Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

tiểu luận môn quản trị chiêu thị phân tích ảnh hưởng của quảng cáo đối với người tiêu dùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (454.4 KB, 16 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING
KHOA MARKETING
  



BÀI TẬP NHÓM
MÔN QUẢN TRỊ CHIÊU THỊ
Phân tích ảnh hưởng của quảng cáo đối với người tiêu dùng
Nhóm thực hiện: BB Group
Lớp: 11DMA1
Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2014
BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING
KHOA MARKETING
  



BÀI TẬP NHÓM LẦN 1
MÔN QUẢN TRỊ CHIÊU THỊ
Nhóm thực hiện: BB Group
Lớp: 11DMA1
Các thành viên:
1. Phạm Thị Thu Trang
2. Nguyễn Hải Thanh Triều
3. Lê Hoàng Trâm
4. Nguyễn Thị Trúc An
5. Lưu Đức Minh
6. Trần Minh Đạt


7. Hồ Thế Lực
8. Nguyễn Huy Hoàng
9. Nguyễn Thanh Nam
10.Nguyễn Lô Minh Đức
11.
12.
13.
14. Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2014
15. CÂU HỎI TUẦN 1
16. 1/ Phần lý thuyết
17. a/ Hãy phân tích ảnh hưởng của quảng cáo đối với người tiêu dùng?
18. b/ Nhóm có đồng ý với ý kiến “rất khó xác định thế nào là sự lừa dối và
không lừa dối trong quảng cáo”? Nguyên tắc nào giúp người tiêu dùng nhận diện được
nội dung quảng cáo của các doanh nghiệp là lừa dối hoặc không lừa dối?
19. 2/ Phần thực hành
20. a/ Những phê phán của xã hội về mặt đạo đức trong quảng cáo tại Việt Nam
hiện nay?
21. b/ Hãy sưu tầm những mẫu quảng cáo, hoặc các chiến dịch khuyến mãi mà
nhóm bạn cho rằng nó hoàn toàn không phù hợp với quan điểm về đạo đức tại Việt Nam
trong thời gian gần đây?
22.
23. PHẦN TRẢ LỜI
24. 1/ Phần lý thuyết
25. a/ Hãy phân tích ảnh hưởng của quảng cáo đối với người tiêu dùng?
- Quảng cáo kích thích nhu cầu của người tiêu dùng. Bằng cách giới thiệu về
hình ảnh, kiểu dáng, đặc điểm, lợi ích,… một mẩu quảng cáo có thể đánh
trúng nhu cầu sẵn có của khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp, kết hợp với
các hình ảnh, âm thanh, quảng cáo đó hoàn toàn có thể kích thích người tiêu
dùng có nhu cầu mua sản phẩm.
- Quảng cáo thuyết phục người tiêu dùng mua sản phẩm. Việc các mẩu quảng

cáo sử dụng những người nổi tiếng làm hình ảnh đại diện ngoài việc thu hút
người xem còn tạo nên niềm tin nơi người tiêu dùng, khiến những ai có ý định
mua sản phẩm sẽ tin tưởng hơn để quyết định mua. Ngoài ra các doanh nghiệp
còn sử dụng những cách thức khác để thuyết phục người tiêu dùng như lời
khuyên của các chuyên gia, chứng nhận của các cơ quan, kết quả sử dụng sản
phẩm,…v.v.
- Quảng cáo cung cấp một số thông tin cần thiết làm cơ sở cho người tiêu dùng
lựa chọn sản phẩm như các đặc điểm của sản phẩm, mức giá bán, nơi bán, lợi
ích kèm theo khi mua sản phẩm v.v… Với các thông tin quảng cáo này, người
tiêu dùng sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian và tiền bạc trong việc tìm kiếm và
mua sắm sản phẩm.
- Quảng cáo kích thích sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp
thường sử dụng các mẩu quảng cáo để giải thích sự khác biệt của sản phẩm so
với sản phẩm cạnh tranh khác vì vậy người tiêu dùng có thể so sánh, lựa chọn
giữa các sản phẩm => các doanh nghiệp cần phải cải tiến sản phẩm, tạo ra
những sản phẩm có chất lượng => người tiêu dùng có lợi, nhiều sự lựa chọn.
- Quảng cáo giúp người tiêu dùng nâng cao nhận thức về sản phẩm trên thị
trường, thúc đẩy họ thay đổi việc sử dụng sản phẩm.
26.
27. b/ Nhóm có đồng ý với ý kiến “rất khó xác định thế nào là sự lừa dối và
không lừa dối trong quảng cáo”? Nguyên tắc nào giúp người tiêu dùng nhận diện được
nội dung quảng cáo của các doanh nghiệp là lừa dối hoặc không lừa dối?
 Nhóm đồng ý với ý kiến “rất khó xác định thế nào là sự lừa dối và không lừa dối
trong quảng cáo”.Vì:
28. Người ta vẫn thường nói rất dễ xác định một bài toán đúng hay sai. Đơn
giản chỉ cần dựa vào đáp số, nhưng lại rất khó đánh giá những ý kiến chi tiết trong bài có
đúng hay không. Với một quan điểm có người lại bảo phù hợp nhưng người khác lại thấy
quá ngông cuồng. Quảng cáo cũng thế, nó không đơn giản là một bài toán để chúng ta có
thể xác định đâu là sự lừa dối, đâu là mức có thể chấp nhận.
29. Mặc dù pháp luật có những quy định nhằm hạn chế sai lệch trong quảng

cáo và giúp bảo vệ người tiêu dùng. Nhưng nhìn chung, các quy định đó vẫn còn khá bao
quát, còn nhiều khoảng trống tạo cơ hội cho nhà quảng cáo lách luật. Phạm vi kiểm soát
của luật còn hạn chế, chỉ giới hạn ở truyền hình, một số tờ báo uy tín, và “bỏ quên” các
báo điện tử, video quảng cáo tràn lan trên mạng.
30. Ngôn ngữ Việt Nam khá đa dạng và phong phú. Đây là ưu điểm giúp ngôn
từ trong quảng cáo được uyển chuyển, nhiều sắc thái hơn nhưng có đôi lúc lại làm người
tiêu dùng hiểu sai lệch đi sự thật.
31. Bên cạnh đó, rất khó để xây dựng những căn cứ nhất định cho mẫu quảng
cáo đủ chất lượng bởi đây là lĩnh vực cực kì sáng tạo và năng động. Nếu làm không khéo
sẽ hạn chế sự phát triển của ngành quảng cáo.
32. Ngoài ra, “lừa dối” hay “không lừa dối” còn thiên về đạo đức của người
làm quảng cáo. Đây chính là phạm trù rất khó đánh giá, chỉ có thể ngầm hiểu bởi những
người trong ngành hoặc những người am hiểu, có vốn kiến thức về cuộc sống phong phú.
33.
 Nguyên tắc giúp người tiêu dùng nhận diện nội dung quảng cáo của doanh nghiệp
là lừa dối hoặc không lừa dối
- Đọc kĩ thành phần, công dụng của sản phẩm và các thông tin trên bao bì và đối
chiếu với quảng cáo. Một số quảng cáo không đúng hoặc cố tình gây nhầm lẫn
về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của
tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất
lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại,
phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã
đăng ký hoặc đã được công bố. Ví dụ: quảng cáo thực phẩm hỗ trợ chức năng
làm người tiêu dùng hiểu nhầm đó là thuốc.
- Thường xuyên theo dõi báo chí, tivi để có thể kịp thời cập nhật các tin tức bên
lề, sự đánh giá của chuyên gia về quảng cáo.
- Tỉnh táo, cảnh giác trước các lời quảng cáo với từ ngữ, slogan, hình ảnh sinh
động, hào nhoáng, như rót mật qua tai nhưng không đề cập tới việc đã được cơ
quan uy tín nào xác nhận. Ví dụ: quảng cáo “hạt nêm chin-su không bột ngọt”
khi quảng cáo không đề cập đến việc đã được cơ quan nào xác nhận.

34.
35.
- Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh gián tiếp về giá cả, chất
lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả,
chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ
chức, cá nhân khác, làm người tiêu dùng vô tình có sự đánh giá chênh lệch
giữa các sản phẩm. Như gần đây là đoạn quảng cáo Viso mà ca sĩ Mỹ Linh đã
cố tình so sánh Viso với OMO (hình ảnh bịch Omo đã bị tô mờ).
- Quảng cáo có sử dụng từ “tốt nhất”, “số một”…là đang lừa dối người tiêu
dùng bởi vì theo quy định, phải tuyệt đối đảm bảo độ chính xác, đặc biệt khi
đề cập đến thành phần sản phẩm, kết quả thử nghiệm… Tuyệt đối không sử
dụng những từ: “tốt nhất”, “số 1”…để làm nổi bật sản phẩm của doanh nghiệp
lên quá mức.
36.
37. 2/ Phần thực hành
38. a/ Những phê phán của xã hội về mặt đạo đức trong quảng cáo tại Việt
Nam hiện nay?
39. Phê phán 1 : thiếu trách nhiệm, quảng cáo sai sự thật
40. Có thể thấy, hoạt động quảng cáo, giới thiệu các sản phẩm…thông qua các
phương tiện nghe nhìn, Internet, khu vực công cộng…có tác động nhanh chóng và rộng
rãi. Không những thế, quảng cáo còn ảnh hưởng đến nhận thức xã hội, làm thay đổi thói
quen người tiêu dùng, lôi cuốn họ theo những mục đích mà quảng cáo hướng đến, thậm
chí còn điều chỉnh và định hướng cả thị trường. Cũng vì vậy mà ở nhiều nước, những quy
tắc chung cùng chuẩn mực đạo đức và trách nhiệm trong quảng cáo được đề cao, xem xét
kỹ lưỡng dưới các góc độ xã hội, đồng thời có những chế tài để kiểm duyệt, quản lý và
giám sát hoạt động cũng như sản phẩm quảng cáo. Ở Việt Nam hiện nay, lĩnh vực hoạt
động quảng cáo còn thiếu tính chuyên nghiệp, những quy định pháp lý trong quảng cáo
chưa chặt chẽ, thiếu các quy tắc mang tính ràng buộc về trách nhiệm và đạo đức trong
kinh doanh quảng cáo. Ðiều này đã dẫn đến không ít vi phạm về đạo đức, thể hiện sự
thiếu trách nhiệm, thậm chí không đúng sự thật nhằm lừa dối khách hàng, người tiêu

dùng.
41. Với Thẩm mỹ viện Cát Tường, mặc dù mới thành lập và không được cấp
phép tiến hành các ca phẫu thuật, nhưng trung tâm thẩm mỹ viện này vẫn giới thiệu "trên
trời" về các dịch vụ ở trang thông tin điện tử của mình và còn tổ chức quảng cáo rầm rộ
trên các tờ báo điện tử để xây dựng "uy tín ảo" nhằm lôi kéo phụ nữ có nhu cầu làm đẹp
đến với trung tâm. Ðây cũng là cách làm phổ biến của không ít trung tâm thẩm mỹ, chăm
sóc sức khỏe khi xây dựng hình ảnh, tạo dựng uy tín. Sự lừa dối "không bị kiểm duyệt"
nêu trên còn thể hiện ở nhiều lĩnh vực khác như quảng cáo mỹ phẩm, thực phẩm ăn
uống… Các chiến dịch quảng cáo được các nhà sản xuất và đơn vị làm dịch vụ quảng cáo
đầu tư công phu với tần suất dày đặc và liên tục đổi mới hình thức, đã đánh đúng vào tâm
lý, thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng. Ðể gây ấn tượng, họ không ngại ngần sử
dụng cả những ngôn từ phóng đại, cường điệu quá mức thực tế, "biến cái không thể thành
có thể", lợi dụng sự tin tưởng để kiếm tiền của khách hàng bằng các thông tin, hình ảnh
không trung thực.
42. Sự vô trách nhiệm và thiếu đạo đức trong quảng cáo, buông lỏng quản lý
trong cấp phép, kiểm tra và giám sát đã dẫn tới ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng với
chất lượng sản phẩm, dịch vụ không bảo đảm như quảng cáo, cũng như những ảnh hưởng
xấu đến nhận thức xã hội và cả trong giáo dục, hình thành nhân cách ở lứa tuổi nhỏ.
43. "Quảng cáo có trách nhiệm", đó là khẩu hiệu mà dư luận đòi hỏi và nhiều
đơn vị, doanh nghiệp cũng đang hướng tới, qua đó thể hiện trách nhiệm của họ đối với
người tiêu dùng và xã hội.
44. Phê phán 2 : Lên án về văn hóa ứng xử với người lớn tuổi
45. Truyền thông góp phần định hướng xã hội, đối với cuộc sống ngày nay, các
quảng cáo cũng có tác động không nhỏ đến việc thay đổi nhận thức và hành vi của người
tiêu dùng. Bởi vậy, các nhà làm quảng cáo luôn phải cẩn trọng và chú ý đến từng chi tiết
trong quảng cáo. Nhưng đôi lúc, do vô tình hay hữu ý vẫn có những đoạn quảng cáo
khiến người xem phản cảm vì những chi tiết không đáng có, không phù hợp với thuần
phong mỹ tục của người Việt Nam.
46. Một trong số các quảng cáo đó là quảng cáo dầu gội Rejoice năm 2011 có
sự tham gia của hoa hậu Việt Nam 2006 Mai Phương Thúy.

47. Nội dung đoạn video quảng cáo cho dầu gội đầu Rejoice: Mai Phương
Thúy đóng vai cô gái xinh đẹp, có mái tóc dài óng mượt được người yêu đưa về ra mắt
gia đình. Mẹ chàng trai ấn tượng với mái tóc dài suôn mượt của cô gái trẻ liền hồ hởi
thăm dò bí quyết làm đẹp của cô gái: “Cháu duỗi tóc ở tiệm à?”
48. Đáp lại câu hỏi niềm nở của mẹ chồng tương lai, cô gái được HH Mai
Phương Thúy thủ vai nhã nhặn: “À không, chỉ là Rejoice!”.
49. Ngay sau khi đoạn quảng cáo này được chiếu trên truyền hình, rất nhiều các
ý kiến phản đối đã xuất hiện, hầu hết đều cho rằng, cô gái mà Hoa hậu Mai Phương Thúy
thủ vai đã nói trống không, không tôn trọng người lớn tuổi và thiếu lễ phép.
50. Bởi vậy, mỗi người làm quảng cáo cần luôn nhớ rằng cần đề cao văn hóa
ứng xử để hàng trăm, hàng nghìn khán giả truyền hình không phải bất bình về cách cư xử
hoặc văn hóa của các nhân vật trong quảng cáo tránh gây hậu quả xấu cho thương hiệu
của mình.
51. Phê phán 3 : Lợi dụng lòng tin, lòng nhân ái của con người để kiếm tiền,
làm người tiêu dùng thất vọng về công ty nói riêng và toàn ngành nói chung
52. Xung quanh câu chuyện về clip quảng cáo của mỳ Gấu đỏ trên VTV và
ngay sau khi được đăng tải trên mạng Internet, đoạn TVC mang tên Gấu đỏ - Ký Ức Yêu
Thương đã gây xôn xao cộng đồng cư dân mạng.
53. Đã có rất nhiều các ý kiến tranh luận, trái chiều nhau được đưa ra xung
quanh việc sử dụng hình ảnh các nhân vật không thật trong đoạn clip cũng như khoản
tiền được trích ra đóng góp giúp đỡ các trẻ em bị bệnh hiểm nghèo từ việc mua mỗi gói
mỳ Gấu đỏ.
54.
55. Phê phán 4: Đưa hình ảnh mất vệ sinh, gây ảnh hưởng đến trẻ em
56. Đó là trường hợp của đoạn TVC quảng cáo cho sản phẩm VIM. Người phụ
nữ trong đoạn quảng cáo không chỉ vi phạm một hiểu biết sơ đẳng nhất là phải đeo găng
tay và khẩu trang khi sử dụng các loại nước tẩy rửa nhà vệ sinh mà hành động đưa tay
vào quẹt bồn cầu còn cho thấy sự quá mất vệ sinh, ghê rợn.
57. Chưa nói đến, việc người phụ nữ đó còn giơ tay lên rồi đập cả vào tay một
cô bé đứng bên cạnh. Đó là những hành động không thể chấp nhận được.

58. Qua theo dõi trên các diễn đàn và các ý kiến của nhiều độc giả khác đã
phản ánh tới đây, đã có không ít cháu nhỏ xem những hình ảnh hết sức phản cảm này và
tai hại hơn là các cháu đã học theo những hình ảnh này.
59. Phê phán 5 : Hình ảnh, nội dung thô tục, phản cảm, không phù hợp thuần
phong mỹ tục Việt Nam.
60. Những quảng cáo phản cảm này hầu hết đều đi ngược lại với thuần phong
mỹ tục của người Việt Nam và phần nào vi phạm Luật Quảng cáo. Thế nhưng để kiếm
lời, nhiều doanh nghiệp vẫn "đua" nhau làm bất chấp người xem, người đọc có thích hay
không và hậu quả như thế nào
61.
62.
63.
64.
65.
66.
67.
68.
69.
70.
71.
72. Diêm Thống Nhất "cấm phụ nữ đoan trang" trong quảng cáo mặt sau của vỏ
bao diêm. Rất nhiều người tiêu dùng, khi bắt gặp slogan quảng cáo này đều "sốc". Họ
"sốc" bởi theo tín ngưỡng, phong tục của người Việt Nam, đã là phụ nữ thì phải đoan
trang, hiền hậu, vậy mà lại bị cấm! Đã thế người cấm lại là một hãng diêm nổi tiếng mấy
chục năm nay.
73.
74. Phía trước vỏ hộp diêm vẫn là hình ảnh bồ câu trắng ngậm hoa hồng - biểu
tượng của hòa bình, tốt đẹp. Thế nhưng mặt sau lại là những quảng cáo vô cùng phản
cảm: "Dự đoán kết quả sổ xố siêu chuẩn", "xem tài vận năm", "soi cầu phát lộc, soi cầu là
trúng, soi là phát" của các tổng đài 8553, 8153, 19008689 Điều đáng nói là dòng chữ

quảng cáo "cấm phụ nữ đoan trang" được đóng khung của tổng đài 19008662, bên cạnh
là một cô gái tóc vàng ăn mặc khêu gợi, cười toe toét ".
75. Nhiều người tiêu dùng khi nhìn thấy slogan phản cảm này đều lắc đầu ngao
ngán. Anh Nguyễn Minh Đức (Trương Định, Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết: "Nhìn vào
dòng chữ quảng cáo "cấm phụ nữ đoan trang" mặt sau của hộp Diêm Thống Nhất và hình
ảnh cô gái khá mát mẻ kia, ai chả biết đó là gì. Theo tôi biết, những vấn đề nhạy cảm nam
nữ như trên không phù hợp với thuần phong mỹ tục của người Việt Nam mình".
76. Trước bức xúc của dư luận, slogan phản cảm "cấm phụ nữ đoan trang" đã
được công ty Diêm Thống Nhất ngừng in quảng cáo trên vỏ bao diêm. Được biết sự sơ
xuất này là do công ty không chuyên nghiệp trong khâu làm quảng cáo, khách hàng
quảng cáo thế nào thì in như thế. Bên cạnh đó, công ty cũng không để ý tới ý nghĩa của
slogan trên vì nghĩ nó chỉ là cách nói khác biệt, mới lạ, gây sự tò mò của người tiêu dùng
là bình thường nên cứ thế in.
77.
78. Phê Phán 6 : Cố tình tạo Scandal, làm bước đệm để thu hút sự chú ý cho
mẫu quảng cáo.
79. Trong dịp Valentine năm 2014, tập đoàn Masan đã tung ra thị trường sản
phẩm “mì Omachi phiên bản cây tình yêu” với hương vị mới. Điểm nhấn cho đợt tung
hàng này chính là sự kiện người mẫu Ngọc Trinh tung loạt hình ảnh nude nghệ thuật
được chụp với bao bì của sản phẩm này trước mẫu quảng cáo chính thức trên truyền hình
nhằm thu hút sự chú ý của dân cư mạng.
80.
81.
82.
83.
84. b/ Hãy sưu tầm những mẫu quảng cáo, hoặc các chiến dịch khuyến mãi mà
nhóm bạn cho rằng nó hoàn toàn không phù hợp với quan điểm về đạo đức tại Việt Nam
trong thời gian gần đây?
85. Các mẩu quảng cáo không phù hợp với quan điểm đạo đức tại VN:
86.

• Quảng cáo Mì ăn liền Mikochi trên Phiếu bé ngoan.
87.
88. Trẻ em là đối tượng cần được bảo vệ khỏi những ảnh hưởng của các
quảng cáo thương mại. Các bé chưa nhận thức được nhiều vấn đề, nên phải có
định hướng đúng về tư tưởng, về suy nghĩ. Do vậy, phải đặt mục tiêu giáo dục lên
hàng đầu. Đối với các bé, tấm phiếu bé ngoan là một món quà có ý nghĩa tinh
thần rất lớn, nó động viên tinh thần các em, bé nào ngoan, vâng lời thầy cô, cha
mẹ thì cuối tuần mới được nhận phiếu bé ngoan.
 Việc quảng cáo ngay trên tấm phiếu có giá trị tinh thần này sẽ gây ảnh
hưởng đến tâm lý trẻ con, vì nhiều em bé cứ tưởng rằng phải ăn hoặc
mua sản phẩm đấy mới được phiếu bé ngoan.
 Việc biến phiếu bé ngoan thành quảng cáo như vậy là làm mất đi yếu tố
giáo dục.
89.
90.
91.
• TVC nước tăng lực Samurai.
92.
93. Quảng cáo nước tăng lực Samurai do một số người mẫu Việt Nam
góp mặt đã vấp phải sự phản đối của người xem vì quá phản cảm. 3 nhân vật
chính mặc trang phục khoe cơ thể, có những động tác tạo dáng có phần gợi dục,
đi kèm với đó là việc liên tục đổ nước lên người.
 Trái với thuần phong mỹ tục Việt Nam.
94.
• TVC Maggi 3 ngọt.
95. Đoạn quảng cáo sản phẩm “Maggi 3 ngọt” với nội dung trái với đạo
đức, thuần phong mỹ tục của người Việt Nam khi đã có phần khuyến khích các
đấng mày râu có “bồ” với hình ảnh người chồng có hẹn với bạn gái nhưng sực
nhớ đến vợ anh ta đang nấu cơm, chăm sóc gia đình ở nhà. Anh ta đã quyết định
tạm biệt cô bạn gái để về nhà ăn cơm với vợ. Về đến nhà, người chồng nói “Phở

dài là của người ta, cơm ngon canh ngọt mới là vợ anh”.
 Mẩu quảng cáo bị hiểu theo hướng khuyến cáo đàn ông ngoại tình.
 Không phù hợp về quan niệm đạo đức sống chung thủy của người Việt.
96.
97.
98.
• Khuyến mãi chỉ dành cho phụ nữ có chiều cao từ 1m65 trở lên của Gloria
Jeans’ Coffee.
99.
100. Với chương trình khuyến mãi “Uống 1 tặng 1” dành cho phụ nữ có
chiều cao từ 1m65 trở lên, Gloria Jeans' Coffees (GJC) đã vấp phải sự phản ứng
dữ dội. Chương trình khuyến mãi này gây ra cảm giác không tôn trọng những
người phụ nữ thấp hơn 1m65. Nguyên nhân là do đa phần phụ nữ Việt Nam có
thân hình nhỏ nhắn, chiều cao trung bình là 1m53, do GJC vô tình gây ra cảm
giác khó chịu cho đa phần phụ nữ Việt, rằng GJC phân biệt đối xử với khách
hàng, không tôn trọng phụ nữ Việt Nam.
101.
102.
103.
104.
105.
106.
107.
108.
109.
• Quảng cáo sữa Enlene.
110.
111.
112. Thay vì nhân vật nữ trong đoạn quảng cáo sữa Anline mua sữa cho
mẹ uống để mẹ khỏe hơn (dù trước đó đã nhắc đến việc mẹ mình bị loãng xương)

thì nhân vật chính lại uống 1 mình => gây khó chịu cho người xem, cảm giác cô
gái này không biết quan tâm đến mẹ, chỉ biết lo cho bản thân.
 Trái với quan điểm cha mẹ phải được đặt lên trước tiên, con cái phải hiếu thảo
với cha mẹ.
113.
114.

×