NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
BÀI THẢO LUẬN
Đề Tài: Ngân Hàng Thương Mại
Lớp: NHI_K10
Hà nội, 09/09
DANH SÁCH THAM GIA
1. Tạ Thúy Hường
2. Nguyễn Thị Hà
3. Nguyễn Thị Lý
4. Nguyễn Thị Lương
5. Nguyễn Thị Bảo Yến
6. Nguyễn Thùy Dương
7. Đỗ Thị Hải
8. Vương Quỳnh Nga
9. Lê Thị Ngọc Lụa
LỜI MỞ ĐẦU
Ngân hàng thương mại là hệ thần kinh, trái tim của nền kinh tế, là dấu hiệu báo
hiệu trạng thái sức khoẻ của nền kinh tế. Các ngân hàng mạnh, nền kinh tế mạnh.
Ngược lại, các ngân hàng yếu, nền kinh tế sẽ yếu kém. Thậm chí nếu ngân hàng đổ vỡ
nền kinh tế sẽ lâm vào khủng hoảng và sụp đổ.
Với tư cách là tổ chức trung gian tài chính nhận tiền gửi và tiến hành các hoạt
động cho vay và đầu tư. NHTM đã thâm nhập vào mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội như là
người mở đường, người tham gia, người quyết định đối với mọi quá trình sản xuất kinh
doanh. NHTM ngày càng đóng vai trò là trung tâm tiền tệ, tín dụng và thanh toán của
các thành phần kinh tế, là định chế tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế. Tại các
nước đang phát triển như Việt Nam, NHTM thực sự đóng một vai trò rất quan trọng, vì
nó đảm nhận vai trò giữ cho mạch máu (dòng vốn) của nền kinh tế được lưu thông và
có vậy mới góp phần bôi trơn cho hoạt động của một nền kinh tế thị trường còn non
yếu. Với vai trò quan trọng như vậy trong nền kinh tế việc nghiên cứu về NHTM là hết
sức cần thiết do đó nhóm tôi đã chọn đề tài; “Ngân Hàng Thương Mại”
Bài viết gồm 3 phần như sau:
A. Lý luận chung
B. Thực trạng
C. Giải pháp
A. LÝ LUẬN CHUNG
1. Các quan niệm về Ngân hàng thương mại
Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng gắn liền với lịch sử phát triển của
nền sản xuất hàng hoá: Các ngân hàng thương mại xuất hiện trong nền kinh tế với tư
cách là các nhà tổ chức trung gian, nhận tiền gửi của các tổ chức kinh tế có dư thừa và
trên cơ sở đó cấp tín dụng cho các đơn vị kinh tế có nhu cầu tức là luân chuyển vốn một
cách gián tiếp. Hệ thống ngân hàng thương mại có phạm vi hoạt động rộng rãi vì nó
cung cấp các dịch vụ tài chính cho tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế và các tầng lớp
dân cư. Tuỳ theo cách tiếp cận mà có các quan điểm khác nhau về NHTM, điều đó còn
phụ thuộc vào tính chất và mục tiêu của nó trên thị trường tài chính của từng nước.
Theo quan điểm của các nhà kinh tế học hiện đại.
Ngân hàng thương mại là một loại hình doanh nghiệp: Một doanh nghiệp đặc biệt
– hoạt động và kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ và tín dụng.
Theo quan điểm của các nhà kinh tế Hoa Kỳ.
Ngân hàng thương mại là một công ty kinh doanh chuyên cung cấp dịch vụ tài
chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính.
Theo quan điểm của các nhà kinh tế Pháp.
Ngân hàng thương mại là những xí nghiệp hay cơ sở nào hành nghề thường xuyên
nhận được của công chúng dưới hình thức ký thác hay hình thức khác các số tiền mà họ
dùng cho chính họ vào nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay dịch vụ tài chính.
Theo quan điểm của các nhà kinh tế Việt Nam.
Ngân hàng thương mại là một tổ chức mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là
nhận tiền gửi, trên nguyên tắc hoàn trả, tiến hành cho vay, chiết khấu và làm các
phương tiện thanh toán.
Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau về NHTM, nhưng tựu chung lại có thể hiểu
tổng quát: Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân hoạt
động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ với hoạt động chính là huy động tiền gửi dưới các
hình thức khác nhau của khách hàng, trên cơ sở nguồn vốn huy động này và vốn chủ sở
hữu của ngân hàng để thực hiện các nghiệp vụ cho vay, đầu tư, chiết khấu đồng thời
thực hiện các nghiệp vụ thanh toán, môi giới, tư vấn và một số dịch vụ khác cho các
chủ thể trong nền kinh tế.
2. Đặc trưng của Ngân hàng thương mại
2.1. Chức năng thủ quỹ cho xã hội
Các NHTM thực hiện một dịch vụ rất quan trọng đối với tất cả các khu vực của
nền kinh tế bằng cách cung ứng những điều kiện thuận lợi cho việc gửi tiền tiết kiệm
của dân chúng và bằng cách đưa những phương thức dễ dàng để thực hiện các mục đích
có tính xã hội. Người gửi tiền tiết kiệm được nhận một khoản tiền thưởng dưới danh
nghĩa lãi suất trên tổng số tiền gửi tiết kiệm ở các ngân hàng, với mức độ an toàn và
hình thức thanh khoản cao. Số tiền huy động được thông qua hình thức tiết kiệm luôn
sẵn sàng đáp ứng nhu cầu vay vốn của các doanh nghệp và các cá nhân nhằm mở rộng
khả năng sản xuất và các mục đích sinh hoạt cá nhân như mua sắm các mặt hàng tiêu
dùng và cả nhà cửa. Phần lớn tiền gửi tiết kiệm được thực hiện thông qua hệ thống
NHTM. Tuy nhiên với các khoản tiền, vàng bạc, đá quý, chứng từ có giá…khách hàng
gửi vào ngân hàng với yêu cầu giữ hộ, khách hàng vẫn phải trả cho ngân hàng một
khoản phis nhất định
Ngày nay khi nền kinh tế ngày càng phát triển, thu nhập ngày càng cao, tích lũy
của doanh nghiệp và cá nhân ngày càng lớn cộng them nhu cầu bảo vệ tài sản và mong
muốn sinh lời từ khoản tiền có được của các chủ thể kinh tế làm cho chức năng này
ngày càng được thể hiện rõ. Nó đem lại lợi ích cho cả khách hàng và ngân hàng.
2.2. Chức năng trung gian thanh toán
Ngân hàng làm trung tâm thanh toán khi nó thực hiện thanh toán theo yêu cầu của
khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch
vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu
khác theo lệnh của họ.
Chức năng trung gian thanh toán có ý nghĩa quan trọng với hoạt động kinh tế.
Trước hết, thanh toán không bằng tiền mặt qua ngân hàng góp phần tiết kiệm chi phí
lưu thong tiền mặt và đảm bảo thanh toán an toàn. Khả năng lựa chọn hình thức thanh
toán không dùng tiền mặt thích hợp cho phép khách hàng thực hiện thanh toán nhanh
chóng và hiệu quả. Điều này góp phần tăng nhanh tốc độ lưu thông hàng hóa, tốc độ
luân chuyển vốn và hiệu quả của quá trình tái sản xuất xã hội. thứ hai, viêc cung ứng
một dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt có chất lượng làm tăng uy tín cho ngân
hàng và do đó tạo điều kiện để thu hút nguồn vốn tiền gửi. Ngày nay chu chuyển tiền tệ
chủ yếu thông qua hệ thống ngân hàng thương mại và do đó chỉ khi chức năng trung
gian thanh toán được hoàn thiện thì vai trò của NHTM mới được nâng cao hơn.
2.3. Chức năng trung gian tín dụng
Ngân hàng làm trung gian tín dụng khi nó là cầu nối giữa người có vốn dư thừa và
người có nhu cầu về vốn. Thông qua viêc huy động các khoản vốn tiền tệ tạm thời nhàn
rỗi trong nền kinh tế ngân hàng hình thành nên quỹ cho vay của nó rồi đem cho vay đối
với nền kinh tế , mà chủ yếu là cho vay ngắn hạn. với chức năng này NHTM vừa đóng
vai trò là người đi vay vừa đóng vai trò là người cho vay.
Ngay từ khi mới bắt đầu, những người tổ chức các NHTM đã luôn tìm kiếm các
cơ hội để thực hiện việc cho vay, coi đó như là chức năng quan trọng nhất của mình, và
trong một số trường hợp việc cho vay đó được chính phủ bảo lãnh đối với một số nhu
cầu tín dụng, trong các cộng đồng dân cư đặc biệt.
Trong việc tạo ra khả năng tín dụng, các NHTM đã và đang thực hiện chức năng
xã hội của mình, làm cho sản phẩm xã hội tăng lên, vốn đầu tư được mở rộng và từ đó,
đời sống dân chúng được cải thiện. Tín dụng của NHTM có ý nghĩa quan trọng đối với
toàn bộ nền kinh tế, nó tạo ra khả năng tài trợ cho các hoạt động công nghiệp, thương
nghiệp và nông nghiệp của đất nước. Những khả năng đó được các nhà kinh tế gọi là
“sản phẩm đường vòng” hoặc sản phẩm gián tiếp, khi so sánh với những sản phẩm trực
tiếp mà ở đó, sản phẩm đem tiêu dùng được tạo ra bằng việc sử dụng trực tiếp lao động
và đất đai hoặc nguồn tài nguyên thiên nhiên. Trong khi đó, việc cung ứng vốn của
ngân hàng cũng tạo ra khả năng sản phẩm có thể tính toán được. Tín dụng ngân hàng đã
tạo ra khả năng thực hiện toàn bộ quá trình kinh tế cho đến khi sản phẩm đến tay người
tiêu dùng. Những người nông dân, nhờ có điều kiện vay vốn, có khả năng mua hạt
giống, thức ăn, phân bón và nhiều nhu cầu cần thiết khác cho việc trồng trọt và thu
hoạch trên đồng ruộng của họ. Tín dụng ngân hàng tạo khả năng để mua sắm vật tư
thiết bị, máy móc và thuê mướn nhân công. Các cửa hàng bán buôn và bán lẻ có khả
năng dự trữ những hàng hoá của họ và vận chuyển những hàng hoá đó đến tay người
tiêu dùng, nhờ vốn có được bằng hình thức vay nợ ở các NHTM.
2.4. Chức năng tạo tiền gửi
Thông qua chức năng trung gian tín dụng, NHTM sử dụng số vốn huy động được để
cho vay, số tiền cho vay ra lại được khách hàng sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán
dịch vụ trong khi số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng vẫn được coi
là một bộ phận của tiền giao dịch được họ sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch
vụ….Khi ngân hàng thực hiện chức năng nhận tiền gửi mà chưa cho vay, ngân hàng
chưa hề tạo tiền, chỉ khi thực hiện nghiệp vụ cho vay, ngân hàng mới bắt đầu tạo tiền.
3. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại
3.1.Bảng tổng kết tài sản của ngân hàng thương mại.
Nghiên cứu các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại thực chất là việc xác định các
nội dung các khoản mục thuộc bảng tổng kết tài sản. Đó là một bảng báo cáo tài chính
tổng hợp, được trình bày dưới dạng cân đối, phản ánh tổng quát tình hình sử dụng vốn
và nguồn vốn của một ngân hàng ợ phản ánh nguồn vốn hoạt động của ngân hàng
thương mại, bao gồm các khoản ngân hàng nợ thị trường và vốn của ngân hàng. Các
khoản vốn nợ thị trường biểu hiện thông qua các khoản vốn mà dân chúng gửi vào hoặc
các khoản vốn ngân hàng đi vay các chủ thể trong nền kinh tế như các các nhân, hộ gia
đình, tổ chức tài chính trung gian…Tài sản có phản ánh việc sử dụng vốn của ngân
hàng thương mại hay các khoản thị trường nợ ngân hàng. Mỗi khoản ngân hàng cho vay
ra hay đầu tư vào chứng khoán đều ghi vào bên có của bảng tổng kết tài sản, làm tăng
tài sản có của ngân hàng.
Tính chất quan trọng của bảng cân đối tài sản là tổng số tiền bên tài sản nợ phải
bằng tổng số tiền bên tài sản có.
Tổng tài sản có = tổng tài sản nợ + vốn
3.2.Nghiệp vụ thuộc tài sản nợ
3.2.1. Vốn tiền gửi:
Tiền gửi không kỳ hạn:
Tiền gửi không kỳ hạn là loại tiền gửi mà khách hàng có thể rút ra bất cứ lúc nào.
Khách hàng yêu cầu ngân hàng trích tiền từ tài khoản này để chi trả cho người được
hưởng về tiền hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Đồng thời khách hàng cũng có thể yêu cầu
được chuyển số tiền được hưởng vào tài khoản này.
Tiền gửi có kỳ hạn:
Tiền gửi có kỳ hạn là loại tiền gửi mà khách hàng được phép rút ra sau một thời
gian nhất định từ một vài ba tháng đến một vài năm. Mục đích của người gửi tiền là lấy
lãi và ngân hàng có thể chủ động sử dụng nguồn vốn này để cho vay. Mức lãi suất cụ
thể phụ thuộc vào người thời hạn gửi tiền và sự thỏa thuận giữa ngân hàng và khách
hàng trên cơ sở xem xét sự an toàn của ngân hàng cũng như quan hệ cung cầu vốn vào
thời điểm đó. Tuy nhiên, để thu hút khách hàng, ngân hàng có thể cho phép khách hàng
rút tiền trước hạn với những khoản phạt đáng kể.
Tiền gửi tiết kiệm:
Tiền gửi tiết kiệm là tiền để dành của dân cư được gửi vào nhằm mục đích
hưởng lãi.
3.2.2 Vốn đi vay
Phát hành các chứng từ có giá:
Ngân hàng chủ động phát hành phiếu nợ để huy động vốn thường nhằm mục
đích đã định, ví dụ phát hành kỳ phiếu để có tiền cho vay khác phục hậu quả bão lụt, để
cho vay thu mua nông sản…Việc huy động vốn phát hành dưới dạng kỳ phiếu được
huy động theo hai phương thức: phát hành theo mệnh giá và phát hành dưới hình thức
chiết khấu.
Vay ngân hàng Trung ương:
Ngân hàng trung ương cấp tín dụng cho ngân hàng thương mại chủ yếu dưới hai
hình thức:
Thứ nhất là tái cấp vốn mà chủ yếu dưới hình thức tái chiết khấu chứng
từ có giá.
Thứ hai là cho vay thế chấp hay ứng trước
Hình thức tái cấp vốn được Ngân hàng nước Việt nam thực hiện theo ba cách:
+Cho vay lai theo hồ sơ tín dụng
+Chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn
khác.
+Cho vay có đảm bảo cầm cố thương phiếu và các giấy tờ ngắn hạn
khác.
Khoản vay này liên quan đến lượng tiền trung ương, đến việc thực hiện chính
sách tiền tệ của ngân hàng trung ương.
Vay các ngân hàng và các tổ chức tín dụng:
Một mục đích quan trọng của loại vay là đảm bảo nhu cầu vốn khả dụng trong
thời hạn ngắn. Trong quá trình hoạt động, có những ngày cho vay quá nhiều hoặc có
nhu cầu lớn về các nghĩa vụ tài chính dẫn tới sự thiếu hụt dự trữ tại Ngân hàng trung
ương. Trong khi đó có một vài ngân hàng thương mại khác trong tình trạng dư thừa
vốn. Hành vi vay lẫn nhau giữa các ngân hàng là nhằm cân bằng lượng vốn khả dụng
trong hệ thống ngân hàng.
Các nguồn vốn vay khác:
* Tiền vay từ những công ty mẹ của ngân hàng.
* Phát hành hợp đồng mua lại: đây là thỏa thuận vay tiền từ các công ty.
Hợp đồng mua lại hay giấy thỏa thuận mua lại là một hợp đồng bán chứng khoán
và các đối tượng kinh doanh chứng khoán tương đối thừa tiền mặt như: các công ty tài
chính, các quỹ tiết kiệm, quỹ tín dụng, quỹ hưu trí…
Vay nước ngoài.
Các ngân hàng có thể tìm kiếm nguồn vốn hoạt động từ việc phát hành phiếu nợ
để vay tiền ở nước ngoài.
3.2.3 Vốn của ngân hàng
Vốn tự có:
* Vốn điều lệ: Là vốn mà ngân hàng thương mại phải có để hoạt động được
ghi trong văn bản pháp quy.
* Các quỹ dự trữ trích từ lợi nhuận ròng hàng năm bổ sung vào vốn tự có:
Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ; quỹ dự trữ đặc biệt để dự phòng bù đắp rủi ro.
*Vốn coi như vốn tự có gồm phần lợi nhuận chưa chia, các quỹ khác chưa sử
dụng có thể coi là nguồn vốn tự có của NHTM.
3.3. Nghiệp vụ thuộc tài sản có:
3.3.1 Nghiệp vụ ngân quỹ:
Tiền mặt tồn quỹ: gồm tiền giấy và tiền kim loại hiện có tại kho của ngân hàng.
Tiền gửi ở ngân hàng khác: nhiều ngân hàng nhỏ gửi tiền trong các ngân hàng
lớn để đổi lấy các dịch vụ khác nhau như thanh toán giữa các ngân hàng, giao dịch
ngoại tệ…
Tiền gửi ở ngân hàng trung ương: gồm tiền gửi dự trữ bắt buộc và tiền gửi thanh
toán.
3.3.2 Nghiệp vụ cho vay:
Là nghiệp vụ cung ứng vốn của ngân hàng trực tiếp cho các nhu cầu sản xuất,
tiêu dùng… trên cở sở các điều kiện vay vốn của ngân hàng.
- Chiết khấu thương phiếu.
- Cho vay ứng trước.
- Cho vay vượt chi.
- Tín dụng ủy thác thu hay bao thanh toán.
- Cho vay thuê mua.
- Tín dụng bằng chữ ký (gồm tín dụng chấp nhận và tín dụng bảo lãnh)
- Tín dụng tiêu dùng.
3.3.3 Nghiệp vụ đầu tư.
Đầu tư vào chứng khoán là hình thức phổ biến nhất trong nghiệp vụ tài sản có
của NHTM (cổ phiếu, trái phiếu công ty, trái phiếu chính phủ, tín phiếu…). Ở Việt
Nam, theo luật các tổ chức tín dụng, ngoài việc đầu tư vào trái khoán, các tổ chức tín
dụng được dùng vốn để điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần của các doanh
nghiệp và của các tổ chức tín dụng khác.
3.3.4 Những tài sản có khác
Đó là những vốn hiện vật như nhà làm việc máy tính và những trang thiết bị khác do
ngân hàng sở hữu.
3.3.5 Các dịch vụ ngân hàng khác.
Các ngân hàng thương mại với chức năng vốn có thực hiện các dịch vụ thanh toán,
kinh doanh ngoại hối, các nghiệp vụ ủy thác và đại lý theo yêu cầu cầu của khách
hàng…
Theo các Tổ chức tín dụng của Việt nam, hiện nay các dịch vụ mà ngân hàng được
thực hiện bao gồm:
Dịch vụ bao thanh toán
Kinh doanh ngoại hối và vàng trên thị trường.
Thực hiện nghiệp vụ ủy thác và đại lý.
Cung ứng dịch vụ tư vấn tài chính, tiền tệ cho khách hàng.
B.Thực trạng hoạt động của các NHTM tại Việt Nam
1. Tình hình kinh tế nước ta hiện nay
Năm 2008: khép lại với nhiều sự kiện, diễn biến phức tạp và khó lường của nền kinh
tế thế giới, cũng là năm hệ thống Ngân hàng Việt Nam phải đối mặt với những khó
khăn, thách thức chưa từng có trong hơn hai mươi năm đổi mới.
Cuộc khủng hoảng cho vay thế chấp tại Mỹ lan rộng thành khủng khoảng tài chính
và suy thoái kinh tế toàn cầu vẫn chưa đến hồi kết thúc và đang tiếp tục đẩy tình trạng
nợ xấu, vỡ nợ leo thang khiến số lượng ngân hàng ở Mỹ và ở nhiều nền kinh tế khác bị
đóng cửa ngày càng tăng. Chỉ tính riêng ở Mỹ, từ đầu năm 2008 đến nay đã có 23 ngân
hàng Mỹ bị giải thể, đóng cửa, tỷ lệ thất nghiệp tăng mạnh, mới tính đến tháng 10-2008
tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ đã lên tới 6,7%, tăng 2% so với năm 2007.
Những thách thức mà các nền kinh tế phải đối mặt trong năm 2008 diễn biến vô
cùng phức tạp, khó lường. Nếu như trong 6 tháng đầu năm, sự gia tăng mạnh của giá
dầu, giá lương thực, sự giảm giá của thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán,
cùng với những bất ổn chính trị đã gây áp lực lạm phát mang tính toàn cầu và tăng
trưởng kinh tế của các quốc gia gặp khó khăn trước áp lực lạm phát, thì trong 6 tháng
cuối năm, giá dầu giảm mạnh từ mức kỷ lục 147 USD/thùng vào giữa tháng 7 xuống
mức thấp, dưới 40 USD/thùng vào trung tuần tháng 12, giá lương thực cũng giảm mạnh
cùng với tỷ lệ thất nghiệp tăng cao gây ra áp lực giảm phát. Kinh tế thế giới lại chuyển
từ áp lực lạm phát cao sang xu hướng thiểu phát và giảm phát cùng với suy thoái kinh tế
toàn cầu và dự báo tình trạng này sẽ tiếp tục diễn ra trong năm 2009.
Nền kinh tế Việt Nam trong năm 2008, không những phải đối mặt với những diễn
biến khó lường của kinh tế thế giới, mà còn phải đối mặt với nhiều khó khăn nội tại: