MỤC LỤC
MỤC LỤC ........................................................................................................ 1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................ 2
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN NỘI BỘ .................................... 2
1. Lịch sử hình thành và phát triển của KTNB .............................................. 2
2. Bản chất và ý nghĩa của KTNB ................................................................... 3
3. Vai trò, chức năng của KTNB hiện đại ...................................................... 5
4. Sơ lược về một quy trình kiểm toán ............................................................ 8
5. Những yêu cầu đối với KTNB ................................................................... 9
PHẦN II: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KTNB VIỆT NAM ............................. 13
1. Vai trò của KTNB ở Việt Nam hiện nay .................................................. 13
2. Tình hình của hoạt động KTNB ở Việt Nam: .......................................... 14
3. Những yêu cầu đối với KTNB Việt Nam: ................................................ 16
KẾT LUẬN .................................................................................................... 19
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 20
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Kiểm toán KT
Nội bộ NB
Ban Giám Đốc BGĐ
Ủy ban UB
Kiểm soát KS
LỜI MỞ ĐẦU
Khi hoạt động của các tổ chức ngày càng tăng về mặt quy mô và mức độ
phức tạp, các nhà quản lý phải có những cách thức mới để điều hành hiệu quả
hơn. Họ cần đến những kiểm soát chi tiết cho từng phòng ban, khu vực hoạt
động và kiểm soát chung đối với cả tổ chức mà chi phí tăng thêm tương đối ít.
Và Kiểm toán nội bộ ra đời để thực hiện vai trò trợ giúp cho nhà quản lý đạt
được những mục tiêu đó.
Ở Việt Nam, làn sóng đầu tư ngày càng mạnh mẽ và đầu tư chưa từng có
khi bước vào kỷ nguyên tăng trưởng, Theo đó, nhu cầu kiểm soát tại các
doanh nghiệp cũng ngày càng gia tăng. Điều này buộc các doanh nghiệp cần
có những kiểm toán viên nội bộ để giảm thiểu các rủi ro. Kiểm toán viên nội
bộ có khả năng ngăn chặn, phát hiện và chỉnh sửa các vấn đề tiêu cực phát
sinh cao nhất trong nội bộ doanh nghiệp, đóng vai trò như một người bảo vệ
giá trị của doanh nghiệp. Kiểm toán nội bộ ra đời sau Kiểm toán độc lập, còn
khá xa lạ với nhiều nhà quản lý, và cũng chỉ đang hoạt động phần lớn trong
một số ngân hàng và doanh nghiệp. Vì thế cần tăng cường hiểu biết để tổ
chức bộ phận này sao cho mang lại lợi ích thực sự cho nhà quản lý.
Trong chương trình làm đề án của sinh viên tại trường ĐH, em chọn đề
tài: “Sự phát triển của KTNBVN và những yêu cầu đối với KTNB chuyên
nghiệp” để nâng cao hiểu biết và đưa ra một số ý kiến của bản thân về vấn đề
này. Kết cấu đề án bao gồm 3 phần chính như sau:
Phần I: Tổng quan về KTNB
Phần II: Sự phát triển của KTNBVN
1
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN NỘI BỘ
Để bắt đầu nói về KTNB, cần phải biết về sự ra đời và phát triển của
KTNB, sau đó mới có thể hình dung được KTNB có bản chất như thế nào, vai
trò, ý nghĩa là gì…? Đây là các nội dung trong phần I này.
1. Lịch sử hình thành và phát triển của KTNB
Đối với các doanh nghiệp, số lượng nghiệp vụ là khá nhiều và phức tạp
nên không hề dễ dàng cho người chủ sở hữu hay người quản lý cấp cao tiếp
xúc để kiểm tra một cách vừa ý. Mặc dù người ta có thể xây dựng một hệ
thống kiểm tra, kiểm soát và kỳ vọng rằng sẽ bao quát được hệ thống đó một
cách hiệu quả, thì vẫn khó khi muốn xác định: các quy tắc đã định ra có được
tuân thủ và có hiệu lực trong thời điểm thực tế hay không? Tài sản của doanh
nghiệp có được đảm bảo an toàn không? Nhân viên làm việc có hiệu năng
không?... Vì những nhu cầu đó, người chủ cần có sự trợ giúp của một hoặc
một số người trực tiếp kiểm tra và báo cáo theo các câu hỏi trên. Đó là lí do
dẫn đến sự ra đời của KTNB. Theo các tài liệu tham khảo được về KTNB và
các thông tin thu thập được trên các website có thể nhận thấy mầm mống của
hoạt động KTNB đã xuất hiện rất sớm. Từ thời kỳ Pharaoh, những hoạt động
kiểm soát nội bộ, kiểm toán đầu tiên đã được hình thành ở Bộ phận tài chính
trung tâm. Tuy nhiên trong thế kỷ 19, hoạt động KTNB chủ yếu là phát hiện
những gian lận.
Khi các doanh nghiệp mở rộng phạm vi và lĩnh vực hoạt động, cùng sự
ra đời của những chuẩn mực đạo đức trong quản lý, sự phát triển thêm trong
Đạo luật năm 1977 của Mỹ về Những hành vi hối lộ bên ngoài, với các quy
định về áp dụng Đạo luật đó của UB Chứng khoán và Giao dịch,và Đạo luật
Tổng thanh tra, tạo ra sức ép quản lý đối với người điều hành thì KTNB càng
trở nên quan trọng, Lúc này, vai trò của KTNB được mở rộng hơn trong cả kế
2
toán, kiểm soát kế toán, các lĩnh vực tài chính và phi tài chính, phục vụ cho
Hội đồng giám đốc và Ủy ban Kiểm toán.
KTNB hoạt động có hệ thống hơn khi Viện Kiểm toán nội bộ ( viết tắt là
IIA- Insitute of Internal Auditors) được thành lập năm 1941với 25 hội viên.
Đầu năm 1970, IIA bắt đầu việc đào tạo và cấp chứng chỉ Kiểm toán viên nội
bộ. Và đến năm 1978, IIA ban hành chuẩn mực thực hành cho KTNB đánh
dấu bước phát triển quan trọng trong KTNB. Một minh chứng khẳng định vị
trí vững vàng và sự lớn mạnh của nghề KTNB là hiện nay, IIA có trên 150000
hội viên tại 165 quốc gia, trong đó có khoảng 65000 hội viên có chứng chỉ
KTVNB.
Không thể không nhắc đến các vụ gian lận tài chính ở Công ty
Worldcom và Enron (Mỹ) những năm 2000-2001 và đặc biệt là khi Luật
Sarbanes-Oxley của Mỹ ra đời năm 2002 ( Luật này quy định các công ty
niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ phải báo cáo về hiệu quả của hệ
thống kiểm soát nội bộ công ty) đã thúc đẩy KTNB càng phát triển nhanh, các
KTVNB cũng có những kĩ năng nghề nghiệp cần thiết để giúp các doanh
nghiệp hoạt động hiệu quả.
2. Bản chất và ý nghĩa của KTNB
Qua mỗi thời kỳ phát triển lại có thêm nhiều quan điểm về hoạt động
KTNB, nhưng ở đây xin đưa ra hai định nghĩa tiêu biểu như sau:
Định nghĩa thứ nhất, theo Viện Kiểm toán Nội bộ ( IIA ): “Kiểm toán nội bộ
là hoạt động đánh giá và tư vấn độc lập trong nội bộ tổ chức, được thiết kế
nhằm cải tiến và làm tăng giá trị cho các hoạt động của tổ chức đó. Giúp tổ
chức đạt được các mục tiêu bằng việc đánh giá và cải tiến một cách hệ thống
và chuẩn tắc tính hiệu lực của quy trình quản trị, kiểm soát và quản lý rủi ro”.
( web: kiemtoan.com.vn)
3
Thứ hai, trong Các chuẩn mực Hành nghề KTNB ban hành năm 1978, “
KTNB là một chức năng thẩm định độc lập được thiết lập bên trong một tổ
chức để xem xét và đánh giá các hoạt động của tổ chức đó, với tư cách là một
sự trợ giúp đối với tổ chức đó”. ( Kiểm toán nội bộ hiện đại – đánh giá các
hoạt động và hệ thống kiểm soát- NXB Tài chính 2000).
Theo tôi, cách diễn đạt đầu tiên bao hàm đầy đủ hơn cả về phạm vi, tính
độc lập, nội dung, vai trò, và phương thức hoạt động của KTNB.
+ Về phạm vi, được chỉ ra rõ ràng ở cả hai khái niệm, công việc KTNB
do tổ chức và nhân viên trong tổ chức tiến hành.
+ Về Tính độc lập của KTNB thể hiện trong cụm từ “ độc lập” nói lên
rằng công việc KTNB không bị những ràng buộc có thể làm hạn chế đáng kể
phạm vi và hiệu quả của việc thẩm tra, hoặc làm chậm trễ việc báo cáo những
phát hiện và kết luận trong việc đánh giá các hoạt động của Ban Giám đốc và
nhân viên.
+ Nội dung : đánh giá và tư vấn cho nhà quản lý. Điều này sẽ phản ánh
đúng và đầy đủ hơn định nghĩa thứ hai đưa ra : là một chức năng thẩm định,
chỉ thẩm định thôi thì chưa phản ánh rằng sau khi đã đánh giá, KTNB sẽ đưa
ra những kiến nghị cho người điều hành, và những kiến nghị đó mới thực sự
phản ánh chất lượng của hoạt động KTNB.
+ Định nghĩa thứ hai cũng không thể hiện được vai trò cải tiến và làm
tăng giá trị cho hoạt động của tổ chức, không chỉ ra cách thức cụ thể để
KTNB thực hiện vai trò ấy là: đánh giá và cải tiến một cách hệ thống, chuẩn
tắc tính hiệu lực của quy trình quản trị, kiểm soát và quản lý rủi ro mà chỉ thể
hiện rất chung chung vai trò đó là: một sự trợ giúp.
Từ hai định nghĩa đã đưa ra, có thể thừa nhận rằng KTNB là một hoạt
động kiểm soát có tổ chức mà chức năng là đo lường và đánh giá hiệu quả của
những kiểm soát khác, kết quả là nêu ra căn cứ cải tiến và các kiến nghị cải
4
tiến cho những người có trách nhiệm. KTNB là một dạng đặc biệt của nghề
kiểm toán (bên cạnh kiểm toán độc lập, kiểm toán nhà nước), mà “khách
hàng” duy nhất là chính công ty mình đang làm việc.
3. Vai trò, chức năng của KTNB hiện đại
Theo quan điểm trước đây, KTNB chịu trách nhiệm kiểm toán báo cáo
tài chính và tập trung vào công tác kiểm tra kế toán, thông tin tài chính của
công ty. Tuy nhiên vai trò của KTNB hiện đại được mở rộng, bao gồm công
tác kiểm toán tính hiệu quả và tính tuân thủ của mọi hoạt động cũng như tư
vấn hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp.
• Vai trò trong kiểm soát nội bộ:
Hướng đi chủ yếu của KTNB là cải thiện hoạt động của hệ thống Kiểm
soát nội bộ. CICA ( Viện kế toán viên công chứng Canada ) định nghĩa về hệ
thống KSNB theo quan điểm của kiểm toán quản lý như sau: “ Kiểm soát nội
bộ bao gồm kế hoạch của tổ chức và tất cả các hệ thống phối hợp do nhà quản
lý của doanh nghiệp xây dựng để nhằm trợ giúp đạt được các mục tiêu quản
lý cho tới việc thực hành, tính tuân thủ và hiệu quả của hoạt động kinh doanh,
bao gồm cả đảm bảo an toàn cho tài sản, tính trung thực của những ghi chép
kế toán, tính đúng kỳ và sự trung thực của thông tin tài chính…” Như vậy,
KSNB được nhận diện chung như một quy trình, hiệu quả hoạt động của
BGĐ, nhà quản lý, và nhân viên khác của một tổ chức, các thiết kế để đưa ra
những bảo đảm hợp lý cho các mục tiêu đạt được trong các loại KSNB sau:
- Tính hiệu quả, hiệu năng của các hoạt động
- Tính trung thực của các BCTC
- Tính tuân thủ luật pháp và quy định
Ban quản lý chịu trách nhiệm về KSNB. Nhà quản lý thiết lập nên những
quy tắc và quy trình nhằm giúp tổ chức đạt được các mục tiêu cụ thể trong hệ
thống mục tiêu chung. KTVNB tiến hành Kiểm toán để đánh giá xem những
5
quy tắc, quy trình được thiết kế và thực hiện có hiệu quả hay không và đưa ra
những kiến nghị để cải thiện chúng.
• Vai trò trong quản lý rủi ro:
Những tiêu chuẩn KTNB chuyên nghiệp quy định chức năng điều hành
và đánh giá hiệu quả quy trình quản lý rủi ro của tổ chức. Quản lý rủi ro mô tả
cách thức một tổ chức thiết lập các mục tiêu, sau đó nhận dạng, phân tích, và
đối phó lại với những rủi ro có ảnh hưởng tiềm tàng đối với khả năng đạt
được mục tiêu của quản lý: Những rủi ro thuộc về các chiến dịch, hoạt động,
báo cáo tài chính và hệ thống luật hoặc quy định. Nhà quản lý thực hiện các
hoạt động đánh giá rủi ro như một phần trong tiến trình bình thường của hoạt
động kinh doanh trong mỗi loại đó. Các ví dụ bao gồm: kế hoạch chiến lược,
kế hoạch marketing, kế hoạch đầu tư, ngân quỹ, hoạt động vay nợ..... Luật
Sanbanes-Oxley cũng yêu cầu mở rộng quy trình đánh giá rủi ro của BCTC.
Hướng dẫn pháp luật thống nhất thường đặt ra những đánh giá toàn diện về
chiều hướng và khả năng mâu thuẫn tiềm tàng trong các mặt của một công ty.
Các KTVNB có thể đánh giá mỗi hoạt động hoặc tập trung vào các quá trình
mà nhà quản lý sử dụng để tường thuật và giám sát các rủi ro nhận biết được.
Chẳng hạn các KTVNB có thể đưa ra lời khuyên cho nhà quản lý về việc báo
cáo những phương pháp hoạt động tiên tiến cho Hội đồng.
Trong các công ty lớn hơn, những giải pháp mang tính chiến lược lớn
được thi hành để đạt các mục tiêu và tạo ra những thay đổi. Là một thành viên
của Ban quản trị cấp cao, Trưởng ban kiểm toán (CAE) có thể tham gia vào
những vị trí mới trong các giải pháp ấy. Điều đó đặt Trưởng Ban kiểm toán
vào vị trí phải báo cáo những mặt tổ chức rủi ro chủ yếu cho UBKT hoặc đảm
bảo rằng những thông tin của nhà quản trị là có hiệu quả cho mục tiêu đó.
• Vai trò trong sự quản lý của tổng công ty
Hoạt động KTNB gắn liền với sự quản lý của liên hiệp công ty một cách
gần gũi và trọn vẹn chủ yếu thông qua việc tham gia vào các cuộc họp và thảo
6