Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Nghiên cứu sử dụng dấm tỏi trong chăn nuôi vịt công nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI






NGUYỄN THẾ HƯNG




NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG DẤM TỎI
TRONG CHĂN NUÔI VỊT CÔNG NGHIỆP





CHUYÊN NGÀNH: THÚ Y
MÃ SỐ: 60.64.01.01


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. BÙI THỊ THO



HÀ NỘI – 2013
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp



i

LỜI CAN ðOAN

Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng ñược ai công bố trong bất
cứ công trình nào khác.
Tôi xin cam ñoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñã ñược
ghi rõ nguồn gốc. Mọi sự giúp ñỡ ñã ñược cám ơn.

Hà Nội, ngày tháng năm 2013
Tác giả


Nguyễn Thế Hưng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

ii

LỜI CẢM ƠN

ðể hoàn thành luận văn tốt nghiệp này:
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Bùi Thị Tho - Giảng viên
khoa Thú y - Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội ñã tận tình hướng dẫn và giúp
ñỡ em trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm
ơn các thầy cô giáo và các anh chị em học viên trong khoa Thú y - Trường ðại
học Nông nghiệp Hà Nội ñã ñộng viên, giúp ñỡ tạo ñiều kiện trong quá trình thực
hiệ luận văn tốt ngiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn

- Chú Lê Văn Thu chủ trang trại ñã tạo mọi ñiều kiện về cơ sở vật chất và
tinh thần trong suốt quá trình thực tập tại cơ sở.
- Các cô chú, anh chị em trong trang trại
Xin chân thành cảm ơn bạn bè, người thân ñã quan tâm, ñộng viên giúp ñỡ
tôi trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Xin kính chúc các thầy, cô giáo cùng tập thể cô chú anh chị em trong
trang trại cùng gia ñình luôn mạnh khoẻ, hạnh phúc và ñạt nhiều thành tích trong
công tác.

Hà Nội, ngày tháng năm 2013
Tác giả



Nguyễn Thế Hưng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

iii

MỤC LỤC

Lời cam ñoan i
Lời cảm ơn i
Mục lục iii
Danh mục bảng vi
Danh mục hình vii
PHẦN I: MỞ ðẦU 1
1.1. Tính cấp thiết của ñề tài 1
1.2. Mục ñích của ñề tài 2

1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài 3
1.3.1. Ý nghĩa khoa học 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3
PHẦN II.TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước thuộc lĩnh vực của
ñề tài 4
2.1.1. Những nghiên cứu về dược liệu 4
2.1.2. Những nghiên cứu về sự kháng kháng sinh của một số vi khuẩn. 6
2.2. Cơ sở khoa học khi nghiên cứu tác dụng của dược liệu. 7
2.2.1. Thành phần hóa học và hoạt chất của dược liệu 7
2.2.2. Cách tác dụng của dược liệu có nguồn gốc thảo mộc 8
2.3. Một số hiểu biết về cây tỏi 9
2.3.1. Cây tỏi 9
2.3.2. Thành phần cấu tạo của tỏi: 10
2.3.3. Tác dụng dược lý của tỏi 11
2.3.2 Các chế phẩm sử dụng trong phòng và trị bệnh 14
2.4. Cơ sở về tiêu tốn thức ăn 15
2.5. Khái niệm sinh trưởng 16
2.6. Một số ñặc ñiểm của vịt CV- Super M 17
2.7. Một số ñặc ñiểm của vịt siêu trứng Khakicapell. 18
2.8. Một số hiểu biết cơ bản về các bệnh thường gặp ở vịt. 18
2.8.1. Bệnh do vi khuẩn E.coli 18
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

iv

2.8.2. Bệnh thương hàn vịt 19
2.8.3. Bệnh tụ huyết trùng 19
2.8.4. Bệnh hen khẹc vịt 20
2.8.5. Bệnh nấm phổi 21

2.8.6. Viêm ruột hoại tử do Clostridium 21
PHẦN III ðỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
3.1. ðối tượng, vật liệu 22
3.2 ðịa ñiểm, thời gian nghiên cứu 22
3.3. Nội dung nghiên cứu 22
3.3.1. Ảnh hưởng của dấm tỏi ñến mức ñộ tăng trưởng của vịt thịt. 22
3.3.2. Ảnh hưởng của dấm tỏi ñến năng suất trứng và tỷ lệ ấp nở trên ñàn vịt ñẻ. 23
3.4. Phương pháp nghiên cứu 23
3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm 23
3.4.2 . Lịch trình và Phương pháp bổ xung dấm tỏi 24
3.4.3. Phương pháp cân khối lượng vịt 24
3.4.4. Phương pháp mổ khảo sát năng suất thịt 24
3.4.5. Một số công thức sử dụng trong thí nghiệm 25
3.4.6. Phương pháp cân khối lượng trứng. 26
3.4.7. Phương pháp khảo sát năng suất trứng. 26
3.4.8. Phương pháp tính hiệu quả kinh tế 26
3.4.9. Phương pháp xử lý số liệu 27
PHẦN IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 28
4.1 Ảnh hưởng của dấm tỏi bổ xung vào thức ăn ñến mức ñộ tăng trưởng
của vịt thịt 28
4.1.1. Ảnh hưởng của dấm tỏi bổ sung vào thức ăn ñến tỷ lệ nuôi sống của vịt
CV - Super M. 28
4.1.2. Ảnh hưởng của dấm tỏi bổ sung vào thức ăn ñến khả năng phòng một số
bệnh thường gặp trên ñàn vịt CV- Super M 29
4.1.3. Ảnh hưởng của dấm tỏi ñến khả năng tăng trọng của vịt CV- Super M 33
4.1.4. Ảnh hưởng của dấm tỏi bổ sung vào thức ăn ñến sinh trưởng tuyệt ñối
của vịt CV- Super M 35
4.1.5. Ảnh hưởng của dấm tỏi bổ sung vào thức ăn ñến năng suất thịt của vịt
CV- Super M 36
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


v

4.1.6. Ảnh hưởng của dấm tỏi bổ sung vào thức ăn ñến hiệu quả kinh tế của
mô hình chăn nuôi vịt CV- Super M thương phẩm 38
4.2. Ảnh hưởng của dấm tỏi ñến năng xuất trứng và tỷ lệ ấp nở trên ñàn vịt 40
4.2.1. Ảnh hưởng của dấm tỏi bổ sung vào thức ăn ñến khối lượng trứng. 40
4.2.2. Ảnh hưởng của dấm tỏi bổ sung vào thức ăn ñến tỷ lệ ñẻ của ñàn vịt 46
4.2.3. Ảnh hưởng của dấm tỏi ñến tỷ lệ ấp nở. 48
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 50
5.1. Kết luận 50
5.1.1. ðối với vịt thịt 50
5.1.2. ðối với vịt ñẻ 50
5.2 Kiến nghị 51
5.2.1 ðối với vịt thịt 51
5.2.1. ðối với vịt ñẻ 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO 53
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

vi

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Mối quan hệ giữa thời gian bảo quản và hàm lượng các chất
hữu cơ có trong dấm tỏi 15
Bảng 4.1: Ảnh hưởng của dấm tỏi bổ sung vào thức ăn ñến tỷ lệ nuôi sống
của vịt CV – Super M 28
Bảng 4.2: Ảnh hưởng của dấm tỏi bổ sung vào thức ăn ñến tỷ lệ vịt CV-
Super M chết trong các lô theo dõi 30
Bảng 4.3. Kết quả mổ khám bệnh tích vịt chết trong các lô theo dõi 32

Bảng 4.4: Ảnh hưởng của dấm tỏi ñến khả năng tăng trọng của vịt CV-
Super M 34
Bảng 4.5: Ảnh hưởng của dấm tỏi bổ sung vào thức ăn ñến sinh trưởng
tuyệt ñối của vịt CV- Super M (g/con/ngày) 36
Bảng 4.6: Ảnh hưởng của dấm tỏi ñến năng suất thịt vịt CV- Super M lúc
8 tuần tuổi 37
Bảng 4.7: Ảnh hưởng của dấm tỏi bổ sung vào thức ăn ñến hiệu quả kinh
tế của mô hình chăn nuôi vịt CV- Super M thương phẩm 39
Bảng 4.8: Khối lượng trứng cân ñược ở lô ñối chứng (g) 42
Bảng 4.9 : Khối lượng trứng cân ñươc ở lô thí nghiệm (g) 43
Bảng 4.10: Ảnh hưởng của dấm tỏi ñến tỷ lệ ñẻ của ñàn vịt 46
Bảng 4.11: ðánh giá chất lượng trứng. 48
Bảng 4.12: Ảnh hưởng của dấm tỏi ñến tỷ lệ ấp nở 49

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

vii

DANH MỤC HÌNH

Hình 4.1: ðồ thị so sánh khối lượng trứng 44
Hình 4.2: So sánh tỷ lệ ñẻ và tỷ lệ trứng loại 47
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

1

PHẦN I: MỞ ðẦU

1.1. Tính cấp thiết của ñề tài
Ngành chăn nuôi gia cầm nói chung, chăn nuôi thuỷ cầm nói riêng là một

nghề sản xuất truyền thống lâu ñời, chiếm vị trí quan trọng thứ hai trong tổng giá
trị sản xuất của ngành chăn nuôi và cung cấp khối lượng sản phẩm lớn thứ hai
sau chăn nuôi lợn. Gia cầm, thuỷ cầm dễ nuôi, vốn ít lại quay vòng nhanh, tiêu
tốn thức ăn ñể sản xuất 1kg thịt, trứng thấp. Nghề chăn nuôi thủy cẩm ñã phát
triển ñược ở mọi vùng sinh thái: ven biển, cửa sông, ñồng chiêm trũng, dọc theo
sông, suối lớn ðặc biệt thị trường tiêu thụ các sản phẩm dễ, rộng do người Việt
Nam và nước ngoài ưa thích.
Trong những năm gần ñây, ngành chăn nuôi thuỷ cầm ở nước ta ñã và
ñang phát triển nhanh chóng cả về qui mô lẫn chất lượng. Chăn nuôi thủy cẩm
ñang ñược qui hoạch lại, từ nền chăn nuôi nhỏ lẻ lên chăn nuôi tập trung theo
hướng công nghiệp với quy mô trang trại ngày càng lớn. Nhưng do ñiều kiện khí
hậu nắng nóng, mưa nhiều, ñộ ẩm cao, thời tiết lại thay ñổi thường xuyên sẽ tạo
ñiều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển mạnh khi chăn nuôi tập trung theo hướng
công nghiệp. Bên cạnh ñó, không ít các trang trại và gia trại gặp nhiều khó khăn
trong việc chuyển giao qui trình kỹ thuật chăn nuôi. Việc không phát hiện bệnh
kịp thời và chưa có biện pháp ñiều trị hợp lý ñã và ñang gây ra những thiệt hại
lớn về kinh tế.
Ngày nay, vấn ñề vệ sinh an toàn thực phẩm ñược ñặt lên hàng ñầu, là một
trong những vấn ñề nóng bỏng, cấp thiết và có tính thời sự của xã hội. Các thực
phẩm có nguồn gốc ñộng vật phải ñảm bảo an toàn từ nguyên liệu ban ñầu ñến lúc
chế biến sử dụng làm thức ăn ñều cần ñảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Thực
phẩm ñạt tiêu chuẩn vệ snh mới ñảm bảo ñược sức khoẻ cho người tiêu dùng.
Trong chăn nuôi nói chung và gia cầm nói riêng, không ít trang trại, gia
trại ñã vì mục ñích kinh tế nên ñã sử dụng nhiều loại thuốc như: hoá dược, kháng
sinh, thuốc bảo vệ thực vật… nhằm mục ñích kích thích sinh trưởng, phòng và trị
bệnh cho vật nuôi. Thực trạng này ñã gây nên tình trạng tồn dư kháng sinh, ñộc
tố nấm mốc, kim loại nặng trong thực phẩm. Tồn dư kháng sinh trong thực phẩm
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

2


ñộng vật là một vấn ñề bức thiết ñang ñược xã hội quan tâm tìm cách hạn chế.
Việc sử dụng kháng sinh trong phòng trị bệnh ngoài tác dụng chính là diệt khuẩn
hoặc kìm khuẩn, các thuốc này còn có những mặt hạn chế: ảnh hưởng tới sinh
trưởng và phát triển của vật nuôi, ñặc biệt với gia súc non gây còi cọc, chậm lớn,
tồn dư kháng sinh trong thực phẩm, vi khuẩn kháng thuốc, nhờn thuốc… ñiều
này gây không ít khó khăn trong việc khống chế, phòng và ñiều trị bệnh. ðặc
biệt, tồn dư kháng sinh sẽ không ñảm bảo ñược vệ sinh an toàn thực phẩm và
gây ảnh hưởng xấu tơi sức khoẻ cộng ñồng.
Trước tình hình ñó, ngành chăn nuôi nhiều nước trên thế giới ñã và ñang
hướng về liệu pháp tăng cường áp dụng các dược thảo thay thế một số thuốc
kháng sinh trong phòng, trị bệnh cho vật nuôi. Ở nước ta cũng vậy, các loại thảo
mộc ñang ñược dùng khá phổ biến hiện nay là những kháng sinh thảo dược: tỏi,
gừng, hành…
Việc sử dụng các dược liệu thiên nhiên ñã hạn chế, khắc phục ñược những
nhược ñiểm của kháng sinh, hoá trị liệu trong phòng và trị bệnh. Xu hướng ñi sâu
nghiên cứu và xác minh các kinh nghiệm của y học cổ truyền và tìm kiếm các
hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học cao từ dược liệu ñể làm thuốc ngày càng
ñược quan tâm ở nước ta và cũng như trên thế giới.
Thuốc có nguồn gốc từ thảo mộc thường dễ kiếm, quy trình bào chế ñơn
giản, giá thành rẻ, dễ sử dụng, ít ñộc hại, ñem lại hiệu quả cao. Ưu ñiểm nổi bật
là không ñể lại chất tồn dư ñộc hại trong sản phẩm ñộng vật. Vì vậy, dược liệu có
nguồn gốc thiên nhiên trở thành nguồn thuốc quan trọng, góp phần vào việc
phòng, trị bệnh cho gia súc gia cầm.
Xuất phát từ vấn ñề trên, với sự hướng dẫn trực tiếp của PGS.TS BÙI THỊ
THO chúng tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài: “ Nghiên cứu sử dụng dấm tỏi
trong chăn nuôi vịt công nghiệp” tại trang trại vịt nhà ông Lê Văn Thu, ðội 10
- ðoàn Kết - ðông Thịnh - ðông Sơn - Thanh Hoá.
1.2. Mục ñích của ñề tài
Thực hiện ñề tài này, chúng tôi hy vọng sẽ ñạt ñược 2 mục ñích sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

3

1. Ảnh hưởng của dấm tỏi ñến khả năng phòng một số bệnh thông thường
cũng như tỷ lệ nuôi sống, khả năng tăng trọng, hiệu quả sử dụng thức ăn. trên ñàn
vịt CV – Super M.
2. Ảnh hưởng của dấm tỏi ñến tỷ lệ ñẻ, trọng lượng, chất lượng của trứng
và tỷ lệ ấp nở trên ñàn vị ñẻ siêu trứng giống Khakicapell.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Sự thành công của ñề tài sẽ góp phần giảm thiểu tình trạng bệnh do E.coli
gây ra trên ñàn vịt ñược nuôi theo phương thức chăn nuôi tập chung tại các gia
trại. ðồng thời còn mở ra hướng chăn nuôi mới ñáp ừng ñược yêu cầu phát triển
nông nghiệp bền vững, an toàn sinh học, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Thịt vịt,
trứng vịt từ ñây cung cấp cho thị trường sẽ ñảm bảo ñược an toàn vệ sinh, người
tiêu dùng hoàn toàn yên tâm.
Dùng các chế phẩm có nguồn gốc thiên nhiên trong phòng và trị bệnh nói
chung và bệnh do E.coli trên ñàn thủy cầm nói riêng còn góp phần làm phong
phú thêm các biện pháp chọn thuốc trong phòng trị bệnh, hạn chế dùng kháng
sinh tổng hợp, giảm bớt nguy cơ gây hại cho con người và xã hội.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Xuất phát từ nhu cầu sử dụng nguồn thực phẩm sạch, an toàn vệ sinh thực
phẩm của người tiêu dùng trong xã hội ngày càng cao. Sản xuất thịt từ thủy cầm
không sử dụng kháng sinh ñang là mục tiêu phấn ñấu của các nhà chăn nuôi nước
ta. Sử dụng thảo dược là một trong những giải pháp chăn nuôi gia cầm theo hướng an
toàn sinh học rất quan trọng và mang lại hiểu quả cao, giúp cho ngành chăn nuôi phát
triển bền vững, ñồng thời còn cho phép hạn chế ñược tối ña sự tồn dư kháng sinh
trong sản phẩm: thịt, trứng ðồng thời, khi sử dụng chế phẩm tỏi trong chăn nuôi ñã
góp phần vào việc làm tăng hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi thông qua việc nâng

cao tỷ lệ nuôi sống, giảm tỷ lệ chết và kích thích tăng trọng.
Từ các kết quả nghiên cứu của ñề tài sẽ xây dựng ñược quy trình bổ sung tỏi
và các thảo dược chứa kháng sinh thực vật khác trong chăn nuôi gia cầm nói riêng,
cũng như chăn nuôi các ñộng vật khác. Kết quả của ñề tài sẽ giúp chúng ta tạo ra
ñược sản phẩm sạch, không tồn dư kháng sinh và tránh ñược ô nhiễm môi trường.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

4

PHẦN II.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước thuộc lĩnh vực của
ñề tài.
2.1.1. Những nghiên cứu về dược liệu
Từ thời nguyên thủy, ñể tồn tại con người ñã biết tìm kiếm thức ăn và các
vị thuốc trong cây cỏ thiên nhiên. Những hiểu biết về phân biệt cây cỏ có lợi và
ñộc hại ñược truyền miệng, ghi chép và ñúc kết thành kinh nghiệm qua nhiều thế
hệ nối tiếp nhau của loài người.
Ngày nay, nhiều cây thuốc có hiệu quả ñiều trị rõ ràng nhưng cơ chế chưa
ñược giải thích và chứng minh. Xu hướng hiện nay là kết hợp ñông - tây y với
cách vừa áp dụng kinh nghiệm chữa bệnh của ông cha ta bằng thuốc nam, vừa
nghiên cứu khảo sát các tính năng, tác dụng của các cây thuốc bằng cơ sở khoa
học hiện ñại (ðỗ Tất Lợi, 2000).
Các công trình nghiên cứu về lĩnh vực ðông dược, y dược cổ truyền bên
nhân y ñã và ñang thu hút ñược sự chú ý của nhiều nhà khoa học thế giới và Việt
Nam. Các nhà khoa học trong nước ñã chú ý ñến việc sử dụng các dược liệu thực
vật trong phòng và trị bệnh truyền nhiễm; ký sinh trùng; nội, ngoại sản khoa…
Riêng lĩnh vực thú y, nghiên cứu về cây thuốc trong phòng trị bệnh cho vật nuôi
còn ít và cũng chỉ giới hạn trong việc khai thác, áp dụng các bài thuốc cổ truyền.

Các nhà khoa học trên thế giới ñều cho rằng hiệu quả kinh tế, ñặc biệt là
an toàn sinh học khi sử dụng các dược phẩm có từ thiên nhiên (thảo dược, ñộng
vật dùng làm thuốc: phòng trị bệnh, thức ăn dinh dưỡng, ñiều trị bổ sung, kích
thích sinh trưởng, sinh sản ) so với thuốc hóa học tổng hợp do con người tạo ra
tốt hơn rất nhiều. Theo Nguyễn Mạnh Hùng 1995 cho biết từ hai thập niên cuối
thế kỷ 20 nhiều nước trên thế giới, ñặc biệt các nước ðông Nam Á ñã sử dụng
các hoạt chất của hoa cúc trừ trùng làm thuốc trị ngoại ký sinh trùng và sâu tơ
phá hoại cây trồng nông nghiệp. Các nhà khoa học Hàn Quốc: Lee I.R., Song
J.Y., Lee Y.S. 1992 cũng ñã nghiên cứu tác dụng chống ung thư của toàn cây
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

5

quyền bá (Selaginella tamariscina “Beauv” spring) họ Selaganiellaceae chiết
bằng cồn methanol rồi cô thành cao ñặc. Dùng cao chiết ñược từ toàn cây quyền
bá thử trên tế bào ung thư dòng P388 và MKN 45 in vitro. Kết quả cho thấy chất
chiết ñã làm tăng tế bào chết và làm giảm tế bào sống so với lô ñối chứng.
Gần ñây các nhà khoa học trên thế giới phát hiện thêm nhiều ñặc tính quý
của nấm Linh chi (Ganoderma lucidum) trong việc chữa các bệnh về gan, mật,
ung thư… Thậm chí cả hiệu ứng ngăn ngừa và chống căn bệnh thế kỷ AIDS
(Viện dược liệu, 2001).
Edne Cave năm 1997 ñã công bố về tác dụng ức chế khối, ức chế miễn
dịch của hạt và lá na.
Từ cây ðại, chiết ñược chất fulvoplumierin có tác dụng ức chế ñược vi
khuẩn lao ở nồng ñộ 1- 5µg/ml, nước ép từ lá tươi có tác dụng với vi khuẩn
Staphylococcus aureus, Shigella, Bacillus subtilis (Vũ Xuân Quảng, 1993).
Tác giả Bùi Thị Tho (1996) cho biết các vi khuẩn E.coli và Salmonella
kháng lại thuốc hóa học trị liệu như Streptomycin, Neomycin, Tetracyclin… rất
nhanh, ñồng thời giữa chúng còn có sự kháng chéo, trong khi ñó chưa phát hiện
thấy chúng kháng lại phytoncid của tỏi, hẹ, mặc dù 2 loại dược liệu này ñã ñược

ông cha ta sử dụng từ rất lâu và thường xuyên.
Theo Phạm Khắc Hiếu và Lê Minh Hoàng (2001) ñã chọn một số dược
liệu Việt Nam: bạc hà, kinh giới, mần tưới có tác dụng trong phòng và trị bệnh
ngoại kí sinh trùng ong. Dựa trên kết quả nghiên cứu của ñề tài các tác giả ñã
nghiên cứu quy trình phòng bệnh tối ưu cho ñàn ong.
Theo Nguyễn Văn Tý (2002): dùng dịch chiết thuốc lào ñã làm ẩm bằng
môi trường NaOH 5% có nồng ñộ 0,4%; dịch chiết củ bách bộ ñược làm ẩm
trong môi trường HCl 5% có nồng ñộ 3%; dịch chiết hạt na ñã ñược làm ẩm
trong môi trường NaOH 5% nồng ñộ 8% ñiều trị ve, ghẻ có hiệu quả cao.
Từ những nghiên cứu trên có thể thấy rõ tầm quan trọng của thuốc có
nguồn gốc thảo dược ñối với ñời sống của nhân dân ta. Những hiểu biết cơ bản
về thảo dược như trồng trọt, cách bào chế, dược lý và ñộc tính của cây thuốc sẽ
góp phẩn làm cơ sở cho việc nghiên cứu tác dụng của tỏi và ñưa các vị thuốc này
vào ứng dụng thực tế trong chăn nuôi thú y.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

6

2.1.2. Những nghiên cứu về sự kháng kháng sinh của một số vi khuẩn.
Các nghiên cứu về sự mẫn cảm của vi khuẩn E.coli cho thấy vi khuẩn
phân lập ñược từ mẫu bệnh phẩm của gia súc, gia cầm, sản phẩm của chúng ñề
kháng với rất nhiều loại kháng sinh.
Kết quả ñề tài ñiều tra khảo sát thực trạng nhờn thuốc của một số loại vi
khuẩn gây bệnh tiêu chảy và hội chứng hô hấp trên lợn thịt ở khu vực miền ðông
Nam bộ (2005) cho thấy: Hầu hết vi khuẩn gây bệnh ñường tiêu hóa và ñường hô
hấp ñề kháng với các loại kháng sinh thông thường sử dụng trong chăn nuôi lợn
ở khu vực ðồng Nai, Bình Dương và TP Hồ Chí Minh. ðã có 77.8% E.coli;
66.7% Salmonella; 50% Streptococcus kháng lại kháng sinh Chlotetracyclin. Có
22.2% Streptococcus kháng lại Norflxacin. Có 11.1% Staphylococcus và 100%
Streptococcus kháng lại Gentamycin. Có 66.7% Staphylococcus và 100%

Streptococcus kháng lại Streptomycin.
Theo Tô Liên Thu (2004): Các chủng E.coli phân lập ñược từ thịt gà
kháng lại các kháng sinh thông thường như streptomycin, ampicilin, tetracycline,
chloramphenicol với tỉ lệ cao. Các chủng phân lập ñược từ thịt lợn có tỉ lệ ñề
kháng với các loại kháng sinh thấp hơn so với vi khuẩn phân lập từ thịt gà. Nhiều
chủng E.coli có ñặc tính ña kháng, có những chủng kháng lại 8 loại kháng sinh.
Kết quả kiểm tra sự mẫn cảm với kháng sinh của vi khuẩn E.coli gây bệnh
ở thủy cầm tại Trung tâm Nghiên cứu Vịt ðại Xuyên (2008). Vi khuẩn E.coli
hoàn toàn không mẫn cảm với Enrofloxacin, Tetraxyclin, Sulfamethazole,
Trimethoprim, Colistin, Clindamycin, Gentamycin; Vi khuẩn Salmonella không
mẫn cảm với Sulfamethazole, Trimethoprim, Clindamycin, mẫn cảm yếu với các
kháng sinh còn lại.
Võ Thành Thìn (2010): Vi khuẩn E.coli phân lập từ lợn con mắc bệnh tiêu
chảy có khả năng ñề kháng cao với nhiều loại kháng sinh thông dụng như
Oxaciclin, Tetracyclin, Colistin, Trimethoprim, Sulfamethoxazole, Streptomycin.
Trương Hà Thái (2009) trong các loại kháng sinh kiểm tra thì 84% các
chủng E.coli mẫn cảm với Enrofloxacin, 82% mẫn cảm với Colistin, 70% mẫn
cảm với Norfloxacin. Các loại kháng sinh còn lại bị các chủng E.coli kiểm tra
kháng với tỉ lệ cao.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

7

Nguyễn Thị Liên Hương (2009) kết quả xác ñịnh khả năng mẫn cảm của
kháng sinh cho thấy: các kháng sinh có tỉ kháng cao (>80%) là Tetracyclin,
Sulfamethazole, Trimethoprim, Apramycin, Streptomycin. Hai loại kháng sinh là
Spectinomycin và Gentamycin vẫn có thể dùng như một sự lựa chọn ñể ñiều trị
các bệnh nhiễm khuẩn do E.coli gây ra ở ngan.
2.2. Cơ sở khoa học khi nghiên cứu tác dụng của dược liệu.
2.2.1. Thành phần hóa học và hoạt chất của dược liệu.

Thiên nhiên ñã ban tặng cho con người vô cùng quý giá ñó là nguồn thảo
dược làm thuốc, cùng với bề dày lịch sử tồn tại và phát triển của dân tộc kho tàng
kinh nghiệm sử dụng thảo dược làm thuốc ngày càng nhiều, ña dạng và phong
phú. Các bài thuốc dân tộc ñược lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, hình
thành lên bề dày của y học cổ truyền. Dựa vào những kinh nghiệm cổ truyền, ñã
có nhiều tác giả với những công trình nghiên cứu khác nhau về ñông dược, nhằm
tìm hiểu cơ sở khoa học của các bài thuốc, trên cơ sở khoa học ñó sẽ áp dụng vào
việc phòng và trị bệnh cho vật nuôi. Thuốc vừa có tác dụng phòng ñộc cho vật
nuôi, lại vừa có hiệu quả ñiều trị cao. Khi xét tác dụng của một vị thuốc theo
khoa học hiện ñại, chủ yếu căn cứ vào thành phần hóa học, nghĩa là tìm trong vị
thuốc có những hoạt chất gì, tác dụng của những hoạt chất ấy trên cơ thể ñộng
vật và người.
Các chất chứa trong vị thuốc còn gọi là thành phần hóa học, có thể chia
thành 2 nhóm chính: nhóm chất vô cơ và nhóm chất hữu cơ. Những chất vô cơ
tương ñối ít, tác dụng dược lý không phức tạp. Trái lại, chất hữu cơ có nhiều loại
và tác dụng dược lý hết sức phức tạp. Hiện nay khoa học vẫn chưa phân tích
ñược hết các chất có trong cây, do ñó chưa giải thích ñược ñầy ñủ tác dụng dược
lý của thuốc mà ông cha ta ñã dùng.
Việc nghiên cứu tác dụng của một vị thuốc không ñơn giản, vì trong một vị
thuốc ñôi khi chứa rất nhiều hoạt chất. Những hoạt chất ñó có lúc phối hợp hiệp
ñồng với nhau làm tăng cường và kéo dài tác dụng, nhưng ñôi khi chúng lại có tác
dụng ñối kháng. Vì vậy tác dụng của một dược liệu không bao giờ ñược quy hẳn
về một thành phần chính. Sự thay ñổi liều lượng cũng có thể ảnh hưởng ñến kết
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

8

quả chữa bệnh. Trong ñông y thường sử dụng phối hợp nhiều vị thuốc, hoạt chất
của các vị thuốc sẽ tác ñộng với nhau làm cho việc nghiên cứu ñánh giá kết quả
ñiều trị lại càng khó khăn (Bùi Thị Tho, 2009).

Nghiên cứu tác dụng dược lý của thuốc trên ñộng vật thí nghiệm là khâu
hết sức quan trọng. Khi kết quả nghiên cứu tác dụng dược lý phù hợp với những
kinh nghiệm của nhân dân, chúng ta có thể yên tâm sử dụng các loại thuốc ñó.
Trong trường hợp nghiên cứu tác dụng dược lý của một vị thuốc nhưng không có
kết quả, chưa nên kết luận vị thuốc ấy không có tác dụng ñiều trị vì phản ứng của
các cơ thể sinh vật là khác nhau. Chính vì thế, những kết quả trong phòng thí
nghiệm phải ñược xác ñịnh trên lâm sàng, mà những kinh nghiệm chữa bệnh của
ông cha ta có từ nghìn năm về trước là những kết quả có giá trị. Nhiệm vụ của
chúng ta là tìm ra cơ sở khoa học hiện ñại của những kinh nghiệm ñó (ðỗ Tất
Lợi, 2000).
2.2.2. Cách tác dụng của dược liệu có nguồn gốc thảo mộc
Một trong những mục ñích của việc khảo sát dược liệu là xác ñịnh tác
dụng của thuốc trên người và ñộng vật. Trước khi nghiên cứu khả năng ñiều trị
của dược liệu cần phải biết ñộc lực của nó.
Ở một số cây thuốc, liều ñiều trị tương ñương với liều ñộc, ñó là các cây
thuốc có giới hạn an toàn thấp như Dương ñịa hoàng, curaro, ô dầu…
Phần lớn các loại dược liệu hoàn toàn không gây ñộc, ñiển hình là Bồ
công anh (ðỗ Tất Lợi, 2000).
Khi nghiên cứu cách tác dụng của dược liệu chúng ta cần nghiên cứu các
cây thuốc có tác dụng ñiều trị nguyên nhân (các cây thuốc chứa kháng sinh thực
vật, ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh) và các cây thuốc ñơn thuần chỉ
chữa triệu chứng. Ví dụ, thuốc phiện chỉ có tác dụng làm giảm ñau mà không tiêu
diệt nguồn gốc gây ñau (Phạm Khắc Hiếu, 1997).
Cần lưu ý là dược liệu toàn bộ không phải bao giờ cũng có tác dụng như
từng thành phần riêng biệt chứa trong cây thuốc. Nó có thể tác dụng hiệp ñồng
tạo nên sự ña dạng khi tác dụng dược lý.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

9


Tuy hiếm nhưng trong một cây dược liệu cũng có các chất ñối lập. Ví dụ,
trong ðại hoàng, Phan tả diệp vừa có các anthraglucogit gây nhuận tràng, vừa có
tanin làm se niêm mạc, cầm ỉa chảy.
Như vậy, mỗi tác dụng dược lý của cây thuốc, vị thuốc ñều có cơ sở khoa
học. ðể giải thích ñầy ñủ những ñiều còn bí ẩn chứa trong tác dụng tổng hợp
của thuốc ñông dược, việc tiếp tục nghiên cứu về cây thuốc là rất cần thiết.
2.3. Một số hiểu biết về cây tỏi
2.3.1. Cây tỏi
Phân loại khoa học:
Giới( regnum): plantae Ngành(division): magnoliophyta
Lớp( class): liliopsida Chi(genus): allium
Bộ(ordo): armaryllidales Tên thuốc: bulbus allii
Họ(familia): liliaceae Tên khoa học: allium ativum L
Theo “ Bản thảo kinh tập chú” và tư liệu khảo chứng từ 3000 năm trước
công nguyên, tỏi ñã xuất hiện ở Ai Cập và ñược người dân trồng rộng rãi ở các
vùng nông thôn. Hiện nay tỏi ñược trông phổ biến trên toàn thế giới và ở Việt
Nam, tỏi ñược trồng ở mọi miền nhưng thường tập trung ở miền Bắc. Tỏi thí
nghiệm là tỏi trắng ta ñược trồng và thu hái, bảo quản ñúng qui chuẩn ở huyện
Kinh Môn- Hải Dương.
Tỏi thuộc họ thảo, sống lâu năm có củ, có thân giả cao 20- 40cm, tùy theo
ñịa thế. Có khoảng 5-6 lá bao lấy thân, rộng khoảng 12mm, thẳng, dài, thon màu
xanh. Trên cùng của thân, ở phần không có lá phát triển một cụm hoa hình cầu,
hoa tỏi màu trắng hay phớt hồng. Ánh tỏi bé nhỏ, căng tròn, mọc trong lòng ñất,
phần bọc trắng nằm dưới ñất, bên trong có khoảng 5-10 múi nhỏ gọi là ánh tỏi.
Theo màu sắc, có thể chia thành tỏi tím và tỏi trắng. Tỏi tím chất giòn, vị nồng,
chất lượng tốt; tỏi trắng có ñặc ñiểm trắng, mịn, non… Tỏi có thể coi như rau
tươi, có mặt trong bữa ăn của tất cả các gia ñình. Tỏi thuộc nhóm phytoncid bay
hơi, có tác dụng ức chế sự sinh trưởng, phát triển của vi khuẩn. Thực tế, chưa có
tài liệu nào nói về sự kháng phytoncid tự nhiên của vi khuẩn gây bệnh, còn trong
phòng thí nghiệm, chúng tôi ñã gây kháng nhân tạo cho vi khuẩn E.coli với

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

10

phytoncid của tỏi, hẹ nhưng quá trình này diễn ra rất chậm (Bùi Thị Tho, và
Nguyễn Thị Thanh Hà, 2009).
2.3.2. Thành phần cấu tạo của tỏi:
Trong tỏi có rất nhiều chất, cứ 100g tỏi tươi có 70g nước. 4,4g protein;
0,2g mỡ; 23g chất ñường; 5mg canxi; 44mg lân; 1,3g bột; 0,7g chất sợi thô;
0,24g vtm B
1
; 0,03mg B
2
; 0,9 vitamin pp; 3mg vitamin C, nhưng ñặc biệt là
trong tỏi chứa iod và tinh dầu có giá trị dinh dưỡng cao.
Tỏi ñược dùng nhiều trong ñời sống vì tỏi còn có giá trị sinh học lớn.
Trong tỏi có khoảng 0,2% chất dầu dễ bốc hơi, có vị cay và có mùi hôi ñặc thù,
nhiều loại hydrocacbon chưa no và hợp chất lưu huỳnh este do nhóm III và I tạo
thành {(CH
2
= CHCH
2
)
2
S, (CH
2
= CHCH
2
)
2

S
2
, (CH
2
= CHCH
2
)
2
S
3
,
CH
3
CH
2
CH
2
S
2
CH
3
, CH
2
= CHCH
2
S
3
CH
3
,…}, axititri, linalool,… thành phần chủ

yếu là chất Alicin có chứa lưu huỳnh bay hơi làm cho tỏi có vị cay, có tác dụng
diệt nấm thực vật, qua chiết xuất thành dịch thể có dạng dầu, không màu, mùi
giống như mùi tỏi ñặc trưng.
Tỏi có 3 hoạt chất chính allicin và liallyl sulfide và ajoene. Allicin là
hoạt chất mạnh nhất và quan trọng nhất của tỏi. Allicin không hiện diện trong
tỏi. Tuy nhiên, khi ñược cắt mỏng hoặc ñập dập và dưới sự xúc tác của phân hoá
tố anilaza, chất alicin có sẳn trong tỏi biến thành allicin. Do ñó,càng cắt nhỏ
hoặc càng ñập nát, hoạt tính càng cao. Một ký tỏi có thể cho ra từ 1 ñến 2 gam
allicin. Allicin dễ biến chất sau khi ñược sản xuất ra. Càng ñể lâu, càng mất bớt
hoạt tính. ðun nấu sẽ ñẩy nhanh quá trình mất chất nầy. ðun qua lò vi sóng sẽ
phá huỷ hoàn toàn chất allicin. Allicin là một chất kháng sinh tự nhiên rất mạnh,
mạnh hơn cả penicillin. Nước tỏi pha loãng 125.000 lần vẫn có dấu hiệu ức chế
nhiều loại vi trùng gram âm và gram dương như saphylococcus, streptococcus,
samonella, V. cholerae, B. dysenteriae, mycobacterium tuberculosis. Tỏi cũng ức
chế sự phát triển của nhiều loại siêu vi như siêu vi trái ra, bại liệt, cúm và một số
loại nấm gây bệnh ở da hoặc bộ phận sinh dục nữ như candida.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

11


2.3.3. Tác dụng dược lý của tỏi.
Tỏi không chỉ có tác dụng kháng sinh, tác dụng trên hệ tim mạch mà
còn có hiệu lực trên tế bào ung thư.
Những nghiên cứu của Trung Quốc và Ý ñược phổ biến trong tạp chí
British Journal of Cancer số tháng 3/1993 cũng cho biết tỏi có nhiều hoạt chất có
thể ngăn chặn sự phát triển của nhiều loại khối u, ung thư. Theo các nhà khoa
học trường ðại học Pensylvania khả năng ngăn chặn khối u ung thư của tỏi liên
quan ñến các hợp chất S-allyl cysteine, diallyl disulfide và diallyl trisulfide. Một

hoạt chất khác ít ñược nhắc ñến là ajoene. Ajoene cũng có tác dụng làm giảm ñộ
dính của máu. Ngoài ra, tỏi còn có hàm lượng khoáng chất selenium, một chất
chống oxy hoá mạnh làm tăng khả năng bảo vệ màng tế bào, phòng chống ung
thư và bệnh tim mạch của tỏi.
Theo ðông y, tỏi vị cay, tính ấm, hơi có ñộc, vào 2 kinh Can, Vị. Tỏi
có tác dụng thông khiếu, giải phong, sát trùng, giải ñộc, tiêu nhọt, hạch.
Một công trình nghiên cứu về tỏi ñã từng ñược phổ biến trên tạp chí
Praxis ở châu Âu. Bác sĩ Piotrowski thuộc trường ðại học Geniva qua nghiên
cứu theo dõi trên 100 bệnh nhân bị cao huyết áp. Kết quả theo dõi ñược tác giả
thông báo cho biết huyết áp trên các ñối tượng này bắt ñầu hạ một tuần sau khi
ñược ñiều trị với dầu tỏi. Tiếp tục ñiểu trị ñể duy trì và ổn ñịnh huyết áp, bệnh
nhân ñã dùng liều dùng giảm dần xuống trong 2 tuần kế tiếp, theo sau là liều duy
trì.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

12

Một bài viết khác trên tạp chí Lancet (31.5.1975) của Tiến sĩ R.C. Jain,
M.D. thuộc trường ðại học Benghzi, Lybya cũng ñề cập ñến một nghiên cứu về
tác dụng hạ mỡ máu của tỏi ñược kiểm chứng trên những con thỏ thí nghiệm.
Một nhóm thỏ ñược nuôi bằng chế ñộ ăn nhiều mỡ ñể mức cholesterol toàn phần
tăng vọt ñến 2.100. Một nhóm thỏ khác ăn cùng loại thức ăn trên nhưng ñược bổ
sung thêm chất chiết xuất từ tỏi thì mức cholesterol trung bình chỉ khoảng 419.
Những nhà khoa học cho rằng ñộ cholesterol này vẫn còn cao so với bình
thường. Tuy nhiên hiệu quả cải thiện mỡ trong máu của tỏi là rất rõ ràng. Bác sĩ
Jain cũng cho biết những mảng xơ vữa trong những con thỏ ñược dùng tỏi không
nghiêm trọng như ở những con thỏ không dùng tỏi.
Nghiên cứu khác của một nhóm nhà khoa học Ấn ðộ trên những ñối
tượng khoẻ mạnh ñược cho dùng khoảng 2 ounce/ngày (khoảng 57g/ngày) tỏi
hoặc lượng chất chiết xuất tỏi tương ñương thì ñộ cholesterol giảm trung bình từ

229 xuống còn 213 trong vòng 3 giờ ñồng hồ. Ở một nghiên cứu khác, một số
ñàn ông bị huyết áp cao trung bình ñược dùng những viên tỏi. Kết quả cho thấy
những người nầy không chỉ hạ ñược ñộ cholesterol mà còn hạ ñược áp huyết
trong vòng từ 10 ñến 40 ngày. Một báo cáo của các nhà khoa học trường ðại học
New- York cũng cho biết những người ăn hàng ngày từ ½ ñến 1 củ tỏi trong
vòng từ 8 ñến 24 tuần có thể hạ ñộ cholesterol xuống khoảng 9%.
Cơ chế tác dụng của tỏi trên hệ tim mạch. Tỏi làm hạ cholesterol bằng
cách gia tăng sự ñào thải cholesterol và làm giảm sự hấp thụ cholesterol xấu qua
màng ruột qua ñó làm giảm ñộ lipit trong máu. Hoạt chất của tỏi có tính chất
gần giống như nội tiết tố prostaglandin PGI2 vừa nở mạch vừa ngăn chặn quá
trình kết tập tiểu cầu nên có tác dụng hạ cao huyết áp. Chất ajoene trong tỏi
cũng làm giảm nồng ñộ fibrinogen trong máu giúp giảm nguy cơ nghẽn mạch.
Trong các loại bệnh xơ vữa ñộng mạch, các gốc tự do làm gia tăng sự oxy hoá
những tế bào LDL ở thành mạch máu tạo thành mảng bám gây cứng ñộng mạch
và làm hẹp lòng mạch. Tỏi là một loại gia vị có những chất chống oxy hoá mạnh
nhất trong số các gia vị thông thường, có thể ngăn chận quá trình này.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

13

Dấm tỏi giảm mỡ máu, hạ cao huyết áp. Tỏi là một vị thuốc có tính
nóng. Có một số trường hợp dùng rượu tỏi chữa cao huyết áp sau khi giảm một
thời gian huyết áp ñã lại cao trở lại. Do ñó, việc dùng lâu dài cần phải phải linh
ñộng gia giảm tuỳ theo cơ ñịa hàn nhiệt và ñiều kiện của mỗi người. Sau khoảng
2 hay 3 tuần, người bệnh phải giảm dần liều dùng và lưu ý dùng liều thấp hơn ñủ
ñể duy trì hiệu quả ñiều trị. Ngoài ra, việc ñiều trị cao huyết áp và phòng ngừa
bệnh tim mạch cần ñược phối hợp với chế ñộ ăn nhiều chất xơ, ít chất béo bão
hoà trong các loại thịt ñộng vật và tăng cường vận ñộng chứ không nên chỉ dựa
vào tỏi. Sau ñây là một công thức ngâm rượu tỏi ñể chữa cao huyết áp hoặc làm
hạ ñộ cholesterol trong máu. Dùng 300g tỏi. Sau khi bóc vỏ và xắt lát mỏng,

ngâm tỏi trong 600g rượu trắng khoảng 40
0
. Sau 2 tuần chắt rượu ra ñể dùng.
Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần từ 15 ñến 20 giọt. Sau khi dùng khoảng 2 hoặc 3
tuần nên theo dõi huyết áp ñể giảm dần liều dùng xuống liều duy trì.
- Với vi sinh vật:
Allicin có hoạt phổ kháng sinh rất rộng và mạnh, thực tế có tác dụng với
cả vi khuẩn và virus. Trong ống nghiệm allicin pha loãng ở nồng ñộ 1/ 85000- 1/
125000 ñã ñủ sức ức chế sự phát triển của cầu trùng staphylococcus,
streptococcus, salmonella… Cũng trong ñiều kiện như thế nhưng
Cloramphenicol mới chỉ pha loãng ở nồng ñộ 1/5000 cũng không có tác dụng với
salmonella. Thực tế tỏi còn có tác dụng diệt cả virus cúm gây bệnh cho người.
- Với nguyên sinh ñộng vật
Nước tỏi 5% ức chết rất nhanh sự hoạt ñộng của amip. Khi tiếp xúc với
allicin, amip co lại thành một khối tròn, mất khả năng vận ñộng và bám vào
thành ruột. Dưới tác dụng của nước tỏi 5% những amip còn sống sót cũng mất
khả năng sinh sản.
- Với gia súc, gia cầm và người:
Tỏi ñược coi như một vị thuốc bổ, có tác dụng kích thích tiêu hóa do làm
tăng khả năng tiết dịch vị, dịch mật, dịch ruột. Tỏi còn làm tăng sự hấp thu
vitamin B
1
. Với gia súc, gia cầm ăn tỏi thường xuyên còn có tác dụng kích tăng
trọng và ñề phòng một số bệnh như: tụ huyết trùng, thương hàn, bạch lỵ… Với
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

14

người, cồn tỏi 1/5 trong cồn 60% uống có tác dụng giảm huyết áp do làm giãn
mạch quản, tác dụng chống ung thư, chống oxy hóa.

Sau ñây là một vài cách sử dụng tỏi thông thường.
Phòng và trị cúm. Giã nát 3 tép tỏi, hãm trong 50g nước sôi khoảng nửa
giờ. Chắt lấy nước, nhỏ vào mũi mỗi bên khoảng 2 hay 3 giọt, ngày 2 hoặc 3 lần.
Rửa vết thương, chỗ lở loét Pha loãng 1 phần dịch tỏi và 10 phần nước
cất, thêm 2% cồn ñể bảo quản. Kinh nghiệm của bác sĩ Taghiep (Nga) cho biết
dùng nước tỏi chữa nhiễm trùng do bỏng sau 12,5 ngày thì lành trong khi ñiều trị
với penicillin và sulfamid phải mất 14,5 ngày.
Chữa ñau răng. Giã nát 2 tép tỏi trộn với một chút nước ấm. ðợi khoảng
10 phút sau, dùng một que tăm tẩm dịch tỏi thấm ñều xung quanh chỗ ñau.
Chữa mụn cóc, chai chân. Giã nát 2 tép tỏi, dán gọn vào chỗ bị chai và ñể
qua ñêm.
Chữa viêm họng. Giã nát 2 tép tỏi, trộn 1 phần tỏi và 3 phần hành lá, buộc
vào huyệt Hợp cốc ở bàn tay. ðể qua ñêm. Dịch tỏi sẽ thấm qua da và kích
thích mạnh vào huyệt có tác dụng “tả”ñể chữa viêm họng. Hành lá có tác dụng
làm giảm ñộ nóng ñể tránh phồng da. (Úp bàn tay xuống, xoè rộng 2 ngón tay
trỏ và ngón tay cái, huyệt hợp cốc nằm trên mặt lưng của bàn tay, ở chỗ lõm
giữa 2 xương ngón tay cái và ngón tay trỏ.)
Kiện Tỳ, bổ khí, sinh tinh, chữa áp huyết thấp. Gà hấp cách thuỷ với tỏi.
Dùng 1 con gà khoảng nửa ký, 40g tỏi thái mỏng, nửa chén rượu vang, gia vị vừa
ñủ. Gà làm sạch, bỏ lông và nội tạng. Hấp cách thuỷ, ăn trong ngày. Không
dùng cho người thể tạng nhiệt, nóng sốt hoặc ñang bị các chứng viêm nhiễm
ñang phát triển.
2.3.2 Các chế phẩm sử dụng trong phòng và trị bệnh
Dấm tỏi: là phương pháp chế biến và bảo quản xưa nhất. Tỏi ñược giã nát
hoặc ñể nguyên tép, hoặc cắt nhỏ ngâm trong dấm, trong môi trường axit, các
hợp chất chứa sulfur của tỏi có tác dụng dược lý tăng lên rất nhiều, tuy nhiên
hàm lượng của alliin lại giảm dần trong quá trình bảo quản.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

15


Dấm tỏi: theo Heinrich P. Koch, Lawson (2000), Lawson và wang (1995) khi
nghiên cứu ñã xác ñịnh hàm lượng các hợp chất sulfur và các axit amin tự do. Các kết
quả với tỏi thái nhỏ trong ethanol 20% ñược trình bày ở bảng sau:
Bảng 2.1: Mối quan hệ giữa thời gian bảo quản và hàm lượng
các chất hữu cơ có trong dấm tỏi
Tuổi của chất chiết tỏi - dấm tỏi (ngày)

Hợp chất

1

5

30

90

360

720

Allicin (mg/g)

8,3

7,9

4,1


0,43

0

0

Alliin(mg/g)

5,0

4,7

3,2

2,08

2,9

2,7

Tổng các chất chứa sulfur (mg/g)

48,3

45,6

34,1

26,0


23,1

21,0


2.4. Cơ sở về tiêu tốn thức ăn
Tiêu tốn thức ăn/1kg tăng khối lượng là tỷ lệ chuyển hóa thức ăn ñể ñạt
ñược tốc ñộ tăng trọng, vì tăng trọng là một chức năng chính của quá trình chuyển
hóa của thức ăn hay nói cách khác tiêu tốn thức ăn là hiệu suất giữa thức ăn trên kg
tăng khối lượng. Chi phí thức ăn chiếm tới 70% giá thành sản phẩm. Tiêu tốn thức
ăn/kg tăng khối lượng càng thấp thì hiệu quả kinh tế càng cao và ngược lại. Khi tăng
trọng nhanh tức cơ thể ñồng hóa, dị hóa tốt nên khả năng trao ñổi chất tăng cường,
làm cho hiệu quả sử dụng thức ăn cao, dẫn ñến tiêu tốn thức ăn thấp. Chambers và
cs (1984) ñã xác ñịnh ñược hệ số tương quan di truyền giữa khối lượng cơ thể và
tăng trọng với tiêu tốn thức ăn thường là rất cao từ 0.5- 0.9.
Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng còn phụ thuộc vào ñộ tuổi, khi con
vật còn non chỉ tiêu này thấp, càng về sau lượng thức ăn tiêu tốn/1kg tăng khối
lượng càng cao.
Bùi ðức Lũng (1992) cho biết gà lai V135 chi phí thức ăn cho 1 kg tăng
khối lượng ở các ñộ tuổi 4 tuần:1,91kg; 5 tuần: 1,98kg; 6 tuần: 2,01kg; 7 tuần:
2,13kg; 8 tuần: 2,26kg.
Tiêu tốn thức ăn là một chỉ tiêu có ý nghĩa quyết ñịnh ñến hiệu quả kinh tế
trong chăn nuôi gà thịt. Do vậy có rất nhiều công trình nghiên cứu về chế ñộ dinh
dưỡng và các chế phẩm bổ sung nhằm phát huy ñược các tiềm năng sinh trưởng
và ñem lại hiệu quả kinh tế cao.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

16

Tiêu tốn thức ăn/1quả trứng là tỷ lệ chuyển hóa thức ăn ñể ñạt ñược khối

lượng 1 quả trứng, vì tiêu tốn thức ăn trong chăn nuôi vịt ñẻ chính là 1 quả trứng
ñược ñẻ ra tiêu tốn mất bao nhiều thức ăn. Vì chi phí thức ăn chiếm tới 80% -
90% giá thành sản phẩm. Tiêu tốn thức ăn/quả trứng càng thấp thì hiệu quả kinh
tế càng cao và ngược lại. Chambers và cs (1984) ñã xác ñịnh ñược hệ số tương
quan di truyền giữa khối lượng cơ thể và tăng trọng với tiêu tốn thức ăn thường
là rất cao từ 0,5 – 0,9.
Tiêu tốn thức ăn/quả trứng còn phụ thuộc vào ñộ tuổi, khi con vật mới
bước vào giai ñoạn ñẻ bói thì tiêu tốn thức ăn càng cao, càng về sau lượng thức
ăn tiêu tốn/quả trứng giảm dần do tỷ lệ ñẻ ñược nâng cao, nhưng ở cuối của ñộ
tuổi ñẻ của ñàn thì thức ăn tiêu tốn/quả trứng lại cao do ở ñộ tuổi lớn quá trình
trao ñổi chất trong cơ thể vật nuôi kém dần.
Trên vịt ñẻ tiêu tốn thức ăn là 160g/con/ngày với vịt ñẻ 85%, thành phần
dinh dưỡng trong thức ăn ñáp ứng ñủ nhu cầu dinh dưỡng ñể duy trì sự sống
cũng như tạo ra năng lượng ñể sản sinh ra 1 quả trứng.
2.5. Khái niệm sinh trưởng
* Sinh trưởng tích lũy (khối lượng cơ thể)
Khối lượng cơ thể ở một thời ñiểm nào ñó là chỉ số quen thuộc nhất ñể
ñánh giá khả năng sinh trưởng của con vật. Tuy vậy chỉ số này không nói lên
ñược mức ñộ khác nhau về tốc ñộ sinh trưởng trong một thời gian nhưng nó phản
ánh ñược khả năng sinh trưởng tối ña của con vật. Khi xác ñịnh ñược khối lượng
ở từng thời ñiểm thì chúng ta có thể biểu diến khối lượng này ở từng thời ñiểm
ñó trên ñồ thị và gọi là ñồ thị sinh trưởng tích lũy. ðối với gia cầm nuôi thịt thì
chỉ tiêu này là quan trọng nhất, từ chỉ tiêu này chúng ta có thể so sánh và chọn
lựa quy trình phòng bệnh tốt nhất.
* Sinh trưởng tuyệt ñối:
Là sự tăng lên về khối lượng, kích thước, thể tích của cơ thể qua các lần
khảo sát. Xác ñịnh ñược các giá trị của sinh trưởng tuyệt ñối chúng ta có thể biểu
diễn chúng trên ñồ thị và gọi là ñồ thị sinh trưởng tuyệt tối. ðồ thị sinh trưởng
tuyệt ñối của vật nuôi là một ñồ thị hình parapol, ñỉnh của parapol của từng giống
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


17

khác nhau. Giá trị của sinh trưởng tuyệt ñối thường ñược tính bằng
gam/con/ngày.
* Sinh trưởng tương ñối:
Là tỷ lệ phần trăm (%) tăng lên của khối lượng, thể tích, kích thước của
cơ thể lúc kết thúc khảo sát so với lúc ñầu khảo sát. Sinh trưởng tương ñối của
con vật ñược biểu diễn bằng ñồ thị có dạng Hypepol.
Sinh trưởng tương ñối ñược xác ñịnh bằng công thức sau:
P
2
- P
1

R(%)= x 100
P
2
+ P
1

2
Trong ñó:
R: sinh trưởng tương ñối(%)
P
1
: khối lượng cơ thể cân trước(g)
P
2
: khối lượng cơ thể cân sau(g)

2.6. Một số ñặc ñiểm của vịt CV- Super M
Có nguồn gốc từ Anh, nhập vào Việt Nam vào những năm 1989, 1990,
1991, 1999, 2001, 2006, 2007 là bộ giống vịt chuyên thịt có màu trắng, tuổi ñẻ
của vịt bố mẹ là 25 tuần tuổi, năng suất trứng từ 180 - 220 quả/mái/67 tuần tuổi.
Vịt thương phẩm nuôi nhốt (56 ngày tuổi) hoặc nuôi kết hợp với chăn thả có
khoanh vùng (70 ngày tuổi) ñạt khối lượng 3 - 3,4kg, tiêu tốn thức ăn 2,6 - 2,8kg
thức ăn cho 1kg tăng trọng. Vịt có thể trọng lớn, khả năng tự kiếm mồi kém,
thiên về hướng chăn nuôi công nghiệp hoặc bán công nghiệp, vịt có thể nuôi trên
khô không cần nước bơi lội, nuôi kết hợp cá - vịt (Nguyễn ðức Trọng, Hoàng
Văn Tiệu, Hoàng thị Lan, 2008).
Từ giống vịt này ñã có rất nhiều công trình nghiên cứu của nhiều tác giả
như: Quy trình chăn nuôi vịt CV - Super M (Hoàng Văn Tiệu và cs, 1997),
Nghiên cứu một số chỉ tiêu năng suất của vịt sinh sản CV - Super M năm ñẻ thứ
2 (Nguyễn ðức Trọng và cs, 1997), Hiệu quả kinh tế của vịt CV - Super M nuôi
thịt theo phương thức chăn thả cổ truyền và phương thức chăn thả bổ sung thức

×