Tải bản đầy đủ (.doc) (140 trang)

Tìm hiểu nguyên nhân, thực trạng và suy nghĩ của người dân về hiện tượng biển xâm thực tại Phước Thuận, Xuyên Mộc, Bà Rịa, Vũng Tàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.49 MB, 140 trang )

NỘI DUNG TÓM TẮT
Hiện tượng biển xâm thực đang là một trong những vấn đề nan
giải, gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng đặc biệt là đối với xã Phước
Thuận, có đường bờ biển dài 12km, người dân sống chủ yếu dựa vào bãi
biển. Nguyên nhân gây ra hiện tượng biển xâm thực tại địa bàn chủ yếu là
do sóng, gió và dòng chảy tác động mạnh vào vùng bờ; do tình trạng khai
thác cát bừa bãi gây xói lở ở khu vực cửa sông và vùng ven biển; do
BĐKH gây thay đổi dòng chảy và triều cường.
Qua điều tra 90 người dân địa phương đề tài tiến hành đánh giá hậu
quả nghiêm trọng bởi hiện tượng biển xâm thực đối với người dân trong
khu vực, sự cần thiết phải có biện pháp bảo vệ.
Dựa vào phương pháp CVM (Contingent Valuation Method – Định
giá ngẫu nhiên) và các phương pháp phân tích số liệu, đề tài đã tiến hành
xác định mức sẵn lòng trả của người dân về biện pháp thích ứng với hiện
tượng biển xâm thực là việc xây dựng bờ kè mềm bảo vệ bãi biển.
Kết quả cho thấy được có 64% số người muốn đóng góp cho dự án,
những yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng trả là mức độ hiểu biết, mức
giá, thu nhấp, tuổi, học vấn. Tổng mức sẵn lòng đóng góp của người dân
để xây dựng bờ kè mềm là 4,787 tỷ đồng, đạt 40% kinh phí xây dựng dự
kiến. Đây là nguồn kinh phí rất cần thiết, tạo tiền đề và động lực cho các
Page 1 of 139
nghiên cứu phục hồi bãi biển xã Phước Thuận được thực hiện trong tương
lai.
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC CÁC HÌNH vii
DANH MỤC CÁC HÌNH vii


DANH MỤC PHỤ LỤC viii
DANH MỤC PHỤ LỤC viii
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU viii
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU viii
1.1. Đặt vấn đề viii
1.2. Mục tiêu nghiên cứu xii
1.3. Phạm vi nghiên cứu xii
1.4. Bố cục luận văn xiii
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN xiii
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN xiii
2.1. Tổng quan tài liệu xiv
2.2. Tổng quan về xã Phước Thuận xix
2.2.1. Vị trí địa lý xix
2.2.2. Khí hậu và Thủy văn xx
2.2.3. Điều kiện kinh tế xã hội xxi
2.3. Tổng quan thực trạng hiện tượng biển xâm thực xxii
2.3.1. Thực trạng biển xâm thực tại Việt Nam xxii
2.3.2. Thực trạng biển xâm thực tại bờ biển xã Phước Thuận xxiv
2.3.3. Nguyên nhân gây ra hiện tượng biển xâm thực tại bờ biển xã Phước
Thuận xxvi
2.3.4. Các nhóm biện pháp thích ứng xxvi
CHƯƠNG 3 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU xxviii
CHƯƠNG 3 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU xxviii
3.1. Cở sở lý luận xxviii
3.1.1. Hiện tượng biển xâm thực xxviii
3.1.2. Khái niệm khả năng thích ứng với BĐKH xxx
3.1.3. Công nghệ mềm stabiplage và ứng dụng chống xói mòn xxxi
3.1.4. Nhận thức và thái độ xxxvii
3.2. Phương pháp nghiên cứu xxxviii
3.2.1. Phương pháp CVM xxxviii

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu lx
3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu lxi
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN lxii
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN lxii
4.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội của mẫu điều tra lxii
4.2. Đánh giá nhận thức và thái độ của người dân về hiện tượng biển xâm
thực lxx
4.2.1. Thái độ và sự quan tâm đến các vấn đề môi trường lxx
4.2.2. Nhận thức về tầm quan trọng của vấn đề biển xâm thực lxxii
4.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hàm cầu mức sẵn lòng trả lxxviii
4.3.1. Mức sẵn lòng trả lxxviii
4.3.2. Lý do sẵn lòng trả và không sẵn lòng trả lxxx
4.3.3. Sự hiểu biết của người dân với hiện tượng biển xâm thực lxxxiii
4.3.4. Các yếu tố về đặc điểm kinh tế - xã hội lxxxiii
4.4. Ước lượng mức sẵn lòng trả trung bình lxxxvi
4.4.1. Hồi quy mô hình logit lxxxvi
4.4.2. Phân tích mô hình lxxxviii
4.4.3. Xác định giá sẵn lòng trả trung bình của người dân xã Phước Thuận
xci
4.5. Một số kiện nghị giúp giảm nhẹ tổn thương do biển xâm thực xciii
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ c
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ c
5.1. Kết luận ci
5.2. Kiến nghị cii
TÀI LIỆU THAM KHẢO civ
TÀI LIỆU THAM KHẢO civ
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BĐKH Biến đổi khí hậu
CVM Phương pháp định giá ngẫu nhiên
IPCC International Panel on Climate Change, một tổ chức liên

chính phủ, do tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) cùng với
chương trình Môi trường Liên hiệp quốc (UNEP) đồng thành
lập
WTA Mức sẵn lòng nhận
WTP Mức sẵn lòng trả
UBND Uỷ ban nhân dân
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Các Biến Đưa Vào Mô Hình và Kỳ Vọng Dấu lv
Bảng 4.1. Thống Kê Nghề Nghiệp Của Người Được Phỏng Vấn lxix
Bảng 4.2. Sự Quan Tâm của Người Dân Đối với Các Vấn Đề Môi Trường. .lxxi
Bảng 4.3. Các Nguồn Tiếp Nhận Thông Tin lxxiii
Bảng 4.4. Các Thiệt Hại Của Người Dân Do Biển Xâm Thực Gây Ra lxxiv
Bảng 4.5. Nhận Thức Người Dân Về Lợi Ích Của Việc Thực Hiện Biện Pháp
Thích Ứng Với Vấn Đề Biển Xâm Thực lxxvii
Bảng 4.6. Thống Kê Số Lượng Người Chấp Nhận lxxix
Bảng 4.7. Thống Kê Nguyên Nhân Sẵn Lòng Trả và Không Sẵn Lòng Trả Của
Người Dân lxxx
Bảng 4.8. Sự Hiểu Biết Của Người Dân Về Hiện Tượng Biển Xâm Thực lxxxiii
Bảng 4.9. Thống Kê Trình Độ Học Vấn Người Được Phỏng Vấn lxxxiv
Bảng 4.10. Thống Kê Thu Nhập Trung Bình Trong Tháng Của Người Được
Phỏng Vấn lxxxv
Bảng 4.11. Thống Kê Độ Tuổi Của Người Được Phỏng Vấn lxxxv
Bảng 4.12. Kết Quả Ước Lượng Mô Hình Logit lxxxvii
Bảng 4.13. Kết Quả Tính Tác Động Biên Và Phần Trăm Sự Thay Đổi Quyết
Định Của Người Dân lxxxix
Bảng 4.14. Bảng Thống Kê Đặc Điểm Các Biến xcii
vi
DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang
Hình 2.1. Bản đồ xã Phước Thuận xix
Hình 4.1. Phân Phối Trình Độ Học Vấn Của Hộ Điều Tra lxiii
Hình 4.2. Tỷ Lệ Thu Nhập Của Các Hộ Được Phỏng Vấn lxv
Hình 4.3. Biểu Đồ Tỷ Lệ Mẫu theo Giới Tính lxvi
lxvi
Hình 4.4. Phân Phối Nhóm Tuổi Của Hộ Điều Tra lxvii
Hình 4.5. Phân phối Đặc Điểm Dân Cư Của Người Được Phỏng Vấn lxviii
Hình 4.6. Nhận Thức Người Dân Về Mức Độ Nghiêm Trọng Cuả Hiện Tượng
Biển Xâm Thực lxxii
Hình 4.7. Mức Độ Hiểu Biết Của Người Dân Hiện Tượng Biển Xâm Thựclxxiv
Hình 4.8. Mức Độ Thiệt Hại Do Hiện Tượng Biển Xâm Thực Đối Với Người
Dân lxxv
Hình 4.9. Mức Độ Nỗ Lực Giải Quyết Vấn Đề Biển Xâm Thực Của Người Dân
Xã Phước Thuận lxxvi
Hình 4.10. Tầm Quan Trọng Của Việc Thực Hiện Biện Pháp Thích ứng Để
Bảo Vệ Bãi Biển lxxviii
vii
DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Phiếu phỏng vấn người dân xã Phước Thuận
Phụ lục 2: Mô hình hồi quy logit
Phụ lục 3: Kiểm định mức độ phù hợp
Phụ lục 4: Các giá trị thống kê của biến điều tra
Phụ lục 5: Các kiểu túi của hệ thống vải địa
Phụ lục 6: Một số hình ảnh biển xâm thực tại xã Phước Thuận và công
nghệ mềm thí điểm tại bãi biển Lộc An
CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Hiện nay, BĐKH đã trở thành một trong những thách thức lớn nhất

của nhân loại trong thế kỉ 21. Theo nghiên cứu của Ngân hàng thế giới,
Việt Nam sẽ là 1 trong 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của
BĐKH. Ở Việt Nam, trong vòng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình đã tăng
khoảng 0,5
0
C, mực nước biển đã dâng khoảng 20cm.
viii
Mực nước biển tăng kéo theo hậu quả sau đó là hiện tượng biển
xâm thực, đang ngày một diễn biến phức tạp, biển xâm thực là hiện tượng
thay đổi hình dạng bờ biển và sự chuyển dịch đường bờ sâu vào lục địa.
Việt Nam có đường bờ biển dài 3.444km, với chiều dài bờ biển như vậy,
mực nước biển dâng được xem như một vấn nạn, gây ra những hệ lụy vô
cùng nghiêm trọng. Cũng như các bờ biển trên thế giới, từ cuối thế kỷ
XX đến nay, mức độ biển xâm thực Việt Nam ngày càng gia tăng cả
chiều dài đường bờ lẫn cường độ, đặc biệt trên các đoạn bờ thấp cấu tạo
bởi trầm tích bở rời (cát, bột, sạn sỏi). Có ít nhất 2/3 chiều dài (khoảng
trên 1.000km) của các bờ biển trước đây tích tụ cấu tạo bởi cát hoặc bùn
sét đang bị xói lở. Nhiều đoạn bờ có biểu hiện xói lở trong mấy năm qua,
nhưng không được biết đến. Để hình thành được một centimet đất phải
mất đến hàng trăm năm, trong khi đó hiện tượng biển xâm thực đất liền
đã và đang làm mất đi hàng ngàn mét đất ven biển. Sau những trận mưa
bão tình trạng nước biển xâm thực mạnh vào đất liền đang diễn ra nghiêm
trọng đe dọa các công trình và các khu dân cư sống ven biển.
Nguyên nhân chính của hiện tượng biển xâm thực là do BĐKH gây
thay đổi dòng chảy, triều cường; Tình trạng khai thác cát bừa bãi, không
hợp lý, gây xói lở ở khu vực cửa sông và vùng ven biển; Sóng, gió và
dòng chảy tác động mạnh vào bờ.
Tại Xã Phước Thuận, Huyện Xuyên Mộc, Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
đang phải hứng chịu những hậu quả vô cùng nghiêm trọng do hiện tượng
ix

biển xâm thực gây nên vào tháng 11, 12, hiện tượng xâm thực diễn ra
ngày càng nhanh và nghiêm trọng hơn. Trung bình mỗi năm, nước biển
xâm thực vào đất liền ở khu vực này khoảng từ 5 – 6m, có năm biển xâm
thực vào khoảng gần 10m (theo nghiên cứu của Sở Khoa Học và Công
Nghệ tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu). Bãi tắm Thanh Thanh (xã Phước Thuận,
huyện Xuyên Mộc) vẫn đang bị ảnh hưởng nặng bởi hiện tượng xâm
thực, làm giảm 50% doanh thu và tốn nhiều chi phí làm bờ kè. Nghiêm
trọng nhất là cuối năm trước, biển xâm thực khiến cả khu nhà chòi, ghế
bố của bãi tắm Thanh Thanh ngập trong nước biển, buộc phải đổ đất tôn
nền nhà chòi lên cao, nhưng khi thủy triều lên, căn nhà chòi vẫn bị ngập
trong nước biển.
Trước thực trạng đó đòi hỏi chính quyền địa phương cũng như toàn
thể người dân trong khu vực phải có những biện pháp để thích ứng và làm
giảm thiểu hiện tượng biển xâm thực. Có ba nhóm kịch bản thích ứng với
hiện tượng biển xâm thực được hầu hết các nghiên cứu đề cập đến nhằm
giảm thiểu hậu quả do hiện tượng biển xâm thực gây ra là: các biện pháp
bảo vệ, các biện pháp thích nghi và các biện pháp di dời. Các kết quả từ
các nghiên cứu cho thấy rằng biện pháp bảo vệ được đa số sự đồng tình
của người dân, mà biện pháp tiêu biểu để bảo vệ đất ven biển là việc xây
dựng hệ thống bờ kè chắn sóng.
Hiện nay mô hình xây dựng bờ kè ứng dụng công nghệ mềm
Stabiplage, không dùng các kết cấu bê tông cốt thép cứng, mà sử dụng
x
các túi Stabiplage có vỏ bằng vật liệu geo-composite bên trong nhồi đầy
cát, tạo hình dạng "con lươn" có chiều dài 50m được đặt vuông góc hoặc
song song với vạch bờ tùy theo từng khu vực có thể giải quyết vấn đề xói
lở và xâm thực bờ biển, đáp ứng yêu cầu bảo vệ vùng ven bờ của địa
phương. Quá trình hoạt động của các Stabiplage với kích thước thích hợp
cho phép sóng vượt qua, trầm tích, cát vượt qua nhưng trích lại một lượng
cát trong dịch chuyển ven bờ. Hoạt động Stabiplage không gây biến động

bất thường, không làm xói lở ở các khu vực khác thuộc hạ lưu và chân
công trình. Nhờ có các đụn cát được tái tạo lại, địa phương có thể trồng
được cây xanh phía sau công trình.
Đề án chống xói lở biển bằng công nghệ Stabiplage của Pháp đã
được tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu thí điểm tại cửa biển Lộc An, với mục tiêu
chống xói lở bờ biển trên chiều dài 600m, bít cửa đã mở, tái lập Profin tự
nhiên nhằm bảo vệ khu đầm phá bên trong, khu vực dân cư, khu du lịch,
con đường ven biển đối diện với cửa mở. Nhưng để áp dụng được công
nghệ này trên toàn tuyến bờ biển của tỉnh đòi hỏi kinh phí rất lớn, nên
chưa thể áp dụng rộng rãi ở các khu vực bị xói lở khác, tiêu biểu là tại
bờ biển xã Phước Thuận huyên Xuyên Mộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
Xuất phát từ những thực trạng trên, để đánh giá mức độ đồng tình
của người dân và đánh giá giá trị của bờ kè đối với người dân tôi tiến
hành thực hiện đề tài “Đánh Giá Mức Sẵn Lòng Trả Của Người Dân
xi
Về Biện Pháp Thích Ứng Với Hiện Tượng Biển Xâm Thực Tại Xã
Phước Thuận Huyện Xuyên Mộc Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Đánh giá mức sẵn lòng trả của người dân về biện pháp thích ứng
với hiện tượng biển xâm thực tại xã Phước Thuận huyện Xuyên Mộc tỉnh
Bà Rịa - Vũng Tàu
Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá nhận thức của người dân địa phương về hiện tượng biển xâm
thực.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hàm cầu mức sẵn lòng trả.
- Ước lượng mức sẵn lòng trả trung bình cho biện pháp thích ứng với
hiện tượng biển xâm thực.
- Đề xuất kiến nghị nhằm giúp người dân giảm nhẹ tổn thương do biển
xâm thực gây nên.

1.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian
Đề tài chọn địa bàn xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà
Rịa Vũng Tàu để tiến hành nghiên cứu vì đây là nơi đang chịu ảnh hưởng
của hiện tượng biển xâm thực mạnh nhất, do vậy đây là nơi cần có những
nghiên cứu để có những giải pháp hữu hiệu nhằm tiến đến phát triển bền
vững nguồn tài nguyên đất.
xii
Phạm vi thời gian
Đề tài được tiến hành nghiên cứu và thực hiện trong khoảng thời
gian từ 02/02/2013 cho đến 02/07/2013.
1.4. Bố cục luận văn
Được chia làm 5 chương trong đó: Chương 1: Nêu lí do chọn đề tài, mục
tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và tóm tắt bố cục luận văn. Chương
2: Giới thiệu về các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Phần
tổng quan địa bàn nghiên cứu: Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu bao gồm
điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của xã Phước Thuận.
Chương 3: Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu, trình bày các khái
niệm, định nghĩa, thực trạng của hiện tượng biển xâm thực và phương
pháp được sử dụng trong đề tài. Chương 4: Đây là chương trình bày các
kết quả đạt được của đề tài. Chương 5: Dựa vào kết quả và thảo luận ở
chương 4, tác giả kết luận và đưa ra một số kiến nghị với biện pháp thích
ứng hiện tượng biển xâm thực.
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
xiii
2.1. Tổng quan tài liệu
Nhóm tác giả Jaimie Kim E. Bayani và ctv (2009) đã cùng nghiên
cứu đề tài đánh giá tổn hại và khả năng thích ứng với hiện tượng biển
xâm thực tại thành phố San Fernando, Philippines. Đề tài đã xác định

biển xâm thực hay mất dân bờ biển do một số nguyên nhân chính bao
gồm các yếu tố tư nhiên như gió và sóng, thay đổi và các hoạt động kiến
tạo; các yếu tố con người như xây dựng đập, khai thác cát, phá hủy rặng
san hô, khai thác nước ngầm, chuyển đổi các vùng đất ngập nước, nạo vét
và vận tải biển. Các biện pháp thích ứng điển hình thường là bảo vệ bờ
biển hoặc di dời. Tuy nhiên các biện pháp thích ứng trên đòi hỏi nguồn
kinh phí rất lớn thậm chí đôi khi gây ra những tác động không mong
muốn. Do đó điều quan trọng là cần phải cẩn thận chọn lựa giữa các
phương pháp trước khi thực hiện.
Nghiên cứu trên đã ước lượng 3 chiến lược thích ứng: (a) “hoạt
động bình thường” hoặc là giữ nguyên không tu bổ bờ kè, (b) lên kế
hoạch bảo vệ bờ kè và xây dựng bờ kè với kỹ thuật mới (kết hợp xây
dựng bờ kè bảo vệ theo công nghệ cứng và mềm), (c) lên kế hoạch di
tản/di dời. Phương pháp ước tính giá trị bờ biển được chọn là phương
pháp chuyển giao lợi ích; sau đó phương pháp phân tích lợi ích chi phí
được sử dụng để so sánh tính khả thi của từng chiến lược. Tiến hành
phỏng vấn 200 người dân khu vực. Kết quả cho thấy phương án bảo vệ
xiv
bờ kè là là khả thi nhất với khoảng 65% số người được khảo sát trả lời
đồng ý với nó.
Nhóm tác giả Rawadee Jarungrattanapong và Areeya
Manasboonphempool (2009) nghiên cứu về chiến lược thích ứng để đối
phó với biển xâm thực của người dân tại huyện Bang Khun Thian,
Bangkok, Thái Lan. Đề tài thực hiện một cuộc điều tra, thảo luận nhóm
tập trung với người dân địa phương, nghiên cứu tài liệu, và một cuộc điều
tra với 200 hộ gia đình, hỏi về cách thích ứng của mỗi hộ gia đình và chi
phí cho biện pháp thích ứng đấy. Kết quả cho thấy các cá nhân hộ gia
đình đã áp dụng ba loại chiến lược thích ứng, đó là (1) bảo vệ (ví dụ, làm
đê đá chắn sóng, kè tre, đắp đê cao), (2) di dời, và (3) thích ứng có nghĩa
là xây dựng lại / cải tạo nhà ở đối phó với các tác động của xói mòn bờ

biển và lũ lụt. Trong các chiến lược trên, bảo vệ là khả thi nhất. Chi phí
thích ứng hàng năm khoảng 3.130 US$ cho mỗi hộ gia đình, bằng 23%
thu nhập trung bình của mỗi hộ. Nghiên cứu cho thấy rằng các chiến lược
thích ứng chỉ dựa trên mỗi cá nhân, không có chiến lược thích ứng cả
cộng đồng do đó giải pháp thích ứng không có hiệu quả, xuất hiện ngoại
tác tiêu cực nếu mỗi cá nhân tự do thực hiện các biện pháp bảo vệ của
riêng họ. Do đó tác giả đề nghị một cấu trúc bảo vệ có hiệu quả trong
việc bảo vệ bờ biển được lên kế hoạch trên toàn bộ Vịnh Upper Thái
Lan. Và được thực hiện với sự kết hợp của chính phủ, chính quyền địa
phương, và người dân là cần thiết để giải quyết các vấn đề biển xâm thực.
xv
Nhóm tác giả Dr.Henry de-Graft Acquah và Edward Ebo Onumah
(2011) đã nghiên cứu nhận thức và khả năng thích ứng về BĐKH thông
qua phương pháp đánh giá mức sẵn lòng trả (CVM). Khảo sát 98 mẫu vơi
kỹ thuật lấy mẫu ngẫu nhiên, phỏng vấn 98 nông dân tại Dunkwa, thị trấn
Shama Ahanta nằm ở phía tây Ghana. Đề tài sử dụng phần mềm SPSS để
thực hiện hồi quy probit với phương trình tuyến tính.
Kết quả ước lượng mô hình hồi quy probit cho thấy khả năng sẵn
sàng chi trả cho các chính sách giảm thiếu BĐKH tăng theo độ tuổi, trình
độ học vấn và quyền sở hữu đất. Có 51.1% số nông dân đồng ý chi trả
cho chính sách giảm thiểu tác hại do BĐKH, 49.9% không đồng ý. Các
biến được đưa vào mô hình là giới tính, tuổi, quy mô hộ gia đình, kinh
nghiệm, sở hữu đất nông nghiệp, các biến được đưa vào đều có ý nghĩa
thống kê ở mức
α
= 5%.
Tác giả Gay D. Defiesta (2011) đã thực hiện đề tài đánh giá mức
sẵn lòng trả của người dân cho biện pháp thích ứng với BĐKH tại
Dumangas, Iloilo, Philippines. Đề tài tiến hành ước tính mức sẵn lòng trả
(WTP) cho chương trình thích ứng vơi BĐKH, các yếu tố ảnh hưởng đến

khả năng chi trả của họ từ đó đưa ra các chính sách, kiến nghị làm giảm
hậu quả bởi BĐKH. Sử dụng cách lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng với 520
mẫu điều tra được phỏng vấn những người nông dân ở địa bàn. Dùng
phương pháp thu thập dữ liệu bằng cách phỏng vấn (CV) các hộ gia đình
sau đó dùng phương pháp mô tả, hồi quy, tìm ra mức WTP trung bình. Sử
xvi
dụng phương pháp định giá ngẫu nhiên – phương pháp lấy dữ liệu bằng
cách phỏng vấn người dân địa bàn về giá trị hàng hóa, dịch vụ (Boyle,
2003). Có 21 mức giá được đưa ra từ 0-200, người được phỏng vấn yêu
cầu đánh dấu vào giá trị mà họ chắc chắn sẽ sẵn lòng trả, số tiền đóng sẽ
được thu thông qua hóa đơn tiền điện. Số tiền thu được sẽ được quản lý
bởi Quỹ thích ứng với BĐKH nông nghiệp. Trước khi đưa bảng câu hỏi
vào điều tra thực tế bảng câu hỏi được pretested một số người ở Brangay.
Các biến được đưa vào mô hình: trình độ học vấn, kinh nghiệm, quy mô
sản xuất, hiểu biết về BĐKH, biến Dummy nếu là chủ sở hữu, biến
Dummy nếu là người đi làm thuê, thu nhập. Có đến 72,5% số người được
phỏng vấn biết đến BĐKH, 61% cho rằng nhiệt độ đã tăng lên và 46%
cho rằng lượng mưa đã thay đổi. Trong 520 mẫu điều tra có 450 mẫu
được hỏi WTP là hợp lệ, 391 sẵn lòng trả cho thích ứng với BĐKH và 59
người không sẵn lòng trả. WTP trung bình là 34,37 Php trên mỗi tháng
với mỗi hộ gia đình.
Tác giả Craig E. Landry (2011) đã thực hiện nghiên cứu về các vấn
đề biển xâm thực tại Mỹ, nêu ra rằng hậu quả của nước biển dâng chính
là biển xâm thực. Đề tài sử dụng phương pháp CVM để định giá giá trị về
mặt kinh tế do dãi ven biển mang lại đối với người dân khu vực. Đề tài sử
dụng mô hình probit để ước lượng. Kết quả cho thấy khi mức độ biển
xâm thực tăng (từ 95 feet) thì giá sẵn lòng trả là 4,210 $ (đối với mô hình
log-linear) và tăng 8,800 $ (đối với mô hình semi-log).
xvii
Ngoài các tài liệu trên, khóa luận còn tìm hiểu về hiện tượng biển

xâm thực, hậu quả, các biện pháp thích ứng với biển xâm thực, mức sẵn
lòng trả của người dân đối với các biện pháp thích ứng ở Việt Nam và
trên thế giới qua nhiều trang mạng được tổng hợp trong phần tài liệu
tham khảo. Tài liệu được lấy được chủ yếu từ internet, và từ số liệu
phỏng vấn sơ cấp. Trong đó nguồn thông tin quan trọng nhất được lấy
chủ yếu từ Bách khoa toàn thư mở Wikipedia.
Từ việc tham khảo các nghiên cứu trước đây về vấn đề biển xâm
thực nói riêng và vấn đề BĐKH nói chung với các phương pháp mà các
tác giả đi trước đã thực hiện nhằm thích ứng với các tác động không
mong muốn đến đời sống kinh tế của người dân ta thấy rằng biện pháp
bảo vệ tức xây dựng bờ kè được cho là khả thi nhất, từ đấy em tiến hành
thực hiện đề tài nhằm đánh giá được mức sẵn lòng trả của người dân về
biên pháp thích ứng với hiện tượng biển xâm thực bằng phương pháp
chính là phương pháp CVM.
xviii
2.2. Tổng quan về xã Phước Thuận
2.2.1. Vị trí địa lý
Hình 2.1. Bản đồ xã Phước Thuận
Nguồn tin: diaoconline.vn
Phước Thuận là một xã ven biển với tổng diện tích tự nhiên là
5.063,7ha, được tách ra từ xã Phước Bửu cũ (nay là thị trấn Phước Bửu)
từ năm 1996. Phước Thuận nằm trên địa giới hành chính phía Tây Nam
cửa ngõ vào huyện Xuyên Mộc, với 12km đường sông Ray giáp với 2 xã:
Lộc An và Láng Dài – huyện Đất Đỏ.
Ranh giới hành chính:
- Phía Đông giáp thị trấn Phước Bửu
- Phía Tây giáp xã Láng Dài huyện Đất Đỏ
- Phía Nam giáp Biển Đông
- Phía Bắc giáp xã Phước Tân.
Địa hình:

xix
Xã Phước Thuận có địa hình nghiêng từ Bắc xuống Nam có độ cao
trung bình khoảng 30m, độ dốc trung bình khoảng dưới 08m.
Có Tỉnh lộ 328 dài hơn 9km đi ngang qua xã và đường ven biển Hồ
Tràm đi Hồ Cốc – Bưng Riềng và Bến Cát-Lộc An dài khoảng 12km.
Ví trí của xã nằm ở vị trí hạ nguồn của 02 con sông là sông Ray chạy
từ xã Tân Lâm qua địa bàn xã ra cửa Lộc An dài 12km, rộng 5 – 50m, độ
sâu mùa mưa từ 1 – 7m và sông Kinh chạy từ xã Bông Trang qua địa bàn
xã ra cửa Lộc An, dài 13km; chịu ảnh hưởng trực tiếp của 2 hồ chứa nước
ở thị trấn Phước Bửu là Hồ Xuyên Mộc và đập Cầu Mới; có chiều dài bờ
biển 14km nhưng không đồng đều, có những nơi nhô ra và nơi co vào, có
01 cửa lạch là cửa Lộc An.
Bên cạnh đó, trên địa bàn xã còn có diện tích rừng tự nhiên 2.614,3ha
(trong đó rừng phòng hộ là 895,8ha, rừng đặc dụng là 1.718,5ha). Tuyến
bờ biển có rừng của Khu Bảo tồn thiên nhiên Bình Châu-Phước Bửu và
rừng phòng hộ chạy từ cửa Lộc An đến Hồ Cốc thuộc xã Bưng Riềng dài
14km, trong đó có nhiều đồi cát cao.
2.2.2. Khí hậu và Thủy văn
Xã Phước Thuận thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa; một năm
chia hai mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, thời gian
này có gió mùa Tây Nam. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm
sau, thời gian này có gió mùa Đông Bắc. Nhiệt độ trung bình hàng năm là
27 độ C, tháng thấp nhất khoảng 24,8 độ C, tháng cao nhất khoảng 28,6
xx
độ C. Số giờ nắng rất cao, trung bình hàng năm khoảng 2400 giờ. Lượng
mưa trung bình 1500 ẩm.
Chịu ảnh hưởng khí hậu ven biển, nhiệt độ cao, bức xạ lớn, số giờ
nắng trung bình trong năm khoảng 2.700 giờ. Bốc thoát hơi nước trung
bình 5mm/ngày. Khí hậu được chia làm hai mùa rõ rệt (mùa mưa và mùa
nắng).

2.2.3. Điều kiện kinh tế xã hội
Dân số của xã là 7.916 người, với 3191 hộ dân.
Dân cư phân bố chủ yếu dọc theo tuyến đường tỉnh lộ 328, quốc lộ
55 ấp Gò Cát, Lộc An, Hồ Tràm, Ông Tô…
Là xã có nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp thuần túy, có
58,1% dân số sống bằng nghề nông; 26,4% dân số sống bằng nghề đánh
bắt và nuôi trồng thủy hải sản; 15,5% dân số sống bằng nghề tiểu thủ
công nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ. Cơ cấu kinh tế của xã giai đoạn
2005-2010 được xác định là “Nông, Lâm, Ngư nghiệp-Dịch vụ, Du lịch-
Tiểu thủ công nghiệp”.
Toàn xã có 05 trường học các cấp (1 THCS, 3 Tiểu học và 1 mẫu
giáo) và 1 Trạm Y tế.
Xã hiện có 44km đường giao thông nông thôn. Trong đó có hơn
19km đường GTNT cùng các đường xương cá nội bộ trong các ấp, 04km
đường Quốc lộ 55 chạy qua, 09km đường Tỉnh lộ 328 và 12km đường
ven biển.
xxi
Ghe thuyền có tổng cộng 172 chiếc các loại, có công suất dưới
20CV, chủ yếu đánh bắt gần bờ, đi trong ngày, tập trung thuộc 02 ấp Hồ
Tràm và Bến Cát.
2.3. Tổng quan thực trạng hiện tượng biển xâm thực.
2.3.1. Thực trạng biển xâm thực tại Việt Nam
Đang đứng trước nguy cơ phải đối diện với hiện tượng bờ biển
đang bị xói lở với cường độ mạnh, mực nước biển ngày một dâng cao
hơn. Thiệt hại 17 tỉ USD/năm nếu nước biển dâng cao thêm 1m. Các nhà
nghiên cứu môi trường vừa cảnh báo, mũi Cà Mau - nơi vẫn được xem là
có tốc độ lấn ra biển nhanh nhất nước ta (có năm tới 100m) - đã và đang
có biểu hiện bị xói lở khá mạnh. Tuy nhiên, đây không phải là hiện tượng
cá biệt. Hầu hết bờ biển nước ta đang bị xói lở với cường độ từ vài mét
tới hàng chục mét mỗi năm và có xu hướng gia tăng mạnh trong một thập

niên gần đây. Tại khu du lịch Đồi Dương ở TP Phan Thiết, tỉnh Bình
Thuận, nhiều năm nay cũng đã xảy ra tình trạng xói lở liên tục với tốc độ
khoảng 10m/năm.
Quá trình xói lở bờ biển đang diễn ra rất mạnh tại tất cả các tỉnh có
bờ biển, nhưng với mức độ khác nhau: khu vực xói mạnh nhất là đồng
bằng Bắc Bộ - Thanh Hóa, đồng bằng sông Cửu Long, còn khu vực ổn
định là vùng bờ Móng Cái – Hòn Gai, Rạch Giá – Hà Tiên, Nam Trung
Bộ.
xxii
Có khoảng 249 đoạn bờ bị xói lở, với tổng chiều dài 250 – 400 km.
Quá trình xói lở đang diễn ra ở hầu hết các kiểu cấu tạo có nền đá gốc, sỏi
cát, sét, bùn sét, bùn, cát,…trong đó chủ yếu là bờ cát (chiếm 82% tổng
số đoạn bờ bị xói). Trên 80 đoạn bờ đã có đê, kè, trồng cây vẫn tiếp tục bị
xói. Hơn 50% đoạn xói có chiều dài hơn 1 km, gần 20% đoạn xói sâu vào
đất liền 500m. Có 32% số đoạn xói tốc độ nhanh (10 – 30m/năm), có
những đoạn tốc độ hơn 100m/năm.
Phân vùng xói lở bờ biển Việt Nam dựa vào địa hình, địa chất vùng
bờ biền, các yếu tố động lực biển (sông, dòng chảy, hướng vận chuyển
bùn cát…) và các đặc điểm hiện trạng xói lở chia ra làm 8 vùng sau:
Vùng I: từ Móng Cái đến Đồ Sơn – Hải Phòng.
Vùng II: từ Hải Phòng đến Nga Sơn – Thanh Hóa.
Vùng III: từ Nga Sơn đến đèo Ngang.
Vùng IV: từ đèo Ngang đến mũi Ba Làng An (Quãng Ngãi).
Vùng V: từ Ba Làng An đến Cà Ná (Ninh Thuận)
Vùng VI: từ Cà Ná đến Vũng Tàu.
Vùng VII: từ Vũng Tàu đến mũi Cà Mau.
Vùng VIII: từ mũi Cà Mau đến Hà Tiên.
Theo mức độ nguy hiểm về cường độ như tốc độ xói lở chia ra:
Bờ xói lở yếu: <4m/năm
Bờ xói lở trung bình: 5 – 10m/năm

Bờ xói lở mạnh: 10 – 30m/năm
xxiii
Bờ xói lở rất mạnh: >30m/năm.
Các bờ xói lở yếu là vùng bờ I, V, VIII. Các bờ xói lở trung bình
và mạnh là vùng III, IV, và VI, còn bờ xói lở mạnh và rất mạnh là vùng
bờ II và VII. Xói lở bờ biển đang thực sự gây nguy hại cơ sở hạ tầng,
nhiều làng xóm, ruộng vườn, đất canh tác đã bị sóng biển phá hủy.
2.3.2. Thực trạng biển xâm thực tại bờ biển xã Phước Thuận
Theo quy luật tự nhiên, quá trình biển lấn đất liền bắt đầu diễn ra từ
tháng 11, đỉnh điểm vào tháng 12 hằng năm và kéo dài đến tháng 4 năm
sau. Tuy nhiên, trước đây tình trạng xói lở diễn ra với tốc độ chậm, mỗi
năm biển chỉ xâm thực từ 1-2m nhưng vài năm gần đây hiện tượng này
đã trở nên đáng báo động.
Theo thống kê của Sở KH&CN Bà Rịa – Vũng Tàu chỉ rõ, từ mũi Nghinh
Phong (TP. Vũng Tàu) đến xã Bình Châu (huyện Xuyên Mộc) có 6 khu
vực bị xói lở và bồi đắp mạnh. Hiện tượng xâm thực xảy ra trải dài từ các
phường 10, 11, 12 (TP. Vũng Tàu); xã Phước Tỉnh, Phước Hưng, thị trấn
Long Hải (huyện Long Điền); khu vực cửa Lộc An (huyện Đất Đỏ); một
số xã Phước Thuận, Bông Trang, Bưng Riềng, Bình Châu (huyện Xuyên
Mộc) và huyện Côn Đảo. Mùa gió chướng tháng 11 và 12, những con
sóng lớn đánh vào bờ gây sạt lở cho cả vùng bờ dài khoảng 20km trong
tổng số hơn 100km đường bờ biển ven bờ của tỉnh.
xxiv
Đặc biệt là vào các tháng 11, 12, hiện tượng xâm thực diễn ra ngày
càng nhanh và nghiêm trọng hơn. Trung bình mỗi năm, nước biển xâm
thực vào đất liền ở khu vực này khoảng từ 5 – 6m.
Thực trạng xâm thực trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang
diễn ra với tốc độ nhanh chóng, từ 2m/năm lên 30m/năm, có điểm sạt lở
tới hàng trăm mét gây thiệt hại nặng về kinh tế cho người dân và các
doanh nghiệp du lịch ven biển. Hàng loạt khu du lịch như Hương Phong

(Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu), Hồng Phúc (Việt - Nga Vietsovpetro), Hồ
Tràm - Sanctuary, Cát Tiên, Gió Biển, Thanh Thanh, lâm vào tình cảnh
bị xâm thực nghiêm trọng.
Tại địa điểm cũ của Đồn Biên phòng 492 Phước Thuận, ấp Hồ
Tràm, xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc - nơi đang bị ảnh hưởng nặng
nhất của hiện tượng xâm thực này. Do nước biển đã ăn sâu vào đất liền,
sóng đánh làm mất chân một nửa căn nhà ở của cán bộ chiến sĩ Đồn Biên
phòng. Những lúc thủy triều lên, nước biển tràn vào hết phần sân, mặc dù
cách đây một năm Đồn đã phải dời lên vị trí cao hơn cách đó khoảng
300m. Con đường dẫn vào Đồn và hàng dương hai bên giờ cũng đã bị
mất, dấu tích để lại là những gốc dương nằm vương vãi trên bãi cát phía
trước Đồn.
Theo thống kê của khu du lịch Hồng Hà thuộc Công ty cổ phần
dịch vụ du lịch Hồng Hà, ấp Bến Cát, năm 2008, phía trước khu nhà Văn
phòng khu du lịch có một rừng dương với 8.000 cây, nhưng nước biển đã
xxv

×