Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Xác minh, phê phán một tư liệu lịch sử cụ thể qua tác phẩm Phủ biên tạp lục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.38 KB, 15 trang )

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Khoa Lịch sử
MỞ ĐẦU
Trước khi sử dụng bất kỳ một tư liệu nào, nhà nghiên cứu cũng cần phải
tiến hành xác minh và phê phán tư liệu. Đây là công việc vô cùng quan trọng đối
với công trình sử học. Tại sao chúng ta phải tiến hành làm điều đó?
Trước hết, tư liệu lịch sử được hình thành không phải một cách ngẫu nhiên
mà theo các quy luật của nó. Các quy luật đó là:
Quy luật tư liệu phản ánh quan điểm giai cấp của tác giả và ảnh hưởng của
quan điểm đấy đối với nội dung của tư liệu.
Quy luật ảnh hưởng của hoàn cảnh lịch sử cụ thể, của nhu cầu và mục đích
ra đời của tư liệu đối với nội dung và hình thức của tư liệu.
Quy luật phản ánh sự phù hợp tính đúng đắn, đầy đủ của tư liệu với khả
năng chủ quan, khách quan của tác giả tư liệu khi phản ánh các sự kiện, với các
địa điểm, thời gian có trong tư liệu.
Quy luật liên quan và phụ thuộc lẫn nhau của các tư liệu này đối với các tư
liệu khác.
Hơn nữa, trong thực tiễn khi nghiên cứu lịch sử, chúng ta gặp rất nhiều các
tư liệu giả cả về nội dung và hình thức. Vì thế, xác minh và phê phán tư liệu sẽ
giúp chúng ta xác định được tính xác thực của tư liệu.
Một lý do khác khiến chúng ta cần chú trọng công tác xác minh tư liệu là
trong quá trình bảo quản, tư liệu có thể mất, hỏng, rách một phần… nên nhà
nghiên cứu phải thường xuyên sử dụng các bản sao, bản phục chế…
Khi xác minh, phê phán tư liệu chúng ta sẽ có được những tư liệu có giá
trị phục vụ cho quá trình nghiên cứu của mình. Dù nghiên cứu về lịch sử Việt
Nam, hay lịch sử thế giới thì xác minh phê phán tư liệu luôn là một công việc
quan trọng đối với nhà sử học chân chính. Xác minh phê phán tư liệu chỉ là một
1
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Khoa Lịch sử
khâu trong công tác tư liệu, song nó lại có mối quan hệ mật thiết với các khâu
khác, có vị trí, vai trò riêng biệt.
Nghiên cứu về lịch sử Việt Nam cổ trung đại chúng ta không thể không sử


dụng đến các tư liệu của các sử gia phong kiến viết. Trong số các sử gia phong
kiến thời Lê, chúng ta không thể không nhắc đến Lê Quý Đôn, một nhà bác học
đa tài. Ông đã để lại cho hậu thế nhiều tác phẩm sử học có giá trị. Phủ biên tạp
lục là một trong số những tác phẩm đó. Đây là tác phẩm rất quý khi chúng ta tiến
hành nghiên cứu lịch sử Đàng Trong trong các thế kỷ XVI – XVIII. Trong khuôn
khổ bài viết chuyên đề sử liệu học, người viết chọn tác phẩm Phủ biên tạp lục để
tiến hành xác minh, phê phán một tư liệu lịch sử cụ thể.
2
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Khoa Lịch sử
NỘI DUNG
1. Bối cảnh lịch sử ra đời tác phẩm:
1.1. Bối cảnh lịch sử chung:
Chế độ phong kiến Việt Nam hình thành và xác lập vào thế kỷ XV. Sau
một thời gian dài phát triển, đến nửa đầu thế kỷ XVIII, chế độ phong kiến Việt
Nam có những biểu hiện của sự suy yếu, khủng hoảng.
Cuộc khủng hoảng của chế độ phong kiến Việt Nam bắt đầu diễn ra từ
Đàng Ngoài sau đó lan rộng vào Đàng Trong. Ở Đàng Ngoài, chính sách phong
thưởng và ban cấp ruộng đất cho các công thần, quan tướng, quân đội và theo đó
là tình trạng chiếm chấp ruộng đất của giai cấp địa chủ, cường hào, tệ tham
nhũng của quan lại, sự đình trệ của ngoại thương… đưa đất nước dần vào cuộc
khủng hoảng. Tư tưởng Nho giáo ngày càng suy yếu. Cuộc khủng hoảng đầu
XVIII đã dần đến phong trào nông dân khởi nghĩa nổ ra hàng loạt. Phong trào
nông dân vừa là hệ quả, vừa là biểu hiện của sự khủng hoảng xã hội phong kiến
Việt Nam.
Ở Đàng Trong, tình trạng khủng hoảng diễn ra muộn hơn. Năm 1744,
Nguyễn Phúc Khoát xưng vương, tổ chức lại bộ máy nhà nước. Nguyễn Phúc
Khoát mất, quyền hành thâu tóm trong tay Trương Phúc Loan. Người nông dân
vô cùng cực khổ với sưu cao, thuế nặng, mất mùa đói kém thường xuyên xảy ra.
Làng xóm tiêu điều, kinh tế suy sụp, sức sản xuất bị tàn phá. Cũng giống như
Đàng Ngoài, hàng loạt các cuộc khởi nghĩa của nông dân diễn ra, đỉnh cao là

phong trào Tây Sơn.
Như vậy tình hình kinh tế, chính trị, quan hệ sản xuất phong kiến bộc lộ
những mặt tiêu cực đối với sự phát triển của xã hội. Mâu thuẫn xã hội ngày càng
3
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Khoa Lịch sử
trở nên gay gắt, sâu sắc. Đó chính là nguyên nhân chính dẫn đến sự khủng hoảng
của chế độ phong kiến Việt Nam.
1.2. Bối cảnh lịch sử ra đời tác phẩm:
Năm 1774, quân Trịnh do Hoàng Ngũ Phúc chỉ huy chiếm được Thuận
Hoá. Tháng Chạp năm Ất Mùi 1775, Hoàng Ngũ Phúc mất. Năm 1776, Trịnh
Sâm đã cử Nghiêm quận công Bùi Thế Đạt giữ chức Đốc suất kiêm trấn thủ
Thuận Hoá, Lê Quý Đôn làm Hiệp trấn tham tán quân cơ. Sau 6 tháng nhận
nhiệm vụ ở đây, ông đã làm rất nhiều việc. Lê Quý Đôn đã phải tổ chức lại chính
quyền, phục hồi sản xuất nông nghiệp, giảm bớt các cơ quan thu thuế, ngăn cấm
binh lính nhũng nhiễu nhân dân… Tuy phải lo toan rất nhiều công việc song Lê
Quý Đôn vẫn dành thời gian cho công việc viết lách. Phủ biên tạp lục đã ra đời
trong bối cảnh như thế.
Trong lời Tựa của tác phẩm Lê Quý Đôn:“Kỳ gian tôi nhân đi dạo núi
sông, hỏi di tích, xét xem lệ cũ, tìm kiếm nhân tài, tuỳ bút chéo ra thành quyển gọi
tên là Phủ biên tạp lục, đó chỉ là vết móng chim hồng tạm ghi nhớ việc bây giờ
thôi. Nhưng các bậc quân tử tại triều, có xét sự tích cõi Nam, muốn không ra khỏi
sân mà biết việc ngoài nghìn dặm, thì tập này cũng có thể xem qua một lượt vậy”
1
.
Như vậy chỉ với 6 tháng của năm 1776, trong chuyến công cán ở xứ
Thuận Quảng, Lê Quý Đôn đã hoàn thành tác phẩm Phủ biên tạp lục. Qua việc
tìm hiểu bối cảnh lịch sử chung cũng như thời đại mà tác giả sinh sống, chúng ta
đã xác định được thời gian ra đời của tác phẩm. Thời gian là một nhân tố của
hoàn cảnh lịch sử cụ thể nảy sinh ra tác phẩm.
Từ bối cảnh lịch sử ấy, chúng ta không chỉ xác định được về mặt thời gian

1
Lê Quý Đôn, Phủ biên tạp lục, NXB Văn hoá Thông tin, tr 36 .
4
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Khoa Lịch sử
ra đời của tác phẩm mà chúng ta còn biết được chính xác không gian ra đời của
nó. Địa điểm ra đời của tác phẩm là ở vùng Thuận Quảng khi tác giả công tác tại
đây.
Với việc nắm được thời gian, không gian ra đời của tác phẩm, nó đã
chứng minh cho ta biết được tính xác thực của tư liệu chứ không phải là một sự
bịa đặt nào khác.
Bối cảnh lịch sử ra đời tác phẩm còn chi phối đến nhiều yếu tố nội dung,
hình thức, quan điểm của tác giả mà chúng ta sẽ phân tích sau.
2. Tác giả Lê Quý Đôn:
Chủ nhân của Phủ biên tạp lục là Lê Quý Đôn. Tìm hiểu tiểu sử của Lê
Quý Đôn sẽ giúp chúng ta sáng tỏ nhiều vấn đề về quan điểm của tác giả, địa
điểm, thời gian ra đời tác phẩm…
Lê Quý Đôn sinh ngày mùng 5 tháng 7 năm Bính Ngọ 1726, tự là Doãn
Hiệu, hiệu là Quế Đường, quê ở làng Duyên Hà, huyện Duyên Hà, tỉnh Thái
Bình. Thân phụ của Lê Quý Đôn là Lê Trọng Thứ, đỗ Tiến sĩ năm Giáp Thìn
1724, làm quan đến Hình bộ Thượng thư. Mẹ của ông là người họ Trương.
Thủa nhỏ, Lê Quý Đôn đã nổi tiếng là thần đồng. Năm 2 tuổi ông đã đọc
được hai chữ hữu và vô. Năm 10 tuổi, ông học sử và Kinh Dịch. Năm 14 tuổi,
ông học hết Ngũ Kinh, Tứ Thư, sử truyện và Chư tử. Năm 1739, Lê Quý Đôn
theo cha lên học ở kinh đô Thăng Long. Năm 18 tuổi, ông thi đỗ Giải nguyên.
Năm 1752, ông đầu kỳ thi Hội. Sau đó, ông thi Đình, đỗ Bảng nhãn. Năm 1754,
ông giữ chức Hàn lâm viện Thừa chỉ sung Toản tu Quốc sử quán. Năm 1756,
ông được cử đi liêm phóng ở Sơn Nam. Giữa năm này, ông được cử sang phủ
chúa Trịnh trông coi việc quân sự. Năm 1757, ông được thăng chức Hàn lâm
5
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Khoa Lịch sử

viện Thị giảng. Năm 1760, Lê Quý Đôn dẫn một phái đoàn sang nhà Thanh báo
tang vua Lê Ý Tông mất và tiến hành dâng lễ vật cống.
Trong quá trình tiếp xúc với các quan lại Trung Quốc, nhà Thanh thường
dùng những tiếng “di quan, di mục” để chỉ phái đoàn nước Đại Việt. Lê Quý
Đôn đã viết thư phản đối việc dùng những chữ này để chỉ sứ thần nước Đại Việt.
Đề nghị của Lê Quý Đôn đối với sứ thần nước Đại Việt đã được chấp thuận.
Năm 1762, Lê Quý Đôn được cử giữ chức Học sĩ ở Bí thư các. Năm 1764,
ông dâng sớ xin thiết lập pháp chế. Năm 1765, ông được cử đi giữ chức Tham
chính ở xứ Hải Dương song Lê Quý Đôn đã từ chối xin về nhà đóng cửa làm
sách.
Năm 1767, ông được cử giữ chức Thị thư, tham gia biên tập quốc sử kiêm
chức Tư nghiệp Quốc tử giám. Năm 1768, ông làm xong bộ Toàn Việt thị lục.
Tháng 9 năm 1768, Lê Quý Đôn có công lớn trong việc đánh bại nghĩa quân của
Lê Duy Mật ở Thanh Hoá. Tháng 7 năm 1769, ông được thăng lên chức Công bộ
hữu thị lang. Năm 1772, ông được cử điều tra về tình hình nhân dân, quan lại ở
vùng Lạng Sơn. Năm 1773, ông được giữ chức Bồi tụng. Năm 1774, ông được
cử giữ chức Lưu thủ ở Thăng Long. Năm 1775, ông được thăng lên chức Lại bộ
Tả thị lang kiêm Quốc sử quán Tổng tài. Năm 1776, Lê Quý Đôn giữ chức Hiệp
trấn tham tán quân cơ. Lê Quý Đôn đã làm nhiệm vụ này trong vòng 6 tháng ở
Thuận Hoá. Trong suốt quá trình làm việc ở đây, Lê Quý Đôn đã chăm lo đến
việc tổ chức chính quyền, tổ chức lại đời sống kinh tế cho nhân dân. Cuối năm
1776, ông được cử giữ chức Hành bộ phiên Cơ mật sự vụ kiêm Chưởng tài phú.
Năm 1778, được cử giữ chức Hành tham tụng. Lê Quý Đôn đã từ chối. Năm
1781, ông lại cử giữ chức Quốc sử quán Tổng tài. Năm 1783, ông được cải bổ
giữ chức Hiệp trấn xứ Nghệ An.
6

×