Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

Đề tài: Thiết kế phần mềm soạn câu hỏi và tạo đề thi trắc nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (488.79 KB, 46 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Công Nghệ Thông Tin
_____________________________________________________________________________
1
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Công Nghệ Thông Tin
_____________________________________________________________________________
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên em xin cảm ơn các thầy cô giáo trong trường Cao đẳng nghề cơ khí nông
nghiệp, đặc biệt là thầy giáo chủ nhiệm: Nguyễn Nghĩa Quang cùng toàn thể các thầy,cô
giáo khoa Công nghệ thông tin đã tận tình dạy dỗ chúng em giúp cho chúng em những
kiến thức cơ bản về ngành Công nghệ thông tin. Để sau này chúng em có được kiến thức,
tay nghề để xây dựng cuộc sống cho bản thân.
Em cũng xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Công ty Cổ phần Viễn thông – Tin học
Bưu Điện cùng các cô chú, anh chị trong nhóm dự án đã tận tình chỉ bảo hướng dẫn
chúng em trong xuốt thời gian thực tập tại công ty. Qua đợt thực tập này em đã học hỏi
rất nhiều về các kỹ năng làm việc, kỹ năng tay nghề của các anh chị trong nhóm dự án từ
đó em nhận ra được những vấn đề bản thân còn kém hoặc chưa có, để có thể trau dồi rèn
luyện cho công việc trong tương lai.
Cuối cùng chúng em xin kính chúc toàn thể các thầy cô luôn luôn mạnh khỏe !
Chúc các cô chú, anh chị em trong công ty luôn thành đạt. Chúc công ty ngày càng
phát triển !
Sinh viên thực hiện
Đinh Quang Huy
2
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Công Nghệ Thông Tin
_____________________________________________________________________________
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP
I. GIỚI THIỆU CHUNG
Công ty Cổ phần Viễn thông - Tin học Bưu điện (CT-IN) là đơn vị hàng đầu của
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt nam (32% vốn VNPT) trong lĩnh vực viễn thông,
công nghệ thông tin và tự động hóa tòa nhà thông minh.
CT-IN là doanh nghiệp đầu tiên thực hiện các dự án mạng di động tại Việt nam. Là


Công ty số 1 tại Việt Nam, với thị phần lớn nhất phần dịch vụ xây lắp, tích hợp hạ tầng
cơ sở mạng di động cho các nhà khai thác GSM lớn nhất như Vinaphone, Mobifone; là
Công ty nằm trong TOP SI của Cisco về thiết bị mạng cho Thị trường Viễn thông.
CT-IN cung cấp các sản phẩm và dịch vụ rất linh hoạt, đáp ứng các yêu cầu đa dạng
của khách hàng như: Cung cấp trọn gói dịch vụ thiết kế, lắp đặt thiết bị truyền dẫn viba
NEC cho mạng Vinaphone và Mobifone; Triển khai dịch vụ mạng 2G/3G/4G; mạng
MAN-Ethernet cho VNPT tỉnh, thành phố; hệ thống IP Core, IP backbone, NGN, giải
pháp phủ sóng di động cho các tòa nhà cao tầng; phần mềm quản lý doanh nghiệp; giải
pháp tính cước và chăm sóc khách hàng; giải pháp tự động hóa tòa nhà thông minh,
v.v…
CT-IN là nơi thu hút được một nguồn nhân lực chất lượng cao. Với hơn 500 cán bộ
quản lý, kỹ sư và kỹ thuật viên thường xuyên được đào tạo nâng cao trình độ. Hiện nay
CT-IN đã có trên 200 cán bộ được cấp chứng chỉ chuyên môn cao của các hãng lớn như
CISCO, IBM, Oracle, Huawei, Motorola, Nec, Huawei, Ericsson, Nokia-Siemens …
trong đó có 4 người đạt chứng chỉ cấp cao nhất của CISCO (chứng chỉ CCIE)
Sự phát triển mạnh mẽ của CT-IN đạt được là nhờ vào chất lượng sản phẩm và dịch
vụ cung cấp cho khách hàng. CT-IN luôn coi trọng công tác quản lý doanh nghiệp hướng
tới lợi ích của khách hàng, luôn đặt mục tiêu đáp ứng các yêu cầu của khách hàng một
cách hiệu quả nhất và nhanh chóng nhất. Yếu tố quan trọng dẫn đến thành công trong
kinh doanh của CT-IN là sự chủ động hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước giúp
công ty nắm bắt được các công nghệ mới, đáp ứng tốt mọi nhu cầu của khách hàng.
CT-IN nằm trong 4 doanh nghiệp tư nhân Viễn thông và Công nghệ thông tin lớn
nhất theo đánh giá của VN Report 500 năm 2010, 2011, 2012.
II. NGHÀNH NGHỀ KINH DOANH
Tên công ty: Công ty Cổ phần Viễn thông – Tin học Bưu điện
Tên giao dịch Quốc tế : Joint Stock Company for Telecoms and Informatics
Tên viết tắt : CT-IN
3
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Công Nghệ Thông Tin
_____________________________________________________________________________

Ngày thành lập : 20/11/2001 (tiền thân là Xí nghiệp Khoa học Sản xuất thiết bị
thông tin I, thuộc Tổng cục Bưu điện, được thành lập năm 1972, Cổ phần hóa năm 2001).
Vốn điều lệ : 157 tỷ VNĐ
Ngành nghề kinh doanh:
• Sửa chữa thiết bị liên lạc;
• Sửa chữa máy vi tính và thiết bị ngoại vi;
• Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, lò sưởi và điều hòa không khí;
• Kinh doanh bất động sản;
• Dịch vụ kỹ thuật đo kiểm phục vụ công tác quản lý chất lượng mạng viễn thông;
• Đại lý kinh doanh dịch vụ ứng dụng trên mạng internet và viễn thông;
• Cho thuê hạ tầng cơ sở mạng viễn thông;
• Dịch vụ kỹ thuật đo kiểm chất lượng mạng viễn thông;
• Dịch vụ cho thuê thiết bị viễn thông và tin học;
• Thiết kế, lắp đặt thiết bị bảo vệ (Không bao gồm thiết kế công trình);
• Cung cấp các dịch vụ;
• Sản xuất và kinh doanh thiết bị bảo vệ;
• Ứng dụng công nghệ mới để sản xuất thiết bị thông tin, viễn thông;
• Đầu tư sản xuất thiết bị viễn thông, internet;
• Cung cấp các dịch vụ: Nghiên cứu công nghệ thông tin, đào tạo nguồn nhân lực công
nghệ thông tin (Chỉ hoạt động sau khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép);
• Đầu tư sản xuất máy tính, sản phầm phần mềm;
• Dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực viễn thông và tin học;
• Kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông và tin học bao gồm cả sản xuất nhập khẩu
nguyên vật liệu, vật tư, thiết bị và hệ thống đồng bộ trong lĩnh vực viễn thông và tin học;
• Sản xuất trong lĩnh vực viễn thông và tin học;
• Cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực viễn thông và tin học;
• Xây lắp công trình viễn thông;
• Thiết kế công trình thông tin, bưu chính viễn thông;
III. MỤC TIÊU CỦA CÔNG TY
Tầm nhìn

Trở thành công ty công nghệ sáng tạo hàng đầu Việt nam, hợp tác chặt chẽ với các tập
đoàn viễn thông và CNTT đa quốc gia giúp các nhà khai thác viễn thông xây dựng được
hạ tầng mạng và dịch vụ chất lượng cao.
Cùng sát cánh với các nhà khai thác bưu chính, viễn thông, dịch vụ giá trị gia tăng và các
công ty sản xuất đầu cuối nhằm nghiên cứu, thiết kế và tổ chức kinh doanh các gói sản
phẩm đi kèm dịch vụ hữu ích, linh hoạt và thân thiện nhất cho mọi tổ chức, doanh nghiệp
và người dân.
Chiến lược
Công nghệ thông tin
Tập trung đi vào các giải pháp CNTT chuyên dụng: tính cước, CRM, OSS, ERP,
Corebanking, E-government, E-commerce: lợi nhuận cao, số lượng các công ty Việt Nam
4
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Công Nghệ Thông Tin
_____________________________________________________________________________
ít hơn.
Dùng lợi nhuận thu được từ các dự án lớn đầu tư sản xuất các sản phẩm phần mềm mang
thương hiệu CT-IN phục vụ các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như người dân;
Viễn thông
Đại lý các sản phẩm cao cấp cho mạng lưới viễn thông: băng rộng IP/NGN/Metro-
Ethernet-Gpon-Access, truyền dẫn Viba-Quang, thiết bị hạ tầng mạng di động từ core
đến radio 2G/3G/4G.
Nhận chuyển giao công nghệ đồng bộ: thiết kế Giải pháp, khảo sát, thiết kế mạng/tần số,
tối ưu hóa, lắp đặt thi công-hòa mạng, bảo trì, bảo hành đồng bộ.
Tự động hóa
Lấy CiBas làm nòng cốt, xây dựng và thi công các giải pháp tòa nhà thông minh;
Tạo sự khác biệt với các công ty khác thông qua các dự án trọn gói bao gồm BMS +
Mobile Inbuilding + Viễn thông + Quản trị dịch vụ + Công nghệ thông tin.
Quản trị dịch vụ (Managed Services)
Hợp tác với nước ngoài và các đơn vị thuộc VNPT phát triển các gói quản trị dịch vụ cho
các khách hàng của VNPT.

Xây dựng đội ngũ làm managed services cho chính VNPT cũng như các nhà khai thác
khác;
Mở rộng kênh bán hàng cho khách hàng doanh nghiệp ( BMS, Viễn thông, CNTT thậm
chí hàng hóa điện, điện tử, điện lạnh, thiết bị văn phòng, …)
Phân phối bán lẻ thiết bị và dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng
Xây dựng hệ thống phân phối, bán lẻ điện thoại di động, thiết bị đầu cuối, máy tính kèm
các dịch vụ giá trị gia tăng trên toàn quốc.
IV. DỰ ÁN TIÊU BIỂU
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam
 Cung cấp thiết bị mạng MAN Ethernet giai đoạn 2007-2008 cho 10 tỉnh
nhóm 1 - 2009;
 Cung cấp thiết bị mạng MAN Ethernet cho 17 tỉnh nhóm 4 - 2010
 Cung cấp và lắp đặt hệ thống cơ sở hạ tầng cho VNPT - 2010
5
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Công Nghệ Thông Tin
_____________________________________________________________________________
 Cung cấp hệ thống thông tin điều hành AIS cho VNPT - 2010
 Thiết kế, cung cấp và lắp đặt thiết bị MAN-Ethernet cho 26 Viễn thông
tỉnh, thành phố - 2011
 Cung cấp máy đo quang OTDR - 2011
 Trang bị máy đo OTDR cho các viễn thông tỉnh,thành khu vực 2 - 2011
 Nâng cấp phần mềm quản lý văn bản AIS V 2.5
 Cung cấp và cài đặt hệ thống phần mềm VP VNPT - 2011
 Mạng máy tính và trung tâm dữ liệu điều hành sản xuất kinh doanh của
tập đoàn VNPT - 2011
 Đầu tư bổ sung hệ thống bảo mật cho Data center của cơ quan Tập đoàn -
2012
6
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Công Nghệ Thông Tin
_____________________________________________________________________________

 Đầu tư bổ sung hệ thống Storage cho Datacenter của cơ quan Tập đoàn -
2012
Công ty thông tin di động (VMS)
 Thiết kế, cung cấp và lắp đặt thiết bị viba PDH – thành PDH/SDH - 2008
 Cho thuê hệ thống phủ sóng di động tòa nhà Inbuilding - từ 2008
 Mua sắm, khảo sát, thiết kế, lắp đặt, hòa mạng và nghiệm thu 3.660 cặp
viba Pasolink - NEC cho các trạm BTS lắp mới mạng Mobifone tại các trung tâm 3, 4
và 5
 Cho thuê hệ thống phủ sóng di động tòa nhà Inbuilding – từ 2009
 Cung cấp hệ thống NMS cho mạng Mobifone (liên danh với Ericsson
A.B) VMS
USD 10,713,776.20 & VND 7,093,303,000 2011
Viễn thông Hà Nội
 Cung cấp thiết bị MAN, pha 2 (Cisco), liên danh DTS - 2008
7
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Công Nghệ Thông Tin
_____________________________________________________________________________
 Cung cấp thiết bị MAN Ethernet cho Viễn thông Hà nội pha 3 giai đoạn
2007-2008 - 2009
 Cung cấp thiết bị mở rộng mạng MAN Ethernet Viễn thông Hà nội pha 4 -
2009
 Trang bị máy đo OTDR cỡ nhỏ cho các công ty điện thoại 1,2,3
 Cung cấp thiết bị L2 Switch phục vụ mở rộng PTTB - 2011
 Mở rộng mạng MAN-E Viễn thông Hà Nội giai đoạn 2011 – 2012 – 2012
Công ty Dịch vụ Viễn thông
 Cho thuê hệ thống phủ sóng di động tòa nhà Inbuilding - từ 2008
 Cung cấp và lắp đặt thiết bị truyền dẫn Viba - 2008
 Mua sắm, khảo sát, thiết kế, lắp đặt, hòa mạng và nghiệm thu 2044 cặp
viba Pasolink - NEC cho cáctrạm BTS lắp mới mạng Vinaphone - 2008
8

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Công Nghệ Thông Tin
_____________________________________________________________________________
 Mua thiết bị mở rộng và dịch vụ cài đặt dự án mở rộng hệ thống IP/MPLS
Core phục vụ hệ thống softswitch và 3G, pha 2 (Cisco) - 2008
 Cho thuê cơ sở hạ tầng phục vụ phủ sóng tại Tutraco, Hà Nội - 2011
Công ty Viễn thông Liên tỉnh VTN
 Cung cấp phần mềm đối soát cước (interconnect) cùng đối tác Amdocs -
2008
 Cung cấp thiết bị truyền dẫn quang DWDM cho khu vực Đông Bắc Việt
Nam - 2010
 Mở rộng mạng VN2 phục vụ hai triệu thuê bao mới giai đoạn 2011-2012 -
2012
Công ty Viễn thông Quốc tế VTI
 Cung cấp hệ thống thông tin điều hành AIS cho Công ty Viễn Thông
Quốc Tế - 2011

Viễn thông Thành phố Hồ Chí Minh
9
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Công Nghệ Thông Tin
_____________________________________________________________________________
 Trang bị máy đo OTDR cỡ nhỏ cho các công ty điện thoại 1,2,3 - 2010
 Cung cấp thiết bị MAN (Cisco), liên danh với DTS - 2008
 Cung cấp thiết bị MAN cho VT HCM - 2010
 Cung cấp IPCC cho Viễn thông Hồ Chí Minh - 2010
 Khảo sát, thiết kế, cung cấp và lắp đặt thiết bị mở rộng BRAS VNPT Hồ
Chí Minh – 2012
Công ty Điện toán và Truyền Số liệu (VDC)
 Cung cấp và lắp đặt hệ thống thiết bị nguồn lưu điện UPS cho Trung tâm
kỹ thuật hạ tầng thiết bị tại tầng 11,13 nhà Internet
Bưu điện Trung ương (CPT)

 Xây dựng mạng truyền số liệu cho các Cơ quan Đảng, Nhà nước pha 1 -
2007
10
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Công Nghệ Thông Tin
_____________________________________________________________________________
 Xây dựng mạng truyền số liệu cho các Cơ quan Đảng, Nhà nước pha 2 -
2008
 Cung cấp thiết bị đầu cuối cho mạng truyền số liệu CPT - 2010
 Cung cấp và lắp đặt thiết bị mạng giai đoạn II, máy chủ và phần mềm
cung cấp dịch vụ - 2011
 Cung cấp và lắp đặt hệ thống thiết bị cho phòng họp của Ban chỉ đạo
phòng chống lụt bão Trung ương - 2011
 Tư vấn và triển khai cấu hình Load Balancing cho CPT – 2011
VNPT các tỉnh thành
 Cung cấp phần mềm 119 tự động và quản lý mạng ngoại vi - 2008
 Cung cấp phần mềm chăm sóc khách hàng và tính cước (CRM) cho VNPT
Vĩnh Phúc - 2009
 Cung cấp phần mềm đặt hàng cho VNPT Vĩnh Phúc - 2009
11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Công Nghệ Thông Tin
_____________________________________________________________________________
 Cung cấp hệ thống tích hợp số liệu cho VNPT Vĩnh Phúc - 2009
 Cung cấp hệ thống quản lý văn bản cho VNPT Vũng Tàu - 2009
 Cung cấp phần mềm quản lý văn bản cho VNPT Bình Thuận - 2009
 Cung cấp phần mềm quản lý văn bản cho VNPT Vĩnh Phúc - 2009
 Cung cấp BCCS cho các viễn thông tỉnh - VNPT Bình Dương - 2010
 Cung cấp hệ thống tích hợp số liệu VNPT Bình Dương - 2010
 Cung cấp phần mềm quản lý lỗi (OMC) VNPT Lâm Đồng - 2010
 Cung cấp thiết bị Tin học cho Viễn thông Hưng Yên - 2011
Tổng công ty Bưu chính viễn thông việt nam

12
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Công Nghệ Thông Tin
_____________________________________________________________________________
 Nâng cấp phần mềm quản lý văn bản AIS V 2.5 - 2008
 Hệ thống truy cập mail - 2010
 Cung cấp Hệ thống truy cập mail cho VNPost - 2010
 Cung cấp Hệ thống phần mềm đăng ký mail cho VNPost - 2010
 Nâng cấp hệ thống quản lý mã địa chỉ Bưu Chính MBC 2006 - 2011
 Xây dựng hệ thống từ điển tra cứu hàng hóa xuất nhập khẩu cho VNPost -
2011
 Xây dựng phần mềm quản lý khách hàng tập trung của Tổng công ty - giai
đoạn I - 2012
 Xây dựng giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin thống nhất cho các dịch
vụ bưu chính chuyển phát – 2012
Khách hàng doanh nghiệp
13
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Công Nghệ Thông Tin
_____________________________________________________________________________
 Cho thuê hệ thống thiết bị mạng Cisco và máy chủ IBM và các phần mềm,
thiết bị phụ trợ cho Air Mekong - 2010
 Xây dựng giải pháp và triển khai hệ thống mạng LAN/WAN giai đoạn 1
tại Ngân hàng MHB - 2011
 Cung cấp phần mềm chống virus McAfee và dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật kèm
theo cho máy chủ và máy trạm phục vụ sản xuất kinh doanh cho Air Mekong - 2011
Khách hàng là nhà cung cấp thiết bị như Huawei, NSN, Ericsson, ZTE
 EVNT 3G cho Huawei - 2010
 Dịch vụ khảo sát - Hợp đồng khung về Viba và mạng không dây cho
Huawei - 2011
 Cung cấp và lắp đặt cầu cáp- Hợp đồng khung về Viba và mạng không
dây cho Huawei - 2011

 Dịch vụ lắp đặt phần cứng- Hợp đồng khung về Viba và mạng không dây
cho Huawei - 2011
 Dự án truyền dẫn pha 2 EVNT3G (ONS) cho Huawei - 2011
14
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Công Nghệ Thông Tin
_____________________________________________________________________________
 Dịch vụ Driving Test –Hợp đồng khung về Viba và mạng không dây cho
Huawei - 2011
 Dự án truyền dẫn pha 2 EVNT3G (báo cáo TSSR) cho Huawei - 2011
 Lắp đặt phần cứng cho thiết bị báo động cho Huawei – 2011
15
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Công Nghệ Thông Tin
_____________________________________________________________________________
CHƯƠNG 2. ĐỀ TÀI XÂY DỰNG PHẦN MỀM QUẢN
LÍ CÂU HỎI VÀ TẠO ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM
LỜI NÓI ĐẦU
Trong quá trình đào tạo, đánh giá kết quả học tập bằng các kỳ thi, kiểm tra là công
việc phải tiến hành thường xuyên, không kém phần nặng nhọc cho các cán bộ giáo viên
trong việc soạn, lưu trữ câu hỏi và tạo đề thi.
Hiện nay, thi trắc nghiệm đang là hình thức thi được ưa chuộng và sử dụng rộng tãi
ở nhiều nơi trên thế giới bởi:
- Đánh giá chính xác trình độ của sinh viên, chất lượng đào tạo.
- Lượng kiến thức kiểm tra có thể bao quát nhiều vấn đề.
- Hình thức kiểm tra phong phú.
- Chấm điểm nhanh và chính xác.
Xuất phát từ thực tế đó, em đã lên ý tưởng và bắt tay xây dựng phần mềm quản lý,
soạn câu hỏi và tạo đề thi trắc nghiệm. Do trình độ kiến thức còn hạn chế, nên chương
trình không tránh khỏi những thiếu sót. Em hy vọng được sự giúp đỡ của thày cô và các
bạn để phần mềm được hoàn thiện hơn.
16

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Công Nghệ Thông Tin
_____________________________________________________________________________
I. NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT TRẮC NGHIỆM
1.1 Trắc nghiệm là gì ?
Trắc nghiệm là một hoạt động để đo lường năng lực đối tượng nào đó nhằm những
mục đích xác định. Thi trắc nghiệm là hình thức mà một đề thi gồm rất nhiều câu hỏi,
mỗi câu hỏi nêu ra một vấn đề cùng với những thông tin cần thiết sao cho sinh viên chỉ
cần trả lời vắn tắt cho từng câu hỏi.
Trắc nghiệm là một phương pháp đánh giá kết quả học tập của sinh viên trong đó
ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan đã được giảm thiểu đến mức tối ưu. Điểm nổi bật của
phương pháp này là số lượng câu hỏi trong mỗi đề thi lớn, số câu hỏi càng lớn, độ chính
xác của việc đánh giá càng cao. Câu hỏi trắc nghiệm sẽ gồm một khái niệm, nội dung đã
có trong chương trình, kèm theo gợi ý để sinh viên trả lời. Từ cách gợi ý trả lời ta sẽ có
nhiều câu hỏi trắc nghiệm khác nhau.
Về cách thực hiện trắc nghiệm có thể phân chia các phương pháp trắc nghiệm làm
ba loại lớn: loại quan sát, loại vấn đáp, loại viết.
- Loại quan sát giúp đánh giá thao tác, các hành vi, các phản ứng vô thức, các kỹ
năng về nhận thức, chẳng hạn như cách giải quyết vấn đề trong một tình huống đang
được nghiên cứu.
- Loại vấn đáp có tác dụng tốt để đánh giá khả năng đáp ứng các câu hỏi được nêu
một cách tự phát trong một tình huống cần kiểm tra, cũng thường được sử dụng khi tương
tác giữa người hỏi và người đối thoại là quan trọng, chẳng hạn để xác định thái độ người
đối thoại…
- Loại viết thường được sử dụng nhiều nhất vì nó có các ưu điểm sau:
+ Cho phép kiểm tra nhiều thí sinh cùng một lúc.
+ Cho phép thí sinh cân nhắc nhiều hơn khi trả lời.
+ Có thể đánh giá một vài loại tư duy ở mức độ cao.
+ Cung cấp các bản ghi trả lời của thí sinh để nghiên cứu khi chấm.
+Dễ quản lý vì người chấm không tham gia trực tiếp vào bối cảnh kiểm tra.
Ở đây người ta nghiên cứu về trắc nghiệm viết, trắc nghiệm viết lại được chia thành

2 nhóm:
- Nhóm các câu hỏi tự luận: các câu hỏi buộc phải trả lời theo dạng mở, thí sinh
phải tự mình trình bày ý kiến trong một bài viết để giải quyết vấn đề mà câu hỏi nêu ra.
Hình thức thi này có ưu điểm là loại bỏ hoàn toàn việc gian lận, quay cóp trong kì thi.
Tuy vậy phương pháp này còn một số hạn chế:
17
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Công Nghệ Thông Tin
_____________________________________________________________________________
+Quá trình tổ chức thi rất mất công sức và thời gian bởi một giáo viên chỉ hỏi
được một sinh viên tại một thời điểm.
+ Thời gian thi của học viên ít nên số lượng câu hỏi trong một đề thi không nhiều.
Do đó khó mà kiểm tra được kiến thức của toàn môn thi của sinh viên.
+ Điểm của sinh viên được chấm ngay sau khi kết thúc vấn đáp. Do vậy nó không
hoàn toàn chính xác, phụ thuộc và cảm quan của người chấm.
- Nhóm các câu hỏi trắc nghiệm khách quan: Đây là một hình thức trắc nghiệm
trong đó đề thi thường bao gồm rất nhiều câu hỏi, được lấy từ ngân hang câu hỏi có sẵn.
Mỗi câu hỏi nêu lên vấn đề và những thông tin cần thiết để thí sinh có thể trả lời từng câu
một cách ngắn gọn, phương pháp này có một số ưu điểm nổi bật:
+ Bài thi trải đều mọi lĩnh vực đã học, do đó loại bỏ tình trạng học lệch, học tủ của
sinh viên.
+ Lĩnh vực ra đề rộng, thời gian trả lời ngắn nên sinh viên không thể quay cóp, tra
cứu tài liệu.
+ Công tác chấm điểm dễ dàng, khách quan.
+ Việc xây dựng ngân hang câu hỏi có tác dụng chuẩn hóa chương trình giảng dạy.
Khi ra đề giáo viên phải đối chiếu theo nội dung chương trình để đặt câu hỏi cho phù
hợp.
+ Tiết kiệm được lao động trong các khâu xử lý trước và sau thi, giảm chi phí văn
phòng phẩm phục vụ thi.
+ Tránh được tiêu cực trước, trong và sau thi cử.
Cũng như phương pháp thi khác, trắc nghiệm khách quan vẫn không tránh khỏi một

số nhược điểm, đó là:
+ Việc biên soạn bộ đề thi trắc nghiệm là rất khó. Đòi hỏi nhiều công sức của các
giáo viên. Mặt khác muốn bộ đề thi chất lượng, người soạn phải là các giáo viên có kiến
thức sâu sắc về môn học liên quan, giàu kinh nghiệm giảng dạy.
+ Không phát huy được tư duy, năng lực sáng tạo của sinh viên do đó khó phát hiện
được các sinh viên xuất sắc.
+ Khối lượng trắc nghiệm phải đủ lớn.
1.2 Một số dạng câu hỏi trắc nghiệm
1.2.1 Câu hỏi trắc nghiệm kiểu điền khuyết
18
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Công Nghệ Thông Tin
_____________________________________________________________________________
Đây là một dạng câu hỏi được đưa ra dưới dạng một mệnh đề thiếu một bộ phận
nhất định, nhiệm vụ của sinh viên là tìm ra một nội dung thích hợp để điền vào chỗ trống.
Ưu điểm: Loại bỏ hoàn toàn việc sinh viên lựa chọn ngẫu nhiên một phương án,
như trong các dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan khác. Sinh viên phải nắm vững được
kiến thức mới có thể trả lời câu hỏi.
Nhược điểm :
- Nội dung câu hỏi thường không thể bao quát được toàn bộ kiến thức môn học. Các
câu hỏi thường không mang tính tư duy, thường dựa vào sự thuộc bài của sinh viên.
- Công việc chấm thi tương đối vất vả do mỗi sinh viên có một phương án trả lời
khác nhau. Người chấm thi phải sử dụng kiến thức chuyên môn của mình để xem xét,
phán đoán ý tưởng của sinh viên trong những câu hỏi phức tạp hay mập mờ, chưa rõ
ràng.
1.2.2 Câu hỏi trắc nghiệm đúng sai
Đây là dạng câu hỏi được xác định bằng cách đưa ra một nhận định, sinh viên phải
lựa chọn một trong hai phương án trả lời để khẳng định nhận định đó đúng hay sai.
Ưu điểm: Công việc xây dựng các câu hỏi dạng này tương đối đơn giản, thích hợp
với các câu hỏi nhận biết sự kiện. Trong trường hợp bài thi với số lượng câu hỏi nhiều,
phương pháp này có thể kiểm tra kiến thức sinh viên trong nhiều lĩnh vực, đồng thời công

việc chấm điểm cũng hết sức đơn giản mà lại chính xác và khách quan.
Nhược điểm:
- Xác suất trả lời đúng với câu hỏi này là rất cao : 50%. Vì vậy dù sinh viên không
nắm vững kiến thức vẫn trả lời đúng được nhiều câu hỏi.
- Nội dung câu hỏi không thể phản ánh đúng yêu cầu của đề thi bởi vì một số câu
hỏi có thể nhiều phương án trả lời.
1.2.3 Câu hỏi trắc nghiệm kiểu trả lời ngắn gọn
Đây là dạng câu hỏi đưa ra dưới dạng từng câu hỏi ngắn đòi hỏi sinh viên trả lời
bằng nội dung đơn giản.
Ưu điểm: Phương pháp này sửa dụng các câu hỏi theo lối hỏi trực tiếp, ngắn gọn,
xúc tích vì thế mà sinh viên dễ hiểu và nắm bắt được nội dung của đề bài. Sinh viên
không thể chọn ngẫu nhiên các phương án trả lời như trong các câu hỏi kiểu khác, mà
phải nắm vững kiến thức môn thi mới trả lời được.
Nhược điểm:
19
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Công Nghệ Thông Tin
_____________________________________________________________________________
- Các câu hỏi này hết sức ngắn gọn, súc tích, rõ ràng, đồng thời câu trả lời cũng hết
sức ngắn gọn, đủ ý vì vậy công việc ra đề thi rất vất vả, phải là người giáo viên có trình
độ chuyên môn cao và phương pháp lý luận tốt mới có thể xác định được những câu hỏi
dạng này.
- Công việc chấm điểm cũng tương đối khó do cùng một phương án trả lời mỗi sinh
viên có một cách diễn đạt khác nhau, điều này gây ra sự phiền hà cho người chấm do đó
mất đi sự chính xác.
1.2.4 Câu hỏi trắc nghiệm kiểu ghép đôi
Trong loại hình này, một câu hỏi thì được tào thành hai vế thông tin, một vế chứa
câu dẫn, một vế chứa câu trả lời. Yêu cầu sinh viên phải ghép các câu ở hai vế lại sao cho
thích hợp. Ở loại hình này, mỗi câu hỏi là một tập các bước mô tả quy trình thực hiện một
công việc nào đó những không được sắp xếp theo thứ tự. Yêu cầu sinh viên phải sắp xếp
lại các bước này sao cho đúng thứ tự ban đầu của nó.

Ưu điểm: Công việc xây dựng câu hỏi cũng như chấm điểm theo hình thức này rất
đơn giản và chính xác. Quá trình ghép đôi từng câu hỏi là cho độ may rủi trong việc trả
lời ngẫu nhiên của sinh viên được giảm bớt.
Nhược điểm: Mỗi một câu hỏi gồm một dãy các câu khác nhau với lượng thông tin
lớn, điều này làm cho sinh viên không khỏi bối rối, nhầm lẫn. Vì vậy mà chất lượng bài
thi không được đảm bảo.
1.2.5 Câu hỏi trắc nghiệm kiểu phương án chọn
Đây là một dạng câu hỏi được sử dụng rất phổ biến đặc biệt trong những môn học
đòi hỏi sự tư duy logic và trí nhớ của người học như: ngoại ngữ, toán học, tin học,… Mỗi
câu hỏi được xây dựng dưới dạng đưa ra một nhận định cùng với một số phương án trả
lời( thường là 4 phương án trở lên ), sinh viên chỉ được chọn một phương án đúng nhất
trong các phương án.
Ưu điểm:
- Với số lượng phương án chọn lớn, yếu tố may rủi trong việc trả lời câu hỏi của
sinh viên được giảm đi rất nhiều.
- Mỗi câu hỏi được đi kèm với một lượng lớn các phương án chọn. Do đó nội dung
câu hỏi thi có thể bao trùm được toàn bộ môn học. Vì thế sinh viên phải sử dụng tối đa
kiến thức cùng với sự phán đoán logic của mình để trả lời câu hỏi.
- Công việc chấm điểm cũng đơn giản hơn nhiều, điểm được chấm một cách hết sức
khách quan và chính xác.
20
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Công Nghệ Thông Tin
_____________________________________________________________________________
Nhược điểm:
- Công việc biên soạn câu hỏi là rất khó khăn và nặng nhọc, yêu cầu người viết câu
hỏi phải am hiểu về lĩnh vực chuyên môn của mình cũng như phải biết được một số kiến
thức về văn phạm. Bởi vì nội dung phải rõ ràng mạch lạc giúp cho sinh viên có thể hiểu
được ý tưởng của câu đồng thời không cho họ có thể đoán trước trước được phương án
đúng.
Từ việc phân tích ưu và nhược điểm của từng dạng câu hỏi trong phương pháp trắc

nghiệm khách quan, ta nhận thấy kiểu câu hỏi nhiều phương án chọn là dạng câu hỏi
nhiều ưu thế nổi bật, nó đã giảm đến mức tối đa yếu tố may rủi trong thi cửu, giúp cho
người làm bài nâng cao kiến thức, giúp cho chúng ta điều tra đánh giá được trình độ của
sinh viên, qua đó sẽ cải tiến từng bước phương pháp học học tập, giảng dạy. Nên phương
pháp trắc nghiệm khách quan nhiều phương án lựa chọn được lựa chọn trong việc thiết kế
chương trình.
1.3 Chất lượng của các câu hỏi trắc nghiệm và của đề thi trắc nghiệm
1.3.1 Mục tiêu giảng dạy là cơ sở quan trọng để xây dựng các đề thi trắc nghiệm
Để một đề trắc nghiệm đo được cái cần đo, tức là đo được mức độ đạt các mục tiêu
cụ thể của môn học, cần phải thiết kế và viết đề thi trắc nghiệm bám sát mục tiêu của
môn học. Một đề thi tốt kết hợp với việc tổ chức kỳ thi tốt sẽ làm cho kỳ thi đạt được độ
giá trị cao.
Một công cụ thuận lợi để thiết kế các thành phần của một đề trắc nghiệm là bảng
các mục tiêu giảng dạy. Trong bảng đó có chia ra các hang ứng với các phần của mỗi ô
của bảng người ta ghi số câu hỏi cần xây dựng cho bài trắc nghiệm.
1.3.2 Độ khó và độ phân biệt của các câu trắc nghiệm
1.3.2.1 Độ khó
Khi nói đến độ khó, hiển nhiên phải xem câu trắc nghiệm là khó đối với đối tượng
nào. Nhờ việc thử nghiệm trên các đối tượng thí sinh phụ, người ta có thể đo độ khó bằng
tỷ số phần trăm thí sinh làm đúng câu trắc nghiệm đó trên tổng số thí sinh dự thi:
Độ khó của câu trắc nghiệm = ( Tổng số thí sinh trả lời đúng câu hỏi )/( Tổng số thí
sinh trả lời câu hỏi )
Khi soạn thảo xong một câu hoặc một bài trắc nghiệm người soạn chỉ có thể được
lượng độ khó hoặc độ phân biệt của nó bằng cảm tính. Độ lớn của các đại lượng đó chỉ
21
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Công Nghệ Thông Tin
_____________________________________________________________________________
có thể tính được cụ thể bằng phương pháp thống kê sau lần trắc nghiệm thử, dựa vào kết
quả thu được từ các câu và bài trắc nghiệm của thí sinh.
Để xét độ khó của cả một bài trắc nghiệm, người ta có thể đối chiếu điểm số trung

bình của bài trắc nghiệm và điểm trung bình lý tưởng của nó. Giả sử có bài trắc nghiệm
50 câu, mỗi câu có 5 phương án trả lời. Điểm tối đa là 50, điểm có thể đạt được do chọn
hú họa là 0,2 x 50 = 10, điểm trung bình lý tưởng là (50+10)/2 = 30. Nếu điểm trung bình
quan sát được trên hay dưới 30 quá xa thì bài trắc nghiệm ấy sẽ là quá dễ hay quá khó.
Khi chọn lựa các câu trắc nghiệm theo độ khó người ta thường phải loại các câu quá khó
( không ai làm đúng ) hoặc quá dễ ( ai làm cũng đúng ). Một bài trắc nghiệm tốt khi có
nhiều câu hỏi ở độ khó trung bình.
1.3.2.2 Độ phân biệt
Khi ra một câu hoặc một bài trắc nghiệm cho một nhóm thí sinh nào đó, người ta
thường muốn phân biệt nhóm ấy thành những người có năng lực khác nhau: giỏi, khá,
trung bình …. Khả năng của câu trắc nghiệm thực hiện được sự phân biệt ấy gọi là độ
phân biệt.
Độ phân biệt của một câu hỏi hoặc một bài trắc nghiệm liên quan đến độ khó. Thật
vậy, nếu một bài trắc nghiệm dễ đến mức mọi thí sinh đều làm tốt, các điểm số đạt được
chụm ở phần điểm cao, thì độ phân biệt của nó rất kém, vì mọi thí sinh đều có phản ứng
như nhau đối với bài trắc nghiệm đó. Cũng giống vậy, nếu một bài trắc nghiệm khó đến
mức mọi thí sinh đều không làm được, các điểm số đạt được chụm ở phần điểm thấp, thì
độ phân biệt của nó cũng rất kém. Từ các trường hợp giới hạn nói trên có thể suy ra rằng
muốn có độ phân biệt tốt thì bài trắc nghiệm phải có độ khó ở mức trung bình.
1.3.3 Độ tin cậy, độ giá trị của một bài trắc nghiệm
1.3.3.1 Độ tin cậy
Trắc nghiệm là một phép đo, dung thước đo là bài trắc nghiệm để đo lường một
năng lực nào đó của thí sinh. Độ tin cậy của bài trắc nghiệm chính là đại lượng biểu thị
mức độ chính xác của phép đo nhờ bài trắc nghiệm.
Khoa học thống kê cho nhiều phương pháp để tính độ tin cậy của một bài trắc
nghiệm.
1.3.3.2 Độ giá trị
Yêu cầu quan trọng nhất của bài trắc nghiệm với tư cách là một phép đo lường
trong giáo dục là phép đo ấy đo được cái cần đo. Hay nói cách khác, độ giá trị của bài
22

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Công Nghệ Thông Tin
_____________________________________________________________________________
trắc nghiệm là đại lượng biểu thị mức độ đạt được mục tiêu đề ra cho phép đo nhờ bài
trắc nghiệm.
Đề bài trắc nghiệm có độ giá trị cao, cần phải xác định tỉ mỉ mục tiêu cần đo qua bài
trắc nghiệm và bám sát mục tiêu đó trong quá trình xây dựng ngân hang câu hỏi trắc
nghiệm cũng như khi tổ chức triển khai kỳ thi. Nếu thực hiện các quá trình nói trên
không đúng thì có khả năng kết quả của phép đo sẽ phản ánh một cái gì khác chứ không
phải cái mà ta muốn đo nhờ bài trắc nghiệm.
Qua định nghĩa về độ phân biệt và độ giá trị chúng ta có thể thấy rõ mối tương quan
giữa chúng. Khi bài trắc nghiệm không có độ tin cậy, tức là phép đo nhờ bài trắc nghiệm
rất kém chính xác, thì chúng ta không thể nói đến độ giá trị của nó. Nói cách khác, khi
bài trắc nghiệm không có độ tin cậy thì nó cũng không thể có độ giá trị.
1.3.4 Phân tích và đánh giá một bài trắc nghiệm
Để hoàn thiện các bài trắc nghiệm người ta phải triển khai các trắc nghiệm thử. Trắc
nghiệm thử là một phép đo kép: dung bài trắc nghiểm để thử năng lực các thí sinh, đồng
thời sử dụng thí sinh để đo chất lương các câu trắc nghiệm và bài trắc nghiệm.
Hai đại lượng quan trọng thường được dựa vào để đánh giá một bài trắc nghiệm là
độ tin cậy và độ giá trị. Bài trắc nghiệm muốn có độ giá trị tất yếu phải có độ tin cậy, tuy
nhiên bài trắc nghiệm có độ tin cậy chưa hẳn có độ giá trị. Có thể làm tặng độ tin cậy của
bài trắc nghiệm khi tang mức độ thuần nhất về nội dung của nó, nhưng để tang độ thuần
nhất, chẳng hạn tước bỏ bớt các câu hỏi khó, đôi khi phải hy sinh độ giá trị. Trong những
trường hợp đó nên coi trọng độ giá trị hơn là độ tin cậy.
23
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Công Nghệ Thông Tin
_____________________________________________________________________________
II. PHÂN TÍCH
2.1 Tìm hiểu việc soạn câu hỏi và ra đề thi trắc nghiệm của giáo viên
Từ lượng kiến thức đã giảng dạy, giáo viên tiến hành biên soạn câu hỏi và các câu
trả lời, tập hợp các câu hỏi cùng chủ để để tạo thành một đề thi

.
2.2 Những nhược điểm và hạn chế
- Quá trình xây dựng câu hỏi , câu trả lời và đề thi được làm thủ công gây lãng phí
thời gian, công sức, văn phòng phẩm phục vụ cho công việc.
- Việc lưu trữ nguồn câu hỏi tiêu tốn diện tích, không gian khi được lưu thủ công
trên giấy. Khó khăn trong việc bảo quản.
- Việc phân loại và sắp xếp, tra cứu câu hỏi khó khăn và tốn nhiều thời gian.
2.3 Sự cần thiết để xây dựng phần mềm
Hiện nay, việc áp dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy đang được các
nhà trường ưu tiên, chú trọng. Do có thể tiết kiệm rất nhiều thời gian, công sức và tiền
bạc. Với khả năng lưu trữ lượng thông tin lớn và tính toán một cách chính xác. Đó là
phương tiện quan trọng trong việc khai thác và xử lý thông tin với hiệu quả cao. Do vậy,
em thấy cần thiết trong việc xây dựng một phần mềm có thể giúp thày cô có thể hạn chế
được những nhược điểm của việc biên soạn và ra đề thi một cách thủ công.
2.4 Yêu cầu đối với phần mềm
Phần mềm Quản lý câu hỏi và tạo đề thi trắc nghiệm được thiết kế với một số tính
năng bao gồm:
- Hỗ trợ giáo viên biên soạn các câu hỏi, phân loại theo các danh mục. Có thể cập
nhật các câu hỏi và danh mục.
- Hỗ trợ giáo viên trong công tác tạo đề thi từ những câu hỏi đã biên soạn trong
chương trình.
- Có thể làm việc từ một máy khác trong cùng mạng LAN.
24
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Công Nghệ Thông Tin
_____________________________________________________________________________
III. THIẾT KẾ
3.1 Quy trình hoạt động của phần mềm
3.1.1 Hoạt động biên soạn câu hỏi:
- Người dùng sẽ tương tác với phần mềm thông qua giao diện Windows Form để
truy xuất thông tin các câu hỏi hoặc danh mục, tạo câu hỏi hoặc danh mục mới, sửa câu

hỏi và danh mục hoặc xóa câu hỏi – danh mục.
- Phần mềm sẽ tương tác với CSDL từ đó xử lí các yêu cầu của người dung trên
CSDL, kết quả trả về sẽ hiện trên Windows Form.
3.1.2 Hoạt động tạo đề thi:
- Người dung sẽ tương tác với phần mềm , chọn các câu hỏi đã có trong CSDL dung
để tạo một đề thi mới.
- Phần mềm sẽ lấy dữ liệu từ cơ sở dữ liệu, lưu file xuất ra đề thi dưới dạng file
.XML
IV. CÀI ĐẶT VÀ THỬ NGHIỆM
4.1 Công nghệ sử dụng
+ OS : Windows 8.1
+ Database: Microsoft SQL Server 2008
+ Language: Visual C#
25

×