Trêng đại học kinh tế quốc dân
Khoa thương mại và kinh tế quốc tế
@&?
Chuyên đề thực tập
Đề tài:
Nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu sản phẩm gỗ
chế biến ở công ty trách nhiệm hữu hạn Đất Vàng
Giáo viên hướng dẫn : TS. Tạ Văn Lợi
Sinh viên thực hiện : Phạm Thị Thanh Hương
MSV : CQ501250
Lớp : QTKD Quốc tế C
Khóa : 50
Hà nội, 12/2011
Chuyên đề thực tập cuối khóa
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan chuyên đề thực tập tốt nghiệp:” Nâng cao hiệu quả
kinh doanh xuất khẩu sản phẩm gỗ chế biến ở công ty trách nhiệm hữu
hạn Đất Vàng” là chuyên đề nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu trong chuyên đề được sử dụng trung thực, kết quả phân tích
chưa được công bố tại bất cứ tài liệu nghiên cứu nào.
Hà Nội, ngày tháng năm 2011
Sinh viên
Sinh viên: Phạm Thị Thanh Hương Lớp: Kinh doanh quốc tế C
Chuyên đề thực tập cuối khóa
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Sinh viên: Phạm Thị Thanh Hương Lớp: Kinh doanh quốc tế C
Chuyên đề thực tập cuối khóa
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Sinh viên: Phạm Thị Thanh Hương Lớp: Kinh doanh quốc tế C
Chuyên đề thực tập cuối khóa
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Hiện nay xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa đang diễn ra mạng mẽ vi
vậy hoạt động ngoại thương chiếm vị trí quan trọng và có tính quyết định đến
toàn bộ quá trình phát triển kinh tế- xã hội và quá trình hội nhập vào nền kinh
tế khu vực và thế giới. Thông qua hoạt động ngoại thương của mình, các quốc
gia tham gia vào quá trình phân công lại lao động thế giới, góp phần tăng tích
lũy nội bộ nền kinh tế nhờ sử dụng hiệu quả lợi thế so sánh của quốc gia trong
trao đổi quốc tế.
Phát triển đất nước theo đường lối đổi mới, Chính phủ Việt Nam ngày
càng nhận thấy rõ hơn sự cần thiết phải tham gia vào quá trình toàn cầu hóa
nền kinh tế và cạnh tranh quốc tế. Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 2001-
2010 của Đảng và nhà nước đã khẳng định: phải “ Chủ động hội nhập kinh tế
quốc tế, tranh thủ mọi thời cơ để phát triển…Trong quá trình chủ động hội
nhập kinh tế quốc tế, chú trọng phát huy lợi thế, nâng cao chất lượng, hiệu
quả, không ngừng tăng năng lực cạnh canh và giảm dần hàng rào bảo hộ”.
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thì xuất khẩu là hướng ưu tiên và là
trọng điểm của hoạt động ngoại thương ở các nước nói chung và ở Việt Nam
nói riêng.
Thực hiện chủ trương đó, Chính phủ Việt Nam ngày càng có những
chính sách khuyến khích và hỗ trợ các loại hình doanh nghiệp kể cả quốc
doanh, liên doanh, hợp doanh và tư nhân tham gia kinh doanh xuất nhập
khẩu. Cùng với sự hỗ trợ của nhà nước, bản thân doanh nghiệp muốn tồn tại,
phát triển trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế, phải có các hoạt động kinh doanh
hiệu quả. Hiệu quả kinh doanh cao giúp doanh nghiệp tạo lập được chỗ đứng,
mở rộng thị trường, sử dụng nguồn vốn hiệu quả, ứng dụng thành công các
Sinh viên: Phạm Thị Thanh Hương Lớp: Kinh doanh quốc tế C
1
Chuyên đề thực tập cuối khóa
tiến bộ khoa học kỹ thuật trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Có
thể nói vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp chính là vấn
đề sống còn đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Công ty trách nhiệm hữu hạn Đất Vàng ( Golden Land Co., Ltd) hoạt
động trong lĩnh vực xuất khẩu gỗ chế biến sang các thị trường như Trung
Đông, Mỹ, Nhật Bản… Trong quá trình hoạt động, công ty gặp không ít khó
khăn khi cạnh tranh với các công ty trong nước và nước ngoài hoạt động trong
lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu gỗ chế biến. Vì thế vấn đề nâng cao hiệu quả
hoạt động kinh doanh xuất khẩu là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu
của công ty. Trong thời gian qua, công ty không ngừng đưa ra những biện pháp
nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty mình. Tuy nhiên vẫn còn
những khó khăn vướng mắc chưa giải quyết được. Nhận thất đây là vấn đề cấp
thiết của công ty, em chọn đề tài: ”Nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu
sản phẩm gỗ chế biến ở công ty trách nhiệm hữu hạn Đất Vàng”.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng: Hiệu quả kinh doanh xuất khẩu sản phẩm gỗ chế biến của
công ty Đất Vàng
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại công ty trách
nhiệm hữu hạn Đất Vàng ( Golden Land Co., Ltd) đối với sản phẩm gỗ chế
biến xuất khẩu.
+ Về thời gian: Từ năm 2009, 2010, 2011 và kế hoạch đến năm 2015.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích: Đưa ra kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất
khẩu sản phẩm gỗ chế biến của công ty.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
Sinh viên: Phạm Thị Thanh Hương Lớp: Kinh doanh quốc tế C
2
Chuyên đề thực tập cuối khóa
+ Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh xuất khẩu sản phẩm gỗ chế
biến của công ty TNHH Đất Vàng.
+ Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu sản phẩm
gỗ chế biến của công ty.
Sinh viên: Phạm Thị Thanh Hương Lớp: Kinh doanh quốc tế C
3
Chuyên đề thực tập cuối khóa
CHƯƠNG I:THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH XUẤT
KHẨU SẢN PHẨM GỖ CHẾ BIẾN CỦA CÔNG TY ĐẤT VÀNG
GIAI ĐOẠN 2009-2011
1.1. Giới thiệu về công ty và đặc điểm kinh tế- kỹ thuật ảnh hưởng
đến nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu sản phẩm gỗ chế biến của
công ty
1.1.1. Giới thiệu về công ty
1.1.1.1. Giới thiệu chung
• Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Đất Vàng tên đầy đủ là Công ty trách nhiệm Đất Vàng, tên
tiếng Anh là Golden Land Co.,Ltd
Địa chỉ: P5C3, TT KHXH, ngõ 35, phố Kim Mã Thượng, phường Cống
Vị, quận Ba Đình, Hà Nội.
Công ty trách nhiệm hữu hạn Đất Vàng được thành lập từ năm 2006
với số vốn điều lệ là 14 tỷ đồng. Từ khi thành lập đến nay, công ty đã tham
gia một số dự án lớn như cung cấp gỗ và đồ nội thất cho khách sạn Sofitel Hà
Nội; cung cấp coppha cho dự án sân bay nội bài, dự án Keangnam Landmark
Tower…
Công ty chuyên sản xuất các loại gỗ như: gỗ tròn, gỗ dán, gỗ xẻ, các
sản phẩm khác như nội thất gỗ, sản phẩm của công ty đã được xuất khẩu đi
các nước như khu vực Trung Đông, Hàn Quốc, EU, Mỹ, Nhật Bản. Ngoài ra
công ty còn nhập khẩu gỗ trong từ Nam Phi với số lượng lớn và nhập khẩu từ
một số đối tác lớn khác như châu Phi và Ý.
Được thành lập từ năm 2006, đến nay, công ty có một đội ngũ gồm 15
nhân viên văn phòng đầy kinh nghiệm cùng với một đội ngũ lao động lành
nghề làm việc trong các xưởng chế biến.
Sinh viên: Phạm Thị Thanh Hương Lớp: Kinh doanh quốc tế C
4
Chuyên đề thực tập cuối khóa
• Đặc điểm ngành hàng và các mặt hàng kinh doanh của công ty
Công ty Đất Vàng hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu
gỗ chế biến, nhập khẩu gỗ trong nguyên liệu trong đó xuất khẩu gỗ chế biến
là hoạt động mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho công ty.
Gỗ chế biến mà công ty sản xuất và xuất khẩu chủ yếu là Plywood, là
loại gỗ lạng mỏng, dán nhiều lớp chồng lên nhau như ván ép, độ chịu lực kéo
tốt, ít cong vênh. Đây là loại gỗ được người tiêu dùng ưa chuộng nhưng giá
cao hơn các loại gỗ chế biến khác, dùng trong thiết kế nội thất và trang trí.
Ngoài ra, công ty còn xuất khẩu những sản phẩm gỗ chế biến khác như
ván dăm, nội thất gỗ… sang nhiều thị trường trên thế giới như: EU, Nhật Bản,
Hàn Quốc, Mỹ…Hiện nay công ty đang tiếp tục mở rộng thị trường sang các
nước Trung Đông như Oman, Quatar…
Gỗ nguyên liệu dựng để sản xuất các sản phẩm gỗ chế biến của công ty
một phần được thu mua trong nước và nhập khẩu từ một số quốc gia như
Malaysia, Campuchia, Lào, Thái Lan, trong đó nhập khẩu từ Malaysia là
nguồn nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ nước ngoài lớn nhất của công ty.
• Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ công tác quản lý của doanh nghiệp mà
bộ máy quản lý trong công ty được phân theo các phòng ban với các chức
năng khác nhau. Giám đốc là người chịu trách nhiệm sắp xếp,tổ chức bộ máy
quản lý doanh nghiệp, điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như
các hoạt động hằng ngày khác của Công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật
và Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao. Giúp
việc cho Giám đốc là một phó Giám đốc. Phó Giám đốc được Giám đốc ủy
quyền điều hành một số lĩnh vực trong công tác quản lý và chịu trách nhiệm
trước Giám đốc về hoạt động và hiệu quả của công việc được giao.
Sinh viên: Phạm Thị Thanh Hương Lớp: Kinh doanh quốc tế C
5
Chuyên đề thực tập cuối khóa
Cơ cấu tổ chức của công ty Đất Vàng được thể hiện ở sơ đồ dưới đây:
Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức công ty TNHH Đất Vàng
( Nguồn: Phòng tổ chức hành chính công ty Đất Vàng)
Sinh viên: Phạm Thị Thanh Hương Lớp: Kinh doanh quốc tế C
6
Hội đồng quản trị
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng
sản xuất
Phòng
kinh
doanh
Phòng
kế toán-
tài chính
Phòng tổ
chức
hành
chính
Xưởng
sản xuất 1
Xưởng
sản xuất 2
Chuyên đề thực tập cuối khóa
- Các phòng ban:
+ Phòng kinh doanh- xuất nhập khẩu: có chức năng tham mưu giúp
Ban Giám đốc Công ty hoạch định các phương án sản xuất kinh doanh của
toàn công ty trong dài hạn, ngắn hạn hoặc trong từng thương vụ kinh doanh
cụ thể. Phòng kinh doanh cùng với các đơn vị trực thuộc và các phòng chức
năng khác của Công ty xây dựng các phương án kinh doanh và tài chính, trực
tiếp nghiên cứu thị trường, nguồn hàng, khách hàng trong và ngoài nước để
xúc tiến thương mại. Ngoài ra, phòng kinh doanh- xuất nhập khẩu còn có
nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, định hướng sản xuất kinh doanh hàng năm,
hàng quý, hàng tháng cũng như theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch để kịp
thời để xuất với ban giám đốc điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với tình hình
thực tế.
+ Phòng sản xuất: Tiếp nhận đơn hàng và phiếu yêu cầu sản xuất từ các
bộ phận kinh doanh, từ đó xem xét năng lực thực hiện và có phản hồi kịp thời
đối với đơn vị yêu cầu. Lập và triển khai kế hoạch sản xuất, giám sát việc
thực hiện theo tiến độ, chất lượng của các xưởng sản xuất. Lập kế hoạch thu
mua và cung ứng nguyên vật liệu , sửa chữa máy móc đảm bảo việc vận hành
được trơn tru, đảm bảo việc sản xuất đúng tiến độ, hợp lý và tiết kiệm.
+ Phòng kế toán- tài chính: Có nhiệm vụ tổ chức, quản lý tài chính và
kế toán của công ty, lập sổ sách, hạch toán, báo cáo số liệu kế toán.
+ Phòng tổ chức hành chính: Giải quyết các thủ tục về việc hợp đồng
lao động, tuyển dụng, điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cho thôi việc đối với
công nhân viên. Tham mưu cho giám đốc trong việc giải quyết chính sách,
chế độ đối với người lao động theo quy định của Bộ Luật lao động. Nghiên
cứu, để xuất các phương án cải tiến tổ chức quản lý, sắp xếp cán bộ, công
nhân cho phù hợp với tình hình phát triển sản xuất- kinh doanh. Xây dựng các
định mức đơn giá về lao động. Lập và quản lý quỹ lương, các quy chế phân
Sinh viên: Phạm Thị Thanh Hương Lớp: Kinh doanh quốc tế C
7
Chuyên đề thực tập cuối khóa
phối tiền lương, tiền thưởng theo các quy định của Nhà nước và hiệu quả sản
xuất kinh doanh của Công ty. Tổng hợp báo cáo quỹ lương công ty. Quản lý
con dấu của công ty theo quy định về quản lý và sử dụng con dấu của Bộ
công an. Thanh tra và xử lý các vấn đề bên trong, bên ngoài công ty…
1.1.1.2. Tổng quan về hoạt động xuất khẩu gỗ chế biến của công ty giai
đoạn 2009-2011.
• Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu và doanh thu xuất khẩu của công ty trách
nhiệm hữu hạn Đất Vàng
Bảng 1.1: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu và doanh thu xuất khẩu của
công ty giai đoạn 2009- 2011.
STT Sản phẩm
2009 2010 2011
DT
( trđ)
Cơ cấu
(%)
DT
(trđ)
Cơ cấu
(%)
DT
(trđ)
Cơ cấu
(%)
1 Ván dăm 19.140 52,48 16.668 33,94 11.263 22,58
2 Ván ép Plywood 10.546 28,92 23.795 48,45 25.427 50,98
3 Nội thất gỗ 6.785 18,60 8.647 17,61 13.189 26,44
4 Tổng 36.471 100 49.110 100 49.879 100
( Nguồn: Phòng kinh doanh công ty Đất Vàng)
( % được tính so với tổng lượng hàng hóa xuất khẩu của năm)
Bảng trên cho thấy doanh thu từ hoạt động xuất khẩu của công ty ổn
định qua các năm
Tốc độ tăng của doanh thu xuất khẩu=
DTXK năm (t+1) – DTXK năm t
DTXK năm t
Theo đó năm 2010 tăng 34,65% so với năm 2009, tốc độ tăng khá cao
do năm 2009, nền kinh tế thế giới vẫn chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng
tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu nên các đối tác của công ty từ các nước
EU, Mỹ, Nhật nhập khẩu không nhiều. Đến năm 2010, nền kinh tế các quốc
gia dần phục hồi dẫn đến nhu cầu về các sản phẩm gỗ chế biến tăng trở lại.
Sinh viên: Phạm Thị Thanh Hương Lớp: Kinh doanh quốc tế C
8
Chuyên đề thực tập cuối khóa
Năm 2011, tăng 1.56% so với năm 2010, nhưng tốc độ tăng là không cao do
nhu cầu các thị trường truyền thống của công ty đã đi vào ổn định.
Bảng trên cho thấy, năm 2009, mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty
là ván dăm, chiếm 52,48% tỷ trọng hàng xuất khẩu của công ty; tiếp đó là ván
ép Plywood chiếm 28,92%; nội thất gỗ chỉ chiếm 18,60% do nội thất gỗ là
sản phẩm mới đưa vào xuất khẩu của công ty, và thị hiếu tiêu dùng khó tính
hơn nhiều so với các mặt hàng gỗ chế biến nhưng chưa qua khâu thiết kế.
Năm 2010, xu hướng xuất khẩu của công ty có chuyển dịch khi tỷ trọng
xuất khẩu mặt hàng ván ép Plywood tăng mạnh, chiếm 48,45%; nội thất gỗ
tăng đáng kể, chiếm 17,61%; xuất khẩu ván dăm giảm so với năm 2009, chỉ
chiếm 33,94%, giảm 18,54%.
Năm 2011, xuất khẩu ván dăm giảm 11,36% so với năm 2010, chiếm
22,58% tổng doanh thu xuất khẩu năm 2011. Xuất khẩu ván ép Plywood tiếp
tục tăng, chiếm 50,98%. Xuất khẩu nội thất gỗ tăng mạnh, chiếm 26,44%,
tăng 8,83% so với năm 2010.
Từ các số liệu trên có thể thấy công ty đang có xu hướng xuất khẩu
những mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao là nội thất gỗ và ván ép Plywood.
Ván dăm xuất khẩu để duy trì thị phần ở các thị trường truyền thống.
• Thị trường xuất khẩu: phân tích những thị trường xuất khẩu chính
EU, Mỹ, Nhật Bản là 3 thị trường nhập khẩu chính các sản phẩm gỗ
chế biến của công ty trong đó xuất khẩu sang các nước EU chiếm tỷ trọng
xuất khẩu các sản phẩm gỗ chế biến lớn nhất của công ty. Thị trường Mỹ hiện
đứng thứ hai trong số các nước nhập khẩu nhiều sản phẩm gỗ chế biến của
công ty.
Ngoài ra cũng phải kể đến Trung Đông- một thị trường đầy triển vọng
trong những năm gần đây do nhu cầu nhập khẩu gỗ chế biến và các mặt hàng
trang trí nội thất tăng lên đột biến.
Sinh viên: Phạm Thị Thanh Hương Lớp: Kinh doanh quốc tế C
9
Chuyên đề thực tập cuối khóa
Thị trường khác bao gồm: Trung Quốc, Đài Loan, Úc, Hồng Kông, Niu
Di Lân Canada, và một số nước Nam Mỹ. Tuy nhiên nhu cầu đối với sản
phẩm gỗ chế biến của công ty chưa ổn định, do công ty mới bước đầu đặt
chân tới những thị trường này nên số lượng các đơn hàng chưa nhiều.
Dưới đây là thống kê tỷ trọng xuất khẩu sang các thị trường của công ty
giai đoạn 2009- 2010.
Bảng 1.2: Thị trường xuất khẩu của công ty giai đoạn 2009-2011
STT Thị trường
2009 2010 2011
Giá trị
(trđ)
%
Giá trị
(trđ)
%
Giá trị
(trđ)
%
1 EU 10.986 30,12 12.544 25,54 12.075 24,21
2 Mỹ 8.610 23,61 7.957 16,20 9.468 18,98
3 Nhật 6.075 16,66 7.968 16,22 6.977 13,99
4 Hàn Quốc 3.264 8,95 5.987 12,19 6.023 12,08
5 Trung Đông 2.579 7,07 6.462 13,16 7.989 16,02
6
Thị trường
khác
4.957 13,59 8.192 16,69 7.347 14,72
( Nguồn: Báo cáo tình hình xuất khẩu của công ty giai đoạn 2009-2011)
Qua bảng trên ta thấy tỷ trọng xuất khẩu sang sản phẩm gỗ năm 2010
sang EU tăng mạnh, từ 10,986 tỷ đồng năm 2009 lên 12,544 tỷ đồng năm
2010. Con số này có phần kém hơn kỳ vọng của công ty do nửa sau năm 2010
cuộc khủng hoảng nợ công nổ ra tại Hy Lạp và lan rộng ra toàn châu Âu,
khiến người dân chi tiêu tiêu dùng dè dặt hơn. Năm 2011, tỷ trọng xuất khẩu
gỗ chế biến của công ty giảm nhẹ, đạt 12,075 tỷ đồng. Tuy nhiên châu Âu vẫn
là thị trường truyền thống và là thị trường nhập khẩu lớn nhất của công ty.
Tỷ trọng xuất khẩu vào thị trường Mỹ trong 3 năm 2009-2011 tăng liên
tiếp, năm 2009 tỷ trọng xuất khẩu vào Mỹ chỉ có 6,075 tỷ đồng, đến năm
2010 tỷ trọng là 7,957 tỷ đồng và năm 2011 là 9,468 tỷ đồng. Tuy tỷ trọng
xuất khẩu chưa cao nhưng thị trường Mỹ đang hứa hẹn là thị trường tiềm
năng, mở ra nhiều cơ hội cho công ty khi xuất khẩu vào thị trường này.
Sinh viên: Phạm Thị Thanh Hương Lớp: Kinh doanh quốc tế C
10
Chuyên đề thực tập cuối khóa
Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản năm 2011 giảm gần
một tỷ so với năm 2010 xuống còn 6,977 tỷ đồng do ảnh hưởng của những
biến động tiêu cực về chính trị. Trong thời gian tới, những biến động do thiên
tai, kinh tế, chính trị của Nhật Bản sẽ khiến tình hình nhập khẩu các sản phẩm
gỗ chế biến của đất nước này không mấy khả quan.
Xuất khẩu sản phẩm gỗ chế biến của công ty sang Hàn Quốc nhìn
chung là chưa cao. Năm 2009, tỷ trọng xuất khẩu đạt 3,264 tỷ đồng; năm
2010 tăng 83,42%, đạt 5,987 tỷ đồng nhưng đến năm 2011, kim ngạch xuất
khẩu sang thị trường này tăng không đáng kể , chỉ có 6,023 tỷ đồng, tăng
0,6% so với năm 2010.
Trung Đông là thị trường có tốc độ tăng mạnh trong 3 năm qua. Năm
2009, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này chỉ đạt 2,579 tỷ đồng nhưng
đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu tăng 150,56%, đạt 6,462 tỷ đồng. Năm
2011, tỷ trọng xuất khẩu chỉ tăng 23,63% nhưng vẫn rất cao, đạt 7,989 tỷ
đồng. Do nhu cầu xây dựng hạ tầng ở Trung Đông đang tăng mạnh, kéo theo
nhu cầu về đồ gỗ nội thất lên cao. Có thể nói đây là thị trường mới nhưng hứa
hẹn nhiều cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp chế biến gỗ.
Dưới đây ta sẽ phân tích những thị trường tiềm năng của công ty trong
thời gian tới:
Trong số các thị trường tiêu thụ sản phẩm gỗ của công ty thì thị trường
Mỹ là thị trường có nhiều triển vọng mà công ty đang có chiến lược để khai
thác và nâng cao thị phần xuất khẩu. Nhìn một cách tổng thể, Mỹ là nước
nhập khẩu gỗ, sản phẩm gỗ và đồ nội thất hàng đầu thế giới, với kim ngạch
trên 40 tỷ USD mỗi năm ( thống kê 5 năm trở lại đây từ năm 2006-2011).
Theo nhận định chung của các chuyên gia và một số doanh nghiệp Mỹ,
nhập khẩu gỗ chế biến của Việt Nam sang Mỹ tăng nhanh trong thời gian gần
đây. Chỉ tiêu cho đồ gỗ và nội thất tăng một cách đáng kể ở khắp các bang
Sinh viên: Phạm Thị Thanh Hương Lớp: Kinh doanh quốc tế C
11
Chuyên đề thực tập cuối khóa
trên nước Mỹ, trong đó các bang miền Tây luôn giữ vị trí hàng đầu. Với thị
trường Mỹ, đồ gỗ Việt Nam được đánh giá là có chất lượng, kiểu dáng sáng
tạo, giá cả cạnh tranh, vì thế tạo được độ tín nhiệm cao đối với người tiêu
dùng. Đây là những nhận định đáng mừng đối với ngành sản xuất, chế biến và
xuất khẩu gỗ nói chung cũng như công ty Đất Vàng nói riêng. Một trong
những lý do khiến sản lượng gỗ nhập khẩu từ Việt Nam tăng mạnh thời gian
gần đây là vì các nhà nhập khẩu Mỹ không muốn lệ thuộc vào một thị trường
cung cấp lớn là Trung Quốc. Trước đây, Trung Quốc là đối thủ đáng gờm
nhất của ngành chế biến gỗ, sàn gỗ công nghiệp Việt Nam . Tại Mỹ, Trung
Quốc là nước dẫn đầu tỉ trọng xuất khẩu đồ gỗ, sàn gỗ công nghiệp vào thị
trường này. Nhưng nay, mặt hàng đồ gỗ Trung Quốc đang bị áp thuế bán phá
giá rất cao tại thị trường Mỹ. Vì vậy, các nhà nhập khẩu Mỹ đang có xu
hướng tìm kiếm và chuyển sang mua các mặt hàng gỗ chế biến của các thị
trường châu Á khác có mức giá rẻ hơn như Việt Nam. Do đó, thị trường Mỹ
là thị trường tiêu thụ rộng lớn và giàu tiềm năng đối với các sản phẩm gỗ chế
biến của Việt Nam nói chung và của công ty Đất Vàng nói riêng.
Tuy nhiên, thị trường Mỹ cũng là thị trường rất khắt khe đối với nguồn
gốc xuất xứ của gỗ cũng như sự khó tính trong xu hướng tiêu dùng. Người
Mỹ không quan tâm nhiều đến chất liệu, màu sắc có tự nhiên hay không,
nhưng yêu cầu hoàn thiện sản phẩm một cách chu đáo, phong cách trang trí
đơn giản và màu sắc thích hợp, thể hiện qua cách đánh bóng, độ mịn bề mặt,
bả lề và các phụ kiện chắc chắn, độ khít sản phẩm, đúng mở tiện lợi dễ dàng
( đối với sản phẩm đồ gỗ nội thất). Người tiêu dùng Mỹ thích đồ gỗ làm từ
nguyên liệu gỗ cứng hơn đồ gỗ làm từ các loại gỗ mềm. Họ ưa chuộng vẻ bề
ngoài, không cần các sản phẩm được làm bằng các loại gỗ tốt như lim, gụ
mà chỉ cần gỗ cao su, gỗ thầu dâu, MDF ( ván gỗ ép) nhưng nước sơn phủ
bên ngoài phải thật đẹp, bắt mắt và kiểu dáng phải đẹp. Để đạt được nước sơn
Sinh viên: Phạm Thị Thanh Hương Lớp: Kinh doanh quốc tế C
12
Chuyên đề thực tập cuối khóa
phủ lên các sản phẩm đồ gỗ xuất sang Mỹ khá phức tạp, khó hơn nhiều so với
yêu cầu của các thị trường EU, thường để hoàn tất chu trình sơn một sản
phẩm hoàn hảo cho thị trường Mỹ có khi phải sơn đến 10 lần.
Đó là về thị hiếu người tiêu dùng, còn về phía chính phủ Mỹ, cũng có
rất nhiều tiêu chuẩn đặt ra cho sản phẩm gỗ chế biến nhập khẩu vào Mỹ.
Chính phủ Mỹ đã thông qua sửa đổi Luật Lacey vào ngày 22/05/2008 và đạo
luật Lacey sửa đổi bổ sung này có hiệu lực vào ngày 1/4/2010. Đạo luật yêu
cầu rất ngặt ngặt nghèo về nguồn gốc gỗ: gỗ mua ở đâu, được khai thác ra
sao ( buộc doanh nghiệp phải có chứng chỉ FSC- một văn bản xác nhận rằng
một đơn vị quản lý rừng đã được sản xuất trên cơ sở rừng được tái tạo lâu dài,
không ảnh hưởng đến các chức năng sinh tái của rừng và môi trường xung
quanh và không làm suy giảm tính đa dạng sinh học). Chưa dừng lại ở đó, gỗ
phải được trải qua một chuỗi kiểm tra của một tổ chức quốc tế độc lập do bên
thứ ba ( Việt Nam thỏa thuận với Mỹ và quốc tế) đứng ra nhận. Ví dụ, đối với
một sản phẩm gỗ được sản xuất ở Việt Nam nhưng nguyên liệu lại nhập từ
nước ngoài thì bắt buộc phải có chứng từ kiểm tra, xác minh rõ ràng xem vận
chuyển nguyên liệu qua cảng nào, cửa khẩu nào… rồi mới được cấp phép.
Chẳng hạn, việc cấp chứng chỉ COC ( chứng nhận chuỗi hành trình sản phẩm)
phải thuê tổ chức SGS của Malaysia. Đối với những nhà sản xuất, xuất khẩu
và bán lẻ đồ gỗ có nguồn gốc đáng nghi ngờ có thể bị chính phủ Mỹ tịch thu
hàng, phạt tiền hoặc thậm chí bỏ tù. Phía Mỹ cũng yêu cầu kiểm tra chặt chẽ
về hóa chất, an toàn ao động, vệ sinh môi trường… Nói chung, đối với mỗi
mã HS lại có những yêu cầu về độ an toàn và vệ sinh môi trường riêng. Đây
là những thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và những
doanh nghiệp vừa và nhỏ như Đất Vàng nói riêng. Vì vậy, nếu không chủ
động nghiên cứu kỹ các quy định trong đạo luật và thu thập đầy đủ các giấy
Sinh viên: Phạm Thị Thanh Hương Lớp: Kinh doanh quốc tế C
13
Chuyên đề thực tập cuối khóa
tờ, chứng chỉ yêu cầu thì doanh nghiệp sẽ gặp những trở ngại lớn và nặng hơn
là những thua thiệt nặng nề trong khi kinh doanh tại thị trường này.
Ngoài ra, sản phẩm gỗ khi nhập khẩu vào thị trường Mỹ cũng phải trải
qua những thủ tục hải quan chặt chẽ. Đối với mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ chế
biến thuộc nhóm HS44 ( gồm các sản phẩm gỗ dán, gỗ xẻ), các thủ tục rời
bến được cho là quá nhiều khó khăn cho các nhà xuất khẩu, còn với hàng gỗ
nội thất ( HS94), thủ tục hải quan không quá phức tạp. Việc nhập khẩu hàng
gỗ và nội thất gỗ phụ thuộc phạm vi điều chỉnh của các quy định chung như
được xác định trong các bộ luật của các quy định Liên bang ( các văn bản
nhập khẩu- 19CRF 141; điều tra Hải quan- 19 CFR 151 và thuế Hải quan 19
CFR-159). Một quy định nữa của Hải quan Mỹ là tất cả hàng hóa được nhập
vào Mỹ phải được dán nhãn xuất xứ. Trong các sản phẩm gỗ, chỉ gỗ xẻ, rào
gỗ, gỗ lát nền là không cần dán nhãn xuất xứ. Các hàng hóa được yêu cầu
phải dán nhãn xuất xứ nếu nhập vào Mỹ mà không có nhãn mác xuất xứ sẽ
phải nộp thuế phụ thu hoặc bị phá hủy theo yêu cầu điều tra của hải quan
trước khi đưa vào Mỹ. Các nhà xuất khẩu nên dán nhãn xuất xứ vào sản phẩm
một cách chính xác để tránh bị phạt và nộp phí bổ sung tại Hải quan. Thông
thường trong các trường hợp này mức phạt và khoảng 10% ( áp dụng 19 CFR
134). Mức thuế nhập khẩu ở Mỹ nói chung là thấp, nhưng gánh nặng thuế phụ
thu lại cao. Đối với đồ gỗ thuộc mã HS 44, thuế quan thay đổi từ 0 đến
10,7%. Trên thức tế, thuế đánh vào gỗ dán cao nhất ( 8 và 10,7%). Thuế suất
được áp dụng cho hàng gỗ nội thất ( mã HTS94) đa số là 0%. Tuy nhiên thuế
phụ thu đánh vào các sản phẩm gỗ nhập khẩu lại trở thành gánh nặng đối với
việc nhập khẩu sản phẩm gỗ chế biến vào Mỹ, làm tăng mức thuế nhập khẩu.
Cụ thể:
- Phí xử lý hàng hóa (MDF) (0,21%) theo giá FOB
- Thuế bảo quản cầu cảng ( HMT) ( 0,125%) giá FOB
Sinh viên: Phạm Thị Thanh Hương Lớp: Kinh doanh quốc tế C
14
Chuyên đề thực tập cuối khóa
- Loại khác: phí thanh khoản và tiền đặt cọc ( bond) nộp cho Hải quan
Ngoài ra thị trường Mỹ là thị trường có quy mô lớn, nhu cầu tăng
thường xuyên và rất đa dạng sản phẩm. Nhưng đây cũng là khó khăn cho
nhiều quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam vì các đơn hàng thường
rất lớn nên khó đáp ứng được yêu cầu. Vì thế, những doanh nghiệp vừa và
nhỏ như Đất Vàng, dự có đơn đặt hàng, nhưng không có khả năng đáp ứng
vẫn phải từ chối. Thêm nữa, Việt Nam mới thâm nhập thị trường Mỹ từ năm
2003 sau hiệp định thương mại song phương Việt Nam- Hoa Kỳ năm 2001,
khi mà thị phần của các công ty xuất khẩu đã khá ổn định nên việc giành thị
phần từ các đối thủ khác, đặc biệt là các đối thủ từ những quốc gia có lao
động rẻ và nguồn cung gỗ nguyên liệu sẵn có là thách thức không nhỏ với các
doanh nghiệp Việt Nam trong đó có công ty Đất Vàng.
Liên minh châu Âu ( EU) là thị trường nhập khẩu đồ gỗ lớn thứ hai của
Việt Nam sau Hoa Kỳ và cũng là thị trường nhập khẩu đồ gỗ lớn thứ hai của
công ty Đất Vàng.Với dân số 500 triệu, 27 quốc gia thành viên EU chiếm
30% GDP, 41% thương mại và 43% đầu tư toàn cầu, EU được đánh giá là
một thị trường đầy hấp dẫn đối với các quốc gia xuất khẩu đồ gỗ trong đó có
Việt Nam. Đối với công ty Đất Vàng, EU là thị trường có tỷ trọng xuất khẩu
sản phẩm gỗ chế biến lớn nhất.
Hình 1.2: Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường EU
giai đoạn 2003-2011
Đơn vị: triệu USD
Sinh viên: Phạm Thị Thanh Hương Lớp: Kinh doanh quốc tế C
15
Chuyên đề thực tập cuối khóa
( Nguồn: .vn và Tổng cục Hải quan Việt Nam
Nhìn vào hình 1.2 ta có thể thấy kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt
Nam vào EU trong thời gian qua có mức tăng trưởng khá đều, trung bình
15%/ năm. Điều đáng tiếc là nửa sau năm 2010, khủng hoảng nợ công nổ ra
tại Hy Lạp và lan rộng ra toàn châu Âu, điều này ảnh hưởng tới giá trị nhập
khẩu các mặt hàng vào châu Âu, trong đó có mặt hàng sản phẩm gỗ chế biến,
kết quả là giá trị xuất khẩu năm 2010 của mặt hàng gỗ chỉ đạt 504.25 triệu
USD giảm 34.4% so với năm 2009. Bước qua năm 2011, tình hình có nhiều
khởi sắc, khi 6 tháng đầu năm 2011, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang
EU của Việt Nam đạt 436.26 triệu USD, tăng 31.2% so với cùng kỳ năm
oái.
Tuy nhiên, thị trường châu Âu thể hiện rõ quan niệm “ ăn chắc mặc
bền” trong tất cả các quan hệ hợp tác làm ăn. Họ bảo thủ với những giá trị mà
Sinh viên: Phạm Thị Thanh Hương Lớp: Kinh doanh quốc tế C
16
Chuyên đề thực tập cuối khóa
họ đã chọn, đòi hỏi doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Đất Vàng nói riêng
phải giữ được sự ổn định trong việc đáp ứng những tiêu chuẩn mà nhà nhập
khẩu châu Âu đề nghị. Chất lượng tốt cũng như sự tiện dụng là những yếu tố
vô cùng quan trọng. Nếu chất lượng hàng hóa không ổn định, không xuất
hàng đúng hẹn vì bất cứ lý do gì ( giá tăng, giảm…) thì họ sẵn sàng không
bao giờ làm ăn với doanh nghiệp đó nữa. Đó là những lưu ý đối với những
nhà nhập khẩu châu Âu, còn đối với những nhà lập pháp, cũng có những quy
định rất khắt khe đòi hỏi doanh nghiệp xuất khẩu phải thực hiện. Đó là việc
tuân thủ những quy định của EU về tính an toàn của sản phẩm ví dụ như
Trách nhiệm pháp lý theo quy định 85/343/EEC. Nghĩa là phải có đền bù thiệt
hại cho cá nhân hoặc tập thể khi sản phẩm không an toàn, gây thiệt hại cho
người sử dụng. Ngoài ra còn có những quy định kiểm soát các chất nguy hiểm
có thể có trong sản phẩm như, các chất amiăng, PCB,PCT bị cấm, hóa chất
gây thủng tầng Ozon… cùng một số yêu cầu khắt khe khác về bao bì, nhãn
mác sản phẩm. Mới đây, vào tháng 10/2010, EU đã thông qua quy chế về
Tăng cường thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại gỗ ( FLEGT) quy
định điều kiện doanh nghiệp phải chấp hành khi xuất khẩu hoặc nhập khẩu gỗ
tại thị trường 27 nước thuộc EU, có hiệu lực từ ngày 3/3/2012, điều này gây
ra những khó khăn cho doanh nghiệp trong việc chứng minh xuất xứ hợp
pháp của gỗ. Hiện nay, ngành gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam có đến 70%
nguyên liệu gỗ nhập khẩu từ nước ngoài và vấn đề kiểm soát nguồn nguyên
liệu gỗ là vấn đề hết sức phức tạp. Việt Nam chủ yếu nhập khẩu gỗ từ một số
nước như Campuchia, Malaysia…Trong đó có một số nước có cấp chứng chỉ
FSC (của Hội đồng quản lý Rừng Quốc tế) còn một số nước không cấp chứng
chỉ này mà sử dụng giấy phép do chính phủ cấp như trường hợp của
Campuchia. Chính phủ Campuchia sẽ gửi giấy thông báo những doanh nghiệp
Campuchia được phép xuất khẩu gỗ trực tiếp tới Bộ Công Thương Việt Nam
Sinh viên: Phạm Thị Thanh Hương Lớp: Kinh doanh quốc tế C
17
Chuyên đề thực tập cuối khóa
và các doanh nghiệp Việt Nam chỉ được phép nhập khẩu gỗ từ các doanh
nghiệp đó. Quy trình này khá phức tạp và giới hạn nguồn cung gỗ nguyên liệu
cho thị trường Việt Nam. Công ty Đất Vàng cũng là một trong số những
doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Campuchia để sản xuất gỗ xuất
khẩu, do đó khi quy định của FLEGT có hiệu lực, Đất Vàng sẽ phải bắt tay
vào việc thiết lập quan hệ với những doanh nghiệp Campuchia được cấp phép
và điều này ảnh hưởng tới giá thành sản xuất cũng như sản lượng nguồn cung
gỗ nguyên li
cho công ty.
Về vấn đề thuế quan, nhìn chung mặt hàng gỗ bao gồm gỗ nguyên liệu
và sản phẩm từ gỗ đều phải chịu thuế nhập khẩu vào thị trường châu Âu tùy
thuộc sản phẩm và xuất xứ. Nhằm hỗ trợ việc xuất khẩu từ các nước đang
phát triển, EU vận hành biểu thuế ưu đãi GSP nhằm giảm thuế cho các nước
đang phát triển và miễn thuế cho các nước chậm phát triển. Đồ gỗ của Việt
Nam vào EU hiện đang hưởng thuế GSP với mức thuế xuất chủ yếu là 0%
( một số mã hàng chịu thuế 2.1%) đã giúp Việt Nam có lợi thế nhất định khi
chen chân vào thị trường EU so với Trung Quốc, Indonesia, Brazil,
Malaysia… do các nước này không
ược hưởng GSP.
Một trong những thị trường đầy tiềm năng và hứa hẹn cơ hội mở rộng
thị trường cho các doanh nghiệp gỗ Việt Nam nói chung và công ty Đất Vàng
nói riêng chính và thị trường Trung Đông. Theo báo cáo và phân tích mới
nhất của công ty Dmg World Media Ltd, tình hình triển khai các dự án xây
dựng tại khu vực Trung Đông tăng đáng kể trong vòng vài năm qua đó làm
gia tăng nhu cầu nhập khẩu sản phẩm gỗ chế biến ở khu vực này. Khu vực
Trung Đông hiện đang dẫn đầu thế giới về tốc độ xây dựng cơ sở hạ tầng, các
dự án thủy lợi, nhà cao tầng, các trung tâm thương mại… với tổng giá trị ước
Sinh viên: Phạm Thị Thanh Hương Lớp: Kinh doanh quốc tế C
18
Chuyên đề thực tập cuối khóa
tính đạt khoảng 3,1 ngàn tỷ USD. Sự tăng trưởng hằng năm của ngành công
nghiệp xây dựng tạo đà cho nhu cầu sử dụng đồ gỗ và các mặt hàng trang trí
nội thất
rong khu vực.
Sản phẩm đồ gỗ của các doanh nghiệp trong khu vực Trung Đông nói
chung còn thấp và các nhà sản xuất đồ gỗ và trang trí nội thất trong nước đang
phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguyên vật liệu nội thất, vì vậy việc nhập
khẩu đồ nội thất là điều không
ể tránh khỏi.
Khu vực Trung Đông đang nhập khẩu và chịu sự phụ thuộc nhiều nhất
từ các nước châu Âu, đặc biệt là Italia. Nhu cầu sử dụng và thẩm mỹ về đồ
nội thất của người Trung Đông ngày càng tương đồng với các nước châu Âu
đặc biệt là về mẫu mã, chất lượng và xu hướng thời trang. Do đó, với kinh
nghiệm khi xuất khẩu sang thị trường châu Âu, các doanh nghiệp Việt Nam
dễ dàng đáp ứng nhu cầu của thị trường đang khát nguồn cung sản phẩm gỗ
này. Theo khảo sát của tạp chí Gulf Interior Design, thị trường đồ gỗ của khu
vực Trung Đông vẫn là một thị trường lớn và có tốc độ tăng trưởng lớn nhất
trên thế giới trong đó còn rất nhiều thị trường của một số nước vẫn còn chưa
được khai thác. Ngành công nghiệp đồ gỗ và trang trí nội thất của khu vực
này sẽ tăng khoảng 10.9% trong giai đoạn 2010-2013 với xu hướng tìm kiếm
nguồn cung cấp đồ gỗ với giá cả cạnh tranh hơn từ các khu vực trên thế giới
đặc biệt là từ các nước châu Á. Các doanh nghiệp Việt Nam cần nhân cơ hội
này để mở rộng thị trường và thiết lập mối quan hệ làm ăn tới các đối tác
trong khu vực Trung Đông vì khu vực này hiện vẫn còn mới đối với Việt
Nam và các đối thủ như Trung Quốc, Malaysia, Indonesia… Xuất khẩu sang
Trung Đông trong giai đoạn này dễ dàng cạnh tranh hơn và thu được t
1.1.2. trọng lớn hơn.
Sinh viên: Phạm Thị Thanh Hương Lớp: Kinh doanh quốc tế C
19
Chuyên đề thực tập cuối khóa
Đặc điểm kinh tế- kỹ thuật ảnh hưởng đến nâng cao hiệu quả kinh
doanh xuất khẩu sản phẩm gỗ chế
1.1.2.1. ến của công ty
Các yếu tố b
• ngoài doanh nghiệp
Yếu tố
- ung- cầu thị trường
u tố cầu thị trường
Nhu cầu thị trường đối với từng chủng loại sản phẩm là khác nhau, như
khác nhau về chất lượng, mẫu mã, quy cách, bao bì, dán nhãn…; quy mô thị
trường, các đối thủ cạnh tranh, các sản phẩm thay thế, sự sẵn có của nguồn
hàng… là những yếu tố ảnh hưởng lớn tới việc kinh doanh hiệu quả của một
doanh nghiệp trên một thị trường, đòi hỏi doanh nghiệp phải có những bước
nghiên cứu, đánh giá cụ thể trước khi thâm nhậ
vào một thị trường.
Ví dụ tại thị trường Mỹ, người tiêu dùng ngày càng có ý thức cao hơn
trong việc tiêu dùng những sản phẩm thân thiện với môi trường. Nếu một sản
phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không được xếp vào loại nguyên liệu nằm
trong chương trình phát triển rừng bền vững thì cũng bị người tiêu dùng tẩy
chay. Điều này đòi hỏi các nhà xuất khẩu khi xuất khẩu sang thị trường này
phải có chứng nhận xuất xứ của sản phẩm. Về thị hiếu tiêu dùng, như đã phân
tích ở trên, người Mỹ không quan tâm nhiều đến chất liệu, nhưng lại yêu cầu
sản phẩm phải được hoàn thiện một cách chu đáo. Những mặt hàng có nhu
cầu nhiều nhất là: bàn ghế bằng gỗ, phụ kiện ghế dùng cho xe cộ bằng kim
loại, đồ gỗ nhà bếp, bàn ghế văn
hòng, gỗ tùng bách.
Sinh viên: Phạm Thị Thanh Hương Lớp: Kinh doanh quốc tế C
20
Chuyên đề thực tập cuối khóa
Năm 2011, người tiêu dùng Mỹ có sự thay đổi về thị hiếu và thói quen
tiêu dùng. Thay vì chuộng những đồ cao cấp thì nay họ có xu hướng chuyển
sang các mặt hàng có mức giá “bình dân” hơn. Nắm bắt được thị hiếu này,
doanh nghiệp sẽ có chuyển sang thiết kế những sản phẩm có chất liệu là gỗ
chế biến giá rẻ như ván ép, ván dăm… Sở dĩ như vậy là vì năm 2011, kinh tế
Mỹ vẫn chưa thực sự phục hồi sau những diễn biến tiêu cực của nền kinh tế
trong giai đoạn 2008-2010. Tình trạng trì hoãn trả lương, trả lương thấp và
thất nghiệp khiến người dân không muốn chi tiêu cộng với giá xăng tăng cao
buộc người tiêu dùng phải cắt giảm chi tiêu cho các hàng hóa khác. Theo báo
cáo doanh số bán lẻ tháng 6 của Chính phủ, doanh số bán đồ nội thất, đồ gia
dụng, hàng thể thao và điện tử đã giảm trong tháng cuối cùng của quý III.
Nhu cầu tiêu dùng giảm sẽ ảnh hưởng tới số lượng là khối lượng các đơn
hàng từ thị trường Mỹ. Các doanh nghiệp khi xây dựng kế hoạch sản xuất cần
chú ý tới nhu cầu và sức mua của thị trường để có kế hoạch nhập khẩu gỗ
nguyên liệu hợp lý, tránh nhập thừa quá nhiều sẽ tốn thêm chi phí lưu kho
hoặc nhập ít sẽ làm gián đoạn khả năng đáp ứng
- c đơn hàng đúng hạn.
u tố cung thị trường
Yếu tố cung thị trường ảnh hưởng lớn tới việc kinh doanh có hiệu quả
của công ty. Thị trường nào sẵn có các đối thủ cạnh tranh hiện tại và có nhiều
đối thủ tiềm năng muốn gia nhập ngành… thì thị trường đó có tính cạnh tranh
cao, doanh nghiệp cần phải cân nhắc kỹ các rủi ro trước khi gia nhập thị
trường, các biện pháp nhằm tạo được chỗ đứng, duy trì và từng bước nâng cao
sản lượng kh
gia nhập thị trường
Sinh viên: Phạm Thị Thanh Hương Lớp: Kinh doanh quốc tế C
21