BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
LÊ DIÊN NGHỊ
NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ MÁY ẤP TRỨNG GIA CẦM
SỬ DỤNG PHỐI HỢP NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI VÀ
KHÍ SINH HỌC (BIOGAS)
LUẬN VĂN THẠC SĨ
HÀ NỘI - 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
LÊ DIÊN NGHỊ
NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ MÁY ẤP TRỨNG GIA CẦM
SỬ DỤNG PHỐI HỢP NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI VÀ
KHÍ SINH HỌC (BIOGAS)
CHUYÊN NGÀNH : KỸ THUẬT CƠ KHÍ
MÃ SỐ : 60.52.01.13
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. TRẦN NHƯ KHUYÊN
HÀ NỘI - 2014
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kỹ thuật
i
i
LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và chưa hề ñược sử dụng và bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam ñoan rằng mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn
này ñều ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñược
chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày…….tháng…….năm 2014
Tác giả luận văn:
Lê Diên Nghị
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kỹ thuật
ii
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và nghiên cứu tại lớp cao học khoá 21
chuyên ngành Kỹ thuật cơ khí Trường ñại học nông nghiệp Hà Nội, tôi ñã
nhận ñược sự giúp ñỡ, giảng dạy nhiệt tình của các thầy giáo, cô giáo
trong trường. Nhân dịp này tôi xin ñược bầy tỏ lời cảm ơn chân thành tới
các thầy giáo, cô giáo trong trường.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới gia ñình và PGS. TS Trần
Như Khuyên, người ñã tận tình hướng dẫn, giúp ñỡ tôi hoàn thành ñề tài
nghiên cứu này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Thanh Hải cùng tập thể
các thầy, cô giáo trong bộ môn Thiết bị bảo quản - Khoa Cơ ñiện - Trường
ñại học nông nghiệp Hà Nội.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh ñạo, các bạn ñồng nghiệp của
trường Cao ñẳng Công nghệ và Kinh tế Hà Nội ñã tạo ñiều kiện cho tôi
trong quá trình học tập cũng như thực hiện ñề tài.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày…….tháng…….năm 2014
Tác giả luận văn
Lê Diên Nghị
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kỹ thuật
iii
iii
MỤC LỤC
Lời cam ñoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục bảng vi
Danh mục hình vii
DỜI MỞ ðẦU 1
Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2
1.1 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ GIA CẦM 2
1.1.1 Tốc ñộ tăng trưởng ngành chăn nuôi gia cầm 2
1.1.2 Các phương thức chăn nuôi chủ yếu 5
1.1.3 Hệ thống thị trường tiêu thụ sản phẩm 6
1.2 QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ ẤP TRỨNG GIA CẦM 7
1.2.1 ðặc ñiểm cấu tạo và thành phần vật chất của trứng gia cầm 7
1.2.2 Nguyên tắc và mục ñích ấp trứng nhân tạo 11
1.2.3 Yêu cầu sinh lý ấp nở quả trứng 12
1.2.4 Chế ñộ ấp 14
1.3 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU MÁY ẤP TRỨNG GIA CẦM 16
1.3.1 Tình hình nghiên cứu máy ấp trứng gia cầm trên thế giới 16
1.3.2 Tình hình nghiên cứu máy ấp trứng gia cầm ở Việt nam 25
1.4 NĂNG LƯỢNG SỬ DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ẤP
TRỨNG. 30
1.4.1 Các nguồn năng lượng sử dụng trong máy ấp trứng 30
1.4.2 Nguồn năng lượng tái tạo và khả năng ứng dụng trong các máy
ấp trứng 31
1.5 MỤC ðÍCH, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kỹ thuật
iv
iv
1.5.1 Mục ñích nghiên cứu 36
1.5.2 Nội dung nghiên cứu 37
1.5.3 Phương pháp nghiên cứu 37
CHƯƠNG 2 TÍNH TOÁN THIẾT KẾ BỘ PHẬN ẤP TRỨNG
GIA CẦM 38
2.1 SƠ ðỒ NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ TỔNG THỂ MÁY ẤP
TRỨNG GIA CẦM 38
2.2 TÍNH TOÁN QUÁ TRÌNH TRAO ðỔI NHIỆT ẨM TRONG
MÁY ẤP TRỨNG 40
2.2.1 Cơ sở tính toán quá trình trao ñổi nhiệt ẩm trong máy ấp trứng 40
2.2.2 Chọn ñiều kiện ban ñầu 42
2.2.3 Tính nhiệt cho quá trình ấp 42
2.2.4 Tính ẩm trong quá trình ấp 47
Chương 3 TÍNH TOÁN THIẾT KẾ BỘ THU NĂNG LƯỢNG MẶT
TRỜI 51
3.1 KẾT CẤU BỘ THU NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI ðỂ ðỐT
NÓNG KHÔNG KHÍ (COLLECTOR) 51
3.1.1 Collector phẳng 51
3.1.2 Collector dạng zic zắc 53
3.1.3 Collector dạng tập trung 54
3.2 LỰA CHỌN KẾT CẤU BỘ THU NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI 55
3.3 PHƯƠNG TRÌNH CÂN BẰNG NĂNG LƯỢNG TRONG BỘ
THU NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI 56
3.3.1 Sơ ñồ tính toán 56
3.3.2 Thiết lập phương trình cân bằng năng lượng 57
3.3.3 Sự truyền nhiệt trong kênh dẫn không khí nóng 61
3.4 XÁC ðỊNH CÁC THÔNG SỐ CƠ BẢN CỦA BỘ THU NĂNG
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kỹ thuật
v
v
LƯỢNG MẶT TRỜI 62
Chương 4 TÍNH TOÁN THIẾT KẾ BỘ PHẬN CHUYỂN ðỔI
NĂNG LƯỢNG KHÍ SINH HỌC THÀNH NĂNG LƯỢNG
NHIỆT 66
4.1 NGUỒN NĂNG LƯỢNG KHÍ SINH HỌC 66
4.2 TÍNH TOÁN THIẾT KẾ BỘ PHẬN ðỐT KHÍ SINH HỌC 68
4.2.1 Cấu tạo bộ phận ñốt khí sinh học 68
4.2.2 Xác ñịnh các thông số cơ bản của bộ phận ñốt khí gas 69
4.3 TÍNH TOÁN THIẾT KẾ THIẾT BỊ TRAO ðỔI NHIỆT 73
4.3.1 Lựa chọn nguyên lý kết cấu thiết bị trao ñổi nhiệt 73
4.3.2 Tính toán thiết kế thiết bị trao ñổi nhiệt kiểu ống xoắn 73
4.3.3 Tính và chọn quạt thông gió 79
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 82
KẾT LUẬN 82
KIẾN NGHỊ 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kỹ thuật
vi
vi
DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang
1.1 Số lượng gia cầm qua các năm 3
1.2 Số lượng gia cầm theo các vùng sinh thái 4
1.4 Các thông số của chế ñộ ấp ñơn kỳ 14
1.5 Bộ phận tạo nhiệt của một số máy ấp trứng ñối lưu cưỡng bức 19
1.6 Số lượng công trình KSH ñã xây dựng thuộc Dự án 35
4.1 Giới thiệu thành phần của các chất trong khí sinh học 66
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kỹ thuật
vii
vii
DANH MỤC HÌNH
STT Tên hình Trang
1.1 Cấu tạo giải phẫu của quả trứng gà 8
1.2 Giàn tầng 17
1.3 Giàn trống 18
1.4 Hệ thống tạo ẩm 21
1.5 Bộ phận tạo nhiệt làm mát và quạt gió cưỡng bức 22
1.6 Máy ấp trứng kiểu giàn tầng 24
1.7 Máy ấp trứng kiểu giàn trống 25
1.8 Sơ ñồ nguyên lý cấu tạo máy ấp trứng AT-2000 27
1.9 Máy ấp trứng AT- 45.000 28
1.10 Bản ñồ phân bố năng lượng bức xạ trung bình 33
1.11 Chỉ số ñộ trong trung bình của bầu khí quyển 34
2.1 Sơ ñồ nguyên lý cấu tạo máy ấp trứng gia cầm sử dụng phối hợp
năng lượng mặt trời và khí sinh học ATMB-3000 39
2.2 Nhiệt lượng của trứng trong quá trình ấp nở 41
3.1 Sơ ñồ cấu tạo của collector phẳng 51
3.2 Collector tấm trần 52
3.3 Collector dòng trên 53
3.4 Collector dòng dưới 53
3.5 Collector dòng song song 53
3.6 Collector dạng zic zắc 54
3.7 Collector dạng tập trung 55
3.8 Mô hình cấu trúc của collector không khí 56
3.9 Sơ ñồ quá trình trao ñổi nhiệt ẩm trong bộ thu năng lượng mặt trời 56
4.1 Cấu tạo bộ phận ñốt khí gas 69
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kỹ thuật
1
1
LỜI MỞ ðẦU
Hiện nay ở nước ta, ngành chăn nuôi gia cầm ñang phát triển nhanh.
Phần lớn gia cầm ñược nuôi tập trung trong các trang trại chăn nuôi có ñầu tư
cơ khí hóa và tự ñộng hóa. ðể ñáp ứng nhu cầu con giống với số lượng lớn và
chất lượng cao cho các trang trại chăn nuôi, trứng gia cầm phải ñược ấp bằng
máy. Cho ñến nay, hầu hết các máy ấp trứng gia cầm ñều sử dụng năng lượng
ñiện ñể cấp nhiệt cho quá trình ấp. ðây là nguồn năng lượng có giá thành cao
và không ổn ñịnh ñã làm tăng chi phí cho quá trình ấp. Trong khi ñó nguồn
năng lượng khí sinh học (biogas)” ñược sản sinh trong các hầm xử lý chất thải
ở ngay các trang trại chăn nuôi gia cầm (không sử dụng ñến hoặc sử dụng
không hết), ñược thải trực tiếp vào khí quyển hoặc ñốt cháy tự do, vừa gây
lãng phí năng lượng vừa gây ô nhiễm môi trường và làm cho trái ñất nóng lên.
Hiện nay, ở nước ta chưa có cơ sở nào nghiên cứu ứng dụng khí sinh
học vào trong máy ấp trứng, một mặt do chưa có hệ thống thiết bị chuyển ñổi
năng lượng phù hợp hơn nữa việc ñiều chỉnh chính xác các thông số như nhiệt
ñộ, ñộ ẩm của quá trình ấp khá phức tạp. Vì vậy, việc nghiên cứu thiết kế chế
tạo máy ấp trứng sử dụng năng lượng khí sinh học là vấn ñề rất cấp thiết.
Xuất phát từ tình hình thực tiễn trên, chúng tôi thực hiện ñề tài:
“Nghiên cứu thiết kế máy ấp trứng gia cầm sử dụng phối hợp năng lượng mặt
trời và khí sinh học (biogas).
2
Chương 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ GIA CẦM
1.1.1. Tốc ñộ tăng trưởng ngành chăn nuôi gia cầm
Chăn nuôi gia cầm là nghề truyền thống không chỉ dành riêng cho nông
dân mà cho mọi người Việt Nam, gia cầm là vật nuôi quan trọng thứ hai sau
lợn những là vật nuôi của mọi nhà, mọi người Việt. Ngày nay các giống gia
cầm ngoại chuyên trứng, chuyên thịt và kiêm dụng của thế giới ñã ñược nhập
vào nước ta và nuôi chủ yếu theo phương thức công nghiệp, sản xuất hàng
hóa. Bên cạnh ñấy, các giống gia cầm ñịa phương vẫn ñược nuôi phổ biến ở
tất cả các ñịa phương. Gà Ri là giống gà ñược mọi người Việt Nam ưa dùng,
ngoài ra các giống gà thả vườn khác luôn ñược người chăn nuôi ưa chuộng,
thường chúng có giá cao hơn các giống gà công nghiệp.
Thành công nổi bật trong chăn nuôi gà là nghiên cứu chọn tạo các
dòng, giống gà hướng trứng, hướng thịt. Theo báo cáo một số kết quả nghiên
cứu khoa học ñược áp dụng vào sản xuất ngành chăn nuôi của ông Nguyễn
ðăng Vang, như gà Ri vàng rơm tuổi thành thục 134 ngày tuổi, sản lượng
trứng tăng từ 109 quả lên 126,8 quả, tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng là 2,6 kg.
Các giống gà nhập nội sau quá trình nuôi thích nghi ñã cho kết quả tốt như gà
Lương Phượng LV
1
, LV
2
và LV
3
, gà Sasso, gà Kabir, gà Ai Cập có sản lượng
trứng 68 tuần tuổi ñạt 145,49 - 202 quả/mái, tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng từ
2,374 - 3,51 kg thức ăn/10 quả. Gà thương phẩm nuôi ñến 10 tuần ñạt 1738 –
2075g, tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng, 2,6 - 2,8kg. Các dòng gà lai như gà X44
- ISA, gà K-ISA, gà L - ISA, gà lai XKV44,… có năng suất trứng ñạt 173,8 -
175,7 quả/mái, giống gà thích hợp cho thả vườn ñược phát triển mạnh.
Các giống gà Lương Phượng, Kabir, Ai Cập, gà ñịa phương như gà ri,
gà Mía ñược nuôi thành trang trại có quy mô 200 - 3.000 con/hộ gia ñình.
3
Mỗi năm các trung tâm thuộc Viện chăn nuôi sản xuất và cung cấp cho nhân
dân 900.000 - 1.500.000 gà bố mẹ ñể các trang trại tiếp tục nhân giống cho
hầu hết các tỉnh trong cả nước. Từng bước thay thế gà giống nhập khẩu. Góp
phần nâng cao chất lượng cuộc sống và tăng thu nhập, tạo công ăn việc làm.
Chăn nuôi trang trại, tập trung ñã mang lại hiệu quả kinh tế không chỉ
cho chủ trang trại mà còn có sự ñóng góp to lớn vào sự phát triển chăn nuôi
và kinh tế nông nghiệp, tăng GDP, xoá ñói, giảm nghèo, giải quyết việc làm
từng vùng nông thôn, ñáp ứng nhu cầu thực phẩm ngày một tăng của thị
trường. Chăn nuôi trang trại, tập trung còn có ñiều kiện thực hiện an toàn sinh
học, khống chế dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường nông thôn.
Bảng 1.1. Số lượng gia cầm qua các năm
Năm
Gia
cầm
(triệu
con)
Tăng/giảm
so với
năm trước
(%)
SL thịt
(nghìn
tấn)
Tăng/giảm
so với
năm trước
(%)
SL
trứng
(triệu
quả)
Tăng/giảm
so với
năm trước
(%)
2003
179,30 07,80 261,90 4,71 3442,86
6,70
2004
196,10 09,40 292,91 11,84 3771,00
9,53
2005
218,10 11,20 307,97 5,14 4022,51
6,67
2006
233,30 7,00 338,40 9,88 4530,10
12,62
2007
254,60 9,10 372,72 10,14 4852,30
7,11
2008
218,20 -14,30 316,41 -15,11 3939,00
-18,82
2009
219,90 0,80 321,89 1,73 3948,50
0,24
2010
214,60 -2,40 344,41 6,99 3969,50
0,53
2011
226,00 5,30 358,80 4,18 4465,80
12,50
2012
247,30 9,40 417,00 16,22 4937,60
10,56
2013
280,18 13,29 467,307 12,08 5279,16
6,92
(Nguồn: Chăn nuôi Việt Nam - ðỗ Kim Tuyên - Hoàng Kim Giao 2003 – 2013)
Từ khi dịch cúm gia cầm xảy ra cho ñến nay (2003 ñến 2013) ñã ảnh
hưởng lớn ñến chăn nuôi gia cầm. Vì vậy, những năm vừa qua ñàn gia cầm
Việt Nam phát triển với tốc ñộ không cao, chưa ñạt ñược số lượng 254 triệu
con năm 2003, trước khi dịch cúm gia cầm bùng phát. Theo số liệu thống kê
năm 2009 ñàn gia cầm của Việt Nam ñã thực sự ñược phục hồi và có số lượng
trên 280 triệu con/năm tăng 13,2% và sản lượng thịt ñạt 467,3 ngàn tấn, tăng
4
12% so với năm 2008, sản lượng trứng 5,2 tỷ quả tăng gần 7%. Số lượng gia
cầm thống kê qua các năm ñược thể hiện trong bảng 1.1. [12]
Gia cầm Việt Nam phân bố khắp các ñịa phương trong cả nước, với văn
hóa ẩm thực của người Việt Nam thì sản phẩm gia cầm có vị trí quan trọng
thứ hai sau thịt lợn. Gà là vật nuôi quan trọng trong ñàn gia cầm Việt Nam (gà
chiếm trên ¾ số lượng ñàn gia cầm), tiếp sau ñó là vịt. Xuất phát từ ñiều kiện
sinh thái và tập quán chăn nuôi, trên 60% số lượng vịt của cả nước ñược nuôi
tập trung ở vùng ðồng Bằng Sông Cửu Long. Trong mười năm qua, ñàn gia
cầm ở các vùng Trung du và miền Núi phía Bắc, ðồng bằng sông Hồng và
bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung có tốc ñộ phát triển nhanh. Số lượng
gia cầm ñược thể hiện qua bảng 1.2.
Bảng 1.2. Số lượng gia cầm theo các vùng sinh thái
ðơn vị tính: Triệu con
Vùng
Năm
TD và
MNPB
ðBSH
Bắc TB
và
DHMT
Tây
Nguyên
ðông
Nam
Bộ
ðBSCL
Cả
nước
2003 35,503 48,299
32,533 5,122 17,491 41,375 179,30
2004 34,514 54,742
40,385 6,102 16,434 44,011 196,10
2005 42,202 57,137
41,520 7,415 23,111 46,717 218,10
2006 45,415 59,695
45,151 8,440 24,595 49,991 233,30
2007 50,039 65,503
52,872 10,059 24,674 51,463 254,60
2008 45,218 61,251
53,300 8,682 14,142 35,561 218,20
2009 47,835 64,465
54,392 8,729 13,143 31,347 219,90
2010 48,026 61,151
48,335 7,807 12,868 36,378 214,60
2011 51,693 64,303
49,889 8,159 12,118 39,867 226,00
2012 55,447 68,640
52,509 9,552 13,645 47,527 247,30
2013 63,162 70,586
57,606 11,894 21,132 55,800 280,18
(Nguồn: Chăn nuôi Việt Nam - ðỗ Kim Tuyên - Hoàng Kim Giao 2003 – 2013)
5
Sản lượng trứng gia cầm của Việt Nam trong 10 năm qua có tốc ñộ
tăng trưởng tốt, từ 3,4 tỷ quả năm 2003 tăng lên 5,2 tỷ quả năm 2013. Năm
2013 số lượng gia cầm tăng trên 13% so với năm 2012 nhưng trứng gia cầm
chỉ tăng trên 6% năm và số lượng trứng bình quân ñầu người mới ñạt khoảng
60 quả người/năm. Dự kiến năm 2014 là năm sản lượng trứng có tốc ñộ tăng
tương ứng với số lượng gia cầm.
1.1.2. Các phương thức chăn nuôi chủ yếu
Hiện nay ở nước ta ñang tồn tại 3 phương thức chăn nuôi gà. Chăn nuôi
nhỏ lẻ, thả rông (chủ yếu trong hộ nông dân); chăn nuôi bán công nghiệp (quy
mô vừa, thả vườn) và chăn nuôi công nghiệp (quy mô lớn, tập trung).
a) Chăn nuôi nhỏ lẻ, thả rông
ðây là phương thức chăn nuôi truyền thống có hầu hết các vùng nông
thôn Việt Nam. ðặc trưng của phương thức chăn nuôi này là ñầu tư thấp, gà
nuôi thả rông, tự tìm kiếm thức ăn và tận dụng phụ phẩm trong nông nghiệp,
ñồng thời tự ấp và nuôi con. Do chăn thả tự do, môi trường chăn nuôi không
ñảm bảo, vật nuôi dễ mắc bệnh dịch, tỷ lệ nuôi sống thấp (theo ñiều tra của
Viện chăn nuôi quốc gia năm 2003, tỷ lệ nuôi sống của ñàn gà nuôi thả rông
từ 01 ngày tuổi ñến lúc trưởng thành chỉ ñạt 53%) và hiệu quả kinh tế không
cao. Tuy vậy, phương thức này phù hợp với ñiều kiện tự nhiên và kinh tế của
hộ nông dân, với các giống gà bản ñịa có khả năng chịu ñựng kham khổ cao,
chất lượng thịt, trứng thơm ngon. Theo số liệu ñiều tra của Tổng cục Thống
kê năm 2004 có tới 65% hộ gia ñình nông thôn chăn nuôi gà theo phương
thức này (trong tổng số 7,9 triệu hộ chăn nuôi gà) với tổng số gà theo thời
ñiểm khoảng 110 - 115 triệu con (ước ñạt khoảng 50 - 52% tổng số gà xuất
chuồng của cả năm).
b) Chăn nuôi bán công nghiệp
ðây là phương thức chăn nuôi có sự kết hợp những kinh nghiệm chăn
nuôi truyền thống và kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến, nuôi các giống gà lông mầu
6
có năng suất cao. Mục ñích chăn nuôi ñã mang ñậm tính hàng hoá. ðặc trưng
của phương thức chăn nuôi này là quy mô ñàn gà từ 200 - 500 con; ñàn gà
vừa thả, vừa nhốt và sử dụng thức ăn công nghiệp, nên tỷ lệ nuôi sống và hiệu
quả chăn nuôi cao; thời gian nuôi rút ngắn, vòng quay vốn nhanh hơn so với
chăn nuôi nhỏ lẻ nông hộ. Ước tính có khoảng 10 - 15% số hộ nuôi theo
phương thức này với số lượng gà sản xuất hàng năm chiếm tỷ lệ 25 - 30%.
c) Chăn nuôi công nghiệp
Chăn nuôi gà công nghiệp mới bắt ñầu chính thức hình thành ở nước ta
từ năm 1974 khi Nhà nước có chủ trương phát triển ngành kinh tế này. Tuy
nhiên, nó chỉ thực sự phát triển trong khoảng 10 năm trở lại ñây. ðiểm ñáng
chú ý của phương thức chăn nuôi gà công nghiệp ở Việt Nam là hệ thống sản
xuất giống các cấp không ñồng bộ, các doanh nghiệp nhà nước và các công ty
nước ngoài chỉ tập trung ñầu tư sản xuất con giống thương phẩm 01 ngày tuổi
từ ñàn bố mẹ nhập ở nước ngoài, ít hoặc không chú ý ñầu tư xây dựng và sản
xuất giống ông bà, cụ kỵ. Việc chăn nuôi gà công nghiệp sản xuất thịt, trứng
chủ yếu là các trang trại tư nhân và các doanh nghiệp. Hiện nay, các công ty
nước ngoài sản xuất và cung cấp phần lớn là gà giống công nghiệp lông trắng
(gần 80%). Ngược lại, các doanh nghiệp trong nước và các trang trại tư nhân
chiếm phần lớn thị phần gà giống lông màu thả vườn.
Số trang trại chăn nuôi gia cầm tính ñến năm 2010 là 23.588 trang trại,
với quy mô mỗi trang trại từ vài nghìn ñến vài chục nghìn con và ñặc biệt có
nhiều trang trại có quy mô tới 100.000 con.
Nhìn chung, chăn nuôi gà theo phương thức công nghiệp ở nước ta vẫn
chưa phát triển như các nước trong khu vực và trên thế giới, mà còn trong tình
trạng thấp kém cả về trình ñộ công nghệ và năng suất chăn nuôi.
1.1.3. Hệ thống thị trường tiêu thụ sản phẩm
Trên 95% sản phẩm bán là tươi sống và hoàn toàn tiêu thụ trong nước.
Gà sống và sản phẩm ñược bán khắp nơi, trong các chợ nông thôn, chợ phiên,
7
chợ nông sản và các chợ thành thị. Sản phẩm không chế biến, không bao gói,
không ñảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm…. Nguyên nhân chủ yếu do:
- Tập quán, truyền thống chợ làng quê, thói quen sử dụng sản phẩm
tươi sống của người tiêu dùng ñã hình thành từ lâu, khó thay ñổi ngay.
- Nguồn thu nhập thấp, khó chấp nhận sản phẩm chế biến, giá thành cao.
- Chăn nuôi tự cung, tự cấp, giết mổ tại nhà.
- Thói quen tiêu thụ thịt gà là gà sống và một phần nhỏ gà ñã giết mổ
sẵn chủ yếu bằng phương tiện thủ công, bán công nghiệp và công nghiệp. Do
thói quen của người tiêu dùng nước ta thích sử dụng thịt tươi sống, nên thị
trường thịt gà bảo quản lạnh hoặc ñã qua chế biến công nghiệp chưa phát
triển. ðây là một trong những nguyên nhân gây khủng hoảng thừa và thiếu
sản phẩm thịt gà vào các mùa vụ chăn nuôi trong năm.
Trước tình hình ñó một số tỉnh, thành phố ñã tăng cường quản lý và có
chính sách hỗ trợ, khuyến khích ổn ñịnh thị trường. Một số doanh nghiệp ñã
ñầu tư xây dựng các cơ sở giết mổ, chế biến tập trung, cung cấp cho thị
trường một lượng sản phẩm bảo ñảm vệ sinh nhất ñịnh, bước ñầu tạo niềm tin
và thói quen sử dụng sản phẩm qua chế biến, giết mổ cho người tiêu dùng.
1.2. QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ ẤP TRỨNG GIA CẦM
1.2.1. ðặc ñiểm cấu tạo và thành phần vật chất của trứng gia cầm
Trứng của các loài gia cầm có cấu tạo tương tự như nhau nhưng có
thành phần hóa học tương ñối khác nhau. Trứng gia cầm có hình bầu dục:
một ñầu lớn, một ñầu nhỏ. Tỷ lệ ñường kính lớn và ñường kính nhỏ của
trứng gọi là chỉ số hình thái. Trứng gia cầm tiêu chuẩn có chỉ số hình thái
là 1: 0,73. Cấu tạo trứng gà, một loại trứng gia cầm ñiển hình ñược trình
bày như hình 1.1.
8
Hình 1.1. Cấu tạo giải phẫu của quả trứng gà
1 - vỏ trứng; 2 - màng ngoài; 3 - màng bên trong; 4, 13 – dây xoắn; 5 -
lòng trắng bên ngoài (lòng trắng bên ngoài mỏng); 6 - lòng trắng giữa (lòng
trắng dày bên trong); 7 - màng lòng ñỏ; 8 – noãn hoàng; 9 - ðĩa mầm (phôi bào);
10 - lòng ñỏ màu vàng; 11 - trắng lòng ñỏ; 12 - lòng trắng nội bộ; 14 – buồng
khí; 15 – màng nhầy.
(Nguồn:
de:Benutzer:Horst Frank
, SVG version by
cs:User:-xfi-
)
Cấu tạo quả trứng gồm các bộ phận chính:
Trứng gia cầm là 1 tế bào sinh dục phức tạp ñược biệt hóa rất cao bao
gồm các phần lòng ñỏ, lòng trắng, màng vỏ, vỏ cứng và một lớp nhầy bao bọc
trứng khi ñược ñẻ ra. Mỗi phần của chúng ñều có chức năng riêng biệt. Tỷ lệ
tương ñối (%) và tuyệt ñối (gr) giữa các phần tùy thuộc vào từng loại gia cầm.
Trứng của thủy cầm có tỷ lệ lòng ñỏ lớn hơn trứng gà và ngược lại tỷ lệ lòng
trắng lại nhỏ hơn trứng gà. Ngoài ra tỷ lệ này còn phụ thuộc vào mùa vụ, tuổi
sinh sản.
a) Màng nhầy:
Khi vừa ñẻ ra trên bề mặt trứng có một lớp nhầy bảo vệ ñể tránh các vi
khuẩn thâm nhập vào bên trong phá hoại và gây thối trứng. Màng nhầy này
cấu tạo từ protein (sợi muxin) có những hạt mỡ nhỏ li ti, nếu lớp này mất ñi
trứng nhìn thấy bong là trứng ñã ñược ñể lâu. ðộ dày của màng nhầy khoảng
9
0,005 - 0,01 mm thì ta không nên rửa trứng, nếu trứng dính phân thì chỉ nên
dùng giẻ mềm lau nhẹ ñi.
b) Vỏ cứng:
Trong tử cung của gia cầm có tuyến vôi tiết ra một lớp dịch nhờn và
trắng, dịch này tạo ra cacbonnat canxi và cacbo protein, chất này nhanh chóng
cứng lại tạo thành lớp vỏ bao quanh trứng, Vỏ cứng ñược tạo thành chủ yếu
là muối canxi (cacbonnat canxi) chiếm 93,5%, 4,09% protein, 0,14% chất
béo, 1,2% nước, 0,55% oxy Mg, 0,25% photpho, 1,2% bioxit Si, 0,03% Na,
0,08 % Ka, Fe và Al. Chức năng của vỏ cứng là bảo vệ các thành phần bên
trong của trứng và ñồng thời cung cấp canxi cho phôi ñể tạo xương, phôi nhận
canxi từ vỏ khoảng 75% còn lại 25% lấy từ lòng ñỏ , lòng trắng.
Trên bề mặt của vỏ có các lỗ khí có kích thước rất nhỏ, người ta ñã ñếm
ñược khoảng 7000 - 7600 lỗ khí trên bề mặt vỏ trứng.
ðộ dày vỏ trứng của từng loại trứng khác nhau, vỏ trứng gà dày khoảng
0,2 - 0,4 mm, trứng ngan có ñộ dày vỏ từ 0,38 - 0,55mm, trứng vịt biến ñộng
từ 0,25 -0,4 mm.
ðộ chịu lực ñánh giá ñộ bền của vỏ, trứng có vỏ dày có ñộ chịu lực cao
hơn trứng vỏ mỏng.
c) Màng vỏ:
Có hai lớp màng vỏ ñược cấu tạo từ sợi Keratin ñan chéo vào nhau. Một
lớp dính sát vào vỏ còn lớp bên trong dính sát lớp lòng trắng bên ngoài. ðộ
dày của hai lớp màng này khoảng 0,057 – 0,069 mm, cả hai lớp ñều có lỗ cho
không khí ñi vào bên trong giúp phôi phát triển.
Hai lớp màng dính sát vào nhau, chỉ tách nhau ở lớp ñầu tù của trứng gọi
là buồng khí nơi cung cấp oxi cho phôi. Khi mới ñẻ ra trứng chưa có buồng
khí, phải sau 6 – 60 phút sau mới có và rộng dần do sự bay hơi nước từ trứng.
10
d) Lòng trắng:
Lòng trắng chứa nhiều chất dinh dưỡng, ñặc biệt là nước cung cấp cho
nhu cầu phát triển phôi. Chất dinh dưỡng trong lòng trắng chủ yếu là ñường,
viramin B
2
. Nếu thiếu B
2
phôi thai sẽ chết vào tuần thứ hai của giai ñoạn ấp.
Lòng trắng chia làm bốn lớp:
Lớp trong cùng sát lòng ñỏ là một lớp lòng trắng ñặc, bên trong lớp này
có hai sợi dây giữ hai ñầu lòng ñỏ bằng trục ngang gọi là dây chằng. Tác dụng
của dây chẳng giữ cho lòng ñỏ khỏi bị tác ñộng vì những chấn ñộng bên ngoài
và giúp lòng ñỏ khỏi dính vào vỏ, lớp này chiếm 2,7% .
Lớp lòng trắng loãng chiếm 16,8% và hầu như không chứa sợi muxin.
Lớp lòng trắng ñặc giữa: lớp này chiếm 50 – 57% có chứa nhiều sợi
nhầy là lớp ñệm của lòng ñỏ và là nới ñể cho các dây chằng bám vào.
Lớp lòng trắng loãng ngoài: lớp này bao bọc ngoài chiếm 23%. Qua
nghiên cứu về thành phần lòng trắng trứng ngan cho thấy:
Hàm lượng nước chiếm: 87,1%
Protein chiếm: 10,67%
Mỡ chiếm: 0,033% - 0,09 %
Khoáng chiếm: 0,78%
e) Lòng ñỏ:
Lòng ñỏ là một lớp tế bào khổng lồ ñược bao bọc bởi lớp màng mỏng
có tính ñàn hồi lớn, nhờ ñó mà lòng ñỏ không bị lẫn vào lớp lòng trắng mà
luôn giữ ñược hình tròng. Trứng ñể lâu tính ñàn hồi mất dần ñến lúc nào ñó
màng bị rách và lòng ñỏ, lòng trắng trứng tan dần vào nhau. Lòng ñỏ có các
lớp ñậm nhạt khác nhau là nguồn dinh dưỡng dồi dào, ngoài ra tế bào còn có
một mầm sống, mầm này gắn chặt vào lòng ñỏ tạo thành ñĩa phôi có tỷ trọng
nhỏ hơn cực thực vật nên có xu hướng nổi lên phía trên. Chất dinh dưỡng của
trứng ngan bao gồm có 40 – 43% nước, 15 - 18% protein, 36,2 – 37,6% mỡ
và 1,6 – 1,75 % là khoáng tổng số.
11
Tỷ lệ các thành phần của trứng ngan :
Lòng trắng: 40,64 g chiếm 53,47 %
Lòng ñỏ: 26,75 g chiếm 35,06%
Vỏ: 8,61 g chiếm 11,33%
Khối lượng: 76 g chiếm 100%
Thành phần hóa học chung của trứng ngan:
Nước chiếm: 67,3 - 71,1%
Protein chiếm: 12,54 - 12,96%
Mỡ chiếm: 13,5 - 14,48%
Khoáng chiếm: 1,1 - 0 1,52%
1.2.2. Nguyên tắc và mục ñích ấp trứng nhân tạo
a) Nguyên tắc
Ấp trứng nhân tạo là phương pháp mà con người tạo ra môi trường
tương tự như của gia cầm khi ấp, tác ñộng lên trứng ñã thụ tinh, làm nở ra các
gia cầm con mà không cần ñến sự tham gia của gia cầm bố mẹ, có nghĩa là
con người phải tạo ra ra nhiệt ñộ ấp tương ñương với thân nhiệt gia cầm (37 -
38
o
C), tạo ra ñộ ẩm tương ñương với môi trường tự nhiên (60 ÷ 80%), thông
gió và làm mát tương tự như con gà ñang ấp vài ngày một lần rời ổ, ñảo trứng
thay cho gà dùng mỏ hoặc cựa mình xoay trứng từ trong ra ngoài từ dưới lên
trên. Số ngày ấp trứng cần thiết ñể các trứng nở ñược cũng ñảm bảo như ñiều
kiện tự nhiên, ví dụ gà 21 ngày, vịt 28 ngày, ngan 35 ngày,
b) Mục ñích
Việc ấp trứng nhân tạo nhằm mục ñích:
- Thay thế gia cầm ấp nhằm tăng khả năng sản xuất của gia cầm;
- Tạo ra số lượng lớn con giống trong thời gian tương ñối ngắn thúc
ñẩy ngành chăn nuôi gia cầm phát triển theo hướng công nghiệp;
- Nâng cao tỷ lệ nở và chất lượng con giống nở ra, ñảm bảo vệ sinh cho
ñàn gia cầm mới nở.
12
1.2.3. Yêu cầu sinh lý ấp nở quả trứng
Bằng kết quả nghiên cứu của nhiều công trình của nhiều nhà khoa học
trên thế giới, ñã xác ñịnh ñược chế ñộ ấp cho nhiều loại trứng gia cầm trên cơ
sở ñáp ứng yêu cầu sinh của quá trình hình thành và phát triển của phôi thai,
thể hiện bằng các yếu tố sau:
Nhiệt ñộ: Nhiệt ñộ ấp là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình ấp, vì
trứng phải ñược làm nóng lên thì phôi mới có thể phát triển. Nhiệt ñộ thích
hợp cho hầu hết các loại gia cầm là 37 ÷ 38
0
C. Trong cả giai ñoạn ấp thường
chia các giai ñoạn ñể thay ñổi nhiệt ñộ. Ví dụ với trứng gà, thời kì ấp 21 ngày,
thường chia 3 giai ñoạn: Giai ñoạn I, từ 1 ñến 4 ngày ñầu, nhiệt ñộ 38
0
C, giai
ñoạn II từ ngày thứ 5 ñến ngày thứ 18, nhiệt ñộ 37,8 ÷ 38,5
0
C, giai ñoạn III từ
19 ÷ 21 ngày (giai ñoạn nở), nhiệt ñộ: 37
0
C. Yêu cầu trong từng giai ñoạn
nhiệt ñộ phải ổn ñịnh, ñộ sai lệch nhiệt ñộ: 0,1 0,2
0
C.
Nhiệt ñộ ở giai ñoạn ñầu cao hơn bình thường ñã giúp cho quá trình
phát triển phôi tăng nhanh, lòng trắng nhập vào lòng ñỏ, niệu nang sớm khép
kín. Giai ñoạn này trứng phải hấp thu nhiệt nên nhiệt ñộ cao có lợi cho sự
phát triển các cơ quan của phôi. Giai ñoạn giữa trứng bắt ñầu tỏa nhiệt do quá
trình trao ñổi chất của phôi sản sinh năng lượng nên không ñể nhiệt ñộ cao.
Giai ñoạn sau phôi thai thải nhiệt càng lớn, nếu ñể nhiệt cao sẽ khó thải nhiệt
gây thừa nhiệt ảnh hưởng ñến quá trình sinh lý của phôi.
ðộ ẩm: Cũng như nhiệt ñộ, ñộ ẩm cũng ñóng vai trò quan trọng trong
chế ñộ ấp. ðộ ẩm thích hợp 60 ÷ 80% tùy theo từng giai ñoạn ấp và loại trứng
ấp. ðộ ẩm cũng ñược phân các giai ñoạn ñể thay ñổi. Ví dụ, khi ấp trứng gà
thường chia 3 giai ñoạn tương ứng với 3 giai ñoạn ñể thay ñổi nhiệt ñộ: Giai
ñoạn 1: 60 ÷ 65%, giai ñoạn II: 55 ÷ 60% và giai ñoạn III: 65 ÷ 70%. Trong
từng giai ñoạn phải ổn ñịnh ñộ ẩm, ñộ sai lệch cho phép 2 ÷ 3%.
13
Giai ñoạn ñầu do ñể nhiệt ñộ cao, ñộ ẩm tương ñối của không khí trong
buồng ấp thấp nên khả năng bay hơi nước từ trứng vào buồng ấp tăng nhanh,
vì vậy cần tăng ñộ ẩm ñể hạn chế bay hơi nước từ lòng trắng, nước ñó sẽ có
tác dụng trong việc hòa tan các chất dinh dưỡng. Giai ñoạn giữa khi niệu nang
ñã khép kín thì ñộ ẩm không cần cao. Bay hơi nước từ trứng khi này là do quá
trình trao ñổi chất, nước và nhiệt luôn ñược thải ra ngoài. Giai ñoạn cuối là
giai ñoạn ñòi hỏi ẩm cao ñể tránh làm khô vỏ trứng, khi vỏ trứng khô gia cầm
con khó mổ vỏ ra ngoài.
Thông gió: ðảm bảo thông gió liên tục trong tủ ấp, sao cho trong máy
ấp luôn luôn có ñầy ñủ không khí mới tạo ñiều kiện tốt cho sự hô hấp của
phôi thai (hấp thụ O
2
thải CO
2
qua lỗ tế bào của vỏ trứng), ñồng thời thông
gió còn giải quyết vấn ñề tản nhiệt do phôi thai phát triển sinh ra và ñiều hoà
nhiệt lượng trong toàn buồng ấp.
ðảo trứng: ðảo trứng ñược thực hiện thường xuyên ñể tránh lòng ñỏ
nhẹ hơn nổi lên ở vị trí cố ñịnh, dính vào màng vỏ trứng làm ảnh hưởng xấu
ñến sự phát triển của phôi thai. Việc ñảo trứng ñược thực hiện bằng cách quay
ñảo giàn khay trứng một góc 45
o
sang phải hoặc sang trái so với mặt phẳng
thảng ñứng. Thời gian ñảo trứng từ 1 ÷ 2 giờ một lần. ðối với trứng ngan 6
ngày ñầu không ñảo trứng phôi dính vào vỏ không di ñộng ñược, 13 ngày
không ñảo trứng, niệu nang không khép kín, lượng abumin nằm bên ngoài túi
niệu dẫn ñến tỷ lệ chết phôi cao, mổ mỏ không ñúng vị trí, phôi bị dính ở
phần mắt, mỏ và ñầu.
Chế ñộ ấp trứng nêu trên là chế ñộ ấp chung có các loại trứng gia cầm.
Trong thực tế, việc xác lập chế ñộ ấp trứng phải căn cứ vào loại trứng, loại
máy ấp và ñặc ñiểm khí hậu của từng vùng lãnh thổ. ðể ñảm bảo tỷ lệ nở cao,
chất lượng gia cầm con sau khi nở tốt cần phải có nghiên cứu riêng.
14
1.2.4. Chế ñộ ấp
Chế ñộ ấp ñang ñược áp dụng phổ biến ở trong và ngoài nước là quy trình
ấp nở với hai chế ñộ: ðơn kỳ (single stage) và ña kỳ (multi stage).
a) Ấp ñơn kỳ:
Ấp ñơn kỳ là chế ñộ ấp trứng ñược ñưa vào và lấy ra với toàn bộ dung
lượng ở cùng một thời ñiểm. Ở chế ñộ ấp này các thông số ñược ñiều khiển theo
từng giai ñoạn ấp. Giai ñoạn ñầu nhiệt ñộ ñược ñặt cao hơn mức bình thường,
trong khoảng (37,8 - 38)
0
C ñối với trứng gà, giúp cho quá trình phát triển của
phôi tăng nhanh. Giai ñoạn thứ hai, trứng gà bắt ñầu tỏa nhiệt do quá trình trao
ñổi chất của phôi nên có hiện tượng phát sinh năng lượng. Ở giai ñoạn này, nhiệt
ñộ ñược duy trì trong khoảng (37,6 - 37,8)
0
C. Giai ñoạn tiếp theo quá trình tỏa
nhiệt của phôi càng nhiều nên nhiệt ñộ cần ñược duy trì ổn ñịnh ở mức 37,7
0
C và
cuối cùng trong giai ñoạn nở nhiệt ñộ chỉ cần giữ ở mức 37,2
0
C.
Yêu cầu về nhiệt ñộ và ñộ ẩm của chế ñộ ấp ñơn kỳ thay ñổi theo từng
giai ñoạn và theo mùa. Nhiệt ñộ ñược ñiều khiển theo chương trình theo giai
ñoạn yêu cầu người vận hành phải theo dõi chính xác chu kỳ ấp hoặc ñược
ñiều khiển tự ñộng theo chương trình ñiều khiển bằng máy tính. Chế ñộ ấp
này thường ñược sử dụng trong các xí nghiệp sản xuất con giống quy mô lớn.
Các thông số của quy trình ấp trứng gà ñược cho trong bảng 1.3.
Bảng 1.4. Các thông số của chế ñộ ấp ñơn kỳ
Thời gian ấp
(ngày)
Nhiệt ñộ
nhiệt kế
khô (
0
C)
Nhiệt ñộ
nhiệt kế
ướt (
0
C)
Ẩm
tương ñối
(%)
Chế ñộ
thông gió
(%)
ðảo trứng
(lần/ngày)
Từ 1 5 (hè)
1 7 ñông
37,8 38 31 32,5
63 72
0-25 24
Từ 6 11 (hè)
8 13 ñông
37,6 37,8
30 58 50 24
Từ 12 18 (hè)
14 18 ñông
37,6 29 53 75 24
Từ 19 21
37,4
31 32,5
63 72
100 0
15
Máy ấp trứng ñối lưu cưỡng bức có nhiệt ñộ trong từng giai ñoạn ổn
ñịnh nên ñộ ẩm ñược ño bằng phương pháp nhiệt kế khô ướt và ñộ ẩm ñặt
ñược tính theo nhiệt ñộ nhiệt kế ướt. ðộ ẩm trong chế ñộ ấp ñơn kỳ ñược ñiều
chỉnh theo từng giai ñoạn ấp có tác dụng ñiều chỉnh tốc ñộ bay hơi nước và
ñiều tiết nhiệt ñộ của phôi. Giai ñoạn ñầu cần giữ tốc ñộ bay hơi giảm dần do
hàm lượng nước bên trứng giảm và kích thước phôi lớn và ở giai ñoạn nở,
nhiệt ñộ của trứng cao, sự phát triển của con giống tăng nhanh, tăng tốc ñộ
bay hơi, trong giai ñoạn này ñộ ẩm cần ñược ñiều chỉnh ở mức cao ñể tránh
hiện tượng sát vỏ trứng và hiện tượng mất nước của gà con sau khi nở. Nếu
lượng nước trong trứng thoát ra môi trường trong toàn bộ thời gian ấp nhỏ,
con giống khi nở nặng bụng sức sống yếu, dễ chết khi nuôi.
Chế ñộ ấp thoáng trong ấp ñơn kỳ cũng ñược ñiều chỉnh theo từng giai
ñoạn ấp. Hai ngày ñầu quá trình ấp, lượng oxy trong trứng ñủ cho quá trình
phát triển của phôi. Từ ngày thứ 3 ñến ngày thứ 7 cửa gió ñược ñiều chỉnh ở chế
ñộ 25%.
b) Ấp ña kỳ
Ấp ña kỳ chế ñộ ấp trứng ñươc ñưa vào và lấy ra theo từng kỳ khác
nhau. Số kỳ ấp tùy thuộc vào ñiều kiện cụ thể của từng trang trại, thông
thường ñược chia từ 3 ñến 4 kỳ với mấy ấp kiểu buồng và 4 ñến 6 kỳ với
máy ấp kiểu tunel. Do trứng ở mỗi kỳ có tuổi ấp khác nhau nên nhiệt ñộ và ñộ
ẩm ñược giữ ổn ñịnh trong suốt quá trình. Nhiệt ñộ ấp ñược giữ ổn ñịnh ở
mức (37,6 0,2)
0
C, ñộ ẩm từ 53% ñến 57%. Hệ thống thông gió ñặt ở chế ñộ
không ñổi 75% so với nhu cầu tối ña của trứng.
Việc lựa chọn chế ñộ ấp ñơn kỳ hay ña kỳ tùy thuộc vào quy mô và
ñiều kiện của người sử dụng. Với trung tâm sản xuất con giống hoặc những
trang trại lớn sử dụng chế ñộ ấp ñơn kỳ có tỷ lệ ấp nở cao hơn và chi phí nhân
công thấp hơn chế ñộ ấp ña kỳ. Với các trang trại nhỏ sử dụng chế ñộ ấp ña
kỳ phù hợp với ñiều kiện và số lượng trứng của quy mô trang trại.
16
Các công trình nghiên cứu về quy trình ấp cho thấy chế ñộ ấp ñơn kỳ
cho tỷ lệ cao hơn chế ñộ ấp ña kỳ.
1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU MÁY ẤP TRỨNG GIA CẦM
1.3.1. Tình hình nghiên cứu máy ấp trứng gia cầm trên thế giới
a) Lịch sử phát triển máy ấp trứng gia cầm trên thế giới
Ấp trứng gia cầm nhân tạo ñã ñược áp dụng cách ñây hàng nghìn năm.
Theo tài liệu của nhà sử học, triết học Ai Cập Aristotle, người Ai Cập ñã áp
dụng phương pháp ấp trứng nhân tạo lần ñầu tiên vào năm 400 trước công
nguyên, trong các lò ấp ñắp bằng ñất và thắp ngọn ñèn dầu ở giữa ñể cấp
nhiệt, sau ñó ấp trứng nhân tạo ñược thực hiện ở Trung Quốc vào năm 246
trước công nguyên. Trong một thời gian dài, các nguyên lý ấp nhân tạo ñược
coi là bí quyết và luôn giữ kín, chỉ truyền từ ñời này qua ñời khác trong nội
tộc. Người thợ ấp xác ñịnh nhiệt ñộ thích hợp bằng cách ñặt quả trứng lên mi
mắt. Muốn thay ñổi nhiệt ñộ trong lò ấp người ta có thể lấy trứng ra ñảo, thêm
trứng mới hoặc tăng ñộ thông thoáng vào khu vực lò ấp.
ðến năm 1745 nhà nghiên cứu gia cầm Reomur (người Pháp) lần ñầu
tiên ñã nghiên cứu thành công phương pháp ấp trứng bằng máy và từ những
năm 80 của thế kỷ 19 hàng loạt máy ấp trứng công nghiệp ñã ra rời và ñưa
vào sản xuất với năng suất máy lên tới hàng chục nghìn trứng.
Cho ñến nay trên thế giới ñã có khá nhiều loại máy ấp trứng công
nghiệp ñược áp dụng trong sản xuất. Có thể phân loại như sau:
- Theo nguyên tắc tạo nhiệt: Máy ấp trứng bằng nước nóng, máy ấp
trứng bằng ñèn dầu, máy ấp trứng bằng ñiện;
- Theo mức cơ khí hóa và tự ñộng hóa: Máy ấp trứng máy ấp trứng thủ
công, máy ấp trứng bán tự ñộng, máy ấp trứng tự ñộng hoàn toàn;
- Theo nguyên lý cấu tạo: Máy ấp nở kết hợp, máy ấp nở riêng;
- Theo chế ñộ ấp: Máy ấp trứng ñơn kỳ, máy ấp trứng ña kỳ (ấp gối).