Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Khảo sát nguồn phụ phẩm của công ty cổ phần chế biến nông sản xuất khẩu bắc giang và bước đầu nghiên cứu sử dụng vỏ gấc ủ chua nuôi gà thả vườn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (16.11 MB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
------------

TRẦN QUANG VINH

KHẢO SÁT NGUỒN PHỤ PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
CHẾ BIẾN NÔNG SẢN XUẤT KHẨU BẮC GIANG VÀ
BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG VỎ GẤC Ủ CHUA
NUÔI GÀ THẢ VƯỜN

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành : CHĂN NUÔI
Mã số

: 60. 62. 40

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. BÙI QUANG TUẤN

HÀ NỘI - 2008

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………1


LỜI CAM ĐOAN

Trong q trình hồn thành luận văn, số liệu và thời gian tiến hành thí
nghiệm đúng với yêu cầu của đề tài. Trong q trình làm tơi đã thực hiện
nghiêm chỉnh, số liệu theo dõi dựa trên thực tế đã làm.
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn của


tôi là trung thực và chưa được bảo vệ luận văn nào, chưa có trong tài liệu
nghiên cứu nào.
Tơi xin cam đoan rằng: mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn
đều đã được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ
nguồn gốc.

Tác giả luận văn

Trần Quang Vinh

i


LỜI CẢM ƠN

Sau quá trình học, thực tập tốt nghiệp và q trình hồn thành luận văn
tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới:
Các thầy, cô giáo của Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, đặc biệt là
thầy PGS.TS Bùi Quang Tuấn: Bộ môn Dinh dưỡng - Thức ăn, Khoa CN –
NTTS đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tiến
hành đề tài.
Tôi xin chân thành cám ơn Công ty cổ phần chế biến nông sản xuất
khẩu Bắc Giang. UBND xã Đông Hưng, Quý Sơn và Phượng Sơn tỉnh Bắc
Giang cùng bà con nông dân 3 xã đã nhiệt tình giúp đỡ tơi trong suốt q trình
thực hiện đề tài.
Cuối cùng tơi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên và giúp đỡ tơi
để tơi hồn thành đề tài một cách tốt đẹp nhất.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 2008
Tác giả luận văn


Trần Quang Vinh

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục chữ viết tắt

v

Danh mục bảng

vi

Danh mục biểu đồ và đồ thị

vii


1.

MỞ ĐẦU

1

1.1.

Đặt vấn đề

1

1.2.

Mục tiêu của đề tài

2

2.

TỒNG QUAN TÀI LIỆU

3

2.1.

Tình hình nghiên cứu sử dụng phụ phẩm gấc làm thức ăn chăn ni

3


2.2.

Tình hình nghiên cứu sử dụng phụ phẩm dứa làm thức ăn chăn ni

7

2.3.

Tình hình nghiên cứu sử dụng phụ phẩm ngơ ngọt làm thức ăn chăn ni

10

2.4.

Tình hình nghiên cứu sử dụng phụ phẩm hạt vải làm thức ăn chăn nuôi

10

2.5.

Ủ chua thức ăn

11

2.6.

Nhu cầu dinh dưỡng của gà

27


3.

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

34

3.1.

Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu

34

3.2.

Nội dung nghiên cứu

34

3.3.

Phương pháp nghiên cứu

35

3.4.

Phương pháp xử lý số liệu

43


4.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

44

4.1.

Khảo sát khối lượng và tình hình sử dụng phụ phẩm của công ty
cổ phần chế biến nông sản xuất khẩu Bắc Giang

44

4.1.1. Cơng thức ước tính nguồn phụ phẩm của Công ty

44

4.1.2. Khối lượng nguyên liệu chế biến của Công ty

45

4.1.3. Khối lượng phụ phẩm của Công ty

46

iii


4.1.4. Thành phần hóa học của một số loại phụ phẩm chế biến nơng sản

của Cơng ty

49

4.1.5. Tình hình sử dụng phụ phẩm, chế biến nông sản làm thức ăn
chăn nuôi của 3 xã gần công ty.

50

4.2.

Nghiên cứu chế biến/dự trữ vỏ gấc

52

4.3.

bước đầu nghiên cứu sử dụng vỏ gấc ủ chua nuôi gà thả vườn

54

4.3.1. Khối lượng cơ thể gà qua các tuần tuổi

54

4.3.2. Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm

58

4.3.3. Tốc độ sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm


61

4.3.4. Lượng thức ăn thu nhận của gà thí nghiệm

63

4.3.5. Hiệu quả sử dụng thức ăn

65

4.3.6. Hiệu quả của việc sử dụng vỏ gấc ủ chua nuôi gà thả vườn

67

4.3.7. Một số chỉ tiêu năng suất chất lượng thịt

69

5.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

73

5.1.

Kết luận

73


5.2.

Đề nghị

73

TÀI LIỆU THAM KHẢO

74

PHỤ LỤC

79

iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ĐC

Đối chứng

TN

Thí nghiệm

TB


Trung bình

CTV

Cộng tác viên

VCK

Vật chất khô

KL

Khối lượng

TA

Thức ăn

TAHH

Thức ăn hỗn hợp

PP

Phụ phẩm

TKL

Tăng khối lượng


g

Gam

v


DANH MỤC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang

3.1a . Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1

39

3.1b . Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2

39

4.1.

Khối lượng nguyên liệu thường sử dụng để chế biến của cơng ty

45

4.2.


Khối lượng phụ phẩm của Cơng ty

46

4.3.

Thành phần hóa học của hạt vải, vỏ dứa, lõi ngô ngọt và vỏ gấc

49

4.4.

Số lượng đàn vật nuôi của 3 xã Đông Hưng, Quý Sơn và Phượng Sơn

50

4.5.

Những hạn chế trong việc sử dụng phụ phẩm làm thức ăn chăn nuôi

51

4.6.

Đánh giá chất lượng vỏ gấc ủ chua

52

47a. Khối lượng gà qua các tuần tuổi của thí nghiệm lần 1


55

4.7b. Khối lượng gà qua các tuần tuổi của thí nghiệm lần 2

57

4.8a. Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của TN lần 1

59

4.8b. Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của TN lần 2

60

4.9a. Tốc độ sinh trưởng tương đối của TN lần 1

61

4.9b. Tốc độ sinh trưởng tương đối của TN lần 2

62

4.10a. Lượng thức ăn thu nhận của gà thí nghiệm lần 1

64

4.10b. Lượng thức ăn thu nhận của gà thí nghiệm lần 2

65


4.11a. Hiệu quả sử dụng thức ăn của gà thí nghiệm lần 1

66

4.11b. Hiệu quả sử dụng thức ăn của gà thí nghiệm lần 2

66

4.12a. Hiệu quả của việc sử dụng vỏ gấc nuôi gà TN lần 1

67

4.12b. Hiệu quả của việc sử dụng vỏ gấc nuôi gà TN 2

68

4.13. Kết quả mổ khảo sát gà thí nghiệm lần 2

69

4.14. Giá trị pH , tỷ lệ mất nước bảo quản, tỷ lệ mất nước chế biến và
độ dai của thịt gà

70

4.15. Màu sắc của thịt tại các thời điểm sau giết thịt

vi

71



DANH MỤC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ

Đồ thị 4.1: Khối lượng gà qua các tuần tuổi của thí nghiệm lần 1

56

Đồ thị 4.2: Khối lượng gà qua các tuần tuổi của TN 2

57

Biểu đồ 4.1: Sinh trưởng tuyệt đối của thí nghiệm lần 1

59

Biểu đồ 4.2: Sinh trưởng tuyệt đối của thí nghiệm lần 2

60

Đồ thị 4.3: Tốc độ sinh trưởng tương đối của TN lần 1

62

Đồ thị 4.4: Tốc độ sinh trưởng tương đối của TN lần 2

63

vii



1. MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Những năm gần đây, do chính sách đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà
nước với hàng loạt các biện pháp kích thích sản xuất, nền kinh tế của nước ta
ngày càng phát triển, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao. Nhu
cầu của người dân về lương thực, thực phẩm đã được đáp ứng đầy đủ về cả số
lượng và chất lượng. Những sản phẩm có chất lượng cao khơng thể thiếu
được trong cuộc sống hàng ngày. Để đáp ứng được nhu cầu ngày càng
tăng của xã hội về những sản phẩm này ngành chăn nuôi nước ta trong
những năm gần đây đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Theo Niên
giám thống kê (2006)[14] tổng đàn bò nước ta năm 2006 là 6.510.700
con, đàn trâu là 2.921.000 con, đàn lợn là 26.855.300 con và đàn gia cầm
là 214,6 triệu con. Với số lượng gia súc, gia cầm lớn như vậy vấn đề đặt
ra là phải cung cấp cho chúng một lượng thức ăn rất lớn. Tuy nhiên hơn
một năm trở lại đây ngành chăn ni nước ta gặp rất nhiều khó khăn,
nguyên liệu đầu vào tăng dẫn đến giá thành thức ăn chăn nuôi liên tục leo
thang, người dân đã hạn chế đầu tư vào chăn ni vì sợ bị lỗ.
Cơng ty cổ phần chế biến nông sản xuất khẩu Bắc Giang là một
Công ty chuyên sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm rau quả nhiệt đới đông
lạnh và rau quả đóng hộp như: Vải thiều, dứa, gấc, ngơ ngọt,... Mỗi năm
lượng sản phẩm đầu vào của Công ty lên tới hàng nghìn tấn. Tuy nhiên
bên cạnh đó thì hàng nghìn tấn phụ phẩm từ việc sản xuất cũng được thải
ra ngồi mơi trường như vỏ và hạt quả vải, vỏ dứa, bẹ lõi ngơ và một
lượng lớn nhất đó là vỏ gấc. Theo thông tin từ Công ty, vào mùa sản xuất
gấc mỗt ngày Cơng ty thải ra ngồi mơi trường khoảng 20 tấn vỏ gấc, vừa
gây ô nhiễm môi trường vừa gây lãng phí một lượng phụ phẩm lớn có thể

1



xử lý để làm thức ăn cho chăn nuôi gia súc, gia cầm. Xuất phát từ tình
hình trên chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Khảo sát nguồn phụ phẩm của Công ty cổ phần chế biến nông sản
xuất khẩu Bắc Giang và bước đầu nghiên cứu sử dụng vỏ gấc ủ chua nuôi
gà thả vườn.”
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn phụ phẩm của Công ty cổ phần chế
biến nông sản xuất khẩu Bắc Giang, đồng thời góp phần giảm thiểu ơ nhiễm
mơi trường do chất thải của Công ty gây ra.

2


2. TỒNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG PHỤ PHẨM GẤC LÀM THỨC
ĂN CHĂN NUÔI
Gấc được trồng ở Việt Nam, các tỉnh phía nam Trung Quốc, một số tỉnh
phía bắc nước Úc và ở nhiều nước Đơng Nam Á. Tên tiếng Anh là Baby
Jackfruit, Spiny Bitter Gourd, Sweet Guord hay Cochinchin Guord.
Tên khoa học của gấc là Momordica cochinchnensis (Lour) Spreng.
Gấc là cây sống lưu niên, thuộc họ bầu bí, leo rất cao nhờ tua cuốn mọc
từ nách lá. Gấc thường được trồng thành giàn, sống lâu năm (có thể sống 1520 năm), rễ mập, thân cứng, có cạnh khía, lá màu xanh lục sẫm to bằng bàn
tay và xòe kiểu chân vịt, mọc so le, bên cạnh cuống lá có mọc các tua cuốn
“tay leo” giống dây bí hay dây mướp. Hoa mọc ở nách lá, sắc trắng hình loa
kèn, đài sắc xanh, hoa đực và hoa cái mọc cùng trên một dây, cũng có khi có
cây chỉ có hoa đực hoặc chỉ có hoa cái. Hoa thường nở vào tháng 5 tháng 6
dương lịch có khi kéo dài đến tháng 9 mới hết. Cây gấc phát triển mạnh về
mùa mưa, đến mùa đông sau khi quả đã chín hết, lá rụng, những cây nhỏ cũng
khơ héo hết, đến giữa mùa xuân năm sau lại đâm chồi nảy lộc.

Trên thị trường thường phân biệt hai loại gấc, gấc nếp và gấc tẻ:
- Gấc nếp: trái to, nhiều hạt, gai to, ít gai, khi quả chín chuyển sang
màu đỏ cam rất đẹp. Bổ trái ra bên trong cùi (cơm) vàng tuơi, màng đỏ bao
bọc hạt có màu đỏ tươi rất đậm và dày thớ.
- Gấc tẻ: trái nhỏ hoặc trung bình, vỏ dày tương đối, ít hạt, gai nhọn,
trái chín bổ ra bên trong cùi có màu vàng nhạt, màng đỏ bao bọc hạt thường
có màu đỏ nhạt hoặc hồng không được đỏ tươi như gấc nếp. Quả gấc lúc cịn
non có màu xanh nhạt, quả hình bầu dục xung quanh có nhiều gai to nhọn.

3


Khi chín quả chuyển từ màu vàng gạch đến đỏ tươi hoặc đỏ thẫm. Khối lượng
quả phụ thuộc vào giống gấc (gấc nếp thường nhỏ hơn gấc tẻ), điều kiện
ngoại cảnh, chăm sóc và độ tuổi của cây, trung bình quả nặng từ 1,5 – 2,0 kg,
có khi quả nặng tới 3 kg. Bên trong lớp vỏ là lớp thịt màu vàng, lớp ruột có
màu đỏ. Hạt gấc dẹt, màu đen, vỏ cứng, xung quanh có nhiều lơng tù trơng
giống như con rùa vì thế mà người ta gọi là Mộc miết tử. Bao quanh mỗi hạt
gấc là một lớp màng màu đỏ đậm, đây là phần được dùng làm thực phẩm có
giá trị dinh dưỡng cao nhất trong quả gấc.
Gấc khơng chỉ là cây thực phẩm rất có giá trị dinh dưỡng mà còn là cây
dược liệu quý. Từ màng đỏ bao quanh hạt gấc người ta chiết ra được dầu gấc.
Dầu gấc có chứa lycopen (cao gấp 15,1 lần cà rốt, 68 lần cà chua), ngồi ra
cịn chứa β- caroten, vitamin E.
Quả gấc bắt đầu thu hoạch vào tháng 9, rộ vào tháng 11-12 và tới
cuối tháng 1 vẫn còn gấc xanh trên cây. Mỗi cây cho trung bình 30-60 quả
mỗi năm.
Quả gấc bổ đơi có các thành phần sau:
- Lớp vỏ có thịt màu vàng dày, mềm.
- Lớp trong là hạt và màng đỏ bao ngoài hạt, hạt gấc xếp thành 6

hàng, mỗi hàng có từ 6-10 hạt.
- Hạt gấc có vỏ cứng, nâu hay đen, có các mép răng cưa khơng đều.
Quy trình chế biến gấc:
Quả gấc được bổ đôi theo chiều ngang lấy được màng và hạt gấc, cho
ra phụ phẩm vỏ gấc. Màng và hạt được sấy sơ bộ rồi bóc màng ra khỏi hạt,
được màng gấc và phụ phẩm hạt gấc. Màng gấc được sấy sơ bộ lần nữa rồi
đưa vào ép cho ra sản phẩm dầu gấc và khô bã gấc.

4


Các loại phụ phẩm của quy trình chế biến:
- Vỏ gấc: Tỷ lệ vỏ/quả tương đối cao (65%) nhưng chưa được chế biến,
sử dụng làm thức ăn chăn nuôi gây lên sự lãng phí và ơ nhiễm mơi trường.
- Hạt gấc: Được sử dụng để trồng mới hoặc xuất khẩu sang Trung Quốc
- Khơ bã gấc: Đã có một số nghiên cứu sử dụng khô bã gấc làm thức ăn
chăn nuôi như:
Nguyễn Hồng Sơn (2007) [16] khi nghiên cứu về tác dụng của dầu gấc
và khô bã gấc đến một số chỉ tiêu chăn nuôi của gà mái đẻ và lợn nuôi thịt đã
chỉ ra rằng:
+ Về mặt dinh dưỡng, 1 kg khơ bã gấc có 105 g protein, 122 g chất béo
và một ít xơ (54 g). Hàm lượng dinh dưỡng của khô bã gấc tương đương với
ngô hạt vàng, tuy nhiên chất béo nhiều hơn ngô 2-3 lần. Đặc biệt trong khơ bã
gấc cịn khá nhiều β - caroten, lycopene và alpha-tocopherol (vitamin E), đặc
biệt là lycopene.
+ β - caroten và lycopene trong khơ bã gấc cịn là những chất nhuộm
mầu tự nhiên rẻ tiền và không độc. Thí nghiệm trộn 5 kg khơ bã gấc trong 100
kg thức ăn hỗn hợp đem nuôi gà mái đẻ H'mông trong 6 tuần đã thấy độ đậm
mầu lòng đỏ trứng đã đạt 11,53 điểm trong khi lô không bổ sung khô bã gấc,
thang mầu chỉ đạt 9,6. Các chỉ tiêu tỷ lệ đẻ, khối lượng trứng khơng chênh

lệch giữa thí nghiệm và đối chứng.
+ Thí nghiệm ni lợn thịt có khối lượng ban đầu là 28 kg bằng khô bã
gấc (lượng khô bã gấc chiếm 5% trong hỗn hợp thức ăn, thí nghiệm kéo dài
84 ngày) thấy rằng khơ bã gấc đã giúp lợn tăng trọng 711g/ngày, tỷ lệ tiêu tốn
thức ăn (kg thức ăn/kg tăng trọng) là 2,26; trong khi ở lô đối chứng các giá trị
này lần lượt là 697g/ngày và 2,36 kg; ngồi ra thịt lợn lơ thí nghiệm cũng thấy
chắc hơn, tươi mầu hơn so với lợn đối chứng.

5


Vũ Duy Giảng và CTV (2008) [6] khi bổ sung khô bã gấc vào thức ăn
cho vịt chuyên thịt T14 và vịt chuyên trứng Triết Giang đã đưa ra kết luận:
+ Với vịt T14: Tỷ lệ đẻ của vịt không thay đổi khi bổ sung khô bã gấc
vào thức ăn. Với mức thay thế 6% khô bã gấc vào khẩu phần thức ăn, tỷ lệ đẻ
đạt 90,37%, cao nhất trong 3 lơ thí nghiệm. Tiêu tốn thức ăn/10 trứng ở lơ thí
nghiệm thấp hơn lơ đối chứng. Đơn vị Haugh của trứng đạt cao nhất 94,24.
Màu lòng đỏ trứng khi bổ sung khô bã gấc vào thức ăn đạt 10,74 – 11,50 so
với 7,82 của lô đối chứng. Tỷ lệ phôi khi ấp nở đạt 97,44%
+ Với vịt chuyên trứng Triết Giang: Với mức thay thế 6% khô bã gấc
vào khẩu phần thức ăn, tỷ lệ đẻ đạt 76,24%. Tiêu tốn thức ăn/ 10 trứng là
2,01kg, thấp hơn so với lơ đối chứng (2,17). Màu lịng đỏ trứng khi bổ sung
khô bã gấc vào thức ăn đạt 12,18 – 12,80 so với 8,57 của lô đối chứng.
Như vậy, khô bã gấc hoàn toàn là một nguồn thức ăn tốt cho lợn thịt và
gia cầm đẻ trứng.
Do chứa các hoạt chất sinh học có nhiều chức năng trong phịng chữa
bệnh mà quả gấc ngày càng được chú ý nhiều hơn thông qua các cơng trình
nghiên cứu về quả gấc và bột hạt gấc. Tuy gấc là loại thực phẩm được dùng
phổ biến ở Việt Nam nhưng các cơng trình nghiên cứu về gấc còn rất khiêm
tốn, chủ yếu là ứng dụng trong y học.

Lượng β-caroten trong 100g thực phẩm ăn được từ quả gấc là 52520
µ g gấp hơn 14 lần lượng caroten trong cà rốt (5040 µ g/100g thực phẩm ăn

được) - một loại thực phẩm được coi là giàu caroten nhất, (Bảng thành phần
dinh dưỡng thực phẩm Việt Nam, 2000).
Đỗ Tất Lợi, Nguyễn Văn Đàn, Đinh Ngọc Lâm, Từ Giấy, Hà Huy Khôi,
Bùi Minh Đức, Vương Thúy Lệ và cộng sự (1997) [8] đã phối hợp nghiên cứu
phân tích β-caroten, lycopene và vitamin E và thấy rằng trong đầu gấc hàm

6


lượng của các chất này rất cao so với nhiều loại rau quả và hạt có dầu.
Từ những kết quả trên cho thấy gấc là nguồn thực phẩm thức ăn chức
năng quý, có giá trị sinh học cao. Tuy nhiên những giá trị của nó cịn chưa
được khai thác và sử dụng một cách hiệu quả nhất. Vì vậy việc nghiên cứu sử
dụng dầu và phụ phẩm của gấc cho người và cho gia súc, gia cầm là cần thiết.
Tất cả những dược phẩm, thực phẩm được đặc chế từ cây gấc trở nên
vô cùng quý giá với thế giới bởi tính an tồn và hiệu quả của nó. Quả cà chua
đã là một loại quả giàu lycopene, caroten, vitamin E là những chất chống oxy
hóa cực mạnh và cà chua đã được chế biến ra hàng chục sản phẩm để điều trị
bệnh cho người Mỹ và các nước phương Tây. Quả gấc còn chứa các chất trên
với hàm lượng cao hơn cà chua rất nhiều. Chính vì vậy gấc đang được các nhà
khoa học trên thế giới quan tâm đặc biệt.
2.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG PHỤ PHẨM DỨA LÀM
THỨC ĂN CHĂN NI
Cây dứa có nguồn gốc ở Nam Mỹ, Braxin, Paragoay. Dứa thuộc họ
Bromeliacea (lớp thứ đơn tử diệp), giống Ananas và hiện nay được chia thành
3 nhóm chính: nhóm dứa Cayen, nhóm dứa Queen và nhóm dứa Spanish. Ở
Việt Nam thường trồng phổ biến các giống dứa như dứa hoa Phú Thọ, dứa

hoa Na Hoa, dứa Cayen Chân Mộng, dứa Kiên Giang và dứa Bến Lức.
Trong một năm dứa có thể ra hoa nhiều vụ. Ở các tỉnh miền Bắc, ra hoa
vào tháng 2 – 3, thu hoạch quả vào tháng 6 – 7 gọi là dứa chính vụ. Nhóm dứa
Queen chín vào khoảng tháng 5 – 6, dứa Spanish chín vào tháng 6 – 7, cịn
dứa Cayen chín vào tháng 7 – 8. Như vậy cả ba nhóm này có thời gian thu
hoạch từ tháng 5 đến tháng 8.
Quy trình chế biến dứa: Có hai loại dây truyền chế biến dứa, đó là:
+ Dây truyền chế biến dứa đơng lạnh và đóng hộp: Dây truyền này cho

7


ra phụ phẩm gồm; chồi ngọn, vỏ, mắt và lõi dứa chiếm tỷ lệ/quả từ 35,5 –
64,5%. (Bùi Quang Tuấn, 2007) [18].
+ Dây truyền chế biến dứa cô đặc: Dây truyền này cho ra phụ phẩm
gồm; chồi ngọn, cuống và bã dứa, tỷ lệ bã dứa từ 35 – 40%. (Nguyễn Bá
Mùi, 2001) [9].
Về mặt dinh dưỡng quả dứa có thành phần dinh dưỡng rất cao. Trần
Thế Tục và Vũ Mạnh Hải (1996) [19] cho biết thành phần dinh dưỡng trong
quả dứa Cayen trồng ở Hawai có 11% đường tổng số (trong đó có đường
saccaroza chiếm 1/3, ngồi ra cịn có đường glucoza và fructoza), axit 0,6%.
Hàm lượng các loại vitamin như A-130 UI (Unit International), vitamin B10,08 mg, vitamin B2-0,02 mg, vitamin C-4,2 mg/100g. Các chất khoáng: Ca16 mg, P-11mg, Fe-0,3 mg, Cu-0,07 mg/100g. Protein-0,4g, lipit-0,2g,
carbohydrat-13,7g, nước-85,3g, xeluloza-0,4g/100g.
Ngoài ra trong quả dứa cịn có men bromelin giúp cho việc tiêu hoá
protein tốt hơn. Người ta đã chiết xuất và sản xuất bromelin dùng trong công
nghiệp thực phẩm, thuộc da…
Quả dứa dùng để ăn tươi và để chế biến các loại đồ hộp, làm rượu,
dấm, nước ép, nước cô đặc, bột dứa dùng cho giải khát…
Quả dứa sau khi chế biến, phụ phẩm của nó bao gồm: chồi ngọn của
quả dứa, vỏ cứng ngồi, những vụn nát trong q trình chế biến dứa, bã dứa

ép và toàn bộ lá cây dứa phá đi trồng mới. Hàng năm lượng phụ phẩm này ở
các nông trường dứa và các cơ sở chế biến thải ra hàng trăm ngàn tấn. Phụ
phẩm dứa hầu như chưa được sử dụng làm thức ăn gia súc. Ở các nông trường
trồng dứa, lá dứa bị bỏ khô trên đồi hoặc được vùi làm phân bón. Ở các nhà
máy chế biến hoa quả, phần lớn phụ phẩm dứa được đưa ra bãi rác gây ô
nhiễm môi trường.

8


Nguyễn Bá Mùi (2004) [12] đã nghiên cứu thay thế một phần cỏ xanh
trong khẩu phần bằng bã dứa ủ chua đến q trình sản xuất của bị thịt đã
mang lại hiệu quả rất cao:
+ Việc thay thế 30%, 40%, 60% cỏ voi của khẩu phần bằng bã dứa ủ
chua đã làm tăng lượng VCK thu nhận hàng ngày của bò từ 0,26 - 0,54 kg
VCK/con/ngày, làm giảm tiêu tốn VCK/kg tăng trọng từ 0,36 – 0,98 kg
VCK/kg tăng trọng.
+ Chi phí thức ăn cho 1kg tăng trọng của khẩu phần thay thế 30%,
40%, 60% và 70% cỏ voi bằng bã dứa ủ chua thấp hơn so với khẩu phần sử
dụng cỏ voi từ 678 – 1973 đồng.
Nguyễn Giang Phúc, Lê Văn Huyên, Vương Tuấn Thực (2006) [15] đã
nghiên cứu quy trình cơng nghệ lên men bã dứa làm thức ăn cho bò sữa. Kết
quả bò sữa được sử dụng thức ăn bã dứa lên men 11,43-13,1 kg/con/ngày thay
36,6 - 52% cỏ voi, 35,5% thức ăn tinh, 36,8% bã bia trong khẩu phần, năng
suất sữa cao hơn 12,25 - 14,6% so với đối chứng, giá thành thức ăn để sản
xuất 1 kg sữa thấp hơn 56 - 219 đồng/kg. Gia súc tiêu hóa tốt, khỏe mạnh.
Nguyễn Bá Mùi (2004) [13] khi nghiên cứu ảnh hưởng của việc thay
thế một phần năng lượng trong khẩu phần bằng bã dứa ủ chua đến khả năng
sản xuất của lợn nái nuôi con và ảnh hưởng của bã dứa ủ chua đến tỷ lệ mắc
bệnh tiêu chảy của lợn con sau cai sữa đã nhận thấy:

+ Thay thế 10%, 15% giá trị năng lượng trong khẩu phần bằng bã dứa ủ
chua không làm ảnh hưởng đến tỷ lệ hao hụt của lợn mẹ khi ni con.
+ Chi phí thức ăn cho 1kg lợn con cai sữa ở các khẩu phần thay thế bã
dứa thấp hơn từ 450 – 700 đồng so với khẩu phần không thay thế.
+ Tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy ở lợn con sau cai sữa (31- 60 ngày tuổi) ở các
khẩu phần bổ sung bã dứa thấp hơn từ 12,54 – 19,12% so với khẩu phần khơng
có bã dứa do giảm độ pH trong đường ruột đã ức chế các vi khuẩn gây thối.

9


Phụ phẩm dứa có hàm lượng đường dễ tan cao nên thuận lợi cho quá
trình lên men. Vì vậy việc nghiên cứu các công thức ủ chua phụ phẩm dứa,
xác định tỷ lệ thay thế thức ăn thơ xanh thích hợp trong khẩu phần trên cơ sở
tận dụng nguồn phụ phẩm dứa có sẵn sẽ có ý nghĩa quan trọng giúp cho
nghành chăn ni trâu bị phát triển ổn định.
2.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG PHỤ PHẨM NGƠ NGỌT
LÀM THỨC ĂN CHĂN NI
Trong mấy năm gần đây diện tích và sản lượng ngô ngọt liên tục tăng
nhất là các tỉnh như Vĩnh Phúc, Hà Tây, Thái Bình…Ngơ ngọt sau khi thu
mua về được bóc bỏ bẹ, bẻ núm, bỏ râu, sau đó đưa vào máy tách hạt loại bỏ
lõi ngô, xác định tỷ lệ các phần của bắp ngô (% so với bắp ngô) như sau: hạt
40%, bẹ 35%, lõi 25%.
Quy trình chế biến ngơ ngọt:
Ngơ ngọt được bẻ, thu mua và chế biến ngay trong cùng một ngày. Ngơ
ngọt sau khi thu mua về được bóc bỏ bẹ, bẻ núm, bỏ râu, sau đó đưa vào máy
tách hạt loại bỏ lõi ngô. Bùi Quang Tuấn (2007) [18] điều tra thực tế tại Công
ty cổ phần chế biến nông sản thực phẩm xuất khẩu Hải Dương cho biết, bẹ và
lõi ngô được các hộ chăn nuôi sử dụng làm thức ăn cho trâu, bị nhưng chưa
hề có một hình thức chế biến/dự trữ nào, do đó khối lượng sử dụng bị hạn

chế.
2.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG PHỤ PHẨM HẠT VẢI LÀM
THỨC ĂN CHĂN NUÔI
Vải thiều là cây trồng truyền thống của nước ta và một số nước trong
khu vực, là cây ăn quả lâu năm và thích hợp với khí hậu nhiệt đới. Cây vải
thiều đã xuất hiện tại Lục Ngạn được trên 100 năm, do một người ở Hải
Dương mang lên trồng, không ngờ lại rất hợp với thổ nhưỡng tại đây. Hiện
nay, nó đã trở thành cây trồng chủ lực của huyện Lục Ngạn và các vùng lân

10


cận. Mùa thu họach quả vào tháng 5-6, có thể bán tươi hoặc chế biến thành
vải đóng hộp. Khi chế biến vải thiều sẽ thải ra một lượng khá lớn hạt vải, có
thể chế biến, sử dụng làm thức ăn chăn nuôi.
Đỗ Viết Minh và CTV (2007) [10] đã nghiên cứu các biện pháp xử lý
hàm lượng tannin trong hạt nhãn, hạt vải và sử dụng hạt vải làm thức ăn cho
gia cầm. Hạn chế lớn nhất khi sử dụng hạt nhãn, hạt vải là hàm lượng tannin
cao, mặt khác gia súc dạ dày đơn, nhất là gia cầm rất mẫn cảm với hàm lượng
tannins, nhưng hai loại hạt này lại giàu tinh bột (40 – 60%). Bởi vậy, khi sử
dụng hạt nhãn, hạt vải làm thức ăn chăn nuôi cần nghiên cứu chế biến và xử
lý hàm lượng tannin và các chất kháng dinh dưỡng khác, tăng hiệu quả chăn
nuôi. Kết quả nghiên cứu cho thấy: sử dụng phương pháp lên men yếm khí tự
nhiên trong 4 tuần đã làm giảm hàm lượng tannin của hạt nhãn, hạt vải đáng
kể (từ 22,6 – 29,9%) so với phương pháp phơi và sấy khơ truyền thống. Có
thể sử dụng thay thế 25% bột ngô bằng bột hạt vải trong khẩu phần của gà thịt
Lương Phượng (4 – 12 tuần tuổi), không làm ảnh hưởng đến lượng thức ăn
thu nhận, tăng trọng và tiêu tốn thức ăn. Tuy nhiên khi thay thế 50% bột ngô
bằng bột hạt vải, tương ứng với 3,52g tannin đậm đặc/kg thức ăn đã làm giảm
lượng thức ăn thu nhận 9%, giảm tăng trọng 10% và tăng tiêu tốn thức ăn

10% của gà thịt Lương Phượng. Sử dụng bột hạt vải thay thế 25 – 50% bột
ngô trong khẩu phần không làm ảnh hưởng rõ rệt đến chất lượng thịt gà
Lương Phượng giết thịt lúc 12 tuần tuổi. Nhưng giá thành thức ăn cho 1 kg
tăng trọng giảm 5 – 7% giữa lơ thí nghiệm và lơ đối chứng.
Như vậy, hạt vải hồn tồn có thể dùng làm thức ăn cho vật nuôi nhưng
phải xử lý làm giảm hàm lượng tannin và thay thế khẩu phần ăn thích hợp.
2.5. Ủ CHUA THỨC ĂN
Việc ủ chua thức ăn cho phép người chăn ni có nguồn thức ăn thơ
ổn định quanh năm, khắc phục được tình trạng thiếu thức ăn thô trong thời

11


kỳ khô hạn kéo dài, trong mùa đông và khi bị úng ngập. Khi ủ chua thức ăn
được bảo quản lâu dài nhưng tổn thất rất ít chất dinh dưỡng. Việc ủ chua
cho phép tận thu nhiều nguồn phụ phẩm khác nhau sau khi thu hoạch chính
phẩm để làm thức ăn dự trữ cho gia súc. Điều này cho phép góp phần khai
thác bền vững các nguồn tài nguyên tại chỗ để phát triển chăn nuôi và bảo
vệ môi trường.
2.5.1. Nguyên lý ủ chua thức ăn
Thực chất của việc ủ chua thức ăn là xếp chặt thức ăn thô xanh vào hố,
bể, túi… kín khơng có khơng khí. Trong q trình ủ đó các vi khuẩn biến đổi
các đường dễ hoà tan như fructan, sacaroza, glucoza, fructoza, pentoza thành
axit lactic, axit axetic, và các axit hữu cơ khác. Chính các axit này làm hạ thấp
độ pH của môi trường thức ăn ủ chua xuống ở mức 3,8 - 4,5. Ở độ pH này
hầu hết các loại vi khuẩn và các enzim của thực vật đều bị ức chế. Do vậy
thức ăn ủ có thể bảo quản được trong một thời gian dài.
Khi ủ chua thức ăn một số quá trình sau đây sẽ xảy ra:
- Hơ hấp hiếu khí
Ngun nhân chủ yếu là do những tế bào thực vật còn sống nhờ oxy

của khơng khí vẫn tiếp tục hơ hấp và sản sinh ra năng lượng.
Hô hấp tế bào
Đường + O2

CO2 + H2O + Q
Nấm men, nấm mốc

Giai đoạn này kéo dài hay ngắn tùy thuộc vào sự có mặt của oxy trong
hố ủ. Thức ăn bị tổn thất về chất dinh dưỡng, chủ yếu là hydratcacbon, do q
trình hơ hấp này. Vì vậy khi ủ chua càng nén chặt (để loại bỏ khơng khí trong
hố ủ) thì càng tốt. Sản phẩm cuối cùng của quá trình này là CO2, H2O và
nhiệt. Nếu ủ đúng kỹ thuật giai đoạn này sẽ ngắn, nhiệt độ dưới 38oC. Nếu ủ

12



×