Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Tiểu luận Đánh giá tác động, ảnh hưởng của giá xăng dầu đến một số ngành nghề quan trọng giai đoạn 2008 - 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.87 KB, 25 trang )

MỤC LỤC
PHẦN GIỚI THIỆU 1
I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
PHẦN NỘI DUNG 4
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 4
II. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỘNG GIÁ XĂNG DẦU ĐẾN MỘT SỐ NGÀNH KINH TẾ QUAN
TRỌNG NHƯ: GIAO THÔNG VẬN TẢI, KHAI THÁT THỦY SẢN 6
III. CÁC PHƯƠNG HƯỚNG, BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG TÁC ĐỘNG TỪ NHỮNG BIẾN ĐỘNG CỦA
GIÁ XĂNG, DẦU TỪ ĐÓ GIÚP CHO CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XĂNG DẦU CÓ HIỆU QUẢ HƠN
19
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO 24
PHẦN GIỚI THIỆU
I. Lý do chọn đề tài
Trong thời đại nền kinh tế hội nhập ngày nay, sự cạnh tranh về giá cả
của các loại hàng hóa càng ngày càng trở nên gay gắt. Có rất nhiều nguyên
nhân làm cho giá tăng cao, trong số đó có thể nguyên nhân chính là do sự gia
tăng giá xăng dầu trong một vài năm trở lại đây. Như chúng ta đã biết trong
nền kinh tế hiện nay thì nguồn năng lượng dầu mỏ là không thể thiếu, nó
chiếm tỷ lệ sử dụng khoảng 40% trong tất cả các nguồn năng lượng trên thế
giới. Tuy nhiên, nguồn năng lượng này lại có giới hạn, vì nó là nguồn năng
lượng không thể tái tạo được. Bên cạnh đó người ta lại sử dụng ngày càng
nhiều nên dẫn đến hiện tượng tăng giá là một điều tất yếu, và có tác động
mạnh mẽ đến một số ngành nghề sử dụng nguồn năng lượng trên.
Đánh giá tác động, ảnh hưởng của giá xăng dầu đến một số ngành nghề quan
trọng giai đoạn 2008 - 2010
Trong những năm gần đây, đặc biệt là năm 2009 và đầu năm 2010 giá
dầu thô trên thế giới tăng một cách nhanh chóng, làm cho giá xăng dầu trong
nước cũng tăng. Việc giá xăng dầu tăng đã tác động rất lớn đến nền kinh tế,
mà trong đó có một số ngành nghề rất nhạy cảm với giá xăng dầu như: khai
thác thủy sản, vận chuyển…


Đó là lý do đề tài “đánh giá tác động, ảnh hưởng của biến động giá
xăng đến một số ngành nghề quan trọng” được thực hiện nhằm mục đích tiềm
ra những phương hướng và các giải pháp đối phó với những tác động tích cực
của việc tăng giá xăng dầu và luôn có nhiều biến động tiêu cực để có thể giúp
giảm chi phí cho các ngành nghề sử dụng loại năng lượng này.
1. Mục tiêu nghiên cứu
1.1. Mục tiêu chung
Đánh giá tác động, ảnh hưởng của giá xăng dầu đến một số ngành
nghề quan trọng nhằm tìm ra các giải pháp, phương hướng để có thể làm
giảm những tác động và sự ảnh hưởng của một số ngành nghề này.
1.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của việc chính
phủ giao quyền quyết định giá xăng của các doanh nghiệp.
- Đánh giá sự tác động của giá xăng đến một số lĩnh vực hoạt động
(giao thông vận tải, thủy sản…).
- Đưa ra các phương hướng, biện pháp khắc phục những tác động
của việc gia tăng giá xăng dầu. Giúp cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng
dầu hoạt động hiệu quả hơn.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp thu thập số liệu
- Thu thập số liệu thứ cấp từ một số bài viết có liên quan đến vấn
đề này và từ các sách, báo, internet
Phương pháp xử lý và phân tích thông tin số liệu
- So sánh số tương đối, số tuyệt đối.
Công thức tính số tuyệt đối:
Y = Y
1
– Y
0
GVHD Hứa Thanh Xuân SVTH Phạm Trường Sơn

2
Đánh giá tác động, ảnh hưởng của giá xăng dầu đến một số ngành nghề quan
trọng giai đoạn 2008 - 2010
Ý nghĩa: Số tuyệt đối là chỉ tiêu biểu hiện quy mô, khối lượng
của hiện tượng hoặc quá trình kinh tế - xã hộitrong điều kiện thời gian và
không gian cụ thể.
Công thức tính số tương đối:

0
01
Y
YY
Y

=
Ý nghĩa cho biết kết cấu của hiện tượng, biểu hiện mối quan hệ
giữa hai chỉ tiêu, biểu hiện trình độ phát triển của hiện tượng, đánh giá tình
hình thực hiện kế hoạch.
Đi sâu, phân tích, so sách đặc điểm của hiện tượng và giữ bí mặt
số tuyệt đối.
Tỉ lệ gia tăng
100100
0
1
−×=
Y
Y
Y
Y1: Chỉ tiêu năm so sánh
Y0: Chỉ tiêu năm liền kề trước đó


3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Biến động của giá xăng dầu sẽ tác động tiêu cực đến nhiều ngành
nghề, các lĩnh vực hoạt động của nền kinh tế. Do thời gian nghiên cứu có hạn
nên đề tài không đi sâu nghiên cứu tác động của giá xăng đến tất cả các ngành
trong tất cả các lĩnh vực được mà chỉ đi sâu nghiên cứu tập trung vào ngành
khai thác thủy sản và giao thông, vận chuyển giai đoạn 2008 – 2010. Thời
gian thực hiện đề tài từ tháng 01 – 2011 đến tháng 5 - 2011
GVHD Hứa Thanh Xuân SVTH Phạm Trường Sơn
3
Đánh giá tác động, ảnh hưởng của giá xăng dầu đến một số ngành nghề quan
trọng giai đoạn 2008 - 2010
PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Phân tích là gì?
Trong quá trình nghiên cứu và phân tích, có rất nhiều vấn đề đòi hỏi
phải hiểu lý thuyết thật kỹ mới có thể vận dụng một cách có hiệu quả. Cụ thể
như khi trình bày tác động của giá xăng đến một số ngành kinh tế nhưng lại
không hiểu đó là gì, ý nghĩa của nó ra sao sẽ gây nhiều khó khăn, hạn chế
trong việc phân tích, nhận xét, đánh giá. Do đó phần Cơ Sở Lý Luận giúp
chúng ta nắm vững về lý thuyết có liên quan trong suốt quá trình nghiên cứu,
phân tích từ đó sẽ giải quyết nhanh hơn các vấn đề. Vậy phân tích là gì?
GVHD Hứa Thanh Xuân SVTH Phạm Trường Sơn
4
Đánh giá tác động, ảnh hưởng của giá xăng dầu đến một số ngành nghề quan
trọng giai đoạn 2008 - 2010
Phân tích có nghĩa là chẻ vấn đề thành từng mảnh nhỏ, để hiểu từng
chi tiết, từng khía cạnh nhỏ, hiểu được vấn đề từ ngoài vào trong, từ trong ra
ngoài.
2. Tầm quan trọng của xăng đối với nền kinh tế.

Như bạn đã biết các loại hàng hóa muốn tiêu thụ thì phải vận chuyển
mà muốn vận chuyển thì phải nhờ đến các loại phương tiện giao thông, mà
phương tiện giao thông thì cần phải có xăng mới chạy được.
Trong nền kinh tế một quốc gia, xăng dầu đóng vai trò vô cùng quan
trọng trong việc phát triển kinh tế. 70% kinh tế Việt Nam sử dụng xăng, hay
nói cách khác, xăng một trong những nguồn năng lượng chính. Xuất phát từ
những lý do trên nên khi xăng dầu tăng giá sẽ dẫn đến các loại hàng hóa sẽ
tăng theo làm cho thị trường Việt Nam biến động.
Thật như vậy, tăng giá xăng sẽ ảnh hưởng nhiều đến nền kinh tế. Giá
xăng tăng sẽ làm cho chi phí đảy lên cao, và tác động trong thời gian dài.
Nhiều doanh nghiệp phải đối đầu với việc phải làm cách nào để có thể giữ
được mức giá ổn định của hàng hóa sản xuất ra, trong khi giá xăng dầu sử
dụng cho việc sản xuất và vận chuyển liên tục tăng cao.
3. Hình thức và các hoạt động kinh doanh xăng dầu của các doanh
nghiệp khi chính phủ giao quyền điều chỉnh giá trong nước theo cơ chế
thị trường.
Thứ nhất, nhất quán điều hành giá theo cơ chế thị trường có sự quản
lý của Nhà nước, giá có lên, có xuống theo biến động của giá thế giới; không
quay lại cơ chế mua của thế giới với giá cao, bán ở trong nước với giá thấp,
thực hiện bao cấp, bù lỗ, bù giá
Thứ hai, bảo đảm mức giá bán lẻ xăng của Việt Nam tương đương
với mặt bằng giá của các nước trong khu vực, đặc biệt là các nước có chung
đường biên giới để ngăn ngừa và hạn chế tình trạng buôn lậu xăng, dầu qua
biên giới.
GVHD Hứa Thanh Xuân SVTH Phạm Trường Sơn
5
Đánh giá tác động, ảnh hưởng của giá xăng dầu đến một số ngành nghề quan
trọng giai đoạn 2008 - 2010
Thứ ba, thực hiện nguyên tắc chia sẻ quyền, lợi ích và trách nhiệm
giữa Nhà nước, doanh nghiệp (DN) và người tiêu dùng; DN kinh doanh xăng,

dầu phải có trách nhiệm nộp đủ các khoản thu của ngân sách Nhà nước theo
luật định (theo mức thuế mà Nhà nước công bố).
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng kết hợp nhiều biện pháp kiềm chế
tăng giá xăng trong nước như: Cho phép doanh nghiệp kinh doanh xăng, dầu
đầu mối kéo dài thời gian trả nợ ngân sách nhà nước thêm hai tháng so với
thời hạn cam kết.
II. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỘNG GIÁ XĂNG DẦU ĐẾN
MỘT SỐ NGÀNH KINH TẾ QUAN TRỌNG NHƯ: GIAO THÔNG
VẬN TẢI, KHAI THÁT THỦY SẢN
1. Tổng quan về về sự biến động của giá xăng dầu trong vài năm trở
lại đây
1.1. Biến động của giá xăng thế giới trong những năm trở lại đây và
nguyên nhân gây ra những biến động này
Trong những năm gần đây, tình hình giá xăng dầu thế giới có nhiều
biến động theo chiều hướng đi lên. Chẳng hạn năm 2008 – 2009 sau thời gian
giá xăng dầu thị trường thế giới “hạ nhiệt” vào những tháng cuối năm 2008,
nhưng đã tăng trở lại trong năm 2009, nếu lấy giá thế giới từng tháng năm
2009 và 2010 so với tháng 12/2008 thì tốc độ tăng giá như sau:
Bảng 2.1 Giá dầu thô nhập khẩu
Đơn vị tính: VNĐ/thùng
Bình quân
định kỳ
Xăng 92
VNĐ/THUNG
TỶ LỆ %
12/08 701.006 100,00
1/09 905.975 129,24
2/09 102.5270 146,26
3/09 983.090 140,24
4/09 107.7995 153,78

5/09 121.1380 172,80
6/09 1.394.530 198,93
7/09 1.317.015 187,87
8/09 1.482.405 211,46
9/09 1.447.440 206,48
GVHD Hứa Thanh Xuân SVTH Phạm Trường Sơn
6
Đánh giá tác động, ảnh hưởng của giá xăng dầu đến một số ngành nghề quan
trọng giai đoạn 2008 - 2010
10/09 1.455.580 207,64
11/09 1465015 208,99
12/09 1.433.010 204,42
01/2010 1.498.548 213,77
02/2010 1.560.400 222,59
05/2010 1.540.660 219,78
08/2010 1.652.332 235,71
( nguồn tổng hợp từ báo tuổi trẻ)
Giá dầu thô thế giới trong những tháng đầu năm 2009 lại tăng vọt lên
hơn 1.025.270VNĐ/thùng và trong đợt tăng giá này thì nó xuất phát từ những
nguyên nhân chủ yếu sau:
- Cung cầu bất bình thường: sản lượng dầu thềm lục địa Bắc Hải
giảm nhanh hơn dự báo trong những năm trở lại đây. Bạo động ở Algeria,
Nigeria, Venezuela…góp phần làm giảm sản lượng cung dầu thô. Cung giảm
không cân đối được cơn khát dầu gia tăng theo cường độ bùng nổ tăng trưởng
của hai nhóm N4 (chủ lực là Trung Quốc và Ấn Độ) và N11 (dẫn đầu là
ASEAN).
- Bên cạnh đó giá xăng dầu tăng cũng do việc đầu cơ tích trữ của các
tổ chức kinh doanh xăng dầu nằm ngoài sự kiểm soát của nhà nước.
- Sau khi tăng giá mạnh vào những tháng đầu năm, thì trong những
tháng cuối năm giá biến động theo chiều hướng đi xuống cụ thể là giá liên tục

giảm từ 1.482.405 VNĐ/thùng (8/09) xuống còn 1.433.010 VNĐ/thùng
(12/09), nguồn ( />Dung/Bao-chi-viet-ve-Petrolimex-va-xang-dau/Gia_xang) nguyên nhân của
sự giảm giá này là do đồng đôla tăng giá mạnh vào những tháng cuối năm vì
giá dầu thô nhập khẩu lấy USD (1USD = 18,500 VNĐ) làm bản vị.
- Năm 2009, thị trường xăng dầu thế giới tiếp tục diễn biến hết sức
phức tạp và khó dự báo. Thế giới tiếp tục phải đương đầu với nhiều khó khăn,
thách thức từ hậu quả nặng nề của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế.
- Trong giai đoạn 2008-2009, nhu cầu xăng dầu của thế giới đã giảm
hơn 2 triệu thùng/ngày, từ mức 86 triệu thùng/ngày giảm xuống 84
triệu/ngày, mặc dù trong những tháng cuối năm 2009, nhu cầu đã bắt đầu tăng
trưởng trở lại. Hầu hết, lượng giảm tập trung tại các nước phát triển OPEC
(trong đó 1/3 là từ Mỹ, 1/3 từ Châu Âu); những nước đang phát triển ngoài
GVHD Hứa Thanh Xuân SVTH Phạm Trường Sơn
7
Đánh giá tác động, ảnh hưởng của giá xăng dầu đến một số ngành nghề quan
trọng giai đoạn 2008 - 2010
khối OPEC như Trung Quốc, Ấn Độ chỉ chứng kiến sự chững lại tạm thời và
sau đó tiếp tục tăng trưởng trong năm 2010.
1.2. Tình hình biến động của giá xăng trong nước trong những năm
gần dây ở Việt Nam
Trong điều kiện giá xăng, dầu thế giới có nhiều biến động phức tạp,
nên việc kinh doanh của nhiều doanh nghiệp bán lẻ xăng trong nước cũng gặp
rất nhiều khó khăn trong việc điều chỉnh giá trong nước theo những biến động
của giá thế giới từ đó dẫn đến kinh doanh thua lỗ và phải vay từ ngân sách
Nhà nước để bù lỗ.
Năm 2008 đánh dấu một bước hoặc quan trọng trong việc điều hành
giá xăng bán lẻ trên thị trường, đó là việc chính phủ quyết định thả nổi giá
xăng dầu theo cơ chế biến động của giá thị trường. thay vì Nhà nước phải liên
tục chích ngân sách ra dể cho doanh nghiệp tự xử lý lỗ (số tiền bù lỗ này
doanh nghiệp phải trả dần bằng cách trích 1000đ/lít từ giá xăng ra để trả nợ

ngân sách Nhà nước). Theo nghị đinh 55 thì giá xăng dầu đã được giao cho
doanh nghiệp tự chủ trong kinh doanh. Từ thời điểm này các doanh nghiệp
nhập khẩu, kinh doanh xăng dầu chính thức nhận quyền này, đồng nghĩa với
việc doanh nghiệp và người dân phải chấp nhận sống chung với biến động
của thị trường thế giới và sau ngày 25/02 thì giá xăng dầu cụ thể là:
Xăng A92 tăng từ 13,300đ/lít lên 14,500đ/lít
Xăng A95 tăng lên 14,800đ/lít
Riêng về khoản hoàn trả ngân sách Nhà nước (1.000 đồng/lít): trong
cơ cấu giá xăng năm 2009 nguyên tắc là phải có 1.000 đồng/lít để doanh
nghiệp hoàn trả ngân sách Nhà nước với lý do: từ 25/08/2008 giá xăng thực
hiện theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên, do giá thế giới liên tục tăng cao,
doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối phải thực hiện nhiệm vụ bình ổn
giá xăng theo yêu cầu của Chính phủ, chính vì vậy đã phát sinh lỗ kinh doanh
xăng trong năm 2007 và 2008 với tổng số lỗ khoảng 4.040 tỷ đồng. Bộ Tài
chính đã tạm ứng cho doanh nghiệp vay là 4.038,5 tỷ đồng để có vốn kinh
doanh, tự xử lý số lỗ nêu trên và sau đó phải có nghĩa vụ trích hoàn trả ngân
sách Nhà nước. Đến tháng 7/2009 doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu
mối mới trích để hoàn trả ngân sách được khoảng 38% so với số tiền mà Bộ
GVHD Hứa Thanh Xuân SVTH Phạm Trường Sơn
8
Đánh giá tác động, ảnh hưởng của giá xăng dầu đến một số ngành nghề quan
trọng giai đoạn 2008 - 2010
Tài chính đã tạm ứng cho vay. Như vậy, số tiền mà các doanh nghiệp kinh
doanh xăng dầu đầu mối còn nợ và phải tiếp tục hoàn trả ngân sách Nhà nước
để tự xử lý số lỗ kinh doanh xăng của đơn vị mình trong thời gian tới còn
khoảng 2.508 tỷ đồng (tương đương 62%).
Bước sang năm 2010 đây là năm đầu tiên kinh doanh xăng dầu áp
dụng Nghị định 84/CP của Chính phủ, sự chủ động của doanh nghiệp đầu mối
tạo ra cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu. Vì là năm
đầu tiên áp dụng Nghị định 84 nên trong quá trình chuyển đổi cơ chế kinh

doanh sẽ còn phải đối mặt với những diễn biến phức tạp của thị trường, đòi
hỏi các cơ quan quản lý Nhà nước, Doanh nghiệp và đặc biệt là người tiêu
dùng phải thích ứng với những biến động tăng, giảm giá theo quy luật thị
trường, kiên trì thực hiện đảm bảo thực thi có hiệu quả Nghị định này. Cụ thể
biến động giá xăng dầu bán lẻ năm 2010 đến đầu 2011 như sau:
Bảng 2.2 Giá xăng 2010
Đơn vị 1000đ/lít
Thời gian
Biến động về giá
(xăng IRON 92
đồng/lít)
Tỷ lệ giá
tăng %
14 – 01 2010 đến
27 – 5 – 2010
16.400 – 16.490 0.55
27 – 5 – 2010 đến
24 – 02 - 2011
16.490 – 19.300 7.04
Từ bảng giá trên ta có thể thấy trong năm 2010 tình hình giá xăng
tương đối ổn định. Nhưng sang năm 2011 giá xăng lại tăng lên đột biến gay ra
tình trạng hoan mang cho người tiêu dùng nói chung và các doanh nghiệp nói
riêng. Vậy nguyên nhân từ đâu?.
2. Nguyên nhân chính phủ đưa ra quyết định thả nổi giá xăng dầu
theo cơ chế thị trường
GVHD Hứa Thanh Xuân SVTH Phạm Trường Sơn
9
Đánh giá tác động, ảnh hưởng của giá xăng dầu đến một số ngành nghề quan
trọng giai đoạn 2008 - 2010
Đến giữa năm 2009, khi Nhà máy lọc dầu Dung Quất đi vào hoạt

động thì chúng ta cũng mới có thể đáp ứng được một phần nhu cầu (khoảng
6,5 triệu tấn/năm trong tổng nhu cầu là 13,5 triệu tấn/ năm).
Năm 2010 thì giá xăng dầu thế giới liên tục diễn biến tăng (giá bình
quân cả năm 2010 của dầu thô WTI đạt 1.526.400 VNĐ /thùng, tương đương
28% so với giá bình quân của mặt hàng này trong năm 2009), khan hiếm
nguồn ngoại tệ cân đối cho nhập khẩu xăng dầu, biến động tỷ giá Đồng Việt
Nam so với Đồng Đô-la Mỹ làm cho giá vốn nhập khẩu tăng; từ tháng 3/2010
giá bán xăng dầu không tiếp cận được giá cơ sở theo đúng Nghị định
84/2009/NĐ-CP, mức chi từ Quỹ bình ổn giá không đủ bù đắp chênh lệch
giữa giá bán và giá cơ sở.
Khi áp dụng việc giao quyền cho các doanh nghiệp điều hành giá
xăng dầu theo cơ chế thị trường thì những hoạt động kinh doanh của các
doanh nghiệp có những chuyển biến tích cực và tính bao cấp hổ trợ giá không
còn nữa, Nhà nước không phải bù lỗ như trước và tránh được hiện tượng
buôn lậu xăng qua biên giới.
3. Đánh giá ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu đến một số ngành
kinh tế quan trọng ở Việt Nam giai đoạn 2008 – 2010
3.1. Những tác động tích cực và tiêu cực của việc nhà nước tiếp
tục điều tiết giá xăng dầu theo cơ chế thị trường
3.1.1. Ảnh hưởng tích cực
Giá bán từ đây sẽ hoàn toàn do chủ doanh nghiệp quyết định dựa theo
những biến động lên xuống của giá xăng dầu trên thế giới.
Nhà Nước từ nay sẽ không phải đau đầu với con số hàng chục ngàn
tỷ đồng mỗi năm để hỗ trợ bù lỗ cho doanh nghiệp. Nguồn tiền lớn này thay
vì hỗ trợ gián tiếp cho doanh nghiệp thì từ nay sẽ hỗ trợ trực tiếp đến người
dân chịu sức ép của tăng giá xăng dầu.
Bên cạnh đó, thị trường cơ bản có được môi trường cạnh tranh mà ở
đó doanh nghiệp buộc phải đổi mới quản lý, tiết kiệm chi phí; còn người tiêu
dùng thì phải tiết kiệm tiêu dùng, được lựa chọn mức giá cạnh tranh.
GVHD Hứa Thanh Xuân SVTH Phạm Trường Sơn

10
Đánh giá tác động, ảnh hưởng của giá xăng dầu đến một số ngành nghề quan
trọng giai đoạn 2008 - 2010
Cụ thể là, hoạt động kinh doanh xăng dầu đạt mức tăng sản lượng và
doanh thu trên 5%, lợi nhuận trước thuế cao hơn so với năm 2009.
3.1.2. Ảnh hưởng tiêu cực
Biến động giá xăng dầu sẽ gây ra nhiều khó khăn mà chủ yếu là tác
động tiêu cực đến các hoạt động kinh doanh, sản xuất làm cho giá thành của
nhiều loại hàng hóa cũng biến động tăng, giảm theo. Nhưng phần lớn các loại
hàng hóa khi đã tăng giá thì không có xu hướng biến động giảm giá khi giá
xăng dầu giảm.
Đặc biệt với ba ngành than, điện, xi măng, việc khống chế giá đầu ra
trong khi chi phí đầu vào tăng vọt sẽ làm cho các doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực này phải chịu sức ép rất lớn. Điều đó cũng sẽ làm cho các
doanh nghiệp này hoạt động kém hiệu quả, ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng
kinh tế chung.
Hoạt động chi tiêu của người dân cũng gặp nhiều khó khăn do giá cả
tăng. Giá xăng dầu tăng cũng sẽ tác động tiêu cực về mặt tâm lý. Như chúng
ta đã biết yếu tố tâm lý luôn gây phản ứng dây chuyền đội giá của các hàng
hóa, dịch vụ khác đối với dân chúng theo vòng luân chuyển tiếp theo. Tác
động tâm lý này trên thực tế lại xảy ra với thị trường Việt Nam thường cao
hơn rất nhiều so với những dự liệu.
3.2. Đánh giá ảnh hưởng của việc biến động giá xăng dầu đến
ngành vận chuyển
3.2.1. Vận chuyển đường thủy
Những tác động tiêu cực đến hoạt động của đội tàu biển Việt Nam,
ngay từ đầu năm 2009, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu,
hàng hóa vận chuyển khan hiếm, cước giảm 50-60%, trong khi đó giá xăng
dầu liên tục tăng cao dẫn đến chi phí vận chuyển cũng tăng theo điều này đã
gây ra tình trạng thời thời gian đổ bến kéo dài… đã phát sinh nhiều chi phí,

cụ thể chi phí vận chuyển luôn luôn có nhiều biến động, và nó phụ thuộc vào
giá nguyên liệu phục vụ cho việc vận chuyển cụ thể tuyến đuờng từ Thành
Phố Hồ Chí Minh đi Cần Thơ và Hải Phòng giá cuớc liên tục tăng qua các
năm như sau:
Bảng 2.3 Giá cuớc vận tải
GVHD Hứa Thanh Xuân SVTH Phạm Trường Sơn
11
Đánh giá tác động, ảnh hưởng của giá xăng dầu đến một số ngành nghề quan
trọng giai đoạn 2008 - 2010
ĐVT triệu VNĐ/container 20 feet
CHỈ TIÊU
NĂM
2008
NĂM
2009
NĂM
2010
CHÊNH LỆCH
2009/2008
CHÊNH LỆCH
2010/2009
Mức Tỷ lệ Mức Tỷ lệ
TP-HCM
đi cần Thơ
3.8 4.3 5.4 13,16 25,58
TP-HCM
đi Hải
Phòng
5.1 6.3 8.5 23,53 34,92
(Nguồn tổng hợp từ báo Sài Gòn tiếp thị)

Đa số các doanh nghiệp vận tải biển, kể cả những doanh nghiệp “anh
cả” trong ngành Hàng hải Việt Nam, phải đối mặt với nhiều thách thức trong
hoạt động kinh doanh, phổ biến là tình trạng giá nguyên liệu thì liên tục tăng
cùng với sự khan hiếm nguồn hàng, khó khăn chồng lên khó khăn làm cho
không ít phương tiện chỉ vận tải hàng một chiều hoặc chạy “rỗng”, nhiều tàu
phải đỗ dài ngày tại cảng do thiếu hàng chuyên chở. Do đó thu không đủ bù
chi phí, riêng phần trả lãi ngân hàng có thời điểm lãi suất vay lên tới 21%
năm, hầu hết các doanh nghiệp vận tải không còn tài sản thế chấp vì tài sản là
tàu, nhà, đất và những tài sản giá trị khác đã thế chấp hết để đối ứng vay vốn
mua và đóng tàu.
Tính đến 31/10/2010, Việt Nam có khoảng 1.600 tàu biển, trong đó
khoảng 450 tàu biển hoạt động tuyến quốc tế với tổng dung tích xấp xỉ 2 triệu
tấn đăng ký (GT). Hiện tại, nếu tính theo trọng tải, đội tàu biển Việt Nam xếp
vị trí 60/152 quốc gia có tàu mang cờ quốc tịch, xếp thứ 4 trong 10 nước
ASEAN. (Cận cảnh vận tải biển Việt Nam 2010 .ThS. TRỊNH THẾ CƯỜNG
Trưởng phòng VT-DVHH Cục HHVN.)
3.2.2. Vận chuyển đường bộ
Ngành vận chuyển đường bộ được xem là hoạt động chủ chốt của
ngành vận chuyển Việt Nam, chính vì thế việc tăng giá xăng dầu sẽ tác động
mạnh mẻ tốc độ phát triển kinh tế, các doanh nghiệp phải đối đầu với việc
GVHD Hứa Thanh Xuân SVTH Phạm Trường Sơn
12
Đánh giá tác động, ảnh hưởng của giá xăng dầu đến một số ngành nghề quan
trọng giai đoạn 2008 - 2010
phải làm sao để giảm được giá thành đội lên trong quá trình vận chuyển sản
phẩm, hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ.
Hoạt động vận chuyển của các công ty xe khách cũng gặp nhiều khó
khăn vì trước sức ép của việc tăng giá xăng dầu thì việc tăng giá vé, giá cước
vận tải là chuyện sớm muộn, và người dân buộc phải chi thêm tiền cho việc đi
lại và vận chuyển hàng hóa. Thí dụ như tại quầy vé của bến xe 91B Cần Thơ

trên các bảng niêm yết giá thì giá cước cũ bị giá cước mới dán chồng lên.
Việc tăng giá vé xuất hiện đồng loạt ở các tuyến từ TP HCM đi các tỉnh Ninh
Thuận, Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Định, Hà Nội… việc tăng giá vé trên là
đúng theo nhận định của nhiều người. Tương tự như thế giá cước đi lại của
các xe khách cũng đồng loạt tăng giá trên khắp tất cả các tỉnh thành.
Bảng 2.4 Giá cuớc vận tải hành khách
ĐVT:1000đ
Tuyến đường
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Chênh lệch
2010/2009
Chênh lệch
2011/2010
Mức Tỷ lệ Mức Tỷ lệ
Cần Thơ –
Kiên Giang
45 55 70 22.2 55.56
Cần Thơ – Cà
Mau
45 55 70 22.2 55.56
Cần Thơ – TP-
HCM
60 70 90 16.67 50
Cần Thơ – Đà
Lạt…

165 185 210 12.12 27.27
(Bến xe khách 91B Cần Thơ)
3.2.3. Vận chuyển đường sắt
GVHD Hứa Thanh Xuân SVTH Phạm Trường Sơn
13
Đánh giá tác động, ảnh hưởng của giá xăng dầu đến một số ngành nghề quan
trọng giai đoạn 2008 - 2010
Ngành vận tải đường sắt lao đao vì chi phí nhiên liệu tăng. Theo ông
Nguyễn Hữu Tuyên, trưởng ban vận tải, tổng công ty Đường Sắt Việt Nam
thì trong vận tải đường sắt, chi phí nhiên liệu của toàn ngành là 610 tỷ đồng,
nay đã đội lên 800 tỷ đồng., đã tác động mạnh mẻ đến hoạt động vận chyển
làm cho số luợng hàng hóa, hành khách,… bị giảm sút. Cụ thể thông qua
bảng số liệu sau:
Bảng 2.5 Số lượng vận tải đuờng sắt
ĐVT 1000 tấn
CHỈ TIÊU
NĂM
2008
NĂM
2009
NĂM
2010
CHÊNH
LỆCH
2009/2008
CHÊNH
LỆCH
2010/2009
Mức Tỷ lệ Mức Tỷ lệ
Tấn xếp

hàng hóa
8.281 8.771 8.687 59,17 - 0,95
Tấn km
hàng hóa
2.674.911 2.681.033 2.927.527 6,22 9,19
Hành
khách
11.586 12.941 12.768 11,69 -1,33
Hành
khách km
4.041.713 4.376.385 4.557.621 8,28 4,14
Tấn xếp
hành lý
103 107 99 3,88 -7,47
Tấn km
hành lý
50.517 55.166 50.764 9,2 -6,16
(Nguồn tổng từ Cục thống kê)
GVHD Hứa Thanh Xuân SVTH Phạm Trường Sơn
14
Đánh giá tác động, ảnh hưởng của giá xăng dầu đến một số ngành nghề quan
trọng giai đoạn 2008 - 2010
Nguyên nhân do giá dầu tăng từ 13.900 đồng lên 15.300 đồng/lít,
tăng 10%. Trong bối cảnh này, giá thành vận tải đường sắt bị đẩy lên buộc
tổng công ty phải tính toán cân đối lại giá cước. Hiện nay, ngoài việc yêu cầu
các đơn vị thành viên thực hiện triệt để tiết kiệm, cắt giảm tối đa chi phí, tổng
công ty cũng đang tính toán để điều chỉnh giá cước vận tải hành khách và
hàng hóa. Bởi đó là giải pháp đảm bảo kinh doanh vận tải không bị lỗ. Mà cái
khó của ngành Đường sắt là vé tàu khách thì đã bán trước vài dài ngày, còn
cước vận tải hàng hóa thì đã ký hợp đồng cả năm với các chủ hàng. Việc

thương thảo lại với các chủ hàng là không dễ. Hiện tổng công ty đang nghiên
cứu để điều chỉnh giá vé, giá cước cho hợp lý. Tuy nhiên không thể tăng ngay
một lúc 20% như giá nhiên liệu. Trước mắt giá cước vận tải đường sắt chỉ có
thể tăng khoảng 7%.
3.3.Ảnh hưởng của giá xăng dầu đến ngành đánh bắt thủy, hải sản
3.3.1. Kiên Giang
Với bờ biển dài trên 200 km, có diện tích biển khoảng 63.000 km
2
,
Kiên Giang tiềm năng rất phong phú để phát triển kinh tế biển. Đây là một
lĩnh vực mà tỉnh có lợi thế hơn hẳn so với nhiều tỉnh khác trong khu vực đồng
bằng sông Cửu Long.
Theo thống kê từ Bộ Thủy sản, Kiên Giang là tỉnh có đội tàu đánh bắt
khai thác thủy sản dẫn đầu cả nước, với 7.390 chiếc tàu thuyền các loại.
Trong đó riêng đội tàu đánh bắt xa bờ (công suất 250 -450CV) với 2.053
chiếc, chiếm 79,22% công suất đội tàu. Với số tàu này, mỗi chuyến ra khơi
phải bù lỗ thêm tiền dầu 10 triệu đồng/chiếc thì riêng đội tàu xa bờ của ngư
dân Kiên Giang giảm thu nhập trên 2 tỉ đồng và cả đội tàu của tỉnh sẽ phải
“gồng” thêm chi phí do xăng dầu tăng giá là trên 70 tỉ đồng.
Giá xăng dầu tăng làm cho chi phí đánh bắt xa bờ của bà con ngư dân
gặp rất nhiều khó khăn: tàu phải thường xuyên đậu tại chỗ vì thường xuyên bị
lỗ sau những lần ra khơi. Bình quân một chiếc tàu tiêu thụ hết 15000
lit/tháng . Trước đây giá dầu chưa tăng, sau mỗi chuyến biển trừ chi phí bét
lắm cũng còn lãi chừng vài chục triệu đồng, chia đôi phần lãi cho tài công,
ngư phủ cũng còn dư chục triệu. Bây giờ giá dầu lại tăng thêm 1.000 đồng/lít
nên mỗi một chiếc tàu phát sinh tăng thêm 15 triệu đồng tiền dầu (chưa kể các
GVHD Hứa Thanh Xuân SVTH Phạm Trường Sơn
15
Đánh giá tác động, ảnh hưởng của giá xăng dầu đến một số ngành nghề quan
trọng giai đoạn 2008 - 2010

loại vật tư phục vụ đánh bắt tăng theo) vì thế lợi nhuận giảm hơn 60% Vì bán
tất cả cá, mực sau những lần như thế chỉ đủ tiền mua dầu, không còn tiền để
trả tiền nhân công và tiền tài xế. (theo lời anh Phan Qốc Việt, chủ doanh
nghiệp Minh HIếu, phường An Hòa Rạch Giá)
Hậu quả là, những ngư phủ đã từng gắn bó với nghề biển nhiều năm
qua nay đành phải bỏ nghề, bỏ biển chuyển sang nghề khác, những người
khá giả thì mua xe chạy xe ôm, người ít vốn thì mở tiệm hớt tóc hoặc đi canh
vuông tôm.
3.3.2. Tỉnh Bạc Liêu
Bạc Liêu có chiều dài bờ biển hơn 56 km với nguồn thủy, hải sản
phong phú. Toàn tỉnh có 1.070 phương tiện khai thác, đánh bắt thủy sản,
nhưng chỉ có 360 phương tiện đánh bắt xa bờ. Việc khai thác thủy sản gần bờ
với phương tiện nhỏ lẻ thì không chịu tác động nhiều từ giá xăng dầu.
Theo tính toán của các ngành chức năng và nhiều ngư dân ở Bạc
Liêu, trong gần hai năm qua, giá dầu, vật tư, các loại ngư, lưới cụ tăng đã làm
các chủ phương tiện gánh thêm hơn 80% chi phí cho mỗi chuyến ra khơi,
tăng thêm 20 - 25 triệu đồng/chuyến. Còn các phương tiện đánh bắt ngắn
ngày cũng tăng 7-9 triệu đồng/chuyến. Trong khi đó, sản phẩm thủy, hải sản
khai thác giá bán ra tăng không nhiều, không ổn định, nhiều lúc bị giảm từ vài
nghìn đồng đến hơn 10.000 đồng/kg. Đáng lưu ý, trước tình hình khó khăn
trong khai thác, đánh bắt thủy sản, nhiều phương tiện cũng chuyển sang nghề
cào đôi, cào đơn, với lợi nhuận trung bình từ 130 đến 150 triệu đồng/tháng
(cào đôi) và từ 30 đến 50 triệu đồng/tháng (cào đơn), nhưng đây vẫn là hình
thức khai thác hủy diệt nguồn lợi thủy sản. Ngoài ra, thì các hình thức đánh
bắt khác ai giỏi lắm thì hòa vốn là cùng không thôi thì thua lỗ. Ngay cả những
ngư dân khai thác thủy sản trước kia ăn chia theo tỷ lệ lợi nhuận với chủ tàu,
nay không còn dám đi biển theo hình thức chia trên, vì ngày công nhiều mà
khai thác không có bao nhiêu, theo đó yêu cầu chủ tàu trả lương theo ngày
công.
GVHD Hứa Thanh Xuân SVTH Phạm Trường Sơn

16
Đánh giá tác động, ảnh hưởng của giá xăng dầu đến một số ngành nghề quan
trọng giai đoạn 2008 - 2010
Tại huyện Hòa Bình, trong tổng số 217 phương tiện, chỉ có năm tàu
đánh bắt xa bờ, còn lại là khai thác gần bờ bằng hình thức cào, te, thẹ Theo
ông Trần Văn Thành, chủ một phương tiện đánh bắt thủy sản "Nhiều chủ
phương tiện đều biết đánh bắt thủy sản gần bờ sẽ làm cạn kiệt nguồn lợi thủy
sản. Tuy nhiên, vì cái lợi trước mắt (như đánh bắt thời gian ngắn, ít chi phí,
không cần nhiều lao động ) nên họ vẫn làm. Còn đánh bắt xa bờ thì chi phí
đầu tư nhiều nhưng lợi nhuận không cao, đôi khi còn bị thua lỗ".
3.3.3. Tỉnh Sóc Trăng
Sóc Trăng có bờ biển dài 72 km, với ba cửa sông chính: Định An,
Trần Đề, Mỹ Thanh đổ ra biển Đông. Vùng biển Sóc Trăng có nhiều ngư
trường với nguồn lợi hải sản đa dạng, phong phú. Hàng năm, nước biển xâm
lấn tạo thành một vùng nước mặn - lợ, chưa kể hơn 50 nghìn ha đất bãi bồi
ven sông, biển, là điều kiện thuận lợi để phát triển nghề đánh bắt, nuôi trồng
thủy sản. Sóc Trăng hiện có 1.055 tàu đánh cá với tổng công suất 100.930
CV, trong đó có 241 tàu đánh bắt xa bờ. Nếu so với năm 2005, số tàu đánh
bắt hải sản tăng gần 200 chiếc; đặc biệt, tàu công suất từ 380 CV trở lên từ
chỗ không có chiếc nào, đến nay đã có gần 60 chiếc. Nhiều tàu được sửa chữa
nâng cấp, đóng mới và trang thiết bị hiện đại với công suất lớn để khai thác
nhiều ngày trên biển.
Công việc đánh bắt của ngư dân ở Sóc Trăng cũng gặp nhiều khó
khăn như những nơi khác. Với số lượng tàu khoản 1200 tàu khai thác thủy hải
sản, trong đó có 270 tàu khai thác xa bờ, mỗi tàu khai thác xa bờ phải tốn chi
phí nhiên liệu cho mỗi chuyến ra khơi từ 10.000 đến 15.000 lít dầu, như vậy
chi phí nhiên liệu tăng thêm bình quân cho mỗi chuyến khoảng 40 triêu đồng.
Các tàu có công suất dưới 90 mã lực (CV) hoặc tương đương khai thác ngắn
hạn trên biển cũng tiêu tốn từ 2.500 đến 3.000 lít dầu và chi phí tăng thêm
cho mỗi chuyến từ 6 đến 7 triệu đồng so với thời điểm áp dụng giá xăng dầu

gần đây. Cái khó là ngư dân không thể chủ động điều chỉnh giá khai thác
GVHD Hứa Thanh Xuân SVTH Phạm Trường Sơn
17
Đánh giá tác động, ảnh hưởng của giá xăng dầu đến một số ngành nghề quan
trọng giai đoạn 2008 - 2010
được. Giá các mặt hàng thủy sản tăng không đáng kể chỉ tăng từ 250 đồng
đến 800 đồng một Kg, mức tăng này không thể bù đắp được chi phí xăng dầu,
các chi phí hàng hóa thiết yếu, trong đó có nước đá cũng tăng theo do chi phí
vận chuyển tăng. Sự tăng giá đồng loạt như vậy khiến cho hầu hết các tàu
thuyền khai thác loại vừa và nhỏ phải neo đậu, chờ giá hải sản tăng thêm để
bù đắp chi phí nhiên liệu đầu vào.
Trước tình hình đó nhiều ngư dân đành phải tìm hướng khác để kiếp
sống, cuộc sống bám biển vất vả, cực nhọc, nguy hiểm,…nhưng lại không đủ
tiền trang trãi cho cuộc sống từng ngày. Còn với một số tàu tiếp tục hoạt động
nhưng để có lãi là không nhiều, mức thu nhập của ngư phủ cũng bị giảm theo.
Nếu như trước đây, chủ tàu chi cho ngư phủ trong khoảng 40% lợi nhuận, thì
nay mức chi này chỉ còn 30% đến 35%. Nhiều ngư phủ chuyển sang các tàu
khai thác có công suất lớn, các tàu có công suất vừa và nhỏ thiếu ngư phủ
trong khai thác đành nằm bờ.
3.3.4. Tỉnh Cà Mau
Xăng dầu tăng giá, mỗi tàu đánh bắt xa bờ ở tỉnh Cà Mau phải tăng
thêm chi phí từ 20 triệu đến 70 triệu đồng trở lên cho một chuyến ra khơi. Mà
trong khi Cà Mau hiện có 1.137 phương tiện đánh bắt xa bờ thì chi phí tăng
khoảng từ 22.740 đến 79.590 triệu đồng. Nhiều ngư dân đang phân vân “giữa
hai dòng nước” nếu tiếp tục ra khơi thì sẽ nắm chắc phần lỗ lã, bằng không thì
lấy gì để mưu sinh và trả nợ. Đây thật sự là một bài toán khó cho ngư dân.
Mọi thứ điều tăng, trong khi giá hải sản thì không tăng, do bị các tư thương
ép giá để bù đắp cho khoản chi phí xăng dầu trong những chuyến đi thu mua.
Trước thực trạng này, không ít chủ tàu tuyên bố sẽ chuyển nghề hoặc đợi đến
khi dầu sụt giá mới dám ra khơi đánh bắt. Việc làm của hàng chục ngàn bà

con lao động nghề biển cũng sẽ bị lung lai.
Ông Nguyễn Hoàng Thiên, trưởng ban thủy sản thị trấn Sông Đốc,
huyện Trần Văn Thời, Cà Mau cho biết: Nếu chủ phương tiện trả tiền công
dưới mức 40% trên tổng doanh thu sẽ không thuê được lao động đi biển.
Nhưng để có tổng doanh thu từ 70 triệu đồng trở lên/chuyến không phải tàu
nào cũng đạt được. Cho nên, nhiều tàu câu mực tạm ngưng hoạt động do thua
lỗ. Còn đối với nghề cào khơi, chi phí đầu tư sản xuất còn cao hơn. Một tàu
GVHD Hứa Thanh Xuân SVTH Phạm Trường Sơn
18
Đánh giá tác động, ảnh hưởng của giá xăng dầu đến một số ngành nghề quan
trọng giai đoạn 2008 - 2010
đánh bắt xa bờ công xuất 250CV sau chuyến đi biển 30 ngày phải đầu tư hơn
300 triệu đồng thì nay phải tăng thêm 70 triệu đồng/tàu/chuyến. Trong khi đó,
sản lượng khai thác thủy sản không tăng, thậm chí còn giảm do nguồn lợi
thủy sản ngày càng suy kiệt, cá tạp, cá phân thường chiếm từ 60% sản lượng
thủy sản đánh bắt, trong khi tôm, cá hàng hóa có giá trị kinh tế cao chỉ chiếm
6 đến 10%.
III. CÁC PHƯƠNG HƯỚNG, BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG TÁC
ĐỘNG TỪ NHỮNG BIẾN ĐỘNG CỦA GIÁ XĂNG, DẦU TỪ ĐÓ
GIÚP CHO CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XĂNG DẦU CÓ
HIỆU QUẢ HƠN
1. Các phương hướng và biện pháp của Công ty xăng dầu
Một là, với tinh thần khai thác tối đa nguồn cung từ Nhà máy Lọc dầu
Dung Quất, tiếp tục ký các hợp đồng dài hạn, khai thác nguồn nhập khẩu mới,
sử dụng có hiệu quả các phương tiện viễn dương đang được đầu tư tăng
cường năm 2009 để cân đối nhập khẩu theo chỉ tiêu Bộ Công Thương giao
năm 2010, đảm bảo đủ nguồn cho các nhu cầu trong nước với vai trò của một
doanh nghiệp chủ lực. Vấn đề quan trọng là phải thay đổi cơ bản phương thức
cung cấp nguồn từ Dung Quất để các đầu mối chủ động.
Hai là, chủ động và kiên trì vận hành giá xăng dầu theo cơ chế thị

trường bảo đảm: Đủ nguồn cung – Đóng góp cho ngân sách Nhà nước và có
tích lũy cho Doanh nghiệp, đảm bảo hài hòa 3 lợi ích Nhà nước - Doanh
nghiệp và Người tiêu dùng theo tinh thần của Nghị định 84 của Chính phủ.
Ba là, tiếp tục đầu tư mới, mua lại, nâng cấp hệ thống cửa hàng bán lẻ
để tăng cường hệ thống phân phối, nâng cao năng lực bán hàng và văn minh
thương mại.
Bốn là, sử dụng có điều kiện đối với hệ thống phân phối trung gian
trên cơ sở rà soát kỹ để lựa chọn các đối tượng đủ điều kiện và uy tín trong
kinh doanh để sử dụng làm Tổng đại lý/Đại lý.
GVHD Hứa Thanh Xuân SVTH Phạm Trường Sơn
19
Đánh giá tác động, ảnh hưởng của giá xăng dầu đến một số ngành nghề quan
trọng giai đoạn 2008 - 2010
Năm là, đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình dự án đầu tư trọng
điểm để sớm đưa vào khai thác sử dụng, phát huy hiệu quả đồng vốn và tăng
khả năng dự trữ hàng hóa theo quy định mới (30 ngày), góp phần bình ổn thị
trường xăng dầu trong mọi tình huống.
Sáu là, triển khai đồng bộ chương trình Thẻ xăng dầu trên hệ thống
cửa hàng trực thuộc và đại lý có uy tín để gia tăng sản lượng bán lẻ cao hơn
mức tăng trưởng tự nhiên, tích cực hưởng ứng chủ trương thanh toán không
dùng tiền mặt của Chính phủ; mặt khác, hình thành thói quen mới theo hướng
văn minh, mang lại nhiều tiện ích cho người tiêu dung.
2. Các phương hướng và giải pháp cho ngành đánh bắt thủy sản
Trước những khó khăn của bà con ngư dân, Bộ thủy sản đã đề nghi
Chính phủ dùng một phần trong phí giao thông đường bộ thu qua xăng dầu để
tái đầu tư cơ sở hạ tầng cho ngành thủy sản và điều tra nguồn lợi ngư trường.
“Nhà nước có quy định thu phí đường bộ qua giá xăng dầu nhằm tạo nguồn
kinh phí tái đầu tư cho hạ tầng giao thông”. Tuy nhiên, việc thu phí như vậy
chưa hợp lý với ngành đánh bắt thủy sản, bởi họ chủ yếu hoạt động trên biển.
Vì vậy đề nghị trích một phần phí đó để đầu tư lại cho ngư dân”.

Đồng thời, nên tổ chức sản xuất theo mô hình tập đoàn, tổ, đội giúp
tiêu hao nhiên liệu ít hơn. Áp dụng công nghệ tiên tiến, đặc biệt là đối với
khâu quản lý sau thu hoạch cũng là một giải pháp giúp tăng chất lượng sản
phẩm, nâng cao giá bán và bù lỗ khi giá xăng dầu tăng.
Về phía phần mình, Bộ thủy sản sẽ đầy mạnh các dự án phát triển,
điều tra nguồn lợi và dự báo ngư trường chính xác để thông báo cho bà con
nơi đánh bắt hiệu quả, đồng thời tao nguồn nhân lực, nâng cao tay nghề cho
ngư dân.
Về chính sách hỗ trợ thì Bộ tài chính đã ban hành việc hỗ trợ 33% phí
bảo hiểm thân tàu phải nộp hàng năm cho các tàu đánh cá hoạt động xa bờ;
hỗ trợ bằng tiền trực tiếp cho ngư dân tương ứng với 30% lãi suất vay ngân
hàng để đầu tư thay máy móc củ tiêu hao nhiều nhiên liệu sang tiêu hao ít
nhiên liệu.
3. Các biện pháp và phương hướng cho ngành vận tải.
GVHD Hứa Thanh Xuân SVTH Phạm Trường Sơn
20
Đánh giá tác động, ảnh hưởng của giá xăng dầu đến một số ngành nghề quan
trọng giai đoạn 2008 - 2010
Phát triển các loại hình dịch vụ hỗ trợ vận tải biển, dịch vụ logistics
và dịch vụ vận tải đa phương thức, đặc biệt tại nhóm cảng phía Bắc, nhóm
cảng TP. Hồ Chí Minh-Đồng Nai-Bà Rịa Vũng Tàu, nhóm cảng biển đồng
bằng sông Cửu Long. Coi trọng việc nâng cao chất lượng các loại hình dịch
vụ hỗ trợ vận tải biển, dịch vụ logistics, dịch vụ vận tải đa phương thức.
Phát triển các trung tâm phân phối hàng hóa gắn liền với các bến
cảng container, đặc biệt là ở những cảng cửa ngõ, cảng trung chuyển quốc tế.
Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, điều hành và hoạt động
của các dịch vụ một cách hiệu quả; từng bước xây dựng thương hiệu tốt, nâng
cao chất lượng dịch vụ ngang tầm với các quốc gia trong khu vực để thu hút
chủ hàng sử dụng tàu của mình vận chuyển hàng hóa; liên kết chặt chẽ với
nhau, xây dựng một hiệp hội có tiếng nói thống nhất để tạo sức mạnh cạnh

tranh với các đội tàu nước ngoài, cùng chia sẻ rủi ro trong kinh doanh.
GVHD Hứa Thanh Xuân SVTH Phạm Trường Sơn
21
Đánh giá tác động, ảnh hưởng của giá xăng dầu đến một số ngành nghề quan
trọng giai đoạn 2008 - 2010
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Trước những biến động phức tạp của giá xăng dầu thế giới, đã gây ra
nhiều khó khăn cho ngành kinh doanh xăng dầu ở nước ta. Mặc dù việc Chính
phủ đưa ra biện pháp kinh doanh xăng dầu theo cơ chế thị trường là một
quyết định đúng đắng, và nó đã mang lại những mặt tích cực cho việc điều
hành giá của chính phủ, họ không còn đau đầu với những con số hàng tỷ đồng
tiền bù lỗ trong việc hổ trợ giá. Giờ đây các doanh nghiệp phải tự quyết định
giá bán lẻ theo cơ chế thị trường dưới sự điều hành của Nhà nước, giá sẽ tăng,
giảm theo giá của thế giới.
Tuy nhiên, điều này cũng mang lại nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho
người tiêu dùng nói chung. Trong khi đó, chịu tác động mạnh bởi quyết định
này là ngành khai thác thủy sản và ngành vận chuyển nói riêng.
Đối với các ngành khai thác thủy hải sản thì khi giá xăng dầu tăng đã
làm cho chi phí của ngành này tăng cao. Trong khi giá các sản phẩm khai thác
được không tăng hoặc tăng rất ít do sự ép giá của thương lái để bù lỗ cho chi
phí của các chuyến đi thu mua. Tuy chính phủ đã có một số biện pháp, chính
sách nhưng ngành vẫn còn rất nhiều khó khăn.
Giá xăng dầu tăng cao làm cho chi phí vận chuyển hành khách, hàng
hóa tăng lên rất cao còn giá cước vận chuyển thì không thể tăng đột ngột mà
phải tăng từ từ để không gây sốc đối với khách hàng. Việc tăng giá cước là
chuyện sớm muộn, tuy nhiên ngành giao thông vận tải cần thực hiện nhiều
GVHD Hứa Thanh Xuân SVTH Phạm Trường Sơn
22
Đánh giá tác động, ảnh hưởng của giá xăng dầu đến một số ngành nghề quan

trọng giai đoạn 2008 - 2010
biện pháp giảm chi phí để bù lại phần nào chi phí nhiên liệu tăng cao như
hiện nay.
2. KIẾN NGHỊ
 Về phần chính phủ nên đưa ra những chính sách mới nhằm góp
phần chia sẻ, hạn chế gia tăng giá xăng dầu trong nước như:
Tiếp tục điều hành giá xăng theo cơ chế thị trường, giá bán xăng, dầu
trong nước được điều hành linh hoạt theo tín hiệu của giá xăng (chứ không
phải là giá dầu thô) trên thị trường thế giới.
Kết hợp với việc xử lý đồng bộ các biện pháp tài chính (thuế nhập
khẩu, phí, kéo dài thời gian trả nợ ngân sách Nhà nước,…); thực hiện chủ
trương chia sẻ trách nhiệm, quyền lợi giữa người tiêu dùng, doanh nghiệp và
Nhà nước để bình ổn giá trong nước, tránh những đột biến xảy ra, ảnh hưởng
bất lợi cho nền kinh tế.
Tìm và nghiên cứu các nguồn năng lượng thay thế dầu mỏ như: năng
lượng sinh học, năng lượng nguyên tử, năng lượng gió, thủy triều,…
 Ngành khai thác thủy sản
Bộ Thủy sản nên có những chính sách để giúp bà con lựa chọn và
chuyển đổi nghề đánh bắt có hiệu quả hơn. Đồng thời, nên tổ chức sản xuất
theo mô hình tập đoàn, tổ, đội nhằm giúp tiêu hao nhiên liệu ít hơn.
Áp dụng công nghệ tiên tiến, đặc biệt là đối với khâu bảo quản sau
thu hoạch cũng là một giải pháp giúp tăng chất lượng sản phẩm, nâng cao giá
bán và giảm bù lỗ khi giá xăng dầu tăng.
Về phần mình, Bộ Thủy sản cũng nên đẩy mạnh các dự án phát triển,
điều tra nguồn lợi và dự báo ngư trường chính xác để thông báo cho bà con
nơi đánh bắt hiệu quả, đồng thời tạo nguồn nhân lực, nâng cao tay nghề cho
ngư dân.
 Về phía ngành vận chuyển đường biển và đường bộ nên có các
giải pháp nhằm giảm chi phí trong quá trình vận chuyển như:
Thay thế các loại máy móc đã lỗi thời, bằng các thiết bị, máy móc

hiện đại tiết kiệm nhiên liệu hơn.
Xây dựng các tuyến đường giao thông mới, nhằm rút ngắn quảng
đường vận chuyển giữa các nơi trên vùng lãnh thổ.
GVHD Hứa Thanh Xuân SVTH Phạm Trường Sơn
23
Đánh giá tác động, ảnh hưởng của giá xăng dầu đến một số ngành nghề quan
trọng giai đoạn 2008 - 2010
Xây dựng các đội tàu, đội xe với công xuất lớn để có thể trở được
nhiều hàng hóa hơn, từ đó giảm thiểu chi phí cho các lần vận chuyển.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bà Nguyễn Thanh Hương – Phó Cục trưởng Cục quản lý Giá, Bộ tài
chính (9/9/2009); “không lấy giá dầu thô để tính giá xăng trong nước”, tuổi
trẻ trang 3 & 4.
Cầm Văn Kình (26/02/2008); “Nhà nước giá dầu, doanh nghiệp định
giá xăng”, tuổi trẻ, trang 3.
Nguyễn Thị Cành (2004); “Phương pháp và phương pháp luận
nghiên cứu khoa học kinh tế”. Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP. HCM, TP.
HCM.
TS. Mai Văn Nam; “Giáo Trình: Nguyên Lý Thống Kê Kinh Tế”. Trường
Đại Học Cần Thơ.
TS. Trịnh Thế Cường(2010); “Cận Cảnh Biển Việt Nam”.
Thông cáo báo chí; “Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Năm 2010 Và
Phương Hướng Nhiệm Vụ Năm 2011 Của Công Ty Xăng Dầu Việt Nam”.
( />Dung/Thong-cao-bao-
chi/Ket_qua_hoat_dong_san_xuat_kinh_doanh_nam_2010_va_phuong_huon
g_nhiem_vu_nam_2011_cua_Tong_cong_ty_Xang_dau_Viet_Nam/)
/>chi-viet-ve-Petrolimex-va-xang-
dau/Tiep_tuc_dieu_hanh_gia_xang_theo_co_che_thi_truong/
htt://www.google.com


GVHD Hứa Thanh Xuân SVTH Phạm Trường Sơn
24
Đánh giá tác động, ảnh hưởng của giá xăng dầu đến một số ngành nghề quan
trọng giai đoạn 2008 - 2010
GVHD Hứa Thanh Xuân SVTH Phạm Trường Sơn
25

×