Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

bài thảo luận hệ thống thông tin ERP các loại hệ thống ERP thương mại, mã nguồn mở, miễn phí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 33 trang )

Phân công công việc
STT Họ và tên Nhiệm vụ
1 Nguyễn Xuân Anh Luồng dữ liệu ngữ cảnh hệ thống
2 Hoàng Thị Minh Châu Mở đầu, kết luận, Hệ thống ERP là gi? đặc điểm
chung của hệ thống? Hệ thống này có vai trò gì đối
với hoạt động doanh nghiệp? Tổng hợp word
3 Bùi Thị Chong Thuận lợi và khó khăn khi áp dụng trong các doanh
nghiệp tại Việt Nam
4 Nông Thị Chuyên Các nhà cung cấp ERP hiện nay?
5 Nguyễn Đức Cường Các loại hệ thống ERP: Thương Mại, Mã Nguồn
Mở, Miễn Phí
6 Đặng Cự Đạt Phân cấp chức năng hệ thống
7 Đào Thị Chi Luồng dữ liệu mức đỉnh
8 Đỗ Thị Dịu Luồng dữ liệu mức dưới đỉnh
9 Đào Thị Diệu Luồng dữ liệu mức dưới đỉnh
10 Nguyễn Xuân Bách Làm Powerpoint
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
BIÊN BẢN THẢO LUẬN
Lần 1
1. Thời gian: từ 16h-17h chiều thứ 4(08/04/2015)
2. Địa điểm: sân thư viện
3. Thành viên nhóm tham gia:10/10
4. Nội dung
• Nhóm trưởng phổ biến đề tài
• Các thành viên đóng góp ý kiến để xây dựng dàn bài của đề tài thảo luận
• Sau khi có dàn ý, nhóm trưởng phân công công việc cho từng thành viên
• Nhóm trưởng nhắc nhở các thành viên hoàn thành nhiệm vụ và nộp bài
trong lần thảo luận tiếp theo
• Xác định thời gian, địa điểm buổi thảo luận tiếp theo
Thư kí Nhóm trưởng


Hoàng Thị Minh Châu Nguyễn Xuân Anh

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
BIÊN BẢN THẢO LUẬN
Lần 2
1. Thời gian:từ 16h-17h chiều thứ 6(17/04/2015)
2. Địa điểm: sân thư viện
3. Thành viên nhóm tham gia:10/10
4. Nội dung
• Duyệt lại nội dung bản word, slide, chỉnh sửa lần cuối cùng
• Yêu cầu bạn thuyết trình nắm bắt nội dung của bản word và slide để thuyết
trình tốt và đạt hiệu quả
• Tổng kết, chấm điểm(thành viên tự đánh giá và nhóm đánh giá)
Thư kí Nhóm trưởng
Hoàng Thị Minh Châu Nguyễn Xuân Anh
LỜI MỞ ĐẦU
Kinh tế ngày càng phát triển, đi cùng với đó là sự cạnh tranh ngày càng trở
nên gay gắt hơn. Vì vậy để khẳng định được tên tuổi và đứng vững được trên thị
trường thì đòi hỏi doanh nghiệp phải tìm tòi, ứng dụng công nghệ thông tin vào
trong kinh doanh. Việc ứng dụng công nghệ thông tin là một việc không thể thiếu,
vì nó giúp cho doanh nghiệp tăng năng suất công việc, giảm khối lượng công việc
lao động bằng chân tay, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí và hiệu quả công việc
được thể hiện một cách rõ rệt. Trong đó, ứng dụng ERP đã trởthành công cụ quản
lý mới để điều hành doanh nghiệp, ERP viết tắt của(Enterprise Resource Planning)
có nghĩa là “Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp”. Ứng dụng ERP đem
lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp năng suất lao động sẽ tăng do dữ liệu đầu vào
chỉ phải nhập một lần cho mọi giao dịch liên quan, đồng thời báo cáo với tốc độ
nhanh hơn, chính xác hơn, doanh ghiệp có khả năng kiểm soát tốt hơn về chi phí,
hạn mức hàng tồn kho, tối ưu hóa nguyên vật liệu, nhân công Vì vậy việc ứng

dụng ERP là hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là điều không thể
thiếu được.
PHẦN 1: TÌM HIỂU HỆ THỐNG ERP
I. Khái niệm ERP, đặc điểm chung của hệ thống, vai trò của ERP đối với
doanh nghiệp.
1. Khái niệm ERP
ERP (Enterprise Resource Planning) là một thuật ngữ được dùng liên quan
đến mọi hoạt động của doanh nghiệp, do phần mềm máy tính hỗ trợ và thực hiện
các qui trình xử lý một cách tự động hoá, để giúp cho các doanh nghiệp quản lý
các hoạt động then chốt như: kế toán, phân tích tài chính, quản lý mua hàng, quản
lý tồn kho, hoạch định và quản lý sản xuất, quản lý hậu cần, quản lý quan hệ với
khách hàng, quản lý nhân sự, theo dõi đơn hàng, quản lý bán hàng, Mục tiêu
tổng quát của hệ thống này là đảm bảo các nguồn lực thích hợp của doanh nghiệp
như nhân lực, vật tư, máy móc và tiền bạc có sẵn với số lượng đủ khi cần, bằng
cách sử dụng các công cụ hoạch định và lên kế hoạch. Một phần mềm ERP là một
phần mềm máy tính cho phép công ty cung cấp và tổng hợp số liệu của nhiều hoạt
động riêng rẽ khác nhau để đạt được mục tiêu trên. Đặt điểm nổi bật của ERP là
một hệ thống phần mềm sống có thể mở rộng và phát triển theo thời gian theo
từng loại hình doanh nghiệp mà không làm ảnh hưởng đến cấu trúc của chương
trình.
2. Đặc điểm chung của hệ thống
Theo các chuyên gia về ERP, một hệ thống đạt tầm ERP cần phải: được
thiết ké theo từng phần nghiệp vụ (moduler); có tính tích hợp chặt chẽ; có khả
năng phân tích quản trị; tính mở. Hệ thống ERP còn có khả năng sửa chữa, khai
thác thông tin. Do đó, cùng với quy trình vận hành, ERP có tính hướng dẫn
(driver). Mặt tích cực này cho phép doanh nghiệp học tập các quy trình quản lý
doanh nghiệp trong chương trình, từ đó thiết lập quy trình quản lý của mình và
hoạch định các quy trình dự kiến trong tương lai.
Theo Marcelino Tito Torres trong tài liệu thảo luận về “Manufacturing Resource
Planning” thì một hệ thống ERP có 5 đặc điểm chính sau:

- ERP là một hệ thống tích hợp quản trị sản xuất kinh doanh (Integrated Business
Operating System). Tích hợp – có nghĩa là mọi công đoạn, mọi người, mọi phòng
ban chức năng đều được liên kết, cộng tác với nhau trong một quá trình hoạt động
sản xuất kinh doanh thống nhất.
- ERP là một hệ thống do con người làm chủ với sự hỗ trợ của máy tính (People
System Supported by the Computer). Những cán bộ chức năng, nghiệp vụ mới là
chính, còn phần mềm và máy tính chỉ là hỗ trợ. Người sử dụng phải được đào tạo
cẩn thận, tính tích cực của từng nhân viên là các yếu tố quyết định.
- ERP là một hệ thống hoạt động theo quy tắc (Formal System), có nghĩa là phải
hệ thống hoạt động theo các quy tắc và các kế hoạch rõ ràng. Kế hoạch sản xuất
kinh doanh phải được lập ra theo năm, tháng, tuần; hệ thống sẽ không hoạt động
khi không có kế hoạch; các quy tắc, quy trình xử lý phải được quy định trước.
+ ERP là hệ thống với các tránh nhiệm được xác định rõ (Defined
Responsibilities). Ai làm việc gì, trách nhiệm ra sao phải được xác định rõ trước.
- ERP là hệ thống liên kết giữa các phòng ban trong công ty
(Communicationamong Departments). Các phòng ban làm việc, trao đổi, cộng tác
với nhau chứ
không phải mỗi phòng ban là một cát cứ.
3. Vai trò của ERP đối với doanh nghiệp
- Hệ thống ERP tạo ra nền tảng bền vững cho sự phát triển của doanh nghiệp
trong tương lai: Các số liệu được lưu lại đầy đủ, và chính xác cùng với những
phân tích tài chính hỗ trợ cho ban giám đốc ra quyết định phù hợp với năng lực và
tài chính của công ty qua nhiều năm.
- Đem đến cho doanh nghiệp không phải một phần mềm máy tính mà là một giải
pháp tổng thể, một công nghệ quản lý, một nghệ thuật quản trị hiện đại.Giải quyết
các bài toán tích hợp mà các hệ thống rời rạc không thể thực hiện được.
- Giảm chi phí đầu tư so với nhiều hệ thống rời rạc, một hệ thống thống nhất, dễ
vận hành, bảo trì.
- Thông tin tập trung, chính xác, kịp thời: Thông tin cập nhật theo thời gian thực
và được lưu lại theo từng nguồn cấp tin nên đảm bảo chính xác, đầy đủ do dễ dàng

phát hiện vị trí lỗi dữ liệu để kịp thời sửa chữa.
- Không giới hạn về quy mô doanh nghiệp, loại hình sản xuất kinh doanh, vị trí
địa lý: Các hệ thống ERP hoạt động linh hoạt và được các nhà cung cấp dịch vụ
phân tích thiết kế theo từng đặc thù nên đảm bảo hoạt động tốt trong mọi quy trình
nghiệp vụ của từng doanh nghiệp. Mặt khác, việc ứng dụng quản trị cơ sở dữ liệu
trực tuyến giúp lãnh đạo truy xuất các dữ liệu, báo cáo mọi lúc, mọi nơi dễ dàng
và thuận tiện.
- Dễ dàng nâng cấp, mở rộng: Trong quá trình hoạt động, luôn phát sinh những
diễn biễn mới khiến người quản trị ngày càng phải cập nhật và giải quyết những
mâu thuẫn mới dẫn đến phát sinh những nhu cầu quản lý mới. Do đó, một hệ
thống linh hoạt, dễ nâng cấp và mở rộng dẫn ra một cách thức hoạt động hiệu quả
và phù hợp hơn với sự biến đổi từng ngày tại doanh nghiệp.
- Tối ưu hóa quy trình hoạt động, lập quy trình tiêu chuẩn thích ứng với các quy
trình kinh doanh đặc thù để từ đó sẽ đưa đến việc tối ưu hóa chi phí, nâng cao hiệu
quả nguồn lực, tăng cường giám sát hoạt động.
- ERP giúp giảm thiểu các rủi ro phát sinh trong quá trình hoạt động do dữ liệu từ
các bộ phận được liên kết và kế thừa nhau, với những ràng buộc bởi các thuật toán
giúp dễ dàng phát hiện lỗi phát sinh trong dữ liệu. Thay vì phải đi dò từng con số
khi sử dụng tính toán bằng excel.
- Chuẩn mở → EDI : giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc trao đổi dữ liệu
với đối tác nước ngoài.
- Hạn chế các lỗ hổng thông tin, đảm bảo an toàn bí mật kinh doanh cho doanh
nghiệp.
- Đáp ứng yêu cầu về thương mại điện tử: Hỗ trợ mua, bán hàng trực tuyến, nhắc
nhở giao hàng cho đơn hàng giao hàng sau,…
II. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI ÁP DỤNG TRONG CÁC DOANH
NGHIỆP TẠI VIỆT NAM
1. Thuận lơi
Phân tích về hiệu quả ERP: “Cái lợi đầu tiên mà nó đem lại chính là con
người bởi nó làm thay đổi tư duy làm việc của mọi vị trí trong mỗi doanh nghiệp.

Ứng dụng một hệ thống quản lý hiện đại, ban lãnh đạo doanh nghiệp có được
thông tin nhanh chóng và chính xác.Các cấp quản lý có thể tối ưu hóa năng suất
lao động tại mỗi công đoạn”.
Công ty Savimex đầu tư trọn gói bộ sản phẩm ERP của Oracle dành riêng
cho các doanh nghiệp vừa và lớn tại Đông Nam Á do Trung tâm dịch vụ ERP FPT
làm nhà tư vấn triển khai. Đồng thời, Savimex cũng kiên quyết cải tổ quy trình
quản lý sản xuất theo phương pháp của ERP. Điều này ban đầu đã gây không ít
xáo trộn và khó khăn bên trong doanh nghiệp.Tuy nhiên, khi mọi thứ đã “vào
guồng” thì hiệu quả tăng lên rõ rệt. Tổng kết 3 quý đầu thử nghiệm ERP tại 2 nhà
máy Satimex và SaviWoodtex (thuộc Savimex), năng suất lao động tăng khoảng
10%, kết quả kinh doanh tăng lần lượt 28% và 46%. Những kết quả đó là cơ sở để
Savimex mở rộng ứng dụng ra toàn công ty.
"Việc tin học hóa tổng thể quy trình quản lý mang lại một hệ thống hoàn chỉnh,
đảm bảo thông tin chính xác, nhanh chóng từ đầu vào đến đầu ra sản phẩm", ông
Vương Quân Ngọc, Phó phòng Phát triển thị trường, Trung tâm dịch vụ ERP FPT,
nói.
Tại Việt Nam, các công ty liên doanh hoặc 100% vốn đầu tư nước ngoài là
những đơn vị đầu tiên ứng dụng ERP.Với ngân sách hàng năm dành cho phát triển
hệ thống không nhỏ, các chuyên gia CNTT tại những doanh nghiệp này luôn nắm
rõ đặc điểm nghiệp vụ tại công ty mình. Vì vậy, khi triển khai một phân hệ mới,
họ có điều kiện mời chuyên gia nước ngoài có kinh nghiệm lâu năm về chuyên
môn, biết cách ứng dụng những thông lệ tốt nhất được sử dụng trên thế giới vào
giải pháp chuyên ngành tại doanh nghiệp.
Trong buổi ký kết hợp đồng triển khai ERP tại doanh nghiệp mình, ông
Trần Văn Sen, Tổng giám đốc Công ty Hương Sen, khẳng định, việc triển khai
giải pháp ERP là một phần quan trọng trong chiến lược phát triển toàn diện, mở
rộng quy mô sản xuất sản phẩm bia Đại Việt. "Việc ứng dụng CNTT cho quy trình
quản lý doanh nghiệp là đúng đắn và rất cần thiết trên thị trường đầy cạnh tranh.
Để có thể so tài với các tên tuổi khác như bia Hà Nội, bia Sài Gòn, Halida bia
Đại Việt cần được quản lý một cách hiệu quả", ông Sen nói.

Theo kinh nghiệm tại các doanh nghiệp đã triển khai ERP, sử dụng chỉ số
về thời gian hoàn vốn (ROI - Returns On Investment) để đánh giá hiệu quả kinh tế
thể hiện khá rõ vai trò của ERP.
2. Khó khăn
Những doanh nghiệp đã triển khai ERP hầu hết có quy trình sản xuất và mô
hình tổ chức khá phức tạp, cần sự chính xác trong quản lý.Trên thực tế, ERP
không phải dành cho tất cả mọi người. Dù nhìn nhận được những lợi ích, hiệu quả
khi ứng dụng ERP mang lại nhưng riêng mức giá khoảng 100.000 USD cho một
dự án ERP trung bình cũng là khoản đầu tư đáng kể cần được cân nhắc. Chỉ những
doanh nghiệp có quy mô lớn, kinh phí đầu tư không còn là một vấn đề cản trở,
thời gian “hoàn vốn” có thể xác định tương đối nhanh mới có thể mạnh dạn với
ERP.
Nguyên nhân được lý giải là trình độ quản lý của các doanh nghiệp Việt
Nam chưa cao, quy trình sản xuất chưa được chuẩn hóa nhiều khi phải thay đổi để
thích ứng được với sự phát triển nóng. Các giải pháp ERP phải “gò ép” hệ thống
theo phương pháp đã có của doanh nghiệp sẽ không mang lại hiệu quả mong
muốn. Với những quy trình sản xuất có công đoạn thủ công thì việc tùy biến giải
pháp ERP trở thành "cơn ác mộng" đối với nhà cung cấp. Thậm chí những doanh
nghiệp đã triển khai nhưng không vận dụng hết năng lực của hệ thống, đa phần chỉ
dừng lại ở mức độ kiểm soát.Những doanh nghiệp có thể vận dụng tính năng kế
hoạch hóa rất ít, mặc dù đây mới là điểm nổi bật của ERP.
Các nhà cung cấp ERP cũng thừa nhận, số lượng chuyên gia giỏi trong lĩnh vực
này còn quá ít, chủ yếu trưởng thành trong quá trình triển khai ERP ở các doanh
nghiệp nước ngoài tại Việt Nam. Để triển khai hệ thống ERP cho một doanh
nghiệp thì 80% khối lượng công việc là tư vấn và chỉ có 20% khối lượng là công
việc kỹ thuật. Đội ngũ tư vấn viên của các công ty cung cấp ERP cũng mới chỉ
dừng lại ở mức độ triển khai, ít khi dám “tư vấn” cho khách hàng về những quy
trình mới mà giải pháp ERP của họ mang lại.
Đây là “bài học tiền tỷ” mà Savimex đúc kết được qua 4 lần thất bại trước khi
trở thành một trong số ít doanh nghiệp Việt Nam ứng dụng thành công ERP. Bà

Trương Thị Hoàng Ngọc, Giám đốc CNTT của Savimex, phân tích nguyên nhân
của những thất bại là do lực lượng triển khai quá mỏng, đội ngũ tư vấn thiếu kiến
thức quản trị, thời gian khảo sát doanh nghiệp quá ngắn, chỉ chú trọng đầu tư thiết
bị, đi thẳng vào cài đặt chương trình mà không xây dựng kế hoạch tổng thể. Bên
cạnh đó còn là sự cả nể, chiều theo ý doanh nghiệp của chuyên gia tư vấn trong
quá trình phân tích Ngoài ra, quy trình mới khi triển khai ERP lại gặp sự phản
đối từ các đơn vị cơ sở vì họ buộc phải thay đổi hàng loạt quy trình đã làm lâu
nay, số liệu theo ERP lại không khớp với số liệu của cách làm cũ.
Những khó khăn từ hai phía khiến các doanh nghiệp vẫn lúng túng trước ERP dù
những lợi ích của việc ứng dụng CNTT trong quản lý quá rõ ràng. Theo nhận định
của TS. Bùi Quang Ngọc, Tổng giám đốc Trung tâm dịch vụ ERP FPT, đây là nhu
cầu bức bách của nhiều doanh nghiệp Việt Nam trong thời buổi hội nhập kinh tế
quốc tế.
III. Các nhà cung cấp ERP hiện nay
Có nhiều nhà cung cấp ERP trên thế giới và dưới đây là một số nhà cung cấp
lớn :
- Tập đoàn phần mềm Epicor, một tập đoàn phần mềm đứng đầu toàn cầu trong
lĩnh vực cung cấp giải pháp phần mềm kinh doanh cho hoạt động sản xuất, phân
phối, bán lẻ và ngành công nghiệp dịch vụ, mới đây đã nhận giải ‘Nhà cung cấp
Hệ thống ERP tốt nhất’ cho giải pháp lập kế hoạch nguồn lực doanh nghiệp (ERP)
thế hệ mới.
Giải pháp của Epicor mang tới các chức năng sâu rộng cho các nhà sản xuất khắp
Châu Á, cùng công nghệ sáng tạo, có “tầm nhìn xa trông rộng" và cụ thể cho từng
ngành công nghiệp, cũng như quá trình cống hiến của Epicor trong việc hỗ trợ
giáo dục cho ngành sản xuất tại Châu Á.
Được xây dựng trên cấu trúc hướng dịch vụ và công nghệ Microsoft.NET,
Epicor ERP là một giải pháp phần mềm doanh nghiệp đầu cuối theo ngành công
nghiệp để doanh nghiệp tự do lựa chọn cách thức triển khai – cài đặt tại doanh
nghiệp, trên máy chủ hay trên mạng theo giải pháp sử dụng phần mềm như dịch vụ
(SaaS).

Tại Việt Nam, giải pháp ERP đoạt giải thưởng của Epicor cũng đã được triển khai
tại nhiều doanh nghiệp sản xuất và phân phối địa phương bao gồm Tập đoàn Sino
Việt Nam, Công ty cổ phần Dược phẩm Dược liệu Pharmedic, Công ty TNHH II-
VI Việt Nam, Tập đoàn PATC thông qua đối tác địa phương của Epicor, Công ty
TNHH Phần mềm 3s. Với Epicor ERP, các doanh nghiệp trong nước đã có thể hợp
lý hóa các thông tin nội bộ và quy trình kinh doanh, giảm thiểu việc nhập dữ liệu
không chính xác và trùng lặp, cũng như cập nhật thông tin và báo cáo theo thời
gian thực, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động và năng suất tổng thể.
- SAP được thành lập năm 1972 tại Đức và là nhà cung cấp dịch vụ phần mềm lớn
nhất thế giới hiện nay, ban đầu giải pháp ERP của SAP rất tốn kém và chỉ có 500
công ty triển khai. Phiên bản ERP mới nhất hiện tại của SAP là SAP ECC 6.0 với
cái tên được đặt trước đó la SAP R /3, các sản phẩm khác dành cho các công ty
vừa và nhỏ là SAP business one và SAP All in one. Tất cả các phần mềm đó là 1
phần của bộ phần mềm doanh nghiệp, SAP kinh doanh bằng cách thiết kế mô hình
phần mềm hướng dịch vụ (SaaS – Software as a Service) cung cấp giải pháp lưu
trữ ERP cho khách hàng.
- Infor Global Solution là 1 “đại gia” khác trong thị trường ERP, được thành lập
năm 2002 với tên Agilisys tại Mỹ, Sau khi mua lại Infor Global Solutions thì sử
dụng tên này đến thời điểm hiện tại. Công ty này cung cấp các giải pháp đặc thù
trong giải pháp ERP như SCM, CRM, Quản lý tài sản, quản lý nhân sự, quản lý
sản phẩm, PLM, HCM và quản lý tài chính. Các ngành đặc thù như lĩnh vực công,
bệnh viện-y tế, khách sạn cũng là một thế mạnh của Infor trong thị trường phần
mềm ERP.Giải pháp ERP của Infor cũng phổ biến trong lĩnh vực sản xuất vì sự
tiện dụng của nó.Phần mềm ERP của Infor hỗ trợ tất cả các loại hình sản xuất, quy
trình sản xuất rời rạc khác nhau đối với từng doanh nghiệp cụ thể.
- Epicor cũng khẳng định vị trí của mình trong thị trường ERP đầy cạnh tranh. Họ
cung cấp các giải pháp về kinh tế cho các lĩnh vực kinh doanh cụ thể.Epicor cung
cấp các giải pháp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ như quản lý chuỗi cung ứng, quản
lý khách hàng, quản lý nhà cung cấp, quản lý nguồn nhân lực, bán lẻ, quản lý dịch
vụ IT.

- Netsuite là công ty dẫn đầu thế giới về cung cấp dịch vụ ERP lưu trữ – tức ERP
hoạt động theo mô hình SaaS, mặc dù công ty chủ yếu tập trung vào thị trường
dành cho doanh nghiệp vừa va nhỏ tuy nhiên Netsuite cũng có các công ty con
nằm rải rác khắp thể giới nhằm tạo ra giải pháp và có dịch vụ hỗ trợ tốt hơn cho
khách hàng.
- WinMain ra đời nhằm cung cấp giải pháp toàn diện cho doanh nghiệp với dịch
vụ tư vấn, triển khai giải pháp phần mềm ERP là OpenERP. Với tính năng gần
như hoàn thiện, OpenERP cung cấp giải pháp quản lý toàn diện cho doanh nghiệp
vừa và nhỏ.Với phương châm không để khách hàng phải bỏ ra ngân sách quá lớn
để đạt được hiệu quả cao trong quản lý kinh doanh.Đã và đang cung cấp 1 giải
pháp “mềm” phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam.
IV. Các loại hệ thống ERP: Thương Mại, Mã Nguồn Mở, Miễn Phí
1. Miễn phí
Một vài doanh nghiệp trên con đường tiến đến sử dụng phần mềm EPR có trả
phí sẽ triển khai, sử dụng loại phần mềm này. Phần lớn chúng được tạo bởi các
hãng có tên tuổi. Vì là miễn phí nên một một vài chức năng hay số lượng người
dùng sẽ bị giới hạn. Một số cái tên có thể kể tới: ERP5, ,Odo ERP, Dolibarr,
PostBooks, Apache OFBiz
2. Mã nguồn mở
Với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, nguồn lực tài chính còn hạn hẹp để đầu tư
và duy trì vận hành hệ thống ERP là cả một vấn đề. Vì vậy, phần mềm mã EPR
mã nguồn mở là lựa chọn của không ít các doanh nghiệp trong nước khi bước đầu
tiếp cận chuyển sang các giải pháp phần mềm doanh nghiệp để cải thiện chất
lượng phục vụ khách hàng, sắp xếp các hoạt động kinh doanh và tăng tính minh
bạc trong tổ chức. Cũng như các phần mền mã nguồn mở khác ERP có khả năng
tùy biến cao, đáp ứng được những nhu cầu đặc thù của từng doanh nghiệp. Tùy
vào các lựa chọn module bổ sung khác nhau mà giá duy trì theo tháng cũng khác
nhau. Mã nguồn mở phần mềm ERP cũng cung cấp nhiều tài liệu, kinh nghiệm, kỹ
thuật, mà cộng đồng người sử dụng chia sẻ. Môt số sự án ERP mã nguồn mở có

thể kể đến như Open ERP, OpenBravo ERP, Opentaps,
3. Thương mại
Đây là bộ phần mềm hướng tới các doanh nghiệp lớn, với hệ thống quản lý
phức tạp. Ngoài chi phí bản quyền ban đầu, để sử dụng ERP doanh nghiệp còn
phải trả chi phí hạ tầng,chi phí triển khai, tích hợp và tùy biến ERP và bảo trì. Đôi
khi những chi phí này cao gấp nhiều lần chi phí bản quyền.Chi phí cao là rào cản
lớn nhất để phần lớn nhất đối với doanh nghiệp trong nước trong việc tiếp cận với
bộ phần mềm trong phân khúc này. Nổi bật trong phân khúc này có thể kể đến các
cái tên như:SAP ERP, Infor ERP LN, Oracle E-Business Suite, Microsoft
Dynamics,
Chương 2: Hệ thống quản lý tín dụng
I. Phần mềm quản lý tín dụng của CMC Soft
Công ty Giải pháp Phần mềm CMC (CMC Soft) là một công ty thành viên
thuộc Tập đoàn Công nghệ CMC, thuộc đơn vị chiến lược chuyên nghiên cứu,
phát triển và cung cấp các sản phẩm, giải pháp, dịch vụ phần mềm. CMC Soft là
nhà cung cấp phần mềm uy tín với thế mạnh là những sản phẩm, giải pháp và dịch
vụ cho các lĩnh vực Tài chính, Ngân hàng, Bảo hiểm, Viễn thông, Chính phủ, Giáo
dục, Thông tin thư viện và Quản lý Doanh nghiệp.
Thành lập năm 1996, hiện CMC Soft đứng thứ 2 trong Top các công ty phần
mềm hàng đầu Việt Nam và dẫn đầu thị trường phần mềm đóng gói trong lĩnh vực
giáo dục, quản lý thông tin. CMC Soft cũng là đơn vị nghiên cứu và phát triển
nhiều dòng giải pháp phần mềm như: eDocman, iLib, IU, CMC antivirus, CMC
internet sercurity, giải pháp bảo hiểm phi nhân thọ CPC… Trong đó, eDocman,
iLib, IU 3 năm liền nằm trong Top 5 phần mềm Việt Nam doanh số cao do HCA
bình chọn. Trong lĩnh vực giải pháp phần mềm theo yêu cầu, CMC Soft cung cấp
các giải pháp: Filenet-IBM, ERP-SAP, Oracle, Oracle EBS) và phần mềm cho lĩnh
vực ngân hàng, bảo hiểm, hải quan, thuế, chính phủ, giáo dục, viễn thông; dịch vụ

thuê ngoài ITO và BPO cho thị trường Nhật Bản, Châu Âu, Châu Úc và Châu
Mỹ…
Trong các năm qua, CMCsoft luôn là đối tác tin cậy triển khai các ứng dụng
liên quan đến Quản lý, kiểm soát, tự động hóa các quy trình nghiệp vụ. Cụ thể,
CMCSoft đã triển khai nhiều dự án như: quy trình xử lý BCT(Bộ chứng từ)
LC(Letter of Credit - thư tín dụng ) xuất khẩu và thông báo LC xuất, cung cấp
Dịch vụ triển khai 05 ứng dụng nghiệp vụ trên nền công nghệ IBM FileNet: Phê
duyệt tín dụng bán lẻ, Phê duyệt tín dụng SME(Small and medium enterprise –
Doanh nghiệp vừa và nhỏ) , Chuyển tiền quốc tế, Phát hành LC nhập, Thanh toán
LC nhập.
Giải pháp quản lý tín dụng phục vụ khách hàng cá nhân của công ty
CMCSoft được xây dựng trên nền công nghê hiện đại, dùng để quản lý các khoản
vay trên toàn bộ quy trình tín dụng từ lúc khách hàng nộp hồ sơ cho đến khi khoản
vay được phê duyệt và quản lý các thông tin giải ngân. Giải pháp này cho phép xử
lý, kiểm soát và phê duyệt hồ sơ vay vốn theo mô hình tập trung.
1. Đặc điểm nổi bật
- Cho phép định nghĩa và sửa được quy trình số hóa và quy trình xử lý hồ sơ.
− Nhận dạng các ký tự trên đơn xin vay vốn.
− Theo dõi tình trạng xử lý công việc theo từng bộ phận hoặc vùng/miền , cho phép
phân công xử lý hồ sơ đến từng người cụ thể hoặc chuyển hồ sơ xử lý từ người
này sang người khác (Re-assign).
− Tích hợp với các hệ thống hỗ trợ khác của ngân hàng.
− Quản lý hồ sơ tài liệu theo khách hàng
− Giải pháp quản lý tín dụng của công ty CMC Soft được xây dựng trên nền công
nghê IBM FileNet. Đây là công nghệ nền tảng đã được các ngân hàng hàng đầu
trên thế giới áp dụng
2. Lợi ích
− Nâng cao khả năng kiểm soát rủi ro, rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ
− Điểm khác biệt cơ bản của giải pháp so với các sản phẩm khác là ở khả
năng:

− Kiểm soát thời gian xử lý hồ sơ;
− Kiểm soát rủi ro tốt hơn tiến độ phê duyệt khoản vay;
− Triển khai việc thẩm định, phê duyệt tập trung theo vùng, miền;
− Lưu trữ được số lượng lớn tài liệu, hồ sơ công việc;
− Đáp ứng được số lượng lớn người dùng đồng thời;
− Có tính ổn định cao, dễ dàng mở rộng hệ thống khi có nhu cầu.
3. Các phân hệ cơ bản gồm:
− Số hóa và tiếp nhận đơn xin vay vốn;
− Quản lý luồng luân chuyển hồ sơ, ra quyết định phê duyệt và ký hợp đồng,
giải ngân cho tín dụng thế chấp và tín chấp;
− Kiểm soát và thống kê.
4. Tính năng
Giải pháp quản lý tín dụng phục vụ khách hàng cá nhân của công ty
CMCSoft hỗ trợ đầy đủ các phân hệ cơ bản của hệ thống ECM (Enterprise
content management - Quản lý nội dung doanh nghiệp) như quét, nhận dạng, lưu
trữ, tra cứu, và quản lý quy trình của mỗi hồ sơ vay vốn.
4.1. Tính năng số hóa và tiếp nhận đơn xin vay vốn
Cho phép tiếp nhận từ đơn xin vay từ yêu cầu của khách hàng và thực hiện:
− Hỗ trợ quét phân tán, chuyển dữ liệu về hệ thống theo lịch.
− Hỗ trợ nhận dạng toàn văn Tiếng Việt, Tiếng Anh và các ngôn ngữ khác;
− Hỗ trợ nhận dạng mã barcode 1D để phân loại tài liệu;
− Hỗ trợ thiết lập, chỉnh sửa quy trình số hóa;
− Hỗ trợ các mô hình đánh chỉ mục cho tài liệu khác nhau như quét, kiểm tra
ảnh sau khi quét ở địa phương, đánh chỉ mục tài liệu ở trung ương; Quét, kiểm tra
ảnh, đánh chỉ mục tài liệu ở địa phương, truyền ảnh và thông tin về lưu trữ tập
trung ở trung ương.
Đồng thời cho phép tiếp nhận đơn xin vay kết hợp với thông tin điện tử: qua
một trong số các kênh sau:
− Khách hàng điền thông tin qua mạng internet;
− Khách hàng tới ngân hàng yêu cầu chuyên viên khách hàng điền qua mẫu chuẩn.

4.2. Tính năng quản lý luồng luân chuyển hồ sơ, ra quyết định phê duyệt và
ký hợp đồng, giải ngân cho tín dụng thế chấp và tín chấp cho phép luân
chuyển hồ sơ theo mô hình tập trung:
− Chuyển hồ sơ từ chi nhánh lên trung tâm thẩm định và trung tâm kiểm
soát tín dụng: luân chuyển qua các vai trò xử lý hồ sơ;
− Hỗ trợ lưu thông tin đề xuất tại một số điểm mốc xử lý để hỗ trợ cho
việc ra quyết định phê duyệt, lập báo cáo và tìm kiếm hồ sơ;
− Hỗ trợ chuyển hồ sơ quay lại bước trước nếu cần bổ sung hoặc xử lý hồ
sơ lỗi;
− Hỗ trợ tính năng bổ sung tài liệu tại các bước xử lý;
− Ghi nhận thời gian xử lý hồ sơ, trợ giúp được việc tính SLA của từng
hồ sơ vay vốn cho từng bộ phận, theo từng sản phẩm tín dụng hoặc mốc xử lý.
4.3. Cho phép ra quyết định phê duyệt
− Hệ thống lưu các thông tin đề xuất của khách hàng, chi nhánh, các lần
thẩm định và tái thẩm định;
− Hỗ trợ ra quyết định phê duyệt độc lập hoặc đa quyết định theo hạn mức
của các chuyên gia phê duyệt.
4.4. Cho phép ký hợp đồng tín dụng: hỗ trợ chuyển thông tin và tạo ra
các hợp đồng
− Hợp đồng tín dụng;
− Hợp đồng khế ước nhận nợ;
− Hợp đồng tài sản đảm bảo.V
Và cho phép quản lý tiến độ giải ngân: lấy thông tin giải ngân từ corebanking.
4.5. Tính năng Kiểm soát và thống kê cho phép cung cấp tính năng kiểm
soát công việc đang thực hiện cho các cấp quản lý
− Hỗ trợ xem các hồ sơ tại các bước xử lý;
− Hỗ trợ xử lý hồ sơ theo vùng miền.
Cung cấp tính năng phân công công việc cho người cụ thể hoặc chuyển công
việc của người này sang người khác xử lý.
Xây dựng báo cáo theo định dạng cụ thể hoặc xây dựng báo cáo theo công cụ

của hệ thống, một số báo cáo điển hình như sau:
− Báo cáo SLA;
− Báo cáo hồ sơ của chi nhánh;
− Báo cáo lỗi hồ sơ;
− Báo cáo lỗi chuyên viên.
− Tìm kiếm các hồ sơ đã và đang xử lý trên hệ thống.
4.6. Hệ thống cho phép tích hợp thông tin với các hệ thống khác của ngân
hàng
− Tích hợp với hệ thống core banking: lấy thông tin khách hàng, chuyển
thông tin đã phê duyệt trên hệ thống phê duyệt khoản vay sang hệ thống core
banking;
− Tích hơp với hệ thống kiểm tra black list;
− Tích hợp với hệ thống xếp hạng tín dụng và hỗ trợ kiểm tra tính đầy đủ
của tài liệu trong hồ sơ vay vốn (Rules engine);
− Tích hợp với hệ thống quản lý tài sản đảm bảo của khách hàng;
− Tích hợp với hệ thống CIC (nếu được phép và có hỗ trợ của đơn vị quản
lý thông tin CIC).
II. Mô tả hoạt động của hệ thống quản lý tín dụng của CMC soft
Khách hàng gửi đơn vay vốn tới ngân hàng bằng cách điền thông tin điện tử
hoặc được cán bộ tín dụng hướng dẫ điền theo mẫu chuẩn. Đơn xin vay vốn cùng
hồ sơ được số hóa theo quy trình của hệ thống sau đó hồ sơ được luân chuyển từ
chi nhánh về trung tâm thẩm định (corebanking), đồng thời lưu lại đơn vay nay.
Sau khi hồ sợ được thẩm định tại trung tâm sẽ được chuyển trở lại chi nhanh. Tại
chi nhánh, hồ sơ đã qua thẩm định sẽ được phê duyệt và chuyển hợp đồng kí kết
với khách hàng. Sau khi hợp đồng được kí kết, ngân hàng tiến hành giải ngân cho
khách hàng. Sau khi giải ngân, ngân hàng tiến hành thống kê , kiểm soát tín dụng
đông thời tạo các báo cáo SLA, báo cáo hồ sơ chi nhánh, báo cáo lỗi hồ sơ và báo
cáo lỗi chuyên viên

×