Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

báo cáo thực tập bộ môn phát triển cộng đồng tại xã nam thượng huyện kim bôi tỉnh hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.61 MB, 39 trang )

-PHỤ LỤC-
I. Tổng quan về cơ sở thực tập…………… …………………………….1 - 18
1. Huyện Kim Bôi – tỉnh Hòa Bình……………………….……………………1
2. Xã Nam Thượng – huyện Kim Bôi – tỉnh Hòa Bình………………… 2 - 12
 Vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên…………………………………3 - 4
 Dân số, kinh tế, y tế, văn hóa, xã hội……………………………….…4 - 7
 Hệ thống cơ quan, tổ chức chính quyền đoàn thể……………………7 - 12
3.Dự án đang thực hiện tại cộng đồng………………………………… 12 - 18
 Các dự án cộng đồng của địa phương………………………………… 12
 Dự án phát triển nông thôn mới…………………………………….13 - 14
 Dự án cải tạo nâng cấp sân nhà văn hóa thôn Nam Thượng………15 - 18
II. Dự án lý thuyết……………………………………………………… 21 - 30
1. Các vấn đề tồn tại………………………………………………………21 - 22
2. Xác định nhu cầu………………………………………………………22 - 23
3. Xác định mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể…………… ……….23 - 24
4. Xác định nguồn lực và cản trở………………………………………… …24
5. Hoạch định hoạt động dự án…………………………… ……………25 - 29
Lượng giá………………………………………………………………… … 30
III. Các hoạt động khác của sinh viên tại cộng đồng………… ………31 - 33
Kết luận và khuyến nghị…………………………………………………34 - 36
LỜI CẢM ƠN!
Trong thời gian học tập với yêu cầu của bộ môn “ Phát triển Cộng Đồng”
nhóm SVTT trường Cao đẳng sư pham Trung Ương được tổ chức chuyến đi thực
tập tại Xã Nam Thượng - huyện Kim Bôi - tỉnh Hòa Bình trong thời gian 6 tuần.
Nhóm SVTT chân thành cảm ơn sự quan tâm của nhà trường, khoa xã hội
và nhân văn trường Cao đẳng sư phạm Trung Ương cùng với sự giúp đỡ của toàn
thể lãnh đạo địa phương xã Nam Thượng đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ nhóm
SVTT quá trình thực tập tại cộng đồng. Đồng thời nhóm SVTT xin gửi lời cảm
ơn tới quý thầy cô trong khoa, đặc biệt là hai cô: Lê Thị Huyến và cô Cao Minh
Huệ đã hướng dẫn và chỉ bảo tận tình nhóm SVTT trong suốt quá trình thực tập.
Đợt thực tập này là cơ hội vô cùng quý báu để áp dụng thực tế những kiến


thức đã được trau dồi về phát triển cộng đồng một cách tốt nhất. Trong quá trình
thực tập ngoài một số thuận lợi, nhóm SVTT đã gặp không ít những khó khăn.
Báo cáo thực tập của nhóm SVTT đã hoàn thành bằng sự cố gắng, nỗ lực,
nghiêm túc trong công việc. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế nhất định. Qua
đây chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô.
Nhóm SVTT xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm
2012.
Nhóm SVTT
1. Nguyễn Thị Phương.
2. Nguyễn Thị Mai Phương.
3. Chúng Thị Hồng Thương.
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
Từ Viết Tắt Giải Nghĩa
SVTT Sinh viên thực tập
TVCĐ Tác viên cộng đồng
CTVTB Cộng tác viên thôn bản
SKSS Sức khỏe sinh sản
HĐND Hội đồng nhân dân
UBND Ủy ban nhân dân
I. Tổng quan về cơ sở thực tập.
1. Huyện Kim Bôi – tỉnh Hòa Bình.
Kim Bôi là huyện nằm giữa rìa phía đông của tỉnh Hòa Bình.
Kim Bôi đã từng có thời gian tên là Lương Thủy – là một huyện miền núi,
phần cuối của vùng Tây Bắc – Việt Nam. Huyện được thành lập ngày 17/4/1959,
từ việc tách huyện Lương Sơn.
Huyện Kim Bôi phiá Bắc giáp huyện Lương Sơn và huyện Kỳ Sơn. Phiá
Tây giáp thành phố Hòa Bình và huyện Cao Phong. Phía Nam giáp các
huyện Lạc Sơn,Yên Thủy và Lạc Thủy. Phía Đông giáp huyện Lạc Thủy và
huyện Lương Sơn, tất cả các huyện thị này đều thuộc tỉnh Hòa Bình.

Diện tích tự nhiên của huyện Kim Bôi là 551,0338 km². Huyện có các núi
Đồi Thơi cao 1.198 m, Đồi Bù cao 833 m.
Kim Bôi có huyện lỵ là thị trấn Bo, nằm bên bờ sông Bôi, cạnh con đường
quốc lộ nối quốc lộ 6 và quốc lộ 21A.
Ngoài thị trấn Bo, huyện còn có 27 xã: Thanh Nông, Hùng Tiến, Bắc Sơn,
Bình Sơn, Nật Sơn, Sơn Thủy, Đú Sáng, Tú Sơn, Vĩnh Tiến, Vĩnh Đồng, Đông
Bắc, Thượng Tiến, Thượng Bì, Hạ Bì, Trung Bì, Lập Chiệng, Hợp Đồng, Hợp
Kim, Kim Sơn, Kim Bình, Kim Bôi, Kim Tiến, Kim Truy, Nam Thượng, Sào
Báy, Cuối Hạ, Nuông Dăm, Mị Hòa.
Toàn huyện Kim Bôi có 114.015 dân (tháng 7/2009), gồm dân tộc Mường,
Kinh, Dao và một số dân tộc khác.
Hệ thống giao thông đường bộ phát triển nối Kim Bôi với bên ngoài:
- Quốc lộ 21A chạy gần rìa ranh giới với huyện Mỹ Đức (Hà Tây), gần
như theo hướng Bắc Nam, từ huyện Lương Sơn sang tới huyện Lạc Thủy.
- Đường quốc lộ nối đường 21A với đường 6, cắt ngang địa bàn huyện,
theo hướng Tây Bắc Đông Nam, nối đường 21A, tại thị trấn Thanh Hà (xã
Thanh Nông) với đường 6 tại địa điểm gần dốc Cun (huyện Cao Phong).
- Đường Hồ Chí Minh mới (đoạn Hòa Lạc - Cúc Phương) chạy qua.
2. Xã Nam Thượng – huyện Kim Bôi – tỉnh Hòa Bình.
Bản đồ xã hội xã Nam Thượng.
 Vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên.
 Vị trí địa lý:
• Xã Nam Thượng – Huyện Kim Bôi – Tỉnh Hòa Bình là một xã miền
núi nằm ở phía đông nam Huyện Kim Bôi, ranh giới xã được xác định:
- Phía Bắc và Phía Tây giáp xã Hợp Kim.
- Phía Đông Bắc giáp xã Kim Sơn.
- Phía Nam giáp xã Sào Báy.
- Phía Tây Nam giáp xã Kim Truy và xã Kim Bôi.
- Phía Đông giáp xã Hợp Thanh – huyện Lạng Sơn và xã Thanh
Nông, huyện Lạc Thủy.

• Địa hình: Nam Thượng là xã miền núi có địa hình chia cắt mạnh bởi
các khe suối và nơi cao nhất khoảng 560m. Địa hình của xã thấp dần
từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Trên địa bàn có 3 dạng địa hình chính:
- Từ quốc lộ 12B về phía Đông Bắc là những dải đồi có độ cao
trung bình 450m so với mặt nước biển. Đây là vùng đồi núi đá vôi, đồi
cao xen kẽ với các thung lũng nhỏ.
- Dọc theo quốc lộ 12B về phía Tây Nam là vùng có địa hình thấp,
khá bằng phẳng. Vùng này có độ cao trung bình 300m so với mặt nước
biển.
- Khu vực phía Đông nam xã là vùng đồi núi đất rộng xen kẽ với
thung lũng nhỏ và núi đá.
• Khí hậu: Xã Nam Thượng nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, trong
năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa nóng ẩm và mưa nhiều từ tháng 4 đến tháng
10. Mùa lạnh khô hanh, ít mưa từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt
độ trung bình là 22,8º C. Nhiệt độ trung bình cao nhất là khoảng
28,7ºC, nhiệt độ trung bình thấp nhất là 15,8ºC. Xã có lượng mưa
trung bình 2.716mm/năm. Lượng bốc hơi trung bình hằng năm là
650mm, độ ẩm không khí bình quân trong năm là 85%.
 Tài nguyên thiên nhiên:
• Tài nguyên đất: Diện tích đất đai tự nhiên của xã là 2042,86ha. Trong
đó:
- Diện tích đất nông nghiệp là 530,46ha chiếm 25,97% tổng diện
tích tự nhiên của xã.
- Diện tích đất lâm nghiệp là 1371,82ha chiếm 67,15% tổng diện
tích tự nhiên của xã.
- Diện tích đất chuyên dùng là 51,57% chiếm 2,52% tổng diện tích
tự nhiên của xã.
- Diện tích đất ở là 36,80ha chiếm 1,80 phần trăm tổng diện tích tự
nhiên của xã.
- Diện tích đất chưa sử dụng là 18,78ha chiếm 0,92% tổng diện

tích của xã.
- Diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa là 10,30ha chiếm 0,50% tổng
diện tích tự nhiên của xã.
- Diện tích đất sông suối và mặt nước chuyên dung là 23,13ha
chiếm 1,13% tổng diện tích tự nhiên của xã.
• Tài nguyên rừng: Diện tích đất rừng của xã là 1302,22 ha chiếm
68,83% diện tích tự nhiên của xã. Thảm thực vật ở đây chủ yếu là tre,
luồng và một số loài cây lấy gỗ. Diện tích núi đá không cây là 18,78ha,
trong thời gian tới cần đẩy mạnh công tác bảo vệ, tái sinh rừng trên
loại đất này để đảm bảo cân bằng sinh thái trong vùng.
 Dân số, kinh tế, y tế, văn hóa, xã hội.
Dân số:
Xã Nam thượng có 2106 hộ với tổng số nhân khẩu là 5. 192 người.
Trong đó, lao động trong độ tuổi là 3703 người, 2 dân tộc chủ yếu là: Dân
tộc Kinh (15%) và dân tộc Mường (85%).
Kinh tế:
Nông - Lâm - Nghiệp chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của xã
trong năm 2011 đạt 43,0% bên cạnh đó, thương mại và du lịch cũng góp
một phần không nhỏ trong cơ cấu kinh tế của xã chiếm 34,7% thu nhập
bình quân tổng quan của xã đạt 9,62 triệu đồng/ người/ năm thấp hơn so
với thu nhập bình quân của tỉnh là 14,5 triệu/ người/ năm và thấp hơn thu
nhập bình quân của cả nước 20 triệu/ người/ năm.
• Nông nghiệp:
* Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng là 864,2 ha trong đó:
- Cây lúa chiếm 295,4 ha.
- Ngô 237,7 ha.
- Khoai 6,8 ha.
- Sắn 52,7 ha.
- Các cây khác 196,4 ha.
* Chăn nuôi:

- Tổng số đàn trâu 898 con.
- Tổng đàn bò 154 con.
- Tổng đàn lợn 3.154 con.
- Tổng đàn gia cầm 22, 595 con.
- Sản lượng cá 155 tấn.
Giá trị sản phẩm chăn nuôi đạt 9.113 triệu đồng.
Chăn nuôi gia súc, gia cầm vẫn còn nhỏ lẻ, thiếu tập trung nhưng đã
xuất hiện trang trại quy mô lớn, ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm của
xã Nam Thượng đang từng bước được mở rộng.
• Lâm nghiệp:
- Diện tích rừng trồng mới 60 ha.
- Diện tích rừng khoanh nuôi bảo vệ 1.0303 ha.
• Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề:
- Ngành công nghiệp của xã còn chưa phát triển, tiểu thủ
công nghiệp đã có nhưng chưa đa dạng và còn ở quy mô hộ gia đình.
- Hiện tại, ở xã đã có một số điểm khai thác đá, sỏi, cát với
quy mô nhỏ và thiết bị thô sơ.
• Thương mại, dịch vụ.
- Hoạt động kinh doanh dịch vụ trên địa bàn có sự phát triển, tạo
được nhiều việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, hoạt động sản
xuất kinh doanh, dịch vụ còn nhỏ lẻ, chưa ổn định, hàng hóa chưa đa
dạng, địa điểm kinh doanh chưa tập trung.
- Điểm dịch vụ thương mại của xã là chợ Bình Tân có vị trí tại
thôn Bình Tân, diện tích là 4900m
2
. Chợ đã có các ki ốt mới xây dựng
nhưng chưa quy mô. Về diện tích chợ đã đáp ứng đủ tiêu chí quy
hoạch nông thôn mới, tuy nhiên định hướng cần cải tạo, xây dựng
thêm các ki ốt.
Y tế:

Trạm y tế xã có vị trí tại thôn Nam Thượng, diện tích là 589,6m2.
Quy mô công trình 1 tầng, xây dựng năm 1998. Trạm y tế có 1 bác sĩ, 5 y
sĩ và 2 giường bệnh. Trạm y tế đã đạt chuẩn quốc gia về y tế theo quy định
cuả Bộ Y Tế. Tuy nhiên về diện tích trạm y tế xã chưa đáp ứng đủ chỉ tiêu
về diện tích nhưng có khả năng mở rộng.
 Văn hóa - xã hội, giáo dục:
• Văn hóa – xã hội:
- 2010 có 5/7 thôn đạt tiêu chuẩn làng văn hóa chiếm 71,4%.
- Duy trì công tác tuyên truyền các chủ trương, đường lối chính
sách của đảng, pháp luật của nhà nước, vận động nếp sống văn hóa
khu dân cư, xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa.
- Tiếp tục đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở khu
dân cư, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra các tiêu chí nhất là an ninh trật
tự, tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên để các thôn phấn đấu và giữ vững danh
hiệu làng văn hóa, đảm bảo đạt chỉ tiêu đã đề ra.
- Duy trì phong trào văn nghệ, thể thao giao lưu với các xã, giữa
các thôn với nhau trong các dịp lễ hội.
- Chính sách xã hội: Công tác đền ơn đáp nghĩa là việc làm
thường xuyên của các cấp, các ngành, ban quản lý thôn luôn quan tâm
đến các đối tượng chính sách, thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ,
nạn nhân chất độc màu da cam, gia đình có công với cách mạng…
• Giáo dục:
Công tác giáo dục tiếp tục được quan tâm động viên, các em
trong độ tuổi được đến trường 100%. Không có trường hợp bỏ học,
thực hiên tốt công tác điều tra giáo dục phổ cập THCS. Số học sinh
chuyển lớp, chuyển cấp đạt 100%, không có trường hợp lưu ban. Quỹ
khuyến học được ủng hộ và duy trì.
 Hệ thống cơ quan, tổ chức chính quyền đoàn thể.
 Cơ sở hạ tầng:
• Giao thông: Tổng số km đường giao thông trên địa bàn là 31,99 km.

Trong đó:
- Đường trục xã, liên xã: 1 km đã bê tông hóa 100%.
- Đường trục thôn, liên thôn: 30,99 km đã cứng hóa 7,28 km đạt 23%.
- Đường trục chính nội đồng: 15 km chưa được cứng hóa bê tông.
• Thủy lợi:
- Toàn xã có 5 trạm bơm với tổng công suất là 35m
3
/s.
- Trên địa bàn xã có 7 cầu và 1 đập nước, hầu hết hệ thống cầu và đập
của xã đã cũ và xuống cấp.
- Toàn xã có 18,46 km kênh mương, đã cứng hóa 8,76 km đạt 53%.
• Hệ thống điện:
- Hiện nay toàn bộ hệ thống đường dây điện do hợp tác xã dịch vụ
điện năng quản lý và bán điện tới tận hộ gia đình.
- Xã có 8 trạm biến áp, với tổng công suất là 1000 KVA.
- Đã cấp điện đến 100% hộ dân. Tuy nhiên chất lượng cấp điện không
ổn định, chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
• Trường học:
- Trường mầm non: Có 15 lớp, 14 phòng học, chưa có phòng học
chức năng, có 800 m
2
sân chơi bãi tập, và 21 cán bộ giáo viên.
- Trường tiểu học: Có 19 lớp, 16 phòng học, chưa có phòng học chức
năng, tổng diện tích 950 m
2
bao gồm sân chơi, và 33 cán bộ giáo viên.
- Trường trung học cơ sở: Có 8 lớp, 8 phòng học, chưa có phòng học
chức năng, tổng diện tích 4760 m
2
bao gồm sân chơi bãi tập, và 27 cán bộ

giáo viên.
• Cơ sở vật chất văn hóa:
- Số trung tâm văn hóa của xã, thôn: Có 6 nhà văn hóa của 6 thôn,
đang xây mới trung tâm xã và thôn Bãi Xe.
- Số khu thể thao của xã, thôn: Có 4 khu, khu thể thao thôn Nam
Thượng chung với khu thể thao xã, đang xây mới 3 khu thể thao của thôn
Bôi Cả, thôn Bãi Xe và thôn Nước Ruộng.
• Bưu điện:
- Tổng số điểm bưu điện: 01 điểm đã đạt chuẩn.
- Số thôn có điểm truy cập internet: chưa có.
• Nhà ở dân cư nông thôn:
Tổng số nhà là 1.206 nhà. Trong đó: Nhà kiên cố là 344 nhà; nhà bán
kiên cố là 872 nhà; nhà ở của hộ nghèo cần hỗ trợ sửa sang, nâng cấp 334
hộ.
• Trạm y tế xã:
Trạm y tế xã có vị trí tại thôn Nam Thượng, diện tích là 589,6m2.
Quy mô công trình 1 tầng, xây dựng năm 1998. Trạm y tế có 1 bác sĩ, 5 y
sĩ và 2 giường bệnh.
• Môi trường:
- Trên địa bàn xã có 8 nghĩa địa với tổng diện tích là 21 ha, các nghĩa
địa nằm rải rác chưa có quy hoạch.
- Số công trình cấp nước sinh hoạt tập trung và có khả năng cấp nước
là 2 công trình.
- Về xử lý chất thải: Rãnh thoát nước trong các thôn là 16,4 km.
Trong đó có 7 km chưa đạt yêu cầu.
 Tổ chức chính quyền và đoàn thể.
• Sơ đồ cơ cấu tổ chức chính quyền xã:
Bí thư Đảng ủy
(Chủ tịch
HĐND)

Phó bí thư Đảng ủy
(Thường trực Đảng
ủy)
Phó chủ tịch
HĐND
Phó chủ tịch
UBND
Phó bí thư Đảng
(Chủ tịch UBND)
Hội
nông
dân
Hội
cựu
chiến
binh
Đoàn
thanh
niên
Hội
liên
hiệp
phụ
nữ xã
Ủy
ban
mặt
trận tổ
quốc
Văn

phòng
thống

Địa
chính,
xây
dựng

pháp
hộ
tịch
Văn
hóa
xã
Xã
đội
Công
an xã
• Chức năng và mối quan hệ:
- Xã đội: Xã đội là lực lượng cơ động, dân quân tự vệ, phối hợp cùng
công an xã quản lí trật tự xã hội.
- Văn hóa xã: Đây là cơ quan thực hiện quản lí xã hội trên các lĩnh
vực: Văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch, bưu chính viễn
thông và Internet, công nghệ thông tin, phát thanh, báo chí, xuất bản.
- Tư pháp, hộ tịch: Phòng tư pháp chịu trách nhiệm xây dựng các văn
bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật, thi hành án dân
sự; chứng thực; hộ tịch; trợ giúp pháp lí hòa giải ở cơ sở và các công
tác tư pháp khác ở địa phương.
- Công an xã: Là cơ quan điều phối, thi hành, quản lí và giải quyết mọi
vấn đề liên quan tới trật tự an ninh trong toàn địa bàn xã.

- Văn phòng, thống kê: Là cơ quan làm việc của ủy ban xã, có chức
năng tham mưu tổng hợp, phối hợp sự lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành
các công tác của Ủy ban nhân dân xã đảm bảo tính thống nhất, liên tục
có hiệu lực và hiệu quả cao
- Địa chính, xây dựng: Tiến hành, đo đạc và quản lí việc sử dụng tài
nguyên đất là chức năng cơ bản quan trọng nhất của phòng địa chính.
- Hội nông dân: Vận động, giáo dục hội viên nông dân phát huy quyền
làm chủ, tích cực học tập, nâng cao trình độ, năng lực về mọi mặt góp
phần vào việc xây dựng địa phương. Là cơ quan đại diện cho quyền
lợi và lợi ích của nông dân.
- Hội cựu chiến binh: Là nòng cốt tập hợp, đoàn kết, vận động cựu
chiến binh thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị; đại diện cho nguyện vọng
chính đáng của cựu chiến binh.
- Ủy ban mặt trận tổ quốc: Là nòng cốt tập hợp, đoàn kết, vận động
cựu chiến binh thực hiện tốt nhiêm vụ chính trị; đại diện cho nguyện
vong chính đáng của cựu chiến binh.
- Ủy ban mặt trận tổ quốc: Là cơ quan chấp hành giữa 2 kì đại hội,
hoạt động dưới sự lãnh đạo của Thường vụ Xã ủy, sự chỉ đạo của Ủy
ban mặt trận tổ quốc huyện Đại Từ trực tiếp lãnh đạo các phòng, ban
trực thuộc thực hiện công tác mặt trận và các phong trào thi đua yêu
nước, các cuộc vận động.
- Hội liên hiệp phụ nữ: Là tổ chức chính trị đại diện cho quyền bình
đẳng, dân chủ, lợi ích hợp pháp và bình đẳng của phụ nữ, tham gia
quản lí Nhà nước, tham gia xây dựng Đảng; đoàn kết vận động, tổ
chức, hướng dẫn phụ nữ thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam Xã hội chủ nghĩa.
- Đoàn thanh niên: Đoàn kết, tập hợp giáo dục mọi tầng lớp thanh niên
và hướng dẫn, tạo điều kiện để hội viên hoàn thiện nhân cách trở thành
công dân tốt, cống hiến tài năng vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ

quốc. Đại diện bảo vệ lợi ích hợp pháp của hội viên thanh niên và tổ
chức trước pháp luật và công luận.
3.Dự án đang thực hiện tại cộng đồng.
 Các dự án phát triển cộng đồng của địa phương.
Tại cộng đồng xã Nam Thượng đang có những dự án phát triển cộng
đồng được triển khai như:
- Dự án phát triển nông thôn mới.
- Dự án xây Ủy Ban Nhân Dân xã.
- Dự án làm đường bê tông.
- Dự án cải tạo sân nhà văn hóa thôn Nam Thượng (do SVTT và người
dân thực hiện).
 Dự án phát triển nông thôn mới có sự tham gia của SVTT:
 Tên dự án: Dự án “phát triển nông thôn mới”
Tại thôn Nam Thượng - xã Nam Thượng - huyện Kim bôi - tỉnh Hòa
Bình.
 Đơn vị tài trợ:
Dự án phát triển nông thôn mới do ngân sách nhà nước, quỹ tín
dụng, ODA tài trợ.
Nhằm mục tiêu xây dựng cộng đồng thôn Nam Thượng phát triển
và trở thành một cộng đồng giàu mạnh về mọi mặt: Kinh tế, văn
hóa…
 Đơn vị thực hiện dự án:
Đối tác chiến lược, chịu trách nhiệm thực thi chương trình tăng
cường sự tham gia của cộng đồng là ủy ban nhân dân xã Nam
Thượng, hội chữ thập đỏ, hội phụ nữ.
 Loại hình và mục đích của dự án:
- Loại hình: Dự án xây dựng và phát triển nông thôn mới.
- Mục đích: Nâng cấp cơ sở vật chất (trường học, nhà ở…) phát
triển hạ tầng kinh tế - xã hội (giao thông, thủy lợi, điện) giáo dục
đào tạo và môi trường… Cho người dân.

 Thời gian thực hiên dự án:
Dự án “phát triển nông thôn mới” được thực hiên với 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Từ 2005 - 2010 đây là giai đoạn tìm hiểu và tiếp
cận địa phương.
- Giai đoạn 2: Từ 2010 - 2015 đây là giai đoạn triển khai chương
trình tại địa phương.
 Tiến độ thực hiện dự án tại thời điểm SVTT:
Thời điểm SVTT tới cộng đồng xã Nam Thượng là lúc dự án
“phát triển nông thôn mới” tại xã đang trong giai đoạn 2 của dự án,
bước đầu triển khai chương trình tại xã Nam Thượng đã hoàn thành
được một số tiêu chí như: Cải tạo tuyến đường trong thôn (đổ bê
tông), xây dựng Ủy Ban Nhân Dân xã.
 Các tổ chức tại cộng đồng phối hợp thực hiên dự án.
Tham gia vào chương trình dự án ngoài vai trò điều hành chính,
thực hiện dự án của UBND xã Nam Thượng còn có các tổ chức
khác của cộng đồng như: Hội phụ nữ, hội chữ thập đỏ và sự phối
hợp của các ban ngành đoàn thể khác: Hội người cao tuổi, đoàn
thanh niên…
 Nguồn lợi mà người dân được hưởng.
- Đối tượng hưởng lợi trực tiếp là người dân thuộc các thôn trong xã
Nam Thượng.
- Đối tượng hưởng lợi gián tiếp là các cán bộ cấp xã, các cán bộ hội
ban ngành đoàn thể.
- Giao thông nông thôn được cải tạo tạo điều kiện cho nhiều loại
phương tiện đi lại thuận lợi thúc đẩy các dịch vụ.
- Thủy lợi phát triển đáp ứng được nhu cầu cho sản xuất nông
nghiệp tạo điều kiện cho năng suất cây trồng tăng lên, đem lại hiệu
quả về kinh tế
- Trường học các cấp, phòng học, sân chơi tiếp tục được quan tâm
củng cố tạo điều kiện thuận lợi cho các em học tập và vui chơi…

 Dự án cải tạo, nâng cấp sân nhà văn hóa thôn Nam Thượng.
Qua nhiều lần tiếp xúc, lân la trò chuyện cũng như dựa vào tình hình
chung của cộng đồng, về nguồn lực, nhu cầu của người dân, kinh phí và
khả năng của nhóm SVTT nhóm SVTT quyết định lên kế hoạch và thực
hiện nhu cầu “Cải tạo, nâng cấp sân nhà văn hóa thôn Nam Thượng”.
Toàn cảnh nhà văn hóa thôn Nam Thượng trước khi thực hiện dự án.
Hình ảnh buổi họp dân “Dự án nâng cấp sân văn hóa thôn Nam Thượng”.
Nhân dân biểu quyết đồng ý thực hiên dự án “Dự án nâng cấp sân văn hóa
thôn Nam Thượng”.
 Tên dự án:
“Cải tạo, nâng cấp sân nhà văn hóa thôn Nam Thượng” cụ thể là
xây dựng nhà để xe tang, tường bao sân nhà văn hóa và dọn dẹp vệ
sinh sân nhà văn hóa thôn Nam Thượng.
 Đơn vị tài trợ:
- Ủy ban nhân dân xã Nam Thượng.
- Quỹ tín dụng thôn Nam Thượng.
 Đơn vị thực hiện dự án:
- Cán bộ thôn Nam Thượng.
- Người dân thôn Nam Thượng.
- Đoàn thanh niên.
- Nhóm SVTT.
 Loại hình và mục đích của dự án:
- Loại hình: Cải tạo và nâng cấp.
- Mục đích: Nâng cấp sân nhà văn hóa nhằm tăng tính thẩm mỹ
cho nhà văn hóa vì chiếc xe tăng đặt ngay trên hành lang của nhà văn
hóa làm mất mỹ quan hơn nữa nhà văn hóa lại được thôn sử dụng làm
nhà trẻ. Đáp ứng nhu cầu bức thết của người dân tại địa bàn thôn Nam
Thượng.
 Thời gian thực hiện:
Dự án “Cải tạo, nâng cấp sân nhà văn hóa thôn Nam Thượng”

được thực hiện từ ngày 10/09/2012 – 01/10/2012.
 Các tổ chức tại cộng đồng phối hợp thực hiện dự án:
- Ủy ban nhân dân xã Nam Thượng.
- Cán bộ thôn Nam Thượng,
- Hội chữ thập đỏ.
- Người dân thôn Nam Thượng.
- Đoàn thanh niên.
 Nguồn lợi mà người dân được hưởng:
Dự án của nhóm SVTT mang lại nguồn lợi chung cho người dân
thôn Nam Thượng, khi dự án hoàn tất chiếc xe tang được để vào trong nhà
để xe tang nó không những làm tăng tính mỹ quan cho sân nhà văn hóa
thôn mà không gây cản trở cho việc đi lại của người dân mỗi khi tổ chức
hội họp tại nhà văn hóa.
Ngoài ra dự án của nhóm SVTT cũng góp một phần vào kế hoạch
nâng cấp nhà văn hóa của thôn vì thôn cũng dự định xây bếp, nhà để xe
tang…
Dưới đây là một số hình ảnh quá trình thi công dự án giữa SVTT và
người dân.
II. Dự án lý thuyết.
Được phân công về thực tập tại xã Nam Thượng - huyện Kim Bôi - tỉnh
Hòa Bình. Sau hai tuần sống tại đây, nhóm SVTT đã đi sâu tìm hiểu về cộng
đồng, đã có những hiểu biết nhật định về văn hóa, y tế, với an ninh, trật tự…
Cũng như tình hình chung của cộng đồng.
Khi đã tìm hiểu được cộng đồng, nhóm SVTT bắt đầu tìm hiểu xác định
nhu cầu của của người dân. Nhóm SVTT đã cùng với ban lãnh đạo xã tổ chức
họp dân để lắng nghe những chia sẻ, trao đổi, tâm tư nguyện vọng, monh muôn
thiết thực nhất, cần thiết nhất đối người dân và phù hợp với dự án.
Vào ngày 20/09/2012 lúc 8h30 – 10h30 nhóm SVTT đã tổ chức buổi họp
dân lần thứ nhất tại hội trường UBND xã Nam Thượng - huyện Kim Bôi - tỉnh

Hòa Bình, với sự tham gia của ban lãnh đạo xã, các ban ngành tổ chức đoàn thể
của 7 thôn cùng với nhân dân trong xã, đồng thời có sự tham gia của nhóm
SVTT, nhà đầu tư. Buổi họp dân được được tổ chức với mục tiêu khuyến khích
người dân tham gia phát biểu ý kiến để xác điinhj được những mong muốn cần
thiết nhất, thiết thực nhất của người dân và để thực hiện dự án.
Thông qua buổi họp dân, nhóm SVTT đã tìm hiểu được những vấn đề còn
tồn tại và xác định được những nhu cầu của cộng đồng.
1. Về các vấn đề còn tồn tại:
- Vấn đề vệ sinh và môi trường: Việc thu gom và xử lí rác thải chưa hợp lí,
chưa có hệ thống nước sạch.
- Vấn đề về điện: Điện yếu, hay mất điện…
- Vấn đề hệ thống đường xá: Đường liên xóm đã được bê tông hóa, nhưng
còn nhỏ hẹp, một số đoạn đường đã bị xuống cấp…
- Vấn đề xây dưng đập nước: Ven bờ đập có nhiều chỗ bị sạt lở, đường cống
thoát nước còn nhỏ hẹp và xuống cấp, vào mùa mưa nước dâng cao có thể bị
tràn gây ngập lụt.
- Vấn đề giải trí: Sân vận động còn hẹp, bề mặt sân đã xuống cấp, cỏ dại mọc
nhiều…
- Vấn đề y tế: Đội ngũ y bác sĩ chưa nhiệt tình, thiếu thiết bị y tế, thuốc
men… Mạng lưới chăm sóc, giưaos dục sức khỏe sinh sản cho phụ nữ trong
độ tuổi sinh đẻ còn yếu kém…
- Vấn đề giáo dục: Thiết bị dạy học chưa đồng bộ…
- Vấn đề việc làm: Thiếu việc làm, thu nhập không ổn định, người dân có xu
hướng ra thành phố tìm việc.
2. Xác định nhu cầu:
Nhóm SVTT đã tiến hành cuộc điều tra xã hội học (sử dụng bảng hỏi),
tiến hành họp dân, phỏng vấn lãnh đạo địa phương để tìm hiểu các nhu cầu
trong cộng đồng. Thông qua việc xử lý, phân tích, tổng hợp các dữ liệu thu
thập được, nhóm SVTT xác định được những nhu cầu sau:
- Nhu cầu học nghề, việc làm.

- Nhu cầu về vệ sinh môi trường.
- Nhu cầu cải tạo nâng cấp đập nước.
- Nhu cầu về y tế: giáo dục, nâng cao điều kiện chăm sóc sức khỏe sinh
sản cho phụ nữ độ tuổi sinh đẻ.
- Nhu cầu cung cấp các thiết bị giáo dục.
- Nhu cầu cải tạo sân vận động.
- Nhu cầu mở rộng và cải tạo hệ thống đường xá.
- Nhu cầu điện sinh hoạt được đảm bảo
 Sắp xếp nhu cầu theo thứ tự ưu tiên:
1. Nhu cầu về y tế: giáo dục, nâng cao điều kiện chăm sóc sức khỏe sinh
sản cho phụ nữ độ tuổi sinh đẻ.
2. Nhu cầu điện sinh hoạt được đảm bảo.
3. Nhu cầu cung cấp nước sạch
4. Nhu cầu nâng cao chất lượng y tế
5. Nhu cầu mở rộng hệ thống đường xá
6. Nhu cầu về vệ sinh môi trường: xây dựng khu chứa rác thải.
7. Nhu cầu cung cấp các thiết bị giáo dục
8. Nhu cầu học nghề và việc làm
9. Nhu cầu cải tạo sân vận động
 Cân đối nhu cầu:
Căn cứ vào tình hình của địa phương, tính bức thiết của nhu cầu, và
khả năng giải quyết của tác viên trong cộng đồng, chúng tối quyết định
đáp ứng nhu cầu về y tế: giáo dục, nâng cao điều kiện chăm sóc sức
khỏe sinh sản cho phụ nữ độ tuổi sinh đẻ.
3. Xác định mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể.
 Mục tiêu tổng quát:
Cải thiện và nâng cao nhận thức chăm sóc sức khỏe sinh sản nhằm
thay đổi hành vi, kỹ năng cần thiết về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho
đối tượng phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.
 Mục tiêu cụ thể:

- Tăng cường sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể, chính quyền
địa phương về chăm sóc SKSS.
- Nâng cao kỹ năng chuyên môn cho đội ngũ công tác viên.
- Cung cấp các dịch vụ, trang thiết bị về chăm sóc SKSS.
- Tăng cường xây dựng hoạt động truyền thông trên các phương tiện
thông tin đại chúng.
- Tổ chức các hội thi chủ đề tìm hiểu về kiến thức chăm sóc SKSS
giữa các thôn, bản.
4. Xác định nguồn lực và cản trở.
 Nguồn lực:
- Sẵn có: Đất. Các tổ chức ban ngành trong cộng đồng như: Hội phụ
nữ, đoàn thanh niên… Cán bộ dân số, y tế, trường học…
- Huy động: Kinh phí. Địa điểm hội họp, loa đài, phương tiện truyền
thông, báo chí… Tư liệu, thông tin để làm công tác tập huấn, tuyên
truyền. Và sự ủng hộ của chính quyền địa phương cùng sự tham gia
của người dân xã Nam Thượng.
 Cản trở:

×