Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

một số hiểu biết về bệnh Mụn trứng cá đỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.39 KB, 2 trang )

Mụn trứng cá đỏ (Rosacea) là căn bệnh viêm nhiễm mãn tính, xuất hiện
các mụn đỏ tấy trên da, làm ảnh hưởng đến vẻ đẹp thẩm mỹ.
Bệnh trứng cá đỏ làm giảm tự tin
Theo số liệu thống kê của Hiệp hội nghiên cứu và chữa trị bệnh trứng cá
đỏ Quốc gia của Mỹ (NRS), thì có 58% người mắc bệnh trứng cá đỏ cho
biết trả lời căn bệnh này làm giảm tính tự tin, giảm chất lượng cuộc
sống, làm tăng tính tự ti, thậm chí làm nhiều người không muốn ra khỏi
nhà.
Bệnh trứng cá đỏ thường gặp ở nhóm người lớn tuổi. Ban đầu chỉ biểu
hiện bằng những đám đỏ xung huyết dãn mạch ở đầu mũi, gò má, cằm,
giữa hai hàng mày, và đôi khi kèm theo trứng cá sần mủ và đau nhức.
Một số trường hợp da dầu mũi và cánh mũi có chiều hướng dày lên, đỏ
sần sùi mà dân gian quen gọi là mũi sư tử hay mũi cà chua. Mụn trứng
cá đỏ phát triển nhiều ở mũi, hai má và không có nhân bên trong.
Trứng cá đỏ có hai dạng, một là trứng cá sần mụn mủ và trứng cá xung
huyết dãn mạch. Cả hai dạng trứng cá này đều xuất hiện trên mặt, làm
giảm vẻ thẩm mỹ đối với người mắc.
Nguyên nhân gây bệnh
Mặc dù có nhiều nghiên cứu nhưng đến nay người ta vẫn chưa tìm ra
nguyên nhân đích thực của bệnh trứng cá đỏ. Các nhà chuyên môn cho
rằng, bệnh do nhiều yếu tố kết hợp, chẳng hạn như di truyền, rối loạn
chức năng thần kinh, lo lắng buồn phiền, căng thẳng do rối loạn nội tiết,
ăn uống thiếu khoa học, nhiễm khuẩn, do ăn nhiều chất cay nóng và
mỡ, có thể thay đổi hormone hoặc do dùng một số loại thuốc chữa bệnh
gây ra. Nói chung căn bệnh này không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến
sức khỏe nhưng lại gây tổn thương đến tinh thần, tăng tính tự ti và làm
giảm chất lượng cuộc sống. Cũng có trường hợp mụn phát triển gần
mắt và không điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến thị lực.
Bệnh trứng cá đỏ khiến phụ nữ giảm tự tin khi đi ra ngoài (ảnh minh
họa)
Cách phòng tránh chữa trị


Do chưa hiểu rõ nguyên nhân nên việc phòng tránh, chữa trị trứng cá
đỏ còn nhiều hạn chế. Với lý do này nên việc phòng bệnh như bảo vệ da
trước nguy cơ cháy nắng; hạn chế các thức ăn có thể làm tăng bệnh và
nếu chớm mắc bệnh cần đi khám và điều trị ngay sẽ rất quan trọng.
Phải tùy theo từng dạng trứng cá mà áp dụng cách điều trị cho thích
hợp. Ví dụ, ở thể sần mụn mủ thì có thể dùng thuốc uống hoặc bôi theo
chỉ dẫn của thầy thuốc chuyên khoa. Đối với dạng trứng cá xung huyết
dãn mạch thì khó điều trị hơn, tuy nhiên để giảm tấy đỏ người ta có thể
áp dụng liệu pháp ánh sáng hoặc bằng kỹ thuật lazer. Những ai có cơ
địa phù hợp với phương này sẽ mang lại hiệu quả cao.
Một số lưu ý khi dùng thuốc chữa mụn trứng cá đỏ
Các loại thuốc kháng sinh như tetracyline cũng có tác dụng tốt đối với
bệnh trứng cá đỏ sần mủ, nhưng nó để lại nhiều phản ứng phụ, nhất là
rủi ro kháng thuốc nếu dùng dài kỳ. Doxycycline không phải thuốc
kháng sinh nhưng lại có tác dụng phòng chống viêm nhiễm, không làm
cho vi khuẩn kháng thuốc. Sử dụng liệu pháp điều trị lazer và ánh sáng
nói chung là an toàn, nhưng nếu sử dụng dài ngày không chỉ gây tốn
kém mà còn thiếu an toàn. Bởi vậy, cho đến nay chưa có cơ sở điều trị
nào dám đứng ra bảo lãnh cho phương pháp điều trị này.

×