Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Hệ thống Báo cháy, hệ thống Điện thoại / dữ liệu và hệ thống truyền hình cáp. Luận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 74 trang )

Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM
MỤC LỤC
Trang
Bảng nhận xét luận án tốt nghiệp của giáo viên hướng dẫn...............................4
Bảng nhận xét luận án tốt nghiệp của giáo viên phản biện.................................5
Nhiệm vụ của luận án tốt nghiệp........................................................................6
Lời cảm ơn.........................................................................................................8
Bảng viết tắt.......................................................................................................9
Lời nói đầu.......................................................................................................10
Phần 1: Giới thiệu tổng quát về công trình / dự án.
I. Giới thiệu chung về dự án......................................................................11
II. Các hệ thống cơ điện trong công trình / dự án.....................................11
Phần 2: Thiết kế hệ thống Báo cháy, Điện thoại / dữ liệu và Truyền hình
cáp cho tòa nhà chung cư cao tầng.
I. Giới thiệu chung.
1. Giới thiệu chung về hệ thống Báo cháy tự động.................................13
1.1 Khái niệm về hệ thống Báo cháy tự động..........................................13
1.2 Các thành phần của hệ thống Báo cháy tự động.................................13
1.2.1 Trung tâm Báo cháy..................................................................................13
1.2.2 Thiết bị đầu vào.........................................................................................13
1.2.3 Thiết bị đầu ra. 13
1.3 Nguyên lý hoạt động của hệ thống Báo cháy tự động........................14
1.4 Phân loại hệ thống Báo cháy tự động.................................................14
1.4.1 Hệ thống Báo cháy thông thường..............................................................14
1.4.2 Hệ thống Báo cháy địa chỉ.........................................................................16
Luận văn tốt nghiệp 1
Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM
1.4.3 Nhiệm vụ của các thiết bị thuộc hệ thống báo cháy tự động......................18
a. Trung tâm báo cháy......................................................................18
b. Thiết bị đầu vào............................................................................19
c. Thiết bị đầu ra..............................................................................23


1.5 Tiêu chuẩn và các yêu cầu thiết kế....................................................26
1.5.1 Tiêu chuẩn 26
1.5.2 Yêu cầu thiết kế 26
2. Giới thiệu về hệ thống Điện thoại / dữ liệu.........................................33
II.1Khái niệm về hệ thống Điện thoại / dữ liệu........................................33
II.2Các thành phần hệ thống Điện thoại / dữ liệu....................................33
II.2.1 Giới thiệu các thiết bị của hệ thống Điện thoại..........................................34
a. Tổng đài điện thoại (PABX)...........................................................34
b. Điện thoại cố định..........................................................................34
c. Dây cáp điện thoại / dữ liệu...........................................................34
d. Đầu nối (RJ-11).............................................................................38
2.2.2 Giới thiệu thiết bị của hệ thống dữ liệu..........................................39
a. Hub................................................................................................39
b. Switch.............................................................................................40
c. ADSL..............................................................................................40
d. Repeater.........................................................................................41
e. Router.............................................................................................41
f. Gateway..........................................................................................42
g. Dây cáp điện thoại/dữ liệu.............................................................42
h. Đầu nối (RJ-45).............................................................................43
Luận văn tốt nghiệp 2
Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM
3. Giới thiệu chung về hệ thống Truyền hình cáp...................................44
3.1 Khái niệm về hệ thống Truyền hình cáp............................................44
3.2 Ưu, khuyết điểm của hệ thống Truyền hình cáp................................45
3.3 Cấu trúc mạng truyền hình cáp (CATV)............................................46
3.4 Thiết bị truyền hình cáp.....................................................................46
3.4.1 Hệ thống trung tâm (Headend System)...........................................46
3.4.2 Mạng phân phối tín hiệu (Distribution Netword)............................47
3.4.3 Thiết bị thuê bao (Customer System)..............................................47

3.4.4 Các bộ điều chế và ghép tín hiệu....................................................47
a. Thiết bị điều chế.............................................................................47
b. Thiết bị ghép tín hiệu.....................................................................48
3.4.5 Bộ khuếch đại tín hiệu....................................................................48
3.4.6 Thiết bị phân nhánh........................................................................50
II. Thuyết minh kỹ thuật.
1. Thuyết minh kỹ thuật hệ thống Báo cháy...........................................54
2. Thuyết minh kỹ thuật hệ thống Điện thoại / dữ liệu...........................55
3.................................Thuyết minh kỹ thuật hệ thống Truyền hình cáp.
56
III. Thiết kế các hệ thống..............................................................................57
1. Sơ đồ nguyên lý hệ thống Báo cháy.
2. Sơ đồ nguyên lý hệ thống Điện thoại / dữ liệu.
3. Sơ đồ nguyên lý hệ thống Truyền hình cáp.
4. Các mặt bằng bố trí Báo cháy và thoát hiểm.
5. Các mặt bằng bố trí Điện thoại / dữ liệu và truyền hình cáp.
Luận văn tốt nghiệp 3
Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM
IV. Bảng khai toán khối lượng vật tư..........................................................58
Kết luận....................................................................................................59
Tài liệu tham khảo....................................................................................60
Phụ lục......................................................................................................61
Luận văn tốt nghiệp 4
Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM
BẢNG NHẬN XÉT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CỦA
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................

..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................
Ngày … Tháng … Năm 2011
Giáo Viên Hướng Dẫn
PGS.TS Quyền Huy Ánh
Luận văn tốt nghiệp 5
Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM
BẢNG NHẬN XÉT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CỦA
GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................

..........................................................................................
Ngày … Tháng … Năm 2011
Giáo Viên Phản Biện
Luận văn tốt nghiệp 6
Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM
NHIỆM VỤ CỦA ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Họ và tên: Nguyễn Trịnh Thành Vinh MSSV: 06102113
Đỗ Nguyễn Tất Thành MSSV: 06102214
Lớp: 06102CLC
Ngành: Điện công nghiệp
1. Tên đề tài: THIẾT KẾ HỆ THỐNG BÁO CHÁY, ĐIỆN THOẠI / DỮ LIỆU
VÀ TRUYỀN HÌNH CÁP CHO CHUNG CƯ CAO TẦNG.
2. Nội dung phần thuyết minh:
- Giới thiệu về hệ thống Báo cháy.
- Giới thiệu về hệ thống Điện thoại/dữ liệu.
- Giới thiệu về hệ thống Truyền hình cáp.
- Thuyết minh kỹ thuật về hệ thống Báo cháy
- Thuyết minh kỹ thuật về hệ thống Điện thoại/dữ liệu.
- Thuyết minh kỹ thuật về hệ thống Truyền hình cáp.
3. Các bản vẽ:
- Sơ đồ nguyên lý hệ thống Báo cháy.
- Sơ đồ nguyên lý hệ thống Điện thoại / dữ liệu.
- Sơ đồ nguyên lý hệ thống Truyền hình cáp.
- Mặt bằng bố trí điện thoại / dữ liệu và truyền hình cáp tầng trệt.
- Mặt bằng bố trí điện thoại / dữ liệu và truyền hình cáp tầng lửng.
- Mặt bằng bố trí điện thoại / dữ liệu và truyền hình cáp tầng điển hình.
- Mặt bằng bố trí điện thoại / dữ liệu và truyền hình cáp lầu 1 căn hộ kép.
- Mặt bằng bố trí điện thoại / dữ liệu và truyền hình cáp lầu 2 căn hộ kép.
- Mặt bằng bố trí báo cháy và thoát hiểm tầng trệt.
- Mặt bằng bố trí báo cháy và thoát hiểm tầng lửng.

Luận văn tốt nghiệp 7
Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM
- Mặt bằng bố trí báo cháy và thoát hiểm tầng điển hình.
- Mặt bằng bố trí báo cháy và thoát hiểm lầu 1 căn hộ kép.
- Mặt bằng bố trí báo cháy và thoát hiểm lầu 2 căn hộ kép.
- Mặt bằng bố trí báo cháy và thoát hiểm tầng áp mái.
4. Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Quyền Huy Ánh.
5. Ngày giao nhiệm vụ: 15.10.2010
6. Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 10.1.2011
Giáo viên hướng dẫn Thông qua bộ môn, Ngày … tháng … năm 2011
Trưởng bộ môn
PGS.TS Quyền Huy Ánh
Luận văn tốt nghiệp 8
Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM
Luận văn tốt nghiệp 9
*** LỜI CẢM ƠN ***
Xin chân thành cảm ơn tất các quý
thầy cô trong nhà trường, nhất là quý
thầy cô trong khoa Điện-Điện Tử đã
tận tình dạy dỗ chúng em trong suốt 4
năm qua. Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc đến thầy Quyền Huy Ánh, người
đã nhiệt tình hướng dẫn, tạo mọi điều
kiện thuận lợi để chúng em hoàn thành
luận án này. Xin gửi lời cảm ơn đến
Công ty TNHH Tư Vấn Thiết Kế Kỹ
Thuật Hiệp Hòa đã giúp đỡ chúng em
rất nhiều về tài liệu và chỉ dạy kỹ càng
về cách thiết kế công trình thực tế. Xin
cảm ơn tất cả các bạn đã góp ý, giúp

đỡ chúng tôi trong thời gian thực hiện
đồ án này.
********
Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM
BẢNG VIẾT TẮT
TCVN : tiêu chuẩn Việt Nam.
LAN : Local Area Network (mạng máy tính cục bộ).
ADSL : Asymmetric Digital Subscriber Line (đường dây thuê bao số bất
đối xứng).
PABX : Private Automatic Telephone Based Exchange.
STP : Shield Twisted Pair.
UTP : UnShield Twisted Pair.
RJ : Registered Jack.
IP : Internet Protocol.
CATV : Community Antenna Television.
MMB : Multi Media Box
FIP : Main Fire Indicator Panel.
SFIP : Sub Fire Indicator Panel.
Luận văn tốt nghiệp 10
Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM
LỜI NÓI ĐẦU
Trong một công trình xây dựng thì hệ thống Cơ điện (hệ thống M&E) được ví
như là trái tim của công trình. Do đó việc thiết kế hệ thống M&E có ý nghĩa vô cùng
quan trọng, điều này giúp đem lại sự an toàn và tiện nghi cho người sử dụng.
Trong hệ thống Cơ điện thì hệ thống điện nhẹ (bao gồm các hệ thống như: Báo
cháy, điện thoại, truyền hình cáp, âm thanh, an ninh,…) đóng vai trò to lớn trong
việc bảo vệ tính mạng của người và tài sản cũng như đảm bảo các nhu cầu tối thiểu
về thông tin liên lạc và giải trí của con người. Ngày nay, thông qua phương tiện
thông tin đại chúng, chúng ta biết được có rất nhiều công trình nhà cao tầng thường
gặp các vấn đề về cháy nổ, đây là vấn đề cấp thiết đối với các cơ quan quản lý nhà

nước và ảnh hưởng đến tinh thần của những cư dân sống và làm việc bên trong các
công trình này. Chính vì các lý do trên mà nhóm sinh viên chúng tôi chọn đề tài về
thiết kế hệ thống điện nhẹ cho công trình chung cư cao tầng. Trong một hệ thống
điện nhẹ bao gồm rất nhiều hệ thống nhỏ lẻ khác nhau nhưng vì thời gian có hạn nên
chúng tôi chỉ xin giới thiệu đến những hệ thống được xem là không thể thiếu được
trong một chung cư cao tầng đó là: Hệ thống Báo cháy, hệ thống Điện thoại / dữ liệu
và hệ thống truyền hình cáp.
Luận văn tốt nghiệp 11
Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM
PHẦN 1
GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TRÌNH/DỰ ÁN
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TRÌNH / DỰ ÁN
Hiện nay các dự án chung cư cao tầng ở các thành phố lớn đang được nhà nước
khuyến khích triển khai xây dựng nhằm tiết kiệm quỹ đất. Chung cư dành cho người
thu nhập trung bình tọa lạc tại xã Phú Xuân, huyện Nhà Bè, TP HCM được xây dự
trên cơ sở đó. Trong các dự án này thì phần hệ thống Cơ điện (hệ thống M&E) quyết
định đến sự tiện nghi và an toàn cho người ở trong tòa nhà. Trong một công trình hệ
thống M&E thường gồm có các hệ thống chính sau: Hệ thống Điện (trong đó gồm
có hệ thống điện động lực và hệ thống điện nhẹ), hệ thống Cấp thoát nước, hệ Điều
hòa không khí và Thông gió.
II. CÁC HỆ THỐNG CƠ ĐIỆN TRONG CÔNG TRÌNH / DỰ ÁN
Để cho một công trình/dự án nào đó hoạt động nhằm phục vụ cho nhu cầu của
người sử dụng thì nhất thiết phải lắp đặt hệ thống Cơ điện. Trong một hệ thống Cơ
điện cơ bản thường có các hệ thống sau:
- Hệ thống điện động lực và chiếu sáng: Cung cấp nguồn điện cần thiết cho các
thiết bị có sử dụng điện hoạt động và cho hệ thống đèn chiếu sáng.
- Hệ thống điện nhẹ: Bao gồm các hệ thống nhằm phục vụ nhu cầu về thông tin
liên lạc, an ninh và giải trí như là: Hệ thống điện thoại/dữ liệu, hệ thống
Truyền hình cáp, hệ thống Báo cháy, hệ thống Âm thanh công cộng, hệ thống
An ninh,….

- Hệ thống điều hòa không khí và thông gió: Cung cấp các máy điều hòa không
khí và quạt thông gió cho công trình.
- Hệ thống cấp thoát nước: Cung cấp nước sinh hoạt, xử lý nước thải và chữa
cháy.
Luận văn tốt nghiệp 12
Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM
Do thời gian có hạn nên đề tài này chỉ chọn 3 hạng mục cơ bản của hệ thống điện
nhẹ gồm: Hệ thống Báo cháy, hệ thống Điện thoại/dữ liệu và hệ thống Truyền hình
cáp để trình bày.
Luận văn tốt nghiệp 13
Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM
PHẦN 2
THIẾT KẾ HỆ THỐNG BÁO CHÁY, ĐIỆN THOẠI / DỮ
LIỆU VÀ TRUYỀN HÌNH CÁP CHO TÒA NHÀ CAO TẦNG
I. GIỚI THIỆU CHUNG
Như đã giới thiệu ở trên về các hệ thống cơ điện cần thiết cho hoạt động của 1
công trình nhưng vì thời gian có hạn của đề tài tốt nghiệp, nên chúng tôi chỉ xoáy
sâu vào 3 hệ thống điện nhẹ cơ bản nhất nhưng không kém phần quan trọng là: Hệ
thống báo cháy, hệ thống điện thoại / dữ liệu và hệ thống truyền hình cáp.
1. GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG BÁO CHÁY TỰ ĐỘNG
1.1 KHÁI NIỆM HỆ THỐNG BÁO CHÁY TỰ ĐỘNG
Hệ thống báo cháy tự động là hệ thống gồm tập hợp các thiết bị có nhiệm vụ phát
hiện và báo động khi có cháy xảy ra.Việc phát hiện ra các tín hiệu cháy có thể được
thực hiện tự động bởi các thiết bị hoặc bởi con người và nhất thiết phải hoạt động
liên tục trong 24/24 giờ.
1.2 CÁC THÀNH PHẦN CỦA HỆ THỐNG BÁO CHÁY TỰ ĐỘNG
Một hệ thống báo cháy tự động cơ bản gồm có 3 thành phần chính như sau:
1.2.1 Trung tâm báo cháy
Được thiết kế dạng tủ, bao gồm các thiết bị chính như: Bo mạch, biến thế,
pin/ắcqui.

1.2.2 Thiết bị đầu vào
Đầu báo cháy, bao gồm các loại cơ bản như: đầu báo khói, đầu báo nhiệt,
đầu báo gas, đầu báo lửa.
Công tắc khẩn (nút nhấn khẩn cấp).
1.2.3 Thiết bị đầu ra
Bảng hiển thị phụ.
Chuông, còi báo động.
Luận văn tốt nghiệp 14
Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM
Đèn báo cháy, bộ quay số điện thoại tự động.
1.3 NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG BÁO CHÁY TỰ
ĐỘNG
Quy trình hoạt động của hệ thống báo cháy là một quy trình khép kín. Khi có
hiện tượng về sự cháy (chẳng hạn như nhiệt độ gia tăng đột ngột, có sự xuất hiện của
khói hoặc các tia lửa) các thiết bị đầu vào (đầu báo cháy, công tắc khẩn) nhận tín
hiệu và truyền thông tin của sự cố về Trung tâm báo cháy.
Tại đây Trung tâm sẽ xử lý thông tin vừa nhận được, xác định vị trí nơi xảy ra sự
cháy (thông qua các zone hoặc loop) và truyền thông tin đến các thiết bị đầu ra
(bảng hiển thị phụ, chuông, còi, đèn), các thiết bị này sẽ phát tín hiệu âm thanh, ánh
sáng để mọi người nhận biết khu vực đang xảy ra cháy và có biện pháp xử lý kịp
thời.
1.4 PHÂN LOẠI HỆ THỐNG BÁO CHÁY TỰ ĐỘNG
Hệ thống báo cháy sử dụng 2 loại điện thế khác nhau: 12V và 24V.
Về mặt lý thuyết cả hai loại này đều có tính năng kỹ thuật và công dụng như
nhau. Nhưng, so với hệ thống báo cháy 24V thì hệ thống báo cháy 12V không mang
tính chuyên nghiệp, trung tâm 12V chủ yếu được sử dụng trong hệ thống báo trộm,
ngoài ra hệ thống còn bắt buộc phải có bàn phím lập trình. Trong khi hệ thống báo
cháy 24V là một hệ thống báo cháy chuyên nghiệp, khả năng truyền tín hiệu đi xa
hơn, và không bắt buộc phải có bàn phím lập trình.
Hệ thống báo cháy được chia làm 2 hệ chính, gồm:

1.4.1 Hệ thống báo cháy thông thường
Với tính năng đơn giản, giá thành không cao, hệ thống báo cháy thông thường
chỉ thích hợp lắp đặt tại các công trình có diện tích vừa và nhỏ (khoảng vài ngàn m
2
),
số lượng các phòng ban không nhiều (vài chục phòng). Các thiết bị trong hệ thống
được mắc nối tiếp với nhau nối với Trung tâm báo cháy, nên khi xảy ra sự cố trung
tâm chỉ có thể nhận biết khái quát và hiển thị toàn bộ khu vực (zone) mà hệ thống
giám sát (chứ không cho biết chính xác vị trí từng đầu báo, từng địa điểm có cháy).
Điều này làm hạn chế khả năng xử lý của nhân viên giám sát.
Luận văn tốt nghiệp 15
Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM
Hệ Thống Báo cháy thông thường trong nhiều hình thức khác nhau đã tồn tại
trong một thời gian dài. Mặc dù ít thay đổi về căn bản trong thời đại kỹ thuật, nhưng
theo thời gian, đặc điểm thiết kế và độ tin cậy của nó đã được nâng cao rất nhiều.
Chính Hệ Thống Báo cháy thông thường đã chứng minh hùng hồn vai trò của nó
trong việc bảo vệ hữu hiệu tài sản và sinh mạng con người trong hàng triệu trường
hợp hỏa hoạn trên khắp thế giới.
Hệ Thống Báo cháy thông thường là lựa chọn tự nhiên của những công trình nhỏ
hoặc những nơi mà ngân sách có giới hạn.
Trong Hệ Thống Báo cháy thông thường, tính chất 'thông minh' của hệ thống chỉ
tập trung vào tủ điều khiển hệ thống báo cháy (control panel), nơi nhận những tín
hiệu tạo ra bởi những đầu báo cháy hoặc công tắc khẩn và rồi, tới lượt nó - tủ điều
khiển lại truyền tín hiệu đến các thiết bị báo động khác.
Những đầu báo cháy thông thường thường được nối kết với tủ điều khiển bằng
những mạch dây, mỗi mạch dây bảo vệ cho mỗi khu vực khác nhau.
Đầu báo cháy hiển thị 2 trạng thái hoạt động là: Trạng thái bình thường và trạng
thái báo động.
Thông thường, tủ điều khiển đựơc chia thành nhiều zone/mạch (zone 1, 2, 3, 4,
…) và 2 mạch chuông riêng biệt.

Luận văn tốt nghiệp 16
Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM
SƠ ĐỒ MẪU HỆ THỐNG BÁO CHÁY THÔNG THƯỜNG
1.4.2 Hệ thống báo cháy địa chỉ
Với tính năng kỹ thuật cao, hệ thống báo cháy địa chỉ dùng để lắp đặt tại các
công trình mà mặt bằng sử dụng rộng lớn (vài chục ngàn m
2
), được chia ra làm nhiều
khu vực độc lập, các phòng ban trong từng khu vực riêng biệt với nhau. Từng thiết
bị trong hệ thống được mắc trực tiếp vào Trung tâm báo cháy giúp Trung tâm nhận
tín hiệu xảy ra cháy tại từng khu vực, từng địa điểm một cách rõ ràng, chính xác. Từ
đó Trung tâm có thể nhận biết thông tin sự cố một cách chi tiết và được hiển thị trên
bảng hiển thị phụ giúp nhân viên giám sát có thể xử lý sự cố một cách nhanh chóng.
Hệ thống Báo cháy địa chỉ khác với Hệ thống báo cháy thông thường ở phương
pháp xử lý tín hiệu, có tốc độ nhận dạng linh hoạt hơn, thông minh hơn và phạm vi
kiểm soát lớn hơn.
Nó kết hợp kỹ thuật vi tính và kỹ thuật truyền dữ liệu hiện đại để giám sát và
điều khiển hệ thống - xứng đáng là một hệ thống thông minh, được chọn áp dụng ở
qui mô vừa hoặc lớn, hoặc cho những hiện trường phức tạp.
Trong một hệ thống báo cháy địa chỉ, những đầu báo cháy nối kết nhau, được
chạy thành Loop chung quanh hiện trường, mỗi đầu báo được gán một địa chỉ riêng.
Hệ thống có thể có một hoặc nhiều Loop, tùy kích cỡ hệ thống và yêu cầu thiết kế.
Luận văn tốt nghiệp 17
Bảo vệ vùng 1
Bảo vệ vùng 2
Bảo vệ vùng 3
Bảo vệ vùng 4
Mạch chuông 1
Mạch chuông 2
Công tắc khẩn

Chuông
Đầu báo khói/nhiệt
Tủ Điều Khiển
Tín hiệu bên ngoài
( không bắt buộc)
Hình 1. Sơ đồ mẫu hệ thống báo cháy thông thường
Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM
Tủ điều khiển liên lạc với từng đầu báo một cách độc lập và liên tục nhận báo
cáo về trạng thái hoạt động của đầu báo: Trạng thái bình thường, trạng thái báo động
hoặc trạng thái lỗi kỹ thuật.
Vì mỗi đầu báo có một địa chỉ độc lập, nên tủ điều khiển báo cháy có thể hiển thị
chính xác vị trí của thiết bị khi có vấn đề, nhờ đó nhanh chóng định vị sự cố liên
quan.
Bên trong đầu báo địa chỉ, tự nó có những bộ phận 'thông minh' có khả năng dự
báo 'phòng xa', trước khi báo tình trạng cháy thật hoặc sự cố thật xảy ra, chẳng hạn
nó truyền tín hiệu báo cho biết đầu báo có nhiều bụi bặm bám ở mức độ đã được xác
định trước.
Đầu báo có địa chỉ cũng truyền tín hiệu cảnh báo sớm khi phát hiện khói/nhiệt ở
mức đã được lập trình trước...
Hệ thống báo cháy địa chỉ cũng có thể kết hợp các thiết bị báo cháy loại qui ước.
SƠ ĐỒ MẪU HỆ THỐNG BÁO CHÁY CÓ ĐỊA CHỈ
1.4.3 Nhiệm vụ của các thiết bị thuộc hệ thống báo cháy tự động
a. Trung tâm báo cháy
Luận văn tốt nghiệp 18
Hình 2. Sơ đồ mẫu hệ thống báo cháy có địa chỉ
Tủ Điều Khiển
Tín hiệu bên ngoài
( không bắt buộc)
Công tắc khẩn
Chuông

Đầu báo khói/nhiệt
Thiết bị vào/ra
Mạch âm thanh chuyên dụng
Mạch vòng báo hiệu và
phát hiện địa chỉ
Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM
Đây là thiết bị quan trọng nhất trong hệ thống và quyết định chất lượng của hệ
thống. Là thiết bị cung cấp năng lượng cho các đầu báo cháy tự động. Có khả năng
nhận và xử lý các tín hiệu báo cháy từ các đầu báo cháy tự động hoặc các tín hiệu sự
cố kỹ thuật, hiển thị các thông tin về hệ thống và phát lệnh báo động, chỉ thị nơi xảy
ra cháy. Trong trường hợp cần thiết có thể truyền tín hiệu đến nơi nhận tin báo cháy.
Có khả năng tự kiểm tra hoạt động bình thường của hệ thống, chỉ thị sự cố của hệ
thống như đứt dây, chập mạch.
Tủ báo cháy nhận tín hiệu ngõ vào từ các thiết bị khởi báo (đầu báo khói, đầu
báo nhiệt, công tắc khẩn, ...) và phát ra các tín hiệu tới các ngõ ra (chuông, còi, loa
phóng thanh, đèn báo cháy,...)
Nhiều thiết bị khởi báo có thể nối chung vào một mạch dây. Mỗi mạch dây chạy
về Tủ báo cháy gọi là một zone.
Đối với báo cháy địa chỉ hàng trăm thiết bị khởi báo có thể nối chung 1 mạch dây
và chạy về tủ trung tâm tạo thành 1 loop/mạch. Giúp cho việc đi dây tiết kiệm và
đơn giản. Mỗi tủ trung tâm có thể quản lý nhiều loop và 1 tủ báo cháy trung tâm có
thể kết nối với nhiều tủ trung tâm khác.
Luận văn tốt nghiệp 19
a. Tủ báo cháy địa chỉ
b. Tủ báo cháy thông thường
Hình 3: Tủ Báo Cháy
Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM
b. Thiết bị đầu vào

Đầu Báo:

- Đầu báo khói: (Smoke Detector)
Là thiết bị giám sát trực tiếp, phát hiện ra dấu hiệu khói để chuyển các tín hiệu
khói về trung tâm xử lý. Thời gian các đầu báo khói nhận và truyền thông tin đến
trung tâm báo cháy không quá 30s. Mật độ môi trường từ 15% đến 20%. Nếu nồng
độ của khói trong môi trường tại khu vực vượt qua ngưỡng cho phép (10% -20%) thì
thiết bị sẽ phát tín hiệu báo động về trung tâm để xử lý.
Đối với mỗi đầu báo khói địa chỉ được xác lập một "địa chỉ" riêng, nhờ đó, khi
có sự cố, nó tự báo cho Tủ trung tâm biết đích xác vị trí của nó được lắp đặt trong hệ
thống. Thí dụ đầu báo khói được lắp đặt tại phòng 100 trong một khách sạn, khi bị
kích hoạt, nó sẽ hiển thị thông tin đầy đủ tại màn hình hiển thị để chủ nhân hệ thống
biết là chính xác là đầu báo khói tại phòng 100 đang kích hoạt.
Các đầu báo khói thường được bố trí tại các phòng làm việc, hội trường, các kho
quỹ, các khu vực có mật độ không gian kín và các chất gây cháy thường tạo khói
trước.
Đầu báo khói được chia làm 2 loại chính như sau:
+ Đầu báo khói dạng điểm:
Được lắp tại các khu vực mà phạm vi giám sát nhỏ, trần nhà thấp (văn phòng,
chung cư …)
Đầu báo khói Ion : Thiết bị tạo ra các dòng ion dương và ion âm chuyển
động, khi có khói, khói sẽ làm cản trở chuyển động của các ion dương và ion âm,
từ đó thiết bị sẽ gởi tín hiệu báo cháy về trung tâm xử lý.
Đầu báo khói quang điện: Đầu báo cháy khói nhạy cảm với các sản phẩm
được sinh ra khi cháy có khả năng tác động đến các dòng ion hóa bên trong đầu
báo cháy.
Luận văn tốt nghiệp 20
Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM

+ Đầu báo khói dạng tia chiếu:
Gồm một cặp thiết bị được lắp ở hai đầu của khu vực cần giám sát. Thiết bị chiếu
phát chiếu một chùm tia hồng ngoại, qua khu vực thuộc phạm vi giám sát rồi tới một

thiết bị nhận có chứa một tế bào cảm quang có nhiệm vụ theo dõi sự cân bằng tín
hiệu của chùm tia sáng. Đầu báo này hoạt động trên nguyên lý làm mờ ánh sáng đối
nghịch với nguyên lý tán xạ ánh sáng (cảm ứng khói ngay tại đầu báo).
Đầu báo khói loại tia chiếu có tầm hoạt động rất rộng (15m x 100m), sử dụng
thích hợp tại những khu vực mà các loại đầu báo khói quang điện tỏ ra không thích
hợp, chẳng hạn như tại những nơi mà đám khói tiên liệu là sẽ có khói màu đen.
Hơn nữa đầu báo loại tia chiếu có thể đương đầu với tình trạng khắc nghiệt về
nhiệt độ, bụi bặm, độ ẩm quá mức, nhiều tạp chất… Do đầu báo dạng tia chiếu có
thể đặt đằng sau cửa sổ có kiếng trong, nên rất dễ lau chùi, bảo quản.
Đầu báo dạng tia chiếu thường được lắp trong khu vực có phạm vi giám sát lớn,
trần nhà quá cao không thể lắp các đầu báo điểm (các nhà xưởng …)
Đầu báo khói phổ biến hiện nay là đầu báo khói dạng quang điện (photoelectric)
và dạng tia chiếu (beam).
- Đầu Báo Nhiệt: (Heat Detector)
Đầu báo nhiệt là loại dùng để dò nhiệt độ của môi trường trong phạm vi bảo vệ,
khi nhiệt độ của môi trường không thỏa mãn những quy định của các đầu báo nhiệt
do nhà sản xuất quy định, thì nó sẽ phát tín hiệu báo động gởi về trung tâm xử lý.
Luận văn tốt nghiệp 21
Đầu báo khói quang điện
Hình 4: Đầu Báo Khói
Đầu báo khói ion
c. Đầu báo khói tia chiếu
Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM
Các đầu báo nhiệt được lắp đặt ở những nơi không thể lắp được đầu báo khói
(nơi chứa thiết bị máy móc, Garage, các buồng điện động lực, nhà máy…)
Đặt trên trần nhà, tại những nơi mà tiên liệu rằng hơi nóng (nhiệt) xuất hiện trong
bầu không khí chung quanh đầu báo như là dấu hiệu đầu tiên khi có cháy xảy ra.
Nhiệt phát ra từ nguồn cháy, kích hoạt bộ phận cảm nhiệt của đầu báo và kích
hoạt tín hiệu báo động, truyền về tủ báo cháy.
Có 2 loại đầu báo nhiệt: đầu báo nhiệt cố định và đầu báo nhiệt gia tăng.

+ Đầu báo nhiệt cố định: Kích hoạt tín hiệu báo động khi nhiệt độ chung
quanh nó tăng lên tới một ngưỡng đã được xác định trước, thí dụ 58
0
C,
68
0
C, 108
0
C chẳng hạn.
+ Đầu báo nhiệt gia tăng: Là loại đầu báo bị kích hoạt và phát tín hiệu báo
động khi cảm ứng hiện tượng bầu không khí chung quanh đầu báo gia
tăng nhiệt độ đột ngột khoảng 9
0
C / phút.
- Đầu Báo Lửa: ( Flame Detector)
Dò tìm các tia cực tím phát ra từ ngọn lửa. Nó được chế tạo rất nhạy cảm với tia
lửa bởi vì ánh sáng tia lửa luôn phát ra các tia cực tím có dải tần ánh sáng riêng biệt
giúp nó dễ dàng nhận biết
Được sử dụng chủ yếu ở các nơi xét thấy có sự nguy hiểm cao độ, những nơi mà
ánh sáng của ngọn lửa là dấu hiệu tiêu biểu cho sự cháy (ví dụ như kho chứa chất
lỏng dễ cháy).
Luận văn tốt nghiệp 22
Đầu báo nhiệt cố định
Hình 5: Đầu Báo Nhiệt
b) Đầu báo nhiệt gia tăng
Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM
Đầu báo lửa rất nhạy cảm đối với các tia cực tím và đã được nghiên cứu tỉ mỉ để
tránh tình trạng báo giả. Đầu dò chỉ phát tín hiệu báo động về trung tâm báo cháy
khi có 2 xung cảm ứng tia cực tím sau 2 khoảng thời gian, mỗi thời kỳ là 5s.
- Đầu Báo Gas: (Gas Detector)

Là thiết bị trực tiếp giám sát, phát hiện dấu hiệu có gas khi tỉ lệ gas tập trung
vượt quá mức 0.503% (Propane/ Butane) và gởi tín hiệu báo động về tủ báo cháy để
xử lý.
Các đầu báo gas thường được bố trí trong khoảng gần nơi có gas như các phòng
vô gas hay các kho chứa gas.Các đầu báo gas được lắp trên tường, cách sàn nhà từ
10-16cm, tuyệt đối không được phép lắp đặt dưới sàn nhà.



Công Tắc Khẩn:
Được lắp đặt tại những nơi dễ thấy của hành lang các cầu thang để sử dụng khi
cần thiết. Thiết bị này cho phép người sử dụng chủ động truyền thông tin báo cháy
bằng cách nhấn hoặc kéo vào công tắc khẩn, báo động khẩn cấp cho mọi người đang
hiện diện trong khu vực đó được biết để có biện pháp xử lý hỏa hoạn và di chuyển ra
khỏi khu vực nguy hiểm bằng các lối thoát hiểm.
Luận văn tốt nghiệp 23
Hình 6: Đầu báo lửa
Hình 7: Đầu báo Gas
Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM
Gồm có các loại công tắc khẩn như sau:
- Khẩn tròn, vuông
- Khẩn kính vỡ (break glass)
c. Thiết bị đầu ra
Nhận tín hiệu từ trung tâm báo cháy truyền đến và có tính năng phát đi các thông
tin bằng âm thanh (chuông, còi), bằng tín hiệu phát sáng (đèn) giúp mọi người nhận
biết đang có hiện tượng cháy xảy ra.

Bộ hiển thị phụ
Tại những khu vực rộng lớn, nơi mà việc hiển thị thông tin báo cháy cần thông
báo tại hơn một vị trí, thì dùng Bộ hiển thị phụ như là một thiết bị hiển thị bổ sung.

Tủ báo cháy là nơi hiển thị thứ nhất, Bộ hiển thị phụ là nơi hiển thị thứ hai.Có thể
kết nối cùng lúc nhiều Bộ hiển thị phụ tùy theo nhu cầu sử dụng.

Chuông / Còi / Loa Phóng Thanh Báo Cháy:
Thông báo sự cố cháy, hướng dẫn và chiếu sang lối thoát hiểm cho những người
đang sinh hoạt trong khu vực có ảnh hưởng biết để tìm lối thoát hiểm tốt nhất và kịp
thời.
Luận văn tốt nghiệp 24
Dạng tròn
b. Dạng vỡ
Hình 8: Công tắc khẩn
Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM


Đèn:
Có công dụng phát tín hiệu báo động, mỗi lọai đèn có chức năng khác nhau và
được lắp đặt ở tại các vị trí thích hợp để phát huy tối đa tính năng của thiết bị này.
Gồm có các lọai đèn:
- Đèn chỉ lối thoát hiểm (Exit Light):
Được đặt gần các cầu thang của mỗi tầng lầu, để chỉ lối thoát hiểm trong trường
hợp có cháy.Tự động chiếu sáng trong trường hợp mất nguồn AC.
- Đèn báo cháy (Corridor Lamp):
Được đặt bên trên công tắc khẩn của mỗi tầng.Đèn báo cháy sẽ sáng lên mỗi
khi công tắc khẩn hoạt động, đồng thời đây cũng là đèn báo khẩn cấp cho những
người hiện diện trong tòa nhà được biết. Điều này có ý nghĩa quan trọng, vì trong
lúc bối rối do sự cố cháy, thì người sử dụng cần phân biệt rõ ràng công tác khẩn
nào còn hiệu lực được kích hoạt máy bơm chữa cháy.
- Đèn báo cháy phòng (Room Lamp):
Được lắp đặt trước cửa mỗi phòng giúp nhận biết phòng nào có sự cố một cách
dễ dàng và nhanh chóng

- Đèn chiếu sáng trong trường hợp khẩn (Emergency Light):
Khi có báo cháy, thao tác đầu tiên là phải cúp điện.Bây giờ đèn chiếu sáng này sẽ
tự động bật sáng (nhờ có bình điện dự phòng battery), nó giúp cho mọi người dễ
dàng tìm đường thoát hiểm, hoặc giúp cho các nhân viên có trách nhiệm nhanh
Luận văn tốt nghiệp 25
Chuông báo cháy
Bộ hiển thị phụ
Hình 9: Chuông/còi/loa phóng thanh và bộ hiển thị phụ
Loa báo cháy

×