Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

luận văn quản trị khách sạn du lịch Ảnh hưởng của khách du lịch trong kinh doanh du lịch của công ty du lịch Ngọc Châu Á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (362.34 KB, 55 trang )

Báo cáo thực hành Khoa Du lịch
MỤC LỤC
2.2.Kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị 25
2.2.1.Đặc điểm về thị trường khách: 25
2.2.2.Đặc điểm về các nhóm du khách 26
2.2.3.Kết quả hoạt động kinh doanh 29
3.2.2. Xây dựng kinh phí cho hoạt động marketing một cách có kế hoạch.
35
Đỗ Phương Thanh Lớp: DLA1 - 08
Báo cáo thực hành Khoa Du lịch
LỜI MỞ ĐẦU
Ngay từ thủa xa xưa, con người đã ghi nhận việc đi du lịch như là một sở
thích, là một trong những hoạt động nghỉ ngơi tích cực nhất để tái tạo sức lao
động của con người. Ngày nay, nhu cầu du lịch đã trở thành nhu cầu thiết yếu
trong đời sống văn hoá – xã hội cũng như trong cuộc sống của con người. Du
lịch không chỉ giúp cho con người mở mang kiến thức, sự hiểu biết, giao kết
bạn bè mà du lịch còn giúp chúng ta chữa bệnh, tìm đối tác và các cơ hội
trong công việc v.v…Ngoài ra, về mặt kinh tế, du lịch còn là một trong những
ngành kinh tế quan trọng, có khả năng thu hút ngoại tệ mạnh và chiếm tỷ
trọng cao trong nền kinh tế của nhiều nước trên thế giới.
Đối với một đất nước đang phát triển như nước ta, việc phát triển tất cả
các ngành nghề là cực kỳ quan trọng, song đi đôi với nó thì việc quảng bá
hình ảnh của đất nước mình là rất cần thiết. Du lịch và khách sạn đang chứng
tỏ nhiệm vụ của mình là đáp ứng những nhu cầu của con người trong việc đi
lại cũng như ăn ở, khuyếch trương hình ảnh đất nước con người Việt Nam.
Khi cuộc sống đã dần đi vào ổn định thì những nhu cầu mới phát sinh ngày
càng nhiều, con người muốn giao lưu giao tiếp, học hỏi những điều mới lạ,
tìm hiểu những gì vượt ra khỏi phạm vi của một quốc gia để thư giãn, để làm
việc hay nhiều lý do khác nữa. Là một quốc gia có diện tích khoảng 329.241
km2 với 3260km bờ biển, Việt Nam là nước có tiềm năng rất lớn về du lịch
khá phong phú và đa dạng. Nước ta là nước có nhiều danh lam thắng cảnh nổi


tiếng và có truyền thống văn hoá lịch sử lâu đời, nhiều di tích với kiến trúc
nghệ thuật đặc sắc và đây chính là đặc điểm có sự cuốn hút mạnh mẽ đối với
khách du lịch trong và ngoài nước. Nước ta là nước có khí hậu ôn hoà mát
mẻ, tài nguyên du lịch phong phú, tình hình an ninh chính trị ổn định, trong
đó tài nguyên du lịch là yếu tố thúc đẩy sự phát triển du lịch
Đỗ Phương Thanh Lớp: DLA1 - 08
1
Báo cáo thực hành Khoa Du lịch
Du lịch hiện nay đã trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn,
là nguồn thu nhập quan trọng của nền kinh tế nước nhà, nó mang lại nguồn
ngoại tệ chủ yếu cho sự phát triển kinh tế nước ta hiện nay. Các nhà kinh tế
học thường gọi du lịch là "ngành công nhgiệp không khói" và đầu tư cho du
lịch là đầu tư cho " con gà đẻ trứng vàng". Nói chung, so với các ngành kinh
tế khác, du lịch là một ngành yêu cầu đầu tư không lớn nhưng mang lại hiệu
quả kinh tế cao. Ngày nay, ngành kinh doanh du lịch dịch vụ ở Việt Nam đã
bắt đầu phát triển mạnh. Trong khoảng 10 năm trở lại đây rất nhiều các doanh
nghiệp lữ hành đã ra đời, hình thành nên một mạng lưới tổ chức và phân phối
chương trình du lịch rộng khắp Hà Nội và các địa bàn kinh tế trọng điểm.Tại
Hà Nội, các doanh nghiệp, đại lý lữ hành có ở rất nhiều khu vực và đóng góp
lớn cho sự phát triền chung của toàn ngành du lịch, tốc độ tăng trưởng hằng
năm khoảng 30-40% đã đem lại một nguồn thu lớn về ngoại tệ cho đất nước.
Ngày nay, việc đi du lịch đã trở thành một nhu cầu cần thiết, bất cứ một
quốc gia nào cũng có những con người say mê đi du lịch và họ coi đó là một
cách để tận hưởng cuộc sống. Vì vậy, kinh doanh lữ hành như là một tất yếu
để nhằm thoả mãn những nhu cầu đó của con người không chỉ ở Việt Nam mà
còn ở những nước khác nữa. Ngoài những công ty mang tính chất tập đoàn
lớn như Hanoi tourist hay những công ty nhà nước có sự phát triển lâu đời,
các doanh nghiệp lữ hành còn lại thường có quy mô không lớn lắm và cạnh
tranh với nhau khá quyết liệt trên thị trường, đặc biệt là du lịch outbound và
nội địa. Và một trong những doanh nghiệp kinh doanh ở lĩnh vực này là Công

ty Cổ phần thương mại và du lịch Ngọc Châu Á ( Asean Jewel Tours ).
Đây là một công ty được cấp phép và đi vào hoạt động vào năm 2005 theo
giấy phép kinh doanh số 0103009708, và năm 2009 công ty chính thức đi vào
hoạt động với chức năng là một công ty kinh doanh lữ hành quốc tế. Đánh giá
được tiềm năng du lịch của Việt Nam sau khi nước ta gia nhập tổ chức thương
mại thế giới WTO, công ty đã mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực du lịch. Mặc dù
Đỗ Phương Thanh Lớp: DLA1 - 08
2
Báo cáo thực hành Khoa Du lịch
công ty mới đi vào hoạt động trong thời gian chưa lâu nhưng cũng có thể nói
là một khoảng thời gian đủ để công ty tự hoàn thiện và với tất cả những khả
năng có thể, công ty đang dốc sức để đem lại hiệu quả trong lĩnh vực du lịch
này. Là sinh viên thực tập tại công ty, em xin mạnh dạn chọn đề tài : " Ảnh
hưởng của khách du lịch trong kinh doanh du lịch của công ty du lịch
Ngọc Châu Á".
Mục đích nghiên cứu : Khi chọn đề tài, em muốn tìm hiểu về khách du
lịch và những ảnh hưởng của khách du lịch tới tình hình kinh doanh của công
ty và đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty
Phạm vi nghiên cứu : Với lượng kiến thức còn hạn chế, em chỉ nghiên
cứu và tìm hiểu trong nội bộ công ty, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Đối tượng nghiên cứu : Bao gồm toàn bộ các bộ phận trong công ty.
Phương pháp nghiên cứu: Bằng các phương pháp đánh giá, phân tích, thống
kê, phỏng vấn trực tiếp, xử lý số liệu bằng các công thức trên Microsoft Excel.
Báo cáo gồm các phần:
Chương 1: Cơ sở lí luận về kinh doanh lữ hành và khách du lịch
Chương 2: Thực trạng kinh doanh của công ty
Chương 3: Một số giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh cảu công ty.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH DOANH LỮ HÀNH

VÀ KHÁCH DU LỊCH
Đỗ Phương Thanh Lớp: DLA1 - 08
3
Báo cáo thực hành Khoa Du lịch
1.1. Du lịch là gì?
Ngày nay, du lịch đã thực sự trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ
biến không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển trong
đó có Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay không chỉ ở nước ta nhận thức về
nội dung du lịch vẫn chưa thống nhất. Do hoàn cảnh (thời gian, khu vực) khác
nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau mỗi người có một cách hiểu về
du lịch khác nhau. Đúng như giáo sư, tiến sĩ Bernecker - một chuyên gia
hàng đầu về du lịch trên thế giới đã nhận định: “Đối với du lịch, có bao nhiêu
tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa”
Tuy chưa có được một khái niêm thống nhất về du lịch nhưng ngành du
lịch cũng giống như nhiều ngành khoa học, kĩ thuật, nghệ thuật khác đều được
hình thành từ rất sớm với bối cảnh lịch sử nhất định. Theo những tài liệu
nghiên cứu về du lịch cho thấy thuật ngữ "du lịch" được đưa vào sử dụng
trong các hệ thống ngôn ngữ khác nhau trên thế giới nhưng nó xuất hiện và
được sử dụng sớm nhất trong tiếng La tinh (thuật ngữ "tornare" nghĩa là cuộc
dạo chơi quanh một cái gì đó, ra khỏi nhà một thời gian sau đó trở lại), sau đó
được nhanh chóng sử dụng trong các ngôn ngữ tiếng Anh, Pháp ( thuật ngữ
"tour" nghĩ là cuộc đi chơi, đi đây đó , đi một vòng để tham quan lưu diễn).
Còn đối với Việt Nam, thuật ngữ du lịch được du nhập từ tiếng tiếng Hán; có
nghĩa là kế hoạch, dự định di chuyển đi đâu đó để thay đổi cảnh quan môi
trường. Trong cuốn Từ điển tiếng Việt của nhà xuất bản Đà Nẵng đã giải thích
: Du lịch là đi xa cho biết xứ lạ, khác nơi mình ở. Như vậy, theo các quan
điểm trên ,ta có thể thấy rằng du lịch luôn gắn liền với hoạt động, nhu cầu,
động cơ muốn thay đổi vị trí cảnh quan và môi trường sống của con người.
Như đã nói ở trên, do hoàn cảnh nghiên cứu khác nhau mà các nhà
nghiên cứu đã đưa ra các khái niệm khác nhau về du lịch:

Theo liên hiệp Quốc các tổ chức lữ hành chính thức( International
Union of Official Travel Oragnization: IUOTO): "Du lịch được hiểu là hành
Đỗ Phương Thanh Lớp: DLA1 - 08
4
Báo cáo thực hành Khoa Du lịch
động du hành đến một nơi khác với điạ điểm cư trú thường xuyên cuả mình
nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay
một việc kiếm tiền sinh sống "
Theo các nhà du lịch Trung Quốc thì: họat động du lịch là tổng hoà
hàng loạt quan hệ và hiện tượng lấy sự tồn tại và phát triển kinh tế, xã hội
nhất định làm cơ sở, lấy chủ thể du lịch, khách thể du lịch và trung gian du
lịch làm điều kiện
Theo I.I pirôgionic, 1985 thì: Du lịch là một dạng hoạt động cuả dân cư
trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài
nơi cư trú thường xuyên nhằm nghĩ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và
tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hoá hoặc thể thao kèm theo việc
tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hoá
Năm 1963, với mục đích quốc tế hoá, tại Hội nghị Liên hợp quốc về du
lịch họp ở Roma, các chuyên gia đã đưa ra định nghĩa về du lịch như sau:
"Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh
tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên
ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình.
Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ."
Còn đối với Việt Nam, Theo Pháp lệnh du lịch (do chủ tịch nước
CHXNCN Việt Nam công bố ngày 20/02/1999): Du lịch là hoạt động của con
người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham
quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.
Khác với quan điểm trên, các học giả biên soạn Từ điển Bách Khoa toàn
thư Việt Nam (1966) đã tách hai nội dung cơ bản của du lịch thành hai phần
riêng biệt.

Nghĩa thứ nhất (đứng trên góc độ mục đích của chuyến đi): Du lịch là
một dạng nghỉ dưỡng sức tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú
với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử,
công trình văn hoá, nghệ thuật,…
Đỗ Phương Thanh Lớp: DLA1 - 08
5
Báo cáo thực hành Khoa Du lịch
Nghĩa thứ hai (đứng trên góc độ kinh tế): Du lịch là một ngành kinh
doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên
nhiên, truyền thống lịch sử và văn hoá dân tộc, từ đó góp phần tăng thêm tình
yêu đất nước; đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình; về
mặt kinh tế, du lịch là lĩnh vực kinh doah mang lại hiệu quả rất lớn: có thể coi
là hình thức xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tại chỗ.
Việc phân định rõ ràng hai nội dung cơ bản của khái niệm có ý nghĩa
góp phần thúc đẩy sự phát triển du lịch. Cho đến nay, không ít người, thậm
chí ngay cả các cán bộ, nhân viên đang làm việc trong ngành du lịch, chỉ cho
rằng du lịch là một ngành kinh tế. Do đó, mục tiêu được quan tâm hàng đầu là
mang lại hiệu quả kinh tế. Điều đó cũng có thể đồng nghĩa với việc tận dụng
triệt để mọi nguồn tài nguyên, mọi cơ hội để kinh doanh. Trong khi đó, du
lịch còn là một hiện tượng xã hội, nó góp phần nâng cao dân trí, phục hồi sức
khoẻ cộng đồng, giáo dục lòng yêu nước, tính đoàn kết, … Chính vì vậy, toàn
xã hội phải có trách nhiệm đóng góp, hỗ trợ, đầu tư cho du lịch phát triển như
đối với giáo dục, thể thao hoặc một lĩnh vực văn hoá khác.
Nếu xét theo các khía cạnh khác nhau thì các khái niệm cũng thay đổi
tuỳ thuộc vào góc nhìn của mỗi người.
Theo nhà kinh tế học người Áo Josep Stander nhìn từ góc độ du khách
thì: "khách du lịch là loại khách đi theo ý thích ngoài nơi cư trú thường xuyên
để thoả mãn sinh họat cao cấp mà không theo đuổi mục đích kinh tế"
Nhìn từ góc độ thay đổi về không gian cuả du khách: "du lịch là một
trong những hình thức di chuyển tạm thời từ một vùng này sang một vùng

khác, từ một nước này sang một nước khác mà không thay đổi nơi cư trú hay
nơi làm việc"
Nhìn từ góc độ kinh tế: "Du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ có
nhiệm vụ phục vụ cho nhu cầu tham quan giải trí nghĩ ngơi, có hoặc không
kết hợp với các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các
nhu cầu khác"
Đỗ Phương Thanh Lớp: DLA1 - 08
6
Báo cáo thực hành Khoa Du lịch
Còn theo như Giáo trình tâm lý học Du lịch do Gs Nguyễn Hữu Thụ biên
soạn thì Du lịch Là hoạt động kép của con người, là hoạt động của du khách
và hoạt động của nhà cung ứng dịch vụ được tiến hành trong môi trường du
lịch nhằm thoả mãn nhu cầu, động cơ du lịch và kinh doanh du lịch.
Từ những khái niệm đa dạng trên, ta có thể đưa ra kết luận rằng Các khái
niệm du lịch dù dưới góc nhìn nhận nào cũng bao gồm các yếu tố cơ bản về
du lịch như sau:
• Du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội.
•Du lịch là sự di chuyển và tạm thời lưu trú ngoài nơi ở thường xuyên
của các cá nhân hoặc tập thể nhằm thoả mãn các nhu cầu đa dạng của họ.
•Các cuộc hành trình, lưu trú tạm thời của cá nhân hoặc tập thể đó đều
đồng thời có một số mục đích nhất định, trong đó có mục đích hoà bình.
•Du lịch là tập hợp các hoạt động kinh doanh phong phú và đa dạng
nhằm phục vụ cho các cuộc hành trình, lưu trú tạm thời và các nhu cầu khác
của cá nhân hoặc tập thể khi họ ở ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ.
1.2. Kinh doanh lữ hành
1.2.1 . Định nghĩa kinh doanh lữ hành và phân loại kinh doanh
lữ hành
1.2.1.1. Một số tình hình chung về du lịch, lữ hành
Hoạt động kinh doanh du lịch, lữ hành như ta đã biết có rất nhiều đặc
điểm khác biệt so với các hoạt động kinh doanh vật chất khác. Vậy nên hiểu

cho đúng kinh doanh du lịch, lữ hành là như thế nào thì cho đến nay có rất
nhiều lý thuyết tiếp cận với nó, lý thuyết nào cũng đưa ra những khía cạnh
hợp lý, nhưng quan trọng là người sử dụng dựa theo khả năng hay lĩnh vực của
mình để áp dụng vào. Hoạt động kinh doanh du lịch có nhiều biến đổi theo thời
gian trong lịch sử phát triển ngành và lịch sử phát triển kinh tế - xã hội. Trong
mỗi giai đoạn phát triển, hoạt động kinh doanh lữ hành luôn luôn có những
hình thức và nội dung mới mang tính chất đa dạng và phức tạp hơn nhiều.
Đỗ Phương Thanh Lớp: DLA1 - 08
7
Báo cáo thực hành Khoa Du lịch
Theo số liệu của Tổng Cục Du Lịch, Trong tháng 4, lượng khách quốc tế
đến Việt Nam ước đạt 432.608 lượt, tăng 31,3% so với cùng kỳ năm 2009.
Tính chung 4 tháng năm 2010 ước đạt 1.783.832 lượt, tăng 35,0% so với cùng
kỳ năm 2009.
Bảng 1.1: Bảng sổ liệu thống kê khách du lịch nước ngoài vào Việt Nam
4 tháng đầu năm2010
Thị trường
khách du lịch
nước ngoài
Ước tính
tháng
4/2010
4 tháng
năm 2010
Tháng
4/2010 so
với tháng
trước (%)
Tháng
4/2010

so với
tháng
4/2009
(%)
4 tháng
2010 so
với cùng
kỳ 2009
(%)
Tổng số 432.608 1.783.832 91,4 131,3 135,0
Trung Quốc 84.329 312.111 93,4 195,1 209,2
Hàn Quốc 43.152 176.199 94,4 137,8 131,4
Mỹ 35.444 163.101 92,0 103,8 105,2
Nhật Bản 36.085 146.818 91,2 121,5 114,2
Đài Loan (TQ) 27.536 114.350 96,0 117,2 121,1
Úc 26.071 106.728 115,3 131,3 126,1
Campuchia 21.990 80.377 85,3 198,1 231,5
Pháp 19.583 76.954 87,5 109,8 113,8
Thái Lan 20.948 74.526 112,5 97,4 123,0
Malaisia 16.933 61.821 106,8 89,6 106,3
Các thị trường
khác
100.537 470.847 80,1 128,4 132,8
Trong năm nay, đất nứơc ta đang chuẩn bị cho đại lễ kỉ niệm 1000 năm
Thăng Long, với khẩu hiệu " Thăng Long Hà Nội, hội tụ ngàn năm", các hoạt
động chuẩn bị đã và đang được tiến hành như: Hà Nội đã phối hợp với các cơ
quan thông tin đại chúng Trung ương và địa phương triển khai các chương
trình, mở các chuyên trang, chuyên mục, đưa nhiều tin, bài về kỷ niệm 1000
Đỗ Phương Thanh Lớp: DLA1 - 08
8

Báo cáo thực hành Khoa Du lịch
năm Thăng Long – Hà Nội. Qua đó giới thiệu đến đông đảo các tầng lớp nhân
dân, bạn bè quốc tế về truyền thống văn hiến của Thăng Long – Hà Nội.
UNESCO đã ra Nghị quyết về kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội,
Thường trực Chính phủ chỉ đạo thành phố cần xây dựng, thẩm định, duyệt và
tổ chức luyện theo kịch bản chi tiết cho các hoạt động, đặc biệt các hoạt động
có quy mô lớn như: Lễ khai mạc Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà
Nội (sáng 01/10/2010); Lễ mít tinh kỷ niệm (sáng 10/10/2010); đêm hội văn
hóa, nghệ thuật chào mừng 1000 năm Thăng Long (vào tối 10/10/2010) tại
sân vận động quốc gia Mỹ Đình…, Festivan Huế với Màn trình diễn "Hơi thở
của nước" được dàn dựng trên một trân khấu đặc biệt( vào 3 đêm 6, 9,
11/2010), Liên hoan ẩm thực Hà Thành kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà
Nội dự kiến diễn ra từ ngày 5/10 đến ngày 10/10 tại Công viên Hồ Tây, quận
Tây Hồ, Hà Nội
Các chương trình này dự kiến sẽ thu hút một lượng lớn khách du lịch
quốc tế vào Việt Nam. Chính vì vậy các doanh nghiệp du lịch hiện nay cần
tăng cường hoạt động phục vụ khách du lịch như thúc đẩy chương trình dịch
vụ du lịch, mở rộng mạng lưới các khách sạn, các điểm mua sắm, ăn uống đạt
chuẩn du lịch, hoàn chỉnh chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành du
lịch với đề tài chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch và chương trình xúc
tiến, hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh khác.
Trong điều kiện toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, đặc
biệt là trong điều kiện Việt Nam đã trở thành viên thứ 150 của tổ chức thương
mại thế giới từ tháng 1/2007 thì việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh
vực kinh doanh lữ hành quốc tế để thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt
Nam là một đòi hỏi cấp thiết.
Các doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Việt Nam nếu không có đủ năng
lực tiếp cận thị trường quốc tế và khu vực, thiếu một chiến lược cạnh tranh
linh hoạt sẽ khó có khả năng cạnh tranh được với các đối thủ nước ngoài và sẽ
Đỗ Phương Thanh Lớp: DLA1 - 08

9
Báo cáo thực hành Khoa Du lịch
bị loại ra khỏi cuộc chơi trong việc tiếp cận thị trường và thu hút khách du
lịch quốc tế.
1.2.1.2. Định nghĩa kinh doanh lữ hành
Trong vấn đề này, việc phân định rõ ràng giữa du lịch và lữ hành là một
công việc cực kỳ cần thiết. Nếu như không phân định được rõ ràng thì việc
hiểu thấu đáo nó sẽ bị sai lệch, từ đó mà các doanh nghiệp xác định sai sứ
mệnh của mình. Tuy nhiên, ở đây em chỉ xin đề cập tới 2 khía cạnh hiểu về du
lịch và lữ hành.
• Hiểu theo nghĩa rộng
Nếu như hiểu theo nghĩa rộng này thì lữ hành ( travel ) bao gồm tất cả
những hoạt động di chuyển của con người và các hoạt động có liên quan tới
các hoạt động di chuyển đó. Vậy khi phạm vi đề cập là như vậy thì trong hoạt
động du lịch có bao gồm yếu tố lữ hành. Nhưng cũng phải khẳng định rằng
không phải tất cả các hoạt động lữ hành đều là du lịch. Tại một số nước phát
triển, đặc biệt là ở các nước Bắc Mỹ thì thuật ngữ “ lữ hành “ và “ du lịch “
( travel and tourism ) được hiểu một cách tương tự như “ du lịch “. Từ đó
người ta có thể sử dụng thuật ngữ “ lữ hành du lịch “để ám chỉ các hoạt động
đi lại và các hoạt động khác có liên quan tới các chuyến đi với mục đích du
lịch. Vì vậy với cách tiếp cận này thì lữ hành được hiểu theo nghĩa rộng sẽ
cho phép nghiên cứu hoạt động lữ hành ở một phạm vi cực kỳ rộng lớn.
Khi tiếp cận theo nghĩa rộng như ta đang đề cập thì kinh doanh lữ hành
được hiểu là doanh nghiệp đầu tư để thực hiện một hoặc tất cả các công việc
trong quá trình tạo ra và chuyển giao sản phẩm từ lĩnh vực tiêu dùng du lịch
với mục đích hưởng hoa hồng hoặc lợi nhuận. Kinh doanh lữ hành có thể là
kinh doanh một hoặc nhiều hơn một, hoặc tất cả các dịch vụ và hàng hoá thoả
mãn hầu hết các nhu cầu thiết yếu , đặc trưng và các nhu cầu khác của khách
du lịch. Có thể trực tiếp cung cấp hoặc chuyên gia cho thuê dịch vụ vận
chuyển cho khách du lịch, trực tiếp cung cấp hoặc chuyên gia môi giới hỗ trợ

cho các dịch vụ khác có liên quan đến các dịch vụ kể trên trong quá trình tiêu
Đỗ Phương Thanh Lớp: DLA1 - 08
10
Báo cáo thực hành Khoa Du lịch
dùng của khách.
• Hiểu theo nghĩa hẹp
Cách tiếp cận thứ 2 này được hiểu theo nghĩa hẹp, nghĩa là được hiểu
theo phạm vi hẹp. Vì thế để phân định rõ ràng hoạt động kinh doanh lữ hành
với các hoạt động kinh doanh du lịch khác như : nhà hàng, khách sạn, ,khu
vui chơi giải trí, người ta lại giới hạn hoạt động kinh doanh lữ hành chỉ bao
gồm những hoạt động tổ chức các chương trình du lịch. Điểm bắt đầu của các
giới hạn nói trên là các công ty lữ hành thường rất chú trọng tới việc kinh
doanh các chương trình du lịch. Tiêu biểu cho cách tiếp cận này là định nghĩa
về lữ hành trong Luật Du Lịch Việt Nam : “ Lữ hành là việc tổ chức thực hiện
một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch “. Kinh doanh
lữ hành bao gồm kinh doanh lữ hành nội địa và kinh doanh lữ hành quốc tế.
+ Kinh doanh lữ hành nội địa là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện
các chương trình du lịch cho khách du lịch nội địa và phải có đủ ba điều kiện.
+ Kinh doanh lữ hành quốc tế là việc xây dựng, bán, tổ chức thực hiện
chương trình du lịch cho khách du lịch quốc tế và phải có đủ năm điều kiện.
Kết luận : theo định nghĩa này thì kinh doanh lữ hành tại Việt Nam được
hiểu theo nghĩa hẹp và được xác định một cách rõ ràng rằng sản phẩm của
kinh doanh lữ hành đó chính là chương trình du lịch.
1.2.1.3. Phân loại kinh doanh lữ hành
• Theo tính chất hoạt động
+ Kinh doanh đại lý lữ hành
Với những đại lý lữ hành thì hoạt động chủ yếu là làm dịch vụ cho các
công ty lữ hành. Nó làm trung gian tiêu thụ và bán sản phẩm một cách cực kỳ
độc lập, riêng lẻ cho các nhà sản xuất để hưởng hoa hồng theo mức phần trăm
mà đại lý bán ra. Một yêu cầu đặt ra với các đại lý lữ hành là không được

quyền làm gia tăng giá trị của sản phẩm khi chuyển giao từ lĩnh vực sản xuất
sang lĩnh vực tiêu dùng du lịch mà chỉ hưởng lợi từ việc bán sản phẩm của nhà
sản xuất, tuỳ theo mức phần trăm mà các nhà cung cấp thoả thuận với đại lý.
+ Kinh doanh chương trình du lịch
Kinh doanh chương trình du lịch trái ngược hẳn với kinh doanh đại lý lữ
Đỗ Phương Thanh Lớp: DLA1 - 08
11
Báo cáo thực hành Khoa Du lịch
hành. Nếu kinh doanh đại lý lữ hành hoạt động theo dạng dịch vụ cho các
công ty lữ hành, bán sản phẩm, hưởng hoa hồng và không làm gia tăng giá trị
của sản phẩm thì kinh doanh chương trình du lịch hoạt động theo hình thức
bán buôn, thực hiện “ sản xuất “, làm gia tăng giá trị của các sản phẩm đơn lẻ
của nhà cung cấp để bán cho khách hàng. Nhưng nếu như kinh doanh đại lý lữ
hành không phải chịu rủi ro khi có bất cẩn xảy ra thì hoạt động kinh doanh
chương trình du lịch này, chủ thể của nó phải gánh chịu rủi ro, san sẻ rủi ro
trong kinh doanh, trong quan hệ với các nhà cung cấp khác. Vì vậy, các công
ty kinh doanh chương trình du lịch được gọi là các công ty du lịch lữ hành. +
Kinh doanh lữ hành tổng hợp
Hình thức kinh doanh lữ hành tổng hợp bao gồm tất cả các dịch vụ du
lịch, có nghĩa là nó đồng thời vừa sản xuất trực tiếp từng loại dịch vụ, vừa liên
kết các dịch vụ riêng lẻ thành một sản phẩm hoàn chỉnh, mang tính nguyên
chiếc cao, vừa thực hiện việc bán buôn bán lẻ, vừa thực hiện chương trình du
lịch đã bán. Đây là hoạt động kinh doanh gộp cả hai hình thức: kinh doanh đại
lý lữ hành và kinh doanh chương trình du lịch, là kết quả trong quá trình phát
triển và thực hiện liên kết dọc, liên kết ngang của các chủ thể kinh doanh du
lịch. Vì thế các doanh nghiệp thực hiện kinh doanh lữ hành tổng hợp được gọi
là các công ty du lịch.
• Theo phương thức và phạm vi hoạt động
+ Kinh doanh lữ hành gửi khách
Theo hoạt động kinh doanh này thì kinh doanh lữ hành gửi khách bao

gồm cả gửi khách quốc tế, gửi khách nội địa. Đây là loại hình kinh doanh mà
hoạt động của nó là tổ chức thu hút khách du lịch một cách trực tiếp để đưa
khách hàng đến tận nơi sử dụng. Để hình thức kinh doanh này đạt hiệu quả
cao thì yêu cầu đặt ra là phải diễn ra tại nơi có cầu du lịch lớn, khi cầu du lịch
tại nơi đó lớn thì các công ty này mới có đủ khách hàng để gửi khách tới nơi
du lịch. Các doanh nghiệp thực hiện kinh doanh lữ hành gửi khách được gọi
là công ty gửi khách.
Đỗ Phương Thanh Lớp: DLA1 - 08
12
Báo cáo thực hành Khoa Du lịch
+ Kinh doanh lữ hành nhận khách
Kinh doanh lữ hành nhận khách bao gồm cả nhận khách quốc tế và nhận
khách nội địa. Đây là loại hình kinh doanh mà hoạt động chính của nó là xây
dựng các chương trình du lịch, quan hệ với các công ty lữ hành gửi khách để
bán các chương trình du lịch và tổ chức các chương trình du lịch đã bán cho
khách thông qua các công ty lữ hành gửi khách. Loại hình kinh doanh này chỉ
phát triển và càng ngày càng mở rộng khi nó diễn ra tại nơi có nhiều tài
nguyên du lịch nổi tiếng. Các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành loại này được
gọi là các công ty nhận khách.
+ Kinh doanh lữ hành kết hợp
Là hình thức kết hợp giữa kinh doanh lữ hành nhận khách và kinh doanh
lữ hành gửi khách. Những doanh nghiệp kinh doanh loại hình kết hợp này
phải là những công ty có quy mô, tiềm lực đủ lớn để thực hiện các hoạt động
gửi khách và nhận khách. Các công ty thực hiện kinh doanh lữ hành kết hợp
này được gọi là các công ty du lịch tổng hợp.
• Theo quy định của Luật Du lịch Việt Nam
+ Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam
+ Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài
+ Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam và khách du
lịch ra nước ngoài

+ Kinh doanh lữ hành nội địa
Đỗ Phương Thanh Lớp: DLA1 - 08
Kinh doanh lữ hành
Đại lý lữ hành Kinh doanh
chương trình du
lịch
Văn
phòn
g du
lịch
Đại lý
bán lẻ
KD lữ
hành
gửi
khách
KD lữ
hành
nhận
khách
KD lữ
hành
kết
hợp
13
Báo cáo thực hành Khoa Du lịch
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ phân loại kinh doanh lữ hành
1.2.1.4. Định nghĩa doanh nghiệp kinh doanh lữ hành
Tại Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới, kinh doanh du lịch nói
chung và kinh doanh lữ hành nói riêng còn tương đối mới mẻ. Và để kinh

doanh được ngành nghề này thì việc hiểu rõ luật pháp cũng như phương thức
kinh doanh là điều không thể không bàn tới, lập một doanh nghiệp kinh doanh
lữ hành không phải là khó, quan trọng là hiểu rõ bản chất của nó mới là ý
nghĩa. Đã có khá nhiều định nghĩa khác nhau về doanh nghiệp kinh doanh lữ
hành xuất phát từ nhiều góc độ trong việc nghiên cứu các doanh nghiệp lữ
hành. Kinh doanh lữ hành rất nhạy cảm với những biến động của môi trường
kinh doanh, mặt khác nó còn mang tính thị trường rộng mở và toàn cầu hoá
cao. Vì vậy, các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành dù lớn hay nhỏ, mạnh hay
yếu đều phải đối mặt với tính biến động cao và phạm vi ảnh hưởng của môi
trường kinh doanh. Là một bộ phận cấu thành ngành kinh doanh du lịch, kinh
doanh lữ hành có những đặc điểm chung của ngành, song cũng có những đặc
điểm riêng biệt về vai trò, chức năng và phạm vi hoạt động. Và trong mỗi thời
Đỗ Phương Thanh Lớp: DLA1 - 08
Kinh doanh lữ hành
Đại lý lữ hành Kinh doanh
chương trình du
lịch
Văn
phòn
g du
lịch
Đại lý
bán lẻ
KD lữ
hành
gửi
khách
KD lữ
hành
nhận

khách
KD lữ
hành
kết
hợp
KD lữ
hành
quốc
tế
KD lữ
hành
nội
địa
14
Báo cáo thực hành Khoa Du lịch
kỳ hoạt động, các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đều có những hình thức
và nội dung mới.
Hiểu theo một nghĩa phổ biến hơn là người ta căn cứ vào hoạt động tổ
chức các chương trình du lịch của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành. Với
các doanh nghiệp đã phát triển ở một mức độ cao hơn công việc thuần tuý, họ
đã tự tạo ra các sản phẩm của mình bằng cách tập hợp các sản phẩm riêng lẻ
như : dịch vụ khách sạn, ăn uống, vé máy bay, vé tàu hoả, các chuyến tham
quan thành một sản phẩm hoàn chỉnh (chương trình du lịch ), khi đã có một
sản phẩm hoàn thiện, họ sẽ bán cho người tiêu dùng với mức giá gộp. Như
vậy, các doanh nghiệp lữ hành sẽ không dừng lại ở việc bán sản phẩm cho
khách hàng mà chính họ cũng là người mua sản phẩm của các nhà cung cấp
du lịch. Như vậy, các doanh nghiệp lữ hành được định nghĩa: là đơn vị có tư
cách pháp nhân tổ chức và bán các chương trình du lịch.
So với một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới, Việt Nam có đủ
các điều kiện chung và riêng, có lợi thế so sánh phát triển ngành du lịch. Vì

vậy các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành dù lớn hay nhỏ, dù mạnh hay yếu
đều phải đối mặt với tính biến động cao và phạm vi ảnh hưởng của môi
trường kinh doanh. Là một bộ phận cấu thành nên ngành kinh doanh du lịch,
kinh doanh lữ hành có những đặc điểm chung của ngành, song cũng có những
đặc điểm riêng biệt về vai trò, chức năng và phạm vi hoạt động. Kinh doanh
lữ hành thực sự là một mảng kinh doanh rất khó và mới mẻ tại Việt Nam, nên
ở Việt Nam, doanh nghiệp lữ hành được hiểu: là đơn vị có tư cách pháp nhân,
hoạch toán độc lập, được thành lập nhằm mục đích sinh lợi bằng việc giao
dịch, ký kết các hợp đồng du lịch và tổ chức thực hiện các chương trình du
lịch đã bán cho khách du lịch.
Nếu như trước kia, các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành phải mua dịch
vụ từ các nhà cung cấp dịch vụ như : khách sạn, nhà hàng, hãng hàng không,
tàu hoả, ngân hàng…thì trong giai đoạn hiện nay, sự phát triển như vũ bão
của các ngành kinh tế khác đã đẩy ngành du lịch phát triển mạnh mẽ hơn.
Đỗ Phương Thanh Lớp: DLA1 - 08
15
Báo cáo thực hành Khoa Du lịch
Hiện nay, các công ty lữ hành không chỉ là người bán sản phẩm của nhà cung
cấp dịch vụ du lịch mà chính họ là người sản xuất ra các sản phẩm du lịch. Vì
vậy, ta có thể định nghĩa một cách đầy đủ nhất về doanh nghiệp kinh doanh lữ
hành như sau : “ Doanh nghiệp lữ hành là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài
sản, có trụ sở ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật
nhằm mục đích lợi nhuận thông qua việc tổ chức xây dựng, bán và thực hiện
các chương trình du lịch cho khách du lịch. Ngoài ra, doanh nghiệp lữ hành
còn có thể tiến hành các hoạt động trung gian bán sản phẩm của nàh cung cấp
du lịch hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh tổng hợp khác, đảm bảo
phục vụ các nhu cầu du lịch của khách từ khâu đầu đến khâu cuối cùng “.
Các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành khác nhau chủ yếu dựa vào các
khía cạnh sau :
•Quy mô và địa bàn hoạt động

•Đối tượng khách
•Mức độ tiếp xúc với khách du lịch
•Mức độ tiếp xúc với các nhà cùng cấp sản phẩm du lịch
1.2.1.5. Hệ thống sản phẩm của kinh doanh lữ hành
Như ta đã biết, kinh doanh lữ hành có rất nhiều loại dịch vụ hàng hoá đa
dạng và phong phú nhằm đáp ứng nhu cầu tổng hợp của khách hàng. Như
vậy, hoạt động tạo ra dịch vụ và hàng hoá của các nhà kinh doanh lữ hành bao
gồm : dịch vụ trung gian, chương trình du lịch và các sản phẩm khác. Mỗi
một sản phẩm đều có những đặc trưng riêng và có các yêu cầu riêng, tách
được các sản phẩm này ra một cách rành mạch thì ta sẽ có những cách hiểu
đầy đủ như sau :
• Dịch vụ trung gian
Đây còn được gọi là các dịch vụ đơn lẻ. Với các doanh nghiệp kinh
doanh lữ hành thì đây là một sản phẩm không thể thiếu được trong gói sản
phẩm của mình và nó chiếm một lượng doanh thu khá lớn. Nó làm trung gian
giới thiệu sản phẩm cho các nhà cung cấp sản phẩm du lịch để hưởng hoa
hồng. Khi làm dịch vụ này thì hầu hết các sản phẩm được bán đơn lẻ, không
Đỗ Phương Thanh Lớp: DLA1 - 08
16
Báo cáo thực hành Khoa Du lịch
có sự liên kết gì với nhau và thoả mãn tốt nhất nhu cầu độc lập của khách
hàng. Thường các doanh nghiệp này thực hiện các dịch vụ trung gian bao
gồm : Dịch vụ vận chuyển ( đặt vé máy bay, tàu hoả, tàu biển, thuê xe, đătc
chỗ bán vé) dịch vụ lưu trú và ăn uống ( đặt chỗ tại khách sạn, nhà hàng),dịch
vụ tiêu thụ chương trình du lịch (đăng ký đặt chỗ bán vé chuyến du lịch),
dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ tư vấn, thiết kế lộ trình, dịch vụ bán vé xem biểu
diễn nghệ thuật, tham quan, thi đấu thể thao và các sự kiện khác.
• Chương trình du lịch
Nhắc đến một doanh nghiệp kinh doanh lữ hành thì điều đầu tiên mà
khách hàng lưu tâm đó là chương trình du lịch. Vì vậy có thể khẳng định rằng,

chương trình du lịch là sản phẩm chủ yếu hay đặc trưng của một doanh
nghiệp lữ hành. Để có một chương trình du lịch hoàn chỉnh thì phải trải qua 5
giai đoạn như sau
- Thiết kế chương trình du lịch và tính chi phí
- Tổ chức xúc tiến hỗn hợp
- Tổ chức kênh tiêu thụ
- Tổ chức thực hiện
- Các hoạt động sau kết thúc thực hiện
• Các sản phẩm khác
Ngoài các sản phẩm kể trên thì doanh nghiệp kinh doanh lữ hành còn
kinh doanh một số sản phẩm khác và cũng đem lại lợi ích cho công ty:
- Du lịch khuyến thưởng.
- Du lịch hội nghị, hội thảo.
- Chương trình du học.
- Tổ chức các sự kiện văn hoá, kinh tế, xã hội, thể thao lớn.
- Các sản phẩm và dịch vụ khác theo hướng liên kết dọc nhằm phục vụ
khách du lịch trong một chu trình khép kín.
1.3. Khách du lịch
1.3.1. Khái niệm khách du lịch
Khái niệm khách du lịch xuất hiện lần đầu tiên vào thế cuối thế kỉ thứ
XVIII tại Pháp. Thời bấy giờ các cuộpc hành trình của người Đức, người Đan
Mạch, người Bồ đào Nha, người Anh trên đất Pháp được chia ra làm 2 loại:
Cuộc hành trình nhỏ (Vòng đi nhỏ “ Le petit tour”) là cuộc hành trình từ
Đỗ Phương Thanh Lớp: DLA1 - 08
17
Báo cáo thực hành Khoa Du lịch
Pari đến miền Đông nước Pháp.
Cuộc hành trình lớn (Vòng đi lớn “ Le grand tour”) là cuộc hành trình
theo bờ Địa Trung Hải, xuống phía tây Nam nước Pháp và cùng Bourgone.
Khách du lịch được định nghĩa là người thực hiện các cuộc hành trình

lớn: “ Faire le grand tour”
Từ đó, trên thế giới cũng đã xuất hiện rất nhiều những định nghĩa khác
nhau về khách du lịch. Tuy nhiên các định nghĩa đó đều mang tính phiến diện,
chưa đầy đủ , chủ yếu mang tính chất phản ánh sự phát triển của du lịch
đương thời và xem xét không đầy đủ, hạn chế nội dung thực của khái niệm
khách du lịch. Vì vậy để hiếu một cách đầy đủ và có cơ sở đáng tin cậy chúng
ta sẽ tìm hiểu và phân tích một số định nghĩa về “Khách du lịch” của các tổ
chức quốc tế hay được đưa ra từ các Hội nghị quốc tế về du lịch.
1.3.1.1.Định nghĩa của các tổ chức quốc tế về khách du lịch.
Định nghĩa về khách du lịch được chấp nhân tại Hội nghị Rôma (Ý) do Liên
hợp quốc tổ chức về các vấn dề du lịch quốc tế và đi lại quốc tế (năm 1963)
Khách du lịch đến thăm quốc tế được hiểu là người đến một nước, khác
nước cư trú thường xuyên của họ, bởi moị nguyên nhân, trừ nguyên nhân đến
lao động để kiếm sống.
Trong các chuẩn mực thống kê quốc tế của Tổ chức Du lịch Thế giới
(WTO) khái niệm khách viếng thăm quốc tế có vai trò quan trọng chínhKhái
nỉệm khách tham quan quốc tế bao gồm 2 thành phần: Khách du lịch quốc tế
và khách tham quan quốc tế.
•Khách du lịch quốc tế (international tourist) là người lưu lại tạm thời ở
nước ngoài và sống ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ trong thời gian ít
nhất là 24 giờ (hoặc sử dụng ít nhất 1 tối trọ).
Với khái niêm trên, khách du lịch quốc tế bao gồm những người sau đây:
- Người nước ngoài, không sống và làm việc ở nước đến thăm, và đi theo
các động cơ như: đi thăm gia đình, bạn bè, họ hàng; đi du lịch thể thao; đi du
lịch liên quan đến kí kết làm ăn; đi du lịch để giải trín chữa bệnh, học tập
hoặc tôn giáo.
- Công dân một nước, sống cư trú thường xuyên ở nước ngoài về thăm
Đỗ Phương Thanh Lớp: DLA1 - 08
18
Báo cáo thực hành Khoa Du lịch

quê hương
- Nhân viên của các tổ lái(máy bay , tàu hỏa, tàu thủy) đến thăm, nghỉ ở
nước khác và sử sụng phương tiện cư trú.
• Khách tham quan quốc tế (international excurrsionist) là người lưu lại
tam thời ở nước ngoài và sống ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ trong
thời gian ít hơn 24 giờ( hoặc không sử dụng 1 tối trọ nào).
Với khái niêm trên, khách tham quan quốc tế cũng bao khách quốc tế
đến một nước theo đường bộ, đường biển với thời gian là mấy ngày nhưng
hàng tối họ lại trở về ngủ lại trên tàu, thuyền, ô tô… đưa họ đi.
Định nghĩa của tiểu ban quốic gia về các vấn đề kinh tế - xã hội trực
thuộc Liên hiệp quốc(United Nations Department of Economic and Social
Affaires)
Năm 1978 tiểu ban đã đưa ra định nghĩa về khách thăm viếng quốc tế
như sau: “ Khách thăm viếng quốc tế là tất cả những người từ nước ngoài đến
thăm một đất nước – chúng ta gọi là khách du lịch chủ động (Inbout tourist)
với khoảng thời gian nhiều nhất là một năm”.
Tiểu ban còn đưa ra định nghĩa về “ khách du lịch nội điạ” như sau: “
Khách du lịch nội địa – Domestic touris là công dân của một nước(không kể
quốc tịch) hành triònh đến một nơi trong đất nước đó, khác nơi cư trú thường
xuyên của họ trong khoảng thời gian nhất định ít nhất là 24giờ, hay 1 đêm với
mọi mục đích trừ mục đích được trả thù lao tại nơi đến”.
Định nghĩa của Hội nghị quốc tế về du lịch tại Hà Lan năm 1989:
Khách du lịch quốc tế là những người đi thăm một đất nước khác, với
mục đích tham quan , nghỉ ngơi, giải trí, thăm hỏi trong khoảng thời gian nhỏ
hơn 3tháng, những người ngày không được làm gì để được trả thù lao và sau
thừoi gian lưu trú ở đó du khách trở về nơi cư trú của mình”.
Ngày 04-03-1993, theo đề nghị của Tổ chức Du lịch thế giới(WTO), Hội
đồng Thống kê Liên hợp quốc đã công nhận thuật những thuật ngữ sau để
thống nhất việc sọan thảo văn bản thống kê du lịch:
• Khách du lịch quốc tế (international tourist) bao gồm:

- Khách du lịch quốc tế đến (Inbound Tourist): gồm những người từ
Đỗ Phương Thanh Lớp: DLA1 - 08
19
Báo cáo thực hành Khoa Du lịch
nước ngoài đến du lịch một quốc gia
- Khách du lcịh quốc tế ra nước ngoài (Outbound Tourist): bao gồm
khách du lịch đang sống tại 1 quốc gia và đi ra nước ngoài du lịch.
• Khách du lịch trong nước (Internal tourist): gồm những người là
công dân của một nước và những người nứơc ngoài đang sinh sống ở trong
quốc gia đó đi du lịch trong nước.
• Khách du lịch nội địa(Domestic tourist): bao gồm khách du lịch
trong nước và khách du lịch quốc tế đến.
• Khách du lịch quốc gia (National Tourist): bao gồm khách du lịch
trong nước và khách du lcịh quốc tế ra nước ngoài
Theo như nghiên cứu về một số dịnh nghĩa khác nữa về khách du lịch
cho thấy rằng, mặc dù còn có rất nhiều những định nghĩa khác nữa về khách
du lịch nói chung, khách du lịch quốc tế và klhchs du lcịh nội địa nói riêng,
song xét một cách tổng quát chúnga ta đều có thể thấy một số điểm chung nổi
bật như sau:
- Khách du lịch phải là người khởi hành rời khỏi nơi cư trú thường xuyên
của mình (không kể quốc tịch)
- Khách du lịch khởi hành với mọi mục đích khác nhau trừ mục đích lao
động để kiếm tiền tại nơi đến.
- Khách du lịch phải lưu lại nơi đến ít nhất là 24 giờ (hoặc sử dụng ít
nhất 1 tối trọ) nhưng không được quá một năm (ở một số nước thời gian qui
định này ngán hơn).
Ở một số quốc gia còn đưa thêm một tiêu chuẩn qui định về khách du
lịch nữa là khoản cách tối thiểu mà người đó đi ra khỏi nhà. Vd: ở Canada
khoảng cách đó là 100 dặm, ở Mỹ là 50dặm.
1.3.1.2. Định nghĩa về khách du lịch của Việt Nam

Trong pháp lệnh Du lịch của Việt Nam ban hành năm 1999 có những qui
định như sau về khách du lịch:
Tại điểm 2, điều 10, Chương I: “khách du lịch là người đi du lịch hoặc
kết hợp đi du lịch ngoại trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để
nhận thu nhập tại nơi đến”.
Tại Điều 20, Chương IV:
Đỗ Phương Thanh Lớp: DLA1 - 08
20
Báo cáo thực hành Khoa Du lịch
Khách du lịch gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế,
- Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú
tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
- Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở
nước ngoài vào Việt Nam du lịch và công dân Việt Nam, người nước ngoài
cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch.
1.3.2. Thị trường khách của kinh doanh lữ hành
Khi bàn đến thị trường khách của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành
thì phải nhắc tới người mua sản phẩm của doanh nghiệp. Mà người mua thì
cực kỳ phong phú và đa dạng. Có người mua để tiêu dùng nó, có người mua
để bán, người mua có thể là một cá nhân, tổ chức hay một doanh nghiệp khác.
1.3.2.1. Nguồn khách của kinh doanh lữ hành
Nguồn khách tạo ra cầu sơ cấp là chủ thể mua với mục đích dùng bao gồm
•Khách quốc tế
•Khách nội địa
Nguồn khách tạo ra cầu thứ cấp là chủ thể mua với mục đích kinh doanh
bao gồm:
•Đại lý lữ hành và công ty lữ hành ngoài nước
•Đại lý lữ hành và công ty lữ hành trong nước
1.3.2.2. Phân loại khách theo động cơ của chuyến đi
Dựa theo Tổ chức Du lịch Thế giới, theo động cơ của chuyến đi chia làm

3 nhóm chính :
•Khách đi du lịch thuần tuý
•Khách công vụ
•Khách đi với mục đích chuyên biệt khác
1.3.2.3. Phân loại khách theo hình thức tổ chức của chuyến đi
•Khách theo đoàn: đây là loại khách tổ chức mua hoặc đặt chỗ theo
đoàn từ trước và được tổ chức độc lập một chuyến đi của chương trình du
lịch nhất định.
•Khách lẻ là khách có một người hoặc vài ba người, phải ghép với nhau
thành một đoàn thì mới tổ chức được một chuyến đi hoàn chỉnh
•Khách theo hãng là khách của các hãng gửi khách, công ty gửi khách.
1.3.3. Những yếu tố ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng du lịch của khách
1.3.3.1. Nhóm yếu tố văn hóa
Đỗ Phương Thanh Lớp: DLA1 - 08
21
Báo cáo thực hành Khoa Du lịch
Các yếu tố văn hoá ảnh hưởng sâu rộng nhất đến hành vi tiêu dùng của
khách. Các yểu tố này bao gồm nền văn hóa, nhánh văn hóa, các đặc điểm về
tín ngưỡng, phong tục tập quán của các cộng dồng dân cư – chủ thế của các
nền văn hoá và nhánh văn hóa đó.
Nền văn hóa là yếu tố quyết định, căn bản nhất đối với những nhu xầu,
mong muốn cũng như hành vi tiêu dùng của du khách. Quan niệm về thành
đạt, hiệu qủa và tính thực dụng, tiện nghi, tính cộng đồng và tính cá nhân, tính
tự do và khuôn phép ở mỗi nền văn hóa khác nhau là khác nhau và nó chi
phối rất mạnh trong khi mua các sản phẩm du lịch của du khách.Trong mỗi
nền văn hoá lại bao gồm rất nhiều những nhánh văn hoá khác nhau. Đó là
những xu hướng văn hóa cụ thể, tạo nên những đặc điểm văn hóa độc đáo,
phản ánh đời sống, phong tục truyền thống của cộng động người. Các giá trị
văn hoá này ảnh hưởng rất lớn tới việc tiêu dùng các sản phẩm du lịch. Nó
ảnh hưởng tới sở thích, ăn uống, cách lựa chọn trang phục; phong nghỉ, dịch

vụ vui chơi giải trí của du khách, đây còn là yếu tố để hội tụ và hòa nhập các
thành viên trong cộng đồng
1.3.3.2. Nhóm yếu tố xã hội
Các yếu tố xã hội được hình thành và phát triển trong hoạt động và giao
lưu của cộng đồng, các nhóm xã hội, vì thế nhóm yếu tố xã hội có thể ảnh
hưởng trực tiếp và gián tiếp tới hành vi tiêu dùng du lịch của du khách. Các
yếu tố trong nhóm yếu tố xã hội là: tầng lớp xã hội, nhóm tham khảo, gia
đình, vai trò và địa vị xã hội. Mỗi nhóm yếu tố xã hội lại có ảnh hưởng đến
một mặt của nhu cầu du lịch và động cơ đi du lịch.
1.3.3.3. Nhóm yếu tố cá nhân
Quyết định tiêu dùng du lịch chịu ảnh hưởng rất nhiều từ các yếu tố cá
nhân như: tuổi, giai đoạn chu kì sống, nghề nghiệp, hoàn cảnh kinh tế, lối
sống của du khách. Đây là nhóm yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp tới việc lựa
chọn tiêu dùng du lịch. Những người ở độ tuổi khác nhau, có hoàn cảnh kinh
Đỗ Phương Thanh Lớp: DLA1 - 08
22
Báo cáo thực hành Khoa Du lịch
tế khác nhau và có lối sống khác nhau sẽ có những quyết định khác nhau về
loại hình du lịch yêu thích, giá cả dịch vụ, nơi đến
1.3.3.4. Các yếu tố tâm lý
Các yếu tố tâm lí của khách du lịch ở đây gồm có 2 yếu tố chính cơ bản
nhất đó là nhu cầu du lịch và động cơ du lịch.
Nhu cầu du lịch là trạng thái tâm lý, mong muốn, đòi hỏi của du khách
cần được thỏa mãn bằng các sản phẩm, dịch vụ du lịch để tồn tại và phát triển.
Động cơ tiêu dùng du lịch là toàn bộ những yếu tố thúc đẩy, lôi cuốn du
khách tìm kiếm, mua sắm, sử dụng sản phẩm, dịch vụ du lịch nhằm phục vụ
một mục đích nào đó.
Đỗ Phương Thanh Lớp: DLA1 - 08
23
Báo cáo thực hành Khoa Du lịch

Chương 2
THỰC TRẠNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
2.1. Thực trạng ngành du lịch Việt Nam
Ngành du lịch và dịch vụ đã đóng góp tích cực vào nền kinh tế Việt
Nam. Số lượng khách du lịch đến Việt Nam liên tục tăng nhanh trong vòng 10
năm kể từ 1996 - 2006. Năm 2006, có khoảng 3.56 triệu lượt khách quốc tế,
đem lại nguồn thu ngoại tệ khoảng 3.2 tỉ USD.
Năm 2007 vốn đầu tư được tập trung nhiều vào những bãi tắm và khu du
lịch nổi tiếng như Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng, Phú Quốc,Nha Trang và
Phan Thiết
Khẩu hiệu ngành du lịch Việt Nam:
• 2001-2004: Việt Nam - Điểm đến của thiên niên kỷ mới Vietnam - A
destination for the new mellennium
• 2004-2005: Hãy đến với Việt Nam Welcome to Vietnam
• 2006-nay: Việt Nam - Vẻ đẹp tiềm ẩn Vietnam - The hidden charm
Lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng
Lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng đầu năm 2010 được dự kiến
tăng 10,6% so với tháng trước, và tăng 20,4% so với tháng giêng năm ngoái.
Tổng lượng khách quốc tế đạt 416 ngàn lượt, bằng phương tịên chính là
đường hàng không đạt 244 ngàn lượt, bằng đường bộ được 67 ngàn lượt khách.
Lương khách Trung Quốc tăng cao nhất, 94% so với cùng tháng này năm
ngoái, đạt 59 ngàn lựơt khách. Khách Trung Quốc được dùng giấy thông hành
đi tới 63 tỉnh thành của Việt Nam, lệ phí giấy thông hành chỉ có 10 đô la.
Trong tháng giêng đã có nhiều tàu du lịch chọn đến Việt Nam. Đó là các
tàu Voyages of Discovery, Spirit of Discovery và Costa Classica.
Đỗ Phương Thanh Lớp: DLA1 - 08
24

×