Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

HỆ HỖ TRỢ RA QUYẾT ĐỊNH XỬ LÝ VI PHẠM GIAO THÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (891.44 KB, 45 trang )

ĐỀ TÀI: HỆ HỖ TRỢ RA QUYẾT ĐỊNH XỬ LÝ VI PHẠM GIAO THÔNG
MỤC LỤC
HVTH: Nguyễn Tấn Thành - CH1301055 Trang 1
GVHD: PGS.TS. Đỗ Phúc
1
ĐỀ TÀI: HỆ HỖ TRỢ RA QUYẾT ĐỊNH XỬ LÝ VI PHẠM GIAO THÔNG
LỜI NÓI ĐẦU
Ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT) trong quản lý doanh nghiệp đã trở nên
phổ biến ở nước ta. Tuy nhiên, một vấn đề rất quan trọng, còn khá mới mẻ ở nước ta, đó
là ứng dụng CNTT để hỗ trợ ra quyết định.
Mục tiêu của bài tiểu luận này là trình bày cơ sở lý thuyết của Hệ hỗ trợ ra quyết
định, trên cơ sở đó thực hiện thu thập thông tin và xây dựng “Hệ thống hỗ trợ ra quyết
định xử lý vi phạm giao thông”, ứng dụng dựa vào dữ liệu về các tình huống vi phạm
giao thông của người cần ra quyết định nhập vào, hệ hỗ trợ ra quyết định sẽ truy xuất vào
cơ sở dữ liệu để lấy thông tin và đưa ra mức phạt đúng với tình huống đó.
Em chân thành tri ơn thầy – PGS.TS. Đỗ Phúc, người đã tận tình truyền đạt cho
chúng em những tri thức rất bổ ích về môn học “Hệ hỗ trợ ra quyết định”. Cám ơn những
gợi mở mang tính thời sự của thầy về các ý tưởng xây dựng các ứng dụng hỗ trợ ra quyết
định. Từ đó giúp em có cơ hội nghiên cứu sâu hơn về môn học, tạo điều kiện thuận lợi để
em hoàn thành bài tiểu luận này.
Nguyễn Tấn Thành – CH1301055
Lớp Cao học khóa 08
HVTH: Nguyễn Tấn Thành - CH1301055 Trang 2
GVHD: PGS.TS. Đỗ Phúc
2
ĐỀ TÀI: HỆ HỖ TRỢ RA QUYẾT ĐỊNH XỬ LÝ VI PHẠM GIAO THÔNG
I. TỔNG QUAN HỆ HỖ TRỢ RA QUYẾT ĐỊNH
1. Khái niệm hệ hỗ trợ ra quyết định:
Hệ hỗ trợ ra quyết định là phương pháp lấy tri thức đúng để cho ra quyết định hợp
lý vào đúng lúc và có mức phí hợp lý.
Đó là sự kết hợp giữa tri thức và việc tạo lập quyết định. (Knowledge – Decision


making).
Khái niệm hệ hỗ trợ ra quyết định được đề xuất bởi Michael S.Scott Morton vào
những năm 1970. Hệ hỗ trợ ra quyết định bao gồm:
• Phần mềm máy tính.
• Chức năng hỗ trợ ra quyết định.
• Làm việc với bài toán có cấu trúc yếu.
• Hoạt động theo cách tương tác với người dùng.
• Được trang bị nhiều mô hình phân tích và mô hình dữ liệu.

Hình 1.2: Định nghĩa hệ hỗ trợ ra quyết định
HVTH: Nguyễn Tấn Thành - CH1301055 Trang 3
GVHD: PGS.TS. Đỗ Phúc
3
ĐỀ TÀI: HỆ HỖ TRỢ RA QUYẾT ĐỊNH XỬ LÝ VI PHẠM GIAO THÔNG
 Các khái niệm cơ sở của các định nghĩa Hệ hỗ trợ ra quyết định:
Nguồn Khái niệm cơ sở
Gorry & Scott-Morton (1971) Kiểu của bài toán, chức năng hệ thống
Little (1970) Chức năng hệ thống, đặc điểm giao tiếp
Alter (1980) Mục tiêu hệ thống, khuôn mẫu sử dụng
Moore & Chang (1980) Năng lực hệ thống, khuôn mẫu sử dụng
Bonezek et al (1989) Thành phần hệ thống
Keen (1980) Quá trình phát triển
Bảng 1.1: Các khái niệm cơ sở của các định nghĩa Hệ hỗ trợ ra quyết định
Cơ sở của các định nghĩa về hệ hỗ ra trợ quyết định thay đổi từ nhận thức hệ hỗ
trợ ra quyết định làm gì (thí dụ, hỗ trợ ra quyết định trong các bài toán phi cấu trúc)
cho đến cách thức đạt được các mục tiêu của hệ hỗ trợ ra quyết định (các thành phần
yêu cầu, khuôn mẫu sử dụng, quá trình phát triển )
− Các giải thích:
• Little (1970): hệ hỗ trợ ra quyết định là tập các thủ tục dựa vào các mô hình
để xử lý dữ liệu và phán xét nhằm trợ giúp các nhà ra quyết định.

• Alter (1980): định nghĩa hệ hỗ trợ ra quyết định bằng cách tương phản với
các hệ xử lý dữ liệu điện tử theo 5 thứ nguyên như bảng sau:
Thứ nguyên
Hệ hỗ trợ ra quyết
định
Hệ xử lý dữ liệu điện tử(EDP)
Cách dùng Tích cực Thụ động
Người dùng Quản lý Thư ký
Mục tiêu Hiệu dụng Hiệu quả
Thời gian Hiện tại, tương lai Quá khứ
Đặc trưng Linh hoạt Kiên định
Bảng 1.2: định nghĩa hệ hỗ trợ quyết định.
HVTH: Nguyễn Tấn Thành - CH1301055 Trang 4
GVHD: PGS.TS. Đỗ Phúc
4
ĐỀ TÀI: HỆ HỖ TRỢ RA QUYẾT ĐỊNH XỬ LÝ VI PHẠM GIAO THÔNG
• Moore & Chang (1980) cho rằng tính cấu trúc trong các định nghĩa trước
đây không thật sự có ý nghĩa vì rằng bài toán mô tả là có cấu trúc hay phi
cấu trúc chỉ tương ứng theo người ra quyết định/tình huống cụ thể. Vì vậy,
nên định nghĩa hệ hỗ trợ quyết định như là hệ thống hỗ trợ các mô hình
quyết định và phân tích dữ liệu tùy biến, được sử dụng ở các khoảng thời
gian bất kỳ, không hoạch định trước.
• Bonezek et al (1980) cho rằng hệ hỗ trợ quyết định là một hệ máy tính gồm
3 thành phần tương tácvới nhau: hệ thống ngôn ngữ (cơ chế để giao tiếp
giữa người dùng và các thành phầnkhác), hệ kiến thức (kho lưu chứa các
kiến thức của lĩnh vực đang xét dưới dạng dữ liệu hay thủ tục) và hệ xử lý
vấn đề (liên kết giữa 2 thành phần kia, chứa một hay nhiều năng lực xử lý
vấn đề tổng quát cần để ra quyết định)
• Keen (1980) áp dụng thuật ngữ hệ hỗ trợ quyết định cho các tình huống ở
đó hệ thống cuối cùng chỉ có thể được xây dựng bằng một quá trình thích

nghi về học tập và tiến hóa. Vì vậy, hệ hỗ trợ quyết định là sản phẩm của
quá trình phát triển ở đó người dùng hệ thống, người xây dựng hệ thống và
bản thân hệ thống có khả năng ảnh hưởng lên nhau gây ra một tiến hóa và
khuôn mẫu sử dụng.
HVTH: Nguyễn Tấn Thành - CH1301055 Trang 5
GVHD: PGS.TS. Đỗ Phúc
5
ĐỀ TÀI: HỆ HỖ TRỢ RA QUYẾT ĐỊNH XỬ LÝ VI PHẠM GIAO THÔNG
2. Năng lực của hệ hỗ trợ ra quyết định:
Hình 1.3: Năng lực hệ hỗ trợ quyết định
• Hệ hỗ trợ quyết định cơ bản hỗ trợ các nhà ra quyết định trong các tình huống nửa
cấu trúc và phi cấu trúc bằng cách kết hợp phán xử của con người và xử lý thông
tin bằng máy tính. Các bài toán như vậy không thể/không thuận tiện giải quyết
được chỉ bằng các công cụ máy tính hóa hay các phương pháp định lượng.
• Phù hợp cho các cấp quản lý khác nhau từ cao đến thấp.
• Phù hợp cho cá nhân lẫn nhóm. Các bài toán ít có tính cấu trúc thường liên đới đến
nhiều cá nhân ở các đơn vị chức năng hay mức tổ chức khác nhau cũng như ở các
tổ chức khác.
• Hỗ trợ cho các quyết định tuần tự, liên thuộc, được đưa ra một lần, vài lần hay lặp
lại.
• Hỗ trợ cho các giai đoạn của quá trình ra quyết định: tìm hiểu, thiết kế, lựa chọn
và hiện thực.
• Phù hợp cho một số các phong cách và quá trình ra quyết định.
HVTH: Nguyễn Tấn Thành - CH1301055 Trang 6
GVHD: PGS.TS. Đỗ Phúc
6
ĐỀ TÀI: HỆ HỖ TRỢ RA QUYẾT ĐỊNH XỬ LÝ VI PHẠM GIAO THÔNG
3. Hệ hỗ trợ ra quyết định và hệ thống thông tin:
Các hệ thống thông tin quản lý tập trung vào các hoạt động của hệ thống thông tin.
Hệ thống thông tin quản lý có các tính chất:

• Tập trung vào thông tin, hướng đến các nhà quản lý cấp điều hành.
• Làm việc với dòng thông tin có cấu trúc.
Các hệ hỗ trợ quyết định có các tính chất:
• Hướng đến các quyết định, các nhà lãnh đạo.
• Tính uyển chuyển, thích ứng với hoàn cảnh và phản ứng nhanh.
• Do người dùng khởi động và kiểm soát.
• Hỗ trợ các quyết định cá nhân của nhà lãnh đạo.
Tên Lĩnh vực ứng dụng
GADS: Geodata Analysis Display
System
Phân tích và cung cấp tài nguyên địa lý
PMS: Portfolio Management System Tư vấn và quản trị đầu tư
IRIS:Industrial Relations Information
Phân tích chất lượng và bố trí nhân lực trong
sản xuất
PROJECTOR Hoạch định kế hoạch tài chính
IFPS:Interactive Financial Planning
System
Phân tích tài chính, giá thành, sản phẩm
BRANDAID Phân tích thị trường, ngân sách, quảng cáo
Bảng 1.3: Các hệ hỗ trợ ra quyết định.
4. Các thành phần của một hệ hỗ trợ ra quyết định:
Một cách hình dung về các thành phần của một hệ hỗ trợ ra quyết định (DSS –
decision support system) và quan hệ giữa chúng là sử dụng các khái niệm đối thoại
(dialog), dữ liệu (data) và mô hình (model). Đối với những người thiết kế hệ thống
DSS cũng như những người sử dụng hệ thống, điều quan trọng là hiểu được các thành
phần này được thiết kế như thế nào. Người sử dụng cần phải biết có thể yêu cầu cái gì
ở DSS. Người thiết kế phải biết được DSS có thể cung cấp cái gì.
HVTH: Nguyễn Tấn Thành - CH1301055 Trang 7
GVHD: PGS.TS. Đỗ Phúc

7
ĐỀ TÀI: HỆ HỖ TRỢ RA QUYẾT ĐỊNH XỬ LÝ VI PHẠM GIAO THÔNG
Hình 1.4: Mô hình hệ hỗ trợ ra quyết định
Các kỹ thuật mới có nhiều ảnh hưởng đến các thành phần đối thoại, dữ liệu, và mô
hình; ví dụ như giao diện đồ họa hay cơ sở dữ liệu quan hệ. Ngoài ra trí tuệ nhân tạo
cũng cung cấp các khả năng biểu diễn và sử dụng mô hình trong những hình thức mới.
a. Thành phần đối thoại:
Từ cách nhìn của người sử dụng, thành phần đối thoại là toàn bộ hệ thống. Cách
dùng hệ thống, hướng dẫn cách vận hành của hệ thống và thể hiện các trả lời của hệ
thống đều thông qua thành phần đối thoại. Bennett gọi các yếu tố này bằng các khái
niệm: cơ sở tri thức (knowledge base), ngôn ngữ hành động (action language), và ngôn
ngữ trình bày (representation language). Các yếu tố khác nhưn phần cứng và phần
mềm, cách thức lưu trữ dữ liệu, các thuật toán được dùng thường không được nhận
thức bởi người dùng.
 Xem xét chung:
HVTH: Nguyễn Tấn Thành - CH1301055 Trang 8
GVHD: PGS.TS. Đỗ Phúc
8
ĐỀ TÀI: HỆ HỖ TRỢ RA QUYẾT ĐỊNH XỬ LÝ VI PHẠM GIAO THÔNG
Khi thiết kế thành phần đối thoại của một DSS, điều quan trọng là nhận ra ai là
người dùng của nó. Một DSS có thể chỉ có một người dùng, nhưng cũng có thể có
nhiều người dùng. Một số người dùng chỉ quan tâm đến khía cạnh hỗ trợ quyết định có
tính bề mặt của DSS, một số khác lại có thể dùng DSS một cách rất thành thục. Đôi
khi người ra quyết định dùng DSS một cách trực tiếp, nhưng đôi lúc họ ra quyết định
dựa trên một ban cố vấn và ban cố vấn lại sử dụng DSS. Như vậy ban quyết định có
thể được xem là phần mở rộng của DSS.
Thiết kế thành phần đối thoại của DSS phải cân bằng giữa tính dễ sử dụng và tính
mềm dẻo (flexibility). Ví dụ cơ chế hỏi – đáp thì dễ sử dụng nhưng không mềm dẻo vì
hệ thống chỉ bao gồm các câu hỏi đã được lập trình sẵn. Ngược lại ngôn ngữ lệnh
(command language) cung cấp cho người dùng nhiều chức năng hơn, nhưng lại đòi hỏi

người dùng phải am hiểu về các lệnh đó. Phần nhiều các DSS sử dụng ngôn ngữ lệnh.
 Cơ sở tri thức (knowledge base):
Cơ sở tri thức bao gồm những gì người dùng biết về cách thức hệ thống vận hành
cũng như cách dùng hệ thống đó. Thường thì các tri thức xung quanh bài toán cần
được giải phải được cung cấp cho DSS, sau đó thì DSS mới có thể ra quyết định. Một
ngoại lệ là trường hợp DSS được dùng để huấn luyện người ra quyết định. Lúc này
DSS là một phương tiện giáo dục.
Người dùng có thể được huấn luyện sử dụng DSS theo nhiều cách khác nhau. Có
thể học sử dụng DSS theo cách một truyền một (one to one), nhưng khi có nhiều người
cần được huấn luyện thì phải sử dụng đến các lớp hay khóa học. Thêm vào đó, có thể
tìm kiếm sự trợ giúp từ một chuyên gia (con người) hay từ những lệnh giúp đỡ đã
được chuẩn bị kèm theo DSS.
DSS có thể dễ sử dụng hơn bằng cách công bố các tài liệu hướng dẫn (manuals)
trên mạng. Hệ thống trợ giúp cảm ngữ cảnh (context sénitive), được kích hoạt khi
người dùng nhấn một phím nào đó.
Tập tin lệnh cũng có thể được dùng. Tập tin lệnh chứa các lệnh cần được thực thi
trong một tập tin, và các lệnh này được thực hiện tuần tự khi tập tin lệnh được thi
HVTH: Nguyễn Tấn Thành - CH1301055 Trang 9
GVHD: PGS.TS. Đỗ Phúc
9
ĐỀ TÀI: HỆ HỖ TRỢ RA QUYẾT ĐỊNH XỬ LÝ VI PHẠM GIAO THÔNG
hành. Một vài DSS cung cấp cơ chế lưu lại các lệnh: một chuỗi các lệnh đã được thực
thi bởi người dùng có thể được lưu lại trong một tập tin và được thực hiện lại trong
những lần sau bằng cách thực thi tập tin lệnh.
 Ngôn ngữ hành động (action language):
Có nhiều loại ngôn ngữ hành động khác nhau, hiểu theo nghĩa ngôn ngữ dùng để
điều hành DSS. Hỏi-đáp, dùng menu, hay ngôn ngữ lệnh đã được giải thích ở trên.
Ngoài ra còn có một số “ngôn ngữ ” khác như sau.
Một vài DSS sử dụng form để nhập/xuất dữ liệu. Người dùng điền dữ liệu đầu vào
(input) dùng form và nhận dữ liệu đầu ra (output) cũng trên form.

Giao diện đồ họa cung cấp một phương pháp tiếp cận khác. Các biểu tượng (icon),
ảnh được dùng để đại diện cho các đối tượng như tài liệu, tập tin…, người dùng sử
dụng con chuột để tác động lên các đối tượng đó (như di chuyển, chọn menu…)
Giọng nói cũng là một loại ngôn ngữ hành động, và yêu cầu công nghệ nhận dạng
giọng nói (speech recognition). Với sự phát triển của công nghệ này, chúng ta có thể
trông đợi nhiều DSS sử dụng giọng nói làm ngôn ngữ hành động hơn.
Tóm lại, bàn phím không phải là sự lựa chọn duy nhất, có thể kể đến các lựa chọn
khác như chuột, các thiết bị trỏ dùng trực tiếp trên màn hình hay là micro.
 Ngôn ngữ trình bày:
Ngày trước, máy in là một nguồn xuất dữ liệu. Khả năng đồ họa của màn hình
cung cấp nhiều cách thể hiện mới. Màn hình có thể thể hiện các hình ảnh, đồ thị.
Ngoài ra âm thanh cũng được xem xét như một khả năng mới.
 Các kiểu (style) thành phần đối thoại:
Tổ hợp các kiểu thực hiện các thành phần con như cơ sở tri thức, ngôn ngữ hành
động và ngôn ngữ trình bày, ta được nhiều kiểu thành phần hội thoại khác nhau. Một
số DSS thiên về bàn phím và buộc người dùng phải nhớ các tổ hợp phím để thực thi
các lệnh. Một số DSS trực quan hơn thì cho phép người dùng dùng chuột để tác động
lên các đại diện của các đối tượng cần thao tác.
HVTH: Nguyễn Tấn Thành - CH1301055 Trang 10
GVHD: PGS.TS. Đỗ Phúc
10
ĐỀ TÀI: HỆ HỖ TRỢ RA QUYẾT ĐỊNH XỬ LÝ VI PHẠM GIAO THÔNG
b. Thành phần dữ liệu:
DSS không dùng các dạng dữ liệu thô thu được trong các quá trình giao dịch của
các tổ chức. Dữ liệu thường phải được tóm tắt, cô đọng trước khi được sử dụng bởi
DSS. Lý tưởng nhất là công việc này cũng được tự động bằng máy tính. Nhưng đôi lúc
cũng được thực hiện bằng tay khi không tốn quá nhiều công sức hay công việc đòi hỏi
việc xử lý tinh tế của con người. Thông thường cần phải dùng một hệ quản trị cơ sở dữ
liệu (DBMS).
Các dữ liệu nội (internal data) cũng được cần đến. Ví dụ như loại dữ liệu liên

quan đến các lĩnh vực của kỹ sư hay của nhà quản lý. Các dữ liệu này thường không
thể có được qua các quá trình xử lý dữ liệu thông thường được. Chúng phải được thu
thập, nhập liệu, lưu trữ và cập nhật thông qua các phương pháp và tiến trình đặc biệt.
Loại dữ liệu này cũng cần dùng đến hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS).
Các dữ liệu ngoại (external data): như thông tin thương mại, tài chính của một nền
kinh tế, các số liệu công nghiệp cũng đòi hỏi nhiều nỗ lực đặc biệt để có được. Nhưng
khác với dữ liệu nội, dữ liệu ngoại có thể mua được từ các công ty, tổ chức. Loại dữ
liệu này được rút trích từ các cơ sở dữ liệu thương mại…
c. Thành phần mô hình:
 Các loại mô hình:
Có nhiều loại mô hình khác nhau được phân chia dựa trên mục đích sử dụng, cách
xử lý với tính tình cờ (randomness), tính tổng quát của ứng dụng…
Mục đích của mô hình là tối ưu hóa hay để mô tả. Một mô hình dùng để tối ưu hóa
là một mô hình trong đó một đại lượng nào đó cần phải được cực tiểu hóa hay cực đại
hóa. Ví dụ như cực đại hóa lợi nhuận hay cực tiểu hóa chi phí. Nói chung loại mô hình
dùng để mô tả cho người dùng một hình dung đúng về thực tế, còn theo nghĩa hẹp nó
mô tả về cách vận hành của hệ thống và không thực hiện một phép tối ưu nào.
Nói về tính tình cờ, hầu hết các hệ thống đều mang tính xác suất, nghĩa là hành vi
của hệ thống không thể được đoán trước một cách chính xác, các dữ liệu nhập vào đều
mang tính xác suất thống kê và các dữ liệu xuất ra cũng vậy. Tuy vậy, đa số các mô
HVTH: Nguyễn Tấn Thành - CH1301055 Trang 11
GVHD: PGS.TS. Đỗ Phúc
11
ĐỀ TÀI: HỆ HỖ TRỢ RA QUYẾT ĐỊNH XỬ LÝ VI PHẠM GIAO THÔNG
hình toán học đều là mô hình tất định (determintistic). Các mô hình tiền định thường
dễ xây dựng hơn, ít tốn kém về thời gian và tiền bạc hơn.
Về tính tổng quát, có mô hình có thể chỉ được dùng với một hệ thống (custom-
build model), nhưng cũng có những mô hình được xây dựng chung cho nhiều hệ thống
khác nhau (ready-build model). Nói chung, custom-build model cung cấp một cái nhìn
kỹ hơn về một hệ thống cụ thể, tuy nhiên thường tốn kém hơn để xây dựng vì phải làm

từ những việc nhỏ nhất.
 Các lớp mô hình:
Thông thường các mô hình được phân thành các lớp sau:
• Mô hình chiến lược: được dùng cho công việc quản lý ở tầm cao, dùng để
hỗ trợ xác định mục đích của tổ chức, các tài nguyên cần có để thực thi các
mục đích này.
• Mô hình chiến thuật: được dùng quản lý ở mức trung cấp, để giúp cất phát
và sử dụng tài nguyên của tổ chức.
• Mô hình hoạt động: dùng để ra những quyết định ngắn hạn (hàng ngày, hàng
tuần).
 Các vấn đề thường gặp với mô hình:
• Khó khăn trong việc tìm dữ liệu nhập cho mô hình.
• Khó khăn trong việc sử dụng dữ liệu xuất ra từ mô hình.
• Khó khăn trong việc cập nhật hóa mô hình.
• Sự thiếu tin cậy đối với mô hình của người dùng.
• Ít có sự hợp nhất, tích hợp giữa các mô hình.
• Sự tương tác yếu (nghèo nàn) giữa mô hình và người dùng.
• Người dùng khó mà tạo mô hình của riêng họ.
• Các mô hình thường ít đưa ra giải thích về dữ liệu xuất (output).
 Thành phần đối thoại:
HVTH: Nguyễn Tấn Thành - CH1301055 Trang 12
GVHD: PGS.TS. Đỗ Phúc
12
ĐỀ TÀI: HỆ HỖ TRỢ RA QUYẾT ĐỊNH XỬ LÝ VI PHẠM GIAO THÔNG
• Các khái niệm thành phần dữ liệu, thành phần đối thoại và thành phần mô
hình cung cấp một phương pháp hữu hiệu để hiểu các thành phần của một
DSS và các tương tác giữa chúng với nhau.
• Thành phần dữ liệu cung cấp dữ liệu để xây dựng, kiểm tra và “bảo dưỡng”
mô hình. Kết xuất của mô hình lại được lưu trong cơ sở dữ liệu nên có thể
làm dữ liệu nhập cho các mô hình khác, do đó có thể tích hợp nhiều mô hình

lại với nhau.
• Thành phần đối thoại không chỉ giúp cho người dùng sử dụng tốt mô hình,
sử dụng một DSS có hiệu quả để ra quyết định mà còn giúp người dùng xây
dựng mô hình của riêng họ, cho những nhu cầu của riêng họ.
5. Cây quyết định:
Cây quyết định bao gồm bốn thành phần: nhánh, nút quyết định, nút biến cố và kết
quả. Nhánh là một biến cố hay chiến lược nối hai nút hay một nút và kết quả. Nút
quyết định là một điểm trên cây được biểu diễn bằng hình vuông và từ đó sẽ phát xuất
nhiều nhánh. Mỗi nhánh từ nút quyết định là một chiến lược khả dĩ sẽ được người ra
quyết định xem xét. Nút biến cố là một điểm trên cây quyết định được biểu diễn bằng
hình tròn và từ đó cũng sẽ phát xuất nhiều nhánh, mỗi nhánh là một biến cố có thể xảy
ra. Kết quả là một chuỗi chiến lược và biến cố tạo thành một con đường duy nhất trên
cây quyết định từ điểm đầu cho đến điểm cuối.
E4: biến cố 4
8
CP11
E4: biến cố 4
E4: biến cố 4
E4: biến cố 4
E4: biến cố 4
E4: biến cố 4
E3: biến cố 3
E4: biến cố 4
E4: biến cố 4
E3: biến cố 3
E3: biến cố 3
E3: biến cố 3
E3: biến cố 3
HVTH: Nguyễn Tấn Thành - CH1301055 Trang 13
GVHD: PGS.TS. Đỗ Phúc

13
ĐỀ TÀI: HỆ HỖ TRỢ RA QUYẾT ĐỊNH XỬ LÝ VI PHẠM GIAO THÔNG
E3: biến cố 3
E3: biến cố 3
E3: biến cố 3
S4: chiến lược 4
S4: chiến lược 4
S4: chiến lược 4
S4: chiến lược 4
S3: chiến lược 3
S3: chiến lược 3
S3: chiến lược 3
S3: chiến lược 3
S1: chiến lược 1
E2: biến cố 2
E1: biến cố 1
E2: biến cố 2
S2: chiến lược 2
E1: biến cố 1
1
2
4
4
5
6
7
CP1
CP2
CP3
CP4

CP5
CP6
CP7
CP8
2
4
4
9
10
CP9
CP10
CP12
CP13
CP14
10
CP15
HVTH: Nguyễn Tấn Thành - CH1301055 Trang 14
GVHD: PGS.TS. Đỗ Phúc
14
ĐỀ TÀI: HỆ HỖ TRỢ RA QUYẾT ĐỊNH XỬ LÝ VI PHẠM GIAO THÔNG
CP16
10
Hình 1.5: Sơ đồ cây quyết định.
Hình 1.5 là một cây quyết định tiêu biểu. Nút đầu tiên của cây sẽ bắt đầu bằng
quyết định thứ nhất, một sự chọn lựa giữa chiến lược 1 hay chiến lược 2 sẽ xảy ra.
Theo sau sự chọn chiến lược là một biến cố ngẫu nhiên: biến cố 1 hoặc biến cố 2. Lúc
này người ra quyết định sẽ đứng giữa một trong bốn nút quyết định và phải thực hiện
quyết định thứ 2 giữa chiến lược 3 và chiến lược 4. Theo sau quyết định này là một
biến cố ngẫu nhiên thứ 2: biến cố 3 và biến cố 4. Tùy theo con đường đã chọn, một
trong 16 kết quả sẽ được xem là kết cuộc (từ CP1 đến CP16). Ví dụ: con đường gồm

chiến lược 1, biến cố 2, chiến lược 3, biến cố 4 sẽ dẫn đến kết quả CP6.
Quyết định tối ưu cho loại bài toán này là chọn một bộ chiến lược duy nhất cho
giá trị kỳ vọng tốt nhất ứng với nút đầu tiên. Lời giải này giả định có thể ấn định giá trị
kỳ vọng ở từng nút biến cố và người ra quyết định sẽ thực hiện một quyết định phức
tạp dựa trên nhiều biến cố ngẫu nhiên.
II. TÌM HIỂU VỀ CÁC MỨC PHẠT VI PHẠM GIAO THÔNG
Các mức phạt đang áp dụng hiện nay được quy định trong Nghị định số
71/2012/NĐ-CP của chính phủ. Với các bảng tổng hợp đầy đủ, rõ ràng cho cả ô tô và
xe máy. Nghị định 71/2012/NĐ-CP được chính thức áp dụng vào ngày 10/11/2012.
1. Xe ô tô:
a. Lỗi vượt quá tốc độ :
Mức phạt vi phạm giao thông cho ô tô áp dụng theo nghị định mới
nhất 71/2012/NĐ-CP đối với các lỗi chạy quá tốc độ.
STT Lỗi vi phạm Mức phạt
Khu vực nội thành
Tại 5 thành phố trực
thuộc TƯ
1
Điều khiển xe chạy quá tốc
độ quy định từ 05 km/h đến
dưới 10 km/h
600.000 – 800.000 600.000 – 800.000
HVTH: Nguyễn Tấn Thành - CH1301055 Trang 15
GVHD: PGS.TS. Đỗ Phúc
15
ĐỀ TÀI: HỆ HỖ TRỢ RA QUYẾT ĐỊNH XỬ LÝ VI PHẠM GIAO THÔNG
2
Điều khiển xe chạy quá tốc
độ quy định từ 10 km/h đến
20 km/h

2.000.000 – 3.000.000 2.000.000 – 3.000.000
3
Điều khiển xe chạy quá tốc
độ quy định trên 20 km/h đến
35 km/h
4.000.000 – 6.000.000 4.000.000 – 6.000.000
4
Điều khiển xe chạy quá tốc
độ quy định trên 35 km/h
8.000.000 – 10.000.000 8.000.000 – 10.000.000
Bảng 2.1: Lỗi vượt quá tốc độ của xe ô tô.
b. Lỗi vượt đèn đỏ, không thắt dây an toàn, không tuân thủ đèn tín hiệu, người
điều khiển giao thông
Mức phạt vi phạm giao thông cho ô tô áp dụng theo nghị định mới
nhất 71/2012/NĐ-CP đối với các lỗi dừng xe, đỗ xe sai quy định.
STT Lỗi vi phạm Mức phạt
Khu vực nội thành
Tại 5 thành phố trực
thuộc TƯ
1
Không chấp hành hiệu lệnh,
chỉ dẫn của biển báo hiệu,
vạch kẻ đường
100.000 – 200.000 300.000 – 500.000
2
Người điều khiển, người
ngồi hàng ghế phía trước
trong xe ô tô có trang bị dây
an toàn mà không thắt dây an
toàn khi xe đang chạy

100.000 – 200.000 100.000 – 200.000
3
Chở người ngồi hàng ghế
phía trước trong xe ô tô có
trang bị dây an toàn mà
không thắt dây an toàn khi xe
đang chạy
100.000 – 200.000 100.000 – 200.000
4
Không chấp hành hiệu lệnh
của đèn tín hiệu giao thông
(vượt đèn đỏ)
800.000 – 1.200.000 1.400.000 – 2.000.000
5
Không tuân thủ hướng dẫn
của người điều khiển giao
thông khi qua phà, cầu phao
hoặc nơi ùn tắc giao thông
2.000.000 – 3.000.000 2.000.000 – 3.000.000
6 Không chấp hành hiệu lệnh
của người điều khiển giao
thông hoặc người kiểm soát
2.000.000 – 3.000.000 2.000.000 – 3.000.000
HVTH: Nguyễn Tấn Thành - CH1301055 Trang 16
GVHD: PGS.TS. Đỗ Phúc
16
ĐỀ TÀI: HỆ HỖ TRỢ RA QUYẾT ĐỊNH XỬ LÝ VI PHẠM GIAO THÔNG
giao thông
Bảng 2.2: Lỗi vượt đèn đỏ, không thắt dây an toàn, không tuân thủ đèn tín hiệu,
người điều khiển giao thông của xe ô tô.

c. Lỗi sai làn, chuyển hướng, vượt, nhường đường
Mức phạt vi phạm giao thông cho xe ô tô đối với các lỗi đi sai làn đường, chuyển
hướng, vượt, nhường đường không đúng quy định.
STT Lỗi vi phạm Mức phạt (VNĐ)
Khu vực nội thành
Tại 5 thành phố trực
thuộc TƯ
1
Không chấp hành hiệu lệnh,
chỉ dẫn của biển báo hiệu,
vạch kẻ đường
100.000 – 200.000 300.000 – 500.000
2
Chuyển hướng không
nhường quyền đi trước cho:
người đi bộ, xe lăn của người
khuyết tật qua đường tại nơi
có vạch kẻ đường dành cho
người đi bộ; xe thô sơ đang
đi trên phần đường dành cho
xe thô sơ
100.000 – 200.000 100.000 – 200.000
3
Chuyển hướng không
nhường đường cho: các xe đi
ngược chiều; người đi bộ, xe
lăn của người khuyết tật đang
qua đường tại nơi không có
vạch kẻ đường cho người đi
bộ

100.000 – 200.000 100.000 – 200.000
4
Không tuân thủ các quy định
về nhường đường tại nơi
đường bộ giao nhau
100.000 – 200.000 300.000 – 500.000
5
Chuyển làn đường không
đúng nơi cho phép hoặc
không có tín hiệu báo trước
300.000 – 500.000 300.000 – 500.000
6
Không giảm tốc độ và
nhường đường khi điều khiển
xe chạy từ trong ngõ, đường
nhánh ra đường chính
300.000 – 500.000 300.000 – 500.000
HVTH: Nguyễn Tấn Thành - CH1301055 Trang 17
GVHD: PGS.TS. Đỗ Phúc
17
ĐỀ TÀI: HỆ HỖ TRỢ RA QUYẾT ĐỊNH XỬ LÝ VI PHẠM GIAO THÔNG
7
Không nhường đường cho xe
xin vượt khi có đủ điều kiện
an toàn; không nhường
đường cho xe đi trên đường
ưu tiên, đường chính từ bất
kỳ hướng nào tới tại nơi
đường giao nhau
300.000 – 500.000 300.000 – 500.000

8
Quay đầu xe trái quy định
trong khu dân cư
300.000 – 500.000
600.000 – 1.000.000,
Buộc đưa xe ra khỏi
nơi vi phạm, Giữ giấy
phép lái xe 30 ngày
9
Quay đầu xe ở phần đường
dành cho người đi bộ qua
đường, trên cầu, đầu cầu,
gầm cầu vượt, ngầm, đường
hẹp, đường dốc, đoạn đường
cong tầm nhìn bị che khuất
300.000 – 500.000
600.000 – 1.000.000,
Buộc đưa xe ra khỏi
nơi vi phạm, Giữ giấy
phép lái xe 30 ngày
10
Quay đầu xe ở nơi có biển
báo “cấm quay đầu xe”
300.000 – 500.000
600.000 – 1.000.000,
Buộc đưa xe ra khỏi
nơi vi phạm, Giữ giấy
phép lái xe 30 ngày
11
Chuyển hướng không giảm

tốc độ hoặc không có tín hiệu
báo hướng rẽ
600.000 – 800.000 600.000 – 800.000
12
Quay đầu xe tại nơi đường
bộ giao nhau cùng mức với
đường sắt;
600.000 – 800.000
1.000.000 – 1.400.000
Buộc đưa xe ra khỏi
nơi vi phạm
13
Không tuân thủ các quy định
về dừng xe, đỗ xe tại nơi
đường bộ giao nhau cùng
mức với đường sắt; dừng xe,
đỗ xe trong phạm vi an toàn
của đường sắt
600.000 – 800.000
1.000.000 – 1.400.000
Buộc đưa xe ra khỏi
nơi vi phạm
14
Vượt trong các trường hợp
cấm vượt
600.000 – 800.000 600.000 – 800.000
15
Vượt bên phải xe khác trong
trường hợp không được
phép; không có báo hiệu

trước khi vượt
600.000 – 800.000 600.000 – 800.000
16 Tránh xe không đúng quy
định; không nhường đường
cho xe đi ngược chiều theo
quy định tại nơi đường hẹp,
600.000 – 800.000 600.000 – 800.000
HVTH: Nguyễn Tấn Thành - CH1301055 Trang 18
GVHD: PGS.TS. Đỗ Phúc
18
ĐỀ TÀI: HỆ HỖ TRỢ RA QUYẾT ĐỊNH XỬ LÝ VI PHẠM GIAO THÔNG
đường dốc, nơi có chướng
ngại vật
17
Lùi xe, quay đầu xe trong
hầm đường bộ; dừng xe, đỗ
xe, vượt xe trong hầm đường
bộ không đúng nơi quy định
800.000 – 1.200.000
1.400.000 – 2.000.000,
Buộc đưa xe ra khỏi
nơi vi phạm, Giữ giấy
phép lái xe 30 ngày
18
Không nhường đường hoặc
gây cản trở xe ưu tiên
800.000 – 1.200.000
1.400.000 – 2.000.000,
Giữ giấy phép lái xe 30
ngày

19
Không tuân thủ các quy định
khi vào hoặc ra đường cao
tốc
800.000 – 1.200.000 800.000 – 1.200.000
20
Điều khiển xe chạy ở làn
dừng xe khẩn cấp hoặc phần
lề đường của đường cao tốc
800.000 – 1.200.000 800.000 – 1.200.000
21
Dừng xe, đỗ xe trên phần
đường xe chạy trên đường
cao tốc; quay đầu xe, lùi xe
trên đường cao tốc
800.000 – 1.200.000 800.000 – 1.200.000
22
Chuyển làn đường không
đúng nơi cho phép hoặc
không có tín hiệu báo trước
khi chạy trên đường cao tốc
800.000 – 1.200.000 800.000 – 1.200.000
23
Không tuân thủ quy định ghi
trên biển báo hiệu về khoảng
cách an toàn đối với xe chạy
liền trước khi chạy trên
đường cao tốc
800.000 – 1.200.000 800.000 – 1.200.000
24

Tránh, vượt không đúng quy
định gây tai nạn giao thông
hoặc không giữ khoảng cách
an toàn giữa hai xe theo quy
định gây tai nạn giao thông
2.000.000 – 3.000.000 2.000.000 – 3.000.000
Bảng 2.3: Lỗi sai làn, chuyển hướng, vượt, nhường đường của xe ô tô.
d. Lỗi dừng xe, đỗ xe sai quy định
Mức phạt vi phạm giao thông cho ô tô áp dụng theo nghị định mới
nhất 71/2012/NĐ-CP đối với các lỗi dừng xe, đỗ xe sai quy định.
STT Lỗi vi phạm Mức phạt Khu vực nội thành
Tại 5 thành phố trực
HVTH: Nguyễn Tấn Thành - CH1301055 Trang 19
GVHD: PGS.TS. Đỗ Phúc
19
ĐỀ TÀI: HỆ HỖ TRỢ RA QUYẾT ĐỊNH XỬ LÝ VI PHẠM GIAO THÔNG
thuộc TƯ
1
Không chấp hành hiệu lệnh,
chỉ dẫn của biển báo hiệu,
vạch kẻ đường
100.000 – 200.000 300.000 – 500.000
2
Khi dừng xe, đỗ xe không có
tín hiệu báo cho người điều
khiển phương tiện khác biết
100.000 – 200.000
3
Dừng xe, đỗ xe trên phần
đường xe chạy ở đoạn đường

ngoài đô thị nơi có lề đường
rộng
300.000 – 500.000
4
Dừng xe, đỗ xe không sát
mép đường phía bên phải
theo chiều đi ở nơi đường có
lề đường hẹp hoặc không có
lề đường
300.000 – 500.000
5
Đỗ xe trên dốc không chèn
bánh
300.000 – 500.000
6
Mở cửa xe, để cửa xe mở
không bảo đảm an toàn
300.000 – 500.000
7
Dừng xe không sát theo lề
đường, hè phố phía bên phải
theo chiều đi hoặc bánh xe
gần nhất cách lề đường, hè
phố quá 0,25 mét
300.000 – 500.000
600.000 – 1.000.000,
Buộc đưa xe ra khỏi
nơi vi phạm, Giữ giấy
phép lái xe 30 ngày
8

Dừng xe trên đường xe điện,
đường dành riêng cho xe
buýt
300.000 – 500.000
600.000 – 1.000.000,
Buộc đưa xe ra khỏi
nơi vi phạm, Giữ giấy
phép lái xe 30 ngày
9
Dừng xe trên miệng cống
thoát nước, miệng hầm của
đường điện thoại, điện cao
thế, chỗ dành riêng cho xe
chữa cháy lấy nước
300.000 – 500.000
600.000 – 1.000.000,
Buộc đưa xe ra khỏi
nơi vi phạm, Giữ giấy
phép lái xe 30 ngày
10
Rời vị trí lái, tắt máy khi
dừng xe
300.000 – 500.000
600.000 – 1.000.000,
Buộc đưa xe ra khỏi
nơi vi phạm, Giữ giấy
phép lái xe 30 ngày
11
Dừng xe, đỗ xe không đúng
vị trí quy định ở những đoạn

có bố trí nơi dừng xe, đỗ xe
300.000 – 500.000
600.000 – 1.000.000,
Buộc đưa xe ra khỏi
nơi vi phạm, Giữ giấy
phép lái xe 30 ngày
HVTH: Nguyễn Tấn Thành - CH1301055 Trang 20
GVHD: PGS.TS. Đỗ Phúc
20
ĐỀ TÀI: HỆ HỖ TRỢ RA QUYẾT ĐỊNH XỬ LÝ VI PHẠM GIAO THÔNG
12
Dừng xe, đỗ xe trên phần
đường dành cho người đi bộ
qua đường
300.000 – 500.000
600.000 – 1.000.000,
Buộc đưa xe ra khỏi
nơi vi phạm, Giữ giấy
phép lái xe 30 ngày
13
Khi đỗ xe chiếm một phần
đường xe chạy không đặt
ngay báo hiệu nguy hiểm ở
phía trước và phía sau xe
theo quy định, trừ trường hợp
đỗ xe tại vị trí quy định được
phép đỗ xe
100.000 – 200.000
14
Dừng xe, đỗ xe tại các vị trí:

bên trái đường một chiều;
trên đoạn đường cong hoặc
gần đầu dốc nơi tầm nhìn bị
che khuất; trên cầu, gầm cầu
vượt
600.000 – 800.000 1.000.000 – 1.400.000
15
Dừng xe, đỗ xe tại nơi song
song với một xe khác đang
dừng, đỗ
600.000 – 800.000 1.000.000 – 1.400.000
16
Dừng xe, đỗ xe tại nơi đường
bộ giao nhau hoặc trong
phạm vi 05 mét tính từ mép
đường giao nhau
600.000 – 800.000 1.000.000 – 1.400.000
17
Dừng xe, đỗ xe tại nơi điểm
dừng đón, trả khách của xe
buýt
600.000 – 800.000 1.000.000 – 1.400.000
18
Dừng xe, đỗ xe tại nơi trước
cổng hoặc trong phạm vi 05
mét hai bên cổng trụ sở cơ
quan, tổ chức có bố trí đường
cho xe ô tô ra vào
600.000 – 800.000 1.000.000 – 1.400.000
19

Dừng xe, đỗ xe tại nơi nơi
phần đường có bề rộng chỉ
đủ cho một làn xe
600.000 – 800.000 1.000.000 – 1.400.000
20
Dừng xe, đỗ xe tại nơi che
khuất biển báo hiệu đường
bộ
600.000 – 800.000 1.000.000 – 1.400.000
21
Đỗ xe không sát theo lề
đường, hè phố phía bên phải
theo chiều đi hoặc bánh xe
gần nhất cách lề đường, hè
phố quá 0,25 mét
600.000 – 800.000 1.000.000 – 1.400.000
HVTH: Nguyễn Tấn Thành - CH1301055 Trang 21
GVHD: PGS.TS. Đỗ Phúc
21
ĐỀ TÀI: HỆ HỖ TRỢ RA QUYẾT ĐỊNH XỬ LÝ VI PHẠM GIAO THÔNG
22
Đỗ xe trên đường xe điện,
đường dành riêng cho xe
buýt; đỗ xe trên miệng cống
thoát nước, miệng hầm của
đường điện thoại, điện cao
thế, chỗ dành riêng cho xe
chữa cháy lấy nước
600.000 – 800.000 1.000.000 – 1.400.000
23

Đỗ xe nơi có biển cấm dừng,
cấm đỗ; để xe ở lòng đường,
hè phố trái quy định của
pháp luật
600.000 – 800.000 1.000.000 – 1.400.000
24
Không tuân thủ các quy định
về dừng xe, đỗ xe tại nơi
đường bộ giao nhau cùng
mức với đường sắt; dừng xe,
đỗ xe trong phạm vi an toàn
của đường sắt
600.000 – 800.000
1.000.000 – 1.400.000
Buộc đưa xe ra khỏi
nơi vi phạm
25
Lùi xe, quay đầu xe trong
hầm đường bộ; dừng xe, đỗ
xe, vượt xe trong hầm đường
bộ không đúng nơi quy định
800.000 – 1.200.000 1.400.000 – 2.000.000
26
Dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe
trái quy định gây ùn tắc giao
thông
800.000 – 1.200.000
1.400.000 – 2.000.000
Buộc đưa xe ra khỏi
nơi vi phạm, Giữ giấy

phép lái xe 30 ngày
27
Dừng xe, đỗ xe, mở cửa xe
không bảo đảm an toàn gây
tai nạn
800.000 – 1.200.000
1.400.000 – 2.000.000
Giữ giấy phép lái xe 60
ngày
28
Dừng xe, đỗ xe trên phần
đường xe chạy trên đường
cao tốc; quay đầu xe, lùi xe
trên đường cao tốc
800.000 – 1.200.000
Bảng 2.4: Lỗi dừng xe, đỗ xe sai quy định của xe ô tô.
e. Lỗi lái xe uống rượu, sử dụng ma túy, không chấp hành yêu cầu kiểm tra ma
túy, nồng độ cồn :
Mức phạt vi phạm giao thông cho ô tô áp dụng theo nghị định mới
nhất 71/2012/NĐ-CP đối với các lỗi lái xe uống rượu, sử dụng ma túy, không chấp
hành yêu cầu về kiểm tra chất ma túy, nồng độ cồn.
HVTH: Nguyễn Tấn Thành - CH1301055 Trang 22
GVHD: PGS.TS. Đỗ Phúc
22
ĐỀ TÀI: HỆ HỖ TRỢ RA QUYẾT ĐỊNH XỬ LÝ VI PHẠM GIAO THÔNG
STT Lỗi vi phạm Mức phạt
Khu vực nội thành Tại
5 thành phố trực thuộc

1

Điều khiển xe trên đường mà
trong máu hoặc hơi thở có
nồng độ cồn nhưng chưa tới
mức vượt quá 50 miligam
đến 80 miligam/100 mililít
máu hoặc vượt quá 0,25
miligam đến 0,4 miligam/1
lít khí thở
2.000.000 – 3.000.000 2.000.000 – 3.000.000
2
Điều khiển xe trên đường mà
trong máu hoặc hơi thở có
nồng độ cồn vượt quá 50
miligam đến 80 miligam/100
mililít máu hoặc vượt quá
0,25 miligam đến 0,4
miligam/1 lít khí thở
8.000.000 – 10.000.000 8.000.000 – 10.000.000
3
Điều khiển xe trên đường mà
trong máu hoặc hơi thở có
nồng độ cồn vượt quá 80
miligam/100 mililít máu
hoặc vượt quá 0,4 miligam/1
lít khí thở
10.000.000 –
15.000.000
10.000.000 –
15.000.000
4

Điều khiển xe trên đường mà
trong cơ thể có chất ma túy
8.000.000 – 10.000.000 8.000.000 – 10.000.000
5
Không chấp hành yêu cầu về
kiểm tra chất ma túy, nồng
độ cồn của người kiểm soát
giao thông hoặc người thi
hành công vụ
10.000.000 –
15.000.000
10.000.000 –
15.000.000
Bảng 2.5: Lỗi lái xe uống rượu, sử dụng ma túy, không chấp hành kiểm tra
ma túy, nồng độ cồn của xe ô tô.
2. Xe máy:
a. Các lỗi phổ biến (vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm, đi ngược chiều, chở ba,
rẽ không xi nhan,…)
HVTH: Nguyễn Tấn Thành - CH1301055 Trang 23
GVHD: PGS.TS. Đỗ Phúc
23
ĐỀ TÀI: HỆ HỖ TRỢ RA QUYẾT ĐỊNH XỬ LÝ VI PHẠM GIAO THÔNG
Mức phạt vi phạm giao thông cho xe máy áp dụng theo nghị định mới nhất
71/2012/NĐ-CP đối với các lỗi phổ biến: vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm, đi
ngược chiều, chở ba, rẽ không xi nhan,…
STT Lỗi vi phạm Mức phạt
Khu vực nội thành Tại
5 thành phố trực thuộc

1

Không chấp hành hiệu lệnh,
chỉ dẫn của biển báo hiệu,
vạch kẻ đường
40.000 – 60.000 100.000 – 200.000
2
Không chấp hành hiệu lệnh
của đèn tín hiệu giao thông
(vượt đèn đỏ, tiến vào ngã tư
khi đang có đèn đỏ hoặc đèn
vàng)
200.000 – 400.000 400.000 – 800.000
3
Đi ngược chiều của đường
một chiều trừ trường hợp xe
ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ
khẩn cấp theo quy định
200.000 – 400.000 400.000 – 800.000
4
Đi vào đường cấm, khu vực
cấm trừ trường hợp xe ưu tiên
đang đi làm nhiệm vụ khẩn
cấp theo quy định
200.000 – 400.000 400.000 – 800.000
5
Điều khiển xe không đi bên
phải theo chiều đi của mình;
đi không đúng phần đường,
làn đường quy định
200.000 – 400.000 400.000 – 800.000
6

Người điều khiển, người ngồi
trên xe không đội mũ bảo
hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm
không cài quai đúng quy cách
khi tham gia giao thông trên
đường bộ
100.000 – 200.000 100.000 – 200.000
7
Chở người ngồi trên xe không
đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ
bảo hiểm không cài quai đúng
quy cách, trừ trường hợp chở
người bệnh đi cấp cứu, trẻ em
dưới 06 tuổi, áp giải người có
hành vi vi phạm pháp luật
100.000 – 200.000 100.000 – 200.000
8 Chở theo 2 (hai) người trên
xe, trừ trường hợp chở người
bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới
14 tuổi, áp giải người có hành
100.000 – 200.000 100.000 – 200.000
HVTH: Nguyễn Tấn Thành - CH1301055 Trang 24
GVHD: PGS.TS. Đỗ Phúc
24
ĐỀ TÀI: HỆ HỖ TRỢ RA QUYẾT ĐỊNH XỬ LÝ VI PHẠM GIAO THÔNG
vi vi phạm pháp luật
9
Chở theo từ 3 (ba) người trở
lên trên xe
200.000 – 400.000 200.000 – 400.000

10 Điều khiển xe đi trên hè phố 200.000 – 400.000 400.000 – 800.000
11
Để xe ở lòng đường, hè phố
trái quy định của pháp luật
100.000 – 200.000 300.000 – 500.000
12
Không sử dụng đèn chiếu
sáng về ban đêm hoặc khi
sương mù, thời tiết xấu hạn
chế tầm nhìn
80.000 – 100.000 80.000 – 100.000
13
Chuyển hướng không giảm
tốc độ hoặc không có tín hiệu
báo hướng rẽ
200.000 – 400.000 200.000 – 400.000
14
Chuyển làn đường không có
tín hiệu báo trước
80.000 – 100.000 100.000 – 200.000
Bảng 2.6: Các lỗi phổ biến của xe máy.
b. Lỗi vượt đèn đỏ, không tuân thủ người điều khiển giao thông
Mức phạt vi phạm giao thông cho xe máy đối với các lỗi: vượt đèn đỏ, không tuân
thủ đèn tín hiệu, biển báo, người điều khiển giao thông
STT Lỗi vi phạm Mức phạt
Khu vực nội thành Tại
5 thành phố trực thuộc

1
Không chấp hành hiệu lệnh,

chỉ dẫn của biển báo hiệu,
vạch kẻ đường
40.000 – 60.000 100.000 – 200.000
2
Không chấp hành hiệu lệnh
của đèn tín hiệu giao thông
(vượt đèn đỏ, tiến vào ngã tư
khi đang có đèn đỏ hoặc đèn
vàng)
100.000 – 200.000
300.000 – 500.000, Giữ
giấy phép lái xe 30 ngày
3
Không tuân thủ hướng dẫn
của người điều khiển giao
thông khi qua phà, cầu phao
hoặc nơi ùn tắc giao thông
200.000 – 400.000
300.000 – 500.000, Giữ
giấy phép lái xe 30 ngày
HVTH: Nguyễn Tấn Thành - CH1301055 Trang 25
GVHD: PGS.TS. Đỗ Phúc
25

×