Tải bản đầy đủ (.doc) (171 trang)

Phân tích đánh giá hiên trạng nước thải của một số khu công nghiệp ở Việt Nam và xây dựng hệ thống xử lý nước thải Cụm công nghiệp Bình Đông, Tiền Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (814.8 KB, 171 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay vấn đề môi trường là vấn đề tập trung sự quan tâm của nhiều
nước trên thế giới trong đó mục tiêu là tiến tới quá trình phát triển bền
vững. Môi trường nước là một trong những thành phần môi trường quan
trọng đối với cuộc sống của mọi sinh vật nói chung cũng như của loài
người nói riêng trên trái đất này.Chính vì vậy có nhiều nội dung trong
việc bảo vệ và phòng chống ô nhiễm môi trường nước, nhưng trước hết là
phải xử lý những nguồn nước thải của các quá trình sản xuất công
nghiệp.
Cùng với sự gia tăng nhanh của các ngành công nghiệp một mặt nó cũng
nâng cao đời sống kinh tế văn hóa của xã hội, mặt khác nó cũng là
nguyên nhân chính gây tác hại nghiêm trọng tới môi trường.Việc hình
thành các KCN, KCX,CCN tập trung là 1 hướng đi đúng đắn mà Thế
Giới và việt nam đã và đang tiến hành và gia tăng nhanh chóng bởi nó tạo
điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý các hoạt động công nghiệp
thành 1 khối góp phần tăng trưởng kinh tế và giảm được rất nhiều chi phí
về vận chuyển các nguyên vật liệu và sản phẩm giữa các nhà máy có liên
quan. Tuy nhiên việc tập trung các ngành công nghiệp lại sẽ tạo ra những
điểm có nguồn thải lớn đặc biệt phát sinh 1 lượng nước thải vào môi
trường sẽ làm ô nhiễm các nguồn nước ngầm nước mặt tại các ao hồ,
kênh mương và các con sông, con suối làm tăng số lượng các vi trùng gây
bệnh thậm chí xuất hiện các mầm bệnh nguy hiểm cho cả con người và
các vi sinh vật. Do đó vấn đề cần được quan tâm hiện nay là sớm có biện
pháp hạn chế, khắc phục kịp thời. Sự hình thành và phát triển của CCN
Bình Đông cũng đặt ra thách thức về môi trường. Xuất phát từ mục tiêu
giảm thiểu tốc độ gia tăng ô nhiễm chất thải, giảm tác động của chất thải
đến môi trường và sức khỏe cộng đồng nâng cao chất lượng môi trường
[1]
sống, góp phần vào chiến lược phát triển bền vững cũng như chấp hành
những yêu cầu ngày càng cao của luật bảo vệ môi trường. Mà đặc trưng ô
nhiễm ở CCN Bình Đông hiện nay đó là vấn đề nước thải do đó việc


“Phân tích đánh giá hiên trạng nước thải của một số khu công nghiệp ở Việt
Nam và xây dựng hệ thống xử lý nước thải Cụm công nghiệp Bình Đông, Tiền
Giang” là mục tiêu cần được quan tâm bây giờ.
[2]
CHƯƠNG I: HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC KCN Ở VIỆT
NAM VÀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG LIÊN QUAN.
I. Hiện trạng phát triển của các khu công nghiệp tại việt nam.
 Trong công cuộc đổi mới của đất nước ta sự ra đời của mô hình
khu công nghiệp( KCN ) là không thể thiếu được. Mô hình này đã không
ngừng phát triển về số lượng và chất lượng. Nếu như vào thời điểm năm
1991 bắt đầu xuất hiện quy chế về KCN và chỉ chứng kiến sự ra đời của
hai khu chế xuất, Tân Thuận và Linh Trung thì cho đến tháng 12/2008 cả
nước có 219 khu công nghiệp được thủ tướng Chính phủ quyết định
thành lập trên địa bàn 56 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phân bố
rộng khắp cả nước.Trong đó miền bắc chiếm 29%, miền nam chiếm 54%,
miền trung chiếm 15%. Chính sự phát triển mạnh này đã khẳng định hiệu
quả kinh tế của một mô hình. Qua hơn 19 năm phát triển vai trò của KCN
trong sự phát triển kinh tế đất nước là rất lớn. Nó đã góp phần nâng cao
năng lực xuất khẩu của đất nước, thu hút vốn đầu tư, kỹ thuật và kinh
nghiệm quản lý tiên tiến của thế giới, tạo điều kiện tăng trưởng GDP
nhanh chóng và vững chắc, tạo việc làm, phát triển KCN theo quy hoạch,
bảo vệ môi trường, tiết kiệm và phát huy hiệu quả sử dụng các nguồn lực
khác, hình thành các khu đô thị mới và giảm bớt khoảng cách giữa các
vùng nông thôn và thành thị. KCN là mô hình phù hợp để thực hiện cơ
chế quản lý “ một cửa tại chỗ” và “hội nhập quốc tế” không chỉ nhằm thu
hút đầu tư nước ngoài, mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư
[3]
trong nước hoạt động. Bên cạnh những thành tựu đáng trân trọng ấy các
KCN tại Việt Nam vẫn tồn đọng những khó khăn, thách thức mà vấn đề
nổi cộm hiện nay chính là việc vắng bóng của các nhà đầu tư trong các

KCN, hầu hết các khu công nghiệp vẫn chưa được lấp đầy. Nguyên nhân
dẫn tới thực trạng trên có nhiều, nhưng tập trung chủ yếu vào một số
nguyên nhân như: Giá thuê đất còn đắt, cơ sở hạ tầng còn kém, cơ chế
chính sách còn chưa thông thoáng, và một trong những lực cản lớn nhất
hiện nay chính là vẫn chưa có cách nhìn nhận tổng quát và đầy đủ về các
KCN như là một bộ phận không thể tách rời trong nền kinh tế đất nước .
 Trong giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2010, hoạt động của các
KCN trong nước đã đạt những thành tựu quan trọng sau:
Khu công nghiệp đã huy động được lượng vốn đầu tư lớn của thành phần
kinh tế trong nước trong và ngoài nước, phục vụ cho công cuộc CNH,
HĐH đất nước.
Việc áp dụng các chính sách ưu đãi và những điều kiện thuận lợi về hạ
tầng kinh tế kĩ thuật, các KCN ngày càng hấp dẫn các nhà đầu tư. Số dự
án ĐTNN và tổng vốn đăng ký vào KCN ngày càng được mở rộng. Giai
đoạn 5 năm 1991-1995, số dự án ĐTNN có 155 dự án, đến năm 2001-
2005 là 1377 dự án với tổng vốn đầu tư tăng thêm đạt 8080 dự án và 12%
về tổng vốn đầu tư so với kế hoạch 5 năm 1996-2001. Tính đến
31/12/2008, các KCN trong cả nước thu hút được 3.564 dự án có vốn đầu
tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký 42,667 tỷ USD; trong năm 2008, các
[4]
KKT cả nước thu hút 18,23 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài, trong đó cấp
mới 18 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 15,78 tỷ USD và 12 dự án
tăng vốn với tổng vốn đầu tư là 2,45 tỷ USD.
Dẫn đầu trong thu hút đầu tư nước ngoài năm 2008 là tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu với tổng vốn đầu tư thu hút là 4,5 tỷ USD. Ngoài ra có 3 tỉnh thu hút
được trên 1 tỷ USD là Bắc Ninh (1,14 tỷ USD), Bình Dương (1,08 tỷ
USD), Đồng Nai (1,01 tỷ USD).
Cơ cấu vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm cho thấy trong năm 2008, tại các
KCN có nhiều nhà đầu tư mới, lần đầu đầu tư vào Việt Nam triển khai
các dự án làm cho vốn đầu tư cấp mới tăng 4,45 lần so với vốn đầu tư mở

rộng. Trong khi đó tại các KKT vốn đầu tư mở rộng gấp trên 13 lần so
với vốn đăng ký mới.
 Về thu hút đầu tư trong nước, năm 2008, các KCN đã thu hút
59.199,57 tỷ đồng (gần 3,5 tỷ USD), trong đó có 524 dự án mới với tổng
vốn đăng ký là 53.254, 87 tỷ đồng và điều chỉnh 173 dự án với tổng vốn
đầu tăng thêm đạt 5.944,7 tỷ đồng. Lũy kế đến 31/12/2008, các KCN của
cả nước thu hút được 3.588 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký
là 251.541,57 tỷ đồng (tương đương 14,8 tỷ USD).
Nhiều KCN hoàn thành cơ bản hạ tầng kỹ thuật, nhanh chóng thu hút đầu
tư, góp phần nâng cao lấp đầy diện tích đất công nghiệp và hiệu quả sử
dụng đất
[5]
Một trong những điểm nổi bật trong năm 2008 là số lượng các KCN triển
khai xong công tác xây dựng hạ tầng và có mặt bằng cho nhà đầu tư thuê
khá nhiều, trong đó phải kể đến một số KCN ở Đồng Nai, Bình Dương
như Nhơn Trạch II-Lộc Khang, Bàu Xéo, Thạnh Phú. Đặc biệt là một số
KCN ở địa bàn có điều kiện khó khăn như Gia Lai, Vĩnh Long, Bến Tre,
Quảng Bình, Quảng Trị đã thu hút đầu tư và lấp đầy diện tích đất công
nghiệp tương đối tốt.
 Trong số 219 KCN cả nước có 118 KCN đã đi vào hoạt động, 101
KCN đang xây dựng cơ bản chủ yếu là các KCN mới thành lập trong hai
năm gần đây (2007, 2008). Tổng diện tích đất đã cho thuê của các KCN
đã đi vào hoạt động đạt 14.904 ha, đạt tỷ lệ lấp đầy 64% diện tích đất
công nghiệp. Tính chung các KCN cả nước thì tỷ lệ lấp đầy đạt 46% với
17.107 ha đất công nghiệp đã cho thuê. Như vậy, mặc dù số lượng KCN
bắt đầu có đất hoàn chỉnh hạ tầng cho thuê trong năm 2008 lớn, tỷ lệ lấp
đầy diện tích đất công nghiệp của nhóm các KCN đã vận hành vẫn tiếp
tục tăng so với năm 2007. Giá trị sản xuất kinh doanh trên 1 ha diện tích
đất công nghiệp đã cho thuê đạt 1,68 triệu USD/ha. KCN tiếp tục góp
phần vào giải quyết việc làm và thu ngân sách. Tại thời điểm 31/12/2008,

các KCN đã thu hút trên 1 triệu lao động trực tiếp. Các doanh nghiệp
KCN năm 2008 đã nộp Ngân sách khoảng 1,3 tỷ USD.
[6]
 KCN đã tạo ra hệ thống kết cấu hạ tầng mới, hiện đại, có giá trị lâu
dài không chỉ đối với địa phương có KCN mà còn góp phần hiện đại hóa
hệ thống kết cấu hạ tầng trên cả nước.
Tại các KCN hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế hạ tầng nói chung khi hoàn
chỉnh, một số đạt tiêu chuẩn quốc tế nhất là đường sá , kho bãi, điện, giao
thông, thông tin liên lạc và các cơ sở hạ tầng thuộc các hình thức với các
doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế: đơn vị sự nghiệp nhà nước
doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Trong đó, các KCN do doanh nghiệp
ngoài quốc doanh làm chủ đầu tư chiếm số lượng lớn nhất: 45 KCN với
tổng số vốn đầu tư 15673 tỷ đồng; 33 KCN được đầu tư theo cơ chế đơn
vị sự nghiệp có thu hút vốn đầu tư hạ tầng đạt trên 7424 tỷ đồng các KCN
còn lại do doanh nghiệp nhà nước làm chủ đầu tư với tổng vốn đầu tư hơn
9835 tỷ đồng (34KCN). Đã hình thành một đội ngũ doanh nghiệp phát
triển hạ tầng có kinh nghiệm và năng lực quản lý, điển hình là công ty
phát triển KCN Thăng Long, Công ty phát triển KCN Biên Hòa
(sonadezi), công ty cổ phần KCN Tân Tạo
Các KCN, KKT tiếp tục tăng trưởng nhanh và ổn định về sản xuất kinh
doanh và thực hiện vốn đầu tư .
Mặc dù gặp phải nhiều khó khăn do sự biến động tiêu cực của thị trường
thế giới, song các dự án trong KCN, KKT vẫn triển khai với tốc độ khá
cao. Trong năm 2008, các dự án đầu tư nước ngoài trong KCN, KKT đã
thực hiện thêm được 2,5 tỷ USD, bằng 22% tổng số vốn đầu tư nước
[7]
ngoài giải ngân được trong năm. Tỷ trọng vốn giải ngân này cho thấy các
KCN, KKT đã đóng góp đáng kể vào hiệu quả thực hiện vốn đầu tư nước
ngoài trên cả nước.
Tính đến cuối tháng 12/2008, các KCN cả nước đã có 2.250 dự án FDI và

2.258 dự án trong nước đã đi vào hoạt động với tổng vốn đầu tư thực hiện
đạt khoảng 16,2 tỷ USD và 121,1 nghìn tỷ đồng, tương ứng 38% và 49%
tổng vốn đầu tư nước ngoài và trong nước đăng ký vào KCN.
Các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của các KCN trong năm 2008 đã đạt
mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm trước. Các doanh nghiệp KCN
đã đạt tổng doanh thu 28,9 tỷ USD, tăng 29% so với năm 2007. Kim
ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp KCN đạt 14,5 tỷ USD, tăng 34%
so với năm 2007 và chiếm 24,7% giá trị xuất khẩu của cả nước.
KCN đã góp phần nhất định vào việc bảo vệ môi trường sinh thái.Ngoài
ra cùng với việc phát triển kinh tế thì khu công nghiệp đã góp phần nhất
định vào việc bảo vệ môi trường sinh thái như sau:
KCN là nơi tập trung các doanh nghiệp công nghiệp, do đó có điều kiện
tập trung các chất thải do các doanh nghiệp thải ra để xử lý, tránh tình
trạng khó kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp do phân tán về địa
điểm sản xuất. KCN góp phần trong việc kiểm soát ô nhiễm và có biện
pháp xử lý kịp thời đối với hành vi gây ô nhiễm của doanh nghiệp so với
các doanh nghiệp ngoài KCN.
[8]
Thực tế cho thấy một số KCN thực hiện rất tốt và hài hòa mục tiêu thu
hút đầu tư với giải quyết vấn đề về môi trường, đây là điều đáng được
hoan nghênh để xây dựng một môi trường trong sạch hơn.
II. Định hướng phát triển của KCN.
1. Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm
2015 và định hướng đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau
đây

:
Theo quyết định của thủ tướng chính phủ số 1107/QĐ-TTg ngày 21 tháng
8 năm 2006 về việc phê duyệt quy hoạch phát triển các khu công nghiệp
ở việt nam:

a) Mục tiêu tổng quát:
Mục tiêu phát triển các khu công nghiệp tại Việt Nam đến năm
2015 và định hướng đến năm 2020 là hình thành hệ thống các khu công
nghiệp chủ đạo có vai trò dẫn dắt sự phát triển công nghiệp quốc gia,
đồng thời hình thành các khu công nghiệp có quy mô hợp lý để tạo điều
kiện phát triển công nghiệp, nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại những
địa phương có tỷ trọng công nghiệp GDP thấp.
Đưa tỷ lệ đóng góp của các khu công nghiệp vào tổng giá trị sản xuất
công nghiệp từ trên 24% hiện nay lên khoảng 39 - 40% vào năm 2010 và
tới trên 60% vào giai đoạn tiếp theo. Tăng tỷ lệ xuất khẩu hàng công
nghiệp của các khu công nghiệp từ 19,2% giá trị xuất khẩu toàn quốc
[9]
hiện nay lên khoảng 40% vào năm 2010 và cao hơn vào các giai đoạn tiếp
theo.
b) Mục tiêu cụ thể:
 Giai đoạn đến năm 2010:
Phấn đấu đến năm 2010 về cơ bản lấp đầy các khu công nghiệp đã
được thành lập; thành lập mới một cách có chọn lọc các khu công nghiệp
với diện tích tăng thêm khoảng 15.000 ha - 20.000 ha, nâng tổng diện tích
các khu công nghiệp đến năm 2010 lên khoảng 45.000 ha - 50.000 ha.
Đầu tư đồng bộ, hoàn thiện các công trình kết cấu hạ tầng các khu công
nghiệp hiện có, đặc biệt là các công trình xử lý nước thải và đảm bảo diện
tích trồng cây xanh trong các khu công nghiệp theo quy hoạch xây dựng
được duyệt nhằm bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
 Giai đoạn đến năm 2015:
Đầu tư đồng bộ để hoàn thiện các khu công nghiệp hiện có, thành lập
mới một cách có chọn lọc các khu công nghiệp với tổng diện tích tăng
thêm khoảng 20.000 ha - 25.000 ha; nâng tổng diện tích các khu công
nghiệp đến năm 2015 khoảng 65.000 ha - 70.000 ha. Phấn đấu đạt tỷ lệ
lấp đầy các khu công nghiệp bình quân trên toàn quốc khoảng trên 60%.

Có các biện pháp, chính sách chuyển đổi cơ cấu các ngành công
nghiệp trong các khu công nghiệp đã và đang xây dựng theo hướng hiện
đại hoá phù hợp với tính chất và đặc thù của các địa bàn lãnh thổ.
[10]
Xây dựng các công trình xử lý rác thải công nghiệp tập trung quy mô
lớn ở những khu vực tập trung các khu công nghiệp tại các vùng kinh tế
trọng điểm.
Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư vào các
khu công nghiệp, phấn đấu thu hút thêm khoảng 6.500 - 6.800 dự án với
tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng trên 36 - 39 tỷ USD, trong đó vốn đầu tư
thực hiện khoảng 50%.
 Giai đoạn đến năm 2020:
Quản lý tốt và có quy hoạch sử dụng hợp lý diện tích đất dự trữ cho
xây dựng khu công nghiệp.
Hoàn thiện về cơ bản mạng lưới khu công nghiệp trên toàn lãnh thổ
với tổng diện tích các khu công nghiệp đạt khoảng 80.000 ha vào năm
2020.
Quản lý, chuyển đổi cơ cấu đầu tư phát triển các khu công nghiệp đã
được thành lập theo hướng đồng bộ hoá.
hơn vào các giai đoạn tiếp theo.
2. Việc hình thành các khu công nghiệp trên các địa bàn lãnh thổ phải
đáp ứng các điều kiện và tiêu chí sau:
- Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch và tình hình phát triển kinh tế - xã hội;
quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất của từng địa phương.
- Có các điều kiện thuận lợi hoặc có khả năng xây dựng hệ thống kết cấu hạ
tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, triển khai đồng bộ và kết hợp chặt chẽ giữa
[11]
quy hoạch phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất với quy hoạch phát triển
đô thị, phân bố dân cư, nhà ở và các công trình xã hội phục vụ công nhân
trong khu công nghiệp, khu chế xuất.

- Có quỹ đất dự trữ để phát triển và có điều kiện liên kết thành cụm các khu
công nghiệp; riêng đối với các địa phương thuần tuý đất nông nghiệp, khi
phát triển các khu công nghiệp để thực hiện mục tiêu chuyển đổi cơ cấu
kinh tế cần tiến hành phân kỳ đầu tư chặt chẽ nhằm đảm bảo sử dụng đất có
hiệu quả.
- Có khả năng thu hút vốn đầu tư của các nhà đầu tư trong nước và nhà
đầu tư nước ngoài.
- Có khả năng cung cấp và đáp ứng nhu cầu về lao động.
- Đảm bảo các yêu cầu về an ninh, quốc phòng.
- Đối với các địa phương đã phát triển khu công nghiệp, việc thành lập
mới các khu công nghiệp chỉ được thực hiện khi tổng diện tích đất công
nghiệp của các khu công nghiệp hiện có đã được cho thuê ít nhất là 60%.
- Việc mở rộng các khu công nghiệp hiện có chỉ được thực hiện khi tổng
diện tích đất công nghiệp của khu công nghiệp đó đã được cho thuê ít
nhất là 60% và đã xây dựng xong công trình xử lý nước thải tập trung.
- Đối với khu công nghiệp có quy mô diện tích trên 500 ha và có nhiều
chủ đầu tư tham gia đầu tư xây dựng - kinh doanh kết cấu hạ tầng, phải
tiến hành lập quy hoạch chung xây dựng khu công nghiệp theo hướng dẫn
của Bộ Xây dựng trước khi lập quy hoạch chi tiết khu công nghiệp để
[12]
đảm bảo tính thống nhất và tính đồng bộ của hệ thống hạ tầng kỹ thuật
khu công nghiệp.
- Trong khu công nghiệp, khu chế xuất không có khu dân cư. Trong khu
công nghiệp có thể có khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất.
III. Vấn đề môi trường ở các khu công nghiệp:
III.1 Hiện trạng về ô nhiễm môi trường:
 Hiện nay, đất nước ta đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, các khu công nghiệp ngày càng nhiều, tốc độ đô thị hóa phát triển,
một vấn đề cũng được đặt ra là ô nhiễm môi trường đã ở mức báo động.
Làm sao vừa đảm bảo cho sự phát triển kinh tế xã hội, vừa ngăn ngừa ô

nhiễm môi trường vẫn luôn là câu hỏi đặt ra cho các cấp các ngành có
liên quan phải giải quyết.
Quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa đang diễn ra tương đối nhanh,
đặc biệt ở ba vùng trọng điểm phát triển kinh tế Hà Nội - Hải Phòng -
Quảng Ninh, TP Hồ Chí Minh - Vũng Tàu - Đồng Nai, Quảng Nam-Đà
Nẵng và khu miền Trung. Môi trường đô thị và khu công nghiệp nước ta
biến đổi hàng năm theo chiều hướng bất lợi vì chất thải từ sản xuất công
nghiệp, giao thông vận tải và sinh hoạt đô thị ngày càng tăng về số lượng,
chủng loại và tính độc hại.
 ô nhiễm về nước thải:
[13]
Nhìn chung, hầu hết các khu, cụm, điểm công nghiệp trên cả nước chưa
đáp ứng được những tiêu chuẩn về môi trường theo quy định. Thực trạng
đó làm cho môi trường sinh thái ở một số địa phương bị ô nhiễm nghiêm
trọng. Cộng đồng dân cư, nhất là các cộng đồng dân cư lân cận với các
khu công nghiệp, đang phải đối mặt với thảm hoạ về môi trường. Họ phải
sống chung với khói bụi, uống nước từ nguồn ô nhiễm chất thải công
nghiệp
Theo thống kê sơ bộ theo ước tính, mỗi KCN thải khoảng từ 3.000-
10.000 m
3
nước thải/ngày đêm. Như vậy, tổng lượng nước thải công
nghiệp của các KCN trên cả nước lên khoảng 600.000-2.000.000m
3
/ngày
đêm, khu vực Đông Nam Bộ chiếm khoảng 54%. Nhưng chỉ có hơn 70%
lượng nước thải từ các KCN, KCX không được xử lý trước khi xả thẳng
ra môi trường. Hiện chỉ có 60 trên 219 KCN, KCX trên toàn quốc có hệ
thống xử lý nước thải tập trung. Nhiều KCN như Vĩnh Lộc, Tân Phú
Trung, Bình Chiểu có thời điểm nước thải vượt mức cho phép trên 100

lần. Kênh Bàu Lăng (Quảng Ngãi) vốn là nơi cung cấp nước cho sản xuất
nông nghiệp, sau nhiều năm tiếp nhận nước thải của KCN Quảng Phú đã
biến thành kênh nước thải ô nhiễm nghiêm trọng.
Khu vực TP Hồ Chí Minh -Biên Hòa là một trung tâm công nghiệp và
kinh tế lớn nhất nước ta. Mỗi năm khu công nghiệp này thải ra môi
trường 795,8 tấn dầu mỡ, 45691 tấn chất lơ lửng, 323,2 tấn dung môi,
103 tấn phenol; 68,5 tấn lignin, 99.600 tấn chất hữu cơ, 65 tấn H
2
S, 80
[14]
tấn axit, 4715 tấn kiềm, hàng chục tấn kim loại nặng và các chất độc hại
khác.
Hầu hết các kênh rạch bị ô nhiễm trầm trọng. Có thể lấy ví dụ hệ thống
sông Hồng, nơi có khu công nghiệp Việt Trì, nước sông ô nhiễm nặng do
lượng nước thải có nhiều chất gây ô nhiễm của các nhà máy giấy, đường,
hóa chất, mì chính, dệt, nhuộm Trung bình mỗi ngày đêm tổng lượng
nước thải ra sông Hồng của các nhà máy đó là 45.000 m
3
. Hàng năm các
cơ sở công nghiệp thải ra khoảng 100 tấn axit sunfuric, 4000 tấn HCl,
300 tấn NaOH, 300 tấn benzen, 25 tấn thuốc bảo vệ thực vật và nhiều
chất thải khác.
 ô nhiễm chất thải rắn:
Song song với vấn đề ô nhiễm nước, ô nhiễm do các chất thải rắn, và việc
xử lý, tiêu huỷ các chất thải độc hại đang trở thành những vấn đề quan
trọng. Hiện tại và trong tương lai, các ngành liên quan đến hoá chất sử
dụng và sản xuất các chất thải độc hại ngày càng nhiều, sự phát triển công
nghệ đó sẽ phát sinh các chất thải độc hại. Nếu không có sự quản lý
đúng đắn các loại chất thải nói trên, sự ô nhiễm môi trường đặc biệt
nhiễm đất, nước sẽ xảy ra nghiêm trọng.

Đó là chưa kể, các KCN khi xây dựng thiếu biện pháp bảo vệ môi
trường nên các chất thải rắn không có hệ thống xử lý, làm cho môi trường
càng ô nhiễm. Theo số liệu thống kê từ năm 2007, chất thải công nghiệp
mỗi năm trong các KCN là 1,2 triệu tấn và khối lượng chất thải nguy hại
[15]
chiếm 175.000 tấn, nhưng lượng thu gom xử lý không được 50%. Tại
thành phố Hồ Chí Minh và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đến năm
2010, nếu tất cả 74 khu công nghiệp đều sử dụng hết diện tích, thì các xí
nghiệp sẽ thải ra một lượng chất thải rắn lên tới khoảng 3500 tấn/ngày tức
là gấp 29 lần so với hiện nay, trong đó có khoảng 700 tấn chất thải độc
hại.
Thực tế hiện nay, việc chôn lấp xả bừa bãi các chất thải này vào các bãi
không được kiểm soát chặt chẽ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với môi
trường. Vấn đề đặt ra là cần xây dựng một hệ thống bãi thải thích hợp để
quản lý các chất thải độc hại, có như vậy mới tránh được các mặt tiêu cực
về môi trường.
 ô nhiễm khí thải:
Ngoài ra, tại các KCN, KCX, ô nhiễm khí bụi và tiếng ồn là loại hình ô
nhiễm khó kiểm soát và không được quan tâm. Khí thải của các cơ sở sản
xuất chứa nhiều chất độc hại được xả trực tiếp vào môi trường, ảnh
hưởng đến sức khoẻ của nhân dân quanh vùng.
Theo kết quả quan trắc, nồng độ chất SO
2
, CO, NO
2
gần KCN hoặc trong
các KCN đang gia tăng. Nồng độ bụi tại ven các trục giao thông chính
đều đã vượt tiêu chuẩn cho phép từ 2-6 lần. Tại nhiều nhà máy cơ khí,
luyện kim, công nghiệp hoá chất, công nghiệp vật liệu xây dựng, công
nghiệp chế biến khoáng sản trong KCN, nồng độ bụi và khí độc hại

[16]
(điển hình là khí SO
2
) trong không khí, vượt tiêu chuẩn cho phép từ 2-5
lần.
III.2 Hiện trạng về quản lý môi trường:
 Bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình CNH, HĐH hiện nay là
yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành,
các tổ chức, doanh nghiệp và của mọi công dân. Nhận thức rõ tầm quan
trọng của vấn đề này, những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã ban hành
nhiều chủ trương, chính sách về bảo vệ môi trường, điển hình là Nghị
định 80/2006/NĐ-CP (Về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật Bảo vệ môi trường); Nghị định 81/2006/NĐ-CP (Về
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường); Thông tư
08/2006/TT-BTNMT (Hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược,
đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường).
Quá trình quản lý môi trường đối với các KCN trong thời gian qua, đã
cho thấy một số khó khăn, vướng mắc như sau:
Việc thu hút dự án đầu tư vào KCN bộc lộ một số bất cập. Cụ thể, nhiều
dự án đầu tư được thu hút, hay thậm chí đã triển khai hoạt động nhưng
không phù hợp với ngành nghề và các nội dung có liên quan (đặc biệt về
phương án xử lý chất thải) theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường
được duyệt.
Trong quá trình hoạt động, nhìn chung cơ sở hạ tầng KCN (đặc biệt là
mạng lưới thu gom, thoát nước, trạm xử lý nước thải) chưa được đầu tư
[17]
đồng bộ, kịp thời, chưa đầy đủ theo yêu cầu quy định về bảo vệ môi
trường. Trên thực tế, trạm xử lý nước thải tập trung của các KCN thường
được bắt đầu triển khai xây dựng, vận hành khi diện tích đất cho thuê đã
có hoạt động đầu tư lấp đầy khoảng 70%. Thực trạng này là một trong

những bất cập nổi bật trong thực hiện Quy chế bảo vệ môi trường KCN
(2002) trong thời gian qua ở các KCN. Ngoài ra, các phương tiện và nhân
sự cũng chưa sẵn sàng hay chưa được chuẩn bị đầy đủ cho việc ứng cứu
các sự cố môi trường đối với KCN, tức chưa đáp ứng tốt theo khoản 6,
điều 17 của Quy chế bảo vệ môi trường KCN.
Trong giai đoạn hoạt động của KCN, nhiều dự án, nhà máy đi vào
hoạt động nhưng chưa xây dựng hoàn chỉnh và vận hành sử dụng đạt yêu
cầu đối với các hạng mục công trình xử lý về môi trường theo Quyết định
phê chuẩn Báo cáo đánh giá tác động môi trường hay Bản đăng ký đạt
tiêu chuẩn môi trường được cấp.
Việc phối hợp về đấu nối thoát nước và thu gom xử lý nước thải giữa
doanh nghiệp phát triển hạ tầng KCN và các doanh nghiệp bên trong
KCN cũng chưa được phân định trách nhiệm rõ ràng.
 Công tác thu gom, xử lý chất thải trong KCN
 Về thu gom và xử lý khí thải: nhìn chung việc thu gom và xử lý
hơi, khí thải độc hại tại các KCN được thực hiện theo phương thức tự xử
lý cục bộ tại các doanh nghiệp trong KCN.Các vụ kiêu kiện về ô nhiễm
[18]
do khói bụi, hơi khí thải từ các kcn ít hơn rất nhiều so với việc thu gom
nước thải.
 Về thu gom và xử lý chất thải rắn:
Hầu hết các doanh nghiệp đã tổ chức phân loại, kí hợp đồng kinh tế vơi
các tổ chức cá nhân có chức năng kinh doanh về thu gom và vận chuyển
chất thải (nguy hai hay không nguy hại) để đưa chất thải ra khỏi nhà
máy.Tuy nhiên qua thực tế, hoạt động này đã bộc lộ nhiều trường hợp vi
phạm quy định về bảo vệ môi trường trong thu gom, vận chuyển chất thải
ở những nội dung sau:
Các doanh nghiệp chưa phân loại ngay tại nguồn đối với các dạng chất
thải (chất thải nguy hại lẫn với chất thải không nguy hại); chưa thực hiện
đầy đủ biện pháp bảo vệ môi trường trong tồn trữ, chứa chất thải nguy

hại; chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm đăng ký về chủ nguồn thải đối với
chất thải nguy hại theo quy định.
Các doanh nghiệp có ký hợp đồng kinh tế về thu gom, vận chuyển chất
thải nguy hại nhưng lại giao dịch với các đơn vị dịch vụ không có chức
năng đúng quy định bảo vệ môi trường.
 Về thu gom và xử lý nước thải và tiêu thoát nước: hiện tại
nhiều doanh nghiệp kinh doanh, phát triển hạ tầng KCN chưa thực hiện
đầu tư trạm xử lý nước thải tập trung cho KCN một cách đồng bộ, kịp
thời. Nhiều doanh nghiệp trong KCN chưa tự giác đầu tư công trình xử lý
nước thải cục bộ hay ký hợp đồng phối hợp các đơn vị chức năng về xử
[19]
lý nước thải để thực hiện trách nhiệm xử lý chất thải, bảo vệ môi trường
đã cam kết thông qua thủ tục đánh giá tác động môi trường ban đầu.
[20]
CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CỤM CÔNG NGHIỆP
BÌNH ĐÔNG-TỈNH TIỀN GIANG.
II.1 Giới thiệu chung về tỉnh Tiền Giang.
II.1.1 Vị trí địa lí
- Tiền Giang nằm trong tọa độ 105
0
50’-106
0
4’ đông và 10
0
35’-10
0
12’
bắc.
- Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Long An và Thành phố Hồ Chí Minh.
- Phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp.

- Phía Nam giáp tỉnh Bến Tre và tỉnh Vĩnh Long.
- Phía Đông giáp Biển Đông.
II.1.2 Địa hình ,
- Tiền Giang có địa hình tương đối bằng phẳng.
Diện tích đất tự nhiên: 2481,8 km
2
. Đất phù sa trung tính, ít chua dọc
sông Tiền, chiếm khoảng 53% diện tích toàn tỉnh, thích hợp cho nhiều
loại cây trồng và vật nuôi.
II.1.3 Khí hậu, thời tiết:
- Tiền Giang nằm trong dải ít mưa, cụ thể chế độ mưa khu vực dự án có
thể được tóm tắt như sau :
Khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa khô tháng 12 đến tháng 4 (thường có
hạn Bà Chằng tháng 7 và tháng 8 ) và mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11.
[21]
Lượng mưa bình quân là 1210-1424 mm/năm. Tổng lượng mưa cả năm
2007 là 1395,9 mm. So với các khu vực ở miền Đông và miền cực Tây
của đồng bằng sông cửu long, Tiền Giang thuộc khu ít mưa (nhỏ hơn
1500mm). Nguồn địa chỉ Tiền Giang (htpp:/www/tiengiang.gov.vn)
Bảng2.1 Lượng mưa trung bình các tháng trong năm tại tỉnh Tiền Giang
Thời gian
Năm
2000 2001 2005 2006 2007
Tháng 1 11,8 1,6 - 3,5 10,5
Tháng 2 - 0,2 - 0,1 -
Tháng 3 25,3 22,8 2,5 33,7 6,3
Tháng 4 68,6 54,0 3,4 87,7 6,3
Tháng 5 94,8 169,9 150,7 115,5 271,7
Tháng 6 149,8 414,2 124,7 222,9 211,5
Tháng 7 223,5 141,6 167,3 94,6 167,2

Tháng 8 272,9 266,6 221,0 284,7 222,3
Tháng 9 133,6 191,9 218,3 355,0 279,6
Tháng 10 358,0 206,3 381,9 191,1 184,6
Tháng 11 166,4 53,1 232,1 94,3 31,0
Tháng 12 135,4 16,9 204,0 48,3 4,9
( Nguồn: công ty cổ phần Xây dựng Thương mại dịch vụ Khang Thông
2008)
I.1.3.1 Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ không khi ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chuyển hóa và
phát tán các chất ô nhiễm trong không khí. Nhiệt độ không khí càng cao
thì tốc độ phản ứng hóa học diễn ra càng nhanh, từ đó kéo theo thời gian
tồn lưu của chất ô nhiễm càng ngắn. Hơn nữa, sự biến thiên về nhiệt độ sẽ
ảnh hưởng đến sự phát tán bụi và khí thải, đến quá trình trao đổi nhiệt của
cơ thể và sức khỏe người lao động.
[22]
Với lương bức xạ dồi dào đã quyết định Tiền Giang là tỉnh có nền nhiệt
độ cao và ổn định. Do nền nhiệt độ cao nên một trong những đặc điểm
nổi bật của khí hậu ở Tiền Giang là tính chất nóng.
Bảng2.2 Nhiệt độ không khí trung bình các tháng trong năm của tỉnh
Tiền Giang
Thời gian
Năm
2000 2001 2005 2006 2007
Cả năm 26,7 26,9 27,0 27,0 26,9
Tháng 1 25,9 26,0 24,8 25,9 25,9
Tháng 2 26,3 26,2 26,4 26,9 25,5
Tháng 3 27,4 27,5 26,9 27,4 27,5
Tháng 4 28,1 28,8 28,8 28,7 28,8
Tháng 5 27,8 28,2 28,9 28,3 27,7
Tháng 6 26,2 27,0 27,9 27,2 27,9

Tháng 7 26,0 27,0 26,4 27,3 27,2
Tháng 8 27,2 26,8 27,0 26,8 26,8
Tháng 9 27,1 27,3 27,2 26,7 26,8
Tháng 10 26,3 26,9 27,0 26,8 26,5
Tháng 11 26,3 25,6 26,7 27,3 25,8
Tháng 12 26,1 26 25,5 25,0 26,0
( Nguồn: công ty cổ phần Xây dựng Thương mại dịch vụ Khang Thông
2008)
II.1.3.2 Độ ẩm không khí tương đối
Độ ẩm không khí cũng như nhiệt độ không khí là một trong những yếu
tố tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến các quá trình chuyển hóa và phát tán
[23]
các chất ô nhiễm trong khí quyển, đến quá trình trao đổi nhiệt của cơ thể
và sức khỏe người lao động.
Đặc trưng về độ ẩm không khí của khu vực dự án được tóm tắt như sau:
- Độ ẩm trung bình 80-85%.
- Độ ẩm trung bình trong năm 2007 :83%
- Độ ẩm không khí tối đa: 86%
- Độ ẩm không khí tối thiểu: 77%
II.1.3.3 Chế độ gió;
Gió là yếu tố quan trọng trong quá trình phát tán và lan truyền các
chất trong khí quyển. Vận tốc gió càng lớn thì khả năng lan truyền bụi và
chất ô nhiễm càng xa, khả năng pha loãng với không khí sạch càng lớn.
Vì vậy, khi tính toán và thiết kế các hệ thống xử lý ô nhiễm cần tính trong
trường hợp gió nguy hiểm.
Gió ở Tiền Giang thuộc về chế độ gió mùa. Một năm có 2 mùa tương ứng
với 2 mùa nắng mưa.
Trong mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, hướng gió thịnh hành là hướng
Tây Nam.
Trong mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, hướng gió thịnh

hành là hướng Đông Bắc.
II.2 Khái quát chung về cụm công nghiệp (CCN) Bình Đông:
II.2.1 Vị trí địa lí
[24]
Cụm công nghiệp Bình Đông sẽ được xây dựng trên địa bàn xã Bình
Đông thuộc thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang.
 Vị trí tiếp giáp của CCN Bình Đông;
+ Phía Bắc giáp sông Vàm Cỏ.
+ Phía Đông giáp sông Vàm Cỏ.
+ Phía Nam giáp Khu tái định cư Bình Đông.
+ Phía Tây giáp sông Vàm Cỏ và ấp Hồng Rạng.
 Khoảng cách từ vị trí dự án đến các công trình xung quanh.
+ Cách Quốc lộ 50 khoảng 150m.
+ Cách thị xã Gò Công khoảng 11 km theo đường Quốc Lộ 50.
+ Khoảng cách nhỏ nhất từ dự án đến tỉnh Long An là 1,2 đến 1,5 km.
+ Cách trung tâm Tp.HCM khoảng 35 km theo hướng chim bay.
+ Cách sân bay Tân Sơn Nhất khoảng 65 km theo đường bộ.
+ Cách cảng Hiệp Phước khoảng 45 km theo đường sông.
II.2.2 Quy hoạch tổng thể về cụm công nghiệp Bình Đông;
II.2.2.1 Phân khu chức năng:
 CNN Bình Đông gồm các khu chức năng sau:
Bảng2.3 Quy hoạch sử dụng đất của CCN Bình Đông
TT Mục đích sử dụng Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
1
Khu sản xuất công nghiệp theo
các loại hình khác nhau.
139.2 65.6
2 Trung tâm điều hành, quản lí 3.76 1.8
[25]

×