Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

báo cáo phân tích mo hình pest ảnh hưởng đến hoạt động cho vay sinh viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.07 KB, 5 trang )

NGÂN HÀNG THÔNG VIỆT NAM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do –Hạnh phúc

Hà Nội, ngày tháng năm 2014
BÁO CÁO
PHÂN TÍCH MÔ HÌNH PEST ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG
CHO VAY SINH VIÊN
Kính gửi: Hội đồng quản trị và Ban giám đốc Ngân hàng Thông Việt Nam
I.Mục tiêu báo cáo:
Hiện nay, dịch vụ hỗ trợ cho vay sinh viên còn nhiều hạn chế, mới chỉ được Ngân
hàng chính sách thực hiện dựa trên nguồn hỗ trợ từ Ngân sách Nhà nước. Dịch vụ này
của Ngân hàng chính sách được áp dụng cho tất cả các đối tượng là sinh viên với nhiều
ưu đãi như lãi suất thấp 0.65%/tháng, giải vốn đều đặn hàng năm,… Tuy nhiên mức vốn
cho vay là hạn chế đối với từng sinh viên, bên cạnh đó việc cho vay này được thực hiện
thông qua hội phụ nữ dẫn đến việc chậm giải ngân.
Nắm bắt được tình hình trên cùng với mong muốn giúp các bạn sinh viên tiếp cận
nguồn vốn nhanh và thuận tiện hơn, chúng tôi đã thực hiện một số phân tích để đánh giá
khả năng phát triển dịch vụ cho vay sinh viên ở các ngân hàng thương mại. Trong khuân
khổ bản báo cáo này, chúng tôi dựa theo mô hình PEST để phân tích.
II. Nội dung báo cáo
1. Thể chế, pháp luật (Political)
- Chính trị: Việt Nam được đánh giá là quốc gia có nền chính trị ổn định so với nhiều
quốc gia trên thế giới. Đây là một điểm ưu thế cho các doanh nghiệp hoạt động trong tất
cả các lĩnh vực của xã hội, để các doanh nghiệp an tâm làm ăn và phát triển trong đó có
cả ngành ngân hàng. Việc này còn thúc đẩy các công ty nước ngoài tìm đến Việt Nam
như một điểm đến lý tưởng để đầu tư. Đảng Cộng sản Việt Nam có vai trò lãnh đạo và vị
trí cầm quyền duy nhất. Hệ thống chính trị ở Việt Nam là thể chế nhất nguyên chính trị,
không tồn tại các đảng chính trị đối lập.
Việt Nam có sự tự do ngôn luận, báo chí và luật pháp. Các phương tiện truyền thông


chính là cầu nối để doanh nghiệp đến với người tiêu dùng dễ dàng hơn.Báo chí vừa là
người cung cấp thông tin cho doanh nghiệp, vừa là người giới thiệu, quảng bá, giới thiệu
các hoạt động của doanh nghiệp đến hầu hết tất cả mọi người. Tuy nhiên, mặt trái của nó
là Báo chí đưa những thông tin sai lệch, làm mất uy tín của doanh nghiệp và gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến thương hiệu của doanh nghiệp
- Pháp luật: Bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt động cũng đều chịu tác động của luật pháp.
Và một ngành được ví như hệ thần kinh chi phối mọi hoạt động của nền kinh tế như
ngành ngân hàng thì những tác động đó còn lớn hơn nhiều. Hoạt động của ngành ngân
hàng được điểu chỉnh theo các quy định của pháp luật, hơn nữa đối với các ngân hàng
thương mại còn phải chịu sự chi phối của Ngân hàng nhà nước.Theo luật các tổ chức tín
dụng, cho vay sinh viên là hoạt động hợp pháp. Đồng thời, đây cũng là hoạt động được
nhà nước ủng hộ, vì sinh viên là những chủ nhân tương lai của đất nước
2. Các yếu tố kinh tế ( Economics )
Chỉ số giá tiêu dùng và lạm phát:Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2013 tăng 0,51% so
với tháng trước và tăng 6,04% so với tháng 12/2012.Việc chỉ số giá tiêu dùng tiếp tục
tăng cũng khiến cho sinh viên – được coi là đối tượng dễ bị tổn thương – gặp nhiều khó
khăn hơn trong cuộc sống hàng ngày cũng như học tập. Tuy nhiên, chung quy lại lạm
phát vẫn được kiểm soát ở mức một con số trong những năm gần đây. Năm nay lạm phát
chỉ tăng trung bình 0,2 %.
Mức tăng trưởng GDP: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2013 ước tính tăng
5,42% so với năm 2012, trong đó quý I tăng 4,76%; quý II tăng 5,00%; quý III tăng
5,54%; quý IV tăng 6,04%. Mức tăng trưởng thấp hơn mục tiêu tăng 5,5% đềra.quý
I/2014 ước tính tăng 4,96% so với cùng kỳ năm 2013, cao hơn mức tăng cùng kỳ của 3
năm trở lại đây. Trong toàn nền kinh tế, cả ba khu vực đều đạt mức tăng cao hơn mức
tăng cùng kỳ năm trước. Theo dự báo của WB, tăng trưởng GDP năm 2014 của Việt Nam
đứng ở mức khiêm tốn khoảng 5,4%, do có sự hỗ trợ của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài và kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chế tạo vẫn mạnh. Bên cạnh đó, cầu trong
nước của Việt Nam vẫn còn yếu do lòng tin của khu vực tư nhân chưa đủ mạnh, tỷ lệ nợ
trên vốn của các DNNN và tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng thương mại còn cao, dư địa tài
khoá bị thu hẹp.

Mức độ phát triển của thị trường tài chính: Hiện nay thị trường tài chính đang trong
thời kỳ suy thoái nhưng đang dần phục hồi, và đây là 1 yếu tố nữa để t phát triển đa dạng
các loại hình dịch vụ.
Ngân sách nhà nước:Dịch vụ cho vay sinh viên của Ngân hàng chính sách được hỗ trợ
từ Ngân sách Nhà nước. Trong khi nhũng năm gần đây, Ngân sách nhà nước liên tục
thâm hụt tạo áp lực khiến cho ngân hàng chính sách phải cẩn thận hơn trong các hoạt
động hỗ trợ cho vay, trong đó có dịch vụ cho vay sinh viên.
3. Văn hóa – Xã hội (Sociocultural)
Sinh viên, đặc biệt là sinh viên nghèo vượt khó xưa nay vẫn được cộng đồng xã hội
quan tâm và tạo điều kiện học tập, phát triển, (Học bổng thường niên của các trường, các
doanh nghiệp, ngân hàng, các tổ chức trong và ngoài nước,…)
Tuy nhiên đó chỉ là một phần rất nhỏ so với khoản chi phí mà một sinh viên thực sự
phải bỏ ra để trang trải cho việc học tập, sinh sống. Cho tới ngày nay, cho vay sinh viên
không còn gì xa lạ. Trong khi cho vay sinh viên của Ngân hàng Chính sách chưa thể đáp
ứng đủ nhu cầu, còn rất nhiều không gian trống cho các NHTM bước vào kênh cho vay
này, biểu hiện:
- Tỷ lệ sinh viên đại học ngày càng cao, ước tính tới năm 2020, cả nước có hơn 2
triệu sinh viên, tức là khoảng 256 sinh viên/1 vạn dân.
- Học phí tăng, chi phí sinh hoạt tăng làm tăng gánh nặng chi phí học tập của sinh
viên xa nhà.
- Qua khảo sát, hơn 100.000 sinh viên đại học thất nghiệp năm 2013 và tiếp tục
trong 2014 cho thấy khó khăn gánh nặng nợ của sinh viên.
Theo Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH), hiện ngân hàng đang cho sinh
viên vay mức 300 nghìn đồng/tháng/sinh viên. Chi phí này chỉ đủ trang trải cho việc
nộp học phí. Qua khảo sát và tính toán của các chuyên viên NHCSXH, mức chi phí tối
thiểu cho một sinh viên trong 1 tháng khoảng 1,2 triệu đồng; trong đó chi phí để đóng
học phí: 300 nghìn đồng, chi phí tiền ăn: 450 nghìn đồng, chi phí thuê nhà ở: 250 nghìn
đồng, chi phí đi lại, tài liệu phục vụ học tập: 200 nghìn đồng. Cũng theo tính toán của các
chuyên viên NHCSXH, nếu lấy mức cho vay dự kiến 1,2 triệu đồng/sinh viên/tháng mà
ngân hàng đề xuất thì cần tới 3.444 tỷ đồng mới đáp ứng đủ cho các sinh viên khó khăn

mới đậu ĐH.
Mặt khác, với mức vay 300.000 đồng/tháng như hiện nay, tỷ lệ nợ quá hạn của
sinh viên nghèo trong cả nước đã lên tới 13%, và nếu như trong thời gian sắp tới, khi mỗi
sinh viên nghèo được vay với mức 1,2 triệu đồng/thángthì sau khi ra trường số nợ mà
mỗi sinh viên phải trả khoảng từ 48 - 60 triệu đồng, chưa tính lãi vay, như vậy,tỷ lệ nợ
quá hạn này sẽ còn cao hơn. Do đó, NHCSXH đang phải gặp khó khăn trong việc thu hồi
nợ của các sinh viên vay tiền theo cơ chế cho vay trực tiếp trước đây. Nhiều sinh viên ra
trường không có ý thức trả nợ. Việc đòi nợ cũng rất khó khăn khi mà nhiều sinh viên đi
làm thay đổi địa chỉ liên tục.Một chuyên viên của NHCSXH cũng cho biết, chỉ 30% trong
số thư của ngân hàng gửi đi là có hồi âm và chỉ rất ít trong số này có trách nhiệm trả nợ.
Nhiều gia đình từ chối trách nhiệm với lý do đây là giao dịch giữa ngân hàng với sinh
viên, gia đình không bị ràng buộc. Điều này đặt gánh nặng rất lớn cho NHCS.
Bên cạnh đó, còn một số nguyên nhân khiến Cho vay sinh viên trở nên cần thiết hơn
đó là:
- Số lượng học bổng dành cho sinh viên còn hạn chế về số lượng và giá trị, chưa
giúp được nhiều cho sinh viên khó khăn.
- Nền kinh tế vẫn tiếp tục khó khăn, các doanh nghiệp đóng cửa nhiều làm giảm
nguồn việc làm trong hiện tại để trang trải cuộc sống hàng ngày của sinh viên.
- Ngân hàng còn lo thiếu vốn, nhu cầu vốn tập trung vào đầu mỗi kỳ học.
4. Công nghệ (Technological)
Công nghệ có tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế, nó làm thay đổi phương thức sản
xuất, cách thức tiêu dùng và cả phương pháp trao đổi của xã hội nói chung và của ngân
hàng nói riêng. Từ đó , việc triển khai dịch vụ cho vay sinh viên của ngân hàng cũng chịu
ảnh hưởng nhiều từ yếu tố công nghệ.
Tác động của Internet, điện thoại làm giảm chi phí gặp gỡ, giao tiếp, chi phí bán
hàng, thanh toán và khả năng làm việc từ xa. Ví dụ như việc thực hiện việc giải ngân qua
thẻ ATM : điều này tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh, sinh viên (HSSV) khi sử dụng
vốn vay đóng học phí và trang trải các khoản chi phí cho học tập, đồng thời hỗ trợ cho
gia đình khi vay và chuyển tiền vay không phải chịu chi phí khi chuyển tiền cho HSSV,
mặt khác HSSV không phải bảo quản tiền mặt nên đảm bảo an toàn và được hưởng lãi

theo mức lãi suất không kỳ hạn tính trên số dư của tài khoản thẻ.
Hệ thống kỹ thuật – công nghệ của ngành ngân hàng ngày càng được nâng cấp và
trang bị hiện đại. Việc tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại vào việc triển khai dịch
vụ cho vay sinh viên nói riêng đã tạo điều kiện cho việc giao dịch thuận tiện hơn, hoạt
động nhanh chóng hơn cũng như việc quản lý thông tin khách hàng dễ dàng hơn. Khi
công nghệ phát triển có tác động tích cực trong hoạt động ngân hàng, là một trong những
yếu tố để thu hút khách hàng ( vì họ được giao dịch thuận tiện hơn) tuy nhiên nó cũng là
yếu tố thách thức cho các ngân hàng khi họ phải cập nhât về công nghệ vì tốn chi phí
cao.Hệ thông ngân hàng đang phát triển và ngày càng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau
bằng việc liên kết với nhau tạo nên một hệ thống – hệ thống ATM, POS thành một hệ
thống thống nhất trên toàn quốc, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đặc biệt là học sinh
sinh viên trong việc thực hiện các dịch vụ thanh toán, dịch vụ rút tiền,…
III. Kết luận :
Dựa trên những phân tích trên đây, ta thấy việc cung cấp dịch vụ cho vay sinh viên
của Ngân hàng chính sách có ưu thế lớn là lãi suất thấp và được hỗ trợ bởi Ngân sách
Nhà nước. Tuy nhiên, nguồn hỗ trợ phụ thuộc trạng thái của Ngân sách nhà nước, trong
khi đó nguồn cho vay của các NHTM dồi dào và chủ động hơn. Vì vậy, việc áp dụng thực
hiện dịch vụ cho vay sinh viên ở các NHTM là hoàn toàn có triển vọng.

×