập tin để tải lên
như là một tiêu đề cho tấm hình. Những lời bình luận xuất hiện bên dưới hình và
dưới các bình luận khác.
25
2.3.2 Kiến trúc tổng quan
Đường nét đứt đến Google Cloud SQL chỉ ra sự lựa chọn. Các tập tin nhị phân hình
ảnh được lưu trữ trên Google Cloud Storage(GCS). Những hình ảnh được tải lên
trực tiếp từ trình duyệt tới GCS. Tất cả những dữ liệu khác như là siêu dữ liệu hình
ảnh và các lời bình luận thì được lưu trữ trong App Engine Datastore hoặc Google
Cloud SQL tùy theo lựa chọn của chúng ta.
2.3.3 Các thành phần kiến trúc của ứng dụng mẫu:
Các thành chính của kiến trúc được mô tả trong bảng sau:
- Các ứng dụng web trong App Engine
- App Engine Datastore

- Google Cloud SQL
- Google Cloud Storage

×