Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Nghiên cứu điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ di căn não bằng hoá xạ trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (379.01 KB, 24 trang )

1
ĐẶT VẤN ĐỀ
UTP (UTP) là một trong những loại bệnh ác tính phổ biến và là
nguyên nhân gây tử vong do ung thư hàng đầu trên phạm vi toàn cầu. Đặc
điểm của UTP giai đoạn tiến triển là thường di căn não (30 - 50% các trường
hợp di căn não, có nguồn gốc từ phổi). Trước đây, việc điều trị các tổn thương
di căn não trong UTP gặp nhiều khó khăn do phần lớn các thuốc hoá chất
không hoặc ít qua hàng rào máu não. Nhiều bệnh nhân (BN) chỉ được điều trị
triệu chứng đơn thuần như chống phù não, chống co giật…nên kết quả điều trị
hạn chế, thời gian sống thêm trung bình chỉ từ 1-2 tháng. Phẫu thuật giúp cải
thiện thời gian sống thêm nhưng chỉ định hạn chế, thường chỉ áp dụng cho các
trường hợp di căn não 1 u và có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề. Xạ trị
toàn não làm tổn thương nhiều mô não lành, thời gian điều trị kéo dài, trong
khi thời gian sống thêm trung bình chỉ từ 3-6 tháng.
Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy, điều trị tổn thương di căn
não nói chung bằng xạ phẫu có nhiều ưu điểm, có thể giúp kiểm soát khối u tại
chỗ (90-97%), cải thiện triệu chứng, nâng cao chất lượng sống và kéo dài thời
gian sống thêm cao hơn xạ trị toàn não (8-18

tháng) và tương đương với phẫu
thuật (với di căn não 1 u), hầu như không để lại các biến chứng nặng, tỷ lệ tái
phát thấp, có thể tiến hành ở các vị trí không phẫu thuật được hoặc có các
chống chỉ định với phẫu thuật. Các phương pháp xạ phẫu gồm: Dao gamma cổ
điển, Cyber Knife, LINAC và gần đây là dao gamma quay. Bên cạnh đó, hoá
chất được lựa chọn để điều trị các tổn thương ngoại sọ bao gồm u nguyên phát
và các tổn thương di căn ngoài não. Kết quả nghiên cứu của nhiều thử nghiệm
lâm sàng đã chỉ ra các phác đồ chứa platin (Cisplatin, Carboplatin) trong đó có
PC (Paclitaxel + Carboplatin) có tỷ lệ đáp ứng cao hơn so với nhiều phác đồ
thông thường khác trong điều trị UTP không tế bào nhỏ giai đoạn IIIB-IV nói
chung. Tuy nhiên, các nghiên cứu này đều loại trừ hoặc có số BN di căn não
chiếm tỷ lệ thấp. Cho tới nay, việc đánh giá hiệu quả của hoá chất kết hợp xạ


phẫu trong điều trị UTP không tế bào nhỏ di căn não chưa có nhiều nghiên cứu
đề cập tới.
Tại Việt Nam, Trung tâm Y học hạt nhân và ung bướu - Bệnh viện Bạch
Mai đã và đang ứng dụng kỹ thuật xạ phẫu bằng dao gamma quay trong điều trị
các khối u và bệnh lý nội sọ, trong đó có BN di căn não từ UTP không tế bào nhỏ.
Mặc dù vậy, hiện nay chưa có công trình khoa học nào ở trong nước nghiên cứu về
sự kết hợp giữa hoá chất phác đồ PC với xạ phẫu dao gamma quay trong điều trị
nhóm bệnh này. Với mong muốn cải thiện thời gian sống thêm, nâng cao chất
lượng sống cho BN UTP không tế bào nhỏ di căn não, chúng tôi tiến hành đề tài
này nhằm mục tiêu:
1. Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân UTP
không tế bào nhỏ di căn não
2. Đánh giá kết quả điều trị UTP không tế bào nhỏ di căn não bằng hoá
chất phác đồ PC kết hợp xạ phẫu dao gamma quay.
2
ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Ngoài việc mô tả được đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của nhóm bệnh
UTP không tế bào nhỏ di căn não, luận án đã đưa ra một số đóng góp mới:
Xạ phẫu dao gamma quay làm biến mất khối u di căn não (19,8%), thu
nhỏ kích thước u (53,1%), thay đổi hình thái tổn thương (thoái hoá, hoại tử
chuyển dạng nang) (28,4%), kiểm soát khối u não ở 90,1% bệnh nhân.
Dao gamma quay kết hợp hoá chất Paclitaxel-Carboplatin giúp cải thiện
chỉ số Karnofsky ở 80,3%; triệu chứng chủ quan ở 82,7% bệnh nhân (đáp ứng
hoàn toàn là 17,3%); đáp ứng khách quan ở 35,8%. Đáp ứng cao hơn ở nhóm
bệnh nhân Karnofsky ≥ 80, di căn não đơn độc, nhận liều hoá chất ≥ 85%, ung
thư biểu mô tuyến so với nhóm còn lại (p<0,05). Đáp ứng tại não cao nhất ở
nhóm di căn não 1 u và kích thước nhỏ dưới 20 mm, nhận liều xạ phẫu 18-24 Gy.
Có 81,1% bệnh nhân sống thêm toàn bộ 6 tháng; 59,5% sống thêm toàn
bộ 1 năm và có đến 25,5% sống thêm toàn bộ 2 năm; 51,1% sống thêm không
tiến triển bệnh 6 tháng; 17,9% sống thêm không tiến triển bệnh 1 năm. Phân

tích đa biến các yếu tố ảnh hưởng tốt đến sống thêm không tiến triển bệnh và
sống thêm toàn bộ là Karnofsky ≥ 80, di căn não đơn độc; đến sống thêm
không tiến triển tại não là số u di căn não.
Hoá chất phác đồ Paclitaxel-Carboplatin kết hợp xạ phẫu dao gamma
quay là phương pháp an toàn, độc tính chấp nhận được.
BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN
Luận án dài 135 trang, gồm các phần: Đặt vấn đề: 2 trang; tổng quan
tài liệu: 37 trang; đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 17 trang; kết quả
nghiên cứu: 39 trang; bàn luận: 37 trang; kết luận: 2 trang; kiến nghị: 1 trang;
các bài báo liên quan: 1 trang. Trong phần kết quả nghiên cứu có 47 bảng; 40
biểu đồ. Phần tài liệu tham khảo với 138 tài liệu tiếng Việt và tiếng Anh. Phần
phụ lục gồm ca lâm sàng điển hình có hình ảnh minh hoạ; bệnh án nghiên cứu;
thư tìm hiểu kết quả điều trị; danh sách bệnh nhân nghiên cứu.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Các phương pháp chẩn đoán UTP không tế bào nhỏ di căn não
1.1.1. Chẩn đoán lâm sàng
1.1.2. Các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng
- Chẩn đoán hình ảnh: Chụp X quang, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng
hưởng từ
- Nội soi phế quản ống mềm; nội soi trung thất
- Sinh thiết xuyên thành ngực dưới hướng dẫn của CT
- Xét nghiệm tế bào học; mô bệnh học; phân tích đột biến gen.
- Xạ hình xương bằng máy SPECT, PET/CT
- Các xét nghiệm khác: Nội soi màng phổi; xét nghiệm chất chỉ điểm
khối u; siêu âm ổ bụng, đo chức năng hô hấp; các xét nghiệm đánh giá
bilan khác
1.2. Các phương pháp điều trị UTP không tế bào nhỏ di căn não
1.2.1. Hóa chất
1.2.2. Điều trị đích
1.2.3. Phẫu thuật

3
Bao gồm: Phẫu thuật cắt bỏ u não di căn trong di căn não 1 u và phẫu
thuật cắt bỏ u nguyên phát ở phổi trong một số trường hợp (T1-2N0-1; T3N0)
1.2.4. Xạ trị
Bao gồm: xạ trị lồng ngực, xạ trị toàn não, xạ trị giảm đau
1.2.5. Xạ phẫu lập thể
Bao gồm 2 nhóm:
- Phát tia X: Máy Cyber Knife, LINAC
- Phát tia gamma: Dao gamma cổ điển, dao gamma quay
1.3. Hệ thống thiết bị dao gamma quay
1.3.1. Cấu tạo
Gồm: máy xạ phẫu dao gamma quay (Gamma ART-6000™) cùng
với hệ thống lập kế hoạch xạ phẫu, khung định vị lập thể, bộ phận điều
khiển của tập đoàn American Radiosurgery, Inc (Hoa Kỳ), sản xuất năm
2007. Các bộ phận chính của máy gồm:Nguồn phóng xạ, hệ thống ống chuẩn
trực (collimator) sơ cấp (thân nguồn), thứ cấp (thân collimator), các cấu trúc
che chắn, giường điều trị
1.3.2. Nguyên lý hoạt động
Khi bắt đầu điều trị, các nguồn và ống chuẩn trực sơ cấp sẽ được đưa
vào vị trí thẳng hàng với ống chuẩn trực thứ cấp có đường kính tuỳ theo người
lập kế hoạch lựa chọn. Sau đó sẽ đóng, mở nhờ chuyển động quay tương đối
giữa ống chuẩn trực sơ cấp và thứ cấp. Bằng cách quay đồng thời cả hai hệ
thống ống chuẩn trực này khi nó ở trạng thái thẳng hàng thì 30 cung tròn chứa
nguồn không chồng lên nhau và đầy cung 360 độ. Sự phát ra chùm tia gamma
từ nguồn Co-60 trong thời gian điều trị nhờ chuyển động quay là sự khác biệt
chủ yếu giữa thiết kế cũ của dao gamma cổ điển (Leksell) và dao gamma quay.
Trong dao gamma quay, nhiều chùm tia không đồng phẳng phát ra đồng thời từ
nhiều nguồn bức xạ khác nhau, với một liều lượng cao trong một lần chiếu xạ
sẽ hội tụ, tập chung chính xác vào đích điều trị là u di căn não đã được cố định
và định vị để tiêu diệt tế bào ung thư, phá huỷ tổn thương.

1.3.3. Ưu điểm của xạ phẫu dao gamma quay
Trong xạ phẫu bằng dao gamma quay, chùm tia bức xạ đã phải phân ra cho
một khối lượng thể tích lớn hơn so với dao gamma cổ điển hoặc bằng máy gia tốc
tuyến tính do sử dụng chùm tia tĩnh (không quay). Nhờ vậy, liều phóng xạ vào mô
não lành xung quanh tổn thương sẽ giảm và tỷ lệ liều tại đích điều trị với liều tại tổ
chức lành được cải thiện. Bên cạnh đó, dao gamma quay có hệ thống định vị tự
động, giúp cho việc điều trị thuận tiện, an toàn với độ chính xác cao (≤ 0,1 mm) và
rút ngắn được thời gian điều trị. Mặt khác, số nguồn phóng xạ giảm từ 201 (dao
gamma cổ điển) xuống còn 30 nên giảm được chi phí thay nguồn. Hơn nữa, do
chuyển động quay riêng của ống chuẩn trực thứ cấp so với ống chuẩn trực sơ cấp
nên việc chuyển các trạng thái collimator với đường kính khác nhau được dễ dàng
và tiết kiệm thời gian hơn so với với dao gamma cổ điển. Trong thời gian không
điều trị, toàn bộ ống chuẩn trực sơ cấp thẳng hàng với vị trí che, ngăn không cho tia
4
gamma đi vào khu vực cần chiếu xạ, đồng thời các nguồn phóng xạ bị các thanh
vonfram chặn lại. Do đó, nó làm giảm thiểu rò rỉ bức xạ tới các vùng ngoài tổn
thương của BN và xung quanh máy.
Ngoài ra, bức xạ còn bị chặn thêm bởi cửa thép của buồng điều trị. Nhờ
vậy, nó đảm bảo được các tiêu chuẩn về an toàn phóng xạ. Trong thiết kế dao
gamma quay, các ống chuẩn trực thứ cấp lắp sẵn vị trí che chắn đã giúp loại bỏ
hoàn toàn việc phải đội mũ bảo hiểm như trong dao gamma cổ điển. Hệ thống
lập kế hoạch theo không gian ba chiều đảm bảo việc phân bố liều lượng tối ưu:
liều tối đa tại tổn thương trong khi giảm thiểu đến mức thấp nhất vào tổ chức
lành xung quanh.
Các đặc điểm về cấu tạo: có hệ thống theo dõi BN qua camera và liên
lạc qua âm thanh; hệ thống cảnh báo bằng tín hiệu khi có sự cố; hệ thống lưu
điện đảm bảo máy hoạt động bình thường trong 30 phút khi có mất điện đã
giúp cho việc xạ phẫu bằng dao gamma được đảm bảo an toàn cao.
1.4. Hoá chất Paclitaxel và Carboplatin
- Paclitaxel: Là thuốc hoá chất thế hệ sau, thuộc nhóm taxan

- Carboplatin: Là một platin thế hệ 2 (sau Cisplatin)
1.5. Một số nghiên cứu trong và ngoài nước về điều trị UTP di căn não
bằng xạ phẫu, hoá chất phác đồ Paclitaxel-Carboplatin
1.5.1. Các nghiên cứu về điều trị di căn não bằng xạ phẫu
Cho tới nay, đã có có nhiều nghiên cứu của tác giả nước ngoài về điều
trị tổn thương di căn não bằng xạ phẫu. Tuy nhiên, hầu hết các báo cáo này có
đặc điểm: Không rõ phác đồ điều trị toàn thân hoặc điều trị bằng nhiều phác đồ
khác nhau; bao gồm nhiều loại ung thư nguyên phát khác nhau; cả các trường
hợp thất bại sau điều trị các phương pháp khác; phương pháp xạ phẫu có thể là
Cyber Knife, LINAC hoặc dao gamma cổ điển.
Serizawa (2009) đã tiến hành nghiên cứu trên 443 BN UTP di căn não (có
387 trường hợp UTP không tế bào nhỏ) được điều trị bằng dao gamma tại Chiba -
Nhật Bản, kết quả cho thấy: Thời gian sống thêm trung vị là 8,9 tháng. Năm 2009,
Park và cs đã tiến hành xạ phẫu cho 33 BN UTP không tế bào nhỏ di căn não
đa u (từ 2-20 u), chia 2 nhóm, nhóm 1 gồm 14 BN xạ phẫu bằng dao gamma,
nhóm 2 gồm 19 BN xạ trị toàn não. Kết quả cho thấy nhóm điều trị bằng xạ
phẫu có kết quả tốt hơn so với xạ trị toàn não: Thời gian sống thêm trung vị
là 7,5 tháng, sống thêm sau 6 tháng là 64,3%, sau 1 năm là 47,7% trong khi
nhóm xạ trị toàn não là 5,6 tháng; 42,1%; 10,5% tương ứng với p < 0,05.
Phân tích đa biến cho thấy, thời gian sống thêm tăng ở nhóm được kiểm soát
khối u tại chỗ và được xạ phẫu (p=0,03 và p=0,04 tương ứng). Nghiên cứu
của Flannery và cs (2008) trên 42 BN UTP không tế bào nhỏ di căn não 1 ổ
đơn độc được điều trị bằng dao gamma tại Khoa xạ trị ung thư, trường Đại học
Maryland, Hoa Kỳ. Điều trị triệt căn tổn thương ở lồng ngực được tiến hành ở
26/41 BN (61,9%) trong đó 9 trường hợp tiếp tục hoá chất, xạ trị, 12 BN được
phẫu thuật, 5 BN hoá chất trước sau đó phẫu thuật. Kết quả cho biết: Thời gian
5
sống thêm trung vị là 18 tháng, tỷ lệ sống thêm 1 năm 71,3%, 2 năm là 34,1%;
5 năm là 21%. Tuy nhiên, đối tượng BN trong nghiên cứu này có toàn trạng tốt
(chỉ số Karnofsky trung bình = 90), không có di căn vị trí khác ngoài não. Các

yếu tố ảnh hưởng đến thời gian sống thêm toàn bộ trong phân tích đa biến là:
Điều trị triệt căn lồng ngực (p=0,020), chỉ số Karnofsky (p=0,001). Thời gian
STTB trung vị ở nhóm có chỉ số Karnofsky > 90 là 27,8 tháng, trong khi ở
nhóm Karnofsky < 90 là 13,1 tháng (p<0,001). Nghiên cứu của Abacioglu và
cs (2010) trên 100 BN với 184 u não di căn từ UTP không tê bào nhỏ, trong đó
49 trường hợp tái phát, 51 trường hợp mới được chẩn đoán, được xạ phẫu dao
gamma. Kết quả cho thấy, thời gian sống thêm trung vị là 9 tháng tính từ sau
xạ phẫu, tỷ lệ kiểm soát u não di căn là 95,0%. Phân tích đa biến đã chỉ ra: Loại
biểu mô tuyến, Karnofsky >80, số u di căn não 1-3 u, đường kính u não < 20
mm là các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian STTB của BN.
Ở Việt Nam, nghiên cứu của Mai Trọng Khoa và cs (2009) đã đánh giá
kết quả điều trị u não di căn từ nhiều loại ung thư khác nhau bằng dao gamma
quay trên 49 BN, trong đó có 23 trường hợp UTP, kết quả cho thấy tỷ lệ đáp
ứng sau 3 tháng là 61%, trong đó 19% ĐUHT.
1.5.2. Các nghiên cứu về điều trị hoá chất phác đồ Paclitaxel-Carboplatin
Cho tới nay, có nhiều nhiều nghiên cứu chứng minh hiệu quả của phác
đồ chứa Carboplatin kết hợp với hoá chất thế hệ mới là Paclitaxel. Tuy nhiên,
các BN trong các nghiên cứu này bao gồm cả giai đoạn IIIB, tái phát, không di
căn não hoặc có tỷ lệ di căn não thấp.
Thử nghiệm lâm sàng pha III ngẫu nhiên, đa trung tâm, nhãn mở của
Mok và cs (2009), trong đó có 608 BN UTP loại biểu mô tuyến giai đoạn IIIB-
IV, không rõ số trường hợp di căn não điều trị bằng hoá chất PC, kết quả là
thời gian STKTT là 5,8 tháng, tỷ lệ đáp ứng toàn bộ là 43,0%. Tỷ lệ đáp ứng
toàn bộ ở nhóm đột biến gen EGFR dương tính là: 71,2% trong khi ở nhóm đột
biến EGFR âm tính là 23,5%. Trong một thử nghiệm lâm sàng pha III khác
của Treat và cs (2010), điều trị bằng 3 loại phác đồ hoá chất khác nhau.
Trong đó có 379 trường hợp UTP không tế bào nhỏ giai đoạn IIIB-IV
(16,9% BN di căn não) nhận phác đồ PC. Kết quả cho biết: tỷ lệ đáp ứng là
29,8%; trung vị thời gian sống thêm là 8,7 tháng; tỷ lệ sống thêm sau 1
năm, 2 năm lần lượt là: 35,6%; 13,3% tương ứng. Nghiên cứu của Scagliotti

và cs (2010) trên 462 BN giai đoạn IIIB-IV không di căn não ở nhóm hoá chất
PC cho kết quả thời gian STTB trung vị là 10,6 tháng; STKTT là 4,6 tháng.
Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, pha II, mù đôi của Lynch và cs (2012) trên
204 BN UTP không tế bào nhỏ giai đoạn IIIB-IV nhưng loại trừ di căn não,
trong đó 65 trường hợp điều trị bằng phác đồ PC. Kết quả cho thấy ở nhóm PC,
thời gian STTB trung vị là 8,3 tháng, tỷ lệ sống thêm 1 năm: 39,0%; 2 năm:
18,0%. Kết quả nghiên cứu của Zhou và cs (2013) trên 276 BN UTP không tế
bào nhỏ loại không phải biểu mô vảy, trong đó 136 BN điều trị bằng hoá chất
PC cho thấy tỷ lệ kiểm soát bệnh của nhóm này là 89,0%; tỷ lệ đáp ứng toàn bộ
6
là 26,0%; thời gian STKTT trung vị là 6,5 tháng.
Ở Việt Nam, nghiên cứu của Lê Thu Hà (2010) trên 45 BN UTP không tế
bào nhỏ, giai đoạn IIIB-IV được hoá trị PC, thấy tỷ lệ kiểm soát khối u là 73,3%,
trong đó tỷ lệ đáp ứng chung là 31,1%, thời gian sống thêm trung bình là 10,4
tháng cho cả hai giai đoạn. Nghiên cứu của Nguyễn Trọng Hiếu, Trần Đăng Khoa
(2013) trên 44 BN UTP không tế bào nhỏ giai đoạn IIIB-IV điều trị bằng Paclitaxel
nano-Carboplatin, tỷ lệ đáp ứng thực thể là 40,9%. Tuy nhiên, nghiên cứu này
không chỉ rõ số trường hợp di căn não và kết quả điều trị của nhóm này.
Như vậy, cho tới nay chưa có một công trình khoa học nào ở trong nước
nghiên cứu về điều trị kết hợp hoá chất toàn thân phác đồ PC với một phương
pháp mới, tại chỗ là xạ phẫu dao gamma quay trong điều trị UTP không tế bào
nhỏ di căn não.
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
81 BN được chẩn đoán xác định là UTP không tế bào nhỏ di căn não
được điều trị bằng hóa chất PC kết hợp dao gamma quay tại Trung tâm Y học
hạt nhân và ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 1 năm 2009 đến tháng 7
năm 2014.
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân
• Các BN được chẩn đoán xác định là UTP có kết quả mô bệnh học là

ung thư biểu mô không tế bào nhỏ.
• Trên phim MRI có tổn thương di căn não: 1-3 u, đường kính lớn nhất
mỗi u ≤30 mm, khối u ngấm thuốc sau tiêm, có phù não xung quanh.
• Chỉ số toàn trạng Karnofsky ≥ 60 hoặc chỉ số PS=0; 1; 2
• Chức năng gan thận, tủy xương trong giới hạn cho phép truyền hoá
chất: Bạch cầu ≥ 4 (G/l); tiểu cầu ≥ 100 (G/l); huyết sắc tố ≥ 100 (g/l);
GOT, GPT ≤ 2 lần giới hạn bình thường; bilirubin toàn phần ≤ 1,5 lần
giới hạn bình thường; creatinin ≤ 1,5 lần giới hạn bình thường
• Không có các bệnh cấp tính và mạn tính trầm trọng. BN mới điều trị
lần đầu. BN trên 18 tuổi, tự nguyện tham gia nghiên cứu
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân
BN không đáp ứng các tiêu chuẩn lựa chọn trên và:
• BN có suy hô hấp, hội chứng chèn ép tĩnh mạch chủ trên, tràn dịch
màng phổi, màng tim
• BN có tổn thương di căn xương trên xạ hình xương và hoặc trên
PET/CT
• Các trường hợp chống chỉ định điều trị hoá chất: Suy gan, suy thận,
mắc bệnh cấp và mạn tính trầm trọng, có nguy cơ tử vong gần.
• Phụ nữ có thai hoặc nuôi con bú. BN có kết hợp bệnh ung thư khác
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
7
Là nghiên cứu can thiệp lâm sàng không có nhóm chứng
2.2.2. Cỡ mẫu
Cỡ mẫu được tính theo công thức:
p
p
Zn
.
1

2
2
)2/1(
ε
α

=

2.3. Các bước tiến hành
2.3.1. Khám lâm sàng, cận lâm sàng trước điều trị
Khám lâm sàng, cận lâm sàng ghi nhận các đặc điểm về tuổi; giới; tiền
sử hút thuốc lá, thuốc lào; thời gian từ lúc có triệu chứng đầu tiên đến khi vào
viện; các triệu chứng lâm sàng; tình trạng toàn thân; đặc điểm khối u nguyên
phát, hạch vùng; di căn não, ngoài não; chất chỉ điểm khối u (CEA, Cyfra 21-
1); đặc điểm mô bệnh học.
2.3.2. Tiến hành điều trị
2.3.2.1. Điều trị hoá chất
Tính liều lượng Paclitaxel theo diện tích da (175mg/m2); liều
Carboplatin với AUC=6. Liều hoá chất giảm dưới 85,0% liều chuẩn khi:
Karnofsky =60; tuổi > 80. Tiến hành điều trị theo các bước.
2.3.2.2. Điều trị tổn thương di căn não bằng xạ phẫu dao gamma quay
Sau khi kết thúc chu kỳ hoá chất thứ nhất 1-2 ngày. Tiến hành điều trị
theo các bước: Chuẩn bị bệnh nhân và trang thiết bị; đặt khung cố định để định vị
tổn thương; chụp MRI mô phỏng; lập kế hoạch xạ phẫu với liều lượng xạ phẫu từ
15- 24 Gy tuỳ theo đường kính lớn nhất, số lượng, vị trí của khối u não di căn, tình
trạng toàn thân (24 Gy khi u nhỏ < 20 mm; một u; Karnofsky ≥90; di căn bán cầu
đại não, tiểu não. Liều 15 Gy khi u to > 20 mm; 3u; chỉ số Karnosky=60 hoặc di
căn thân não); tiến hành điều trị; tháo khung định vị, kết thúc xạ phẫu; theo dõi,
đánh giá và xử trí các tác dụng không mong muốn nếu có.
2.3.3. Đánh giá kết quả điều trị

2.3.3.1. Đáp ứng chủ quan
Thời điểm đánh giá: Từ khi bắt đầu điều trị đến khi kết thúc hoá chất, xạ
phẫu. Phương pháp đánh giá: Hỏi BN và người nhà, quan sát BN khi thăm khám.
Mức độ: Dựa vào sự thay đổi các triệu chứng chủ quan đánh giá 4 mức độ theo
WHO: ĐUHT; ĐUMP; bệnh giữ nguyên; bệnh tiến triển.
2.3.3.2. Đáp ứng khách quan
Bao gồm: Đánh giá sự thay đổi kích thước, tính chất khối u; xác định
các tỷ lệ đáp ứng khách quan theo RECIST và mối liên quan giữa đáp ứng với
một số yếu tố
Thời điểm đánh giá: Sau khi kết thúc hoá chất 6 chu kỳ hoặc khi có các
diễn biến bất thường về lâm sàng. Đối với BN điều trị < 6 chu kỳ hoá chất:
Thời điểm đánh giá là sau khi kết thúc điều trị hoặc lần đánh giá cuối cùng nếu
có. Phương tiện đánh giá: Khám lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh (X quang, siêu
âm, CT, MRI), chẩn đoán y học hạt nhân (xạ hình SPECT xương, FDG
PET/CT). Các mức độ: Đánh giá đáp ứng theo RECIST.
8
2.3.3.3. Thay đổi chỉ số Karnofsky
2.3.3.4. Kết quả sống thêm
Đánh giá sống thêm theo phương pháp Kaplan-Meier. Bao gồm
STKTT, STTB, STKTT tại não. Phân tích sống thêm theo một số yếu tố: giới,
tuổi, Karnofsky, số cơ quan di căn, số u não di căn, loại mô bệnh học, liều hoá
chất, liều xạ phẫu.
2.3.3.5. Các tác dụng không mong muốn
Thời điểm đánh giá: Xét nghiệm công thức máu, sinh hóa máu được
thực hiện mỗi 3 tuần trước khi hoá trị hoặc khi xuất hiện các triệu chứng lâm
sàng bất thường. Trong một số trường hợp đặc biệt được bổ sung xét nghiệm.
Trong quá trình điều trị ghi nhận độc tính nặng nhất, cách khắc phục, sự gián
đoạn điều trị. Độc tính huyết học, chức năng gan thận: Đánh giá theo tiêu
chuẩn phân độ độc tính thuốc chống ung thư của WHO. Các tác dụng không
mong muốn khác: Dựa vào tiêu chuẩn đánh giá các biến cố bất lợi phiên bản

(CTCAE) 4.0 của Viện Ung thư quốc gia Hoa Kỳ - 2009.
2.4. Thu thập và xử lý số liệu
Các thông tin được thu thập qua bệnh án nghiên cứu đã thiết kế sẵn.
Phương pháp thu thập thông tin: Thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng; viết thư
tìm hiểu kết quả điều trị; gọi điện. Các số liệu được mã hoá và xử lý bằng
phần mền thống kê y học SPSS 16.0 với các thuật toán thống kê. Tính các
giá trị sống thêm theo phương pháp Kaplan-Meier. Phân tích đơn biến: Sử
dụng test Log-rank khi so sánh đường cong sống thêm giữa các nhóm. Phân
tích đa biến: Sử dụng mô hình hồi qui Cox với độ tin cậy 95% (p=0,05).
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng
Bảng 3.1: Đặc điểm về tuổi, giới, thời gian từ khi có triệu chứng đến khi vào viện
Nhóm tuổi n %
Nhóm tuổi
< 40 5 6,1
40-49 10 12,3
50-59 25 30,9
60-70 33 40,8
> 70 8 9,9
Giới Nam 57 70,4
Nữ 24 29,6
Thời gian từ
khi có triệu
chứng đến
khi vào viện
< 1 tháng 14 17,3
1-3 tháng 44 54,3
> 3 tháng 23 28,4
Chỉ só
Karnofsky

90 6 7,4
80 29 35,8
60-70 46 56,8
9
BMI < 18,5 22 27,2
18,5-24,9 58 71,6
Nhận xét: Phần lớn BN ở lứa tuổi trên 40 (93,9%), nam nhiều hơn nữ,
BN đến viện trong vòng 1-3 tháng tính từ khi có triệu chứng chiếm tỷ lệ cao
nhất (54,3%).
Bảng 3.2: Các triệu chứng, hội chứng lâm sàng trước điều trị
Triệu chứng n %
Triệu chứng, hội
chứng thần kinh
Hội chứng tăng áp lực nội sọ 59 72,8
Hội chứng tiểu não 13 16,0
Liệt nửa người 16 19,8
Co giật 6 7,4
Giảm trí nhớ 14 17,3
Không có triệu chứng thần kinh 12 14,8
Triệu chứng, hội
chứng hô hấp
Ho khan 48 59,3
Ho có đờm 14 17,3
Ho ra máu 7 8,6
Xẹp phổi 2 2,5
Không có triệu chứng hô hấp 8 9,9
Triệu chứng, hội
chứng do chèn ép,
xâm lấn trong lồng
ngực

Đau ngực 43 53,1
Khàn tiếng 2 2,5
Hội chứng Pancoast Tobias 4 4,9
Triệu chứng toàn
thân
Mệt mỏi, chán ăn 56 69,1
Sụt cân (cân nặng giảm trên
2%)
31 38,3
Sốt trên 38
0
C 2 2,5
Hạch cổ 2 2,5
Nhận xét: Các triệu chứng thường gặp là: hội chứng tăng áp lực nội sọ
(72,8%), mệt mỏi chán ăn (69,1%), ho khan (59,3%), đau ngực (53,1%). Có
9,9% BN không có triệu chứng hô hấp và 14,8% BN không có triệu chứng thần
kinh trước khi điều trị.
Bảng 3.3: Đặc điểm về tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào
Tiền sử hút thuốc
Nam Nữ Tổng
n % n % n %
Không hút thuốc 6 10,5 24 100,0 30 37,0
Hút thuốc lá 16 28,1 0 0,0 16 19,8
Hút thuốc lá, thuốc lào 24 42,1 0 0,0 24 29,6
Hút thuốc lào 11 19,3 0 0,0 11 13,6
Nhận xét: Tỷ lệ BN có tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào là 63,0%, trong đó ở nam
10
giới là 51/57(89,5%).
Bảng 3.4: Đặc điểm khối u nguyên phát và hạch vùng
Hạch vùng

Khối u
N0 N1 N2 N3 Tổng
T1a 0 0 1 0 1
T1b 0 1 1 0 2
T2a 14 2 9 7 32
T2b 2 1 4 2 9
T3 0 1 1 2 4
T4 15 4 8 6 33
Tổng 31 9 24 17 81
Nhận xét: Trong số 81 BN có 44 trường hợp ở giai đoạn T1-2, chiếm
54,3%; có 31 trường hợp ở giai đoạn N0 (38,3%).
Bảng 3.5: Số lượng, vị trí cơ quan di căn
Số lượng cơ quan bị di căn n %
Số cơ quan di
căn
1 41 50,6
2 25 30,9
3 8 9,9
4 6 7,4
5 1 1,2
Vị trí cơ quan
di căn ngoài
não
Phổi 15 18,5
Gan 6 7,4
Thượng thận 4 4,9
Hạch động mạch chủ bụng 1 1,2
Phần mền 1 1,2
Nhận xét: Có 50,6% BN chỉ có di căn não; 49,4% trường hợp ngoài não còn
kết hợp các di căn ở các vị trí khác. Phổi là vị trí di căn ngoài não thường gặp

nhất (18,5%)
Bảng 3.6: Đặc điểm di căn não
Đặc điểm n %
Số u não di căn 1 42 51,9
2 26 32,1
3 13 16,0
Vị trí di căn não Bán cầu đại não 67 82,8
Tiểu não 4 4,9
Bán cầu đại não+tiểu
não
10 12,3
Kích thước u não
trung bình
< 10 3 3,7
10-19 22 27,2
20-30 56 69,1
11
Nhận xét: Tỷ lệ di căn não 1 u là 51,9%; ở bán cầu đại não là 82,8%; kích
thước dưới 20 mm là 30,9%.
Bảng 3.7: Đặc điểm về chất chỉ điểm khối u, loại mô bệnh học
Đặc điểm n %
Chất chỉ
điểm u
CEA
(ng/ml)
≤ 5,00 25 30,9
5,01- 20,00 22 27,2
20,01- 40,00 11 13,6
> 40 23 28,3
Cyfra21-1

(ng/ml)
< 3,3 40 49,4
3,3-10 24 29,6
10,01-20 14 17,3
> 20 3 3,7
Loại mô bệnh học
Biểu mô tuyến 62 76,6
Biểu mô vảy 17 21,0
Tế bào lớn 1 1,2
Biểu mô tuyến vảy 1 1,2
Nhận xét: 30,9% BN có CEA và 49,4% BN có Cyfra 21-1 huyết thanh trong
giới hạn bình thường. Trong số 81 trường hợp, có 62 BN ung thư biểu mô
tuyến (76,6%); 17 BN ung thư biểu mô vảy (21,0%).
Bảng 3.8: Đối chiếu loại mô bệnh học với một số yếu tố liên quan
Biến số Phân loại
Mô bệnh học
Tổn
g
p(χ2
)
Ung thư biểu
mô tuyến
(n=62)
Ung thư biểu
mô vảy (n=17)
CEA (ng/ml)
CEA ≤ 5 14 10 24
0,00
4
CEA > 5 48 7 55

Cyfra 21-1
(ng/ml)
Cyfra ≤
3,3
32 6 38
0,23
3
Cyfra >
3,3
30 11 41
Nhận xét: Ở nhóm ung thư biểu mô tuyến: tỷ lệ CEA>5 ng/ml cao hơn
(48/62=77,4% so với 7/17= 41,2%, p=0,004) nhưng Cyfra 21-1 > 3,3ng/ml
thấp hơn so với biểu mô vảy (30/62=48,4% so với 11/17 = 64,7%, p=0,233).
3.2. Kết quả điều trị
Bảng 3.9: Thay đổi về chỉ số Karnofsky và đáp ứng chủ quan
n %
Thay đổi chỉ số
Karnofsky
Tăng 65 80,3
Không đổi 9 11,1
Giảm 7 8,6
Đáp ứng chủ quan ĐUHT 14 17,3
ĐUMP 53 65,4
12
Ổn định 4 4,9
Tiến triển 10 12,4
Nhận xét: Có 80,3% (65/81) BN cải thiện chỉ số Karnofsky sau điều trị. Trong
số 81 BN, có 67 trường hợp đáp ứng chủ quan, chiếm 82,7%; trong đó
ĐUHTlà 17,3%.
Biểu đồ 3.1: Đáp ứng chủ quan theo nhóm triệu chứng

Nhận xét: Trong số 69 BN có triệu chứng thần kinh, 62 trường hợp cải
thiện triệu chứng chiếm 89,9%, trong đó hết hoàn toàn triệu chứng ở 29,0% BN.
Bảng 3.10: Thay đổi kích thước, tính chất u sau điều trị
Đáp ứng khách quan
Trước điều trị Sau điều trị
p
n % n %
Kích thước
u nguyên
phát
(cm)
≤ 3 9 11,1 36 44,5
0,0423-7 54 66,7 35 43,2
> 7 18 22,2 10 12,3
Kích thước trung bình 5,26 ± 1,92 2,14 ± 1,33 0,046
Kích thước
u di căn não
< 10 6 4,5 62 46,7
0,03910-19 38 28,6 26 19,5
20-30 89 66,9 45 33,8
Kích thước trung bình 22,08 ± 6,94 11,22 ± 2,35 0,041
Tính chất u
di căn não
U đặc 69 85,2 30 46,2
0,024
U có cấu trúc nang 12 14,8 35 53,8
Nhận xét: Kích thước trung bình của khối u nguyên phát, u di căn não sau
điều trị nhỏ hơn so với trước điều trị (p<0,05). Sau điều trị, có 23/81 BN u di căn não
dạng đặc bị thoái hoá chuyển thành u có cấu trúc dạng nang, chiếm 28,4%.
Bảng 3.11: Đáp ứng sau điều trị

Đáp ứng
ĐUHT ĐUMP Ổn định Tiến triển
n % n % n % n %
ĐUKQ 1 1,2 28 34,6 25 30,9 27 33,3
ĐUKQ tại não 16 19,8 43 53,1 14 17,2 8 9,9
ĐUKQ ngoài não 1 1,2 26 32,1 34 42,0 20 24,7
Nhận xét: Trong số 81 BN, có 39 trường hợp ĐUKQ, chiếm 35,8%,
trong đó ĐUHT là 1,2%; 59/81 BN đáp ứng tại não, chiếm 72,9%, trong đó
ĐUHT là 19,8%. Có 73/81 BN kiểm soát khối u tại não, chiếm 90,1%;
Bảng 3.12: Đáp ứng khách quan theo một số yếu tố
Đáp ứng
Không
đáp ứng
Tổng số p (χ
2
)
Đáp ứng Chỉ số Karnofsky <80 8 38 46 0,001
9
(n = 69) (n = 81)
13
khách
quan
≥ 80 21 14 35
Số lượng cơ quan di
căn
1 21 20 41
0,003
>1 8 32 40
Liều thuốc so với
liều chuẩn (%)

< 85 1 10 11
0,047
≥ 85 28 42 70
Loại mô bệnh học
Biểu mô tuyến 25 37 62
0,028Biểu mô vảy 2 15 17
>3,3 16 25 41
Đáp ứng
khách
quan tại
não
Số lượng u não di
căn
1 u 36 6 42
0,007
2-3 u 23 16 39
Liều xạ phẫu
< 18 Gy 6 5 11
0,047
18-24 Gy 53 17 70
Nhận xét: Chỉ số Karnofsky, số cơ quan di căn, liều thuốc so với liều chuẩn,
loại mô bệnh học là những yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa đến ĐUKQ (p<0,05).
Bảng 3.13: Đáp ứng tại não theo số lượng- kích thước u di căn não
Đặc điểm u di căn não
Đáp ứng
Không
đáp ứng
Tổng
Số u
Kích thước trung

bình (mm)
1
< 20 10 0 10
20 -30 28 4 32
2-3
< 20 11 4 15
20-30 10 14 24
Tổng 59 22 81
Nhận xét: Đáp ứng tại não cao nhất (100%) ở nhóm di căn não 1 u và dưới 20
mm (10/10), tiếp theo là 1 u và 20-30 mm (28/32=87,5%); 2-3 u và dưới 20
mm (11/15=73,3%); 2-3 u và 20-30 mm (10/24=41,7%) (p=0,046).
Biểu đồ 3.2: Sống thêm không tiến triển
- Thời gian STKTT trung bình là: 7,5±4,7 (tháng), trung vị là: 6,0
(tháng) (min: 2,3; max: 19,3). STKTT 3 tháng là: 81,5%; 6 tháng: 51,1%; 1
năm: 17,9%.
Thời gian (tháng)
Tỷ
lệ
%
14
Biểu đồ 3.3: STKTT theo nhóm tuổi và theo Karnofsky
Nhận xét: Ở nhóm > 60 tuổi: trung vị STKTT là 6,9 tháng, STKTT 6 tháng là
59,7% cao hơn có ý nghĩa so với 5,5 tháng; 42,1% tương ứng ở nhóm ≤ 60 tuổi
(p=0,034). Ở nhóm Karnosky ≥ 80: trung vị STKTT là 8,8 tháng, STKTT 6
tháng là 71,4% cao hơn có ý nghĩa so với 4,1 tháng; 34,5% tương ứng ở nhóm
Karnofsky < 80 (p=0,002).

Biểu đồ 3.4: STKTT theo số cơ quan di căn và theo liều hoá chất
Nhận xét: Ở nhóm chỉ có di căn não: trung vị STKTT là 8,8 tháng; STKTT 6
tháng là 67,2% cao hơn có ý nghĩa so với 4,5 tháng, 34,1% tương ứng ở nhóm

có di căn ngoài não kết hợp (p=0,002). Ở nhóm nhận liều hoá chất ≥ 85% liều
chuẩn có trung vị STKTT là 6,8 tháng, STKTT 6 tháng là 55,9% cao hơn có ý
nghĩa so với 3,1 tháng; 0,0% tương ứng ở nhóm nhận liều <85% (p<0,001).

Biểu đồ 3.5: Thời gian STTB và STTB theo Karnofsky
Thời gian STTB trung vị là 12,9 tháng, trung bình là 17,8 ± 15,0 tháng. STTB
6 tháng là 81,1%; 1 năm là 59,5%. Trung vị STTB ở nhóm BN có Karnofsky <
> 60 tuổi
p = 0,034
≤ 60 tuổi
Tỷ
lệ
%
Thời gian (tháng)
Tỷ
lệ
%
Thời gian (tháng)
Karnofsky <80
Karnofsky ≥ 80
p = 0,002
Tỷ
lệ
%
p=0,002
Tỷ
lệ
%
Thời gian (tháng)
Di căn ≥ 2 cơ

quan
Di căn 1 cơ
quan (não)
p=0,000
Liều
<85%
Thời gian (tháng)
Liều ≥ 85%
Karnofsky ≥ 80
Karnofsky
< 80
Thời gian (tháng)
Thời gian (tháng)
Tỷ
lệ
%
Tỷ
lệ
%
p=0,000
15
80 là 11,0 tháng, có Karnofsky ≥ 80 là 22,6 tháng (p<0,001)


Biểu đồ 3.6: STTB theo số cơ quan di căn và theo liều hoá chất
Nhận xét: Trung vị STTB ở nhóm chỉ có di căn não là 21,3 tháng, có di căn
ngoài não kết hợp là 9,6 tháng (p<0,001); ở nhóm nhận liều hoá chất < 85% là 5,9
tháng, nhận liều ≥ 85% là 13,1 tháng (p<0,001)
Biểu đổ 3.7: STKTT tại não
- STKTT tại não trung vị là 10,8 tháng (min: 3,5 tháng; max: 28,9

tháng). STKTT tại não 3 tháng là 100%; 6 tháng là 91,0%; 1 năm là 30,2%.

Biểu đồ 3.8: STKTT tại não theo số u não di căn và liều xạ phẫu
Nhận xét: Ở nhóm di căn não 1u có trung vị STKTT tại não là 16,5
tháng; STKTT 6 tháng là 97,5% cao hơn có ý nghĩa so với 7,5 tháng và 83,6%
tương ứng ở nhóm di căn não nhiều u (p=0,043).
Bảng 3.14: Phân tích đa biến các yếu tố liên quan sống thêm
p=0,000
Di căn ≥ 2
cơ quan
p=0,000
Di căn 1 cơ
quan (não)
Liều< 85%
Thời gian (tháng)
Thời gian (tháng)
Tỷ
lệ
%
Liều≥ 85%
p=0,000
Liều ≥ 85%
Tỷ
lệ
%
Tỷ
lệ
%
Thời gian (tháng)
Tỷ

lệ
%
Tỷ
lệ
%
p=0,000
≥ 18 Gy
< 18 Gy
p=0,043
1 u não di căn
2-3 u não di căn
Thời gian (tháng)
Thời gian (tháng)
16
Sống thếm Yếu tố Hệ số β
Sai số
chuẩn
p
Tỷ suất
nguy cơ
(HR)
Khoảng tin cậy
(95% CI)
STKTT
Karnofsky
(≥ 80; < 80)
-1,028 0,302 0,001 0,358 0,198 - 0,647
Số cơ quan di căn
(> 1 ; 1)
0,569 0,275 0,038 1,766 1,031- 3,026

STTB
Karnofsky
(≥ 80; < 80)
-1,318 0,350 0,000 0,268 0,135-0,532
Số cơ quan di căn
(>1 ; 1)
1,896 0,400 0,000 6,656 3,042-14,564
STKTT tại não
Số lượng u não di
căn (1; 2-3)
-0,554 0,477 0,024 0,574 0,225-1,465
Nhận xét: Số u não là yếu tố tiên lượng độc lập ảnh hưởng đến STKTT tại
não của BN (p<0,05). BN di căn não 1 u giảm 42,6% nguy cơ tiến triển tại não.
Bảng 3.15: Tác dụng không mong muốn
Độc tính
Độ 0 Độ 1 Độ 2 Độ 3 Độ 4
n % n % n % n % n %
Hạ huyết sắc
tố
12 14,8 56 69,1 8 9,9 3 3,7 2 2,5
Hạ bạch cầu 63 77,8 5 6,2 6 7,4 5 6,2 2 2,5
Hạ BC TT 62 76,5 2 2,5 7 8,6 8 9,9 2 2,5
Hạ tiểu cầu 77 95,1 3 3,7 1 1,2 0 0,0 0 0,0
Men gan 65 80,3 15 18,5 1 1,2 0 0,0 0 0,0
Creatinin 76 93,8 5 6,2 0 0,0 0 0,0 0 0,0
Rụng tóc 0 0,0 22 27,2 59 72,8
Buồn nôn 58 71,6 21 25,9 2 2,5 0 0,0 0 0,0
Nôn 69 85,2 11 13,6 1 1,2 0 0,0 0 0,0
Tiêu chảy 75 92,6 6 7,4 0 0,0 0 0,0 0 0,0
Rối loạn thần

kinh cảm giác
ngoại vi
60 74,1 20 24,7 1 1,2 0 0,0 0 0,0
Đau cơ 65 80,2 16 19,8
Đau khớp 67 82,7 14 17,3
Nhận xét: Tỷ lệ hạ huyết sắc tố là 85,2%; hạ bạch cầu là 22,2%; hạ
bạch cầu trung tính là 23,5%; hạ tiểu cầu là 4,9%; trong đó độ 1-2 là 79,0%;
14,6%; 11,1%; 4,9% tương ứng. Tỷ lệ tăng men gan (GOT,GPT) là 19,7%;
tăng creatinin là 6,2%.
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN
4.1. Một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng
4.1.1. Tuổi, giới, thời gian từ khi có triệu chứng đầu tiên đến khi vào viện
Trong số 81 BN nghiên cứu, phần lớn BN ở nhóm tuổi trên 40
(93,9%), trong đó lứa tuổi thường gặp là 50 -70, chiếm 71,7%. Kết quả này phù
hợp với nhiều nghiên cứu trước đây về UTP. Nghiên cứu của chúng tôi thấy
UTP không tế bào nhỏ di căn não gặp ở nam nhiều hơn nữ với tỷ lệ nam/nữ =
2,4. Tỷ lệ này có thấp hơn các nghiên cứu về UTP nói chung. Tuy nhiên, kết
quả này tương tự nghiên cứu của Baosheng và cs (2000) về UTP di căn não
đơn ổ với tỷ lệ nam/nữ là 2,9. Ở Việt Nam, cho tới nay chưa có nhiều nghiên
cứu về UTP di căn não. Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Phương (2012) trên 30
BN UTP di căn não, tỷ lệ nam/nữ = 2,8. Xu hướng UTP di căn não gặp ở nữ
17
nhiều hơn nam được thấy trong nghiên cứu của Nguyễn Tuyết Mai (2013). Tuy
nhiên, cỡ mẫu của nghiên cứu này còn nhỏ (8/13 BN là nữ). Điều này có thể là
đặc điểm riêng của nhóm BNUTP di căn não: Khoảng cách chênh lệch về tỷ lệ
mắc nam/nữ được rút ngắn hơn so với UTP nói chung.
Biểu đồ 3.2 cho thấy, phần lớn BN đến viện trong 3 tháng đầu kể từ
khi có triệu chứng đầu tiên, chiếm 71,6%. Trong đó 17,3% tổng số trường hợp
đến viện trong 1 tháng đầu. Kết quả này phù hợp với nhận xét của một số tác
giả nghiên cứu về UTP giai đoạn muộn. Theo Ngô Quý Châu (2008), Nguyễn

Bá Đức, Trần Văn Thuấn, Nguyễn Tuyết Mai (2010) phổi là cơ quan ở sâu
trong cơ thể, các triệu chứng thường không đặc hiệu, có thể gặp ở nhiều loại
bệnh khác nhau của hệ hô hấp.
4.1.2. Triệu chứng lâm sàng, tiền sử hút thuốc
Do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là các BN UTP giai đoạn
muộn đã có di căn xa nên các triệu chứng lâm sàng đa dạng. Chúng tôi chia các
triệu chứng này thành 4 nhóm: Triệu chứng hô hấp; triệu chứng thần kinh; triệu
chứng chèn ép, xâm lấn trong lồng ngực và nhóm triệu chứng khác. Kết quả
phân tích cho thấy, nhóm triệu chứng hô hấp là những dấu hiệu thường gặp
nhất, có ở 90,1% số BN nghiên cứu. Trong đó ho khan là triệu chứng phổ biến
nhất, gặp ở 59,3% BN, tiếp theo là ho có đờm (17,3%), ho ra máu (8,6%). Kết
quả này này phù hợp với các nhận xét của nhiều tác giả nghiên cứu về UTP nói
chung: ho khan, đau ngực là các triệu chứng thường gặp nhất. Trong nhóm
triệu chứng thần kinh, chúng tôi thấy tăng áp lực nội sọ là hội chứng thường
gặp nhất, chiếm 72,8%. Các BN này biểu hiện bằng triệu chứng đau đầu, buồn
nôn, nôn, rối loạn ý thức, Kết quả này cũng phù hợp với các nhận xét của
Nguyễn Thanh Phương (2012), Andrew, Patrick, Santosh (2005), Chamberlain
(2012). Theo NCCN (2013), khoảng 10% các trường hợp di căn não nhưng
không có triệu chứng lâm sàng. Các trường hợp không có triệu chứng thần kinh
trong nghiên cứu của chúng tôi, lúc đầu được chẩn đoán xác định là UTP
không tế bào nhỏ nhưng trong quá trình đánh giá giai đoạn, chúng tôi chụp
MRI sọ não và phát hiện các tổn thương di căn. Trong số 12 BN này, 3 trường
hợp có kích thước dưới 10 mm, 9 trường hợp kích thước từ 10-20 mm và đều ở
thuỳ trán và thuỳ đỉnh của bán cầu đại não. Điều này cho thấy, vai trò của chụp
MRI trong việc phát hiện tổn thương di căn não ở những BN không có triệu
chứng thần kinh.
Nghiên cứu của chúng tôi thấy 63,0% BN có tiền sử hút thuốc lá,
thuốc lào. Phân tích theo giới, tỷ lệ hút thuốc ở nam giới là 89,5 %, trong khi ở
nữ giới không có BN nào hút thuốc. Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên
cứu của các tác giả trong nước trong thời gian gần đây.

4.1.3. Đặc điểm khối u nguyên phát, hạch vùng
Chúng tôi đánh giá tổn thương khối u nguyên phát, hạch vùng, di
căn xa bằng khám lâm sàng, nội soi phế quản, chẩn đoán hình ảnh (CT lồng
ngực, MRI sọ não, siêu âm ổ bụng), chẩn đoán y học hạt nhân (xạ hình
xương, PET/CT) và áp dụng phân loại TNM theo AJCC 2010, chúng tôi thấy
có 54,3% BN ở giai đoạn T1-2, trong đó T2 là 50,6%. Nghiên cứu của
Nguyễn Thanh Phương (2012) cũng cho thấy, có 10 trường hợp giai đoạn T1-
2 trong tổng số 30 BN UTP (trong đó có 29 BN UTP không tế bào nhỏ),
chiếm 33,3% . Điều này cho thấy, UTP không tế bào nhỏ di căn não được
xếp vào giai đoạn muộn (giai đoạn IV) nhưng không phụ thuộc vào độ lớn
của T, nhiều BN ở giai đoạn T nhỏ nhưng đã có di căn não. Vì vậy, việc đánh
giá toàn thân, trong đó có chụp MRI sọ não đóng vai trò hết sức quan trọng
để phát hiện các tổn thương di căn não ngay cả khi T còn sớm.
Nghiên cứu của chúng tôi thấy tỷ lệ di căn hạch vùng là 61,7% (50/81),
trong đó giai đoạn N2 gặp nhiều nhất (24/81=29,6%). Kết quả này phù hợp với
nhận xét của Nguyễn Thanh Phương (2012). Tuy nhiên, tỷ lệ phát hiện hạch vùng
trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với các nghiên cứu khác về UTP.
Nghiên cứu của Lê Hoàn, Ngô Quý Châu (2013), tỷ lệ phát hiện hạch vùng là
40,5%. Tỷ lệ này trong nghiên cứu của Trần Nguyên Phú (2005) là 52,8%. Trong
18
hai nghiên cứu này, đánh giá tình trạng hạch vùng dựa vào chụp x quang và CT
lồng ngực. Trong khi đó, nghiên cứu của chúng tôi có một số BN được chụp
PET/CT với độ nhạy, độ đặc hiệu cao hơn trong việc phát hiện di căn hạch vùng.
Hơn nữa, BN trong nghiên cứu của chúng tôi đã có di căn xa, tức là bệnh đã ở giai
đoạn muộn. Mặc dù vậy, chúng tôi cũng ghi nhận một tỷ lệ không nhỏ
(40/81=49,4%) các BN tuy đã có di căn não nhưng tổn thương hạch trên CT hoặc
PET/CT chỉ ở giai đoạn N0-1, trong đó N0 là 38,3% (31/81).
4.1.4. Đặc điểm di căn xa
Mặc dù chúng tôi đã loại trừ các trường hợp di căn xương, tràn dịch
màng phổi, màng tim ác tính nhưng trong số 81 BN, có 49,4% trường hợp

ngoài tổn thương di căn não còn kết hợp với tổn thương ở các vị trí khác.
Trong đó, di căn phổi thường gặp nhất, chiếm 18,5 %, tiếp theo là gan (7,4%),
thượng thận (4,9%). Trong số 81 BN nghiên cứu, di căn não 1 u chiếm 51,9 %,
cao hơn so với loại 2 u (32,1%) và 3 u (16,0%). Theo y văn, khi có nhiều u não
trên một BN ung thư thường là do di căn. Tuy nhiên, theo Khosla, 50% các
trường hợp di căn não là một u, 20% là 2 u, 30% là từ 3 u trở lên. Trong nghiên
cứu của chúng tôi, mặc dù chỉ lựa chọn những BN di căn không quá 3 u nhưng
tỷ lệ di căn 1 u vẫn chiếm ưu thế (51,9%). Đối với các trường hợp di căn não 1
u, để chẩn đoán phân biệt với các tổn thương lành tính (tổn thương lao, sán
não, áp xe não ) và các u nguyên phát ở não chúng tôi dựa vào các dấu hiệu di
căn não điển hình trên hình ảnh MRI (dấu hiệu phù não quanh u, ngấm thuốc
dạng viền sau tiêm chất đối quang từ) kết hợp với lâm sàng (tiền sử lao, tiền sử
ăn uống, có ổ nhiễm trùng, hội chứng nhiễm trùng, ), cận lâm sàng (công thức
máu, phản ứng huyết thanh, xét nghiệm dịch não tuỷ, ). Trong một số trường
hợp nghi ngờ, chúng tôi chụp cộng hưởng từ phổ, cộng hưởng từ khuyếch tán.
Nghiên cứu vị trí tổn thương di căn não trên phim MRI, kết quả cho thấy,
trong 81 BN có 82,8% trường hợp di căn ở bán cầu đại não; 4,9% ở tiểu não và
12,3% ở cả bán cầu đại não và tiểu não. Theo Eichler, Loeffler (2007), vị trí di
căn não hay gặp nhất là ở bán cầu đại não (80%), tiếp theo là tiểu não (15%),
thân não (5%). Điều này có thể được giải thích là do mức độ tưới máu ở các
vùng nhu mô não khác nhau. Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi chỉ gồm
những BN có u di căn không quá 30 mm. Đây là giới hạn kích thước mà nhiều
nghiên cứu trước đó đã chứng minh phương pháp xạ phẫu định vị bằng dao
gamma có hiệu quả tốt nhất. Trong đó, 30,9% BN có kích thước u dưới 20
mm, còn lại 69,1% là từ 20- 30 mm. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi,
cũng gặp 3 trường hợp có kích thước u não dưới 10 mm. Tuy nhiên, cả 3
BN đều không có triệu chứng thần kinh nhưng chúng tôi phát hiện di căn
não dựa vào chụp MRI sọ não trước khi điều trị.
4.1.5. Đặc điểm về chất chỉ điểm khối u, mô bệnh học
Kết quả của chúng tôi cho thấy nồng độ CEA trung vị trong huyết thanh

là 14,43 ng/ml. Tỷ lệ BN có CEA > 5 ng/ml (độ nhạy) là 69,1%; trong đó, BN
có CEA > 20 ng/ml, chiếm 41,9%. Độ nhạy của CEA trong nghiên cứu của
chúng tôi thấp hơn kết quả của Lê Ngọc Hùng, Trần Minh Thông (2013)
(81,2%) do nghiên cứu này lấy ngưỡng là 3 ng/ml. Bảng 3.7 cho thấy, trong
81 BN, 50,6% trường hợp có Cyfra 21-1 > 3,3 ng/ml. Điều này chỉ ra độ nhạy
của Cyfra 21-1 trong UTP không tế bào nhỏ di căn não thấp hơn so với CEA
(50,6% so với 69,1%). Kết quả của chúng tôi tương tự nghiên cứu của Điêu
Thị Thuý Chuyên và cs (2012) (59,3%), nhưng thấp hơn của Lê Ngọc Hùng,
Trần Minh Thông (2013) (76,0%) do giá trị ngưỡng được sử dụng là 2,0 ng/ml
và cao hơn nghiên cứu của Xiang và cs (2011), (24,1%) với giá trị ngưỡng là
4,0 ng/ml. Áp dụng phân loại mô bệnh học của WHO-2004 cho UTP, nghiên
cứu của chúng tôi thấy 62/81 (76,6%) BN ung thư biểu mô tuyến; 21,0% ung
thư biểu mô vảy. Trong các nghiên cứu về UTP di căn não của các tác giả
trong nước và quốc tế đều ghi nhận loại biểu mô tuyến chiếm cao nhất và cao
hơn nhiều so với loại biểu mô vảy. Theo Nguyễn Thanh Phương (2012, n=30),
ung thư biểu mô tuyến chiếm 66,7% trong khi loại biểu mô vảy là 10% (biểu
19
mô tuyến/biểu mô vảy= 6,7 lần). Nguyễn Tuyết Mai nghiên cứu 13 BN UTP di
căn não thì 100% BN là ung thư biểu mô tuyến . Noel và cs (2003) nghiên cứu
trên 92 BN UTP: Tỷ lệ ung thư biểu mô tuyến là 59%, biểu mô vảy là 15%
(tuyến/vảy=3,9) . Tỷ lệ này trong nghiên cứu của chúng tôi là 3,6. Nghiên cứu
của của Escuina và cs (2007) cho nhận xét: UTP không tế bào nhỏ di căn não
chủ yếu gặp ở loại biểu mô tuyến. Hay nói cách khác, UTP loại biểu mô tuyến
thường hay di căn não nhiều hơn ung thư biểu mô vảy.
Khi so sánh 2 nhóm, chúng tôi thấy nhóm ung thư biểu mô tuyến có
CEA >5 ng/ml là 77,5% (48/62); trong khi tỷ lệ này ở biểu mô vảy là 41,2%
(7/17). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p=0,004). Nghiên cứu của Xiang
(2011), tỷ lệ CEA>5 ng/ml nhóm ung thư biểu mô tuyến là 79,1%, trong khi ở
biểu mô vảy là 8,5% tương tự như nghiên cứu của chúng tôi. Nhóm biểu mô
tuyến có Cyfra 21-1 vượt ngưỡng 3,3 ng/ml thấp hơn nhóm biểu mô vảy

(30/62=48,4% so với 11/17=64,8%). Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý
nghĩa thống kê (p= 0,233). Nghiên cứu của Xiang và cs (2011), BN có Cyfra 21-
1>4,0 ng/ml ở nhóm ung thư biểu mô tuyến là 8,6%, trong khi ở nhóm biểu mô
vảy là 79,1%. Theo Vasic (2007), tỷ lệ Cyfra 21-1 vượt ngưỡng gặp nhiều nhất ở
nhóm UTP loại biểu mô vảy, trong khi CEA hay gặp ở ung thư biểu mô tuyến.
4.2. Kết quả điều trị
4.2.1. Thay đổi chỉ số Karnofsky
Đánh giá sự thay đổi chỉ số Karnofsky so với trước điều trị, chúng tôi
thấy 80,3% BN có cải thiện chỉ số này. Kết quả này tương tự nghiên cứu của
Baosheng và cs (2000) về xạ phẫu tổn thương di căn não 1 u, kích thước dưới
45 mm từ UTP: Karnofsky tăng so với trước điều trị ở nhóm điều trị xạ phẫu
đơn thuần là 82,6%.
4.2.2. Đánh giá đáp ứng
4.2.2.1. Đáp ứng chủ quan
Theo dõi trong và sau khi kết thúc điều trị, chúng tôi thấy 67/81
(82,7%) trường hợp có đáp ứng với điều trị, trong đó 17,3% BN hết hoàn toàn
triệu chứng chủ quan. Tỷ lệ đáp ứng chủ quan trong nghiên cứu của chúng tôi
cao hơn nghiên cứu về hiệu quả của phác đồ PC trên BN UTP không tế bào
nhỏ giai đoạn IIIB-IV nói chung của Lê Thu Hà (2010) là 77,7% và của Trần
Đình Thanh và cs (2013) là 74,5% mặc dù tất cả BN trong nghiên cứu của
chúng tôi đều là giai đoạn IV, có di căn não. Điều này được giải thích do
nghiên cứu của chúng tôi ngoài điều trị hoá chất PC, còn kết hợp dao gamma
quay. Bảng 3.9 và biểu đồ 3.1 cho thấy, trong 69 BN có triệu chứng thần kinh
thì 62 trường hợp cải thiện triệu chứng hoàn toàn hoặc một phần, chiếm 89,9%.
Điều này khẳng định tác dụng của xạ phẫu dao gamma quay. Như vậy, dao
gamma quay đã giúp cải thiện triệu chứng thần kinh và làm tăng tỷ lệ đáp ứng
chủ quan ở BN UTP không tế bào nhỏ di căn não.
4.2.2.2. Đáp ứng khách quan
Đánh giá đáp ứng theo RECIST, chúng tôi thu được tỷ lệ đáp ứng
khách quan toàn bộ là 35,8%, trong đó có 1 trường hợp đáp ứng hoàn toàn cả

tổn thương tại não và ngoài não, tỷ lệ kiểm soát bệnh là 66,7%. Cho tới nay,
chưa có nghiên cứu nào về điều trị hoá chất PC kết hợp dao gamma quay trong
điều UTP không tế bào nhỏ di căn não. Vì vậy, chúng tôi chỉ so sánh với một
số nghiên cứu về PC trong điều trị UTP không tế bào nhỏ giai đoạn III-IV,
không rõ hoặc có ít BN di căn não.
Bảng 4.1: Tỷ lệ đáp ứng khách quan trong một số nghiên cứu về
hoá chất PC trong UTP không tế bào nhỏ
20
Tác giả (năm, cỡ mẫu) Đặc điểm BN Tỷ lệ đáp ứng toàn bộ
Stathopoulos và cs
(2004, n=185)
IIIA-IV, 11 di căn não 45,9%
Mok và cs
(2009, n=608)
IIIB-IV, biểu mô tuyến, không rõ
số di căn não
43,0%
Zhou và cs
(2013, n=136)
IIIB-IV,không tế bào nhỏ, không
vảy, không rõ số di căn não
26,0% (kiểm soát khối
u: 89,0%)
Lê Thu Hà
(2010, n= 45)
IIIB-IV, không rõ số di căn não,
Karnofsky > 70
31,1% (kiểm soát khối
u: 73,3%)
Nguyễn Trọng Hiếu, Trần

Đăng Khoa (2013, n=44)
IIIB-IV, không rõ số di căn não,
Karnosky ≥ 70
40,9%
Phạm Văn Thái
(2014, n=81)
IV, di căn não, Karnofsky ≥60, kết
hợp dao gamma quay
35,8% (kiểm soát khối
u: 66,7%)
Đánh giá sự thay đổi kích thước khối u nguyên phát ở phổi, chúng tôi
thấy hoá chất PC đã làm thu nhỏ khối u (từ 5,26 ± 1,92 cm xuống 2,14 ± 1,33;
p<0,05). Trước điều trị, có 11,1% BN với u ≤ 3 cm nhưng sau điều trị tỷ lệ này
là 44,5%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Như vậy, hoá chất PC đã
giúp điều trị có hiệu quả trong việc điều trị tổn thương nguyên phát ở phổi và
khi kết hợp với dao gamma quay đã làm tăng tỷ lệ đáp ứng khách quan toàn bộ,
đạt được kết quả cao hơn một số nghiên cứu điều trị PC đơn thuần ở giai đoạn
IIIB-IV, không rõ di căn não hoặc có toàn trạng tốt hơn nghiên cứu của chúng
tôi. Qua phân tích, chúng tôi thấy: chỉ số Karnofsky, số cơ quan bị di căn, loại
mô bệnh học, liều thuốc so với liều chuẩn là những yếu tố ảnh hưởng đến đáp
ứng khách quan. Bảng 3.10 cho thấy, kích thước trung bình của u di căn não
sau điều trị nhỏ hơn có ý nghĩa so với trước điều trị (11,22 ± 2,35 so với 22,08
± 6,94; p=0,039). Đánh giá sự thay đổi về hình thái khối u sau điều trị, có
23/81 BN u di căn não dạng đặc bị thoái hoá, hoại tử chuyển thành u có cấu
trúc dạng nang, chiếm 28,4%. Tỷ lệ u có cấu trúc dạng nang sau điều trị là
53,8% cao hơn hẳn so với trước điều trị là 14,8%, sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê (p=0,024) .Qua phân tích, chúng tôi thấy tỷ lệ đáp ứng khách quan tại
não là 72,9% (59/81) cao hơn hẳn so với tỷ lệ đáp ứng ngoài não (27/81= 33,3%) .
Trong số 59 trường hợp đáp ứng, có 16 BN đáp ứng hoàn toàn (khối u biến mất),
chiếm 19,8% và 43 BN đáp ứng một phần (thu nhỏ kích thước u) (53,1%). Như

vậy, mặc dù hoá chất tập trung thuốc ở nhu mô não với nồng độ thấp và tỷ lệ đáp
ứng không cao như ở ngoài não nhưng khi kết hợp với dao gamma quay đã làm
tăng tỷ lệ đáp ứng với điều trị và đạt tỷ lệ kiểm soát bệnh 90,1%. Điều này phù hợp
với nhiều nghiên cứu của các tác giả nước ngoài về xạ phẫu điều trị trị di căn não
với tỷ lệ kiểm soát khối u não 90-97%, tuỳ từng nghiên cứu. So sánh hiệu quả của
dao gamma quay với phương pháp điều trị phổ biến trước đây là xạ trị toàn não
với tỷ lệ đáp ứng khoảng 40,0-60,0% thì kết quả này cao hơn. Theo nhiều tác
giả, tổn thương di căn não với đặc điểm thường là hình cầu, gianh giới rõ, ít
xâm lấn, kích thước nhỏ nên rất thích hợp cho xạ phẫu. Nguyên lý của xạ phẫu
nói chung, trong đó có dao gamma quay là sử dụng liều bức xạ cao (15-24 Gy),
trong một lần chiếu xạ, tập chung chính xác vào khối u di căn nhờ thiết bị cố
định và định vị nên sẽ tạo ra hiệu ứng sinh học cao, phá huỷ tổn thương. Nhờ
vậy, tỷ lệ đáp ứng sẽ cao hơn xạ trị toàn não (với liều lượng bức xạ thấp hơn,
trong nhiều buổi chiếu). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấy đáp ứng tại não
cao hơn ở những BN di căn não 1 u, kích thước nhỏ dưới 20 mm, nhận liều bức
xạ 18 -24 (Gy) so với nhóm còn lại (p<0,05).
Tóm lại, xạ phẫu dao gamma quay đã khắc phục được nhược điểm
của hoá chất, làm biến mất khối u (19,8%), thu nhỏ kích thước u (53,1%), thay
đổi hình thái tổn thương (thoái hoá chuyển dạng nang) ở 28,4% BN. Tỷ lệ
kiểm soát khối u não sau điều trị là 90,1%.
4.2.3. Kết quả sống thêm
4.2.3.1. Sống thêm không tiến triển
Cho tới nay, mặc dù có nhiều tiến bộ về chẩn đoán và điều trị nhưng
21
UTP không tế bào nhỏ vẫn là bệnh có tiên lượng xấu, bệnh thường tiến triển
nhanh với thời gian sống thêm toàn bộ (STTB) và sống thêm không tiến triển
(STKTT) ngắn, đặc biệt trong trường hợp giai đoạn muộn đã có di căn xa. Một
trong những mục đích chính của điều trị trong các trường hợp này là kéo dài
thời gian sống thêm không tiến triển cho người bệnh. Nhiều nghiên cứu của
các tác giả trên thế giới cho thấy, phác đồ PC trong điều trị UTP không tế bào

nhỏ giai đoạn tiến triển (bao gồm cả giai đoạn IIIB) giúp kéo dài thời gian
STKTT trung vị từ 2,9 đến 5,8 tháng và cao hơn so với nhiều phác đồ khác.
Tuy nhiên các nghiên cứu này đều loại trừ hoặc có ít BN di căn não. Để khắc
phục nhược điểm của hoá chất là không hoặc ít qua hàng rào máu não, chúng
tôi kết hợp hoá chất PC với dao gamma quay để tiêu diệt các tổn thương di căn
não. Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc phối hợp giữa biện pháp điều trị toàn
thân và tại chỗ đã mang lại hiệu quả về kéo dài thời gian STKTT cho người
bệnh với giá trị trung bình là 7,5 tháng trung vị là: 6,0 tháng. STKTT 6 tháng:
51,1%; 1 năm: 17,9%.
4.2.3.2. Sống thêm toàn bộ
Hiện nay, ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về đánh giá kết quả
sống thêm ở BN UTP di căn não được điều trị hoá chất kết hợp dao gamma.
Các nghiên cứu của các tác giả nước ngoài về xạ phẫu dao gamma trong điều
trị tổn thương di căn não từ UTP cho thời gian STTB trung vị từ 8,0 đến 18,0
tháng, tuỳ từng nghiên cứu. Tuy nhiên, phần lớn các báo cáo này không nõi rõ
loại biện pháp điều trị kết hợp, loại phác đồ hoá chất và loại xạ phẫu không
phải là dao gamma quay. Một số nghiên cứu có kết quả thấp hơn của chúng tôi,
do đối tượng bao gồm cả các BN di căn não do bệnh tiến triển sau thất bại với
các phương pháp điều trị khác và cả các trường hợp UTP tế bào nhỏ. Trong khi
đối tượng của chúng tôi là các BN được chẩn đoán UTP không tế bào nhỏ di
căn não ngay từ thời điểm trước điều trị.
Bảng 4.2: STTB trong một số nghiên cứu điều trị UTP không tế bào nhỏ
bằng hoá chất phác đồ PC đơn thuần
Tác giả
(năm, cỡ mẫu)
Đặc điểm BN Sống thêm toàn bộ
Sandler và cs
(2006, n=444)
IIIB-IV, tái phát, không rõ di căn
não

- Trung vi: 10,3 tháng
- Sống thêm 1 năm:44,0%
Scagliotti và cs
(2010, n=462)
IIIB-IV, không di căn não Trung vị: 10,6 tháng
Lynch và cs
(2012, n=65)
IIIB-IV, không di căn não
- Trung vị: 8,3 tháng
- Sống thêm 1 năm: 39,0%
Zhou và cs
(2013, n=136)
IIIB-IV, không tế bào nhỏ, không
vảy, không rõ di căn não
Trung vị: 6,5 tháng
Lê Thu Hà
(2010, n= 45)
IIIB-IV, không rõ di căn não
Trung vị: 8,7 tháng
Phạm Văn Thái
(2014, n=81)
Giai đoạn IV, di căn não, kết hợp
dao gamma quay.
- Trung vị:12,9 tháng
- Sống thêm 1 năm: 59,5%
Bảng 4.3: Thời gian STTB trong một số nghiên cứu về điều trị di căn não
bằng xạ phẫu dao gamma có kết quả thấp hơn
Tác giả
(năm, cỡ mẫu)
Đặc điềm BN Sống thêm toàn bộ

Noel và cs
(2003)
UTP (không tế bào nhỏ: 82). Di
căn não 1-2 u: 83,0%
- Trung vị: 9 tháng
- Sống thêm 1 năm: 37,0%
Aoyama (2006) Ung thư di căn não 1-4 u, ≤ 4cm - Trung vị: 8 tháng
22
Serizawa (2009) UTP (không tế bào nhỏ: 387) -Trung vị: 8,9 tháng
Abacioglu và cs
(2010)
UTP không tê bào nhỏ, 49 tái phát,
51 mới chẩn đoán
- Trung vị: 9 tháng
Phạm Văn Thái
(2014)
UTP không tế bào nhỏ di căn não
1-3 u,≤ 3 cm, kết hợp PC.
-Trung vị: 12,9 tháng
- Sống thêm 1 năm: 59,5%
Tuy nhiên, trong một số nghiên cứu khác cho kết quả thời gian STTB
cao hơn kết quả của chúng tôi do đối tượng nghiên cứu là BN di căn từ ung thư
khác, có thể trạng chung tốt hơn, di căn não đơn độc (không có di căn ngoài
não), 1 u não di căn và hoặc liều xạ phẫu trung bình cao hơn (bảng 4.4).
Bảng 4.4: Thời gian STTB trong một số nghiên cứu về điều trị di
căn não bằng xạ phẫu dao gamma có kết quả cao hơn
Tác giả
(năm, cỡ mẫu)
Đặc điềm BN Sống thêm toàn bộ
Gerosa và cs

(2005, n= 504)
UTP không tế bào nhỏ di căn não. Liều xạ
phẫu trung bình: 21,4 Gy
Trung vị: 14,5 tháng
Chang và cs
(2008, n=58)
Ung thư di căn não 1-3 u, Karnosky>70 Trung vị: 15,2 tháng
Flannery và cs
(2008, n= 42)
UTP không tế bào nhỏ di căn não 1 u đơn
độc, Karnofsky trung bình=90
-Trung vị:18 tháng
- Sống thêm 1 năm
71,3%
Phạm Văn Thái
(2014, n=81)
UTP không tế bào nhỏ di căn não 1-3 u, ≤ 3
cm. Kết hợp hoá chất PC. Liều xạ phẫu trung
bình:18,7 Gy. Karnofsky ≥60
-Trung vị:12,9 tháng
- Sống thêm 1 năm:
59,5%
Phân tích đơn biến các yếu tố ảnh hưởng tốt đến STKTT là tuổi > 60,
Karnofsky ≥ 80, di căn não đơn độc, liều hoá chất ≥ 85%; đến STTB là
Karnofsky ≥ 80, di căn não đơn độc, liều hoá chất ≥ 85%. Phân tích đa biến
yếu tố ảnh hưởng tốt đến STKTT là Karnofsky ≥80, di căn não đơn độc; đến
STTB là Karnosky ≥80, di căn não đơn độc.
4.2.3.3. Sống thêm không tiến triển tại não
Trong nghiên cứu này, việc điều trị tổn thương di căn não bằng dao
gamma quay đã giúp kéo dài thời gian STKTT tại não với giá trị trung vị là

10,8 (tháng), cao hơn gần 5 tháng so với trung vị STKTT nói chung (6,0
tháng). 100% BN trong 3 tháng sau xạ phẫu, khối u di căn não không tiến triển.
STKTT tại não 6 tháng là 91,0% và tại thời điểm 1 năm chỉ còn 30,2%. Như
vậy, có tới 69,8% u di căn não tiến triển sau điều trị 1 năm. Phân tích STKTT
tại não theo một số yếu tố, chúng tôi thấy số u não di căn, liều xạ phẫu là
các yếu tố ảnh hưởng đến sống thêm khi phân tích đơn biến. Phân tích đa
biến, kết quả bảng 3.14 chỉ ra số lượng u não di căn là yếu tố tiên lượng độc
lập ảnh hưởng đến STKTT tại não (p<0,05). BN di căn não 1 u giảm 42,6%
nguy cơ tiến triển tại não (HR=0,574). Nhiều nghiên cứu nước ngoài cho thấy,
xạ phẫu dao gamma giúp kiểm soát khối u di căn tại não tốt, tương đương với
23
phẫu thuật ở những trường hợp di căn não 1 u, trong khi thời gian nằm viện
ngắn và tránh được các biến chứng liên quan với phẫu thuật, có thể điều trị
toàn thân kết hợp được sớm sau xạ phẫu.
4.3. Các tác dụng không mong muốn trong và sau điều trị
Trong nghiên cứu này, chúng tôi thấy phần lớn các độc tính ở độ 1 và
2, không có trường hợp nào tử vong do tác dụng phụ của phương pháp điều trị.
Trên huyết học, phần lớn BN có giảm huyết sắc tố trong và sau điều trị
(85,2%), trong đó chủ yếu độ 1,2 (79,0%). Có 5/81 BN (6,2%) hạ huyết sắc tố
độ 3- 4 (bảng 3.15). Tỷ lệ giảm huyết sắc tố trong nghiên cứu của chúng tôi
cao hơn một số nghiên cứu trong và ngoài nước về điều trị UTP không tế bào
nhỏ bằng phác đồ PC (từ 9,0-57,0%).
Bảng 4.5: Tỷ lệ hạ bạch cầu, bạch cầu trung tính trong một số
nghiên cứu điều trị hoá chất PC trong UTP không tế bào nhỏ
Nghiên cứu
Hạ bạch cầu
độ 3-4 (%)
Hạ bạch cầu
trung tính độ 3-4 (%)
Lê Thu Hà (2010) 6,6 6,6

Nguyễn Trọng Hiếu (2013) 9,1
Giorgio và cs (2010) 6,0
Thomas và cs (2012) 10,0
Treat và cs (2010) 13,1 21,3
Phạm Văn Thái (2014) 8,7 12,4
Bảng 3.15 cho thấy độc tính giảm bạch cầu và bạch cầu trung tính lần lượt
là 22,2%; 23,5%. Tỷ lệ hạ bạch cầu và bạch cầu trung tính độ 3-4 trong nghiên cứu
của chúng tôi tương ứng là 8,7% và 12,4%. Tỷ lệ hạ bạch cầu, bạch cầu trung tính
trong nghiên cứu của chúng tôi không khác biệt nhiều với một số nghiên cứu tại Việt
Nam và trên thế giới khi điều trị hoá chất phác đồ PC (bảng 4.5). Chúng tôi thấy có
16/81 BN tăng men gan (GOT, GPT), chiếm 19,7%. Tuy nhiên, đều ở mức độ nhẹ,
chủ yếu là độ 1 (15 ca), độ 2 (1 ca), không có độ 3-4. Nghiên cứu của các tác giả
trong và ngoài nước cũng cho thấy, tăng men gan chủ yếu là độ 1-2, tỷ lệ độ 3-4 từ 0
đến 2% tuỳ từng nghiên cứu. Chúng tôi ghi nhận 5/81 BN có tăng creatinin huyết
thanh sau kết thúc điều trị, chiếm 6,2%. Tuy nhiên tất cả đều là độ 1 và chức năng
thận được phục hồi sau khi ngừng sử dụng hoá chất và điều trị nội khoa bằng thuốc
lợi tiểu. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu Nguyễn Trọng Hiếu, Trần Đăng
Khoa (2013); của Ohe và cs (2007). Theo các tác giả nước ngoài, xạ phẫu điều trị di
căn não là phương pháp an toàn, ít tác dụng phụ so với các phương pháp khác.
KẾT LUẬN
1. Một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng
Bệnh thường gặp ở nam giới (70,4%), 50-70 tuổi (71,7%), đến viện
trong vòng 3 tháng đầu tính từ khi có triệu chứng (54,3%). Triệu chứng phổ
biến nhất là: Tăng áp lực nội sọ (72,8%), ho khan (59,3%), đau ngực (53,1%).
Có 9,9% bệnh nhân không có triệu chứng hô hấp; 14,8% bệnh nhân không có
24
triệu chứng thần kinh; tiền sử hút thuốc là 63,0% (ở nam giới là 89,5%).
Ung thư phổi không tế bào nhỏ có di căn xa rất sớm, có tới 54,3% u
nguyên phát chỉ là T1-2 và 38,7% không di căn hạch vùng nhưng đã có di căn
não (100%) và di căn ngoài não kết hợp (49,4%), trong đó nhiều nhất là phổi

(18,5%). Trên hình ảnh MRI sọ não, phần lớn u não di căn ở bán cầu đại não
(82,8%), 1 u (51,9%), kích thước 20-30 mm (69,1%).
Đa số bệnh nhân là ung thư biểu mô tuyến (76,6%), tiếp theo là biểu mô
vảy (21,0%). Ở nhóm ung thư biểu mô tuyến: tỷ lệ CEA > 5 ng/ml cao hơn
(77,4% so với 41,2%, p=0,004) nhưng Cyfra 21-1 > 3,3 ng/ml thấp hơn ung
thư biểu mô vảy (48,4% so với 64,7%, p=0,233).
2. Kết quả điều trị
Xạ phẫu dao gamma quay làm biến mất khối u di căn não (19,8%), thu
nhỏ kích thước u (53,1%), thay đổi hình thái tổn thương (thoái hoá, hoại tử
chuyển dạng nang) (28,4%), kiểm soát khối u não ở 90,1% bệnh nhân.
Dao gamma quay kết hợp hoá chất Paclitaxel-Carboplatin giúp cải thiện chỉ
số Karnofsky ở 80,3%; triệu chứng chủ quan ở 82,7% bệnh nhân (đáp ứng hoàn
toàn là 17,3%); đáp ứng khách quan ở 35,8%. Đáp ứng cao hơn ở nhóm bệnh nhân
Karnofsky ≥ 80, di căn não đơn độc, nhận liều hoá chất ≥ 85%, ung thư biểu mô
tuyến so với nhóm còn lại (p<0,05). Đáp ứng tại não cao nhất ở nhóm di căn não 1
u và kích thước nhỏ dưới 20 mm, nhận liều xạ phẫu 18-24 Gy.
Có 81,1% bệnh nhân sống thêm toàn bộ 6 tháng; 59,5% sống thêm toàn
bộ 1 năm và có đến 25,5% sống thêm toàn bộ 2 năm; 51,1% sống thêm không
tiến triển bệnh 6 tháng; 17,9% sống thêm không tiến triển bệnh 1 năm. Phân
tích đa biến các yếu tố ảnh hưởng tốt đến sống thêm không tiến triển bệnh và
sống thêm toàn bộ là Karnofsky ≥ 80, di căn não đơn độc; đến sống thêm
không tiến triển tại não là số u di căn não.
Hoá chất phác đồ Paclitaxel-Carboplatin kết hợp xạ phẫu dao gamma
quay là phương pháp an toàn, độc tính chấp nhận được.
KIẾN NGHỊ
Nên áp dụng xạ phẫu dao gamma quay kết hợp hoá chất toàn thân phác
đồ Paclitaxel-Carboplatin cho các bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ di
căn não 1 u, đường kính ≤ 30 mm, chỉ số toàn trạng tốt (Karnofsky ≥80), di
căn não đơn độc.

×