Tải bản đầy đủ (.docx) (57 trang)

thuyết minh dự án trồng hồ tiêu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (482.65 KB, 57 trang )

DỰ ÁN TRỒNG HỒ TIÊU
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ HỒ TIÊU
1.1. Giá trị và tác dụng của hồ tiêu
Hồ tiêu là một loại dây leo, thân dài, nhẵn không mang lông, bám vào
các cây khác bằng rễ. Thân mọc cuốn, mang lá mọc cách. Lá như lá trầu
không, nhưng dài và thuôn hơn. Hồ tiêu cũng rất giàu vitamin C, thậm chí còn
nhiều hơn cả cà chua. Một nửa cốc hồ tiêu xanh, vàng hay đỏ sẽ cung cấp tới
hơn 230% nhu cầucanxi 1 ngày/1 người.
Trong tiêu có 1,2-2% tinh dầu, 5-9% piperin và 2,2-6% chanvixin.
Piperin và chanvixin là 2 loại ankaloit có vị cay hắc làm cho tiêu có vị cay.
Trong tiêu còn có 8% chất béo, 36% tinh bột và 4% tro. Thường dùng hạt tiêu
đã rang chín, thơm cay làm gia vị. Tiêu thơm, cay nồng và kích thích tiêu hoá,
có tác dụng chữa một số bệnh.
Hạt tiêu cũng rất giàu chất chống oxy hóa, chẳng hạn như beta
carotene, giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa sự hủy hoại các tế bào,
gây ra các căn bệnh ung thư và tim mạch. Do đó, nó rất được ưa chuộng. Hiện
tại thị trường tại ĐắkLắk - Gia Lai giá thu mua hạt tiêu của các đại lý (thường
thu mua hàng tấn hạt tiêu) vào khoảng 140.000 vnđ/kg cho loại tiêu đen xô
(tiêu chưa qua chế biến, sàng lọc). Nếu tiêu đã được qua sàng lọc và loại bỏ
những tạp chất thì giá tăng thêm từ 15.000 – 20.000 vnđ/kg.
Trang 1
DỰ ÁN TRỒNG HỒ TIÊU
1.2. Đặc điểm sinh học của cây tiêu
1.2.1. Rễ: có 4 loại rễ chính.
a. Rễ cọc:
Rễ cọc chỉ có khi trồng tiêu bằng hạt. Sau khi gieo phôi hạt phát triển
đâm sâu vào đất, có thể ăn sâu 2 – 2,5 m, nhiệm vụ chính là hút nước.
b. Rễ cái:
Rễ cái phát triển từ hom tiêu (nếu trồng bằng hom), mỗi hom có từ 3 – 6
rễ cái, nhiệm vụ chính là hút nước, chống hạn cho tiêu trong mùa nắng, sau 1
năm trồng rễ cái có thể ăn sâu tới 2m.


c. Rễ phụ (rễ con):
Rễ phụ mọc ra từ các rễ cái và mọc thành từng chùm mang nhiều lông
hút, tập trung nhiều ở độ sâu 15 – 40 cm. Nhiệm vụ chính là hút nước và dưỡng
chất để nuôi cả nọc tiêu, đây là loại rễ quan trọng nhất của tiêu trong sinh trưởng
và phát triển.
d. Rễ bám (rễ khí sinh, rễ thằn lằn):
Rễ này mọc từ các đốt của thân chính hoặc cành của cây tiêu, bám vào
nọc, vách đá. Nhiệm vụ giữ cây tiêu vững chắc và việc hấp thụ thì chủ yếu là
thẩm thấu (hấp thụ yếu).
Tóm lại đối với cây tiêu rễ ở dưới đất quan trọng hơn rễ ở trên không.
Trong đất hệ thống rễ quan trọng ở độ sâu tối đa là 60 cm, tập trung ở
tầng đất mặt 0 -30 cm, nên tạo điều kiện tầng đất này thuận lợi cho rễ tiêu phát
triển.
Trang 2
DỰ ÁN TRỒNG HỒ TIÊU
1.2.2. Thân
Tiêu thuộc loại thân bò, là loại thân tăng trưởng nhanh nhất có thể 5 – 7
cm/ngày.
Cấu tạo thân gồm nhiều bó mạch libe mộc có kích thước khá lớn, nên có
khả năng vận chuyển nước, muối khoáng từ đất lên thân rất mạnh. Do vậy, khi
thiếu nước hoặc bị vấn đề gì khác thì dây tiêu héo rất nhanh.
Cây tiêu phản ứng rất nhanh với nước, phân bón nên khả năng hồi phục
hoặc chết cũng rất nhanh.
Thân tiêu có màu đỏ nhạt (non) đến nâu xám, nâu xanh, xanh lá cây đậm
(lúc lá lớn). Khi cây già hóa mộc thì màu nâu sẫm. Nếu không bấm ngọn thì có
thể mọc dài 10 m.
1.2.3. Cành: Có 3 loại cành
a. Cành vượt (cành tượt):
Mọc ra từ các mầm nách lá ở những cây tiêu nhỏ hơn 1 tuổi và mọc thẳng hợp
với

thân chính 1 góc nhỏ hơn 45
0
. Cành này phát triển rất mạnh, nếu dùng làm hom
để giâm cành thì cho cây tiêu chậm ra hoa hơn cành mang trái nhưng tuổi thọ
kéo dài hơn (20 – 30 năm).
Trong trồng trọt ứng dụng cành tượt như sau:
- Đối với cây nhỏ hơn 1 tuổi: bấm ngọn thân chính để kích thích cành
tượt nhằm tạo tán tiêu.
Trang 3
DỰ ÁN TRỒNG HỒ TIÊU
- Khi cây lớn (cho trái): tỉa bỏ những cành tượt để hạn chế cạnh tranh
dinh dưỡng với cành trái.
b. Nhánh ác (cành trái):
Là những cành mang trái mọc ra từ các mầm của nách lá ở gần ngọn của
thân chính ở những cây tiêu lớn hơn 1 tuổi, góc độ phân cành > 45
0
.
Cành này ngắn hơn cành tượt, lóng ngắn, khúc khuỷu và thường mọc
cành cấp hai, nếu lấy cành này nhân giống thì rất mau cho trái (vì tuổi sinh lý
già) nhưng tuổi thọ ngắn, mau cỗi, năng suất thấp, cây con phát triển chậm và
cây không leo, không bò bám. Trong sản xuất người ta thường trồng khoảng
10% số choái loại này để có sản phẩm bán sớm.
c. Dây lươn:
Mọc ở phần gần mặt đất từ những mầm nách lá, xu hướng bò trên mặt
đất, nó mọc dài ra, nhỏ hơn, lóng rất dài làm tiêu hao chất dinh dưỡng của thân
chính và nhánh ác. Trong sản xuất thường người ta cắt bỏ nó đi và được dùng
làm hom giâm cành, cành giâm của nó có tỉ lệ sống thấp, chậm ra hoa (4 năm
sau mới có hoa), tuổi thọ cao, năng suất cao. Nếu không có thân chính và cành
vượt thì không nên dùng nhánh ác mà nên dùng dây lươn để làm cành giâm.
1.2.4. Lá

Lá tiêu thuộc lá đơn, hình trái tim, mọc cách. Cuống lá dài 2 – 3 cm,
phiến lá dài 10 – 25 cm, rộng 5 – 10 cm tùy thuộc vào giống.
Lá cũng là bộ phận để nhận diện giống, trên phiến lá có 5 gân lá hình
lông chim, mặt trên bóng láng và xanh đậm hơn mặt dưới, tùy thuộc vào điều
kiện thời tiết và chế độ chăm sóc, giống.
Trang 4
DỰ ÁN TRỒNG HỒ TIÊU
1.2.5. Hoa, trái, hột
a. Hoa
Hoa mọc thành từng gié treo lủng lẳng trên cành quả hoặc nhánh ác. Một
gié dài khoảng 7 – 12 cm, trung bình có từ 20 – 60 hoa trên gié, sắp xếp theo
hình xoắn ốc, dưới mỗi hoa có 1 lá bắc nhỏ nhưng rụng rất sớm khó thấy. Hoa
tiêu có thể lưỡng hoặc đơn tính và có thể đồng chu, dị chu hoặc tạp hoa.
Hoa tiêu không có bao hoa, không có đài và có màu vàng hoặc xanh nhạt
gồm có 3 nhánh hoa, 2 – 4 nhị đực, bao phấn có 2 ngăn, hạt phấn tròn và rất
nhỏ, đời sống rất ngắn khoảng 2 – 3 ngày. Bộ nhụy cái gồm: bầu noãn có 1 ngăn
và chứa 1 túi noãn (tiêu chỉ có 1 hạt).
Từ khi xuất hiện gié đến khi hoa nở đầy đủ khoảng 29 – 30 ngày. Sự thụ
phấn của hoa không phụ thuộc vào gió, mưa hoặc côn trùng mà phấn của hoa
trên thụ hoa dưới của một gié (geotonogamy).
Sự thụ phấn của hoa phụ thuộc rất lớn bởi ẩm độ không khí, ẩm độ đất.
Đây là điều cần lưu ý cho việc tưới nước cho vùng trồng tiêu ở miền Đông Nam
bộ (chú ý: ngoài việc tưới gốc còn tưới phun để tăng ẩm độ không khí).
b. Trái
Trái tiêu chỉ mang 1 hột có dạng hình cầu, đường kính 4 – 8 mm; thay
đổi tùy giống, điều kiện sinh thái và chăm sóc. Thời gian từ lúc hoa nở đến trái
chín kéo dài 7 – 10 tháng, chia ra các giai đoạn:
- Hoa xuất hiện và thụ phấn: 1 – 1,5 tháng.
- Thụ phấn đến trái phát triển tối đa: là 3 – 4,5 tháng, là giai đoạn cần
nhiều nước nhất.

Trang 5
DỰ ÁN TRỒNG HỒ TIÊU
- Trái phát triển tối đa đến trái chín: 2 – 3 tháng.
Ở miền nam trái chín tập trung vào khoảng tháng 1 – 2 trong năm có thể
kéo dài tháng 4 – 5 (do xuất hiện hoa trễ).
c. Hột tiêu
Cấu tạo bởi 2 lớp, bên ngoài gồm có vỏ hạt và bên trong chứa phôi nhũ
và các phôi (đây là bộ phận tiêu dùng).
1.3. Phân bố của cây tiêu
Nguồn gốc: Tây Nam Ấn Độ nằm ở vùng Ghats và Assam, mọc hoang
trong rừng (đây là vùng nhiệt đới ẩm) được người Ấn Độ phát hiện, sử dụng đầu
tiên và cho rằng việc phát hiện này là rất quý giá vì hạt tiêu có thể dùng làm lễ
vật triều cống hoặc bồi thường chiến tranh.
Đến đầu thế kỷ 13 cây tiêu mới được trồng rộng rãi và sử dụng trong bữa
ăn hàng ngày.
Từ Ấn Độ sau đó được trồng lan rộng các nước vùng Nam Á, Đông Nam
Á (Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Srilanka, Campuchia, Việt Nam, Lào …).
Các vùng có tiềm năng phát triển tiêu ở Việt Nam:
+ Đông nam bộ: tốt nhất là vùng đất đỏ bazan: Lộc Ninh, Bình Long
(Bình Phước), Bà Rịa, Xuân Lộc (Long Khánh). Do đất đỏ có cơ cấu cụm, thông
thoáng, dinh dưỡng cao, năng suất ở đất đỏ 2 - 3 hoặc đến 8 - 10 - 12 kg/nọc.
Đất xám miền Đông thường phải tưới nhiều nước hoặc chọn nơi có mực
thủy cấp cao.
Trang 6
DỰ ÁN TRỒNG HỒ TIÊU
+ Tây nguyên: Lâm Đồng (Di Linh, Bảo Lộc, Đa Hoai), Đăk lăk, Pleiku,
Buôn Ma Thuột. Khả năng phát triển tiêu lớn nhờ đất đỏ, đất vàng đỏ nhưng
hiện đang tranh chấp với cà phê, cao su.
+ Miền Trung: Khe Sanh (Quảng Trị), Tiên Phước (đang tranh chấp với
dâu tằm)…

+ Kiên Giang: Hà Tiên (vùng khởi đầu: Tô Châu, Thạch Động), Phú
Quốc … nếu bón nhiều phân hữu cơ có thể đạt 10 - 15 kg/nọc/năm.
+ Đồng bằng sông Cửu Long: phát triển từ năm 1984 - 1985 trở lại đây,
chủ yếu vườn nhà (nọc sống) mang tính chất gia đình, phải bồi mương cao trắc
diện ở nơi trồng tiêu.
1.4. Tình hình trồng hồ tiêu ở Việt Nam hiện nay và tìm thị trường cho
cây hồ tiêu
1.4.1. Trên thế giới
Thông thường Việt Nam và Ấn Độ có vai trò ngang nhau, nhưng vài năm
gần đây, người dân Ấn Độ không còn mặn mà với cây tiêu bởi cho thu nhập
thấp.
Trong số các quốc gia trồng tiêu chính trên thế giới thì Indonesia, Trung Quốc
và Brazil dành hầu hết cho tiêu thụ nội địa là chính, thế giới trông chờ vào
lượng tiêu của 2 nhà xuất khẩu lớn là Ấn Độ và Việt Nam.
Theo dự báo của các nhà phân tích của Reuters, sản lượng hạt tiêu
thế giới năm nay sẽ chỉ đạt 257.000 tấn, so với 290.700 năm ngoái. Dự trữ gối
vụ còn lại khoảng 40.000 tấn, đưa tổng cung lên mức 297.000 tấn. Trong khi đó,
tổng tiêu thụ năm nay sẽ tăng khoảng 5% so với mức tiêu thụ 320.000 tấn của
năm 2010, tức thế giới thiếu hụt tới 33.000 – 35.000 tấn hạt tiêu.
Hiệp hội Hồ Tiêu Việt Nam (VPA) hồi đầu năm cũng dự báo, thế
Trang 7
DỰ ÁN TRỒNG HỒ TIÊU
giới thiếu hạt tiêu, nông dân Việt Nam hưởng lợi. Bởi vì sản lượng của Việt
Nam không giảm sút, nhất là qui mô trồng có tính công nghiệp cao hơn. Và do
năm nay các nước sản xuất hạt tiêu chủ chốt bị mất mùa, trong bối cảnh nhu cầu
tiêu thụ ngày càng gia tăng, nên thế giới chỉ còn trông chờ vào hạt tiêu từ Việt
Nam.
Số liệu của Reuters còn cho biết, năm 2010 Việt Nam chiếm 47% thị phần xuất
khẩu hạt tiêu, giữ vị trí số 1 thế giới.
Theo thống kê của ngành Nông nghiệp, xuất khẩu hạt tiêu tháng 8 ước

đạt 15 ngàn tấn, kim ngạch đạt 91 triệu USD đưa khối lượng tiêu xuất khẩu 8
tháng lên con số 98 ngàn tấn với giá trị kim ngạch xuất khẩu 545 triệu USD,
tăng 6,5% về lượng và tăng tới 78,7% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
VPA dự kiến, năm 2011 Việt Nam sẽ xuất khẩu số lượng tương đương năm
2010, tiếp tục giữ vị trí số 1 thế giới về xuất khẩu hạt tiêu.
1.4.2. Ở Việt Nam
a. Sản lượng hồ tiêu của Việt Nam
Trang 8
DỰ ÁN TRỒNG HỒ TIÊU
Ở Việt Nam, cây tiêu mọc hoang được tìm thấy từ trước thế kỷ XVI,
nhưng đến thế kỷ XVII mới được đưa vào trồng (Chevalier, 1925). Đến cuối thế
kỷ XIX, hồ tiêu được trồng với diện tích tương đối khá ở Phú Quốc, Hòn Chồng
và Hà Tiên (Kiên Giang), chủ yếu do người Hoa gốc ở đảo Hải Nam di cư vào
lập nghiệp tại Hà Tiên. Cũng trong khoảng thời gian này và đầu thế kỷ XX, cây
tiêu theo chân các chủ đồn điền người Pháp phát 2 triển lên Bình Phước, Bà
Rịa-Vũng Tàu, Quảng Trị và Quảng Nam; cây tiêu chỉ mới được phát triển
nhiều ở Tây Nguyên sau năm 1975.
Sản lượng hồ tiêu tăng đều từ năm 2000 (36.000 tấn) đến 2006 (105.000 tấn)
chủ yếu do tăng diện tích thu hoạch, trong khi năng suất tăng không đáng kể, từ
2,20 tấn/ha lên 2,40 tấn/ha; sau đó sản lượng bắt đầu giao động từ năm 2007 đến
năm 2011, nguyên nhân chính là do dịch bệnh gây hại và thời tiết không thuận
lợi (Hình 2). Hệ thống canh tác hồ tiêu
Qui mô diện tích trồng tiêu bình quân ở nông hộ phần lớn trong
khoảng 0,2-0,7ha, trong đó ở Bình Phước diện tích bình quân/hộ là 0,6ha, Bà
Rịa-Vũng Tàu 0,4ha, Phú Quốc 0,4ha, Đăk Lăk khoảng 0,7ha và Quảng Trị
Trang 9
DỰ ÁN TRỒNG HỒ TIÊU
0,2ha. Hầu hết diện tích hồ tiêu được trồng thuần, chỉ một tỉ lệ nhỏ (1-2%) vườn
tiêu có trồng xen. Ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, cây trồng xen trong vườn
tiêu chủ yếu là cà-phê, nhất là những vườn tiêu trồng mới sau năm 1999, khi giá

cà-phê giảm xuống dưới mức giá thành sản xuất, thực tế đây là vườn tiêu trồng
xen vào vườn cà-phê. Ở hai vùng này, bên cạnh cây cà-phê, một số vườn tiêu có
trồng xen cây ăn quả như sầu riêng, xoài, một vài vườn tiêu trồng xen điều.
Trồng xen các cây trồng khác trong vườn tiêu là một hình thức đa dạng
hoá sản phẩm, giúp giảm thiểu rủi ro khi giá cả hồ tiêu biến động và hạn chế
mức độ thiệt hại do sâu bệnh trên cây hồ tiêu.
Khó khăn chính trong việc đa dạng hoá hệ thống sản xuất ở vùng trồng
tiêu là diện tích canh tác của nông hộ nhỏ, khoảng 1-2ha ở những hộ giàu và
khá, hộ nghèo chỉ khoảng 0,5ha. Hộ giàu và khá chiếm khoảng 40-60% ở Đông
Nam Bộ và Tây Nguyên, và chỉ khoảng 20-25% ở Duyên Hải Miền Trung.
Nhóm hộ nghèo gặp nhiều khó khăn trong
việc đa dạng hoá các loại hình sản xuất nông nghiệp.
Kết quả điều tra niên vụ 2008-2009 cho thấy các giống tiêu được trồng
nhiều ở Đông Nam Bộ chủ yếu là giống Vĩnh Linh, một diện tích nhỏ trồng
giống tiêu Sẻ, tiêu Trung, tiêu Ấn Độ, còn sót lại một vài vườn trồng giống Lada
Belangtoeng xen với các giống khác; ở Phú Quốc phần lớn diện tích trồng giống
tiêu Phú Quốc và giống tiêu Hà Tiên; ở khu vực Tây Nguyên phổ biến là giống
tiêu Vĩnh Linh, ở các vườn tiêu già còn một vài vườn trồng các giống Sẻ Mỡ, Sẻ
Lộc Ninh, tiêu Trung, tiêu Trâu, tiêu Tiên Sơn, Lada Belangtoeng, giống tiêu Ấn
Độ chỉ mới được đưa vào trồng thử trong vài năm gần đây; ở Quảng Trị chủ yếu
giống tiêu Vĩnh Linh và giống tiêu Sẻ (tiêu Cùa).
Năng suất bình quân của các giống tiêu biến động trong khoảng 2,35-
3,80 tấn/ha, trong đó giống có năng suất thấp nhất là giống tiêu Trâu, và giống
cho năng suất cao nhất là giống Vĩnh Linh, bình quân hơn 3 tấn/ha. Các giống
Trang 10
DỰ ÁN TRỒNG HỒ TIÊU
Sẻ Mỡ, Sẻ Lộc Ninh, tiêu Trung cho năng suất khá, bình quân 2,5-3,0 tấn/ha.
Hầu hết các giống hồ tiêu cho năng suất cao nhất ở năm thứ 4-7, sau đó năng
suất giảm khi vườn tiêu trên 9 năm tuổi. Giống Vĩnh Linh và giống Tieu Trung
có chất lượng hạt tiêu đen khá cao, tiêu sô thường đạt dung trọng trên 520 g/L.

b. Thương mại hồ tiêu
Việt Nam hiện đứng đầu thế giới về sản lượng hồ tiêu xuất khẩu, chiếm
tới 50% sản lượng tiêu xuất khẩu của toàn thế giới.
Số lượng, chất lượng, dạng sản phẩm, giá trị gia tăng, thời gian
sản phẩm nằm lại tại mỗi khâu tương tự nhau ở hầu hết các vùng sản xuất, tuy
có một vài khác biệt tùy theo điều kiện sản xuất và thị trường của từng vùng.
Đại lý thu mua thường có kho tồn trữ được 10-50 tấn tiêu, có phương tiện vận
chuyển hoặc hợp đồng phương tiện vận chuyển thường xuyên để chở tiêu đến
bán thẳng cho nhà máy chế biến hoặc doanh nghiệp kinh doanh-xuất khẩu hồ
tiêu. Hồ tiêu thu mua từ thương lái hoặc nông hộ, đại lý xử lý theo hai hướng:
hoặc bán thẳng cho doanh nghiệp/nhà máy chế biến, hoặc tiến hành sơ chế lại
sản phẩm, chủ yếu là phơi, sấy cho khô đều, đạt ẩm độ dưới 14% và làm sạch
tạp chất trước khi bán cho nhà máy/doanh nghiệp.
Một ít đại lý có vốn lớn, điều kiện kho bãi và mặt bằng, thay vì chỉ kinh
doanh tiêu đen còn tổ chức chế biến tiêu sọ/tiêu trắng, số lượng tiêu sọ/tiêu trắng
chế biến ở mỗi thời điểm tùy thuộc nhu cầu của các doanh nghiệp chế biến và
xuất khẩu. Hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu lớn đề có nhà máy chế
biến riêng, phần lớn các nhà máy chế biến đạt quy chuẩn thực hành chế biến tốt
(GMP), do đó sản phẩm tiêu xuất khẩu của Việt Nam đạt tiêu chuẩn mặt hàng
gia vị của các thị trường khó tính như Mỹ (ASTA), châu Âu (ESA) và Nhật Bản
(JSA).
Xuất khẩu hồ tiêu
Trang 11
DỰ ÁN TRỒNG HỒ TIÊU
Trên 95% lượng hồ tiêu sản xuất hàng năm dùng cho xuất khẩu, và
hồ tiêu Việt Nam được xuất khẩu sang hơn 80 nước và lãnh thổ. Việt Nam vẫn
còn xuất khẩu một lượng lớn hồ tiêu theo tiêu chuẩn FAQ (Fair Average
Quality). Tuy nhiên, điểm đáng lưu ý là tỉ lệ xuất khẩu tiêu trắng và tiêu đen
theo tiêu chuẩn ASTA ngày một tăng, trong năm 2011 tiêu trắng chiếm tỉ lệ 16
% (14.488 tấn) và tiêu xay 11% (13.420 tấn) trong tổng lượng tiêu xuất khẩu.

Lượng hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2011 là 118.416 tấn, cao hơn
so với dự kiến ban đầu (105.000 tấn) và cao hơn so với năm 2010 là 1.575 tấn
(6,9%), đạt kim ngạch xuất khẩu 693 triệu USD. Trong đó xuất sang thị trường
chính là châu Âu (39,7%), châu Á (33,5%), châu Mỹ và châu Đại Dương
(16,0%), và châu Phi (10,8%), phần còn lại xuất đi nơi khác. Cơ cấu thị trường
có thay đổi so với năm 2010, tỉ lệ xuất khẩu sang Bắc Mỹ, châu Âu và châu Phi
tăng, trong khi lượng xuất sang châu Á giảm. Giá xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam
biến động khá nhiều trong năm 2011, tiêu đen 4.340-7122 USD/tấn và tiêu trắng
6.936-9.226 SD/tấn, vẫn còn thấp hơn tiêu cùng tiêu chuẩn của Malaysia,
Indonesia và Ấn Độ khoảng 200-250 USD/tấn.
Xuất khẩu đến hơn 80 quốc gia, vùng lãnh thổ
Theo báo cáo của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) tại Hội nghị
phát triển hồ tiêu bền vững 2013, trong giai đoạn 2011-2013, ngành Hồ tiêu liên
tục tăng trưởng xuất khẩu (XK), từ sản lượng 118.416 tấn năm 2011 tăng lên
mức 125.000 tấn năm 2013, chiếm 50% sản lượng tiêu XK của toàn thế giới,
kim ngạch ước đạt 850 triệu USD. Tiêu Việt Nam hiện được XK đến hơn 80
quốc gia, vùng lãnh thổ với giá trung bình tiêu đen là 6.471 USD/tấn, tiêu trắng
8.911 USD/tấn.
Cả nước hiện có 13 nhà máy chế biến tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng
cao, tổng công suất trên 60.000 tấn năm, chủng loại bao bì đóng gói đa dạng,
Trang 12
DỰ ÁN TRỒNG HỒ TIÊU
thỏa mãn nhu cầu của các thị trường đòi hỏi chất lượng cao như Mỹ, Nhật Bản
và châu Âu.
Ngành tiêu Việt Nam hiện giữ vai trò điều tiết lưu thông, bình ổn giá
cả cho toàn thế giới, thu nhập và lợi nhuận chủ yếu thuộc về người trồng tiêu,
DN kinh doanh XK có hiệu quả.
“Dự báo năm 2014 tình hình sản xuất XK hồ tiêu tiếp tục ổn định về giá cả với
sản lượng 130.000 tấn và kim ngạch 900 triệu USD. Từ năm 2015 trở đi có thể
xuất hiện những khó khăn thách thức mới về cung cầu, giá cả. Dù trong hoàn

cảnh nào Việt Nam vẫn là nhà sản xuất XK hồ tiêu hàng đầu thế giới nếu có sự
thống nhất trong chuỗi cung ứng từ nông dân đến đại lý, DN cung ứng và cuối
cùng là DN XK, trong đó nông dân chi phối lượng bán ra và giá cả”, ông Đỗ Hà
Nam – Chủ tịch VPA cho biết.
Hướng đến bền vững
Theo VPA, các yếu tố giúp ngành hồ tiêu Việt Nam phát triển bền
vững trong thời gian tới là khả năng bình ổn giá của người nông dân và phát
triển diện tích hồ tiêu theo quy hoạch, hướng đến sản phẩm sạch. Theo đó, hiện
diện tích hồ tiêu đã đạt xấp xỉ 60.000 ha, vượt mức quy hoạch 50.000 ha của Bộ
NN & PTNN, vì vậy VPA khuyến cáo nông dân hạn chế mở rộng diện tích nơi
điều kiện tự nhiên không phù hợp. Chuyển từ phát triển về số lượng sang chất
lượng, nâng cao thị phần XK tiêu trắng, tiêu bột nhằm tăng giá trị sản phẩm, sản
xuất theo quy trình GAP xu hướng hữu cơ bền vững.
Đồng thời các DN XK hồ tiêu thực hiện tốt việc cập nhật thông tin về
giá cả và thương mại, phân tích tổng hợp dự báo cung cầu, giá cả thị trường, xây
Trang 13
DỰ ÁN TRỒNG HỒ TIÊU
dựng thương hiệu, xuất xứ địa lý, sớm đưa vào thực hiện từ sản xuất đến XK tạo
sự cạnh tranh mạnh mẽ.
Dưới góc độ DN, ông Lê Anh Tuấn – Giám đốc Công ty CP Giám định
và Chứng nhận hàng hóa Việt Nam cho rằng một vấn đề then chốt nữa là ngành
hồ tiêu cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thông qua hạn chế đến mức thấp
nhất thuốc bảo vệ thực vật. Nguyên nhân là do trong năm 2013, VPA và các DN
XK hồ tiêu đã phải rất khó khăn khi giải quyết một thông tin không tốt cho tiêu
Việt Nam về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Do vậy, các cơ quan quản lý và
VPA cần phối hợp tổ chức một chương trình đánh giá toàn diện việc sử dụng và
dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên mẫu tiêu Việt Nam. Việc này giúp cải tiến
kịp thời và củng cố uy tín cho hồ tiêu Việt Nam.
Nhiều nhà vườn và thương lái khẳng định, vụ mùa hạt tiêu vừa qua của Việt
Nam không như kỳ vọng, có một số vùng trồng hồ tiêu trọng điểm bị thất thu vì

sâu bệnh dịch hại.
Trên thị trường thế giới, giá tiêu đen Ấn Độ loại MG1 đã chào bán giá
7.500 đô la/tấn cho thị trường EU và 7.600 đô la/tấn cho thị trường Mỹ (C&F).
Tiêu đen Indonesia loại BG1 chào ở mức 7.600 đô la/tấn ; tiêu đen Brazil loại
Bra1 ở mức 7.200 đô la/tấn ; tiêu đen Việt Nam loại 550 Gr/l-FAQ chào bán giá
7.200 đô la/tấn và loại 550 Gr/l-Asta chào bán giá 7.700 đô la/tấn (FOB)
Năm nay, sự tăng giá hạt tiêu trên thế giới chủ yếu do nguồn cung eo
hẹp từ 2 nước sản xuất và xuất khẩu chính Việt Nam và Ấn Độ, khi kế hoạch
xuất khẩu sẽ giảm hơn 10% so với năm trước. Thêm vào đó Brazil và Indonesia
sản lượng đều giảm, lượng tồn kho gối đầu của năm trước để lại rất ít.
Do kinh tế phát triển, một số nông dân đã có của ăn của để. Họ đã bán hết
tiêu từ khi giá nằm ở giá 115.000 đồng/kg. Đến khi giá lên 130.000 đồng/kg và
Trang 14
DỰ ÁN TRỒNG HỒ TIÊU
qua nghe ngóng thông tin, dư luận về tình hình cung cầu hạt tiêu thế giới, họ
quyết định mua vào, tạo nên cơn sốt mới cho thị trường hạt tiêu khắp nơi.
Vì thế, bên ngoài giá xuất khẩu tăng, bên trong chính thương lái và
người dân địa phương trồng tiêu đẩy giá làm cho giá hạt tiêu tăng vọt, “đua với
giá vàng” như nhiều bài báo đã nói

1.4.3. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hôi và thách thức đối với ngành hàng hồ
tiêu Việt Nam
a. Điểm mạnh
- Việt Nam vươn lên là nước xuất khẩu hồ tiêu hàng đầu thế giới kể từ năm
2002 và tháng 3 năm 2005 Việt Nam là thành viên chính thức của IPC, đây là
thuận lợi trong việc hợp tác với các nước thành viên khác và cùng IPC giải
quyết những vấn đề liên quan đến cung/cầu, thị trường xuất khẩu và biến động
giá cả.
- Trong khoảng năm năm qua, thị trường nhập khẩu hồ tiêu Việt Nam được mở
rộng, từ khoảng 40 nước và vùng lãnh thổ lên trên 90 như hiện nay, từ các thị

trường truyền thống và trung gian như Singapore và khối Đông Âu sang thị
trường nhiều tiềm năng như châu Âu, Bắc Mỹ, Trung Đông và gần đây là Nhật
bản.
- Năng suất hồ tiêu Việt Nam thuộc hàng cao nhất trong số các nước trồng và
xuất khẩu hồ tiêu ở châu Á và giá thành sản phẩm hồ tiêu Việt Nam tương đối
thấp hơn các nước trong khu vực.
b. Điểm yếu
- Hồ tiêu Việt Nam chưa có một thương hiệu nổi tiếng, người tiêu dùng trên thế
giới chưa quen nhiều với hồ tiêu Việt Nam nếu so sánh với tiêu Muntok của
Trang 15
DỰ ÁN TRỒNG HỒ TIÊU
Malaysia, tiêu Lampung của Indonesia, hoặc gần đây là tiêu Hải Nam của Trung
Quốc.
- Việt Nam vẫn còn xuất một tỉ lệ lớn tiêu cấp thấp (FAQ), chất lượng chưa thật
sự ổn định, chỉ khoảng 16% tiêu trắng và 25% tiêu đạt chuẩn ASTA, sản phâm
hồ tiêu xuất khẩu chưa đa dạng.
- Trong những năm gần đây, việc phát triển hồ tiêu do nông dân và địa phương
tự phát là chính, có qui hoạch chung cho cả nước nhưng chưa có qui hoạch cụ
thể cho từng vùng trồng tiêu.
c. Cơ hội
- Sau khi Việt Nam gia nhập IPC, vai trò của ngành hàng hồ tiêu Việt Nam
được nâng cao; về phần mình ngành hàng hồ tiêu Việt Nam đã tiếp thu nhiều
kiến thức và kinh nghiệm bổ ích trong trồng trọt, chế biến, cải thiện chất lượng
và đa dạng hoá sản phẩm, quảng bá và tiếp cận thị trường từ các nước khác.
- Người tiêu dùng trên thế giới ngày càng quen dần với hồ tiêu Việt Nam khi
lượng xuất khẩu trực tiếp đến thị trường tiêu thụ tăng thay vì xuất qua trung
gian.
- Nhà nước Việt Nam quan tâm nhiều đến chương trình xúc tiến thương mại của
VPA nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu; các nhà máy chế biến và doanh
nghiệp xuất khẩu tập trung đầu tư tiện nghi nhà xưởng và trang thiết bị để có sản

phẩm hồ tiêu đạt tiêu chuẩn cao hơn.
d. Thách thức
- Người tiêu dùng trên thế giới ngày càng quan tâm đến các tiêu chuẩn về chất
lượng, vệ sinh và an toàn thực phẩm, trong khi một tỉ lệ lớn hồ tiêu xuất khẩu
của Việt Nam còn ở cấp thấp và chất lượng không ổn định; hồ tiêu được sản
xuất, chế biến và tồn trữ theo qui trình và điều kiện chưa thật dự phù hợp.
Trang 16
DỰ ÁN TRỒNG HỒ TIÊU
- Cơ cấu giống hồ tiêu còn nghèo nàn, hầu hết giống đã nhập từ lâu, chỉ có một
số ít giống được trồng rộng rãi trong sản xuất, vì vậy rủi ro do bệnh khá cao, khi
bệnh phát triển thành dịch, có khả năng làm chết hoặc giảm tuổi thọ vườn tiêu.
- Qui trình kỹ thuật canh tác hồ tiêu phù hợp với từng vùng sinh thái chưa được
phổ biến và ứng dụng rộng rãi trong sản xuất, phần lớn nông dân vẫn canh tác
hồ tiêu theo kinh nghiệm của địa phương là chính.
Trang 17
Nội dung
Kết luận và đề xuất ý kiến
Tìm hiểu kỹ thuật trồng và sản xuất
TIÊU
Kỹ thuật trồng và chăm sóc. Thu hoạch và bảo quảnKỹ thuật sơ chế hạt *êu.Kỹ thuật nhân giống.Tìm hiểu các thiết bị công trình phục vụ sản xuất *êu. Đánh giá hiệu quả sản xuất
DỰ ÁN TRỒNG HỒ TIÊU
CHƯƠNG II. KỸ THUẬT TRỒNG TIÊU VÀ VIỆC LỰA CHỌN DỰ ÁN
A. KỸ THUẬT TRỒNG TIÊU
2.1. Sơ đồ khối chu trình sản xuất tiêu
Sơ đồ 4.1 :Sơ đồ nội dung nghiên cứu các bước sản xuất tiêu.
2.2. Tìm hiểu kỹ thuật trồng và sản xuất tiêu
2.2.1. Kỹ thuật nhân giống.
Chọn dây đã già cứng cáp có nhiều mắt rễ khí sinh (rễ bám) thì cây sẽ phát
triển tốt hơn.
Trang 18

DỰ ÁN TRỒNG HỒ TIÊU
Cắt lấy khoảng 3-4 mắt, chiều dài tối ưu là 30-40 cm tùy vào khoảng cách của
mắt dây.
Cắt bỏ hết lá và tay phía dưới bầu đất ươm. Chừa 2/3 lá phần phía trên, cây sẽ
phát triển mạnh nhất. Thường ít khi nhân giống bằng lươn thòng, vì không có
mắt rễ khí sinh nên cây sẽ phát triển chậm hơn. Có khi cây con trồng leo lên tới
ngang ngực mà nhổ lên chỉ có vài cái rễ.
Dựa theo cách chọn hom giống mà ta phân ra làm hai loại là trồng bằng lươn
hay trồng bằng ác.
Trồng bằng lươn có nhược điểm là cây lâu ra trái hơn nhưng ưu điểm là cây
mạnh hơn và tuổi thọ sẽ cao hơn, cây hồ tiêu kinh doanh sẽ lâu suy hơn trồng
bằng ác
Trồng bằng ác lại mau cho ra trái nhưng cây nhanh già cỗi và sớm suy thoái.
Với phương pháp chăm sóc tốt, cho dù trồng lươn hay ác, hồ tiêu có thể kéo dài
tuổi thọ trên 35 năm.
Chuẩn bị bầu ươm kỹ càng bằng cách trộn xơ dừa, tro trấu và đất. Tỉ lệ
50% đất 25% xơ dừa và 25% tro trấu trộn đều với nhau. Dây hom được ngâm
vào dung dịch ra rễ cực mạnh trong 5 phút. Vườn ươm phải có sự chuẩn bị, có
che chắn cho cây phát triển mạnh. Khi cây đã phát triển mạnh rồi mới được đưa
đi trồng. Trước khi đem trồng phải tháo bỏ dàn che chắn, cho cây ra ánh sáng để
cây cứng cáp với chế độ ánh sáng tăng dần. Khi trồng, quan trọng nhất là hố đã
xử lý tốt để ngăn ngừa dịch bệnh. Phải bón lót đầy đủ phân chuồng hoai mục đã
xử lý với lượng 10kg/ hố. Thông thường hố có kích thước 40x40x40cm với đất
có tầng canh tác dày, rút nước tốt. Và hố có kích thước 50x50x50cm với đất khó
rút nước. Lượng phân chuồng thì cứ ngập 2/3 hố là tốt. Sau đó đảo trộn đều, để
tối thiểu 20 ngày sau mới xuống giống, hoặc để 1 tháng hay 1 tháng rưỡi cho
chắc ăn hơn. Khi xuống giống tiêu không còn sợ cháy rễ vì rễ non của tiêu rất dễ
Trang 19
DỰ ÁN TRỒNG HỒ TIÊU
bị tổn thương. Có thể bón lót thêm một tí lân cộng phân gà đã xử lý chuyên

dùng bón lót tiêu con. Tuy đào hố sâu vậy nhưng chỉ trồng cạn thôi, với độ
nghiêng chừng 70
0
so với mặt đất. Không nên dằn chặt đất quá, rễ sẽ kém phát
triển. Chỉ dằn gốc và gần mặt cho cây giống khỏi lay. Nếu dây tiêu dài thì nên
cột vào một cây giả (nọc phụ) cho tiêu leo lên cây giả trước. Khoảng cách giữa
cây tiêu và gốc cây (hoặc nọc) cho tiêu leo là 25 cm và trồng theo 1 hướng nhất
định, trồng như vậy sẽ dễ đôn tiêu.
Khi đôn tiêu thì nên khoanh 1 chỗ và 1 hướng cho ta dễ chăm sóc sau
này. Tuyệt đối không đôn vòng quanh gốc cây tiêu leo. Vì đôn như vậy sau này
rễ tiêu rất dể bị tổn thương khi ta phát cỏ, bón phân… Lưu ý hướng gió bão. Ví
dụ: Hướng gió thổi mạnh là từ tây sang đông thì trồng hướng đông đôn sang
hướng tây (ngược lại) để cây dễ leo, và khi leo sẽ ít bị tuột. Trồng 1 hướng thôi.
Chỉ nên đôn tiêu khi cây đã ra vài cặp tay cứng cáp. Nếu đôn quá non cây sẽ ra
lươn lại, phải mất công bấm đọt. Còn đôn quá già cây sẽ khó ra rễ và hay bị rầy
trắng tấn công. Phải xử lý sạch hết rầy trắng trước khi đôn.
2.2.2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hồ tiêu.
a. Yêu cầu đất đai – khí hậu:
• Đất đai: cây tiêu có thể mọc trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng để sinh
trưởng phát triển tốt và lâu dài, đất trồng tiêu cần phải đảm bảo các yếu tố
:
- Đất dễ thoát nước, không bị úng, ngập.
- Tầng đất phải sâu, tốt nhất là 1 m trở lên.
- Mạch nước ngầm phải sâu, ít nhất là 70 cm.
- Đất có thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, tơi xốp, giàu mùn, không
chua.
• Khí hậu: cây tiêu nguyên chủng mọc dưới tán cây rừng.
Trang 20
DỰ ÁN TRỒNG HỒ TIÊU
- Nhiệt độ thích hợp 22 – 28

0
C, sinh trưởng bình thường từ 18 - 35
0
C.
- Lượng mưa hằng năm từ 1250 – 2500 mm/năm trở lên, tốt nhất được phân
bố đều trong năm do hệ thống rễ ăn cạn, không chịu nổi với điều kiện khô hạn
kéo dài. Cần có 1 khoảng thời gian khô hạn ngắn để phân hóa mầm hoa (20 – 30
ngày).
- Ánh sáng: ưa ánh sáng tán xạ, do đó trong thời kỳ đầu, nhất là lúc mới trồng
cần che bóng cẩn thận. Giai đoạn ra hoa nuôi quả cây cần nhiều ánh sánh hơn,
có thể che bóng ít hoặc không che do cây trưởng thành có khả năng tự che bóng
cho nhau.
- Gió: cây tiêu yếu chịu gió, cần có hàng cây chắn gió
b. Giống
• Giống tiêu: có nhiều giống tiêu như tiêu sẻ đất đỏ của vùng miền Đông Nam
bộ, tiêu Di Linh, tiêu Phú Quốc, tiêu Vĩnh Linh, tiêu Campuchia, tiêu Ấn Độ,
… Hiện nay giống tiêu lá to Vĩnh Linh (Lada belangtoeng) và tiêu Ấn Độ
đang được khuyến cáo trồng do sự sinh trưởng mạnh, chống chịu bệnh chết
nhanh khá, năng suất cao.
• Chọn giống: chọn những bụi tiêu không bị sâu bệnh, sinh trưởng khỏe mạnh,
dưới 18 tháng tuổi để làm giống.
c. Nọc tiêu
Tiêu có thể leo lên nọc cây sống hoặc nọc chết như gỗ, nọc gạch, nọc bê tông.
- Nọc cây sống: các loại cây đa niên tiêu đều leo bám được. Tuy nhiên để xây
dựng vườn tiêu, cần chọn những loại cây lớn nhanh, rễ ăn sâu vào lòng đất, ít rễ
ngang, ít tàn lá, dễ nhân giống, không thay vỏ như cây vong nem , cây lồng
mức, cây anh đào giả, cây keo dậu,…
- Nọc chết: nọc cây gỗ, có đường kính từ 8 cm trở lên, cao 3 – 5 m. Hiện nay,
vì cạn kiệt, người ta đúc nọc bằng bê tông cốt thép và dùng gạch để xây nọc. Do
dó giá thành của nọc bê tông và gạch lớn nên có thể chia làm 2 giai đoạn để đầu

Trang 21
DỰ ÁN TRỒNG HỒ TIÊU
tư: ban đầu nên đúc nọc bê tông hoặc nọc gạch ở độ cao 1,5 – 2 m, sau đó tiếp
tục đốt hoặc xây thêm cho đến độ cao 3,5 – 5 m tuỳ khả năng.
Nếu sử dụng nọc chết, khoảng cách trồng có thể là 2x2 m, 2x2,5 m, 2,5x2,5
m. Nọc gạch có đường kính trên 0,8 m, có thể trồng với khoảng cách 2,5x3 m
đến 3x3 m.
Nếu trồng toàn bộ nọc cây sống, khoảng cách trồng từ 2,5x3 m, bố trí theo
hướng đông – tây và rong tỉa cành trong mùa mưa.
Có thể trồng xen 1 hàng nọc sống 1 hàng nọc chết để giảm bớt chi phí và điều
hòa ánh sánh.
d. Trồng tiêu
Trước khi trồng từ 2 – 3 tuần, cần đào rãnh quanh nọc tiêu, cách mép
nọc tiêu từ 10 – 15 cm, sâu 40 – 50 cm, rộng 40 – 50 cm rồi bón lót phân
chuồng hoai (càng nhiều càng tốt) + 0,5 kg vôi + 0,5 kg Super lân trộn đề u
với đất mặt.
Khi trồng, đặt bầu tiêu cách nọc từ 15 – 20 cm, nghiêng 1 góc 45 –
60
0
hướng ngọn tiêu về gốc nọc, nọc cây sống thì trồng xa hơn một chút. Nén
chặt đất xung quanh bầu tiêu (hom tiêu) rồi che chắn cẩn thận, tránh gió lùa và
ánh sáng chiếu trực tiếp vào làm cháy lá, cháy dây. Nọc có đường kính nhỏ (<
20 cm) có thể trồng 3 – 4 hom. Nọc xây gạch, cứ 30 cm trồng 1 hom.
Thời vụ trồng tốt nhất là vào đầu mùa mưa, cây tiêu kịp lớn để chống
chịu được hạn vào đầu mùa khô.
e. Chăm sóc
• Che bóng cho tiêu non: khi tiêu mới trồng cần dùng cỏ, rác, lá dừa,… che tủ
tránh nắng và gió làm tiêu mất nước và bị cháy nắng. Có thể che bằng tấm liếp
hoặc dàn che.
Trang 22

DỰ ÁN TRỒNG HỒ TIÊU
• Trồng dặm: sau trồng 3 tuần, cần kiểm tra loại bỏ những hom chết và
trồng dặm kịp thời để cây kịp sinh trưởng đồng đều với những cây trồng
trước.
• Làm cỏ xới xáo: làm cỏ sạch quanh gốc và giữa các hàng tiêu. Không xới
xáo trong gốc tiêu, xới cách gốc 50 – 60 cm. Mùa mưa cần tránh xới xáo
vì dễ làm tổn thương bộ rễ giúp mầm bệnh xâm nhập vào làm chết tiêu.,,
• Xén tỉa tạo hình:
- Sau khi tiêu lên cao, cần dùng dây mềm (dây nhựa, nylon) buộc vào cây
nọc. Tráng dùng các loại dây chuối, dây rừng,… vì các dây này dễ bị mục làm
cho phần thân tiêu nơi buộc dây dễ bị mầm bệnh tấn công.
- Tiêu leo lên cao 60 – 80 cm mà vẫn chưa phát sinh cành ngang thì tiến hành
bấm ngọn hoặc đôn dây.
- Sử dụng cành vượt các cấp làm bộ khung thân chính đều đặn quanh nọc.
- Trong các năm 1 – 2 có thể có một số cành ác ra hoa cần xén bỏ để tập
trung dinh dưỡng cho bộ khung chính sinh trưởng mạnh.
• Tủ gốc: Vào mùa khô dùng rơm rạ hoặc cỏ
khô tủ quanh gốc tiêu giúp giữ ẩm, giãn chu kỳ và giảm lượng nước tưới.
Đề phòng mối và cháy. Tủ cách gốc 10 – 20 cm.
• Tưới nước và chống úng cho tiêu:
Trong mùa nắng cần tưới nước thường xuyên (không thừa nước), kết hợp
với các biện pháp che chắn, tủ gốc giữ ẩm cho tiêu. Trong thời kỳ kinh doanh,
việc tưới nước cho tiêu có khác hơn. Trong thời kỳ này, đặc biệt sau thu hoạch,
chỉ tưới cho tiêu khi thấy thật cần thiết, đủ cho cây sống, chịu đựng được mùa
khô hạn để bước vào mùa mưa. Nếu tưới nước quá nhiều, cây sẽ tiếp tục sinh
trưởng phát triển, các chùm quả phát sinh rải rác, tỷ lệ thụ phấn thấp làm giảm
sản lượng và gây trở ngại cho việc chăm sóc, thu hoạch.
Trang 23
DỰ ÁN TRỒNG HỒ TIÊU
- Cần đánh rãnh nước giữa 2 hàng tiêu trong mùa mưa để chống úng. Đây là

công việc hết sức quan trọng nhằm đảm bảo cho vườn tiêu tồn tại lâu dài.
• Xén tỉa cây nọc sống:
- Cần xén tỉa cây nọc sống 2 – 3 lần trong mùa mưa để cây tiêu có đủ ánh
sáng.
- Trong mùa khô không nên xén tỉa, kết hợp với biện pháp tủ gốc tích cực
có thể tiết kiệm được lượng nước tưới quan trọng.
f. Bón phân:
Nhu cầu dinh dưỡng cho cây tiêu:
Nhu cầu dinh dưỡng của cây tiêu khá cao. từ năm thứ 3 sau trồng, cây cần
nhiều nhất là đạm, sau đó đến kali rồi mới đến lân, vôi, ma nhê và các chất
khoáng khác.Từ 1 năm đến 3 năm bón phân như sau:
Năm 2
200 – 250
400 – 500
150 – 200

15 – 20

Cách bón:
- Lót (đầu mùa mưa): toàn bộ phân chuồng + vôi + 1/3 (urê + lân + kali).
- Giữa mùa mưa: 1/3 (urê + lân + kali).
- Cuối mùa mưa: 1/3 (urê + lân + kali).
Trang 24
DỰ ÁN TRỒNG HỒ TIÊU
Từ năm thứ 4 trở đi, cây tiêu đã cho thu hoạch, bón phân cho một nọc (kg)
như sau:

KCl Vôi
0,05 -0,1 0,5
0,05 -0,1

0,15
0,15
0,4-0,5 0,5

Cách bón : Đào rãnh quanh nọc, cách nọc 0,5 –0,6 m, rộng 20 – 30 cm, sâu
10 – 15 cm, rải phân đều vào rãnh rồi lấp đất lại. Cố gắng hạn chế làm đứt rễ.
g. Sâu bệnh hại:
Đây là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến người trồng
tiêu. Bệnh chết nhanh cây tiêu do nấm Phythopthora palmivora gây hại là một
điểm hình. Chúng có thể hủy diệt một nọc tiêu, một vườn tiêu hay cả một vùng
trồng tiêu trong thời gian ngắn, gây thiệt hại to lớn đối với sản xuất.
• Sâu hại:
Quan trọng nhất là loại rệp, gồm:
- Rệp muội: thường bám vào các lá non, ngọn non để chích hút
Trang 25

×