Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Nghiên cứu một số thông số chính làm cơ sở thiết kế chế tạo máy nghiền rơm rạ trong dây chuyền chế biến thức ăn viên cho gia súc, năng suất 800 1000 KG h

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.22 MB, 114 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI






CHU VĂN THUẬN


NGHIÊN CỨU MỘT SỐ THÔNG SỐ CHÍNH LÀM CƠ SỞ
THIẾT KẾ, CHẾ TẠO MÁY NGHIỀN RƠM RẠ TRONG DÂY
CHUYỀN CHẾ BIẾN THỨC ĂN VIÊN CHO ðẠI GIA SÚC,
NĂNG SUẤT 800 – 1000 KG/H.



LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT





HÀ NỘI – 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI









CHU VĂN THUẬN



NGHIÊN CỨU MỘT SỐ THÔNG SỐ CHÍNH LÀM CƠ SỞ
THIẾT KẾ, CHẾ TẠO MÁY NGHIỀN RƠM RẠ TRONG DÂY
CHUYỀN CHẾ BIẾN THỨC ĂN VIÊN CHO ðẠI GIA SÚC,
NĂNG SUẤT 800 – 1000 KG/H.



CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT CƠ KHÍ
MÃ SỐ: 60520103

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN NĂNG NHƯỢNG



HÀ NỘI - 2014

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kỹ thuật
Page i


LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và chưa hề ñược sử dụng và bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam ñoan rằng mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận này
ñều ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñược chỉ
rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày…….tháng…….năm 2014
Tác giả luận văn:



Chu Văn Thuận



















Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kỹ thuật
Page ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và nghiên cứu tại lớp cao học khoá 21
chuyên ngành Kỹ thuật cơ khí, Trường ñại học nông nghiệp Hà Nội, tôi ñã
nhận ñược sự giúp ñỡ, giảng dạy nhiệt tình của các thầy giáo, cô giáo
trong trường. Nhân dịp này tôi xin ñược bầy tỏ lời cảm ơn chân thành tới
các thầy giáo, cô giáo trong trường.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới gia ñình và Tiến sĩ Nguyễn
Năng Nhượng, người ñã tận tình hướng dẫn, giúp ñỡ tôi hoàn thành ñề tài
nghiên cứu này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Thanh Hải cùng tập thể
các thầy, cô giáo trong bộ môn Thiết bị bảo quản - Khoa Cơ ñiện - Trường
ñại học nông nghiệp Hà Nội.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh ñạo, các bạn ñồng nghiệp của Trung
tâm Chuyển giao Công nghệ và Tư vấn ñầu tư - Viện Cơ ñiện nông nghiệp
và Công nghệ sau thu hoạch ñã tạo ñiều kiên cho tôi trong quá trình học
tập cũng như thực hiện ñề tài.

XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN!

Hà Nội, ngày…….tháng…….năm 2014
Tác giả luận văn:



Chu Văn Thuận





Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kỹ thuật
Page iii

MỤC LỤC
Lời cam ñoan
……………………………………………… …….… ….…… i
Lời cảm ơn ………………………………………………………………… ii
Mục lục …………………………………………………………………… iii
Danh mục viết tắt …………………………………………………………… v
Danh mục bảng ……………………………………………………….… vi
Danh mục hình ……………………………………………………….…… ix
ðẶT VẤN ðỀ:……………………………………………………………… 1
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VẤN ðỀ NGHIÊN CỨU…………………… 3
1.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG RƠM RẠ TRONG NƯỚC VÀ
TRÊN THẾ GIỚI 3
1.1.1. Khái quát tình hình sử dụng rơm rạ trong nước 3
1.1.2. Khái quát tình hình sử dụng rơm rạ trên thế giới 6
1.2. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI ðẠI GIA SÚC VÀ CHẾ
BIẾN THỨC ĂN CHO ðẠI GIA SÚC Ở VIỆT NĂM VÀ THẾ GIỚI 6
1.2.1. Khái quát tình hình chăn nuôi và chế biến thức ăn chăn nuôi cho
ñại gia súc ở Việt nam 6
1.2.2. Tình hình nghiên cứu, sử dụng phế phụ phẩm nông nghiệp làm
thức ăn chăn nuôi và nhu cầu khác trên thế giới . 18
1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG MÁY NGHIỀN RƠM,
RẠ TRONG CHĂN NUÔI ðẠI GIA SÚC 20
1.3.1. Các nguyên lý băm, nghiền rơm, rạ. 20

1.3.2. Máy băm rơm, rạ 21
1.3.3. Máy nghiền rơm, rạ 27
CHƯƠNG II: MỤC TIÊU, ðỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU………………………………………………………………32
2.1. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 32
2.2. ðỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: 32

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kỹ thuật
Page iv

2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 34
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 35
2.5. THIẾT BỊ ðO LƯỜNG CHỦ YẾU SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN
CỨU. 39
CHƯƠNG III: CƠ SỞ LÝ THUYẾT TÍNH TOÁN, XÁC ðỊNH MỘT SỐ
THÔNG SỐ CHÍNH CỦA MÁY NGHIỀN RƠM, RẠ…………………….41
3.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA QUÁ TRÌNH NGHIỀN 41
3.2. TÍNH TOÁN, LỰA CHỌN MỘT SỐ THÔNG SỐ CHÍNH CHO MÁY
NGHIỀN 42
3.3. LỰA CHỌN VÀ TÍNH TOÁN CÁC THIẾT BỊ PHỤ TRỢ. 46
3.3.1. Băng tải cấp liệu. 46
3.3.2. Lựa chọn quạt hút và tính toán cyclon 47
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM………………50
4.1. THIẾT KẾ MÁY NGHIÊN CỨU 50
4.2. KHẢO NGHIỆM MÁY NGHIỀN 52
4.2.1. Nguyên liệu và thiết bị thí nghiệm 52
4.2.2. Kết quả thí nghiệm. 53
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………………………………….84
A. KẾT LUẬN: 84
B. KIẾN NGHỊ: 84

TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………… 85


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kỹ thuật
Page v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

Chữ viết tắt Nghĩa ñầy ñủ
CBTACN Chế biến thức ăn chăn nuôi
TACN Thức ăn chăn nuôi
TA Thức ăn
STH Sau thu hoạch

Các ký hiệu:
% Phần trăm
T/h Tấn /giờ
m
3
/h Mét khối/giờ
kg/h Kilogam/giờ
m/s Mét/giây
kg/m
3
Kilogam/mét khối
















Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kỹ thuật
Page vi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Sản lượng lúa và rơm rạ (tạm tính) phân theo ñịa phương 3
Bảng 1.2. Hệ số ma sát của rơm khô với rơm và thép 5
Bảng 1.3. Hệ số ma sát của rơm tươi với rơm và thép 5
Bảng 1.4 . Thành phần hoá học của rơm theo % chất khô 5
Bảng 1.5. Số lượng gia súc lớn (ñại gia súc) qua các năm 7
Bảng 1.7. Số lượng trâu phân theo vùng* 8
Bảng 1.8. Giá trị dinh dưỡng của một số phụ phẩm nông nghiệp ở Việt
Nam 9
Bảng 2.1. Thiết vị ño lường chủ yếu sử dụng trong nghiên cứu 40
Bảng 3.1. Thông số kỹ thuật của hệ thống nghiền rơm rạ nghiên cứu 49
Bảng 4.1. Lưu lượng gió trung bình ñi qua cửa máy nghiền: 53
Bảng 4.2. Lưu lượng gió trung bình ñi qua cửa máy nghiền: 54
Bảng 4.4a. Ảnh hưởng của lưu lượng gió V = 4.134,2 m3/h, lượng cấp
liệu và ñường kính lỗ sàng
Φ
8 ñến công suất tiêu thụ và chi phí

năng lượng riêng 55
Bảng 4.4b. Ảnh hưởng của lưu lượng gió V = 3.516,5 m3/h, lượng cấp
liệu và ñường kính lỗ sàng
Φ
8 ñến công suất tiêu thụ và chi phí
năng lượng riêng 56
Bảng 4.4c. Ảnh hưởng của lưu lượng gió V = 2.993,7 m3/h, lượng cấp
liệu và ñường kính lỗ sàng
Φ
8 ñến công suất tiêu thụ và chi phí
năng lượng riêng 56
Bảng 4.4d. Ảnh hưởng của lưu lượng gió V = 2.043,4 m3/h, lượng cấp
liệu và ñường kính lỗ sàng
Φ
8 ñến công suất tiêu thụ và chi phí
năng lượng riêng 57
Bảng 4.5. Phương trình biểu thị mối quan hệ giữa lượng cấp liệu và
công suất tiêu thụ N và chi phí năng lượng riêng N
e
58

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kỹ thuật
Page vii

Bảng 4.6a. Ảnh hưởng của lưu lượng gió V = 4.134,2 m3/h, lượng cấp
liệu và ñường kính lỗ sàng
Φ
10 ñến công suất tiêu thụ và chi phí
năng lượng riêng 61
Bảng 4.6b. Ảnh hưởng của lưu lượng gió V = 3.516,5 m3/h, lượng cấp

liệu và ñường kính lỗ sàng
Φ
10 ñến công suất tiêu thụ và chi phí
năng lượng riêng 62
Bảng 4.6c. Ảnh hưởng của lưu lượng gió V = 2.993,7 m3/h, lượng cấp
liệu và ñường kính lỗ sàng
Φ
10 ñến công suất tiêu thụ và chi phí
năng lượng riêng 62
Bảng 4.6d. Ảnh hưởng của lưu lượng gió V = 2.043,4 m3/h, lượng cấp
liệu và ñường kính lỗ sàng
Φ
10 ñến công suất tiêu thụ và chi phí
năng lượng riêng 63
Bảng 4.7. Phương trình biểu thị mối quan hệ giữa lượng cấp liệu và
công suất tiêu thụ N và chi phí năng lượng riêng Ne 64
Bảng 4.8a. Ảnh hưởng của lưu lượng gió V = 4.134,2 m3/h, lượng cấp
liệu và ñường kính lỗ sàng
Φ
10 ñến công suất tiêu thụ và chi phí
năng lượng riêng 67
Bảng 4.8b. Ảnh hưởng của lưu lượng gió V = 3.516,5 m
3
/h, lượng cấp
liệu và ñường kính lỗ sàng
Φ
12 ñến công suất tiêu thụ và chi phí
năng lượng riêng 67
Bảng 4.8c. Ảnh hưởng của lưu lượng gió V = 2.993,7 m
3

/h, lượng cấp
liệu và ñường kính lỗ sàng
Φ
12 ñến công suất tiêu thụ và chi phí
năng lượng riêng 68
Bảng 4.8d. Ảnh hưởng của lưu lượng gió V = 2.043,4 m
3
/h, lượng cấp
liệu và ñường kính lỗ sàng
Φ
12 ñến công suất tiêu thụ và chi phí
năng lượng riêng 68
Bảng 4.9. Phương trình biểu thị mối quan hệ giữa lượng cấp liệu và
công suất tiêu thụ N và chi phí năng lượng riêng N
e
69

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kỹ thuật
Page viii

Bảng 4.10a. Ảnh hưởng của lưu lượng gió V = 4.134,2 m3/h, lượng cấp
liệu và ñường kính lỗ sàng
Φ
16 ñến công suất tiêu thụ và chi phí
năng lượng riêng 72
Bảng 4.10c. Ảnh hưởng của lưu lượng gió V = 2.993,7 m
3
/h, lượng cấp
liệu và ñường kính lỗ sàng
Φ

16 ñến công suất tiêu thụ và chi phí
năng lượng riêng 73
Bảng 4.10d. Ảnh hưởng của lưu lượng gió V = 2.043,4 m
3
/h, lượng cấp
liệu và ñường kính lỗ sàng
Φ
16 ñến công suất tiêu thụ và chi phí
năng lượng riêng 73
Bảng 4.11. Phương trình biểu thị mối quan hệ giữa lượng cấp liệu và
công suất tiêu thụ N và chi phí năng lượng riêng N
e
74
Bảng 4.12. Kết quả thí nghiệm nghiền thân cây ngô với sàng nghiền lỗ
Φ12mm 80
Bảng 4.13. Kết quả thí nghiệm nghiền thân cây ngô với sàng nghiền lỗ
Φ16mm 80

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kỹ thuật
Page ix

DANH MỤC BẢNG

Hình 1.1. Một số hình ảnh về ñốt rơm rạ gây ô nhiễm môi trường và
cản trở giao thông 4
Hình 1.2. Máy nghiền thức ăn chăn nuôi năng suất nhỏ 16
Hình 1.3. Máy nghiền thức ăn chăn nuôi năng suất trung bình 16
Hình 1.4. Mẫu máy băm rơm cỏ (ðề tài KC 07.10/06-10 ) 17
Hình 1.5. Máy băm cỏ (CT1, CT2, CT5) 17
Hình 1.6. Sơ ñồ dây chuyền chế biến thức ăn viên cho bò từ rơm rạ -

Scotland 19
Hình 1.7. Các bộ phận băm, nghiền nguyên liệu thức ăn chăn nuôi
dạng thô với các cách nạp liệu khác nhau 20
Hình 1.8. Máy băm rơm - cỏ khô dạng trống 22
Hình 1.9. Sơ ñồ nguyên lý máy dạng trống 23
Hình 1.10. Máy băm rơm - cỏ khô dạng ñĩa (Renn-Canada) 24
Hình 1.11. Máy băm rơm - cỏ khô dạng lô (băm rơm kiện tròn) 24
Hình 1.12. Máy băm rơm - cỏ khô dạng lô (băm rơm kiện vuông) 25
Hình 1.13. Máy băm rơm - cỏ khô dạng thùng quay kết hợp ñĩa lệch
tâm. 26
Hình 1.14. Máy băm rơm - cỏ khô dạng liên hoàn 27
Hình 1.15. Máy nghiền rơm rạ dạng kiện vuông – Anh 28
Hình 1.16. Máy nghiền rơm rạ tự hút nguyên liệu – Anh 28
Hình 1.17. Họ máy nghiền thức ăn chăn nuôi dạng thô model РГФ –
Bungari 29
Hình 1.18. Họ máy nghiền thức ăn chăn nuôi dạng thô model ФY –
Bungari 29
Hình 1.19. Máy nghiền Model SG-65*27 – Trung Quốc 30
Hình 2.1. Sơ ñồ nguyên lý, cấu tạo máy nghiền rơm nghiên cứu. 33

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kỹ thuật
Page x

Hình 2.2. Cửa máy nghiền Hình 2.3. Le gió 36
Hình 3.1. ðồ thị biểu thị quy luật ảnh hưởng của vận tốc ñầu búa ñến
năng suất,công suất tiêu thụ và chi phí năng lượng riềng của
máy nghiền 41
Hình 3.2. Sơ ñồ làm việc của búa trong buồng nghiền 44
Hình 3.3. Kích thước cơ bản của xyclon. 48
Hình 4.1. Bản vẽ lắp cụm buồng nghiền của máy nghiền rơm rạ 50

Hình 4.2. Bản vẽ lắp cụm Roto nghiền. 50
Hình 4.3. Mẫu máy nghiền nghiên cứu. 51
Hình 4.4. Hệ thống nghiền rơm rạ 52
Hình 4.5. Lưu lượng gió thông qua máy nghiền 54
Hình 4.6. ðồ thị ảnh hưởng của lưu lượng gió, lượng cấp liệu và
ñường kính lỗ sàng
8
Φ
ñến chi phí năng lượng riêng. 61
Hình 4.7. ðồ thị ảnh hưởng của lưu lượng gió, lượng cấp liệu và
ñường kính lỗ sàng
10
Φ
ñến chi phí năng lượng riêng. 66
Hình 4.8. ðồ thị ảnh hưởng của lưu lượng gió, lượng cấp liệu và
ñường kính lỗ sàng
Φ
12 ñến chi phí năng lượng riêng. 71
Hình 4.9. ðồ thị ảnh hưởng của lưu lượng gió, lượng cấp liệu và
ñường kính lỗ sàng
Φ
16 ñến chi phí năng lượng riêng. 76
Hình 4.10. Quy trình công nghệ nghiền nhở rơm rạ 82


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kỹ thuật
Page 1


ðẶT VẤN ðỀ

Là một nước nông nghiệp, Việt Nam có diện tích trồng lúa cả nước khoảng
7,4 triệu ha và diện tích trồng ngô khoảng 1,12 triệu ha, với sản lượng gần
43,7 triệu tấn thóc và 4,8 triệu tấn ngô và thải ra trên 48 triệu tần rơm, rạ và
trên 11 tấn thân, lõi cây ngô. Một lượng rất lớn thân cây lạc, khoai lang v.v
cũng ñược thải ra. Trước ñây, nông dân tận dụng hết nguồn phế thải này ñể làm
nhà, dùng ñể ñun nấu,… nay những nhu cầu ấy không còn nhiều. Do ñó, khi thu
hoạch lúa vào mùa mưa lượng rơm rạ không ñược thu gom dẫn ñến ô nhiễm
môi trường, làm tắc kênh mương và sông ngòi. Khi thu hoạch vào mùa khô ña
số nông dân ñốt rơm rạ tại ñồng ruộng gây lãng phí nguồn nguyên liệu rất lớn
có thể sử dụng thức ăn chăn nuôi và tạo ra một lượng khói lớn không những
gây nhiễm môi trường, ảnh hưởng ñến sức khỏe người dân, mà còn là nguyên
nhân gây tai nạn giao thông do bị hạn chế tầm nhìn.
Trên thế giới, nhất là ở các nước công nghiệp phát triển, các nước vùng ôn
ñới, nơi có mùa ñông lạnh và kéo dài từ lâu ñã sử dụng rơm, rạ, thân cây ngô
khô, lõi ngô v.v làm thức ăn cho chăn nuôi ñại gia súc có hiệu quả. Họ ñã
nghiên cứu chế tạo ra nhiều dây chuyền chế biến thức ăn chăn nuôi ñồng bộ và
các thiết bị ở các quy mô khác nhau, phục vụ cho nhiều ñối tượng. Các máy và
thiết bị làm việc ổn ñịnh, thức ăn TMR (Total Mix Ration) và dạng viên sản
xuất ra có chất lượng cao, ñáp ứng ñược yêu cầu ña dạng của ngành chăn nuôi
ñại gia súc. Tuy nhiên các máy và thiết bị thường có giá thành rất cao, chưa
phù hợp với khả năng tài chính của nhiều cơ sở ở Việt nam.
Thực tế cho thấy, thức ăn thô và thức ăn xanh có vai trò quan trọng và quyết
ñịnh ñến kết quả chăn nuôi và hiệu quả kinh tế trong vấn ñề phát triển chăn nuôi
gia súc nhai lại. Song số lượng và chất lượng thức ăn thô xanh hiện nay chưa
ñáp ứng ñược nhu cầu phát triển chăn nuôi ñại gia súc ở nước ta trong những
năm trước mắt cũng như lâu dài, nếu chúng ta không có biện pháp cải tiến, phát
triển nguồn thức ăn thô xanh cung như sử dụng các phế phụ phẩm trong sản

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kỹ thuật
Page 2


xuất nông nghiệp và công nghệ chế biến thích hợp. Trước yêu cầu phát triển
nhanh ñàn trâu, bò, nhất là ñàn bò sữa, việc tận thu rơm rạ và các phế phụ phẩm
khác trong sản xuất nông nghiệp làm thức ăn cho trâu, bò là cấp thiết. Trước
nhu cầu thực tế ñó, thời gian qua ñã có những công trình nghiên cứu và ñưa ra
giải pháp chế biến và bảo quản rơm, rạ ñể nâng cao giá trị dinh dưỡng làm thức
ăn chăn nuôi ñại gia súc. Những phương pháp ñó phần nào ñã nâng cao ñược
hiệu quả sử dụng rơm rạ trong chăn nuôi. Tuy nhiên các phương pháp xử lý mới
mang tính sơ chế ban ñầu, không thuận tiện trong thực hiện, do vậy chưa ñược
sử dụng rộng rãi. Vấn ñề cần quan tâm giải quyết là chế biến thức ăn quy mô
tập trung, công nghiệp cho ñại gia súc. Thực tế, do có nhiều ưu ñiểm, thức ăn
chăn nuôi dạng viên ñang ngày một chiếm ưu thế, nhất là cho ñại gia súc. Thức
ăn chăn nuôi dạng viên càng tiện dụng hơn ñối với chăn nuôi tập chung, nhất là
quy mô công nghiệp. Ở Việt Nam thức ăn viên cho chăn nuôi ñại gia súc hiện
còn chiếm rất ít, có thể nói là hầu như chưa có. Vì vậy nghiên cứu, có ñược
công nghệ và dây chuyền thiết bị ñồng bộ chế biến thức ăn dạng viên cho ñại
gia súc làm việc ổn ñịnh, ñảm bảo chất lượng, phù hợp với ñiều kiện và quy mô
chăn nuôi trang trại ở Việt Nam ñang là ñòi hỏi cấp thiết của thực tiễn hiện tại
cũng như tương lai.
Trong chế biến thức ăn cho ñại gia súc dạng viên, nghiền nhỏ nguyên
liệu rơm, rạ, là công ñoạn quan trọng và tiêu tốn nhiều năng lượng. Nguyên
liệu phải ñược nghiền ñến ñộ nhỏ cần thiết theo yêu cầu công nghệ. Ngoài ra
nguyên liệu nghiền nhỏ còn thuận lợi cho khâu phối trộn và ép tạo viên. So
với các nguyên liệu khác, phế phụ phẩm nông nghiệp (rơm, rạ, thân cây ngô,
lõi ngô, khoai lang v.v ) là những nguyên liệu khó nghiền nhỏ. ðược sự
ñồng ý của Khoa Cơ ðiên – Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội và sự
hướng dẫn của TS. Nguyễn Năng Nhượng và các thầy cô trong khoa cơ ñiện,
Tôi tiến hành thực hiện ñề tài: “Nghiên cứu một số thông số chính làm cơ sở
thiết kế, chế tạo máy nghiền rơm rạ trong dây chuyền chế biến thức ăn viên
cho ñại gia súc, năng suất 800

÷
1000 kg/h”



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kỹ thuật
Page 3

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VẤN ðỀ NGHIÊN CỨU
1.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG RƠM RẠ TRONG NƯỚC
VÀ TRÊN THẾ GIỚI
1.1.1. Khái quát tình hình sử dụng rơm rạ trong nước
Ở nước ta có khối lượng rơm rạ rất lớn nhưng tỷ lệ sử dụng trong chăn nuôi
trâu bò còn rất khiêm tốn. Phần lớn chúng ñược sử dụng làm chất ñốt hoặc ñốt
trực tiếp ngoài ruộng làm phân bón ruộng, một lượng nhỏ ñược sử dụng làm
nấm rơm. Rơm rạ có thể sử dụng như một nguồn thức ăn chính ñể nuôi trâu bò
cày kéo, sinh sản. Rơm rạ còn là nguồn xơ rất tốt ñể phối hợp với thức ăn
nhuyễn, những thức ăn bổ sung ñắt tiền khác trong chăn nuôi bò sữa và vỗ béo
bò thịt. Thông thường tỷ lệ rơm rạ chiếm khoảng 50 – 55% và thóc chiếm 45 –
50% khối lượng cây lúa khô. Như vậy với sản lượng thóc hàng năm ñạt ñược, sơ
bộ có khối lượng rơm rạ (làm tròn số) hàng năm tạo ra tại các vùng sản xuất lúa
thư sau (bảng 1.1):
Bảng 1.1. Sản lượng lúa và rơm rạ (tạm tính) phân theo ñịa phương
ðơn vị: Triệu tấn
Năm

Vùng miền
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Thóc


Rơm
rạ
Thóc

Rơm
rạ
Thóc
Rơm
rạ
Thóc
Rơm
rạ
CẢ NƯỚC 38,95

42,84

40,01

44,01

42,39

46,63

43,67

48,04

ðồng bằng sông

Hồng
6,79 7,45 6,81 7,49 6,97 7,67 6,87 7,56
Trung du và miền
núi phía Bắc
3,05 3,35 3,09 3,40 3,20 3,52 3,26 3,59
Bắc Trung Bộ và
Duyên hải miền
Trung
6,25 6,87 6,15 3,48 6,54 7,19 6,71 7,38
Tây Nguyên 0,99 1,09 1,04 1,14 1,08 1,19 1,13 1,24
ðông Nam Bộ 1,32 1,45 1,32 1,45 1,36 1.49 1,39 1,53
ðồng bằng sông
Cửu Long
20,48

22,53

21,59

23,74

23,27

25,60

24,29

26,72



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kỹ thuật
Page 4

Rơm rạ lồng phồng hơn và chất lượng thấp hơn thân cây ngô. Nếu chỉ cho
ăn một mình rơm lúa thì gia súc chỉ ăn ñược một số lượng nhỏ. Rơm lúa rất
giàu Kali hòa tan nhưng thiếu Canxi (Ca) có khả năng hấp thu, vì thế gia súc
ñược nuôi dưỡng bằng rơm lúa là chính thì cần phải bổ sung thêm nguồn Ca
dễ tiêu. Rơm lúa còn có thành phần lignin thấp (6 - 7%) nhưng thành phần
Silic cao (12 - 16%) so với các loại phế phẩm cây trồng khác (thường có
khoảng 10 - 12% Silic). Thành phần Silic cao là nguyên nhân chính dẫn ñến
tỷ lệ tiêu hóa kém.
Do vậy rơm rạ hiện sử dụng làm thức ăn chăn nuôi rất hạn chế, rơm rạ sử
dụng làm giá thể trồng nấm, phân vi sinh v.v… hàng năm cũng chiếm một
lượng không ñáng kể. Do chưa có giải pháp sử dụng hiệu quả, do vậy hiện
nay ở các vùng trồng lúa tập trung như ñồng bằng sông Hồng, ñồng bằng
sông Cửu Long, rơm rạ sau khi thu hoạch chủ yếu ñược ñốt cháy trên ñồng,
gây khói bụi và ô nhiễm môi trường, gây cản trở giao thông nếu ñốt gần
ñường quốc lộ.













Hình 1.1. Một số hình ảnh về ñốt rơm rạ gây ô nhiễm môi trường và cản trở
giao thông

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kỹ thuật
Page 5

* ðặc ñiểm cơ- lý- hóa tính của rơm [14]
- Hệ số ma sát tĩnh của rơm khô
Bảng 1.2. Hệ số ma sát của rơm khô với rơm và thép
TT Loại vật liệu Số lần ño
Góc ma sát
ϕ
ϕϕ
ϕ
(
0
)
Hệ số ma sát f
1 Thép 5 31
0
0,60
2 Rơm khô 5 61
0
30’ 1,83
Qua bảng 1.5 ta thấy hệ số ma sát tĩnh của rơm khô tương ñối lớn. Hệ số ma
sát tự bản thân của rơm với nhau lớn hơn rất nhiều so với vật liệu thép (f = 1,8 -
1,83).
- Hệ số ma sát tĩnh của rơm tươi
Bảng 1.3. Hệ số ma sát của rơm tươi với rơm và thép
TT Loại vật liệu Số lần ño

Góc ma sát
ϕ
ϕϕ
ϕ
(
0
)
Hệ số ma sát
f
1 Thép 5 25
0
0,46
2 Rơm tươi 5 57
0
1,54

* Thành phần hóa học của rơm
Bảng 1.4 . Thành phần hoá học của rơm theo % chất khô
Nguyên
liệu
VCK
(%)
Protein
thô (%
chất khô)

Lipit
(%)
Xơ thô
(%)

TND
(%)
ME
(Kcal/kg)
Rơm khô 86
3,9
±
0,37

1,4
±
0,27

33,0
±
1,3

43,3
±
1,8

1598
±
66
Rơm tươi 33,58 3,98 0,46 34,09

Nhận xét:
Ở Việt nam việc sử dụng phế phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho chăn
nuôi ñại gia súc còn hạn chế. Nguyên nhân là do:
+ Giá trị dinh dưỡng của rơm thấp, chủ yếu là xơ thô (34%);


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kỹ thuật
Page 6

+ Khối lượng riêng thấp ( rơm khô 48 - 50 kg/m
3
);
+ Kích thước ña dạng, lồng phồng, khó vận chuyển, bảo quản;
+ Dễ bị nấm mốc ñặc biệt là rơm tươi (rơm mới thu hoạch).
Với những ñặc tính trên rơm, rạ rất khó chế biến, nhất là khâu làm nhỏ
rơm. Việc cấp rơm, rạ vào các máy nghiền gặp nhiều khó khăn, nhất là những
máy năng suất thấp.
1.1.2. Khái quát tình hình sử dụng rơm rạ trên thế giới
- Rơm, rạ, thân cây ngô sau khi thu bắp, lõi ngô từ lâu ñã ñược các nước
trên thế giới, nhất là các nước công nghiệp phát triển, các nước vùng ôn ñới có
mùa ñông lạnh và kéo dài sử dụng làm thức ăn cho chăn nuôi ñại gia súc. Ở
Thái Lan, 75% rơm lúa rẫy và 82% rơm lúa nước dùng cho chăn nuôi trâu bò
Bangladesh tỷ lệ này là 47% .
- Trên thế giới, nhất là ở các nước công nghiệp phát triển, các nước vùng
ôn ñới, nơi có mùa ñông lạnh và kéo dài, vấn ñề nghiên cứu tận dụng phế phụ
phẩm nông nghiệp (rơm, rạ, thân cây ngô khô, lõi ngô v.v ) ñã ñược quan
tâm nghiên cứu từ lâu và ñã ñạt ñược nhiều kết quả ñáng khích lệ. Họ ñưa ra
nhiều công nghệ, thiết bị ở các quy mô và mức ñộ khác nhau, từ dây chuyền
thiết bị ñồng bộ ñến các thiết bị ñơn lẻ, từ quy mô chế biến tập trung ñến quy
mô nhỏ, phân tán ñể ñáp ứng nhu cầu ña dạng của sản xuất.

1.2. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI ðẠI GIA SÚC VÀ CHÉ
BIẾN THỨC ĂN CHO ðẠI GIA SÚC Ở VIỆT NĂM VÀ THẾ GIỚI
1.2.1. Khái quát tình hình chăn nuôi và chế biến thức ăn chăn nuôi cho
ñại gia súc ở Việt nam

1.2.1.1. Khái quát tình hình chăn nuôi ñại gia súc ở Việt Nam
Hiện cả nước có khoảng 5,2 triệu con bò, trong ñó bò sữa khoảng 150.000
con và gần 2,63 triệu con trâu (bảng 1.5; 1.6 và 1.7) phân bố chủ yêu ở trung
du miền núi phía Bắc, duyên hải miền Trung và Tây Nguyên [21]. Ngoài ra

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kỹ thuật
Page 7

còn một lượng ñáng kể dề, cừu và ngựa. Tuy nhiên hiện ngành chăn nuôi ñại
gia súc chủ yếu mang tính tận dụng thức ăn là chính, còn thức ăn chế biến
công nghiệp hiện chiểm một tỉ lệ rất thấp. trong khi hàng năm một lượng rất
lớn phế phụ phẩm nông nghiệp (rơm, rạ, thân cây ngô, khoai lang v.v ) phải
bỏ ñi, gây lãng phí và ô nhiễm môi trường.
Bảng 1.5. Số lượng gia súc lớn (ñại gia súc) qua các năm
ðơn vị: x 1000 con
Loại gia súc

Năm

Trâu



Ngựa

Dê, cừu
2008 2.897,7 6.337,7 121,2 1.483,4
2009 2.886,6 6.103,3 102,2 1.375,1
2010 2.877,0 5.808,3 93,1 1.288,4
2011 2.712,0 5.436,6 88,1 1.267,8

2012 2.627,8 5.194,2 - 1.343,6

Bảng 1.6. Số lượng bò phân theo vùng

ðơn vị: x 1.000 con
Năm

ðịa phương
2008 2009 2010 2011 2012
CẢ NƯỚC 6.337,7 6.103,3 5.808,3 5.436,6 5.194,2
ðồng bằng sông Hồng 729,9 695,0 651,7 603,4 517,2
Trung du và miền núi phía
Bắc 1.058,9 1.031,7 993,7 924,7 904,6
Bắc Trung Bộ và Duyên hải
miền Trung 2.619,0 2.489,7 2.336,9 2.144,9 2.103,6
Tây Nguyên 721,3 716,9 694,9 689,0 657,2
ðông Nam Bộ 495,1 473,4 440,0 408,9 382,5
ðồng bằng sông Cửu Long 713,5 696,6 691,1 665,7 629,1


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kỹ thuật
Page 8

Bảng 1.7. Số lượng trâu phân theo vùng*
ðơn vị: x 1.000 con
Năm
ðịa phương
2008 2009 2010 2011 2012
CẢ NƯỚC 2897,7


2886,6

2877,0

2712,0

2627,8

ðồng bằng sông Hồng 171,6

170,6

168,3

155,3

145,7

Trung du và miền núi phía
Bắc 1624,4

1626,3

1618,2

1506,2

1453,6

Bắc Trung Bộ và Duyên hải

miền Trung 908,9

893,6

889,8

855,7

839,0

Tây Nguyên 88,6

89,8

94,2

90,7

91,6

ðông Nam Bộ 61,1

63,0

62,1

60,2

57,2


ðồng bằng sông Cửu Long 43,1

43,3

44,4

43,9

40,7

*
Theo Tổng cục thống kê
Như vậy nếu tính trung bình một con trâu hoặc bò dùng hết khoảng 6 - 7 kg
thức ăn thô/ngày thì hàng năm cần khoảng 16 - 19 triệu tấn rơm rạ, thân lõi
ngô v.v…Ngoài ra hàng năm cần một lượng thức ăn thô khác cho chăn nuôi
dê, cừu, ngựa v.v…
1.2.1.2. Tình hình chế biến thức ăn chăn nuôi cho ñại gia súc ở Việt
Nam
Có một số yếu tố hạn chế việc sử dụng phụ phế phẩm làm thức ăn cho bò
ñó là: Sự thu gom khó khăn do việc thu hoạch thủ công rãi rác ở các hộ nông
dân nhỏ; việc cung cấp hầu hết là theo mùa và không ổn ñịnh. Nhiều yếu tố về
hóa học và vật lý cũng hạn chế việc sử dụng phụ phế phẩm cho trâu bò. Hầu
hết các phụ phế phẩm thiếu một hoặc nhiều chất dinh dưỡng cần thiết.
Mặt hạn chế khác của phụ phẩm nông nghiệp là một số loại có hàm lượng
chất xơ rất cao, rơm lúa chứa 34% chất xơ, lá mía chứa 43% (tính theo chất
khô), nên rất khó tiêu hóa. Mặt khác một số loại phụ phẩm lại khó chế biến và

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kỹ thuật
Page 9


dự trữ khi thu hoạch ñồng loạt như cây lạc, dây lang, ngọn lá sắn, lá mía ðó
cũng là một lý do làm cho người nông dân chỉ sử dụng ñược một phần các
loại phụ phẩm này ở dạng tươi làm thức ăn cho ñại gia súc.
Bảng 1.8. Giá trị dinh dưỡng của một số phụ phẩm nông nghiệp ở Việt Nam


Tên phụ
phẩm
Chất
khô
(%)
% tính trong chất khô Năng lượng
trao ñổi -
ME, (Kcal/
kg chất khô)

Chất

Protein

Tổng các chất
dinh dưỡng tiêu
hóa - TDN
Rơm lúa 90,8 34,3 5,1 45,9 1662
Cây ngô già

61,6 31,5 7,6 54,1 1958
Lá mía 28,8 42,9 8,2 49,3 1778
Dây lang 20,0 24,5 11,0 59,5 2160
Dây lạc 22,5 27,7 14,1 63,5 2289

Ngọn, lá sắn

25,5 22,7 16,9 67,5 2549

Các số liệu ở bảng 1.8 cho thấy hàm lượng xơ của rơm lúa, cây ngô già và
lá mía khá cao; nên rất cần ñược chế biến bằng các tác nhân hóa học hay sinh
học ñể nâng cao tỷ lệ tiêu hóa chất xơ và các chất hữu cơ khác.
a/. Tình hình nghiên cứu tận dụng phụ phế phẩm nông làm thức ăn cho ñại
gia súc
ðể ñáp ứng ñòi hỏi của thực tiễn, gần ñây ở Việt Nam ñã có một số nghiên
cứu xử lý và bổ sung chất dinh dưỡng nhằm nâng cao khả năng sử dụng rơm
lúa làm thức ăn cho gia súc nhai lại.
Từ những thập kỷ cuối của thế kỷ 20 và thập niên ñầu của thế kỷ 21, ñã có
rất nhiều công trình nghiên cứu chế biến rơm làm thức ăn cho trâu bò
[3;4;15;16;17]. Một số thí nghiệm ñã ñược tiến hành ñể ñánh giá ảnh hưởng
của xử lý tới thành phần hoá học của rơm. Nguyễn Trọng Tiến (1993) ñã theo

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kỹ thuật
Page 10

dõi sự thay ñổi thành phần hoá học của rơm lúa xử lý urê theo các mức 0, 2,
3, 4,và 5% ở các thời gian ủ 0, 10, 30, 60 và 90 ngày. Nguyễn Xuân Bả
(1997) ñã tiến hành một nghiên cứu tương tự với các mức urê xử lý là 0, 3, 4
và 5% và thời gian ủ là 0, 10, 20, 30 và 60 ngày. Cả hai tác giả trên ñã cho
thấy chất khô, xơ thô, protein thô của rơm ñã giảm khi thời gian xử lý tăng
lên, xử lý urê làm tăng protein thô và làm giảm xơ thô của rơm. Dựa trên kết
quả của những nghiên cứu này, rơm xử lý 3% urê là thích hợp và thời gian ủ
ít nhất là 10 ngày nhưng không nên quá 30 ngày.[15]
Một số nghiên cứu trên bò mổ lỗ dò dạ cỏ ñã ñược tiến hành ñể xác ñịnh
khả năng phân giải rơm trong dạ cỏ và sự phát triển của vi sinh vật do ảnh

hưởng của việc xử lý urê. ðặng Thái Hải và Nguyễn Trọng Tiến (1995) ñã
kiểm tra mức tiêu hao chất khô, xơ thô và protein thô của rơm ủ ở các mức 3,
4 và 5% urê và ñộ ẩm 50% trong 21 ngày. Các tác giả cho thấy tỷ lệ tiêu hoá
chất khô, xơ thô và protein thô tăng lên nhờ xử lý urê, tuy nhiên tỷ lệ phân
giải xơ thô và protein thô tăng lên không ñáng kể khi các mức xử lý urê tăng
từ 3-4 và 5 ñộng thái
Bùi Văn Chính và cộng sự, (1992) ñã thông báo những kết quả ñáng khích lệ
về tốc ñộ tăng trưởng và sự thu nhận thức ăn của bê lai hướng thịt ñược nuôi
bằng rơm xử lý 2,5 urê, 0,5% vôi và 0,5% muối, bò thí nghiệm tăng trọng bình
quân 450g/con/ngày. Nguyễn Kim ðường và cộng sự, (1996) ñã tiến hành thí
nghiệm nuôi dưỡng bò thịt và cho thấy rằng khối lượng sống tăng lên, lượng thu
nhận rơm cũng tăng lên khi bê ñược nuôi bằng rơm xử lý 4% urê, bổ sung bánh
hạt bông và rỉ mật ñường so với những bò ñược nuôi bằng rơm không xử lý trộn
4% urê và cũng ñược bổ sung như trên
ðối với chăn nuôi bò sữa, ðoàn ðức Vũ và cộng sự (1997) ñã nghiên cứu
thay thế rơm trong khẩu phần của bò sữa bằng rơm xử lý 4% urê hoặc rơm xử
lý 4% urê cùng với tảng liếm ña chất dinh dưỡng. Trong cả hai trường hợp,
lượng rơm thu nhận và lượng sữa sản xuất ra tăng ñáng kể. Kết quả lợi nhuận

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kỹ thuật
Page 11

ñược tăng lên, ñặc biệt là ñối với bò sản lượng sữa dưới 15 lít/ngày. Việc kết
hợp cho ăn rơm xử lý urê và bổ sung bánh ña chất dinh dưỡng ñã mang lại
năng suất sữa và lợi nhuận cao hơn so với chỉ cho ăn rơm xử lý urê. Vũ Duy
Giảng và ctv, (1999) ñã nghiên cứu sử dụng 3- 4% urê ñể xử lý rơm và thân
cây ngô làm thức ăn cho bò sữa kết quả cho thấy ñã làm tăng tỷ lệ tiêu hoá
chất hữu cơ và xơ so với lô ăn rơm và thân cây ngô không xử lý (62,9 và 58,8
so với 58,1 và 50,5%). Bùi Quang Tuấn (2000) ñã nghiên cứu các mức
protein khác nhau bổ sung cho bò sữa ăn khẩu phần cơ sở là rơm và thân cây

ngô xử lý urê, kết quả cho thấy năng suất và chất lượng sữa không bị thay ñổi
so với những bò ăn khẩu phần cơ sở là cỏ xanh. Nguyễn Thị Lương Hồng
(1995) thay thế một phần cỏ xanh trong khẩu phần bò sữa bằng rơm xử lý urê
cho kết quả khả quan.
ðối với trâu ở ñồng bằng sông Cửu Long, Nguyễn Văn Thu và cộng sự,
(1994) cho thấy rằng bổ sung bánh dinh dưỡng urê- rỉ mật cho trâu ñịa
phương nuôi bằng rơm rạ ñã cải thiện ñược tình trạng sức khoẻ và tăng năng
suất cày kéo. Nghiên cứu ảnh hưởng của việc sung bánh ña chất dinh dưỡng
ñối với bê nghé và trâu bò cày kéo, các tác giả này kết luận rằng bánh dinh
dưỡng chứa urê- rỉ mật, cám, bột dừa, muối, bột xương và các nguyên tố vi
lượng có khả năng giúp duy trì ñược sức khoẻ tốt và năng suất cày kéo cao
ñối với trâu bò ở những vùng thường thiếu thức ăn và nước. Ngoài ra, nhóm
tác giả này còn cho biết, cho ăn rơm xử lý 4% urê hoặc có bổ sung thêm bánh
urê-rỉ mật làm tăng hàm lượng protein thô của rơm, tăng thu nhận thức ăn,
sức khoẻ, năng suất cày kéo và năng suất sữa của trâu bò so với cho ăn rơm
không xử lý.
Tuy nhiên nhưng việc sử dụng rơm làm thức ăn cho trâu bò vẫn gặp nhiều
trở ngại, vấn ñề vướng nhất là chế biến, dự trữ, bảo quản và vận chuyển từ nơi
sẵn có ñến nơi thiếu. Những công trình nghiên cứu trước ñây thành công về
công nghệ chế biến, nâng cao giá trị dinh dưỡng của rơm, nhưng không giải

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kỹ thuật
Page 12

quyết ñược vấn ñề vận chuyển và tích trữ. Do vậy hướng nghiên cứu nhằm
tạo ra một loại thức ăn mới từ rơm lúa bằng công nghệ nghiền nhỏ và ép viên
trên cơ sở phối hợp với một số loại phụ phẩm khác ñể tạo nguồn thức ăn cho
trâu bò là có ý nghĩa thực tiễn.
b/. Một số phương pháp xử lý rơm, rạ làm thức ăn chăn nuôi cho ñại gia
súc ñã và ñang ñược sử dụng ở Việt Nam

Theo GS. Vũ Duy Giảng và cộng sự, dùng nhiều thức ăn tinh cho bò sữa
không những không làm tăng sản lượng sữa mà còn gây rối loạn tiêu hoá và
chuyển hoá, rút ngắn tuổi sản xuất, ñôi khi còn dẫn ñến chết. Do vậy dùng
một phần hợp lý thức ăn thô trong chăn nuôi ñại gia súc là cần thiết. Thực tế
thời gian qua, vì chưa có công nghệ và thiết bị chế biến phù hợp, do nhu cầu
cấp thiết của chăn nuôi về thức ăn cho ñại gia súc, một số cơ sở chăn nuôi ñã
xử lý rơm rạ làm thức ăn cho trâu bò theo các phương pháp sau:
* Phương pháp mềm hoá rơm:
ðây là phương pháp mà bà con hay sử dụng nhất ñể cho trâu, bò ăn. Rơm
có thể khô hoặc tươi tính ñủ lượng rơm mà trâu, bò có thể sử dụng hết trong
ngày ñể riêng ra một chỗ hoặc cho luôn vào máng ăn rồi dùng nước muối 1%
tưới lên rơm. Cứ 1kg rơm thì dùng 1 lít nước.
* Phương pháp kiềm hoá rơm: ðây là phương pháp làm cho rơm mềm, có
mùi thơm dễ chịu.
+ Công thức: 100 kg rơm khô + 6 kg vôi + 600 lít nước
+ Cách làm: Cho rơm vào bể hoặc chảo ñổ nước vôi 1% vào ñảo chộn ñều
trong 3 ngày (mỗi ngày ñảo từ 2-3 lần).
+ Cách dùng: Lấy rơm lên giá ñể chảy hết nước vôi. Dùng nước rửa sạch
vôi, có thể cho bò ăn ngay hoặc phơi khô gác lên chuồng cho trâu bò ăn dần.
Cho ăn mỗi con ăn từ 7- 10 kg/con /ngày
* Phương pháp ủ urea:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kỹ thuật
Page 13

Việc sử dụng rơm khô làm thức ăn cho bò có giá trị dinh dưỡng thấp (ít
protein, khoáng chất và gluxit dễ lên men), tỷ lệ tiêu hoá thấp do chất xơ trong
rơm khó tiêu. Vì vậy các nhà khoa học chăn nuôi ở nước ta dùng phương pháp
xử lý rơm bằng urê. Từ những năm 1990 ñến nay ñã có nhiều công trình
nghiên cứu theo hướng này của Viện Chăn nuôi, Viện Thú y, Trường ðHNN1

Hà Nội, ðH Nông Lâm Huế với các kết quả chính là:
+ Kết quả xử lý rơm với urê công thức 2,5 kg urê, 0,5 kg vôi, 100 lít nước,
100 kg rơm khô ñể chăn nuôi bò thịt ñạt hiệu quả tăng trọng cao hơn ñối
chứng 23,7%;
+ ðã nghiên cứu ñánh giá các chỉ tiêu thức ăn của rơm xử lý urê (tỷ lệ 3 -
5% cho thấy hàm lượng xơ thô, NDF, ADF và lignin trong rơm giảm ñáng kể,
tỷ lệ tiêu hoá tăng 39,3% so với ñối chứng;
+ Kết quả xử lý rơm bằng urê tỷ lệ 4% ñã làm tăng hàm lượng Protein thô
và giảm hàm lượng NDF, hemicelluloza;
+ Ứng dụng phương pháp xử lý urê ở ñiều kiện nông hộ cho thấy xử lý urê
làm tăng giá trị nuôi dưỡng và tốc ñộ sinh trưởng của bò.
+ Cách làm: Có thể dùng hố ủ nửa chìm như phương pháp ủ chua, hoặc xây
bể nổi hoặc ủ trong bao ni lon dầy hoặc ủ thành cây rơm xung quanh có ni
lông bao phủ kín và dây buộc chặt.
+ Cách dùng: Sau 7 ñến 10 ngày ủ, bắt ñầu lấy cho trâu, bò ăn. Mỗi ngày
cho ăn tối ña từ 7 - 10 kg/con. Tuy nhiên phải tập cho trâu bò ăn với lượng
tăng dần.
- Sử dụng rơm trực tiếp làm thức ăn thô:
Rơm khô ñược cho ăn trực tiếp hoặc băm nhỏ trộn với cỏ tươi băm nhỏ,
cám tổng hợp, rỉ mật, men bia tạo thành thức ăn tổng hợp theo khẩu phần (hay
còn gọi là thức ăn MTR). Với 1 con bò ñang vắt sữa, khẩu phần ăn trong
khoảng 20 - 25kg/ngày trong ñó rơm - cỏ khô thường chiếm 10 - 15%. ðây là

×