Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Đăng ký, kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế xuất nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.72 KB, 34 trang )

Bài thảo luận tài chính doanh nghiệp thương mại
A. MỞ ĐẦU
Thuế là việc Nhà nước dùng quyền lực của mình để tập trung một phần nguồn tài
chính quốc gia hình thành quỹ Ngân sách nhà nước nhằm điều tiết các hoạt động kinh tế -
xã hội. Theo hình thức thu sẽ gồm hai loại là thuế trực thu và thuế gián thu.Trong đó, t huế
gián thu là thuế mà người chịu thuế và người nộp thuế không cùng là một, người nộp thuế
có thể chuyển dịch số thuế phải nộp sang cho người mua hàng hóa và dịch vụ bằng cách
cộng số thuế vào giá bán hàng hóa và dịch vụ. Do đó, người chịu thuế là người tiêu dùng
hàng hóa và dịch vụ.
So với thuế trực thu thì thuế gián thu dễ thu hơn vì tránh được quan hệ giữa người
chịu thuế với cơ quan thuế đồng thời dễ điều chỉnh tăng hơn thuế trực thu vì người chịu thuế
không cảm nhận đầy đủ gánh nặng của các loại thuế này. Tuy nhiên thuế gián thu mang tính
luỹ thoái vì đánh như nhau trên cùng một loại hàng hóa và dịch vụ nên người giàu và người
nghèo nếu tiêu dùng cùng một hàng hóa và dịch vụ như nhau thì chịu thuế như nhau. Do đó
người giàu sẽ chịu thuế thấp hơn người nghèo, người có thu nhập càng cao thì tỷ lệ nộp thuế
càng thấp.
Thuế xuất nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt là 2 loại thuế gián thu đóng góp
một phần không nhỏ trong việc thực hiện chức năng hướng dẫn sản xuất và điều tiết tiêu
dùng xã hội của Nhà nước. Qua 2 loại thuế này, Nhà nước hạn chế việc nhập khẩu các hàng
hóa có ảnh hưởng tới đời sống, môi trường, đạo đức xã hội và hạn chế sản xuất, kinh
doanh, lưu thông, tiêu dùng một số hàng hóa, dịch vụ mang tính chất xa xỉ cũng như
khuyến khích việc xuất khẩu và tiêu dùng các hàng hóa thiết yếu cho xã hội. Tuy nhiên quá
trình và thủ tục Đăng ký, kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế xuất nhập khẩu, tiêu thụ đặc
biệt không phải doanh nghiệp nào cũng nắm rõ để từ đó có thể thực hiện việc nộp nộp thuế
tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu dược đúng, đủ. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Đăng
ký, kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế xuất nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt” có ý nghĩa
quan trọng trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của các Doanh nghiệp.
Nhóm 2 – Lớp 1102EFIN1111 1
Bài thảo luận tài chính doanh nghiệp thương mại
B. NỘI DUNG CHÍNH
I. Thuế xuất nhập khẩu.


I.1. Khái niệm.
Thuế xuất, nhập khẩu là loại thuế gián thu đánh vào các hàng hóa xuất, nhập khẩu
qua biên giới cửa khẩu Việt Nam kể cả hàng từ thị trường Việt Nam vào phi thuế quan và
từ khu phi thuế quan ra thị trường Việt Nam theo quy định.
 Mục đích:
- Quản lý hoạt động xuất, nhập khẩu.
- Góp phần mở rộng kinh tế đối ngoại.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động xuất, nhập khẩu.
- Góp phần phát triển và bảo vệ sản xuất, hướng dẫn tiêu dùng trong nước.
- Huy động nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước.
- Góp phần bảo hộ ngành công nghiệp nội địa.
I.2. Đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế xuất nhập khẩu.
a) Đối tượng chịu thuế.
Hàng hóa trong các trường hợp sau đây là đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu.
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam bao gồm: hàng
hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu đường bộ, đường sông, cảng biển, cảng hàng
không, đường sắt liên vận quốc tế, bưu điện quốc tế và địa điểm làm thủ tục hải quan khác
được thành lập theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Hàng hóa được đưa từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và từ khu phi
thuế quan vào thị trường trong nước.
- Hàng hóa mua bán, trao đổi khác được coi là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
b) Đối tượng không chịu thuế Xuất Nhập Khẩu.
Hàng hóa trong các trường hợp sau đây là đối tượng không chịu thuế xuất khẩu, thuế
nhập khẩu:
- Hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc chuyển khẩu qua cửa khẩu Việt Nam theo
quy định của pháp luật.
- Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại của các Chính phủ,
các tổ chức thuộc Liên hợp quốc, các tổ chức liên Chính phủ, các tổ chức quốc tế, các tổ
chức phi Chính phủ nước ngoài (NGO), các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân người nước ngoài

cho Việt Nam và ngược lại, nhằm phát triển kinh tế - xã hội, hoặc các mục đích nhân đạo
khác được thực hiện thông qua các văn kiện chính thức giữa hai bên, được cấp có thẩm
quyền phê duyệt; các khoản trợ giúp nhân đạo, cứu trợ khẩn cấp nhằm khắc phục hậu quả
chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh.
Nhóm 2 – Lớp 1102EFIN1111 2
Bài thảo luận tài chính doanh nghiệp thương mại
- Hàng hóa từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ
nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa đưa từ
khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác.
- Hàng hóa là phần dầu khí thuộc thuế tài nguyên của Nhà nước khi xuất khẩu.
1.3. Căn cứ tinh thuế và biểu thuế XNK.
1.3.1. Căn cứ, phương pháp tính thuế và giá tính thuế.
a) Đối với mặt hàng áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm (%), căn cứ tính thuế là:
- Số lượng từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong Tờ khai hải quan;
- Giá tính thuế từng mặt hàng;
- Thuế suất từng mặt hàng.
b) Đối với mặt hàng áp dụng thuế tuyệt đối, căn cứ tính thuế là:
- Số lượng từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong Tờ khai hải quan;
- Mức thuế tuyệt đối tính trên một đơn vị hàng hóa.
c) Đối với mặt hàng có sự thay đổi mục đích đã được miễn thuế, xét miễn thuế, căn cứ
tính thuế là: số lượng, giá tính thuế và thuế suất tại thời điểm có sự thay đổi mục đích của
mặt hàng đã được miễn thuế, xét miễn thuế.
* Phương pháp tính giá.
- Hàng hoá áp dụng thuế suất tỷ lệ phần trăm
Số thuế xuất
nhập khẩu
phải nộp
=
Số lượng đơn vị
từng mặt hàng

thực tế xuất nhập
khẩu ghi trong tờ
khai hải quan
x
Trị giá tính
thuế tính
trên một
đơn vị hàng
hoá
x
Thuế suất thuế xuất
nhập khẩu từng mặt
hàng ghi trong biểu
thuế
-Hàng hoá áp dụng thuế suất tuyệt đối (Thuế đơn vị)
Số thuế xuất,
nhập khẩu
phải nộp
=
Số lượng đơn vị từng mặt
hàng thực tế xuất, nhập khẩu
ghi trong tờ khai hải quan
x
Mức thuế tuyệt đối
quy định trên một
đơn vị hàng hoá

d) Trị giá tính thuế.
* Trị giá tính thuế đối với hàng xuất khẩu là giá bán tại cửa khẩu xuất: giá FOB và
giá DAF không bao gồm phí vận tải ngoài nước và bảo hiểm quốc tế.

* Trị giá tính thuế đối với hàng nhập khẩu là giá thực tế phải trả đến cửa khẩu nhập
đầu tiên (là cảng đích ghi trên vận tải đơn, đối với vận chuyển bằng đường bộ, đường sông
hoặc đường sắt thì cửa nhập khẩu đầu tiên là cảng đích ghi trên hợp đồng) và được xác định
bằng cách áp dụng một trong các phương pháp sau:
Nhóm 2 – Lớp 1102EFIN1111 3
Bài thảo luận tài chính doanh nghiệp thương mại
Phương pháp 1: Xác định trị giá tính thuế theo trị giá giao dịch:
- Trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu trước hết phải được xác định theo
phương pháp trị giá giao dịch.
- Trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu được xác định như sau:
Trị giá
tính thuế
=
Trị giá
giao dịch
+
Các khoản điều
chỉnh tăng
-
Các khoản điều
chỉnh giảm
Trong đó:
* Trị giá giao dịch: là tổng số tiền mà người mua đã thực sự trả hay sẽ phải trả trực
tiếp hoặc gián tiếp cho người bán để mua hàng hoá nhập khẩu bao gồm:
- Giá mua trên hoá đơn: Trường hợp giá mua ghi trên hoá đơn có bao gồm các khoản
giảm giá cho lô hàng nhập khẩu thì các khoản này được trừ ra để xác định trị giá tính thuế,
với điều kiện các khoản giảm giá được lập thành văn bản trước khi xếp hàng lên phương
tiện vận tải và có số liệu, chứng từ hợp pháp, hợp lệ để tách khoản giảm giá này ra khỏi giá
hoá đơn và các chứng từ phải nộp cùng với tờ khai hải quan.
Các khoản giảm giá bao gồm:

+ Giảm giá theo cấp độ thương mại của giao dịch mua bán hàng hoá
+ Giảm giá theo số lượng hàng hoá mua bán
+ Giảm giá theo hình thức và thời hạn thanh toán
+ Các loại giảm giá khác phù hợp với tập quán và thông lệ thương mại quốc tế.
- Các khoản tiền người mua phải trả nhưng chưa tính vào giá mua ghi trên hoá đơn.
* Các khoản điều chỉnh tăng:
- Tiền hoa hồng và phí môi giới, trừ hoa hồng mua hàng.
- Chi phí bao bì được coi đồng nhất với hàng hoá nhập khẩu, bao gồm giá mua bao
bì, các khoản chi phí liên quan khác đến việc mua bán và vận tải bao bì đến nơi đóng gói
và bảo quản hàng hoá.
- Chi phí về đóng gói hàng hoá: vật liệu đóng gói, nhân công đóng gói.
- Trị giá hàng hoá dịch vụ người mua cung cấp miễn phí hoặc giảm giá được chuyển
trực tiếp hoặc gián tiếp cho người sản xuất và bán hàng xuất khẩu đến Việt Nam: Nguyên
liệu tiêu hao, công cụ dụng cụ, khuôn đúc, khuôn mẫu, bản vẽ thiết kế…
- Tiền bản quyền, phí giấy phép.
- Các khoản tiền mà người nhập khẩu phải trả từ số tiền thu được sau khi định đoạt,
sử dụng hàng hoá nhập khẩu được chuyển cho người bán dưới mọi hình thức.
- Chi phí vận chuyển và mọi chi phí khác có liên quan trực tiếp đến vận chuyển hàng
hoá nhập khẩu đến địa điểm nhập khẩu: chi phí bốc dỡ, chi phí vận chuyển, phụ phí tàu
già, chi phí thuê các loại container…
- Chi phí bảo hiểm hàng hoá đến địa điểm nhập khẩu: trường hợp người nhập khẩu
không mua bảo hiểm cho hàng hoá thì không phải cộng thêm chi phí này vào trị giá tính
Nhóm 2 – Lớp 1102EFIN1111 4
Bài thảo luận tài chính doanh nghiệp thương mại
thuế.
* Các khoản được trừ:
- Chi phí cho những hoạt động phát sinh sau khi nhập khẩu hàng hoá: chi phí về xây
dựng, kiến trúc, lắp đặt, bảo dưỡng hoặc trợ giúp kỹ thuật, tư vấn kỹ thuật…
- Chi phí vận chuyển, bảo hiểm nội địa Việt Nam
- Các khoản thuế, phí và lệ phí phải nộp ở Việt Nam đã nằm trong giá mua hàng hoá

nhập khẩu.
- Tiền lãi phải trả liên quan đến việc trả tiền mua hàng hoá nhập khẩu với điều kiện
lãi suất phải trả được thể hiện dưới dạng băn bản và phù hợp với lãi suất tín dụng thông
thường do các tổ chức tín dụng của nước xuất khẩu áp dụng tại thời điểm ký hợp đồng.
Phương pháp 2. Xác định trị giá tính thuế theo giá trị giao dịch của hàng hoá nhập
khẩu giống hệt.
Hàng hoá giống hệt là hàng hoá nhập khẩu giống nhau về mọi phương diện:
Đặc điểm vật chất như bề mặt sản phẩm, vật liệu cấu thành, phương pháp chế tạo.
Chức năng, mục đích sử dụng, tính chất cơ, lý, hoá, chất lượng sản phẩm, danh
tiếng của nhãn hiệu sản phẩm.
Được sản xuất ở cùng một nước, bởi một nhà sản xuất hoặc nhà sản xuất uỷ quyền.
Nội dung của phương pháp này giống như phương pháp xác định giá trị giao dịch
của hàng hoá nhập khẩu tương tự.
Phương pháp 3. Xác định trị giá tính thuế theo giá trị giao dịch của hàng hoá nhập
khẩu tương tự.
- Hàng hoá nhập khẩu tương tự là những hàng hoá mặc dù không giống nhau về mọi
phương diện nhưng có các đặc trưng cơ bản giống nhau.
- Nội dung: Trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu là trị giá giao dịch của hàng
hoá nhập khẩu tương tự với điều kiện hàng hoá nhập khẩu tương tự đã được hải quan chấp
nhận xác định giá tính thuế theo phương pháp trị giá giao dịch và có cùng các điều kiện
mua bán, điều kiện về thời gian xuất khẩu với hàng hoá nhập khẩu đang xác định trị giá
tính thuế.
- Điều kiện về thời gian xuât khẩu: lô hàng nhập khẩu tương tự phải được xuất khẩu
đến Việt Nam vào cùng ngày hoặc trong vòng 30 ngày trước và sau ngày xuất khẩu nhưng
không sau ngày đăng ký tờ khai hàng hoá nhập khẩu đang được xác định trị giá tính thuế.
- Điều kiện mua bán: lô hàng nhập khẩu tương tự phải có:
+ Cùng cấp độ thương mại và số lượng được điều chỉnh về cùng cấp độ
thương mại với lô hàng đang xác định trị giá tính thuế.
+ Cùng quãng đường và phương thức vận tải.
Phương pháp 4. Xác định trị giá tính thuế theo trị giá khấu trừ.

- Trị giá khấu trừ là trị giá được xác định từ đơn giá hàng hoá nhập khẩu trên trên thị
Nhóm 2 – Lớp 1102EFIN1111 5
Bài thảo luận tài chính doanh nghiệp thương mại
trường nội địa Việt Nam sau khi trừ đi các chi phí hợp lý và lợi nhuận thu được sau khi bán
hàng hoá nhập khẩu.
Phương pháp 5. Xác định trị giá tính thuế theo giá trị tính toán.
Trị giá tính toán gồm các khoản:
- Chi phí trực tiếp để sản xuất ra hàng hoá nhập khẩu
- Chi phí chung và lợi nhuận phát sinh trong hoạt động bán hàng hoá cùng phẩm cấp
hoặc chủng loại với hàng hoá nhập khẩu đang xác định trị giá, được sản xuất ở nước xuất
khẩu để bán hàng hoá đến Việt Nam.
- Các khoản chi phí vận chuyển, bảo hiểm và các chi phí có liên quan đến việc vận
chuyển hàng hoá nhập khẩu.
Việc xác định trị giá tính toán phải dựa trên số liệu của nhà sản xuất cung cấp, phù
hợp với nguyên tắc kế toán của nước sản xuất ra hàng hoá nhập khẩu.
Phương pháp 6. Xác định trị giá tính thuế theo phương pháp suy luận
Nếu không thể xác định được trị giá tính thuế lần lượt theo các phương pháp trên thì
trị giá tính thuế sẽ được thực hiện bằng phương pháp suy luận. Đó là căn cứ vào các tài
liệu, số liệu khách quan, có sẵn tại thời điểm xác định trị giá tính thuế và phù hợp với quy
định của pháp luật.
Tài liệu làm căn cứ xác định trị giá tính thuế do người khai hải quan cung cấp hoặc
thông tin có sẵn tại cơ quan hải quan. Khi xác định trị giá tính thuế theo phương pháp này,
người khai hải quan và cơ quan hải quan không được sử dụng các giá trị dưới đây để xác
định trị giá tính thuế:
- Giá bán trên thị trường nội địa của mặt hàng cùng loại được sản xuất tại Việt Nam.
- Giá bán hàng hoá ở thị trường nội địa nước xuất khẩu
- Giá bán hàng hoá để xuất khẩu đến nước khác
- Chi phí sản xuất hàng hoá trừ chi phí sản xuất hàng hoá được sử dụng trong
phương pháp tính toán.
- Giá tính thuế tối thiểu.

- Các loại giá áp đặt hoặc giả định.
- Sử dụng giá cao hơn trong hai giá trị thay thế làm giá trị tính thuế.
e) Tỷ giá tính giữa đồng Việt Nam với đồng tiền nước ngoài dùng để xác định giá tính
thuế là tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do ngân hàng nhà
nước Viện Nam công bố tại thời điểm tính thuế; Trường hợp thông tin chưa được cập nhập
đến cửa khẩu trong ngày thì tỷ giá tính thuế của ngày hôm đó được áp dụng theo tỷ giá
tính thuế của ngày liền kề trước đó .
Nhóm 2 – Lớp 1102EFIN1111 6
Bài thảo luận tài chính doanh nghiệp thương mại
Đối với các đồng ngoại tệ chưa được ngân hàng nhà nước việt nam công bố tỷ giá
giao dịch bình quân trên thì trường liên ngân hàng thì xác định theo tỷ giá tính chéo giữa
đồng Việt Nam với tỷ giá đồng đô la Mỹ (USD).
1.3.2. Thuế suất.
a) Thuế suất đối với hàng hóa xuất khẩu được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại
biểu thuế Xuất Khẩu.
b) Thuế suất đối với hàng hóa nhập khẩu được quy định cụ thể cho từng mặt hàng ,
gồm thuế suất ưu đãi đặc biệt , thuế suất ưu đãi, thuế suất thông thường :
-Thuế suất ưu đãi áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm
nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt
nam. Thuế suất ưu đãi được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại biểu thuế nhập khẩu ưu
đãi :
- Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu và có xuất xứ từ
nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối hệ quốc trong quan hệ thương
mại với việt nam theo thể chế khu vực thương mại tự do, liên minh thuế quan hoặc để tạo
thuận lợi cho giao lưu thương mại biên giới và trường hợp ưu đãi đặc biệt khác ;
Điều kiện áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt :
-Phải có mặt hàng được quy định trong thỏa thuận đã ký giữa việt nam với nước ,
nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế và phải đáp ứng đủ các
điều kiện đã ghi trogn thỏa thuận;
-Phải là hàng hóa có xuất xứ tại nước , nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ mà việt nam

tham gia thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế .
c) Thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước ,
nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không thực hiện đối xử tối huệ quốc và không thực hiện ưu
đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu ở Việt Nam.
Thuế suất thông thường áp dụng thống nhất bằng 150% mức thuế suất ưu đãi của
từng mặt hàng tưng ứng quy định tại biểu thuế nhập khẩu ưu đãi.
1.4. Đăng ký, kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế XNK
1.4.1. Tính thuế
 Hàng hóa áp dụng thuế suất theo tỉ lệ phần trăm:
Nhóm 2 – Lớp 1102EFIN1111 7
Bài thảo luận tài chính doanh nghiệp thương mại
Số thuế
xuất khẩu
nhập khẩu
phải nộp
= Số lượng đơn vị từng
mặt hàng thực tế XK,
NKghi trong tờ khai
hải quan
x Trị giá tính thuế
trên một đơn vị
hàng hóa
x Thuế suất
từng mặt hàng
Ví dụ: Công ty XNK Hà Nội trong kỳ tính thuế có tình hình sau:
-Xuất khẩu 300 tấn quặng sắt, giá FOB theo hợp đồng là 200USD/tấn
-Nhập khẩu 100 chiếc xe máy theo hợp đồng, trị giá giao dịch là 100.000USD, phí
vận tải và phí bảo hiểm cho toàn bộ lô hàng là 10.000USD.
-Tất cả các hợp đồng ngoại thương đều thanh toán 100% qua ngân hàng.
-Thuế suất thuế xuất khẩu quặng sắt là 1%. Thuế suất thuế NK mặt hàng xe máy là

60%.
-Tỷ giá ngoại tệ tính thuế 1 USD = 16.000đồng
Số thuế XK, NK công ty phải nộp trong kỳ được như sau:
+ Thuế XK phải nộp = 300 x 200 x16.000 x 1% = 9.600.000 đồng.
+ Thuế NK phải nộp = (100 + 10)x16000x60% = 1.056.000.000 đồng

- Trường hợp số lượng hàng hóa XK, NK thực tế có chênh lệch so với hóa đơn
thương mại do tính chất của hàng hóa phù hợp với điều kiện giao hàng và điều kiện thanh
toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa thì số thuế XK, thuế NK phải nộp được xác định
trên cơ sở trị giá thực thanh toán cho hàng hóa XK, NK và thuế suất từng mặt hàng.
Ví dụ: Doanh nghiệp Bizviet nhập khẩu mặt hàng xăng, trong hóa đơn thương mại
có giá trị thực thanh toán cho lô hàng hóa nhập khẩu là 10.000lít xăng x 8000đ/ lít =
80.000.000 đồng. Tuy nhiên khi làm thủ tục hải quan thì số lượng hàng hóa thực tế NK là 9
500 lít xăng phù hợp với điều kiện giao hàng và điều kiện thanh toán trong hợp đồng mua
bán hàng hóa thì trong trường hợp này số thuế NK phải nộp được xác định trên cơ sở trị
giá thực thanh toán cho lô hàng hóa NK 80.000.000 đồng và thuế suất thuế NK của mặt
hàng xăng.
 Hàng hóa áp dụng thuế tuyệt đối:
Số thuế
xuất khẩu,
nhập khẩu
phải nộp
= Số lượng đơn vị
từng mặt hàng
thực tế XK, NK
ghi trong tờ khai
hải quan
x Mức thuế suất
tuyệt đối quy
định trên một

đơn vị hàng
hóa
Nhóm 2 – Lớp 1102EFIN1111 8
Bài thảo luận tài chính doanh nghiệp thương mại
Trong đó:
Số lượng hàng xuất khẩu nhập khẩu làm căn cứ tính thuế là số lượng mặt hàng thực
tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan thuộc danh mục hàng hóa áp dụng thuế
xuất tuyệt đối.
Ví dụ 1:
Theo quy định tại Thông tư số 116/2011/TT-BTC ngày 15-8-2011 của Bộ Tài chính
hướng dẫn thực hiện Quyết định số 36/2011/QĐ-TTg ngày 29- 6- 2011 của Thủ tướng
Chính phủ về việc ban hành mức thuế nhập khẩu xe ôtô chở người từ 15 chỗ ngồi trở
xuống đã qua sử dụng.
Theo đó, áp dụng mức thuế nhập khẩu tuyệt đối đối với các loại xe ôtô chở người từ
9 chỗ ngồi trở xuống (kể cả lái xe) đã qua sử dụng, có dung tích xi lanh dưới 1.500cc và xe
ôtô chở người từ 10 đến 15 chỗ ngồi (kể cả lái xe) đã qua sử dụng, mà không phân biệt:
Nhãn hiệu xe, hãng sản xuất, xuất xứ, kiểu xe, số cửa, số cầu, kiểu số, loại nhiên liệu sử
dụng, model năm, các ký hiệu model khác, năm sản suất, số km đã chạy. Cụ thể như sau:
Đối với xe ôtô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống (kể cả lái xe) có dung tích xi lanh
dưới 1.500cc:
Mô tả mặt hàng
Thuộc nhóm mã số
trong Biểu thuế
nhập khẩu ưu đãi
Đơn vị tính
Mức thuế
(USD)
- Dưới 1.000cc 8703 Chiếc 3.500,00
- Từ 1.000cc đến dưới 1.500cc 8703 Chiếc 8.000,00
Đối với xe ô tô từ 10 đến 15 chỗ ngồi (kể cả lái xe):

Mô tả mặt hàng
Thuộc nhóm mã số
trong Biểu thuế
nhập khẩu ưu đãi
Đơn vị tính
Mức thuế
(USD)
- Từ 2.000cc trở xuống 8702 Chiếc 9.500,00
- Trên 2.000cc đến 3.000cc 8702 Chiếc 13.000,00
- Trên 3.000cc 8702 Chiếc 17.000,00
Ví dụ 2: Công ty L nhập khẩu mộ lô hàng gồm 200 đơn vị sản phẩm (đây là hàng
hóa áp dụng thuế suất tuyệt đối), giá mua theo điều kiện CIF (cảng TP.HCM) quy ra đồng
Nhóm 2 – Lớp 1102EFIN1111 9
Bài thảo luận tài chính doanh nghiệp thương mại
Việt Nam là 120.000.000 đồng/ sản phẩm. thuế suất nhập khẩu theo mức tuyệ đối là
50.000.000 đồng/ sản phẩm.
Vậy số thuế nhập khẩu phải nộp là; 200 x 50.000.000= 10.000.000 đồng.
1.4.2. Thời điểm và thủ tục kê khai, nộp thuế XNK
1.4.2.1 . Đăng ký kê khai thuế
Đối tượng nộp thuế xuất nhập khẩu có trách nhiệm kê khai ngay trên tờ khai hải
quan.
Đối tượng nộp thuế được kê khai bổ sung trong các trường hợp:
-Trước thời điểm cơ quan hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa hoặc quyết định miễn
kiểm tra thực tế, người khai hải quan phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp có sai sót;
-Đối tượng nộp thuế tự phát hiện những sai sót ảnh hưởng đến số thuế phải nộp
trong thời hạn 60 ngày.
Nếu khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm tăng số tiền thuế phải nộp, đối tượng nộp thuế
tự xác định số tiền phạt nộp chậm theo qui định. Nếu đối tượng nộp thuế không tự xác định
hoặc xác định không đúng, cơ quan hải quan xác định số tiền nộp phạt chậm và thong báo
cho đối tượng nộp thuế để thực hiện.

Nếu khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm giảm số tiền phải nộp, đối tượng nộp thuế
được bù trừ số tiền thuế giảm sau khi đã thực hiện thanh toán tiền thuế, tiền phạt (nếu có).
-Nguyên tắc khai thuế, nộp thuế được thực hiện theo quy định tại Điều 4 Nghị định
số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật quản lý
thuế (sau đây viết tắt là Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007).
1. Người nộp thuế có trách nhiệm tính số tiền thuế phải nộp ngân sách nhà nước do
mình kê khai, trừ trường hợp cơ quan quản lý thuế ấn định thuế hoặc tính thuế theo quy
định tại các Điều 37, 38 và 39 của Luật Quản lý thuế.
2. Người nộp thuế phải khai chính xác, trung thực, đầy đủ các nội dung trong tờ khai
thuế và nộp đủ các chứng từ, tài liệu quy định trong hồ sơ khai thuế với cơ quan quản lý
thuế.
3. Trường hợp người nộp thuế tự tính thuế thì phải nộp đủ số tiền thuế đã tính và
khai với cơ quan quản lý thuế theo thời hạn nộp hồ sơ khai thuế quy định tại Điều 32, Điều
33 của Luật Quản lý thuế.
4. Trường hợp cơ quan quản lý thuế tính thuế hoặc ấn định thuế, thời hạn nộp thuế là
thời hạn ghi trên thông báo nộp thuế hoặc quyết định thu thuế của cơ quan quản lý thuế.
1.4.2.2 . Thời điểm tính thuế
Nhóm 2 – Lớp 1102EFIN1111 10
Bài thảo luận tài chính doanh nghiệp thương mại
Thời điểm tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là ngày đăng ký Tờ khai hải quan.
Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được tính theo thuế suất, trị giá tính thuế và tỷ giá tính
thuế tại thời điểm tính thuế. Trường hợp người nộp thuế khai báo điện tử thì thời điểm tính
thuế thực hiện theo quy định về thủ tục hải quan điện tử.
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đăng ký Tờ khai hải quan một lần để xuất khẩu, nhập khẩu
nhiều lần thì thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được tính theo thuế suất, trị giá tính thuế và tỷ
giá tính thuế theo ngày có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trên cơ sở số lượng từng mặt
hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu.
1.4.2.3 . Thời hạn nộp thuế
a. Thời hạn nộp thuế xuất khẩu:
Thời hạn nộp thuế xuất khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu là 30 (ba mươi) ngày, kể

từ ngày đăng ký Tờ khai hải quan.
b. Thời hạn nộp thuế nhập khẩu:
- Đối với hàng hoá nhập khẩu là hàng tiêu dùng trong Danh mục hàng hoá do Bộ
Thương mại công bố thì phải nộp xong thuế trước khi nhận hàng. Trừ các trường
hợp sau:
+ Người nộp thuế có bảo lãnh về số tiền thuế phải nộp thì thời hạn nộp thuế là thời
hạn bảo lãnh, nhưng không quá 30 ngày kể từ ngày đăng ký Tờ khai hải quan.
+ Hàng hoá tiêu dùng trong Danh mục hàng hoá do Bộ Thương mại công bố nhưng
nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng, nghiên cứu khoa học và giáo dục
đào tạo thuộc đối tượng được xét miễn thuế nhập khẩu thì thời hạn nộp thuế là 30 ngày kể
từ ngày đăng ký Tờ khai hải quan.
- Thời hạn nộp thuế nhập khẩu đối với trường hợp người nộp thuế chấp hành tốt
pháp luật thuế:
 Hàng hóa nhập khẩu là vật tư, nguyên liệu để trực tiếp sản xuất hàng hóa xuất khẩu
(bao gồm cả hàng hoá đồng thời là hàng tiêu dùng trong Danh mục hàng hoá do Bộ
Thương mại công bố) thì thời hạn nộp thuế là 275 (hai trăm bảy mươi lăm) ngày, kể từ
ngày đăng ký Tờ khai hải quan.
 Đối với một số trường hợp đặc biệt do chu kỳ sản xuất, dự trữ vật tư, nguyên liệu
phải kéo dài hơn 275 ngày như: đóng tàu, sản xuất sản phảm cơ khí… thì thời hạn nộp
Nhóm 2 – Lớp 1102EFIN1111 11
Bài thảo luận tài chính doanh nghiệp thương mại
thuế có thể dài hơn 275 ngày. Thời gian kéo dài tối đa không quá thời hạn phải giao hàng
ghi trên hợp đồng xuất nhập khẩu.
 Đối với hàng hóa kinh doanh theo phương thức tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái
nhập, thì thời hạn nộp thuế là 15 (mười lăm) ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm nhập, tái
xuất hoặc tạm xuất, tái nhập (áp dụng cho cả trường hợp được phép gia hạn).
Hàng hóa không xuất khẩu thì tính lại thời hạn nộp thuế như đối với hàng tiêu dùng trong
Danh mục hàng hoá do Bộ Thương mại công bố hoặc là 30 ngày kể từ ngày đăng ký Tờ
khai hải quan như đối với hàng hoá khác và bị xử phạt chậm nộp, xử phạt vi phạm hành
chính theo quy định;

+ Thời hạn nộp thuế nhập khẩu đối với người nộp thuế chưa chấp hành tốt pháp luật
thuế: phải nộp thuế trước khi nhận hàng, trừ trường hợp đối tượng nộp thuế được bảo
lãnh về số tiền phải nộp. Trong trường hợp này thời hạn nộp thuế là thời hạn bảo lãnh
thời hạn bảo lãnh, nhưng không quá thời hạn đối với từng trường nêu trên.
+ Thời hạn nộp thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong các trường
hợp khác:
 Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu không có hợp đồng mua bán hàng hóa; hàng hoá
xuất khẩu, nhập khẩu của cư dân biên giới, phải nộp xong thuế trước khi xuất khẩu hàng
hoá ra nước ngoài hoặc nhập khẩu hàng hoá vào Việt Nam.
 Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu còn trong sự giám sát của cơ quan hải quan, nhưng
bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tạm giữ để điều tra, chờ xử lý thì thời hạn nộp thuế
thự hiện theo quy định đã nêuvà tính từ ngày cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có văn
bản cho phép giải toả hàng hoá đã tạm giữ.
 Đối với các hàng hóa khác (bao gồm cả hàng hóa thuộc Danh mục hàng tiêu dùng
do Bộ Công thương công bố nhưng là vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để trực tiếp dùng
cho sản xuất) thì thời hạn nộp thuế là 30 ngày, kể từ ngày đăng ký Tờ khai hải quan.
-Trường hợp người nộp thuế không chấp hành tốt pháp luật thuế thì thực hiện theo
quy định tại Thông tư 79.
1.5. Miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, truy thu thuế XNK
1.5.1. Miễn thuế, giảm thuế.
• Các trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được miễn thuế xuất khẩu,
nhập khẩu:
-Hàng tạm nhập - tái xuất, hàng tam xuất - tái nhập để tham dự hội chợ, triển lãm.
Nhóm 2 – Lớp 1102EFIN1111 12
Bài thảo luận tài chính doanh nghiệp thương mại
-Hàng hóa là tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc mang ra nước
ngoài trong mức qui định.
-Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong tiêu chuẩn thanh lý miễn thuế của khách xuất
nhập cảnh.
-Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của các tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng

quyền ưu đãi, miễn thuế ngoại giao tại Việt Nam.
-Hàng hóa được nhập khẩu để gia công cho phía nước ngoài theo hợp đồng đã ký.
-Giống cây trồng, vật nuôi được phép nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư trong lĩnh
vực nông, lâm, ngư nghiệp……
Ở Việt Nam, một điểm mới là hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh có
giá trị từ 1 triệu đồng trở xuống được miễn thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng.
Ngày 30.11, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 78/2010/QĐ-TTg quy định mức
giá trị hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh được miễn thuế.
Hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh có giá trị trên 1 triệu đồng
phải nộp thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính căn cứ tình hình thực tế trong từng thời
kỳ quyết định điều chỉnh trong phạm vi 20% mức giá trị hàng hóa quy định trên nhằm
thực hiện chủ trương cải cách thủ tục hành chính và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Trường hợp điều chỉnh trên 20% thì Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết
định.
Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/2/2011.
• Xét giảm thuế
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đang trong quá trình giám sát của cơ quan hải quan
bị hư hỏng, mất mát được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám định chứng nhận thì được
xét giảm thuế tương ứng với tỷ lệ tổn thất thực tế của hàng hóa.
1.5.2. Hoàn thuế.
1.5.2.1. Các trường hợp xét hoàn thuế
Hàng hóa xuất, nhập khẩu được xét hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã nộp các
trường hợp sau:
-Hàng hóa đã nộp thuế nhập khẩu, còn lưu kho, lưu bãi tại cửa khẩu dưới sự giám sát
của hải quan, được phép tái xuất ra nước ngoài.
-Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nhưng
không xuất khẩu, nhập khẩu.
Nhóm 2 – Lớp 1102EFIN1111 13

×