Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Đề án Phân tích tài chính và định giá doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần xây lắp Việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (777.99 KB, 38 trang )

Đại học Kinh tế Quốc dân Khoa Tài chính Ngân hàng
Phân tích tài chính và định giá doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần xây lắp
dầu khí Việt Nam.
LỜI MỞ ĐẦU
Khi xu hướng của các giao dịch mua bán, sát nhập, chào bán cổ phiếu ra
công chúng diễn ra mạnh mẽ thì giá trị doanh nghiệp càng được quan tâm
nhiều hơn. Giá trị doanh nghiệp là bức tranh tổng thể về doanh nghiệp, là cơ sở
quan trọng để đưa ra các quyết định tài chính. Giá trị doanh nghiệp rất cần thiết
cho nhà quản trị khi đánh giá bản thân doanh nghiệp, giá trị cốt lõi, lợi thế và
tiềm năng của doanh nghiệp. Giá trị doanh nghiệp gia tăng sẽ góp phần nâng
cao vị thế, năng lực tài chính - kinh doanh, khả năng hấp dẫn các nhà đầu tư.
Chính vì lý do đó, chúng em - học viên lớp cao học CH20D - gồm 3 thành
viên là : Hà Mạnh Phong, Nguyễn Hữu Phong và Nguyễn Đức Tố xin chọn đề
tài : “Phân tích tài chính và định giá doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần xây lắp
dầu khí Việt Nam”.
Do trình độ và nhận thức còn hạn chế nên bài viết không tránh khỏi
những sai sót vì vậy chúng em mong nhận được những ý kiến đóng góp của
thầy để bài tiểu luận này được hoàn chỉnh hơn.
Nhóm em xin chân thành cảm ơn !
Tiểu luận Tài chính doanh nghiệp Lớp CH20D
1
Đại học Kinh tế Quốc dân Khoa Tài chính Ngân hàng
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP THEO
PHƯƠNG PHÁP DÒNG TIỀN TỰ DO
1.1.KHÁI NIỆM CHUNG VỀ GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP
Giá trị doanh nghiệp là những lợi ích hiện hữu và những khoản lợi tiềm
năng một doanh nghiệp có thể tạo ra được thể hiện dưới hình thức giá trị mà
chúng ta có thể tính toán, xác định thông qua các phương pháp, mô hình định
giá phù hợp.
Đề tài nghiên cứu chỉ đề cập đến việc xác định giá trị hiện hữu của doanh
nghiệp, giá trị này sẽ được ước tính, xác định thông qua các mô hình định giá


phù hợp cho mỗi doanh nghiệp tương ứng với từng ngành, lĩnh vực kinh
doanh. Bởi vì, việc xác định giá trị của các nguồn lực khác hay xác định giá trị
thương hiệu của doanh nghiệp ngoài việc ước tính, đánh giá về mặt định lượng
còn cần phải đánh giá về mặt định tính dựa trên những tiêu chuẩn đánh giá
riêng biệt, cụ thể liên quan đến từng nguồn lực và đặc điểm kinh doanh của
từng doanh.
1.2.TIẾN TRÌNH ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP
1.2.1. Phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do
a. Mô hình chiết khấu dòng tiền tự do của doanh nghiệp (FCFF)
Mô hình này xác định giá trị doanh nghiệp bằng cách chiết khấu dòng tiền
tự do của doanh nghiệp. Dòng tiền tự do của doanh nghiệp là dòng tiền tạo ra
dành cho tất cả những người có quyền được hưởng trong doanh nghiệp nghĩa là
dòng tiền dành cho các cổ đông và các chủ nợ của doanh nghiệp, nó thể hiện
giá trị của toàn doanh nghiệp không phải chỉ là giá trị của vốn chủ. Dòng tiền
này có thể gọi là dòng tiền trước nợ và được tính từ Thu nhập hoạt động sau
Tiểu luận Tài chính doanh nghiệp Lớp CH20D
2
Đại học Kinh tế Quốc dân Khoa Tài chính Ngân hàng
thuế. Theo mô hình này, dòng tiền tự do của doanh nghiệp sẽ được tính toán
như sau:
FCFF = NI + NCC + Int*(1-t) – FCInv - WCInv
Trong đó :
- NI : Lợi nhuận ròng
- NCC : Chi ngoài tiền mặt
- Int : Lãi vay
- t : Thuế suất
- FCInv : Đầu tư dài hạn
- FCInv = Ending net PPE – Beginning net PPE + KH PPE - Tiền thu từ
thanh lý TSDH
- WCInv : Đầu tư VLĐ ròng phi tiền mặt

- WCInv = TSNH phi tiền – Nợ NH
(Nguồn : CFA level 2 book 3 trang 143-145)
Giá trị doanh nghiệp :
V
o
=
9
9 9
1
1 1
(1 W ) (1 W )
t t
t
t t
FCFFt TVn
ACC ACC
=
= =
+
+ +

∏ ∏
Trong đó :
TV
n
=
1
W
n
FCFF

ACC g
+

- WACC : Chi phí sử dụng vốn BQ ứng với thời kỳ t
- g : Tốc độ tăng trưởng của dòng tiền ứng với thời kỳ t
b. Mô hình chiết khấu dòng tiền tự do của chủ sở hữu (FCFE)
Đây là mô hình xác định giá trị doanh nghiệp bằng cách chiết khấu dòng
tiền tự do của vốn chủ sở hữu. Dòng tiền tự do của vốn chủ sở hữu là dòng tiền
được chi trả dành cho các cổ đông của doanh nghiệp, được tính từ Thu nhập
ròng.Theo mô hình này: dòng tiền tự do của vốn chủ sở hữu bằng:
FCFE = FCFF – Int*(1-t) + Net borrowing
Tiểu luận Tài chính doanh nghiệp Lớp CH20D
3
Đại học Kinh tế Quốc dân Khoa Tài chính Ngân hàng
- Net borrowing : Vay ròng
(Nguồn : CFA level 2 book 3 trang 146)
Giá trị doanh nghiệp :
V
o
=
9
9 9
1
1 1
(1 ) (1 )
t t
t
t t
FCFEt TVn
K K

=
= =
+
+ +

∏ ∏
Trong đó :
TV
n
=
1n
FCFE
K g
+

- K : Tỷ suất sinh lời VCSH ứng với thời kỳ t
- g : Tốc độ tăng trưởng của dòng tiền ứng với thời kỳ t
1.2.2.Các nhân tố chính ảnh hưởng đến xác định giá trị doanh nghiệp theo
phương pháp chiết khấu dòng tiền
a. Dòng tiền hay còn gọi là Ngân lưu
Trong phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do thì ngân lưu hay dòng tiền
là yếu tố chính trong việc định giá doanh nghiệp. Các dòng tiền được xác định
theo phương pháp này đều là các dòng tiền sau thuế và sau khi đã thực hiện các
nhu cầu về tái đầu tư.
b. Lãi suất chiết khấu
Lãi suất chiết khấu là một tỷ lệ % (phần trăm) dùng để chuyển đổi các
dòng tiền trong tương lai về giá trị hiện tại, là cơ sở để xác định hiện giá của
dòng tiền. Lãi suất chiết khấu chính là tỷ suất lợi nhuận mà nhà đầu tư đòi hỏi
khi đầu tư vào tài sản, vào dự án, vào doanh nghiệp mà họ đang xem xét.
Lãi suất chiết khấu (K) có thể được ước lượng như sau:

+ Thứ nhất : Lãi suất chiết khấu là chi phí vốn cổ phần (vốn chủ sở hữu) -
lãi suất này chính là lợi nhuận mong muốn của các chủ doanh nghiệp, các cổ
đông.Có thể tóm tắt như sau:
K = Rf + β (Rm - Rf)
Tiểu luận Tài chính doanh nghiệp Lớp CH20D
4
Đại học Kinh tế Quốc dân Khoa Tài chính Ngân hàng
Trong đó :
- Rf : tỷ suất lợi nhuận phi rủi ro;
- Rm : tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng của thị trường;
- Β : hệ số đo lường rủi ro của ngành mà doanh nghiệp đang kinh doanh.
+ Thứ hai : Tỷ suất chiết khấu được ước lượng bằng cách sử dụng tỷ suất
lợi nhuận phi rủi ro cộng thêm phần bù rủi ro của doanh nghiệp. Theo đó:
K = Rf + Rc
Trong đó :
- Rf : tỷ suất lợi nhuận phi rủi ro;
- Rc : phần bù rủi ro của doanh nghiệp
+ Thứ ba : Sử dụng chi phí sử dụng vốn bình quân gia quyền (WACC) làm
lãi suất chiết khấu. Đây chính là tỷ suất lợi nhuận mong muốn bình quân tối
thiểu tính trên các tài sản có giá trị tại doanh nghiệđối với các cổ đông và đối
với các chủ nợ.
c. Tỷ lệ tăng trưởng của doanh nghiệp
Tỷ lệ tăng trưởng là một dữ liệu đầu vào quan trọng trong bất kỳ mô hình
định giá nào. Và tỷ lệ tăng trưởng chính là dữ liệu để dự tính doanh thu và lợi
nhuận trong tương lai của doanh nghiệp, hình thành nên giá trị doanh nghiệp.
Tỷ lệ tăng trưởng có thể được ước tính theo các cách thức sau:
+ Thứ nhất : ước tính từ tỷ lệ tăng trưởng lịch sử;
+ Thứ hai : sử dụng số liệu dự báo tăng trưởng của giới phân tích;
+ Thứ ba : ước tính tỷ lệ tăng trưởng dựa trên các yếu tố cơ bản của
doanh nghiệp

Các phương pháp này tuy khác nhau về chi tiết song vẫn có một số đặc
điểm chung đó là:
+ Tỷ lệ tăng trưởng và tỷ lệ tái đầu tư có liên kết với nhau.
+ Tỷ lệ tăng trưởng và tỷ lệ tái đầu tư thể hiện được triển vọng riêng có
của các doanh nghiệp khác nhau.
d. Giá trị kết thúc (Terminal Value – TV)
Tiểu luận Tài chính doanh nghiệp Lớp CH20D
5
Đại học Kinh tế Quốc dân Khoa Tài chính Ngân hàng
Giá trị kết thúc (GTKT) của thời đoạn tăng trưởng nhanh của một doanh
nghiệp hay còn gọi là giá trị kết thúc của kỳ dự báo.
GTKT có thể được xác định theo một trong hai cách sau:
+ Cách thứ nhất : xác định theo giá trị thanh lý tài sản vào năm kết
thúc.Giá trị thanh lý có thể được xác định theo một trong hai cách sau:
Một là: ước lượng giá trị thanh lý dựa vào giá trị sổ sách của tài sản và
điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát trong kỳ.
Hai là: ước lượng giá trị thanh lý trên cơ sở ước lượng dòng tiền kỳ vọng
hay dòng thu nhập được tạo ra từ tài sản trong một thời gian nhất định (tính từ
sau năm kết thúc) với một tỷ lệ chiết khấu phù hợp.
+ Cách thứ hai : xem doanh nghiệp như một tổ chức hoạt động liên tục
tức là vẫn đang hoạt động vào thời điểm xác định giá trị kết thúc. Lúc này,
dòng tiền của doanh nghiệp được giả định sẽ tăng trưởng với một tốc độ tăng
trưởng ổn định – tốc độ tăng trưởng không đổi.
GTKT = {(Dòng tiền)n+1 }/ (r – g)
- n : năm cuối cùng của thời đoạn tăng trưởng bất thường;
- n+1 : năm đầu tiên của năm bắt đầu thời kỳ tăng trưởng ổn định;
- r : hệ số chiết khấu dòng tiền;
- g : tốc độ tăng trưởng ổn định.
Thời gian tăng trưởng nhanh và thời gian tăng trưởng ổn định:
+ Thời gian tăng trưởng nhanh (kỳ dự báo hay thời kỳ tăng trưởng bất

thường) : Các doanh nghiệp khác nhau về ngành, lĩnh vực kinh doanh thì có
những thời kỳ tăng trưởng khác nhau tùy thuộc vào: qui mô của doanh nghiệp;
Tốc độ tăng trưởng hiện tại và lợi nhuận vượt trội; Độ lớn và tính bền vững của
lợi thế cạnh tranh.
+ Thời gian tăng trưởng ổn định, bền vững : Kết thúc thời kỳ tăng trưởng
bất thường, doanh nghiệp sẽ chuyển sang giai đoạn tăng trưởng ổn định, bền
vững. Thời điểm bắt đầu này tùy thuộc vào: Khi nào công ty chuyển sang thời
Tiểu luận Tài chính doanh nghiệp Lớp CH20D
6
Đại học Kinh tế Quốc dân Khoa Tài chính Ngân hàng
kỳ tăng trưởng ổn định, bền vững từ thời kỳ tăng nhanh ? Và Khả năng duy trì
tỷ suất lợi nhuận vượt trội của doanh nghiệp đến mức nào, đến khi nào ?
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CP XÂY LẮP DẦU
KHÍ VIỆT NAM
2.1 SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CP XÂY LẮP DẦU KHÍ VIỆT NAM
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) là thành viên
của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam) - Tập đoàn kinh tế
hùng mạnh hàng đầu đất nước. Trong gần 30 năm qua, PVC đã nỗ lực vươn lên
trở thành một doanh nghiệp xây lắp chủ lực của ngành, với trình độ quản lý và
công nghệ mang tầm quốc tế trong xây lắp chuyên ngành Dầu khí và các công
trình công nghiệp dân dụng quy mô lớn.
Quá trình phát triển của Tổng Công ty đã ghi dấu những cống hiến không
nhỏ vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Minh chứng cho
những đóng góp lớn lao đó, PVC đã được Đảng, Nhà nước phong tặng nhiều
danh hiệu cao quý như Huân chương Lao động hạng Nhất, Danh hiệu Anh
hùng Lao động… Tổng Công ty PVC lớn mạnh vượt trội qua từng năm, với
vốn điều lệ 1.500 tỷ đồng năm 2009, sau 3 năm, năm 2011, PVC đã tăng vốn
điều lệ lên 5.000 tỷ đồng nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh
ngày càng mở rộng. Theo đó, Tổng doanh thu và Sản lượng cũng tăng theo cấp

số nhân, từ 4.776 tỷ đồng năm 2009 lên 20.000 tỷ đồng năm 2011.
Tiền thân là Xí nghiệp Liên hợp Xây lắp Dầu khí, ra đời từ năm 1983 với
nhiệm vụ chủ yếu là chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ cho ngành Dầu khí. Qua
hơn 25 năm hình thành và phát triển, cho đến nay, PVC đã khẳng định uy tín,
năng lực vượt trội trên các công trình trọng điểm của ngành Dầu khí và đất
Tiểu luận Tài chính doanh nghiệp Lớp CH20D
7
Đại học Kinh tế Quốc dân Khoa Tài chính Ngân hàng
nước. Từ Căn cứ Dịch vụ Tổng hợp trên bờ tại Vũng Tàu, đến các công trình
Đường ống dẫn khí từ Long Hải về các khu công nghiệp Phú Mỹ, Mỹ Xuân,
Đồng Nai; các công trình trọng điểm quốc gia như Nhà máy Đạm Phú Mỹ, Nhà
máy Nhiệt điện Nhơn Trạch I, Cụm khí điện đạm Cà Mau, Nhà máy lọc dầu
Dung Quất, Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng I và mới nhất là Nhà máy Nhiệt
điện Quảng Trạch I và Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình II… đều ghi dấu vai trò
quan trọng của Tổng Công ty PVC.
Trưởng thành qua từng công trình, dự án, từ vai trò thầu phụ cho các nhà
thầu quốc tế, PVC đã vươn lên trở thành Tổng thầu EPC thực hiện các công
trình có quy mô ngày càng lớn, yêu cầu kỹ thuật phức tạp như: Tổng kho LPG
Gò Dầu, Nhà máy nhiệt điện Thái Bình II, Nhà máy Nhiệt điện Nhơn Trạch II,
Nhà máy nhiên liện sinh học Ethanol Phú Thọ, Nhà máy Xơ sợi Tổng hợp
Polyeste Đình Vũ…
Bên cạnh đó, PVC cũng tiếp tục khẳng định thế mạnh trong lĩnh vực xây
lắp chuyên ngành Dầu khí qua việc thực hiện thi công hầu hết các dự án về vận
chuyển, tàng trữ dầu và khí theo hình thức EPC như Kho xăng dầu Cù Lao
Tào, Kho chứa LPG và trạm xuất xe bồn Dung Quất…
Cùng với việc củng cố, phát triển các lĩnh vực thế mạnh truyền thống như
xây dựng hệ thống tàng trữ, vận chuyển các sản phẩm Dầu khí, cơ khí lắp đặt
và chế tạo các thiết bị Dầu khí… PVC còn khẳng định thương hiệu của mình
trong lĩnh vực xây dựng công nghiệp và dân dụng. PVC có bước tiến vượt bậc
trong công nghệ xây dựng nhà cao tầng và siêu cao tầng quy mô lớn như: Tổ

hợp khách sạn Dầu khí Việt Nam, Trung tâm Tài chính Dầu khí, Văn phòng
Viện Dầu khí, Toà nhà Dầu khí Phú Mỹ Hưng, Khách sạn Dầu khí Vũng Tàu,
Cao ốc văn phòng Dragon Tower…
Trong định hướng phát triển của mình, PVC luôn xác định các yếu tố Con
người, khoa học công nghệ, khoa học quản lý là nền tảng quan trọng nhất.
Chính vì vậy, trong những năm qua, công tác quy hoạch cán bộ, thu hút nhân
tài luôn được PVC đặc biệt chú trọng. Để hiện thực hóa khát vọng trở thành
Tiểu luận Tài chính doanh nghiệp Lớp CH20D
8
Đại học Kinh tế Quốc dân Khoa Tài chính Ngân hàng
doanh nghiệp xây lắp hàng đầu Việt Nam và có vị thế trong khu vực, PVC
đang tiếp tục tiến hành tuyển chọn các cán bộ có năng lực, kinh nghiệm để bố
trí vào những vị trí chủ chốt; xây dựng chính sách thu hút cán bộ quản lý, kỹ sư
giỏi, tạo môi trường làm việc thuận lợi, bình đẳng, cơ chế linh hoạt làm động
lực phấn đấu vươn lên cho mọi CBCNV. PVC cũng tiếp tục triển khai chương
trình đào tạo chuyên sâu cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật thuộc các lĩnh vực Xây
lắp Dầu khí; đội ngũ công nhân tay nghề cao, chuyên sâu được cấp chứng chỉ
quốc tế và đội ngũ cán bộ quản lý dự án theo tiêu chuẩn quốc tế…
Xác định khoa học công nghệ và kỹ thuật là “đòn bẩy” quan trọng giúp
Tổng Công ty phát triển, đủ sức cạnh tranh với các tổng thầu xây lắp trong khu
vực và thế giới, PVC đã áp dụng đồng bộ hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn ISO 9001: 2008; Áp dụng các công nghệ quản lý dự án, quản lý sản xuất
tiên tiến có hiệu suất cao, cũng như ứng dụng phần mềm tiên tiến vào các lĩnh
vực quản lý của PVC trong tiến độ, kế hoạch, tài chính… Bên cạnh đó, PVC
luôn chủ động cập nhật các công nghệ tiên tiến, hiện đại trên thế giới và khu
vực trong lĩnh vực thi công các công trình công nghiệp Dầu khí và cả công
trình xây dựng dân dụng.
Với một ban lãnh đạo trẻ, đoàn kết, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám
làm và dám chịu trách nhiệm, cộng với đội ngũ hơn gần 11.000 cán bộ, kỹ sư,
công nhân kỹ thuật giàu kinh nghiệm, từng có mặt trên hầu hết các công trình

Dầu khí trọng điểm của đất nước, cũng như chính sách đúng đắn về nguồn
nhân lực và khoa học công nghệ, khẳng định PVC sẽ tiếp tục gặt hái thành
công.
Trên những chặng đường đã qua, Tổng Công ty và các đơn vị thành viên
đã không ngừng trưởng thành, góp phần vào sự phát triển chung của Tập đoàn
Dầu khí Quốc gia Việt Nam và của đất nước. “Mục tiêu lớn, đòi hỏi những nỗ
lực lớn” là mục tiêu toàn thể tập thể lãnh đạo và CBCNV của PVC đều thấu
hiểu. Với nền tảng vững chắc đã tạo dựng trên chặng đường phát triển và sự
quyết tâm của “người PVC”, Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt
Tiểu luận Tài chính doanh nghiệp Lớp CH20D
9
Đại học Kinh tế Quốc dân Khoa Tài chính Ngân hàng
Nam quyết tâm tiếp tục khắc ghi những dấu ấn trên chặng đường mới, góp
phần vào sự phát triển chung của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và sự
phát triển thịnh vượng của đất nước.
Với phương châm hợp tác cùng phát triển, Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp
Dầu khí Việt Nam (PVC) hy vọng ngày càng nhận được sự cộng tác hơn nữa
của các đơn vị trong nước cũng như đối tác nước ngoài.
2.1.2 Lĩnh vực kinh doanh
a. Xây lắp chuyên ngành dầu khí
- Xây dựng nhà máy lọc hóa dầu;
- Thiết kế, chế tạo, lắp đặt hệ thống đường ống dẫn dầu khí;
- Thiết kế, thi công, sửa chữa giàn khoan, chân đế, bồn bể;
- Sản xuất & lắp đặt các phụ kiện khoan khai thác dầu khí;
- Đóng tầu & kinh doanh các thiết bị ngành dầu khí.
b. Xây dựng công nghiệp
- Tổng thầu EPC xây dựng nhà máy nhiệt điện, khí điện, lắp đặt hệ thống
đường dây tải điện lên đến 35KV;
- Đầu tư xây dựng các nhà máy chế tạo cơ khí, đóng tàu, vật liệu xây dựng.
Thiết kế và tổng thầu EPC các dự án hạ tầng giao thông thủy lợi;

- Lắp đặt các hệ thống thiết bị công nghiệp, thiết bị điều khiển, tự động hóa
cho các công trình công nghiệp.
c. Xây dựng dân dụng
- Đầu tư, tư vấn, thiết kế các công trình dân dụng;
- Tổng thầu EPC các dự án xây dựng văn phòng, khách sạn và chung cư cao
cấp, đặc biệt nhà kết cấu thép, nhà cao tầng và siêu cao tầng.
d. Đầu tư xây dựng khu công nghiệp
- Xây dựng các khu công nghiệp và khu đô thị mới;
- Thi công san lấp mặt bằng, đường xá;
- Xây dựng nhà máy xi măng, trạm trộn bê tông và sản xuất vật liệu xây
dựng.
Tiểu luận Tài chính doanh nghiệp Lớp CH20D
10
Đại học Kinh tế Quốc dân Khoa Tài chính Ngân hàng
e. Đầu tư tài chính
- Đầu tư góp vốn vào các công ty thành viên;
- Khai thác nguồn tài chính bên ngoài, liên doanh, liên kết và phát hành cổ
phiếu;
- Liên doanh với các đối tác nước ngoài để hợp tác đầu tư các dự án có vốn
đầu tư lớn.
f. Đầu tư bất động sản
- Văn phòng, siêu thị, nhà ở.
2.1.3 Một số dự án tiêu biểu
a. Xây lắp chuyên ngành dầu khí
- Nhà mát lọc dầu Dung Quất (Bình Sơn, Quảng Ngãi).
- Tổng kho xăng dầu Cù Lao Tào (Vũng Tàu).
- Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa).
- Nhà máy Ethanol nhiên liệu sinh học khu vực phía Bắc (Tam Nông, Phú
Thọ).
b. Xây dựng công nghiệp

- Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 (Thái Thụy, Thái Bình).
- Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 2 (Đồng Nai).
- Dự án khi điện đạm Cà Mau (U Minh, Cà Mau).
- Nhà máy nhiệt điện Long Phú 1 (Long Phú, Sóc Trăng).
- Nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch 1 (Quảng Trạch, Quảng Bình).
- Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng (Kỳ Anh, Hà Tĩnh).
c. Xây dựng dân dụng
- Trung tâm Tài chính Dầu khí (Hoàn Kiếm, Hà Nội).
- Tổ hợp khách sạn Dầu khí Việt Nam (Từ Liêm, Hà Nội).
- Trung tâm dịch vụ Dầu khí Quảng Ngãi (TP Quảng Ngãi, Quảng Ngãi).
- Khách sạn Dầu khí Thái Bình (TP Thái Bình, Thái Bình).
- Trụ sở Bộ Nội Vụ (Cầu Giấy, Hà Nội)
d. Đầu tư xây dựng khu công nghiệp
Tiểu luận Tài chính doanh nghiệp Lớp CH20D
11
Đại học Kinh tế Quốc dân Khoa Tài chính Ngân hàng
- Khu Công nghiệp Minh Hòa (Thái Bình).
- Khu Công nghiệp Hoàng Mai (Nghệ An).
- Khu Công nghiệp Dịch vụ Dầu khí Tiền Giang (Tiền Giang).
2.1.4 Tổ chức bộ máy quản lý
2.1.5 Chiến lược phát triển đến năm 2025
a. Quan điểm và nguyên tắc phát triển
Phát triển Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam trên cơ sở
phát huy thế mạnh là một thành viên của Tập đoàn Kinh tế hàng đầu đất nước -
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.
Phát huy tối đa các nguồn lực sẵn có của PVC, tranh thủ sự hỗ trợ của
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và hợp tác chặt chẽ với các đối tác trong
và ngoài nước để tạo bước đột phá phát triển, tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị
trường trong nước và quốc tế.
b. Nguyên tắc phát triển

Tiểu luận Tài chính doanh nghiệp Lớp CH20D
12
Đại học Kinh tế Quốc dân Khoa Tài chính Ngân hàng
Phát triển Tổng công ty PVC thành Tập đoàn đa sở hữu hoạt động theo
mô hình Công ty mẹ - Công ty con có ngành nghề đa dạng lấy các dự án trong
ngành dầu khí là mục tiêu để hoạt động;
Tăng nhanh tỷ trọng sản xuất công nghiệp;
Tập trung trọng tâm vào xây lắp các dự án có tỷ trọng chất xám lớn và
công nghệ cao;
Tăng dần quy mô các dự án làm tổng thầu EPC.
c. Mục tiêu tổng quát
Năm 2015 PVC trở thành Tập đoàn công nghiệp – xây dựng số 1 Việt
Nam và là một trong ba thương hiệu xây lắp dầu khí lớn nhất khu vực Đông
Nam Á;
Năm 2025 PVC sẽ lọt vào danh sách 20 nhà thầu lớn nhất thế giới trong
ngành xây lắp dầu khí
d. Mục tiêu cụ thể
Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng chung:
- Giai đoạn 2010-2015, đạt: 12% năm
- Giai đoạn 2016-2020, đạt: 15% năm
- Từ 2021 tăng trưởng ổn định 5% năm
Mục tiêu cụ thể từng lĩnh vực như sau:
+ Lĩnh vực xây lắp các công trình dầu khí
Xây lắp các công trình dầu khí trên biển: Tập trung đầu tư cơ sở vật chất
và con người và đẩy mạnh phát triển dịch vụ xây lắp các công trình dầu khí
trên biển. Mục tiêu đến năm 2010 bắt đầu thực hiện dịch vụ xây lắp trên biển
bao gồm lắp đặt đường ống dẫn dầu và khí trên biển, lắp đặt, tháo dỡ và cung
cấp dịch vụ bảo dưỡng và sửa chữa các giàn khoan khai thác dầu khí. Đến năm
2015, chiếm lĩnh trên 60% thị phần dịch vụ sửa chữa và bảo dưỡng các giàn
khoan khai thác, khoảng 40% thị phần lắp đặt, tháo dỡ giàn khoan khai thác và

thu dọn mỏ, đủ năng lực để triển khai lắp đặt đường ống dẫn dầu và khí tại Việt
Tiểu luận Tài chính doanh nghiệp Lớp CH20D
13
Đại học Kinh tế Quốc dân Khoa Tài chính Ngân hàng
Nam. Từ 2016 trở đi bắt đầu thực hiện các dịch vụ này tại các nước trong khu
vực và quốc tế.
Xây lắp các nhà máy chế biến dầu khí và công nghiệp khí điện: Giai đoạn
trước mắt, Tổng Công ty PVC tập trung liên danh với các Nhà thầu nước ngoài
làm tổng thẩu EPC các nhà máy chế biến dầu khí và các dự án công nghiệp Khí
Điện tại Việt Nam. Từ năm 2012 trở đi, PVC có năng lực làm tổng thầu EPC
hoặc là đơn vị chủ lực trong tổ hợp nhà thầu EPC đảm nhiệm thực hiện xây lắp
nhà máy chế biến dầu khí và các dự án công nghiệp Khí Điện. Đến năm 2015,
thị phần của PVC trong các dự án lọc hoá dầu và công nghiệp Khí Điện tại
Việt Nam đạt trên 40% và từ 2020 PVC sẽ tham gia vào thị trường EPC các dự
án lọc hóa dầu, công nghiệp Khí Điện quốc tế.
Xây lắp hệ thống tàng trữ và vận chuyển các sản phẩm dầu khí: Tiếp tục
củng cố năng lực để khẳng định là tổng thầu EPC số một Việt Nam trong các
công trình bể chứa dầu thô và các sản phẩm dầu khí. Từ 2010 trở đi, là nhà
thầu có sức cạnh tranh lớn nhất Việt Nam trong các dự án xây dựng các kho
dầu thô, xăng dầu và LPG. Mục tiêu đến năm 2015, PVC chiếm lĩnh trên 70%
thị phần kho cảng xăng dầu và LPG tại Việt Nam. Từ 2016 trở đi, PVC thực
hiện thành công các một dự án kho cảng LPG hoặc kho xăng dầu, dầu thô ở
nước ngoài.
+ Lĩnh vực cơ khí lắp đặt, chế tạo thiết bị dầu khí, phát triển căn cứ dịch
vụ
Tập trung đầu tư cơ sở vật chất để đẩy mạnh phát triển cơ khí lắp đặt, chế
tạo thiết bị dầu khí, trở thành ngành nghề kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn trong
doanh thu hàng năm của PVC. Mục tiêu cụ thể đối với lĩnh vực cơ khí chế tạo
dầu khí như sau:
Xây dựng cảng biển gắn liền với căn cứ dịch vụ và chế tạo thiết bị dầu khí

tại Khu công nghiệp dịch vụ Dầu khí Tiền Giang.
Tiểu luận Tài chính doanh nghiệp Lớp CH20D
14
Đại học Kinh tế Quốc dân Khoa Tài chính Ngân hàng
Từng bước làm chủ công nghệ chế tạo giàn khoan, giàn khai thác, đặt biệt
là chế tạo chân đế giàn khoan, từ năm 2012 trở đi đủ năng lực chế tạo hoàn
chỉnh một giàn khai thác, giàn khoan cố định với độ sâu trên 110m nước .
Xây dựng cơ sở vật chất và con người để phát triển công nghiệp đóng tàu
và sửa chữa tàu phục vụ cho các hoạt động dầu khí. Đến 2015 đóng được các
tàu dầu khí loại lớn (tàu chở sản phẩm dầu trên 30.000DWT, tàu chở dầu thô
trên 100.000DWT).
Sản xuất kết cấu thép phi tiêu chuẩn đạt 20.000 tấn/năm vào năm 2011,
đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong lĩnh vực cơ khí chế tạo và 50% phần kết cấu
thép của các nhà máy chế biến dầu khí tại Việt Nam.
Đủ năng lực để chế tạo các thiết bị chịu áp lực theo tiêu chuẩn ASEM vào
năm 2011, phấn đấu chế tạo 40% bồn bể, 20% thùng tháp của tổ hợp lọc dầu,
hoá dầu.
Có sản phẩm cuốn ống, bọc ống, các thiết bị cút nối…để cung cấp cho các
công trình dầu khí tại Việt Nam.
+ Lĩnh vực đầu tư khu công nghiệp, căn cứ dịch vụ dầu khí
Tập trung đầu tư để khai thác có hiệu quả các khu công nghiệp, đặc biệt là
các khu công nghiệp phục vụ cho ngành Dầu khí. Phấn đấu đến năm 2015,
quản lý và vận hành hiệu quả trên 2000 ha khu công nghiệp.
+ Lĩnh vực xây lắp nhà cao tầng và đầu tư bất động sản
Đến năm 2015, trở thành một trong những nhà thầu lớn nhất tại Việt Nam
trong lĩnh vực xây lắp nhà cao tầng, đặc biệt là các loại nhà sử dụng kết cấu
thép, doanh thu đạt 10% tổng doanh thu của PVC.
Tham gia đầu tư phát triển một số khu đô thị mới có hiệu quả để tăng hiệu
suất sử dụng vốn và nguồn lực. Đến năm 2015, doanh thu từ lĩnh vực kinh
doanh bất động sản chiếm từ 5-10% tổng doanh thu hàng năm của PVC.

Tiểu luận Tài chính doanh nghiệp Lớp CH20D
15
Đại học Kinh tế Quốc dân Khoa Tài chính Ngân hàng
2.2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CP XÂY
LẮP DẦU KHÍ VIỆT NAM
Chỉ tiêu 31-Thg12-08 31-Thg12-09 31-Thg12-10 31-Thg12-11
Tổng DT 1.808.500.374.528
4.073.121.796.35
5 7.297.822.551.714 9.286.993.703.290
Giảm trừ DT 1.007.521.526 2.217.402.354 32.203.459.541
DT thuần 1.808.500.374.528 4.072.114.274.829
7.295.605.149.36
0 9.254.790.243.749
Giá vốn hàng bán
1.638.123.086.03
1
3.653.617.159.91
9
6.283.536.600.81
7 8.199.823.806.527
Lợi nhuận gộp 170.377.288.497 418.497.114.910
1.012.068.548.54
3 1.054.966.437.222
DT từ HĐTC 31.340.150.966 128.031.189.157 388.839.357.437 312.374.875.815
CP tài chính 29.026.235.168 37.601.438.742 161.041.569.311 311.336.552.456
CP bán hàng 23.302.571 4.608.384.336 9.374.897.805 19.041.370.752
CP quản lý 92.359.561.295 266.071.307.750 554.237.337.511 719.150.003.477
LN thuần từ
HĐKD 80.308.340.429 238.247.173.239 676.254.101.353 317.813.386.352
Thu nhập khác 26.135.844.105 47.080.274.714 318.357.034.220 103.908.556.395

Chi phí khác 7.992.421.801 7.684.657.663 50.706.736.869 42.255.739.373
Lợi nhuận khác 18.143.422.304 39.395.617.051 267.650.297.351 61.652.817.022
LNTT 98.451.762.733 277.642.790.290 943.904.398.704 379.466.203.374
LNST 88.606.586.460 230.443.515.941 774.001.606.937 299.778.300.665
2.2.1 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
Tới thời điểm ngày 31/12/2011 công ty đạt doanh thu 6.286.993 triệu
đồng (~523.916 triệu đồng/tháng) tăng 127% so với tổng doanh thu của cả năm
2010.
Tiểu luận Tài chính doanh nghiệp Lớp CH20D
16
Đại học Kinh tế Quốc dân Khoa Tài chính Ngân hàng
Nhìn vào biểu đồ có thể thấy doanh thu hàng năm của công ty đều tăng
hơn so với năm trước, do công ty mở rộng quy mô hoạt động trên nhiều lĩnh
vực, ký kết được nhiều hợp đồng thi công có giá trị lớn. Ngoài ra, các khoản
mục giảm trừ doanh thu của công ty cũng tăng mạnh vào năm 2011, điều này có
nguyên nhân là do công ty chấp nhận tăng chiết khấu để đạt được mục tiêu
doanh thu cao.
- Chi phí giá vốn: Tính đến thời điểm 31/12/2011 giá vốn của công ty là
8.199.823 triệu đồng/năm (~683.318 triệu đồng/tháng) và tăng 130% so với giá
vốn cả năm 2010, nguyên nhân là do doanh thu thực hiện tăng. Giá vốn của
công ty chủ yếu bao gồm: chi phí nguyên vật liệu xây dựng, chi phí nhân công
trực tiếp, chi phí máy móc thiết bị thi công…Năm 2008, chi phí giá vốn chiếm
90,58% so với tổng doanh thu là do trong năm 2008, nền kinh tế có biến động
không tốt ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả nguyên vật liệu đầu vào, xăng dầu chạy
máy thi công… nên giá vốn là tương đối cao. Tuy nhiên, sang đầu năm 2009
nền kinh tế đã có chiều hướng phục hồi và do những chính sách hỗ trợ lãi suất
của chính phủ đã làm giá cả đầu vào không có những biến động quá lớn nên
Chi phí giá vốn của công ty chỉ chiếm 89,72% so với Tổng doanh thu thực hiện.
Các năm 2010 và năm 2011, cơ cấu giá vốn so với doanh thu lần lượt là 86,13%
và 88,60%. Do công ty thực hiện tiết kiệm chi phí, giảm định mức hao hụt

Tiểu luận Tài chính doanh nghiệp Lớp CH20D
17
Đại học Kinh tế Quốc dân Khoa Tài chính Ngân hàng
nguyên vật liệu. Nhờ đó lợi nhuận gộp của công ty cao hơn. Cơ cấu giá vốn trên
doanh thu ở mức như vậy là ở mức phù hợp so với tương quan ngành xây dựng
xây lắp dầu khí.
- Chi phí quản lý: Chi phí quản lý chính của công ty bao gồm tiền thuê địa
điểm kinh doanh, văn phòng làm việc, trả lương, văn phòng phẩm. Chi phí quản
lý năm 2011 của công ty là 719.150 triệu đồng/năm (chiếm 7.77% so với tổng
doanh thu). Cơ cấu chi phí quản lý trên tổng doanh thu của công ty tăng dần qua
các năm (năm 2008 là 5,11%, năm 2009 là 6,53%, năm 2010 là 7,60%) một
phần là do doanh thu thực hiện tăng, CPI tăng. Ngoài ra, công ty cần thực hiện
tiết kiệm chi phí quản lý hơn, tăng năng suất lao động của bộ phận quản lý, hành
chính gián tiếp để giảm bớt chi phí không cần thiết, năng cao hiệu quả hoạt
động.
- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: Năm 2011 lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh doanh của công ty là 317.813 triệu đồng, giảm 53% so với năm
2010. Điều này là có 2 nguyên nhân là: thứ nhất là do chi phí tài chính (lãi vay,
tỷ giá biến động) năm 2011 của công ty tăng mạnh 193% so với năm 2010,
trong khi doanh thu tài chính giảm 19,6% so với năm 2010. Thứ hai là do Chi
phí quản lý của công ty cũng tăng.
- Lợi nhuận khác Lợi nhuận khác của công ty năm 2011 giảm mạnh so
với năm 2010.
- Tỷ suất lợi nhuận: Tỷ suất lợi nhuận của công ty năm 2011 là 3.24% so
với Tổng doanh thu (Trong khi tỷ suất này năm 2010 là 10,61%). Đây là mức tỷ
suất lợi nhuận thấp không đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Tuy vậy, với những
khó khăn khách quan từ lãi suất, tỷ giả, và sự biến động lớn về giá nguyên,
nhiên liệu đầu vào thế giới trong năm 2011 thì đạt được kết quả như vậy là sự cố
gắng của lãnh đạo công ty. Công ty cần quản trị chi phí và làm công tác dự báo,
quản trị rủi ro tốt hơn. Đối với một doanh nghiệp ngành xây dựng, tỷ suất ở mức

trên 10% mới được xem là phù hợp, đảm bảo hiệu quả kinh doanh.
Tiểu luận Tài chính doanh nghiệp Lớp CH20D
18
Đại học Kinh tế Quốc dân Khoa Tài chính Ngân hàng
2.2.2 Phân tích bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán từ 2008 đến 2011 (Phần TS)
Chỉ tiêu 31. Thg12. 2008 31. Thg12. 2009 31. Thg12. 2010 31. Thg12. 2011
TÀI SẢN 3.822.294.313.862 5.648.503.181.280 12.503.694.768.770 16.870.263.949.906
I. TSLĐ, ĐTNH
2.628.831.735.65
0 3.590.395.291.251 7.784.691.074.575 9.953.101.356.017
1. Tiền 552.360.316.421 474.324.360.398 1.521.462.242.415 784.019.160.576
2. Đầu tư NH 84.130.220.915 136.553.164.263 512.121.623.382 128.651.936.567
3. Phải thu 968.171.867.923 1.891.314.648.358 3.843.648.175.921 4.458.493.782.081
4. Hàng tồn kho 919.636.163.343 971.498.962.211 1.653.077.199.979 4.105.522.771.913
5. TSLĐ khác 104.533.167.048 116.704.156.021 254.381.832.878 476.413.704.880
II. TSCĐ, ĐTNH
1.193.462.578.21
2 2.058.107.890.029 4.719.003.694.195 6.917.162.593.889
1. TSCĐ 429.687.157.197 493.128.470.287 796.203.232.178 1.849.633.474.406
* Tổng NG 578.276.330.331 764.533.187.832 1.041.982.193.082 2.225.378.130.788
* Tổng KH -148.589.173.134 -271.404.717.545 -245.778.960.904 -375.744.656.382
a. TSCĐ HH 428.606.863.463 482.936.540.947 634.403.109.549 1.540.696.048.226
-Nguyên giá 575.927.074.921 752.507.852.054 875.582.902.998 1.897.000.093.049
-Khấu hao -147.320.211.458 -269.571.311.107 -241.179.793.449 -356.304.044.823
b. TSCĐ thuê TC 1.080.293.734 6.054.845.056 49.303.514.694 118.907.890.153
-Nguyên giá 2.349.255.410 6.123.828.270 52.282.269.412 133.924.294.023
-Khấu hao -1.268.961.676 -68.983.214 -2.978.754.718 -15.016.403.870
c. TSCĐ vô hình 0 4.137.084.284 112.496.607.935 190.029.536.027
-Nguyên giá 5.901.507.508 114.117.020.672 194.453.743.716

-Khấu hao -1.764.423.224 -1.620.412.737 -4.424.207.689
2. Đầu tư TC DH 656.352.109.149 1.160.713.757.842 2.019.022.011.341 2.054.392.635.250
3. CPXDCB DD 48.578.204.255 146.110.443.232 1.084.925.844.761 2.233.228.113.812
4. Ký quỹ dài hạn 19.391.575.321 39.531.295.003 253.816.447.532 185.800.564.470
5.CP trả trước dài hạn 39.453.532.290 218.623.923.665 565.036.158.383 594.107.805.951
Tốc độ tăng giữa các năm (%)
Chỉ tiêu
31-12-09 31-12-10
Phần I. Tài sản 48% 121%
I. TSLĐ & ĐTNH 37% 117%
-Tiền -14% 221%
Tiểu luận Tài chính doanh nghiệp Lớp CH20D
19
Đại học Kinh tế Quốc dân Khoa Tài chính Ngân hàng
-Các khoản phải thu 95% 103%
-Hàng tồn kho 6% 70%
-TSLĐ khác 12% 118%
II. TSCĐ & ĐTNH 72% 129%
-TSCĐ 15% 61%
Phần II. Nguốn vốn 48% 121%
I. Nợ phải trả 68% 111%
1. Nợ ngắn hạn 57% 103%
2. Nợ dài hạn 1367% 207%
II. Nguốn vốn chủ sở hữu 22% 140%
Phần III. Doanh thu 125% 79%
Lợi nhuận gộp 146% 142%
Tổng tài sản: Tổng tài sản của công ty năm 2010 là 12.503.694 triệu đồng
trong đó tài sản ngắn hạn là 7.784.691 triệu đồng chiếm 62%/Tổng tài sản. Tổng
tài sản tính đến thời điểm 31/12/2011 là 16.870.263 triệu đồng (~tăng 158,9%
so với cả năm 2010), tài sản ngắn hạn chiếm 59%/Tổng tài sản. Trong cơ cấu

tổng tài sản qua các năm của công ty có thể nhận thấy tài sản ngắn hạn chiếm tỷ
trọng lớn hơn tài sản cố định. Nguyên nhân là TSCĐ, máy móc thi công các
công trình chủ yếu là đi thuê ngoài. Điều này cũng đem lại một số hiệu quả nhất
định như: linh hoạt trong thi công, chủ động đẩy nhanh tiến độ, hạn chế đọng
vốn lớn vào TSCĐ. Tuy nhiên, trong thời gian tới công ty cũng cần có kế hoạch
đầu tư thêm vào máy móc, thiết bị để từng bước nâng cao uy tín và năng lực thi
công của đơn vị.
- Tài sản lưu động: Tài sản lưu động của công ty đều có số tuyệt đối tăng
qua các năm. Tuy nhiên, cơ cấu tài sản lưu động/Tổng tài sản qua các năm 2008,
2009, 2010, 2011 giảm lần lượt là từ 69% > 64% > 62% > 59%, cho thấy công
ty đã đầu tư vào TSCĐ và đầu tư dài hạn nhiều hơn. Phân tích chi tiết tài sản lưu
động thể hiện như sau:
+ Tiền và các khoản tương đương tiền của công ty năm 2010 là 1.521.462
triệu đồng. Tính tới thời điểm 31/12/2011 là 784.019 triệu đồng (chiếm
4,6%/Tổng tài sản), giảm 737.443 triệu đồng so với thời điểm 31/12/2010. Có
thể thấy công ty đã sử dụng tiền mặt nhiều hơn, không để tồn quỹ nhiều như
năm 2010. Có thể thấy tiền và các khoản tương đương tiền của công ty thời
Tiểu luận Tài chính doanh nghiệp Lớp CH20D
20
Đại học Kinh tế Quốc dân Khoa Tài chính Ngân hàng
điểm 31/12/2011 là 784.019 triệu đồng ~ Doanh thu bình quân hàng tháng của
công ty năm 2011 là khoảng 773.916 triệu đồng >> Hợp lý, đảm bảo khả năng
thanh toán tức thời cho hoạt động của công ty.
+ Các khoản phải thu khách hàng: Năm 2010, Giá trị các khoản phải thu
của công ty là 3.843.648 triệu đồng (~bằng 31% Tổng tài sản). Tính đến thời
điểm 31/12/2011, gía trị các khoản phải thu là 4.458.493 triệu đồng (tăng
115,9% so với cả năm 2010), do doanh thu thực hiện tăng. Tuy nhiên, cơ cấu
các khoản phải thu/Tổng tài sản năm 2011 chỉ là 26%, trong khi cơ cấu này năm
2010 là 31%. Như vậy có thể thấy công ty khá tích cực trong việc thu hồi công
nợ. Bởi đặc thù ngành xây dựng, xây lắp dầu khí là các công trình (nhất là các

công trình xây dựng khu công nghiệp, dự án dầu khí quy mô lớn) thường mất
thời gian thi công tương đối lâu và công ty thường phải tiến hành thi công trước
sau đó phía chủ đầu tư mới giải ngân theo tiến độ công trình. Thời gian các
khoản phải thu khách hàng dao động từ 90 - 120 ngày tùy theo quy mô công
trình thực hiện.
+ Hàng tồn kho: Năm 2011, công ty có giá trị hàng tồn kho là 4.105.522
triệu đồng (chiếm 24%/Tổng tài sản) và tăng 1.483% so với năm 2010. Một
phần là do giá vốn hàng bán tăng hơn so với năm 2010, tuy vậy có thế thấy công
ty đã bị đọng vốn vào hàng tồn kho khá nhiều. Hàng tồn kho của công ty chủ
yếu là chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu chạy máy thi công, phế liệu khác.
Có thể thấy Hàng tồn kho của Công ty tăng mạnh qua các năm và đặc biệt
là trong năm 2011, lượng hàng tồn kho tăng gần gấp 2,48 lần so với năm 2010.
Nguyên nhân là do kinh tế suy thoái, thị trường BĐS bão hòa và dần đóng băng,
giá cả lãi suất tăng cao, công ty thiếu vốn hoàn thiện công trình. Vì vậy, phía
lãnh đạo công ty cần có biện pháp tháo gỡ đẩy mạnh tìm kiếm nguồn đầu ra cho
hàng tồn kho, tìm kiếm thêm nguồn vốn để đẩy mạnh thi công hoàn thành các
công trình còn dở dang. Giảm gánh nặng chi phí lãi vay phát sinh từ số hàng tồn
đọng chưa đưa vào thi công này
Tiểu luận Tài chính doanh nghiệp Lớp CH20D
21
Đại học Kinh tế Quốc dân Khoa Tài chính Ngân hàng
- Tài sản cố định: Tài sản cố định (TSCĐ) của công ty tại thời điểm
31/12/2011 là 1.849.633 triệu đồng (chiếm 11%/Tổng tài sản) trong đó gồm: Giá
trị còn lại của TSCĐ hữu hình là máy móc, thiết bị thi công 1.540.696 triệu
đồng, của TSCĐ vô hình (phần mềm kỹ thuật, thương hiệu) là 190.029 triệu
đồng và của TSCĐ thuê tài chính là 118.907 triệu đồng. Trong năm 2011 tổng
TSCĐ đã tăng 1.323% so với cả năm 2010, nguyên nhân là do công ty đã đầu tư
thêm máy móc thiết bị thi công (TSCĐ hữu hình tăng mạnh nhất là 1.428%,
TSCĐ vô hình tăng 689%, TSCĐ thuê tài chính tăng 1.411% tương ứng so với
năm 2010). Do đặc thù là công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp dầu khí, thi

công công trình xây dựng lớn nên công ty đã khá chú trọng trong việc đầu tư
TSCĐ, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Tuy vậy, cơ cấu
tỷ trọng TSCĐ/Tổng tài sản vẫn ở mức thấp (cao nhất chỉ ở mức là ~ 4%/Tổng
tài sản), cần đầu tư hơn nữa nhất là máy móc thiết bị và công nghệ phần mềm
hiện đại.
- Chi phí xây dựng cơ bản dở dang: Năm 2011 khoản mục này là
2.233.228 triệu đồng (chiếm 4%/ Tổng tài sản) và tăng 1.058% so với cả năm
2010. Khoản mục này liên tục tăng mạnh qua các năm là do khối lượng công
trình thi công tăng. Tuy vậy, cũng phản ánh mức độ đọng vốn của công ty trong
năm 2011 là khá lớn, cần có biện pháp tháo gỡ để sớm hoàn thiện các công trình
dang dở, giảm bớt chi phí lãi vay phát sinh từ khoản mục này.
- Tài sản dài hạn khác: Tài sản dài hạn khác của công ty chủ yếu là các
khoản đầu tư tài chính dài hạn, các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn.
Tiểu luận Tài chính doanh nghiệp Lớp CH20D
22
Đại học Kinh tế Quốc dân Khoa Tài chính Ngân hàng
Bảng cân đối kế toán từ 2008 đến 2011 (Phần NV)
Chỉ tiêu 31-Thg12-08 31-Thg12-09 31-Thg12-10 31-Thg12-11
NGUỒN VỐN 3.822.294.313.862 5.648.503.181.280 12.503.694.768.770 16.870.263.949.906
I. Nợ phải trả 2.148.282.195.842 3.609.465.173.598 7.608.570.992.816 11.176.322.564.902
1. Nợ ngắn hạn 2.130.130.331.610 3.343.242.739.421 6.790.957.134.527 9.609.822.155.505
-Vay ngắn hạn 551.052.794.190 534.857.897.979 2.825.257.446.474 3.367.649.005.244
-Nợ DH đến hạn trả 1.024.371.252.644 1.712.936.651.548 1.873.393.782.604
-Phải trả nhà CC 349.288.740.108 715.097.375.549 1.397.432.563.849 1.572.474.582.937
-Phải trả khác 205.417.544.668 380.350.814.345 694.873.341.600 4.669.698.567.324
2. Nợ dài hạn 18.151.864.232 266.222.434.177 817.613.858.289 1.566.500.409.397
II. Nguốn vốn CSH 1.674.012.118.020 2.039.038.007.682 4.895.123.775.954 5.693.941.385.004
1. NV và quỹ 1.605.233.024.347 1.753.184.259.615 2.920.900.450.172 2.971.744.237.332
-Nguốn vốn KD 1.501.385.980.268 1.500.802.387.370 2.505.847.385.400 2.507.207.544.570
-Cổ phiếu quỹ -548.050.756 -299.729.878 0 -6.543.182.595

-Chênh lệch TG -15.676.965.928 -19.115.598.973
-LN chưa PP 88.139.491.983 223.760.852.285 382.604.339.560 370.458.573.575
-Các quỹ 16.255.602.852 28.920.749.838 48.125.691.140 119.736.900.755
2. Nguồn kinh phí 68.779.093.673 285.853.748.067 1.974.223.325.782 2.722.197.147.672
- Cơ cấu Tổng nguồn vốn hoạt động năm 2011 của công ty gồm 57% là
Nợ vay ngắn hạn, 9% là Nợ dài hạn và 34% còn lại là vốn chủ sở hữu, các
khoản lợi nhuận chưa phân phối và các quỹ. Đây là một cơ cấu tương đối phù
hợp với một công ty chuyên hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, thi công công
trình. Năm 2008, công ty có tổng nguồn vốn chỉ là 3.822.294 triệu đồng. Tính
đến thời điểm 31/12/2011 Tổng nguồn vốn đã là 16.870.263 triệu đồng (gần gấp
4,4 lần). Đây là một bước tiến lớn về quy mô của công ty. Tuy vậy, có thể thấy
công ty đã sử dụng nợ vay dài hạn nhiều hơn (năm 2008 chưa có nợ dài hạn,
nhưng năm 2011 nợ dài hạn đã chiếm 9%/Tổng nguồn vốn).
Tiểu luận Tài chính doanh nghiệp Lớp CH20D
23
Đại học Kinh tế Quốc dân Khoa Tài chính Ngân hàng
- Nợ phải trả: Khoản mục nợ phải trả của công ty năm 2008 chỉ là
2.148.282 triệu đồng (chiếm 56%/Tổng nguồn vốn). Các khoản nợ phải trả chủ
yếu là khoản vay ngắn hạn, chậm trả nhà cung cấp và các khoản người mua trả
tiền trước, không có nợ dài hạn. Nhưng qua quá trình hoạt động từ năm 2008
đến 2011 thì tính đến thời điểm 31/12/2011, các khoản nợ phải trả của công ty
đã là 11.176.322 triệu đồng, gấp gần 5,2 lần so với cả năm 2008. Hơn nữa, Công
ty đã phát sinh các khoản nợ phải trả dài hạn là 1.566.500 triệu đồng (Năm 2008
nợ dài hạn là 0 đồng). Điều này có nguyên nhân từ việc tăng quy mô tổng tài sản
của công ty và chứng tỏ công ty đã đầu tư tài sản cố định từ vốn vay dài hạn.
- Nợ ngắn hạn: Nợ ngắn hạn năm 2011 của công ty là 9.609.822 triệu
đồng (chiếm 57%/Tổng nguồn vốn) trong đó: Vay ngắn hạn là 3.367.649 triệu
đồng (chiếm 20%/Tổng nguồn vốn), Phải trả khác là 4.669.698 triệu đồng, và
phải trả nhà cung cấp chí là 1.572.474 triệu đồng (chiếm 9%/Tổng nguồn vốn).
Khoản mục phải trả khác trong năm 2011 cao bất thường so với các năm trước

(gần gấp 6,7 lần năm 2010), đây là tín hiệu xấu trong hoạt động kinh doanh của
công ty trong năm 2011 và sẽ ảnh hướng lớn tới kế hoạch hoạt động của công ty
trong các năm sắp tới.
Trong các năm từ 2008 -2011 thì Tỷ trọng Nợ phải trả ngắn hạn/tổng
nguồn vốn vẫn giữ ở mức từ 54%-59%, trong khi Tỷ trọng TS ngắn hạn/Tổng
tài sản ở mức từ 59%-69%. Chứng tỏ công ty không sử dụng nợ ngắn hạn để đầu
tư vào TS dài hạn. Đây là một mức tỷ trọng tương hợp lý, lợi thế là có thể tận
dụng đòn bẩy tài chính. Tuy vậy, Công ty vẫn cần có kế hoạch giảm mức tỷ
trọng Nợ phải trả ngắn hạn/Tổng nguồn vốn ở mức 50% là phù hợp trong hoàn
cảnh nền kinh tế suy thoái, lãi suất cao và thị trường BĐS đóng băng. Tìm
nguồn vốn huy động dài hạn khác ổn định hơn để hoàn thiện các công trình dở
dang.
- Phải trả nhà cung cấp: Năm 2011, phải trả nhà cung cấp của công ty là
1.572.474 triệu đồng (tăng 125% so với năm 2010), tuy nhiên khoản phải thu
năm 2011 của công ty lại tăng 160% so với năm 2010. Khoản phải trả đại diện
Tiểu luận Tài chính doanh nghiệp Lớp CH20D
24
Đại học Kinh tế Quốc dân Khoa Tài chính Ngân hàng
một phần quan trọng, nguồn tài trợ không phải trả lãi cho doanh nghiệp. Việc
thu hồi khoản phải thu tạo ra tiền mặt được sử dụng để thanh toán nợ và giảm
khoản phải trả. Do đó, đây chưa phải là tín hiệu thực sự tốt. Việc gia tăng khoản
phải trả có thể mang ý nghĩa khác nhau: một là uy tín của khách hàng vay vốn
gia tăng và được cho phép gia tăng khoản tín dụng thương mại, mặt khác là do
phát sinh những khoản chậm trả, tồn đọng và thiện chí trả nợ của khách hàng
vay vốn kém.
- Vay ngắn hạn: Khoản mục này đại diện cho những khoản vay mượn từ
Ngân hàng, thường sử dụng để tài trợ cho tài sản ngắn hạn. Có thể thấy Vay
ngắn hạn của công ty tăng mạnh trong các năm 2010 và 2011, cụ thể là: Vay
ngắn hạn năm 2010 là 2.825.257 triệu đồng (chiếm 23%/Tổng nguồn vốn),
khoản mục này trong năm 2011 là 3.367.649 triệu đồng (chiếm 20%/Tổng

nguồn vốn), tăng 19% so với năm 2010. Điều này được giải thích từ việc TSLĐ
của công ty tăng (cụ thể là hàng tồn kho năm 2011 tăng mạnh, gấp 2,48 lần so
với năm 2010). Đây là một tín hiệu không tốt, khi công ty sử dụng nhiều vốn
vay ngắn hạn hơn, trong khi TSLĐ là hàng tồn kho lại tồn đọng quá nhiều.
- Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty năm 2008 là 1.674.012 triệu đồng
chiếm 44%/Tổng nguồn vốn. Tại thời điểm này, Nguồn vốn chủ sở hữu là nguồn
vốn tài trợ chủ yếu cho hoạt động kinh doanh của công ty. Nhưng tính đến thời
điểm 31/12/2011 Nguồn vốn chủ sơ hữu của công ty là 5.693.941 triệu đồng
(~bằng 34% Tổng nguồn vốn) dù số tuyệt đối tăng gấp 3,4 lần năm 2008, song
có thể thấy cơ cấu Vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn đã giảm đi đáng kể, công ty
đã sử dụng nợ vay nhiều hơn. Trong tổng nguồn vốn chủ sở hữu tại thời điểm
31/12/2011 có 370.458 triệu đồng (~2,2%/Tổng nguồn vốn) là khoản lợi nhuận
tích lũy chưa phân phối của công ty.
Phân tích cơ cấu tỷ trọng (%)
Chỉ tiêu 31-12-08 31-12-09 31-12-10 31-12-11
I. TSLĐ & ĐTNH 69% 64% 62% 59%
-Các khoản phải thu 25% 33% 31% 26%
-Hàng tồn kho 24% 17% 13% 24%
-TSLĐ khác 3% 2% 2% 3%
II. TSCĐ & ĐTNH 31% 36% 38% 41%
Tiểu luận Tài chính doanh nghiệp Lớp CH20D
25

×