Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Báo cáo tổng hợp về kết quả kinh doanh và hoạt động quản trị tại Công ty cổ phần VLXD & xây lắp Hưng Yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.81 KB, 23 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp
MỤC LỤC
Trần Thị Kết 1 QTKDTH 12.07
Báo cáo thực tập tổng hợp
LỜI MỞ ĐẦU
Là thành viên chính thức thứ 150 của tổ chức Thương mại thế giới WTO vào
ngày 11/01/2007, Việt Nam đã chính thức đánh dấu sự hoà nhập của mình vào dòng
chảy chung của nền kinh tế thế giới. Đáp ứng yêu cầu hội nhập, các doanh nghiệp
Việt Nam đã và đang tiến hành tổ chức, thiết lập và củng cố vị thế của mình để đủ
sức bước vào sân chơi mang tính cạnh tranh toàn cầu.
Đi cùng với sự thay đổi của nền kinh tế thì nhu cầu của con người cũng ngày
một nâng lên, không chỉ nhu cầu về ăn ngon mặc đẹp mà phương tiện đi lại và nhà
ở cũng được nâng cao, các công trình xây dựng lớn nhỏ mọc lên ngày một nhiều, vì
vậy việc cung cấp VLXD & xây lắp trở nên thiết yếu.
Sau một thời gian thực tập tại Công ty, em đã thu nhận được nhiều kinh
nghiệm thực tế bổ ích, có được cái nhìn tổng quát về quá trình hình thành và phát
triển, về các lĩnh vực hoạt động & cơ cấu tổ chức của Công ty. Cùng với sự hướng
dẫn và chỉ bảo tận tình của giảng viên hướng dẫn T.S Đỗ Thị Đông, cùng toàn thể
các bác, cô (chú), anh (chị) tại Công ty cổ phần VLXD & xây lắp Hưng Yên, em
xin trình bày báo cáo tổng hợp về Công ty.
Nội dung báo cáo bao gồm 4 phần:
- Tổng quan về Công ty cổ phần VLXD & xây lắp Hưng Yên
- Đặc điểm kinh tế kĩ thuật chủ yếu của Công ty
- Kết quả hoạt động của Công ty trong những năm gần đây
- Nhận xét về kết quả kinh doanh và hoạt động quản trị của Công ty trong
những năm gần đây.
Do thời gian nghiên cứu còn nhiều hạn chế, khó tránh khỏi những thiếu sót,
vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý của cô cùng toàn thể các bác, cô (chú), và
các anh (chị) tại Công ty cổ phần VLXD & xây lắp Hưng Yên để bài báo cáo được
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!


Sinh viên
Trần Thị Kết
Trần Thị Kết 2 QTKDTH 12.07
Báo cáo thực tập tổng hợp
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VLXD VÀ XÂY
LẮP HƯNG YÊN
1.1. Giới thiệu về đơn vị thực tập
- Tên gọi: Công ty cổ phần vật liệu xây dựng và xây lắp Hưng Yên
- Trụ sở chính: Đường Chu Mạnh Chinh, Xã Bảo Khê, Thành phố Hưng Yên,
Tỉnh Hưng Yên
- Giám đốc: Nguyễn Văn Tống
- Hình thức: Công ty cổ phần
- Mã số thuế: 0900222728
- Điện thoại: 0321. 811 578
- Số giấy phép: 0503000037. Cấp ngày 8/3/2004
- Chính thức đi vào hoạt động: ngày 06/2/2005
- Chức năng:
+ Công ty chuyên sản xuất và kinh doanh các loại vật liệu xây dựng.
+ Thi công xây lắp công trình dân dụng công nghiệp, giao thông, thủy
lợi, hạ tầng kỹ thuật.
+ Kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa. Vận chuyển hàng hóa theo yêu
cầu của khác hàng đến đúng nơi ký kết trong hợp đồng và đảm bảo
thời gian cho phép.
+ Mua bán vật liệu xây dựng.
- Nhiệm vụ:
+ Xây dựng và thực hiện mục tiêu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất. Tìm kiếm thị trường mới,
khách hàng mới có nhu cầu về xây dựng mua bán nguyên vật liệu xây
dựng, vận chuyển đến tận nơi và xây lắp chọn gói.
+ Phân bổ và sử dụng hiệu quả vốn, tránh lãng phí nguồn nguyên liệu

sãn có, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp cũng như cho xã hội . Thực
hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ với Nhà nước, theo đúng mức thuế
hiện hành mà nhà nước đã quy định.
+ Thực hiện phân phối lao động, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần
cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp, giải quyết công ăn
việc làm cho công nhân trong và ngoài tỉnh.
Trần Thị Kết 3 QTKDTH 12.07
Báo cáo thực tập tổng hợp
1.2 Quá trình hình thành và phát triển
Những mốc son đánh dấu sự ra đời của Công ty cổ phần VLXD & xây lắp
Hưng Yên
- Ngày 10/10/2003 các cổ đông thống nhất thành lập Công ty cổ phần VLXD
& xây lắp Hưng Yên.
- Ngày 08/03/2004 Công ty chính thức được nhận giấy phép đăng ký kinh
doanh của Sở Kế Hoạch Đầu Tư tỉnh Hưng Yên cấp.
- Ngày 15/03/2004 Công ty tổ chức lễ ký hợp đồng mua bán máy móc thiết bị
với đối tác nước ngoài
- Ngày 18/03/2004 Công ty giải quyết mọi thắc mắc và đền bù đất cho dân.
- Ngày 10/06/2004 Chính thức bắt đầu khởi công xây dựng nhà máy.
- Ngày 06/02/2005 Nhà máy chính thức khánh thành và đi vào hoạt động.
Cùng ngày Công ty tiến hành sản xuất mẻ sản phẩm đầu tiên, đồng thời ký
các hợp đồng bán hàng với một số Công ty xây dựng tại Hưng Yên, đánh dấu
mốc son quan trọng trong việc sản phẩm thâm nhập vào thị trường.
- Tháng 6/2005 Doanh nghiệp đã bắt đầu tính có lãi trong sổ kế toán.
- Tháng 8/2005 Công ty bắt đầu mở rộng thêm lĩnh vực xây lắp đi theo công
trình để xây dựng và lắp đặt chọn gói cho họ gia đình và các chủ đầu tư công
trình lớn.
- Trải qua 8 năm hoạt động kinh doanh liên tục, Công ty luôn phát triển không
ngừng, đã giải quyết công ăn việc làm với thu nhập ổn định cho trên 650 lao
động tại địa phương.

- Trong quá trình hình thành và phát triển Công ty đã trả qua nhiều lần bầu
nhiệm và bãi nhiệm các vị trí trong tổ chức song công ty vẫn luôn đi đúng
hướng và thực hiện đúng mục tiêu xuyên suốt của mình ngay từ đầu đề ra đó
cũng là một sự thành công khởi đầu và làm tiền đề cho sự phát triển về sau
này.
- Hoạt động đến nay Công ty ngày càng lớn mạnh và là nguồn cung cấp
nguyên vật liệu chính trong địa bàn tỉnh Hưng Yên.
Trần Thị Kết 4 QTKDTH 12.07
Báo cáo thực tập tổng hợp
PHẦN 2: CÁC ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KĨ THUẬT CHỦ YẾU CỦA
CÔNG TY.
2.1 Sản phẩm và thị trường
2.1.1. Sản phẩm.
- Sản xuất gạch ngói từ đất sét nung với công nghệ lò tuynel.
- Thi công xây lắp công trình dân dụng công nghiệp, giao thông, thủy lợi, hạ
tầng kỹ thuật.
- Chuyển giao công nghệ sản xuất gạch ngói từ đát sét nung.
- Mua bán vật liệu xây dựng
- Gạch xây 2 lỗ, tiêu chuẩn kỹ thuật Việt Nam số 1450-98.
- Gạch lát nền, tiêu chuẩn 90-82.
- Gạch chống nóng các loại gồm: 3 lỗ, 4 lỗ & 6 lỗ với độ rỗng 4,5% theo tiêu
chuẩn Việt Nam
- Kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa.
- Sản xuất và kinh doanh các loại vật liệu xây dựng
2.1.2. Thị trường
Công ty cổ phần VLXD & xây lắp Hưng Yên có khách hàng nội địa là các tổ
chức có nhu cầu xây dựng công trình lớn như chung cư, nhà máy xí nghiệp, các cá
nhân mua vật liệu và xây lắp nhà ở có độ tuổi từ 35 – 70 với tất cả các mức lương
khác nhau, từ người dân đến công nhân viên chức có nhu cầu xây dựng nhà ở và các
công trình nhỏ, riêng đối với các nhà đầu tư có nhu cầu xây dựng và xây lắp xí

nghiệp thì thông thường độ tuổi từ 40 tuổi trở lên và có bằng cấp theo chuyên môn
riêng.
Do Công ty sản xuất gạch nên nguồn nguyên vật liệu sẵn có tại diện tích
trong Công ty là 85.300 m
2
, đất này hầu hết dùng vào việc sản xuất kinh doanh
không có đất hoang hóa.
Thị trường chính của Công ty là tại địa bàn tỉnh Hưng Yên sau khi mới đi
vào hoạt động sau đó được mở rộng ra những tỉnh thành lân cận như: Thái Bình,
Hải Dương, Bắc Ninh & Hà Nội… Vận chuyển chủ yếu theo đường bộ và đường
thủy.
Khi mới đi vào hoạt động Công ty đã gặp phải không ít khó khăn, do sự
biến động của giá cả hàng hoá, tư liệu, vật liệu, tiêu dùng. Sản phẩm mới sản xuất
Trần Thị Kết 5 QTKDTH 12.07
Báo cáo thực tập tổng hợp
nên chưa thâm nhập vào thị trường, đó chính và vật cản trên con đường đổi mới, để
tiếp cận với cơ chế thị trường, để khắc phục những khó khăn thử thách trên Công ty
đã triển khai mở rộng các điểm Đại lý bán hàng, lấy chữ tín làm trọng, luôn luôn
đảm bảo và ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm với giá thành hợp lý.
Năm 2006 Công ty đã mở rộng được 20 điểm Đại lý và ký được trên 45 hợp
đồng với các công trình xây dựng lớn tại TP Hưng Yên. Từ yếu tố đó nên sản phẩm
tiêu thụ của năm 2006 và năm 2007 đạt được những thành tích đáng kể, mỗi năm
thu hút thêm hàng trăm người lao động vào làm việc tại Công ty, góp phần không
nhỏ trong công tác giải quyết công ăn việc làm cho xã hội.
Sau 8 năm liền hoạt động liên tục Công ty đó mở rộng được vùng thị trường
của mình sang các tỉnh lân cận, ký kết hợp đồng với nhiều công trình lớn & mở
rộng thêm rất nhiều các đại lý lớn nhỏ tại các vùng thị trường đã chiếm lĩnh được.
Cụ thể Công ty đã mở rộng được trên 120 đại lý lớn nhỏ duy trì hoạt động và phát
triển các đại lý ngày một lớn mạnh hơn với mức lợi nhuận tăng cao hằng năm và đã
ký trên 90 công trình lớn tại địa bàn Hà Nội, & thành phố Hưng Yên trong năm

2012 vừa qua.
2.2. Cơ cấu tổ chức
2.2.1. Hội đồng quản trị:
Hội đồng quản trị do Đại hội đồng bầu ra, là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty.
Hội đồng quản trị có năm thành viên (có 1 chủ tịch, 1 phó chủ tịch do các thành
viên của Hội đồng quản trị bầu ra) & có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết
định các vấn đề đến lợi ích và quyền lợi của Công ty, dự kiến phân phối lợi nhuận
và chia lãi, lỗ cổ phần. Quyết định cơ cấu tổ chức bộ máy quy chế cán bộ công nhân
viên và quỹ lương của Công ty, bổ nhiệm, bãi miễn, giám sát hoạt động, giám đốc
điều hành, phó giám đốc, kế toán trưởng, kế toán các phòng ban, quản đốc. Nghe
báo cáo của giám đốc về tình hình hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh, nghe
và giải quyết các vấn đề của ban kiểm soát báo cáo.
Trần Thị Kết 6 QTKDTH 12.07
Báo cáo thực tập tổng hợp
Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty
Quan hệ trực tuyến
Quan hệ kiểm soát
PGĐ
Kỹ thuật
PGĐ
Kinh doanh
Phân xưởng 1
Phân xưởng 2
Phân xưởng 3
Bộ phận xây lắp
Bảo vệ
Gám đốc
Ban kiểm soát
Hội đồng quản trị
Giám đốc

Phòng kĩ thuật
Phòng kế toán tài chính
Phòng marketing
Phòng NC & PT
Phòng TC Hành chính
2.2.2. Ban kiểm soát:
Ban kiểm soát do đại hội cổ đông bầu ra và bãi miễn. Số lượng thành viên 3 người.
Trong đó 1 trưởng ban kiểm soát bầu cử, thành viên ban kiểm soát là cổ đông trong
Công ty. Nhiệm vụ ban kiểm soát là kiểm tra giám sát các hoạt động sản xuất kinh
doanh và tài chính của Công ty, giám sát HĐQT và giám đốc trong việc điều hành
điều lệ Công ty, nghị quyết đại hội cổ đông và pháp luật Nhà nước. Báo cáo trước
Trần Thị Kết 7 QTKDTH 12.07
Báo cáo thực tập tổng hợp
đại hội về công tác kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh, ưu khuyết điểm
trong quản lý điều hành của HĐQT thẩm tra báo cáo quyết toán năm tài chính của
Công ty.
2.2.3. Giám đốc:
Cũng là chủ tịch hội đồng quản trị của Công ty, là người điều hành mọi hoạt
động của Công ty, là người chịu trách nhiệm chung về kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của Công ty trước Nhà nước, cũng như chịu trách nhiệm về mọi mặt đời
sống của cán bộ công nhân viên của Công ty. Ngoài việc uỷ quyền cho các phó
giám đốc, giám đốc còn trực tiếp chỉ huy thông qua các trưởng phòng của các
phòng ban chức năng, quản đốc phân xưởng.
Giám đốc có nhiệm vụ trình hội đồng quản trị về kế hoạch sản xuất kinh
doanh, kế hoạch tài chính sử dụng vốn và huy động vốn; các báo cáo tài chính kết
quả kinh doanh hàng tháng, quý, năm - các quy chế tuyển dụng lao động, tiền
lương, tiền thưởng, các chế độ phúc lợi xã hội của người lao động và cổ đông, nội
quy quy chế quản lý điều hành.
2.2.4. Phó giám đốc kinh doanh:
Là người giúp việc cho giám đốc tham gia và tham mưu cho giám đốc trong

các công việc chung của Công ty, được giám đốc phân công phụ trách lĩnh vực
trong hoạt động kinh doanh của Công ty. Khi giám đốc đi vắng hoặc một lý do nào
đó có thể uỷ quyền cho một phó giám đốc thay mặt giám đốc giải quyết các vấn đề
thuộc thẩm quyền của giám đốc.
2.2.5. Phó giám đốc kỹ thuật:
Là người phụ trách việc lập và chỉ đạo thực hiện các kế hoạch sản xuất tại
phòng kỹ thuật, theo dõi đôn đốc các phân xưởng thực hiện kế hoạch sản xuất kinh
doanh, giúp giám đốc đề ra nhiệm vụ sản xuất cho từng phân xưởng, đồng thời theo
dõi các hợp đồng thực hiện sản xuất, quản lý kế hoạch, vật tư phương tiện vận tải
đáp ứng nhu cầu sản xuất của Công ty.
2.2.6. Phòng Tổ chức - Hành chính:
Làm công tác quản lý nhân sự như thuê tuyển, thuyên chuyển, bồi dưỡng, đào
tạo lao động, cán bộ công nhân viên giải quyết các chế độ chính sách đối với toàn
Trần Thị Kết 8 QTKDTH 12.07
Báo cáo thực tập tổng hợp
bộ cán bộ công nhân viên, thực hiện các công việc về hành chính quản trị của Công
ty.
2.2.7. Phòng kỹ thuật:
Giải quyết các vấn đề về kỹ thuật và công nghệ, ứng dụng những tiến bộ khoa
học kỹ thuật, cải tiến phương thức sản xuất sản phẩm, kiểm tra chất lượng sản phẩm
trước khi xuất xưởng, hàng năm có kế hoạch tổ chức việc sửa chữa, bảo dưỡng định
kỳ máy móc thiết bị nhằm đảm bảo tốt cho công tác kỹ thuật phục vụ sản xuất của
Công ty sao cho sản xuất được liên tục, hiệu quả và an toàn lao động.
2.2.8. Phòng kế toán tài chính:
Giải quyết các công việc về kế toán tài chính, thống kê, vốn, đảm bảo vốn
cho sản xuất kinh doanh, giám sát bằng tiền hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty, phân phối thu nhập và tổ chức đời sống của cán bộ công nhân viên, phân
tích hoạt động kinh doanh, lập dự án đầu tư.
2.2.9. Các phân xưởng sản xuất 1, 2, 3:
Có nhiệm vụ quản lý và tổ chức thi công theo yêu cầu và nhiệm vụ của giám

đốc giao, chỉ đạo sản xuất nhằm đảm bảo chất lượng, tiến độ, kỹ năng, mỹ thuật
theo đúng thiết kế, quản lý lao động an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. Trực
tiếp quản lý các đội là giám đốc Công ty đồng thời là nơi phát sinh các nghiệp vụ
kinh tế ban đầu như bảng chấm công… Làm cơ sở cho kế toán hạch toán chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm.
2.2.10. Phòng nghiên cứu và phát triển:
Nghiên cứu và đề ra phương hướng hoạt động trong thới gian tới theo các kế
hoạch ngắn hạn, dại hạn, và trung hạn đã đề ra.
2.2.11. Phòng marketing:
Các chiến lược marketing nhằm quảng cáo giới thiệu sản phẩm, các chính
sách giảm giá khuyễn mãi thu hút và nâng cao sản lượng tiêu thụ cho doanh nghiệp.
2.2.12. Phòng bảo vệ:
Giữ an ninh trật tự trong công ty, giám sát người và hàng hoá ra, vào công ty.
Tất cả các phòng trên đều có mối quan hệ mật thiết với nhau, hoạt động dưới sự chỉ
đạo của ban giám đốc.
Trần Thị Kết 9 QTKDTH 12.07
Báo cáo thực tập tổng hợp
2.3. Nguồn nhân lực
Bảng 2.1.Cơ cấu lao động theo trình độ tại Công ty:
stt
Trình
độ
Năm 2009
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
SL
(người)
TL
(%)
SL
(người)

TL
(%)
SL
(người)
TL
(%)
SL
(người)
TL
(%)
1

trở lên
34 9,8 38 8,9 55 11 80 12,3
2 TCCN
85 24,4
110 25,7 130 26,1 160 24,6
3 CN
229 62,9
280 65,4 313 62,9 410 63,1
Tổng
348 100
428 100 498 100 650 100
(Nguồn: Ban quản trị - Phòng quản trị nhân sự)
- Trình độ cao đẳng trở lên năm 2009 đến năm 2012 tăng 46 người tương ứng
với tỷ lệ 135,29 % .
- Trình độ TCCN năm 2012 so với 2009 tăng 75 người tương ứng với tỷ lệ
88,24 % .
- Trình độ công nhân bằng THPT & THCS chiếm tỷ lệ cao nhất qua tất cả 4
năm. Năm 2012 so với 2009 tăng 181 công nhân tương ứng với tỷ lệ 79,04 %

Nhìn chung cơ cấu lao động theo trình độ của Công ty trong 4 năm qua tăng đều ổn
định công nhân luôn chiếm trên 60%.
Bảng 2.2.Cơ cấu lao động theo độ tuổi lao động:
stt Độ tuổi
Năm 2009
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
SL
(người)
TL
(%)
SL
(người)
TL
(%)
SL
(người)
TL
(%)
SL
(người)
TL
(%)
1 Dưới 25
110 31,6
113 25,8 161 30,4 210 32,3
2 25 - 45
196 56,3
260 59,4 290 54,8 360 55,4
3 Trên 45
42 12,1

65 14,8 78 14,8 80 12,3
Tổng
348 100
438 100 529 100 650 100
(Nguồn: Ban quản trị - Phòng quản trị nhân sự)
Nhận xét:
Trần Thị Kết 10 QTKDTH 12.07
Báo cáo thực tập tổng hợp
- Độ tuổi từ 25 đến 45 luôn chiếm trên 50%, nhiều nhất là năm 2010 chiếm
59,4% đến năm 2011 giảm còn 54,8% thấp nhất trong 4 năm trở lại đây.
- Độ tuổi trên 45 luôn dưới 15%, thấp nhất là năm 2009 chỉ chiếm 12,1% và
cao nhất là năm 2010, 2011 đều chiếm 14,8%.
- Dưới 25 tuổi năm 2010 là thấp nhất 25,8%, năm 2012 tăn lên tới 32,3%.
2.4. Công nghệ / quá trình sản xuất
Kỹ thuật sản xuất được thể hiện qua 4 công đoạn sau:
a) Công đoạn 1: Thiết bị tạo hình lựa chọn dây chuyền thiết bị đùn ép chân
không công suất 10m
2
/h do các cơ sở trong nước chế tạo có các công dụng tính
năng sau:
-Cấp liệu thùng: Được đặt ở vị trí đầu tiên của dây chuyền chế biến đất trong
công nghệ. Nó có tác dụng điều hoà, định hướng việc cấp liệu cho các máy tiếp theo
-Máy cán trục: Dùng để nghiền cán đất sét làm tăng độ mịn, độ dẻo, độ đồng
đều của nguyên liệu.
-Máy nhào lọc sỏi: Dùng băm nhỏ, đánh tơi đất, nhào trộn đồng đều phối
liệu, ép chặt phối liệu đã được gia luyện tạo cho nó có hình dáng nhất định. Đồng
thời có bộ phận hút chân không để tách không khí làm tăng cường độ đặc chắc của
phối liệu.
-Máy cắt tự động (kiểu Pháp) dùng để cắt gạch mộc theo kích thước yêu cầu.
b) Công đoạn 2: Tải gạch ra sân cáng nhựa để phơi, sau đó đưa vào lò sấy.

c) Công đoạn 3: Chuyển gạch đến lò nung tuynel.
d) Công đoạn 4: Ra lò và kiểm tra chất lượng. Đây cũng là công đoạn cuối
cùng của quy trình công nghệ đòi hỏi cán bộ kỹ thuật phải đánh giá đúng chất lượng
sản phẩm của từng loại.
Quy trình công nghệ được thể hiện qua sơ đồ sau:
Trần Thị Kết 11 QTKDTH 12.07
Báo cáo thực tập tổng hợp
Nước Đất sét Than
Ngâm ủ Kho chứa đất Kho chứa
W = 80 -90%
Cấp liệu thùng Nghiền búa
Cán trục

Bổ sung Nhào lọc sỏi
Đùn ép liên hợp chân không
Cắt tự động
Băng tải ra gạch
Sân cáng nhựa
Lò sấy tuynel Nghiền búa
Ra lò
Hình2.2 .Sơ đồ công nghệ của Công ty
2.5. Đặc điểm về vốn
Bảng 2.3.Vốn đầu tư của Công ty
Chỉ tiêu Số tiền
Tổng số vốn của Công ty 33.000.000.000
Nhà xưởng 9.900m
2
Lò nung gạch men 2 chiếc công suất 18.000 viên/lượt
Trần Thị Kết 12 QTKDTH 12.07
(Nguồn: Ban quản trị - phòng quản trị nhân sự)

Báo cáo thực tập tổng hợp
Lò nung gạch 4 chiếc công suất 136.800 viên/lượt
Máy đùn ép 4 chiếc công suất 6.400 viên/giờ
Máy động lực 3 chiếc, công suất 70KV
Trạm biến thế một trạm công suất 750KVA
Đường dây cao thế 10KV 1.800m
2
Đường dây hạ thế cho sản xuất, sinh hoạt 2.400m
2
Nhà văn phòng 630m
2
Nhà tập thể 1100m
2
Kho 3.850m
2
Công ty có số vốn ban đầu la 33 tỷ, tương đối cao đối với thời kỳ khó khăn
như hiện nay, diện tích đất rộng và thoáng đãng phù hợp sản xuất kinh doanh, Công
suất một lo nung gạch men là 18.000 viên / lượt giúp doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh hiệu quả.
Bảng 2.4.Vốn Công ty
Chỉ tiêu Số tiền
I. Tổng số vốn của Công ty 35.400.000.000
1. Vốn thiết bị 10.000.000.000
2. Vốn xây lắp 14.400.000.000
3. Vốn góp 11.000.000.000
II. Theo nguồn hình thành 35.400.000.000
1. Vốn vay ngắn hạn 5.500.000.000
2. Vốn vay trung hạn 16.000.000.000
3. Vốn khác 2.900.000.000
4. Vốn góp 11.000.000.000

Tỷ lệ vốn góp đạt đủ năng lực để đi và hoạt động sản xuất kinh daonh với tỷ
lệ vốn góp đạt 31,1% trong tổng số vốn của doanh nghiệp đang sở hữu, vốn đi vay
là 60,73% trong tổng vốn còn lại là vốn khác của doanh nghiệp.
Công ty cổ phần VLXD & xây lắp Hưng Yên thuộc sở hữu của các cổ đông,
có tư cách pháp nhân và con dấu riêng, hạch toán kinh tế độc lập, có tài khoản bằng
tiền Việt Nam tại ngân hàng TMCP Công Thương
2.6. Các hoạt động quản trị
- Quản trị sản xuất – chất lượng: Công ty tập trung sản xuất tại một nhà
xưởng tại trung tâm, sản phẩm sản xuất chính là gạch xây dựng, gạch nát nền các
Trần Thị Kết 13 QTKDTH 12.07
Báo cáo thực tập tổng hợp
loại. Hiện nay đơn vị quản lý 85.300m
2
đất, đất này hầu hết dùng vào việc sản xuất
không có đất hoang hoá
- Quản trị tài chính: Công ty hoạt động bằng chính vốn của mình để đổi mới
các thiết bị nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng lợi nhuận đó là một hướng đi đúng
đắn của Công ty. Nhân tố quyết định sự sống còn của Công ty là đất và tình hình lao
động của cán bộ công nhân viên.
- Quản trị nhân lực: Thực trạng quản lý lao động trong Công ty tốt, gồm 165
CBCNV trình độ từ Cao đẳng trở lên quản lý những công nhân có trình độ thấp
hơn. Mọi người đều chấp hành nội quy nghiêm chỉnh, tình hình công tác trả lương
cho người lao động được đảm bảo, vào cuối mỗi tháng kế toán hạch toán trả cho
công nhân, Công ty trả tiền đúng thời hạn bằng hình thức chuyển tiền qua ngân
hàng. Chế độ thưởng phạt rõ ràng đảm bảo quyền lợi cho người lao động, khuyến
khích người lao động làm việc hăng say.
- Quản trị marketing: Vị trí giáp đường lớn cho nên thuận lợi cho việc vận
chuyển & phân phối hàng hóa, cũng như các chính sách marketing khác (chính sách
xúc tiến tiêu thụ, chính sách sản phẩm …)
- Mặc dù đang bị cuốn hút trong một chu kỳ sản xuất náo nhiệt nhưng Công

ty vẫn không quên việc đảm bảo an toàn và vệ sinh công nghiệp. Để đảm bảo an
toàn lao động và vệ sinh công nghiệp trong các phân xưởng, các thiết bị công nghệ
được đặt trong nhà bao che, ở những khu phát sinh bụi được trang bị lắp đặt với yêu
cầu an toàn cao, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường.
Trần Thị Kết 14 QTKDTH 12.07
Báo cáo thực tập tổng hợp
PHẦN 3: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
VLXD & XÂY LẮP HƯNG YÊN
3.1. Kết quả kinh doanh
Nhận xét (bảng 3.1):
- Các chỉ tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp năm 2009 đến 2012 tăng. Cụ
thể lợi nhuận sau thuế tăng 810 trđ tương ứng với tỷ lệ 20,51%. Trong đó năm 2012
so với năm 2011 tăng 400 trđ tương ứng với tỷ lệ 9,17%, năm 2011 so với năm
2010 tăng 220 trđ tương ứng với tỷ lệ 5,31%, năm 2010 so với năm 2009 tăng
190trđ tương ứng với tỷ lệ 4,81 %. Chỉ tiêu lợi nhuận hàng năm tăng được như vậy
là do:
- Doanh thu bàn hàng và cung cấp dịch vụ tăng: Năm 2012 so với năm
2009 tăng đáng kể 6.700 trđ tương ứng 9,2%, năm 2010 so với 2009 tăng 1.720 trđ
tương ứng với tỷ lệ 2,36%, năm 2011 so với năm 2010 tăng 2.280 trđ tương ứng với
tỷ lệ tăng là 3,06%, năm 2012 so với năm 2011 tăng 2.700trđ tương ứng với tỷ lệ
tăng là 3,52%, đây cũng là dấu hiệu tích cực trong quá trình tiêu thụ sản phẩm.
Doanh thu tăng thể hiện nỗ lực của doanh nghiệp trong quá trình tiêu thụ sản phẩm,
gia tăng được số lượng bán ra ngoài ra còn chứng tỏ doanh nghiệp nâng cao được
chất lượng sản phẩm tạo điều kiện tăng giá bán giúp doanh nghiệp tăng thêm doanh
thu
- Doanh thu từ hoạt động tài chính tăng: Năm 2012 so với năm 2009
tăng 190trđ tương ứng 14,07%, năm 2010 so với 2009 tăng 150 trđ tương ứng với tỷ
lệ 11,11%, năm 2011 so với năm 2010 tăng 30 trđ tương ứng với tỷ lệ tăng là 2%,
năm 2012 so với năm 2011 tăng 10trđ tương ứng với tỷ lệ tăng là 0,65%, đây cũng
là dấu hiệu tích cực trong quá trình tiêu thụ sản phẩm. Doanh thu hoạt động tài

chính tăng do doanh nghiệp đã tham gia tích cực vào các hoạt động tài chính nhằm
tìm kiếm thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp
- Doanh thu khác cũng tăng 420trđ tương ứng với tỷ lệ 28% từ năm
2009 đến năm 2012, trong đó tăng nhiều nhất là năm 2011 đến năm 2012 tăng
275trđ tương ứng với tỷ lệ 16,72%, và tăng ít nhất là nawm2010 đến năm 2011 tăng
45trđ tương ứng với tỷ lệ 2,8% song vẫn đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Trần Thị Kết 15 QTKDTH 12.07
Báo cáo thực tập tổng hợp
Bảng 3.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Đơn vị tính:triệu đồng
CHỈ TIÊU

số
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
1 2 3 4 5 6
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ
01 72.800 74.520 76.800 79.500
2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02 1810 2.050 3.010 3.550
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung
cấp dịch vụ (10 = 01 - 02)
10 70.990 72.470 73.790 75.950
4. Giá vốn hàng bán 11 62.400 63.800 64.200 65.700

5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung
cấp dịch vụ (20 = 10 - 11)
20 8.590 8.670 9.590 10.250
6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 1.350 1.500 1.530 1.540
7. Chi phí tài chính 22 1.230 1.390 1.480 1.520
8. Chi phí bán hàng 24 2.700 2.650 2.830 2.910
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 2.580 2.800 3.090 3.120
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh
{30 = 20 + (21 - 22) - (24 + 25)}
30 3.430 3.530 3.720 4.040
11. Thu nhập khác 31 1.500 1600 1645 1920
12. Chi phí khác 32 980 990 1005 1200
13. Lợi nhuận khác
(40 = 31 - 32)
40 520 610 640 720
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
(50 = 30 + 40)
50 3.950 4.140 4.360 4.760
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 987,5 1.035 1.090 1.190
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52 - - -
17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh
nghiệp
(60 = 50 - 51 - 52)
60 2.962,5 3.105 3.270 3.570
18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (%) 70 18.85 20,89 24,58 27,23
(Nguồn:Đỗ Thị Nhã - kết toán trưởng- phòng kế toán Công ty)
Hộp 3.1: Biểu đồ tỷ lệ doanh thu và lợi nhuận của Công ty
Trần Thị Kết 16 QTKDTH 12.07
Báo cáo thực tập tổng hợp

(Trích bảng báo cáo kết quả kinh doanh)
- Tuy nhiên các khoản giảm trừ doanh thu cũng tăng theo: Năm 2012 so
với năm 2009 tăng 1.740trđ tương ứng với tỷ lệ 96,67%, nguyên nhân do vẫn còn
một số sản phẩm hàng hoá chưa đáp ứng được nhu cầu thị yếu của khách hàng vì
vậy cần phải tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm cải tiến mẫu mã tạo điều kiện
tăng cao doanh thu.
- Giá vốn hàng bán từ năm 2009 đến năm 2012 tăng 3.300 trđ tương
ứng với tỷ lệ 5,29%, năm 2012 so với 2011 tăng 1500trđ tương ứng với tỷ lệ 2,34%,
năm 2011 so với 2010 tăng 400trđ tương ứng với tỷ lệ tăng là 0,63%, năm 2010 so
với năm 2009 tăng 1.400trđ tương ứng với tỷ lệ tăng là 2,24%. Vậy ta thấy năm
2009- 2012 tốc độ tăng doanh thu đều lớn hơn tốc độ tăng của giá vốn hàng bán cho
thấy sự cố găng của doanh nghiệp trong việc tiết kiệm chi phí, giảm giá thành và
đẩy mạnh tiêu thụ.
- Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp hằng năm đều tăng
dần do số lượng công nhân tăng lên cần tăng thêm đội ngũ quản lý các công nhân
mới đến và quy mô doanh nghiệp mở rộng các đại lý phân phối cũng tăng theo. Cụ
thể năm 2012 so với năm 2009 chi phí bán hàng tăng 210 trđ tương ứng với tỷ lệ
7,78 %, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 540trđ tương ứng tỷ lệ 20,93%.
Nhìn chung cả 3 lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh đều có lãi.
Trong năm doanh nghiệp đã đẩy mạnh được hàng hoá bán ra để tăng doanh thu
thuần, doanh nghiệp đang mở rộng quy mô sản xuất , cần xem xét các yếu tố về thị
trường để tránh gặp rủi ro.
3.2. Phương hướng hoạt động của Công ty trong những năm tới
Từ khi thành lập Công ty đã gặp phải không ít khó khăn, do sự biến động
của hàng hoá, tư liệu, vật liệu, tiêu dùng và đặc biệt là tình trạng giá cả leo thang
như hiện nay. Đó chính và vật cản trên con đường đổi mới, để tiếp cận với cơ chế
thị trường. Để khắc phục những khó khăn thử thách trên Công ty cần triển khai mở
rộng các điểm Đại lý bán hàng, mục tiêu hết năm nay là tăng thêm 6 đại lý và doanh
thu phải đạt lên 83.000.000.000 đồng .
Trần Thị Kết 17 QTKDTH 12.07

Báo cáo thực tập tổng hợp
Trong tháng 3/2013 Công ty cử 5 cán bộ đi đào tạo tại nước Nhật Bản để sử
dụng công nghệ mới tại công ty và đào tại đội ngũ lao đông mới trẻ tuổi, nhằm nâng
cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp, hiệu quả sản xuất kinh doanh tăng cường nội
lực, giảm sự lệ thuộc vào bên ngoài, lành mạnh hoá tiến tới tự chủ về mặt tài chính.
Công ty nâng cao trình độ tay nghề cho đội ngũ cán bộ quản lý trẻ tuổi, nâng cao
tay nghề cho công nhân, chuyên môn hoá các hoạt động để tạo dựng một thể hệ trẻ
tiến bộ hơn, dần trẻ hoá đội ngũ lao động nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh.
Công ty sửa chữa lại các đại lý phân phối tại thị trường thành phố Hưng Yên,
đó là khu vực có sức tiêu thụ cao, không những mở rộng thị trường sang các tỉnh
lân cậm mà cần khai thác thị trường trong cả miền bắc là mục tiêu lâu bền, mở rộng
các đại lý phân phối ngày càng quy mô hơn, tăng cường công tác tiếp thi, tìm kiếm
khai thác thị trường, tranh thủ tận dụng những thời cơ thuận lợi, vượt qua những
khó khăn thách thức, vững bước trên con đường phát triển của mình, đóng góp vào
công cuộc đổi mới đất nước.
Công ty sẽ có đợt tăng lương tháng tới thích hợp để đời sống của công nhân
được cải thiện hơn giúp người lao động chuyên tâm với công việc đạt hiệu quả
trong kinh doanh cũng như đạt được các mục tiêu đã đề ra.
PHẦN 4: NHẬN XÉT VỀ KẾT QUẢ KINH DOANH VÀ HOẠT
ĐỘNG QUẢN TRỊ CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM
GẦN ĐÂY.
4.1. Những kết quả đạt được
- Những năm qua sản xuất kinh doanh của Công ty có mức tăng trưởng
tốt tạo uy tín ngày càng cao đối với khách hàng thể hiện bằng sức tăng cao của
lượng đơn đặt hàng (năm 2012 ký kết tới 120 hợp đồng công trình lớn). Số khách
hàng tin tưởng vào công ty tăng lên do doanh nghiệp tạo dựng được lòng tin và uy
tín với khách hàng.
- Hiện nay Công ty đã tạo lập được cơ sở sản xuất, trang bị những dây
chuyền sản xuất công nghệ hiện đại với công suất lớn nên sản phẩm làm ra có chất

lượng cao.Với những nỗ lực to lớn trong việc đổi mới và phát triển sản xuất, nâng
Trần Thị Kết 18 QTKDTH 12.07
Báo cáo thực tập tổng hợp
cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm đã đưa Công ty từ một doanh nghiệp
có cơ sở sản xuất quy mô nhỏ, chuyên sản xuất phục vụ thị trường nhỏ hẹp trong
một vài tỉnh trở thành doanh nghiệp có quy mô lớn hơn với đội ngũ lao động đông
đảo tạo công ăn việc làm ổn định hơn cho 650 lao động ,với các đại lý phân phối
rộng khắp.
- Những thành tựu đã đạt được của Công ty trong những năm qua thể
hiện ở quy mô sản xuất không ngừng mở rộng, doanh thu 2012 đạt 79.500.000.000
đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 3570.000.000 đồng, nghĩa vụ với nhà nước đều tăng
lên qua các năm, đến năm 2012 là 1.190.000.000đ, ngày càng nâng cao mức thu
nhập cho người lao động, cải thiện đời sống vật chất của người lao động. Để đạt
được những thành tựu trên bằng những nỗ lực của bản thân ngoài ra còn có những
thuận lợi đáng kể của các chính sách vĩ mô, thuận lợi của chính doanh nghiệp tạo ra
đó là:
+ Công ty đã tạo dựng được một cơ cấu tổ chức quản lý hiệu quả, phù hợp
với quy mô sản xuất. Điều này được thể hiện ở cơ cấu các phòng ban chức năng của
Công ty. Các phòng ban hoạt động một cách độc lập về công việc nhưng lại liên hệ
rất chặt chẽ với nhau về nghiệp vụ cũng như sự phối hợp về vận động. sự chặt chẽ
trong công tác quản lý ,tình trạng công nhân đi muộn về sớm đã khắc phục được
phần lớn và đạt hiệu quả cao.
+ Công ty luôn cử các cán bộ đi học, đào tạo tại chỗ nhằm nâng cao trình độ
nghiệp vụ, có tầm nhìn chiến lược về con người. Hiệu quả kinh doanh tăng lên qua
các năm đã chứng minh chiến lược của Công ty là hợp lý.
4.2. Những hạn chế và nguyên nhân
Ngoài những thành tựu trên, Công ty còn tồn đọng những hạn chế sau:
- Chất lượng sản phẩm chưa cao, tỷ lệ sản phẩm hỏng chiếm khoảng 4-6%,
đây là một tỷ lệ khá cao đối với các doanh nghiệp sản xuất. Nguyên nhân chính là
do sự vô trách nhiệm của người lao động, chỉ sản xuất một cách máy móc, gặp sự

cố không chịu suy nghĩ tìm cách khắc phục, chỉ biết ngồi chờ người có trách nhiệm
đến giải quyết.
Trần Thị Kết 19 QTKDTH 12.07
Báo cáo thực tập tổng hợp
- Công ty có khá nhiều thợ giỏi nhưng trình độ lao động nói chung còn thấp.
Năng suất lao động chưa cao cũng là do người lao động chưa có ý thức lao động,
không gắn sự sống còn của công ty với cuộc sống của mình.
Ngoài ra tình trạng khó giải quyết trong Công ty hiện nay: vấn đề về vốn
kinh doanh, đội ngũ lao động đồng thời Công ty không khai thác được thế mạnh
của mình như việc mở rộng các mối quan hệ kinh doanh (liên kết kinh tế), nâng cao
uy tín
- Công ty lệ thuộc trên 50% vốn vay, mức độ tự chủ vốn chưa cao tạo ra
những khó khăn cho hoạt động sản xuất nói chung và công tác nâng cao hiệu quả
kinh doanh của Công ty.
- Qua thực tế nghiên cứu ở Công ty ta thấy một số tồn tại cơ bản nói trên,
đây chính là những nguyên nhân làm giảm hiệu quả kinh doanh của Công ty, nếu
khắc phục được những tồn tại này sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao hiệu
quả kinh doanh của Công ty. Vì vậy, nhìn ra lỗi sai và đề ra phương hướng giải
quyết đúng đắn sẽ góp phần không nhỏ vào công cuộc cải tiến và phát triển doanh
nghiệp ngày một vững mạnh hơn.
KẾT LUẬN
Trong công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục
tiêu dân giầu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh, các doanh nghiệp
cần phải luôn luôn đổi mới phát huy những thế mạnh của Công ty và hạn chế những
yếu kém để theo kịp thị trường và lớn mạnh. Thông qua nghiên cứu thực tế tại Công
ty cổ phần VLXD & xây lắp Hưng Yên cho thấy để tồn tại và phát triển được trong
thời kỳ khó khăn của đất nước và thế giới khủng hoảng tài chính nặng lề thì các
Công ty không những phải đổi mới, nâng cao công nghệ liên tục mà còn phải không
ngừng học tập đào tạo các cán bộ công nhân viên trong Công ty nâng cao trình độ
tay nghề hiền tại để hướng tới mục tiêu cao hơn của mỗi thành viên, mục tiêu lớn

của Công ty, và cả mục tiêu chung của xã hội.
Một lần nữa em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành của mình tới giảng
viên hướng dẫn T.S Đỗ Thị Đông, cùng toàn thể ban lãnh đạo cùng các bác,
Trần Thị Kết 20 QTKDTH 12.07
Báo cáo thực tập tổng hợp
cô (chú), anh (chị) tại Công ty cổ phần VLXD & xây lắp Hưng Yên đã giúp
đỡ, chỉ bảo em trong thời gian qua.
Trần Thị Kết 21 QTKDTH 12.07
Báo cáo thực tập tổng hợp
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần VLXD & xây lắp Hưng
Yên
Công bố ngày 31/12/2009, ngày 31/12/2011, ngày 31/12/2010, ngày 31/12/ 2009
2. Giáo trình quản trị sản xuất và tác nghiệp
TS. Trương Đoàn Thể, Khoa QTKDCN & XD - Bộ môn kinh tế công nghiệp
- Đại học KTQD - NXB Thống kê - Hà Nội 2002
3. Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh
- ĐHKTQD - NXB Thống kê - Hà Nội - 2001
4. Thời báo tài chính số 5/99
5. Báo cáo phòng nhân sự, cô Nguyễn Thị Ngọc công bố ngày 31/12/2009,
ngày 31/12/2011, ngày 31/12/2010, ngày 31/12/ 2009 và các tài liệu khác có
liên quan trong công ty cổ phần VLXD & xây lắp Hưng Yên.
Trần Thị Kết 22 QTKDTH 12.07
Báo cáo thực tập tổng hợp
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN













(Kí tên)
Trần Thị Kết 23 QTKDTH 12.07

×