ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HỌC
---------------
BÀI GIỮA KỲ
BỘ MÔN: VĂN HỌC PHÁP-ANH
THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA MAUPASSANT
Sinh viên thực hiện : Trần Thị Thanh Tùng
Lớp : K51-Văn học
Giảng viên : TS. Đào Duy Hiệp
Hà Nội, 3-2008
1
I. ĐÔI NÉT VỀ TIỂU SỬ MAUPASSANT.
Guy de Maupassant sinh tại vùng Normandie ở miền Bắc nước Pháp ngày 5 tháng 8
năm 1850, là hậu duệ của dòng họ Maupassant, một gia đình quý tộc có nguồn gốc từ thế kỷ
XVI. Cha mẹ ly thân năm ông lên mười tuổi, và bà mẹ đã một mình nuôi dạy con. Sau đó ông
được gửi đến trường nội trú ở Yvetot vì bản tính bất trị hay nổi loạn. Ông cũng từng học ở
trường Lycée tại Rouen và được cấp bằng cử nhân văn chương. Sau khi tốt nghiệp, Maupassant
ra nhập quân đội và tham gia chiến tranh Phap - Phổi (1870 - 1871) năm 1871 ông ở Pari làm
một viên chức nhỏ cho Bộ Hải Quân. Từ 1878 trở đi ông làm một viên chức Bộ Giáo dục. Công
việc của một viên chức nhỏ đã ảnh hưởng khá rõ nét vào các tác phẩm của ông, góp phần xây
dựng nên hình tượng con người nhỏ bé sẽ ra đời vào cuối thế kỷ XIX và thịnh hành suốt nửa
đầu thế kỷ XX. Nhưng càng ngày ông càng trở nên bi quan và cuối cùng bị sụp đổ tinh thần
hoàn toàn. Năm 1892 ông tự tử nhưng được cứu sống. Tiếp đó ông bị giam trong dưỡng trí viện
tư nhân Doctor Blanche tại Passy, Pari. Maupassant mất ngày 6 tháng 7 năm 1893, chỉ vừa bốn
mươi hai tuổi, an táng tại nghĩa trang Montparnasse.
II. SỰ NGHIỆP CỦA MAUPASSANT.
Tiểu thuyết gia Gustave Flaubert đã ảnh hưởng rất lớn đến cuộc đời và văn nghiệp của
Maupassant. Flaubert là người bạn của mẹ Maupassant, là con nuôi của ông Maupassant. Đối
với riêng bản thân Maupassant, Flaubert là người thân thiết và còn là người thầy đã dẫn dắt ông
trong suốt thời thơ ấu. Dưới ảnh hưởng của Flaubert văn chương Maupassant được thể hiện tự
nhiên nhưng cũng đầy bi quan về cuộc sống. Đặc biệt phải kể đến, ở Maupassant có thiên tư
tiềm tàng về hồi tưởng, chính điều này đã giúp ông viết câu chuyện thật dễ dàng và uyển
chuyển bằng những hình ảnh chứa sẵn trong đầu. Nhưng về sau cuộc sống hiện thực với đầy
khó khăn, phức tạp đã làm cho ông thoát khỏi cái nhìn tự nhiên, đơn giản ấy và nhận thức rõ
chân dung của sự vật, hiện tượng. Ông đã quan sát tỉ mỉ từ những động thái nhỏ nhất cho tới
những biến cố của đời sống đưa vào một cách chính xác trong những trang văn của mình. Nhận
định phê bình của ông thường hướng tới những vấn đề đạo đức xã hội. Càng về sau do chịu ảnh
hưởng của Flaubert mà khuynh hướng phản ánh hiện thực trong các tác phẩm của ông càng rõ
nét. “Maupassant lên án gay gắt xã hội tư sản. Nhưng cũng giống như ông thấy Flaubert, trong
khi lên án xã hội gay gắt, Maupassant ngày càng cảm thấy sự đấu tranh của mình là vô bổ. Cái
nhìn hoài nghi dần dần xâm chiếm các tác phẩm - không như nhiều nhà văn đương thời, ông
không tin vào khả năng thay đổi, tuy bất bình với thực tại. mặt khác do ảnh hưởng của chủ
nghĩa thực chứng, cái nhìn hoài nghi ở Maupassant còn đượm sắc thái bi quan. Ông cho rằng
con người với thể chất mong manh, bất lực, phải phục tùng những quy luật sinh lí khắc nghiệt.
Hơn nữa càng ngày Maupassant càng bị ám ảnh bởi cái chết. Khuynh hướng này chi thấp
thoáng trong những tác phẩm giai đoạn đầu, nhưng càng về sau càng rõ nét” [1, 572].
Tác phẩm đầu tiên được xuất bản của Maupassant là Viên mỡ bò, một trong những
truyện ngắn in trong tập Les Soirees de Médan viết về cuộc chiến Pháp - Phổ.
Maupassant làm việc cho các báo ở Pari, như tờ Gil Blas và tờ Le Gaulois dưới các bút
danh như Joseph Prunier, Guy de Vanlmont, Maufigneude… Ông đã viết gần 300 truyện ngắn,
200 bài đăng báo, 6 quyển tiểu thuyết và 3 bút ký du hành. Trong những tác phẩm nổi tiếng của
ông có thể kể đến: Một cuộc đời, Anh bạn điển trai, Mạnh như cái chết, và các truyện ngắn
khác như Viên mỡ bò, cô Fifi, Nhà chứa Tellier… Vở kịch đầu tiên của ông là À lafeuille se
rose: Maison Turque, ngoài ra còn một số bài tiểu luận.
III. TRUYỆN NGẮN MAUPASSANT.
Sáng tác ở rất nhiều lĩnh vực nhưng Maupassant nổi tiếng ở thể loại truyện ngắn. Tuy
dung lượng truyện ngắn nhỏ nhưng những gì chứa đựng trong nó thì không thể nhỏ chút nào
đặc biệt lại qua tài viết chuyện của Maupassant. “Với Maupassant, truyện ngắn một thể loại
“nhỏ” ít được các đại văn hào coi trọng, đá biểu lộ những khả năng nghệ thuật rất lớn, với tất
cả chiều sâu và dung lượng phong phú, trong khuôn khổ nhỏ hẹp”. Đề tài truyện ngắn của ông
rất phong phú, nhiều mặt rút ra từ cuộc sống hằng ngày. Mỗi phát hiện đều là lý thú với ông bởi
“Vật chất tầm thường nhất cũng chứa đựng một chút lạ lùng. Hãy tìm thấy cái lạ lùng ấy”. Với
vẻ ngoài trong sáng giản dị dường như không dụng công sắp đặt truyện của ông khiến người
đọc có cảm giác về một sự tiết độ “khách quan” trong diễn tả - nhưng đó là che giấu nghệ
thuật… Mỗi chi tiết trong truyện ngắn Maupassant đều được lựa chọn nghiêm khắc, mang
nhiều sức gợi” [2, 580]. Maupassant quan niệm truyện ngắn tuân theo quy tắc của mỹ học
chính xác và đơn giản. Nó là kết quả của sự chọn lọc kỹ lưỡng, nó phát triển một nhân tố duy
nhất rút ra tất cả những hậu quả, những hiệu lực có thể có từ một cảm giác, một cảm tưởng duy
nhất, ghi lấy và làm nổi bật lên khoảnh khắc vui mừng, ngạc nhiên, buồn phiền. Nhưng điều
căn bản là truyện ngắn của Maupassant không còn là những chuyện để tiêu khiển mà nó được
nâng thành những tấm gương phản ánh trung thành và các phê phán thực tại xã hội đương thời.
IV. THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN MAUPASSANT.
“Mỗi truyện ngắn của Maupassant là một số phận con người được đặt vào quãng thời
gian hoặc thời điểm nào đó sáng chói, có khi nhiều bão tố tai biến, nhưng cũng có khi nhẹ
nhàng xúc động như một áng thơ văn xuôi nó là “cánh cửa bí ẩn những đau khổ tinh thần’ để
lại một nỗi buồn man mác, sâu sa trong lòng người đọc. Các nhân vật của ông là những con
người bình thường trong cuộc sống: viên chức, sỹ quan, sinh viên, nông dân, gái giang hồ…”
[4, 120].
Truyện ngắn “Viên mỡ bò” được Maupassant sáng tác năm 1879 nhưng lần đầu tiên ra
mắt là tháng 1/1880 khi ông đọc cho bạn bè cùng nhóm “Mêđan” nghe. Vấn đề tình dục và thế
giới các cô gái giang hồ luôn trở đi trở lại trong các sáng tác của Maupassant, những cô gái lầm
than, “những kẻ dưới đáy” được ông cảm thông và đề cao. “Viên mỡ bò” được tóm lược như
sau: Trong vùng bị quân Đức chiếm đóng có một nhóm người muốn thoát ra đến vùng do Pháp
kiểm soát vì lý do riêng. Họ cùng xin được giấy phép, thuê chung một chuyến xe ngựa và cuộc
khởi hành được ấn định vào một buổi sớm mùa đông. Cuộc hành trình gồm 10 người, trong đó
có 3 cặp vợ chồng (một thương nhân giàu có, một chủ nhà máy, và một qusy tộc), hai nữ tu và
hai người thuộc thành phần “đặc biệt”: một cô gái giang hồ to béo nhưng xinh đẹp có biệt danh
là “Viên Mỡ Bò” và “nhà dân chủ” Cornudet.
Chuyến xe bị chặn lại tại đồn lính Đức. Tên sĩ quan trưởng đồn từng nghe tiếng về vẻ
đẹp của Viên Mỡ Bò, hắn ra điều kiện, nếu Viên Mỡ Bò bằng lòng qua một đêm với hắn thì
mọi người tiếp tục lên đường. Trong đêm ở quán, Nhà dân chủ đã có ý ve vãn cô nhưng cô kiên
quyết từ chối vì không thể nào làm nhục đất nước bằng cách hành nghề bên cạnh quân thù.
Đoàn người tiếp tục bị giữ lại và họ đổ lỗi cho cô, rồi tìm lời ngon ngọt thuyết phục cô, “bằng
gương hy sinh của các nữ anh hùng” đã “không tiếc thân mình” để phá quân thù, Viên Mỡ Bò
cũng muốn được đi nên bằng lòng. Sáng hôm sau, đoàn người được phép lên đường. Nhưng họ
đổi thái độ với cô, xem cô như một kẻ nhơ nhuốc giữa những người lương thiện.
Như vậy, có thể nói chỉ trong chiếc xe ngựa cũng đã phân rõ thành nhiều đẳng cấp.
Đứng đầu là ba cặp vợ chồng (một thương nhân giàu có, một chủ nhà máy và một quý tộc) vì
họ là những kẻ có tiền, và tất nhiên được kính trọng nhất. Tiếp đến là hai nữ tu sĩ. Và tầng lớp
thấp nhất là “nhà dân chủ” và cô gái giang hồ Viên Mỡ Bò. “Người đàn bà thuộc hạng người ta
gọi là điếm đàng, nổi tiếng về cái thân hình sớm đẫy đà khiến cô ta đã được đặt tên là “Viên
Mỡ Bò” [5,22].
Do hoàn cảnh xuất thân và nghể nghiệp nên cố luôn chịu sự khinh thị, dè bỉu của mọi
người. Nhưng do là người rất bản lĩnh”. Mọi người nhận ra cô thì lập tức có những lời thì thào
lan ra trong đám mây bà mệnh phụ và những tiếng “đồ đĩ”, “xấu hổi chung” được xì xào quá to
khiên cô phải ngẩng đầu lên. Cô ta bèn đưa mắt nhìn khắp lượt những người ngồi chung quanh,
một cái nhìn khiêu khích và táo bạo đến nỗi mọi người tức khắc im thin thít và ai nấy đều cúi
mặt xuống” [6,23] nên sau đó không ai dám nói gì về cô.
Cuộc hành trình gặp nhiều khó khăn hơn so với dự định: đường xa, không có hàng quán
khiến mọi người rất đói. Không ai chuẩn bị gì cả! Vốn lo xa, chỉ có Viên Mỡ Bò là người duy
nhất có lương thực trong xe. Cô ngần ngại không dám mời ai vì sợ mọi người vẫn còn định
kiến với mình. Sau cùng vì quá đói, có người ngất xỉu. Họ đành chấp nhận lời mời của cô gái
giang hồ hèn kém. Viên Mỡ Bò bối rối không kịp chuẩn bị gì cho cuộc hành trình xa xôi nên cô
không còn gì để ăn. Đến khi cô đã làm một việc mà mình không muốn. Hi sinh để cả đoàn
người được đi thì họ lại quay lưng lại với cô. Ai cũng có đồ ăn và không ai mời đến cô kể cả
hai nữ tu”. Cô cảm thấy mình bị dìm trong sự khinh bỉ của những kẻ đểu cáng lương thiện,
[7,63].
Cô đói, khát, giá lạnh, trên tất cả là lòng căm phẫn trước sự bạc bẽo xảo trá của bọn
chúng. Cô bật khóc nức nở trong khi Nhà dân chủ đã ăn no, vui vẻ, huýt sáo vu vi bài quốc ca
Pháp và từng giai điệu hòa lẫn trong tiếng khóc tức tưởi của cô gái giang hồ”. Viên Mỡ Bò vẫn
khóc; và đôi khi tiếng khóc nức nở, cô không nén nổi, bật lên trong bóng tối, giữa hai đoạn bài
hát” [8,64]. Viên Mỡ Bò tuy là cô gái thuộc tầng lớp dưới nhưng hành động của cô thi thật
đáng ca ngợi, nó đẹp hơn tất cả những hào nhoáng bên ngoài của bọn quý tộc kia. Câu chuyên
mang triết lí và sức nặng cuộc đời mà Maupassant đã từng trải nghiệm. Kết thúc câu chuyện
không có hậu nhưng “bất ngờ mở ra những liên tưởng mới về con người” [15, 121].
Tiếp đến phải nhắc tới truyện ngắn “Bố của Ximông”, câu chuyện về một đứa trẻ không
có cha, cũng là một truyện ngắn hiếm hoi kết thúc có hậu trong hơn 300 sáng tác của
Maupassant, song không rơi vào kiểu có hậu dễ dãi. Đọc xong thấy một dư vị tươi mát, trong
sáng lạ lùng. Văn phong của Maupassant rất tự nhiên, ngắn gọn, giản dị. Ximông được giới
thiệu “Nó độ bảy, tám tuổi. Nó hơi xanh xao, rất sạch sẽ, vẻ nhút nhát gần như vụng dại”. Lũ
trẻ tai ác không để cho em được yên, cứ cứa vào nỗi đau không có bố của em. Em phải kháng
lại chúng “Ximông túm lấy tóc nó bằng cả hai tay và đá liên hồi vào chân nó, trong khi nó cắn
nghiến vào má chú. Có một sự vật lộn kinh khủng. Hai đấu sĩ được lôi rời nhau ra, và Ximông
bị đánh tơi tả, ê ẩm, lăn lóc dưới đất, ở giữa tụi trẻ đứng quây tròn, reo hô” Ximông buồn vô
cùng, em nghĩ đến cái chết “Mình sẽ xuống sông cho chết đuối vì mình không có bố”. Nhưng
bác Philíp đã đến bên em “một bàn tay chắc nịch đặt lên vai em và một giọng to ồm ồm hỏi em:
“[9, 8] Bác đưa em về nhà… Một thời gian sau Bác đã quyết định gắn cuộc đời mình với mẹ
con chị Blăngsốt. Từ đấy Ximông đã có bố rồi … “Con sẽ nói với các bạn học của con rằng bố
con là Philíp Rêmy, bác thợ rèn, và bố sẽ kéo tai tất cả những đứa nào bắt nạt con”.
Ngày hôm sau, thấy trường đã đông chật và giờ học sắp sửa bắt đầu, bé Ximông đứng
dậy, mặt tái nhợt, môi run run: “Bố tớ ấy, em nói rành rọt, bố tớ là Philip Rêmy, bác thợ rèn, và
bố tớ hứa sẽ kéo tai tất cả những đứa nào bắt nạt tớ” [10, 11].
Mọi giá lạnh đã được xua tan, trái tim của bé Ximông được sưởi ấm chính bởi lòng
nhân ái của bác Philip. Tình thương giữa con người với con người đã làm nên tất cả”. Những
biểu lộ kín đáo đã làm rung động trái tim của nhà văn” [4. 577] chất thơ bàng bạc ẩn chứa trong
từng chi tiết nhó của câu chuyện. Vấn đề được Maupassant mở rộng ra với ý nghĩa tình yêu với
hạnh phúc nhân loại, nó không đơn thuần chỉ dừng lại ở câu chuyện trẻ thơ.
Trong thế giới nhân vật truyện ngắn Maupassant còn có hình ảnh của những viên chức
văn phòng sống mòn mỏi, nghèo nàn cả tinh thần lẫn vật chất. Sự đơn điệu của công việc đã
làm cho họ nhàm chán, họ sống một cuộc sống buồn tẻ, trống rỗng, họ im lặng trong vô vọng.
Sự tăm tối đã vây quanh họ, làm cho họ không còn nghĩ đến cuộc đời khác. Truyện ngắn “Đi
dạo” là minh chứng tiêu biểu cho luận đề này. Lão Leras là nhân vật kế toán ở một công ty, đã
làm việc bốn mươi năm trong một căn phòng gần như suốt ngày phải thắp đèn. Lão thức dậy đi
làm và trở về nhà vào đúng một giờ nhất định. Lão không vợ còn vì thu nhập quá thấp. Một
buổi chiều kia đi dạo dưới ánh sáng nắng chiều, trước vẻ đẹp của thiên nhiên, trước tình hêu
của những đôi trai gái lướt qua. Lão thấy buồn và cô đơn. Trước đây và cả bây giờ nữa lão đã
trải qua những tháng ngày không buồn vui, không kỷ niệm, không quá khứ, không tương lai.
Những chuỗi ngày giống hệt nhau cứ thế qua đi mà tiền đồ trước mặt là mờ mịt. Lão đi về phía
nắng chiều. Lão treo chổ tự tử trên một cành cây trong khu rừng Boulogne. Có thể nói “Đi dạo”
mang cảm thức thời gian của Maupassant, nó là sự thất bại của con người trước thời gian. Như
một khái quát thời gian trong tác phẩm của ông thường ít đem lại điều gì tốt đẹp. Nó là tàn phai
là tuyệt vọng. Lão Leras chọn cái chết để giải thoát, lão không đón nhận một cuộc đời mới nữa
vì quá khứ và cái hiện tại lão đang sống làm con người lão tê liệt. Sự cô đơn, vòng luẩn quẩn
đốt cháy con người lão.
Hay như trong truyện “Kẻ sát nhân” lại là một khía cạnh khác về giới viên chức. Jean-
Nicolas Lougere là nhân viên mẫn cán của văn phòng. Ông chủ lăng nhục vì cách ứng xử của
anh ta, cuối cùng anh đã giết ông chủ… Từ đó trong anh hoàn toàn sụp đổ, anh căm ghét cái xã
hội mà anh đã từng tin tưởng trong suốt hai mươi năm qua”. Bóng tối trong cuộc đời Jean-
Nicolas Lougere lại chính ở chỗ nó quá sáng tỏ, quá nguyên tắc, quá kính trọng”. Sự thất bại
của anh ta suy cho cùng cũng là do cái xã hội ấy mang lại. Ở truyện này, người kể chuyện đã
cho ta nhìn thấy Jean-Nicolas Lougere. Thông qua những lời biện hộ của luật sư người đọc thấy
thái độ, tư cách, sự lương thiện cổ kính, công việc… Câu chuyện chủ yếu được kể từ điểm nhìn
của viên luật sư - người đã đảm nhận nhiều vai trò một lúc. Tuy nhiên ở mỗi vai lại có một
giọng điệu khác nhau, sự không trùng hợp ở đây khiến câu chuyện hấp dẫn.
Cuộc chiến tranh Pháp - Phổ cũng là đề tài trong một số tác phẩm của Maupassant. Ông
có quan điểm đúng đắn về chiến tranh, ông căm ghét chiến tranh vì nó “nghiền nát những cuộc
đời, giày xéo những con người” (Cô Fifi), ông phân biệt chiến tranh xâm lược và chiến tranh tự
vệ chống xâm lăng, “chiến tranh là một sự dã man khi người ta đánh một người láng giếng
đang yên lành, đó là một bổn phận thiêng liêng khi người ta bảo vệ tổ quốc” Maupassant phân
tích rõ “Người nông dân không biết thù hằn dân tộc chỉ có những người ở tầng lớp trên mới có
chuyện đó. Những người dân cùng những người phải đóng góp nhiều nhất vì họ nghèo, và mỗi
thứ thuế mới đè nặng lên vai họ. Những người bị giết hàng loạt đem thân làm bia đỡ đạn vì họ