Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Phân tích thực trạng và xu hướng phát triển trang trí nội thất hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.57 KB, 42 trang )

1 | P a g e
ĐẶT VẤN ĐỀ
"Nội thất" là một từ có thể nói là khá mới mẻ, mới xuất hiện trong vài
thập niên gần đây. Vậy "nội thất" là gì? "Nội thất" là thuật ngữ chỉ cách bày
bố, trang trí không gian trong một phạm vi nhất định như: nhà ở, văn phòng,
khách sạn, phòng hát Tuy nhiên, các hoạt động trang trí nội thất không phải
chỉ mới xuất hiện mà nghệ thuật này ra đời cùng với sự xuất hiện của nền
văn minh nhân loại.
Khi xã hội càng phát triển thì các hoạt động này càng diễn ra mạnh mẽ và
con người thì càng quan tâm đến cái đẹp, cái thẩm mỹ. Trong đó, vẻ đẹp của
không gian sống là yếu tố mà con người chú trọng nhất. Một không gian
đẹp, hài hoà sẽ tạo nên sự thoải mái, thư giãn, kích thích các giác quan của
con người, góp phần làm cho cuộc sống của con người tươi đẹp hơn
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của những lĩnh vực về nội thất thì vật
liệu nội thất ngày càng đa dạng và phong phú. Nhiều loại vật liệu mới ra đời
kết hợp vói những loại vật liệu truyền thống tạo nên hệ thống cá loại vật liệu
phục vụ cho nghành nội thất.
Hiện nay, ngành nội thất trong và ngoài nước đang trên đà phát triển
nhưng thực tế cho thấy những tài liệu về vật liệu nội thất nhìn chung còn hạn
chế và mang tính chất đơn lẻ chưa đáp ứng được nhu cầu của người đọc.
2 | P a g e
Do đó, đứng trước nhu cầu tìm hiểu về vật liệu nội thất của con người,
việc nghiên cứu, phân loại các loại vật liệu nội thất là rất cần thiết.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu, sưu tầm, phân loại các loại vật liệu được
sử dụng chủ yếu trong trang trí nội thất là tiền đề giúp ta đưa ra những sự
lựa chọn phù hợp với từng không gian cụ thể.
Với mong muốn góp phần làm phong phú thêm nguồn tài liệu để phục vụ
cho nghành trang trí nội thất trong nước, chúng tôi chọn đề tài:" Phân tích
thực trạng và xu hướng phát triển trang trí nội thất hiện nay "
3 | P a g e
CHƯƠNG I


TỔNG QUAN
1.1Lược sử quá trình nghiên cứu
Từ thời nguyên thủy con người đã biết dùng hang động làm chỗ che mưa
che nắng, giữ ấm trong mùa đông và chống thú dữ, tiến xa hơn một bước họ
đã biết dùng các thân cây và các toại sợi thiên nhiên để dựng nhà và che
thân. Đến thời đại của chúng ta - con người hiện đại - đã biết tìm và sáng
tạo ra các loại vật liệu mới để phục vụ cho những công trình kiến trúc của
mình.
Trong lịch sử phát triển, loài người đã phát minh ra không ít vật liệu và
cũng đã có những phát minh có thể nói là bước đột phá trong khoa học công
nghệ, đóng vai trò làm nền tảng, cơ sở hình thành nên nghành khoa hoc vật
liệu nói chung, vật liệu nội thất nói riêng. Dưới đây là một số phát kiến vĩ
đại nhất trong lịch sử nghành vật liệu xây dựng và nội thất:
Năm 3500 trước công nguyên người Ai cập đã nung luyện được sắt (dưới
dạng sản phẩm phụ của việc tinh chế đồng) và sử dụng để làm đồ trang sức
và cho mục đích trang trí vào các dịp trọng đại Khám phá ra bí mật đầu tiên
của nền văn minh đồ sắt.
4 | P a g e
Năm 2200 trước công nguyên, người dân ở vùng tây bắc Iran đã chế tạo ra
thuỷ tinh. . Nó trở thành vật liệu xây dựng phi kim loại vĩ đại thứ hai trong
lịch sử (sau gốm).
Năm 1755, John Smeaton chế tạo ra bêtông hiện đại (ximăng cứng
trong nước). Bêtông trở thành vật liệu xây dựng chủ yếu của nền văn minh
hiện đại, vật liệu làm thay đổi những phương pháp xây dựng xuất hiện từ
giữa thế kỷ 18.
Trong những năm gần đây nghành vật liệu đã đạt được những thành tựu to
lớn như:
-Phát minh ra vật liệu ứng dụng công nghệ nano có vai trò quan trọng
trong nhiều lĩnh vực đời sống như: may mặc, chế tạo các linh kiện điện tử,
làm vỏ các thiết bị công nghệ cao, trong đó không thể không nhắc đến

thành tựu trong nghành xây dựng đó là tạo ra sơn chống thấm, không bám
bẩn, dễ lau chùi.
-Tìm ra vật liệu siêu nhẹ ETFE - bước ngoặt của kiến trúc thế giới.
-Ngoài ra còn rất nhiều vật liệu nhân tạo như: gỗ, đá, nhựa, sợi tổng hợp
1.2Tình hình sử dụng vật liệu nội thất hiện nay:
1.2.1.Yêu cầu cấp thiết trang trí nội thất với không gian kiến trúc.
5 | P a g e
Nhu cầu về trang trí nội thất ngày càng cao và cấp thiết trong kiến trúc
đáp ứng nhu cầu vật chất và văn hóa tinh thần của con người đương đại
trước sự phát triển của cuộc sống.
Trước đây, điều kiện kinh tế, nhu cầu thụ hưởng và mức sống còn hạn
chế, trừ một số ít người có điều kiện về kinh tế và tiếp xúc nhiều bên ngoài,
đại đa số người dân tích cóp tài chính suốt thời gian dài làm việc, mong mỏi
xây dựng được căn nhà làm nơi ăn chốn ở, do vậy việc xây dựng hoàn tất
thường chỉ dừng lại ở mức xây dựng cơ bản với các vật liệu phủ, ốp lát đơn
thuần. Rất nhiều công trình người dân tự mò mẫm sao chép, cóp nhặt về
hình thức mà không cần sự tham gia của các kiến trúc sư, nhà thiết kế, dẫn
đến sự hỗn loạn về hình thức kiến trúc, không gian ở bên trong không được
phân chia chức năng sử dụng hợp lý cũng như những đầu tư cần thiết về
trang thiết bị nội thất. Các công trình công cộng cũng trong trình trạng tương
tự, chỉ những công trình có nguồn vốn đầu tư liên doanh với nước ngoài thì
được thiết kế xây dựng hoàn thiện bởi những công nghệ và vật liệu hiện đại,
còn lại phần lớn công trình chỉ hoàn thiện phần xây dựng cơ bản sau đó lắp
ghép các thiết bị đồ đạc cho mục đích sử dụng thực tế. Một thời gian dài
quanh quẩn với với phương thức xây dựng lạc hậu, việc tiếp cận và ứng
dụng trang trí nội thất công trình kém phát triển rất nhiều so với với các
nước trong khu vực.
6 | P a g e
Hiện nay, kinh tế phát triển trình độ nhận thức và nhu cầu cải thiện điều
kiện sống ngày một bức thiết. Trong kiến trúc xây dựng, những quy chuẩn

nhà nước buộc các công trình phải có thiết kế từ các kiến trúc sư và các đơn
vị có chức năng. Hội nhập kinh tế giúp tiếp nhận nhiều tiến bộ khoa học,
công nghệ xây dựng mới cũng như đón nhận nguồn vật liệu xây dựng từ
nước ngoài vào làm nóng thị trường vật liệu xây dựng rất phong phú về
chủng loại, đa dạng về mẫu mã đáp ứng tối đa nhu cầu của các nhà thiết kế
và chủ đầu tư. Các lý do trên đã thúc đẩy làm thay đổi quan điểm để xây
dựng công trình kiến trúc phải đạt tiêu chuẩn tiện nghi tối đa, đáp ứng mọi
nhu cầu về công năng thẩm mỹ và công năng tinh thần của người sử dụng.
Đầu tư chi phí cho phần trang trí nội thất dần chiếm phần quan trọng trong
xây dựng cơ bản. Trong tương lai, việc thiết kế trang trí nội ngoại thất công
trình là bắt buộc, như vậy nhu cầu trang trí nội thất là rất lớn và cấp thiết,
liệu ngành thiết kế trang trí nội thất có thể lớn mạnh, phát triển và đáp ứng
kịp thời nhu cầu này của xã hội?
Xu thế hội nhập toàn cầu và việc nước ta vừa ra nhập Tổ chức thương
mại quốc tế (WTO), mở ra nhiều vận hội và thách thức mới. Trong quá trình
hội nhập, chúng ta sẽ tiếp nhận nhiều công nghệ xây dựng và sản xuật vật
liệu tân tiến hiện đại, nguồn vật liệu phong phú với giá thành cạnh tranh, do
vậy người tiêu dùng càng có nhiều cơ hội tiếp cận sử dụng để nâng cao chất
7 | P a g e
lượng không gian sống của mình, càng khẳng định tính cấp thiết, vai trò và
nhu cầu to lớn của trang trí nội thất trong lĩnh vực kiến trúc, xây dựng để
chúng ta không bị tụt hậu mà có thể lớn mạnh, tạo dựng được phong cách,
khẳng định vị thế nước ta trên trường quốc tế, người dân được hưởng môi
trường, điều kiện sống tiện nghi hiện đại, phù hợp với sự phát triển chung
của xã hội.
1.2.2. Nhu cầu về trang trí nội thất
Ngày nay, cuộc sống vật chất và tinh thần trên mặt bằng chung xã hội
ngày một tiến bộ, không chỉ đáp ứng những nhu cầu cơ bản, con người còn
muốn được hưởng thụ chất lượng nhiều và cao hơn từ cuộc sống, nghệ thuật
và mỹ thuật trở nên không thể thiếu bên cạnh các nhu cầu vật chất và tinh

thần của con người như ăn, ở, mặc, đi lại, văn hóa, giải trí, sức khỏe, học
tập, phát triển do vậy, tất yếu vai trò của nghệ thuật và mỹ thuật ngày một
quan trọng, có nhu cầu rất lớn trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, nhất là
trong kiến tạo môi trường sống cho con người. Mặt khác, khi môi trường
sống xuất hiện nhiều bóng dáng của mỹ thuật thì đồng thời cũng có tác dụng
giáo dục làm tăng thị hiếu và khả năng cảm thụ nghệ thuật, thẩm mỹ của
đông đảo quần chúng, đẩy mức sống tinh thần con người ngày một cao hơn,
đó cũng làm mục tiêu phát triển của mọi chế độ xã hội.
8 | P a g e
Công nghệ tin học phát triển, con người với nền khoa học kỹ thuật biến
đổi nhanh chóng, vật liệu và chất liệu phong phú đa dạng sẽ là mảnh đất màu
mỡ cho nghệ thuật phát triển. Nghệ thuật – mỹ thuật ngày càng đóng vai trò
quan trọng trong nhu cầu cuộc sống của con người. Ngày càng có nhiều hình
thức mới được con người sáng tạo để đáp ứng những nhu cầu ấy. Các vật
liệu phong phú, đa dạng sẽ là những chất liệu để con người khai thác, tạo ra
những sản phẩm, những không gian sống tươi đẹp.
Mỹ thuật cổ truyền dân tộc đã để lại cho chúng ta những hợp thể kiến
trúc, nghệ thuật trang trí và tạo hình. Kiến trúc mà không có mỹ thuật cũng
như mỹ thuật không có cuộc sống thì không thể tồn tại, vươn lên và phát
triển. Cái đẹp của nghệ thuật tạo hình và mỹ thuật trang trí thông qua kiến
trúc – trang trí nội thất, nghệ thuật điêu khắc, hội họa và trang trí phát huy
tiếng nói của mình, hòa hợp trong hợp thể chung, qua đó thể hiện những giá
trị nội dung và nghệ thuật với tư tưởng nhân văn thời đại, được khai thác và
kế thừa trong tương lai. Mỹ thuật truyền thống, nghệ thuật tạo hình, trang trí
tham gia rất chặt chẽ vào quá trình kiến tạo môi trường, không gian sống của
con người, nghệ thuật điêu khắc, tượng đài, chạm khắc, phù điêu, tranh trang
trí, tranh ghép, tranh khắc với các thủ pháp ước lệ, tượng trưng, cách
điệu luôn đắc dụng và hiệu quả trong kiến trúc và trang trí nội ngoại thất.
Nội thất thường được dùng điêu khắc (tượng tròn), trang trí (tranh vẽ) với
9 | P a g e

các đề tài cung đình, tôn giáo hay đời thường, ngoại thất với tượng tròn, phù
điêu đắp phía ngoài qua đó, cho thấy kiến trúc – tạo hình – trang trí gắn bó
mật thiết với nhau để biểu đạt phong cách và vẻ đẹp của mình.
Như vậy, nghệ thuật và mỹ thuật đóng vai trò quan trọng trong công
trình kiến trúc và trang trí nội thất, xu hướng này ngày càng phát triển mạnh
me nhằm đáp ứng nhu cầu cuộc sống. Các nhà thiết kế và hoạt động mỹ
thuật phải không ngừng tìm tòi, kế thừa từ mỹ thuật truyền thống để đưa ra
những thiết kế thiết thực nhất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
cuộc sống.
1.2.3. Hiện trạng trang trí nội thất Việt Nam
Từ 1986 đến nay, với những chủ trương chính sách đổi mới về mọi mặt
kinh tế, xã hội, chính trị của Đảng và nhà nước đã đem lại những bước phát
triển lớn về kinh tế xã hội. Đời sống xã hội ngày càng được nâng cao, nhu
cầu sinh hoạt tiêu dùng của người dân ngày một cao, ăn ngon, mặc đẹp,
không chỉ có chỗ để ở mà phải tiện nghi, hiện đại. Người ta không chỉ xây
dựng nhà với hình thức kiến trúc đẹp mà đã giành những phần kinh phí lớn
hơn chi phí xây dựng cơ bản để trang trí nội thất bên trong, tạo những không
gian ở bên trong thật tiện nghi phục vụ cho chính cuộc sống của bản thân và
gia đình ở mức cao nhất mà kinh tế cho phép. Từ lẽ đó mà những năm gần
10 | P a g e
đây, nhu cầu của trang trí nội thất ngày càng nhiều và không thể thiếu trong
qui trình xây dựng nhà ở cũng như những công trình công cộng khác. Tạo
cho người Việt Nam có cách nhìn mới và nhu cầu trang trí nội thất song
hành với việc xây dựng nhà. Những tiến bộ vượt bậc, nhanh chóng của khoa
học kỹ thuật, công nghệ thông tin làm cho việc thiết kế, tham khảo, tư liệu
về hình thức ngôn ngữ trang trí ngày một đơn giản, thuận lợi, sự phong phú,
đa dạng của các vật liệu trang trí với những tiến bộ về tay nghề và kỹ thuật
trong thi công công trình đã mang lại cho chủ đầu tư công trình rất nhiều sự
lực chọn để có được một không gian ở tiện nghi , đạt trình độ thẩm mỹ nhất
định phù hợp về tài chính. Cũng nhờ vậy trình độ hưởng thụ và thẩm mỹ của

người dân được nâng cao, góp phần thúc đẩy hoạt động ngành trang trí nội
thất ngày một lớn mạnh để đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện đại.
Về chuyên ngành, từ trước đến nay trang trí nội thất vẫn ít được nhắc
đến trong kiến trúc, chỉ được xem như là một thành tố của kiến trúc mặc dù
các kiến trúc sư không phải ai cũng có thể đi sâu, hiểu tường tận và thiết kế
được những không gian sống cụ thể, đáp ứng được công năng, thẩm mỹ của
từng đối tượng sẽ sống và thụ hưởng không gian ở bên trong công trình kiến
trúc ấy hơn các họa sĩ làm trang trí nội thất vốn còn non trẻ chưa đủ khẳng
định vị trí của mình. Đó còn là những thách thức lớn và hạn chế mà đến nay,
trang trí nội thất vẫn chưa có chỗ đứng đúng tầm của mình.
11 | P a g e
Trang trí nội thất thường tạo lập không gian bên trong cách phù hợp với
kiến trúc bên ngoài công trình. Phân loại dưới đây được nhận định trên cơ sở
của hình thức và phong cách kiến trúc đang phổ biến ở một số thể loại công
trình nhà tiêu biểu như biệt thự, nhà phố, nhà ở cao tầng:
- Nệ cổ, giả cổ
- Kế thừa và chọn lọc những đặc tính truyền thống.
- Kế thừa và phát triển trên cơ sở hiện đại và truyền thống .
- Phong cách hiện đại
- Hình thức khác - tự do tự phát
Xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập trên cơ sở phát huy bản sắc của mỗi
dân tộc, quốc gia, các công trình kiến trúc và trang trí nội thất ở Việt Nam có
xu hướng quay trở về với truyền thống dân tộc, từ hình thức trang trí, sắp đặt
không gian, đồ đạc, chất liệu ánh sáng và màu sắc, hòa nhập vào thiên
nhiên Tuy nhiên chưa đủ để tạo nên phong cách đặc trưng cho một không
gian ở Việt hiện đại. Đấy là nhiệm vụ, gánh nặng mà những lớp họa sĩ thiết
kế trang trí nội ngoại thất kế cận phải gánh vác trong tương lai.
1.2.4. Xu hướng phát triển của trang trí nội thất.
12 | P a g e
Trang trí nội thất sẽ ngày một phát triển mạnh theo nhịp độ phát triển của

kiến trúc, dựa theo tiêu chí của các yếu tố: kết cấu, công năng, thẩm mỹ
theo quan niệm nhận thức (thẩm mỹ), điều kiện kinh tế Tầm quan trọng
của trang trí nội thất đối với công trình cũng như mức độ đầu tư về trang trí
và thiết bị nội thất đang chiếm tỉ lệ ngày một lớn.
Hình thức biểu hiện trong trang trí vẫn dựa trên một số hình thức đã hình
thành từ trước đến nay đó là nệ cổ, giả cổ hoặc ngoại lai hoặc kế thừa và
chọn lọc những đặc tính truyền thống, kế thừa và phát triển trên cơ sở hiện
đại và dân tộc.
Xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập thế giới trên cơ sở phát huy bản sắc
của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Các công trình kiến trúc và trang trí nội thất
ở Việt Nam có xu hướng quay trở về với truyền thống dân tộc, từ hình thức
trang trí, bố trí không gian, đồ đạc, chất liệu và màu sắc, hòa nhập vào thiên
nhiên cách nhìn về truyền thống dân tộc của người thiết kế và người sử
dụng cũng sẽ có chiều sâu hơn, không đơn thuần chỉ là những mô típ hay chi
tiết bề ngoài. Quá trình giao lưu kiến trúc và nghệ thuật với các nước,
thường bắt đầu là sự phản ứng, xung đột trước các hình thức mới lạ, sau đó
là quá trình đối thoại, tìm hiểu, để rồi tiếp nhận và thử nghiệm, kế tiếp là
sáng tạo và phát triển. Chỉ đến khi có sự hoán cải, tiếp biến cả nội dung lẫn
13 | P a g e
hình thức giữa truyền thống và tiếp thu những cái mới thì mới thể hiện được
tinh thần dân tộc, nâng nó lên tầng cao mới và có thể hòa nhập được với thế
giới. Việc phát triển ngành thiết kế và tư vấn thiết kế sẽ giúp nhà thiết kế và
người sử dụng phối hợp tạo dựng những không gian nội thất hoàn thiện.
Kế thừa và phát triển trên cơ sở vừa hiện đại vừa dân tộc cũng là một xu
hướng lớn để phù hợp với hoàn cảnh và cuộc sống hiện đại. Bản sắc dân tộc
luôn có nhu cầu tiếp nhận và vận động để phát triển. Những tiến bộ của khoa
học kỹ thuật và công nghệ trong lĩnh vực vật liệu và thi công công trình sẽ
tác động nhiều vào quá trình này. Tuy nhiên, sẽ có những mặt hạn chế vì sẽ
ít dần những tác phẩm nghệ thuật – mỹ thuật thể hiện bằng phương pháp thủ
công truyền thống. Sử dụng các tác phẩm mỹ thuật một cách lạm dụng thiếu

cân nhắc sàng lọc, chiều theo những yêu cầu thị hiếu hạn chế của chủ công
trình đôi khi làm không gian bị loãng hoặc quá ôm đồm dẫn đến sự rối rắm
trong nội thất đang khá phổ biến trong thời buổi cơ thế thị trường.
Kéo theo sự phát triển của ngành thiết kế trang trí nội thất, việc đào tạo
trang trí nội ngoại thất đang phát triển rất nhanh, để đáp ứng nhu cầu thiết kế
và tư vấn trang trí nội ngoại thất công trình của xã hội, hiện đang thu hút rất
đông sinh viên tham gia đăng ký vào ngành học tiềm năng này trong các
trường đại học có mở khoa mỹ thuật công nghiệp - ngành đào tạo thiết kế
14 | P a g e
nội thất, nhất là trên điạ bàn thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, nếu không
đầu tư xây dựng chương trình giảng dạy tiên tiến, đội ngũ giáo viên chuẩn
mực có đầy đủ kiến thức và bản lĩnh nghề nghiệp, đồng thời định hướng
chiến lược phát triển lâu dài thì không thể đào tạo được những nhà thiết kế
giỏi, đủ sức hình thành những phong cách thể hiện bản sắc kiến trúc dân tộc
Việt Nam, cũng như đáp ứng kịp thời nhu cầu ngày càng cao của xã hội,
thúc đẩy sự lớn mạnh, phát triển của ngành thiết kế trang trí nội ngoại thất
Việt Nam.
1.3Mục tiêu, nội dung, phạm vi và phương pháp nghiên cứu đề tài
1.3.1Mục tiêu nghiên cứu
- Có được bộ sưu tập những vật liệu nội thất phổ biến để mọi người sử
dụng nghiên cứu, tìm hiểu về các loại vật liệu từ đó đưa ra những sự lựa
chọn phù hợp với điều kiện thực tế nhằm tạo nên không gian nội thất đẹp,
hài hoà mà vẫn bộc lộ được sở thích, tính cách của chủ nhà đối với nhà ở
hay vẫn đảm bảo tính năng động nơi công sở.v.v
- Tạo được một webside về vật liệu nội thất dựa trên kết quả nghiên cứu
của đề tài, giúp mọi người tra cứu một cách dễ dàng ở mọi lúc, mọi nơi.
1.3.2Nội dung nghiên cứu
- Phân loại vật liệu nội thất theo tên gọi.
15 | P a g e
- Khảo nghiệm, tham khảo ý kiến chuyên gia và thu thập số liệu về tình

hình tiêu thụ các loại vật liệu nội thất.
1.3.3Phạm vi nghiên cứu
- Phân loại các loại vật liệu phổ biến nhất, được sử dụng rộng rãi trên thế
giới hiện nay.
- Chỉ khảo nghiệm khu vực Hà Nội, chọn một số gian hàng trưng bày tiêu
biểu để thu thập số liệu về tình hình tiêu thụ các loại vật liệu nội thất đầu
năm 2009 tại khu vực hà nội.
1.3.4Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp lý thuyết: Được sử dụng trong cả khoa học tự nhiên,
khoa học xã hội và các khoa học khác, bao gồm nhiều nội dung khác nhau
như: nghiên cứu tư liệu, xây dựng khái niệm, phạm trù, thực hiện các phán
đoán, suy luận,.v.v… và không có bất cứ quan sát hoặc thực nghiệm nào
được tiến hành.
- Phương pháp phi thực nghiệm: Là một phương pháp nghiên cứu dựa
trên sự quan sát, quan trắc những sự kiện đã hoặc đang tồn tại, hoặc thu thập
những số liệu thống kê đã tích lũy. trên cơ sở đó phát hiện qui luật của sự vật
hoặc hiện tượng. Trong phương pháp này người nghiên cứu chỉ quan sát
16 | P a g e
những gì đã và đang tồn tại, không có bất cứ sự can thiệp nào gây biến đổi
trạng thái của đối tượng nghiên cứu.
17 | P a g e
CHƯƠNGII
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1Khái niệm vật liệu nội thất
Hiện nay, có rất nhiều cách định nghĩa về vật liệu nội thất nhưng chúng
tôi có thể đưa ra một cách định nghĩa dễ hiểu và ngắn gọn như sau:
Vật liệu nội thất:là tổng thể các loại vật liệu được sử dụng để tạo nên
không gian nội thất.
Những vật liệu thường sử dụng trong suốt thế kỷ XX chủ yếu là gỗ, gạch,
kính, bêtông, sắt ,thép và ngày nay có những vật liệu đã dần được thay thế

bằng những vật liệu có độ bền cao hơn và mang lại hiệu quả về mặt thẩm mỹ
cũng như về mặt kinh tế, ít phải bảo trì trong khi giá trị vẫn cao .Những sản
phẩm vật liệu xây dựng và trang trí ngày càng có nhiều cải tiến vế chất
lượng và giá thành , tạo ra sự phấn khích và thẩm mỹ cho người sử dụng.
2.2Tầm quan trọng của vật liệu nội thất
Trước tiên ta phải khẳng định rằng không một công trình nào trên thế giới
được xây dựng mà không dùng bất cứ thứ vật liệu nào hiện nay, không một
không gian nội thất nào đẹp mà không dùng bất cứ vật liệu nội thất nào.
18 | P a g e
Thứ hai, sự lựa chọn và phối hợp các loại vật liệu với nhau thể hiện con
mắt thẩm mỹ của nhà thiết kế và đặc biệt là nó còn bộc lộ cái tôi của chủ
nhà.
Thứ ba, vật liệu còn có tác động mạnh mẽ tới cảm xúc của con người, sự
kết hợp hài hoà giữa các yếu tố như vật liệu, màu sắc, cách bày trí với không
gian kiến trúc tạo cảm giác thư giãn, sảng khoái cho con người thoát khỏi
những bộn bề của cuộc sống.
Như vậy, để có được một không gian theo đúng các quy chuẩn thiết kế,
thoả mãn được nhu cầu thẩm mỹ của người sử dụng trong xu thế hiện nay,
chúng ta không thể không nói đến vật liệu nội thất - một phần vô cùng quan
trọng trong thiết kế nội thất. Nó tạo nên vẻ lộng lẫy, hoành tráng và quyến rũ
cho công trình - làm tăng cảm xúc của con người khi được sử dụng đúng
cách.
2.3Những yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn vật liệu nội thất
- Truyền thống là những yếu tố được chọn lọc và cấu thành theo thời gian,
sự thay đổi diễn ra theo động lực và sự chon lựa của con người, bảo tồn tính
truyền thống và thay thế dần những nhược điểm của vật liệu truyền thống
cho thích hợp với điều kiện sống hiện nay.
19 | P a g e
- Công năng là tính năng và công dụng của từng loại vật liệu. Mỗi loại lại
có những tính chất và tác dụng khác nhau, tuỳ vào yêu cầu kỹ thuật và mục

đích biểu đạt khác nhau mà người ta lựa chọn các loại vật liệu khác nhau.
- Thị yếu là xu hướng của thị trường, sự ưa chuộng của đông đảo khách
hàng đối với một hay một số loại vật liệu nào đó. Xu hướng đó không tồn tại
mãi mãi mà chỉ xuất hiện trong một khoảng thời gian nhất định.
- Giá thành sản phẩm là yếu tố đầu tiên được chú ý đến khi lựa chọn vật
liệu. Ai cũng muốn tìm được loại vậ liệu vừa đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật
vừa mang lại hiệu quả về mặt kinh tế cũng như về mặt thẩm mỹ.
Do đó con người ngày càng đòi hỏi hơn nữa một sản phẩm đưa vào xây
dựng trang trí cho ngôi nhà bền hơn, ít phải bảo trì trong khi vẫn đảm bảo
được công năng và giá trị thẩm mỹ.
20 | P a g e
CHƯƠNG III
PHÂN LOẠI
Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ và khoa học lỹ thuật hiện đại đã
tạo ra một thị trường vật liệu phong phú đầy tiềm năng, nhưng cũng không
khó để lựa chọn nếu như ta biết rõ về tính chất và công năng đa dạng của
nhiều loại vật liệu khác nhau.
Để nắm rõ về tính năng của các loại vật liệu ta cần phải phân loại chúng.
Có rất nhiều tiêu chí phân loại các loại vật liệu như: phân loại theo mục đích
sử dụng, theo giá thành Tuy nhiên ở đây chúng tôi chỉ đưa ra phương pháp
phân loại các loại vật liệu theo tên gọi của chúng.
Phân loại theo tên gọi
Vật liệu dùng trong trang trí nội thất thuộc nhiều chủng loại và nhiều
nhóm khác nhau, dưới đy là các nhóm tiêu biểu:
3.1 Chế phẩm hợp kim nhôm và các kim loại khác
- Nhôm nguyên tố chiếm đến 8,13% vỏ trái đất.Nhôm tồn tại trong tự
nhiên là hợp chất,ví như nhôm nguyên chất do luyện các khoáng nhôm sau
đó điện giải mà thành.
3.1.1 Hợp kim nhôm hình:
21 | P a g e

Nhôm hình là đem phôi nhôm gia nhiệt đến 400 đến 450 độ C đưa vào
máy cán chuyên dụng,lien tục cán thành nhôm hình.Nhôm hình được cán ra
để nguội ở nhiệt độ phòng lại qua máy ép thủy lực để sửa sang hiệu
chỉnh,cắt 2 đầu,qua lò xử lý loại bỏ nội ứng lực,làm cho ổn định nội bộ,sau
khi kiểm tra lại tiến hành xử lý õy hóa và nhuộm màu,cuối cùng hình thành
sản phẩm.
Nhôm hình thường dùng trong công trình có nhôm cửa(thuộc về cửa
kéo đẩy;cửa mở ngang),cửa lớn(nhôm hình cửa lò xo,nhôm hình cửa kéo
đẩy,nhôm hình cửa không khung) nhôm hình bàn quay,tường che(nhôm hình
dấu khung hoặc lỗ khung),nhôm hình thông dụng(ống vuông,góc,chữ C),tấm
cửa cuộn.
Ngoài ra hợp kim nhôm còn dùng làm cửa sổ,cửa cuốn,tấm tường,tấm
treo trần và khung xương hợp kim nhôm.
3.2 Sắt thép
-Thép là hợp kim của than và sắt.Hợp kim than sắt thép gang có hàm
lượng than trên 2%.Thép có hàm lượng than dưới 2%.
3.2.1 Thép lá phủ màu
Thép lá phủ màu còn được gọi là thép màu,nó thường lấy thép cán
nguội hoặc thép lá mạ kẽm làm nền,thông qua công nghệ xử lý hóa học bề
22 | P a g e
mặt liên tục và phủ sơn làm cho bề mặt tấm thép nền được phủ 1 lớp hay
nhiều lớp chất phủ mà làm thành.Chất phủ của thép màu có loại là chất vô
cơ,có loại là hữu cơ,song chất hữu cơ được sử dụng nhiều hơn.
Thép lá màu,căn cứ vào hình dạng bề mặt phân ra tấm phẳng và tấm
ép.
3.2.2 Tấm men sứ
Tấm men sứ là lấy thép tấm hoặc gang làm nền,trên bề mặt được phủ
một lớp chất vô cơ,sau khi qua nung có thể bám một cách vững chắc lên mặt
nên trở thành vật liệu trang sức.Vật chất hình thành trên mặt nền gọi là men
sứ.

Tấm men sứ có được độ cứng của kim loại và tính ổn định hóa học của
lớp men và có tính trang sức.Bề mặt của kim loại sau khi được phủ lớp men
thì không rỉ nữa,chịu axit,chịu kiềm,chịu lửa,cách điện,mà khi chịu nhiệt vẫn
không bị oxy hóa.Bề mặt có thể được dán hoa,in lưới hoa và phun hoa…
3.2.3 Thép không rỉ
Thép không rỉ là chỉ trong thép có thành phần Cr hoặc Mn,Ti,Ni là thép
hợp kim.Ngoài tính chất của thép phổ thông mà nó có ra còn có tính chống
ăn mòn rất cao.Bởi vì trong thép không rỉ,Cr có thể hóa hợp ngay với oxy
trong môi trường tạo nên một lớp màng oxy hóa mịn bám chắc vào bề mặt
23 | P a g e
thép,làm cho thép hợp kim không tái bị tác dụng ăn mòn của oxy nữa,từ đó
mà đạt được mục đích bảo vệ.
Thép không rỉ được chế tạo thành thép lá,thép hình và ống.Độ dài của
nó từ 1000->3000mm,rộng 500->1200mm,dày 0,35->2,0mm.Thép không rỉ
lá đựợc trang sức mặt tường trụ của vũ trường,lối vào khách sạn,siêu thị,cửa
cầu thang điện,ống thép không rỉ dùng để làm tay vịn,lan can,cửa chống
trộm.Thép không rỉ còn được dùng để làm bàn quầy và các loại viền
cạnh.Ngoài những ứng dụng trên nó còn được dùng để làm bảng hiệu,tấm
trần,cửa tự động,cửa kính không khung và cửa thép không rỉ.
3.2.4 Khung Xương Thép Nhẹ
Khung xương thép nhẹ là dùng thép tấm,thép mạ kẽm hoặc thép phủ
màu làm nguyên liệu để dập nguội làm thành thép hình chiều dày
mỏng.Thép khung xương nhẹ căn cứ vào công dụng phân thành khung
xương ngăn và khung xương treo;
Loại khung này có cường độ lớn,tính thông dụng cao,láp ráp thuận
tiện,chống cháy,có thể phối hợp sử dụng với các vật liệu sau: Tấm ép xi
măng,tấm bông khoáng,tấm giấy thạch cao,tấm thạch cao,gỗ dán.Có thể
thích hợp dùng cho trang sức tấm treo và tấm ngăn.
3.3 Vật liệu dán mặt
24 | P a g e

3.3.1 Giấy,vải dán tường
Loại giấy này lắp giấy làm nền,dùng keo dán dán lên các lọai sợi màu
sắc khác nhau được tấm trang sức nội thất cao cấp.Bề mặt của nó có cảm
giác phong phú,màu sắc đa dạng,mềm mại đem lại cho chúng ta cảm giác
ấm cúng,có thể điều chỉnh độ ẩm của hoàn cảnh,nhưng tính chịu ố bẩn
kém,bề mặt sau khi bẩn rửa sạch không dễ.Loại giấy dán tường này thường
là các sợi dọc mà không có sợi ngang.
Chủng loại của giấy dán tường chủ yếu có giấy dán mặt sợi,giấy dán
mặt vải,giấy dán mặt tơ và giấy dán mặt sợi tổng hợp,thường được dùng cho
khách sạn,phòng tiếp khách,phòng máy,phòng ngủ.Độ rộng của sản phẩm từ
500->1000mm,độ dài của nó có thể theo yêu cầu của khách hàng.
3.3.2 Vải dán tường không dệt
Vải dán tường không dệt này được lấy các sợi tự nhiên hay sợi tổng
hợp qua thành hình không dệt,bề mặt được xoa quét keo và in hoa văn được
làm nên tấm trang sức tường nội thất.Chủng loại của loại vải dán tường này
được căn cứ vào vải nền sau khi hình thành bởi các vật liệu khác
nhau,thường có bông vải,đay,sợi tổng hợp.Đồ án của loại vải này phong phú
trang nhã,bề mặt nổi rõ,có độ đàn tính cao,không bị gấp nếp,màu sợi bóng
25 | P a g e
sạch có cảm giác tay như nhung,không dễ bay màu,có độ thấu khí nhất
định,có thể giặt sạch,thi công thuận tiện.
3.3.3 Giấy dán tường mặt cỏ
Loại vật liệu này lấy giấy làm nền,mặt của nó được dán bởi “chiếu cỏ”
qua gia công phức hợp mà thành.
Chiếu cỏ có thể được nhuộm màu sắc khác nhau,mật độ khác
nhau,phương thức đan,sắp xếp khác nhau,vì vậy mà nó có được các đồ án
màu khác nhau phong phú.Nó có cảm giác rất tự nhiên giản dị,chống
cháy,hút ẩm,không biến dạng,nhưng rất dễ bị phá hoại cơ giới,không thể giặt
rửa,yêu cầu bảo dưỡng rất cao.
Loại sản phẩm này được trang sức cho phòng hội nghị,phòng tiếp

đón,nhà hát,quán bar vũ trường,siêu thị.Độ rộng là 500->1000,độ dài theo
yêu cầu.
3.3.4 Dán tường kim loại
Đây là vật liệu tấm mỏng kim loại dán trên giấy nền để dán
tường.Lớp kim loại mặt của loại sản phẩm này thường là nhôm mỏng.Bề
mặt của tấm nhôm này được dùng kỹ thuật cán hoa văn đặc biệt gia
công.Cũng có thể được in dấu theo hoa văn thiết kế mà làm thành tấm dán
tường kim loại.Bề mặt của sản phẩm này có văn hoa sáng bóng,phần không

×