Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Những yêu cầu đối với các chủ thể trong việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại các trung gian thanh toán và thực tế áp dụng các quy định về thanh toán thẻ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.12 KB, 17 trang )

MỤC LỤC.
Đặt vấn đề …………………………………………………………………….2
Nội dung……………………………………………………………………….3
I. Những yêu cầu đối với các chủ thể trong việc mở và sử dụng tài khoản
thanh toán tại các trung gian thanh toán ………………………………….3
1.Một số vấn đề lý luận chung ……………………………………………….3
2.Những yêu cấu đối với các chủ thể khi mở tài khoản thanh toán tại các trung
gian thanh toán ………………………………………………………...4
2.1. Đối với khách hàng là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, đoàn thể, đơn vị vũ
trang …………………………………………………………………………….4
2.2. Đối với khách hàng là cá nhân……………………………………………5
3. Yêu cầu đối với các chủ thể khi sử dụng tài khoản qua trung gian thanh
toán…………………………………..…………………………………………..5
3.1. Với chủ tài khoản:………………………………….……………………….5
3.2. Với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán:………..………………………. 7
II. Thanh toán thẻ và thực tế áp dụng các quy định về thanh toán thẻ.
1.Thanh toán thẻ ………………………………………………………………7
2. Thực tế áp dụng quy định về thanh toán thẻ ……………………………..9
2.1. Thành tựu …………………………………………………………………9
2.2. Hạn chế và nguyên nhân ………………………………………………..10
3. Hoàn thiện trực tiếp các quy định điều chỉnh trực tiếp về thanh toán thẻ
………………………………………………………………………………….14
Kết thúc vấn đề.
1
ĐẶT VẤN ĐỀ.
Như chúng ta đã biết, ngày nay ở các quốc gia, các hình thức dịch vụ
thanh toán phát triển rất đa dạng. Ở Việt Nam, trong điều kiện nền kinh tế thị
trường, thì thanh toán qua trung gian – thanh toán chủ yếu là thanh toán không
dùng tiền mặt nên có vai trò to lớn. Việc thanh toán không dùng tiền mặt không
những phục vụ cho quá trình tái sản xuất xã hội mà việc thanh toán này có ảnh
hưởng trực tiếp đến sản xuất của xã hội. Mặt khác, thanh toán không dùng tiền


mặt tạo điều kiện cho các trung gian thực hiện được các dịch vụ trả tiền với khối
lượng lớn một cách nhanh chóng và chính xác.
Để thực hiện được việc thanh toán qua trung gian, các chủ thể phải mở tài
khoản tại các trung gian thanh toán. Tuy nhiên, trên thực tế, quá trình sử dụng
dịch vụ thanh toán qua các trung gian thanh toán bao giờ cũng gắn liền với các
rủi ro. Chính vì vậy, để tránh những rủi ro có thể xảy ra, pháp luật đã có những
quy định về trách nhiệm, quyền hạn của các chủ thể tham gia quan hệ thanh toán
qua trung gian thanh toán vừa để bảo vệ quyền lợi cho chính họ, vừa bảo đảm sự
vận hành an toàn của nền kinh tế. Vậy trong quá trình mở và sử dụng tài khoản
thanh toán tại các trung gian thanh toán thì các chủ thể cần phải đáp ứng những
yêu cầu gì? Những yêu cầu này được pháp luật quy định ra sao? Thực tế áp dụng
các quy định về thành toán thẻ hiện nay được thực hiện như thế nào? Để tìm
hiểu sâu hơn về vấn đề này, nhóm em xin chọn đề tài : “ Những yêu cầu đối với
các chủ thể trong việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại các trung gian
thanh toán và thực tế áp dụng các quy định về thanh toán thẻ”.
NỘI DUNG
2
I. Những yêu cầu đối với các chủ thể trong việc mở và sử dụng tài khoản
thanh toán tại các trung gian thanh toán.
1.Một số vấn đề lý luận chung.
- Theo từ điển từ ngữ Luật học (ĐH Luật HN): tài khoản là công cụ để ghi
chép, phản ánh vốn tiền tệ của chủ tài khoản. Tài khoản được sử dụng trong
thanh toán gọi là tài khoản thanh toán. Tài khoản thanh toán là tài khoản do
người sử dụng dịch vụ thanh toán mở tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh
toán để thực hiện các giao dịch thanh toán theo quy định của NHNN.
- Thanh toán qua các trung gian thanh toán là việc chi trả không tiến hành
trực tiếp giữa người chi trả với người thụ hưởng mà thông qua việc ủy nhiệm
cho các tổ chức trung gian như ngân hàng, kho bạc nhà nước thực hiện.
- Mở và sử dụng tài khoản thanh toán là một giao dịch thương mại của ngân
hàng thương mại. Giao dịch này được ngân hàng thương mại thực hiện thường

xuyên như một nội dung chính mang tính chức năng và đem lại nguồn doanh
thu, lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng.
- Về chủ thể, một bên tham gia giao dịch mở và sử dụng tài khoản thanh toán
bao giờ cũng là tổ chức tín dụng có đủ các điều kiện được phép tiến hành hoạt
động cung ứng dịch vụ thanh toán (chủ yếu là các ngân hàng thương mại);
khách hàng có thể là tổ chức, cá nhân thỏa mãn các điều kiện do ngân hàng quy
định phù hợp với pháp luật.
Có thể nói, pháp luật chỉ cho phép một số tổ chức tín dụng có chức năng
thích hợp được cung ứng dịch vụ thanh toán cho khách hàng là nhằm bảo vệ lợi
ích chính đáng của các bên giao dịch (ngân hàng và tổ chức, các nhân mở tài
khoản) và rộng hơn là lợi ích của nền kinh tế. Bởi lẽ, mở và sử dụng tài khoản
có liên quan đến vấn đề kiểm soát nguồn gốc của tài sản tiền gửi, cũng như vấn
đề điều tiết lưu thông tiền tệ và vận hành an toàn hiệu quả của hệ thống ngân
hàng trong kinh doanh.
3
2.Những yêu cấu đối với các chủ thể khi mở tài khoản thanh toán tại các
trung gian thanh toán.
Trước hết, chủ thể tham gia giao dịch mở tài khoản thanh toán phải có năng
lực hành vi dân sự. Họ phải chứng minh năng lực pháp luật và năng lực hành vi
của mình thông qua quyết định thành lập và giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh, quyết định bổ nhiệm chủ tài khoản và kế toán trưởng (đối với tổ chức)
hoặc chứng minh thư nhân dân (đối với cá nhân)…Cụ thể là:
2.1. Đối với khách hàng là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, đoàn thể, đơn vị
vũ trang phải gửi cho ngân hàng nơi mở tài khoản những giấy tờ sau:
- Giấy đăng kí mở tài khoản do chủ tài khoản kí tên, đóng dấu trong đó ghi rõ
các nội dung sau:
+ Tên đơn vị;
+Họ và tên chủ tài khoản;
+Địa chỉ giao dịch của đơn vị;
+ Số, ngày, tháng, năm, nơi cấp Chứng minh nhân dân của chủ tài khoản;

+ Tên ngân hàng nơi mở tài khoản.
- Bản đăng kí mẫu dấu và chữ kí để giao dịch với ngân hàng nơi mở tài khoản
gồm:
+ Chữ kí của chủ tài khoản và những người được ủy quyền kí thay chủ tài
khoản trên các giấy tờ thanh toán giao dịch với ngân hàng ( chữ kí thứ nhất).
+ Chữ kí của kế toán trưởng và của những người được ủy quyền kí thay kế
toán trưởng (chữ kí thứ 2).
+ Mẫu dấu của đơn vị.
- Các văn bản chứng minh tư cách pháp nhân của đơn vị như quyết định
thành lập đơn vị, giấy phép thành lập doanh nghiệp, quyết định bổ nhiệm tổng
giám đốc, giám đốc, thủ trưởng đơn vị…( nếu là bản sao phải có chứng nhận
của công chứng nhà nước).
4
2.2. Đối với khách hàng là cá nhân do người xin mở tài khoản lập và kí tên,
trong đó ghi rõ:
+ Họ và tên chủ tài khoản;
+ Địa chỉ giao dịch của chủ tài khoản;
+ Số, ngày, tháng, năm, nơi cấp Chứng minh nhân dân của chủ tài khoản;
+ Tên ngân hàng nơi mở tài khoản;
+ Bản đăng kí mẫu chữ kí của chủ tài khoản để giao dịch với ngân hàng nơi
mở tài khoản.
Khi nhận được giấy tờ đăng kí, xác minh các điều kiện mở tài khoản, ngân
hàng sẽ trả lời đồng ý hoặc từ chối mở tài khoản bằng văn bản. Trong trường
hợp ngân hàng đồng ý mở tài khoản, hồ sơ đăng ký mở tài khoản của khách
hàng sẽ được chuyển cho bộ phận chức năng của ngân hàng làm thủ tục mở tài
khoản và thông báo số hiệu tài khoản cũng như thời gian bắt đầu có hiệu lực của
tài khoản cho khách hàng biết để giao dịch. Kể từ thời điểm tài khoản bắt đầu có
hiệu lực, quyền và nghĩa vụ của các bên phát sinh. Trên cơ sở hợp đồng tài
khoản tiền gửi thanh toán mà các bên đã giao kết, các bên có trách nhiệm thực
hiện nghiêm chỉnh quyền và nghĩa vụ của mình như đã cam kết.

3. Yêu cầu đối với các chủ thể khi sử dụng tài khoản qua trung gian thanh
toán.
3.1. Với chủ tài khoản:
- Bảo đảm có đủ tiền trên tài khoản để thực hiện các lệnh thanh toán đã lập,
chịu trách nhiệm về việc chi trả vượt quá số dư hoặc hạn mức thấu chi của tài
khoản (trừ trường hợp đã có thỏa thuận thấu chi với ngân hàng)
- Tự tổ chức hạch toán, theo dõi số dư trên tài khoản, đối chiếu số dư với giấy
báo có, giấy báo nợ hoặc thông báo số dư trên tài khoản do ngân hàng nơi mở tài
khoản gửi đến.
- Chịu trách nhiệm về những sai sót và hành vi lợi dụng, lừa đảo khi sử dụng
dịch vụ thanh toán qua tài khoản do lỗi của mình. Trường hợp có sai sót về
5
chứng từ thanh toán, chủ tài khoản phải có văn bản giải trình chi tiết để ngân
hàng xem xét giải quyết.
- Tuân thủ hướng dẫn của ngân hàng về quy trình nghiệp vụ và mẫu biểu
trong việc lập và thực hiện các giao dịch thanh toán qua tài khoản; sử dụn
phương tiện thanh toán; sử dụng, luân chuyển, lưu trữ chứng từ giao dịch; các
biện pháp bảo đảm an toàn trong thanh toán…
- Thông báo kịp thời với ngân hàng khi phát hiện thấy sai sót, nhầm lẫn trên
tài khoản của mình hoặc tài khoản của mình bị lợi dụng. Cung cấp thông tin
chính xác khi yêu cầu sử dụng và khi sử dụng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.
- Không được cho thuê, cho mượn tài khoản hoặc sử dụng tài khoản của mình
trong các giao dịch thanh toán đối với những khoản tiền đã có bằng chứng về
nguồn gốc bất hợp pháp.
- Hoàn trả cho ngân hàng trong trường hợp thụ hưởng số tiền không có căn
cứ pháp luật thông qua giao dịch thanh toán do ngân hàng thực hiện.
- Chấp nhận việc ngân hàng trích tài khoản để thu các khoản nợ đến hạn, quá
hạn, các khoản lãi và các khoản chi phí hợp lệ khác phát sinh trong quá trình
quản lý tài khoản và cung ứng các dịch vụ thanh toán theo quy định.
- Chủ tài khoản có nghĩa vụ tuân thủ các quy định của pháp luật về sử dụng

tài khoản thanh toán.
- Đối với trường hợp nhiều người cùng là chủ tài khoản( đồng chủ tài khoản),
mọi giao dịch thanh toán chỉ được thực hiện khi có sự chấp thuận của tất cả
những người có là đồng chủ tài khoản. Đồng chủ tài khoản được ủy quyền cho
người khác sử dụng tài khoản trong phạm vi quyền và nghĩa vụ của mình. Việc
ủy quyền phải được lập thành văn bản theo quy định của pháp luật. Trong
trường hợp một đồng chủ tài khoản bị chết, bị tuyên bố mất tích hoặc mất năng
lực hành vi dân sự thì quyền sử dụng tài khoản và nghĩa vụ phát sinh từ việc sử
dụng tài khoản của người đó được thực hiện theo quy định của pháp luật.
6

×