Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Khởi nghĩa giành chính quyền ở Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.03 KB, 41 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã viết nên
những trang sử hào hùng và chói lọi bằng những chiến công hiển hách chống
giặc ngoại xâm.Cách mạng tháng 8/1945 cũng đã ghi vào lịch sử dân tộc một
trong những trang chói lọi nhất, đã “mở ra một bước ngoặt lớn trong lịch sử
dân tộc, một cuộc đổi đời chưa từng có đối với mỗi người Việt Nam” [13, 15]
Cách mạng tháng 8 là một sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
Nó đã đập tan hai xiềng xích nô lệ Pháp – Nhật đồng thời lật nhào chế độ quân
chủ chuyên chế tồn tại mấy ngàn năm trên đất nước ta. Thắng lợi này đã đưa
nước ta từ một nước thuộc địa trở thành một nước độc lập dưới chế độ dân chủ
cộng hòa.Nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành những người dân độc lập tự
do làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của dân tộc. Đảng cộng sản Việt Nam
từ Đảng hoạt động bí mật, bất hợp pháp trở thành Đảng lãnh đạo chính quyền
trong cả nước.
Thắng lợi của Cách mạng tháng 8 đã đánh dấu một bước phát triển nhảy
vọt của cách mạng Việt Nam, mở đầu kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc - kỷ
nguyên độc lập tự do gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Cách mạng tháng 8 là
thắng lợi đầu tiên trong thời đại mới của một dân tộc nhược tiểu, đã tự giải
phóng khỏi ách thực dân đế quốc, bằng việc “đem sức ta mà giải phóng cho ta”,
đã góp phần cổ vũ mạnh mẽ tinh thần đấu tranh của nhân dân các nước thuộc
địa trên thế giới.
Ngày nay, đã 65 năm trôi qua kể từ ngày cách mạng tháng 8 thành công,
tuy nhiên những giá trị lịch sử của cuộc khởi nghĩa và bài học kinh nghiệm của
nó vẫn còn nguyên giá trị. Cách mạng tháng 8 không chỉ cho thấy sự lãnh đạo
sáng suốt, tài tình của Đảng cộng sản Việt Nam đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí
Minh, mà còn cho thấy sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết dân tộc, khả
năng cách mạng, tính chủ động và sáng tạo của các địa phương trong khởi
nghĩa giành chính quyền.
1
Thái Nguyên là mảnh đất truyền thống yêu nước và cách mạng. Vì vậy,


trong suốt tiến trình lịch sử của dân tộc, nhân dân Thái Nguyên luôn kế thừa và
phát huy những truyền thống tốt đẹp của ông cha, để góp phần vào sự nghiệp
xây dựng và đấu tranh, bảo vệ quê hương đất nước. Thắng lợi của cuộc khởi
nghĩa giành chính quyền ở Thái Nguyên từ tháng 3 đến tháng 8/1945 là một
điển hình về sự kế tục truyền thống đó. Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền
tháng 8/1945 ở Thái Nguyên là một bộ phận khăng khít không thể tách rời khỏi
cuộc cách mạng tháng 8 trong cả nước. Nghiên cứu về quá trình khởi nghĩa
giành chính quyền ở Thái Nguyên còn có ý nghĩa thực tiễn và lý luận to lớn
làm phong phú thêm cuộc khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng
tháng 8 ở Việt Nam.
Thông qua việc nghiên cứu và tìm hiểu về cuộc khởi nghĩa giành chính
quyền ở Thái Nguyên (từ tháng 3 đến tháng 8/1945), góp phần làm sáng rõ
truyền thống yêu nước, đấu tranh kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm
của nhân dân trong tỉnh, đồng thời thấy được sự lãnh đạo tài tình sáng suốt của
Đảng ta trong việc sử dụng và kết hợp các hình thức bạo lực cách mạng để
giành chính quyền.
Việc tìm hiểu khởi nghĩa giành chính quyền ở Thái Nguyên trong cuộc
cách mạng tháng 8 năm 1945 còn góp phần làm phong phú thêm nguồn tư liệu
trong giảng dạy lịch sử địa phương. Từ những lí do trên đây, nhóm chúng tôi đã
lựa chọn uá “khởi nghĩa giành chính quyền ở Thái Nguyên” (từ tháng 3 đến
tháng 8 năm 1945) để nghiên cứu.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cách mạng tháng Tám là vấn đề thu hút được nhiều sự quan tâm của các
nhà nghiên cứu. Trong 65 năm qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu như sách
báo, tài liệu tham khảo ...được công bố về các vấn đề liên quan đến cách mạng
tháng Tám ở Thái Nguyên.
Ở Trung ương: năm 1957, Trần Huy Hiệu và Văn Tạo biên soạn: “Tổng
khởi nghĩa tháng Tám- tập 12”. Năm 1960, Viện Sử Học xuất bản tác phẩm:
2
“Cách mạng tháng Tám: Tổng khởi nghĩa ở Hà Nội và các địa phương, quyển

1”. Ngoài ra, còn nhiều công trình nghiên cứu khác về Cách mạng tháng Tám.
Trong những năm gần đây, nhiều công trình nghiên cứu có giá trị về cuộc
vận động cách mạng tháng Tám được công bố như: Năm 1995, Gs. Văn Tạo
cho xuất bản tác phẩm: “Cách mạng tháng Tám một số vấn đề lịch sử”. Năm
2000, Trần Hữu Đính và Lê Trung Dũng cho ra đời tác phẩm: “Cách mạng
tháng Tám những sự kiện”...Các tác phẩm trên ít nhiều đề cập tới cuộc vận động
Cách mạng thàng Tám ở Thái Nguyên.
Ở địa phương: chủ đề Cách mạng tháng Tám và các vấn đề lịch sử thời kỳ
1939-1945 là một vấn đề trọng tâm trong hầu hết các công trình nghiên cứu.
Năm 1949, Tỉnh bộ Việt Minh Thái Nguyên xuất bản tác phẩm: “Việt
Minh Thái Nguyên (1941-1949)”. Năm 1980, Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng
Bắc Thái đã cho ra đời cuốn: “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Thái tập 1 (1939-
1945)”. Trong các công trình nói trên nổi bật là tác phẩm: “Sơ khảo lịch sử thời
kỳ vận động Cách mạng tháng Tám tỉnh Bắc Thái 1939-1945”; “Lịch sử Đảng
bộ tỉnh Bắc Thái, tập 1, 1930-1954”; “Bắc Thái trong căn cứ địa Việt Bắc”;
những tác phẩm này đã đề cập một cách khá hệ thống, cụ thể về cuộc vận động
Cách mạng tháng Tám 1945 ở tỉnh Bắc Thái trước đây.
Từ năm 2002 trở lại đây, thực hiện chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương
Đảng và Ban thường vụ tỉnh Thái Nguyên về: “Tăng cường và nâng cao chất
lượng nghiên cứu, biên soạn Lịch sử Đảng bộ các cấp, Lịch sử các ngành trong
tỉnh”, các đơn vị cấp huyện và cơ sở trong tỉnh đã tiến hành sưu tầm và biên
soạn Lịch sử Đảng và Lịch sử truyền thống.
Các công trình trên đã đề cập đến quá trình vận động tiến tới khởi nghĩa
giành chính quyền ở Thái Nguyên với những mức độ khác nhau. Song, cho đến
nay vẫn chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu chuyên sâu về cuộc khởi
nghĩa giành chính quyền ở Thái Nguyên từ tháng 3-8/1945. Tuy nhiên, những
công trình nghiên cứu trên là những tư liệu rất quý, là cơ sở để chúng tôi thực
hiện nghiên cứu đề tài này.
3
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài.

3.1. Đối tượng nghiên cứu.
Cuộc khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền ở Thái Nguyên từ tháng 3
đến tháng 8 năm 1945.
3.2. Phạm vi nghiên cứu.
- Không gian : Tỉnh Thái Nguyên xét theo giới hạn địa lí năm 1945.
- Thời gian: Từ tháng 3 đến tháng 8 năm 1945.
3.3 Nhiệm vụ của đề tài.
- Khái quát điều kiện tự nhiên, văn hóa,xã hội và truyền thống đấu tranh
chống ngoại xâm của nhân dân tỉnh Thái Nguyên.
- Nêu rõ công cuộc đấu tranh giành chính quyền trong Cách mạng tháng
Tám 1945 ở Thái Nguyên.
- Làm sáng rõ hơn hình thái đấu tranh Cách mạng tháng Tám ở Thái
Nguyên và sự sáng tạo của Đảng trong việc sử dụng kết hợp các hình thức bạo
lực cách mạng để giành chính quyền về tay nhân dân.
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1 Nguồn tài liệu
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã sử dụng các văn kiện Đảng,
các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đã được công bố. Các bài viết
đăng trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử Đảng, Lịch sử Quân sự… Các tác phẩm
hồi kí, bút kí của các lãnh tụ và những người trực tiếp lãnh đạo cuộc đấu tranh
Cách mạng tháng Tám ở Thái Nguyên.
Ngoài những nguồn tài liệu thành văn trên, trong quá trình thực hiện,
chúng tôi còn sử dụng tài liệu nhân chứng của một số cán bộ lão thành Cách
mạng từng tham gia hoạt động cách mạng ở Thái Nguyên thời kì trước và trong
năm 1945.
4.2. Phương pháp nghiên cứu:
Đế thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng phương pháp lịch sử và phương
pháp logic là chủ yếu. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các phương pháp phân
tích, so sánh, đối chiếu, tổng hợp, phương pháp điều tra, khảo sát, điền dã… để
làm sáng tỏ nội dung đề tài.

4
5. Đóng góp của đề tài
Đề tài trình bày một cách cụ thể, có hệ thống về quá trình khởi nghĩa
giành chính quyền ở Thái Nguyên trong cách mạng tháng Tám năm 1945. Qua
đó, cho thấy truyền thống yêu nước đấu tranh kiên cường bất khuất của Đảng
bộ và nhân dân tỉnh Thái Nguyên.
Đề tài góp phần làm tài liệu tham khảo để nghiên cứu, giảng dạy và học
tập lịch sử phương ở các trường phổ thông và chuyên nghiệp trong tỉnh. Góp
phần vào việc giáo dục truyền thống yêu nước, niềm tự hào về quê hương đất
nước cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo và phần phụ lục, đề tài
kết cấu gồm 2 chương:
Chương 1
Khái quát về điều kiện tự nhiên, tình hình văn hoá – xã hội và truyền
thống đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân tỉnh Thái Nguyên trước cách
mạng tháng Tám năm 1945.
Chương 2
Quá trình Khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền ở Thái Nguyên (từ tháng
3 đến tháng 8 năm 1945)
5
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÌNH
HÌNH VĂN HÓA – XÃ HỘI VÀ TRUYỀN THỐNG ĐẤU
TRANH CHỐNG NGOẠI XÂM CỦA NHÂN DÂN TỈNH
THÁI NGUYÊN TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945
1.1. Điều kiện tự nhiên
Thái Nguyên là tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam, có tọa độ địa lý là
22
0
22’-22

0
25’ vĩ độ Bắc và 105
0
22’-106
0
16’ kinh Đông, có diện tích tự nhiên là
3541,5km
2
, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 80km về phía Bắc. Thái Nguyên tiếp
giáp với các tỉnh: Bắc Kạn (phía Bắc), Bắc Giang (phía Nam), Lạng Sơn (phía
Đông Nam), thành phố Hà Nội (phía Nam), Vĩnh Phúc, Tuyên Quang (phía
Tây và Tây Nam). Với vị trí địa lý như vậy, Thái Nguyên được coi là cầu nối
giữa đồng bằng châu thổ sông Hồng với các tỉnh miền núi phía Bắc của Việt
Nam.
Thái Nguyên có 3 quốc lộ: quốc lộ số 3, 1B và 19. Bên cạnh đó, Thái
Nguyên có 2 tuyến đường sắt: Hà Nội – Quán Triều – Núi Hồng và tuyến
đường sắt Lưu Xá (Thái Nguyên) – Kép (Bắc Giang) – Uông Bí (Quảng Ninh).
Theo dư địa chí của Nguyễn Trãi, đời các vua Hùng, nước Văn Lang chia
làm 15 bộ. “Thái Nguyên thuộc đất Vũ Định, Đông và Bắc giáp Cao, Lạng; Tây
và Nam giáp Kinh Bắc; có 2 lộ phủ, 9 huyện 2 châu và 336 làng xã. Là phên
giậu thứ hai về phương Bắc” [18, 238].
Địa danh Thái Nguyên xuất hiện từ đầu thời Lý. Khi đó, Thái Nguyên là
một châu tương đương với cấp lộ. Đến đời nhà Trần, vua Trần Thái Tông đổi
24 lộ thời Lý thành 12 lộ. Năm 1397, nhà Trần đổi châu Thái Nguyên thành
trấn Thái Nguyên, “Đại thể trấn Thái Nguyên tương đương với các tỉnh Thái
Nguyên, Bắc Kạn, và nửa tỉnh Cao Bằng ngày nay”[16, 19].
Sau cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, năm 1428 vua Lê Thái Tổ chia cả
nước thành 5 đạo: Tây Đạo, Bắc Đạo, Đông Đạo, Nam Đạo và Hải Tây Đạo.
Trong đó Thái Nguyên thuộc Bắc Đạo.
6

Sang thời nhà Nguyễn, vua Minh Mạng tiến chia cả nước thành 12 tỉnh.
Xứ Thái Nguyên được đổi thành 1 tỉnh gồm 2 phủ là Phú Bình và Thông Hóa.
Phủ Thông Hóa gồm 1 châu, 3 huyện là châu Định gồm: Huyện Đại Từ,
Phú Lương, Văn Lãng.
Phủ Phú Bình gồm 5 huyện: Đồng Hỷ, Phổ Yên, Bình Xuyên (nay thuộc
Vĩnh Phúc), Tư Nông và Vũ Nhai.
Năm 1835, châu Định và 3 huyện là Văn Lãng, Đại Từ, Phú Lương được
tách ra thành phủ Tông Hóa. Do vậy, Thái Nguyên lúc này có 3 phủ, 9 huyện, 2
châu.
Phủ Thông Hóa gồm 1 huyện, 1 châu là: Cảm Hóa, Bạch Thông (nay
thuộc tỉnh Bắc Kạn)
Đến thời thuộc Pháp, sau khi hoàn thành công cuộc bình định ở tỉnh Thái
Nguyên, ngày 20/10/1890, thực dân Pháp tiến hành cắt huyện Bình Xuyên
(thuộc phủ Phú Bình) rồi sáp nhập vào tỉnh Vĩnh Yên. Các huyện còn lại của
Phú Bình và phủ Tông Hóa tách khỏi tỉnh Thái Nguyên để góp phần tạo nên
tiểu khu Thái Nguyên (1 trong 3 tiểu khu thuộc đạo quan binh I Phả Lại thành
lập ngày 9/9/1891) [9, 356 – 365].
Sau khi kí hiệp định Giơnevơ (21/71954), miền Bắc nước ta được giải
phóng và chuyển sang làm cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa với 2 nhiệm vụ:
Cải tạo XHCN và xây dựng CNXH. Trước yêu cầu mới của cách mạng, tỉnh
Thái Nguyên cũng có sự thay đổi lớn.Tháng 6/1956, khu tự trị Việt Bắc được
thành lập bao gồm 6 tỉnh (Cao - Bắc - Lạng - Hà - Tuyên - Thái). Thái Nguyên
là 1 trong 6 tỉnh và cũng trở thành thủ phủ của khu tự trị Việt Bắc. Cho đến
21/4/1965 Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa quyết định hợp nhất 2
tỉnh là Thái Nguyên và Bắc Kạn thành tỉnh Bắc Thái.
Để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội nước ta trong thời kỳ đổi mới,
ngày 6/11/1996 tại kỳ họp thứ 10 quốc hội khóa IX đã chính thức ra nghị
quyết về việc phân lại địa giới hành chính của một số tỉnh trong cả nước. Trên
cơ sở đó ngày 1/1/1997 tỉnh Bắc Thái được tách ra thành 2 tỉnh là Thái Nguyên
và Bắc Kạn. Tỉnh Thái Nguyên sau ngày tái lập tính đến nay gồm có 1 thành

7
phố là thành phố Thái Nguyên, 1 thị xã là thị xã Sông Công và 7 huyện bao
gồm: Đại Từ, Định Hóa, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phú Lương, Phổ Yên và Võ
Nhai.
Về mặt địa hình, Thái Nguyên mang đặc trưng 3 vùng: trung du, vùng núi
và vùng cao. Về khí hậu, Thái Nguyên nằm trong khu vực có tính chất khí hậu
gió mùa với 2 mùa rõ rệt: Mùa nóng và mùa lạnh.
Như vậy, với những điều kiện tự nhiên thuận lợi nêu trên đã tạo ra cho
Thái Nguyên có một vị trí đặc biệt quan trọng: là điểm tiếp giáp, cầu nối giữa
đồng bằng châu thổ sông Hồng với các tỉnh vùng núi phía Bắc. Bên cạnh đó,
đứng về mặt quân sự thì: “Thái Nguyên là cửa ngõ đi vào Việt Bắc”
1.2. Tình hình văn hoá - xã hội và truyền thống đâú tranh chống ngoại
xâm của nhân dân tỉnh Thái nguyên trước khi thực dân pháp xâm lược
1.2.1. Tình hình văn hoá - xã hội
Thái Nguyên có nhiều dân tộc cùng sinh sống: kinh, Tày, Nùng, Dao, Sán
chay, H’Mông, Sán dìu. Trong đó dân tộc thiểu số chiếm 24,49% dân số toàn
tỉnh. Người dân bản địa ở Thái nguyên so với các dân tộc khác không nhiều
song qua các thời kì lịch sử, thành phần dân tộc và dân số Thái Nguyên đã gia
tăng. Tính riêng trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, với vị trí là căn
cứ địa, là thủ đô kháng chiến của cả nước, Thái Nguyên đã đón tiếp 21.672
đồng bào các tỉnh bạn đến tản cư. Mặc dù mỗi thành phần dân tộc ở Thái
Nguyên mang những đặc điểm riêng về tiếng nói, trình độ sản xuất, bản sắc văn
hoá, song tất cả đều có những nét tương đồng, hoà nhập trong cộng đồng và
chung sống trên một lãnh thổ.
Trước cách mạng tháng Tám 1945, đời sống của nhân dân các dân tộc tỉnh
Thái Nguyên rất khổ cực, đặc biệt là các dân tộc sống ở vùng núi chủ yếu còn
sống du canh, du cư đời sống kinh tế, văn hoá nghèo nàn lạc hậu. Song vượt lên
mọi khó khăn gian khổ các dân tộc đã đoàn kết lại chế ngự thiên nhiên, chống
kẻ thù xâm lược, giải phóng quê hương. Hoà bình lặp lại, các dân tộc lại chung
tay xây dựng và bảo vệ Thái Nguyên ngày càng giàu mạnh.

8
Ở Thái Nguyên dân tộc kinh chiếm 75,5% dân số. Đây là dân tộc có
nguồn gốc bản địa, chiếm số lượng đông nhất. Địa bàn cư trú của người Kinh
rộng khắp từ vùng trung du phía nam đến các vùng rừng núi hẻo lánh phía Bắc.
Trong đó tập trung nhiều ở Thị xã Thái Nguyên. Người Kinh có truyền thống
trồng lúa nước, làm nông nghiệp và các nghề thủ công. Dân tộc có số người
đông thứ hai ở Thái Nguyên là người Tày chiếm 10,69 % dân số. Cũng như
người kinh, người Tày có mặt ở Thái nguyên Từ rất lâu đời. Đặc biệt người
Tày có quan hệ gần gũi với người Nùng, Cao Lan bởi họ có sự tương đồng về
ngôn ngữ văn hoá. Địa bàn cư trú của người Tày chủ yếu ở các huyện miền núi
Định Hoá, Đại Từ, Phú Lương. Ngoài hai dân tộc kể trên còn nhiều dân tộc như
Nùng, Dao, San Chí, Thái sống rải rác ở các địa bàn trong tỉnh. Mỗi một dân
tộc đều có vốn văn hoá mang bản sắc rất phong phú và đa dạng.
Ngoài truyền thống cần cù lao động, nhân dân các dân tộc Thái Nguyên
còn có truyền thống hiếu học. Sinh ra trên mảnh đất vốn có nhiều khó khăn về
thiên nhiên, nạn ngoại xâm, nhân dân phải sống trong đói khổ áp bức nhưng
bằng ý chí và nghị lực của mình đã quyết tâm học tập. Tính từ khoa thi đầu tiên
của khoa cử Nho học đến khoa thi cuối cùng của nhà Lê Trung Hưng, toàn trấn
Thái nguyên đã có 10 người đỗ tiến sĩ.
Nhân dân các dân tộc Thái Nguyên có truyền thống văn hoá lâu đời. Đến
nay chúng ta còn lưu giữ nhiều chứng cứ vật chất để xác định nơi đây đã có sự
sống cách loài người chúng ta khoảng 2-3 vạn năm. Khu di tích Thần sa thuộc
huyện Võ Nhai đã chứng minh sự tồn tại của một nền văn hoá cổ ở Việt Nam
-Văn hóa Thần Sa. Ngoài ra, các nhà khảo cổ còn phát hiện ở một số xã của
huyện Võ Nhai là quê hương của văn hoá Hoà bình, văn hoá Bắc sơn. Điều đó
chứng tỏ Thái Nguyên không chỉ là quê hương của người Việt mà còn là quê
hương của nền văn hoá đa sắc tộc rất đáng tự hào.
1.2.2. Truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân tỉnh Thái Nguyên
trước khi thực dân pháp xâm lược
Là trung tâm của vùng chiến lược phía Bắc sông Hồng, nên trong lịch sử,

Thái Nguyên thường xuyên phải đối mặt với các thế lực ngoại bang và các tầng
9
lớp phản nghịch trong nước. Từ xa xưa, ông cha ta đã coi Thái Nguyên là phên
giậu phía bắc của kinh thành Thăng Long, là điểm xuất phát triển khai lực
lượng chống giặc ngoại xâm ở miền biên giới. Chính vì vậy, nhân dân các dân
tộc Thái Nguyên đã sớm xây dựng cho mình bản lĩnh bất khuất, kiên cường
trong chống giặc ngoại xâm.
Ngay từ trước cách mạng, nhân dân Thái Nguyên đã tham gia vào nhiều
cuộc kháng chiến của dân tộc ta chống giặc ngoại xâm. Năm 40 SCN, cùng với
nhân dân cả nước, nhân dân các dân tộc ở Thái Nguyên đã tập hợp lại dưới cờ
khởi nghĩa của Trưng Trắc, Trưng Nhị chiến đấu chống quân xâm lược nhà
Đông Hán, giành độc lập trong 3 năm.
Cuối thế kỷ thứ IX, đầu thế kỉ X, nhân dân Thái Nguyên lại sát cánh cùng
nhân dân cả nước dưới sự lãnh đạo của Lê Hoàn đánh tan quân xâm lược Tống.
Khi nhà Lý định đô ở Thăng Long, Thái Nguyên trở thành phên giậu che chở
phía bắc kinh thành. Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống, nhân
dân Thái Nguyên đã góp sức người, sức của. Bao người con ưu tú của quê
hương đã hy sinh cả tuổi thanh xuân của mình để giữ gìn độc lập cho tổ quốc,
tiêu biểu là Dương Tự Minh (một võ quan của Triều dình nhà Lý)
Đầu thế kỉ XV, nhà Minh xâm lược và đô hộ nước ta. Khắp nơi trên đất
nước, nhân dân lại vùng lên đấu tranh. Ở Thái Nguyên phong trào đấu tranh
giải phóng dân tộc cũng bùng lên mạnh mẽ, mở đầu là cuộc đấu tranh của Trần
Nguyên Khoáng, Nguyễn Đa Bí, Nguyễn Trà …Năm 1918, khi Lê Lợi dựng cờ
Khởi Nghĩa thì Lưu Nhân Chú (Đai Từ -Thái Nguyên), cùng với cha là Lưu
Trung và em rể Phạm Cuống đã tham gia và cuộc khởi nghĩa. Họ đã trực tiếp
tham gia nhiều trận đánh ở Khả Lưu và Bồ ải. Sau khi đất nước hoàn toàn giải
phóng, Lưu Nhân Chú được Lê Lợi ban thưởng, phong tước và ban quốc tính.
Trong suốt thế kỉ XVI, XVII, đất Thái Nguyên là chiến địa giao tranh của
tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh và nhà Mạc. Đến thế kỉ XVIII, chiến tranh
nông dân chống triều Lê - Trịnh nổ ra liên tục Thái Nguyên trở thành một trong

những địa bàn hoạt động chính của nghĩa quân Nguyễn Danh Phương (từ 1740-
1750) với căn cứ đồi Úc Kì ( Phú bình).
10
Bước vào thế kỉ XIX, trên khắp địa bàn tỉnh Thái Nguyên nổ ra nhiều
cuộc chiến tranh nông dân chống lại triều đình nhà Nguyễn. Năm 1806, Dương
Đình Cúc phất cờ khởi nghĩa, nghĩa quân đã duy trì cuộc chiến đấu được gần
20 năm. Năm 1833, nhân dân Thái Nguyên lại tham gia cuộc khởi nghĩa của
Nông văn Vân, một tù trưởng ở Cao Bằng chống lại triều đình. Nghĩa quân làm
chủ cả một vùng. Triều đình Nguyễn phải 3 lần đưa quân đến đàn áp. Đến năm
1835 cuộc khởi nghĩa mới bị dập tắt.
Tóm lại, với truyền thống yêu nước các dân tộc tỉnh Thái Nguyên đã vượt
qua nhiều gian khổ, hy sinh đấu tranh kiên cường bất khuất góp phần cùng cả
nước tạo nên thắng lợi rực rỡ của cách mạng tháng Tám 1945.
1.3. Thực dân Pháp đánh chiếm và thiết lập bộ máy cai trị ở Thái Nguyên.
1.3.1 Thực dân Pháp đánh chiếm Thái Nguyên
Ngày 1-9-1958, thực dân Pháp bắt đầu nổ súng xâm lược nước ta. Sau khi
đánh chiếm song các tỉnh ở Nam kỳ, Hà Nội và các tỉnh ở Bắc kỳ, buộc triều
đình Huế phải kí hiệp ước Hác măng năm 1883, công nhận Nam kỳ là thuộc địa
của Pháp, Trung kỳ và Bắc kỳ đặt dưới chế độ “bảo hộ”. Ngay sau đó, thực dân
Pháp đã cho quân đánh chiếm các tỉnh miền núi thượng du Bắc kỳ.
Sau khi chiếm Bắc Ninh, ngày 17-3-1884, từ Bắc Ninh quân Pháp do
tướng Bơrie Đờlít chỉ huy tiến đánh Thái Nguyên lần thứ nhất. Quân Pháp đã
vấp phải sự chiến đấu kháng cự quyết liệt của quân và dân Thái Nguyên. Chiều
ngày 19-3, quân Pháp đã ồ ạt vào chiếm thành Thái Nguyên. Sau khi chiếm
được thành Thái Nguyên chúng thường xuyên bị nhân dân ta đánh du kích quấy
rối. Ngày 21 tháng 3 năm 1884, sau khi đã tiến hành phá thành Thái Nguyên,
thực dân Pháp rút về Bắc Ninh.
Ngày 15-4-1884, thiếu tá Râygát chỉ huy 2 đại đội lính thủy đánh bộ và
một số ngụy quân từ Đa Phúc theo quốc lộ 3 lên đánh chiếm xã Cải Đan huyện
Phổ Yên. Ngày 16-4-1884, quân Pháp tiến đánh thành Thái Nguyên lần thứ hai.

Do bị quân ta chặn đánh ở Lưu Xá nên 13 giờ 10 phút cùng ngày chúng mới
đến được thành Thái Nguyên. Sau khi tổ chức đánh chiếm khoảng hơn một giờ
sau chúng chiếm được thành. Quân ta rút lui nhưng vẫn tổ chức bao vây cắt đứt
11
các con đường tiếp tế của chúng. Do gặp phải những khó khăn về lương thực,
thực phẩm, quân trang, quân dụng nên ngày 19-4 quân Pháp phải rút từ Thái
Nguyên qua Phú Bình về Bắc Ninh.
Sau hai lần đánh chiếm Thái Nguyên nhưng không giữ được, ngày 10-5-
1884, quân Pháp do trung tá Đonniê từ Bắc Ninh cầm đầu một cánh quân lớn
lên đánh chiếm thành Thái Nguyên lần thứ ba. Do quân địch đông, được trang
bị đầy đủ vũ khí nên thành Thái Nguyên thất thủ rơi vào tay giặc.
Như vậy, sau gần 2 tháng với ba cuộc hành quân lớn nhỏ quân Pháp mới
đánh chiếm và giữ được thành Thái Nguyên lâu dài. Sau đó, quân Pháp tỏa đi
đánh chiếm các huyện trong tỉnh mở rộng phạm vi chiếm đóng và thiết lập bộ
máy cai trị ở Thái Nguyên.
1.3.2.Thực dân Pháp thiết lập bộ máy cai trị ở Thái Nguyên
Năm 1897, về cơ bản thực dân Pháp đã chiếm được Thái Nguyên và
chúng gấp rút xây dựng bộ máy cai trị và đàn áp ở đây.
Về bộ máy cai trị: thực dân Pháp chia Thái Nguyên thành 7 huyện bao
gồm: Tư Nông, Phổ Yên, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Đại Từ, Văn Lãng, Phú Lương
và một châu là Định Hóa với 51 tổng, 199 làng, bản. Ngoài tỉnh lị Thái Nguyên
và các huyện lị, châu lị chúng còn đặt thêm ba trung tâm hành chính: Chợ Chu
(Định Hóa), Phương Độ (Phú Bình), Hùng Sơn (Đại Từ) để dễ bề cai trị. Bộ
máy cai trị của Pháp ở Thái Nguyên có: 1 công sứ thuộc ngạch quan cai trị
hạng ba làm tỉnh trưởng; 1 phó công sứ thuộc quan cai trị hạng bốn làm tỉnh
phó; 2 tham tá; 3 thanh tra lính khố xanh; 8 trưởng trại lính khố xanh; 1 trưởng
đồn lính sen đầm; 2 nhân viên thuế quan và độc quyền; 1 nhân viên ngành công
chính; 1 nhân viên bưu điện; 1 viên chức ngạch quan cai trị hạng năm đại diện
cho công sứ tại Chợ Chu; 1 tham tá bậc nhất đại diện cho công sứ tại Phương
Độ.

Để giúp việc cho bộ máy cai trị thực dân Pháp sử dụng quan lại người
Việt làm tay sai cho chúng bao gồm: 1 án sát phụ trách chung toàn tỉnh; 1
thương tá làm phụ tá cho án sát; 2 tri phủ ở Phú Bình và Đại Từ; 4 tri huyện ở
Phổ Yên, Phú Lương, Võ Nhai, Đồng Hỷ và 1 tri châu ở Định Hóa; 1 mang
12
hàm tri phủ phụ trách trung tâm Phương Độ; 1 giáo thụ thông ngôn; 2 nhân
viên bưu điện ở Chợ Chu và Chợ Mới. Ở các tổng có các chánh tổng, phó tổng
cai quản; ở làng có lý trưởng, phó lý trưởng, hội đồng kì hào, kí mục. Hầu hết
các quan cai trị làm tay sai cho Pháp.
Về bộ máy đàn áp: thực dân Pháp đã bố trí một lực lượng quân sự mạnh
với 34 đồn binh trải ra khắp các châu, huyện trong tỉnh. Mỗi đồn binh khoảng
từ 30 đến 50 lính, những đồn lớn có từ 100 đến 200 lính. Chủ yếu là lính lê
dương, lính khố đỏ, lính khố xanh do người Pháp chỉ huy, ngoài ra còn có các
đội lính do người Việt chỉ huy. Nếu tính trung bình mỗi đồn 50 lính thì trên địa
bàn Thái Nguyên có khoảng 1800 đến 2000 lính. Toàn bộ số lính này được
trang bị đầy đủ và đóng quân trên một địa bàn rộng khắp tỉnh Thái Nguyên.
Tính ra trung bình cứ 5 đến 6 hộ dân trong tỉnh có một họng súng chĩa vào.
Trong bộ máy cai trị của Pháp ở cấp tỉnh công sứ chủ tỉnh là người đứng
đầu tỉnh về mọi mặt quân sự, kinh tế, chính trị và trực tiếp làm chánh án tòa án
đệ nhất cấp (tư pháp đối với người Âu) kiêm chánh án tòa án đệ nhị cấp (tư
pháp đối vớingười bản xứ). Từ 1913, công sứ chủ tỉnh Thái Nguyên là Đác lơ
một trong bốn tên “tứ hung” tàn ác két tiếng ở Bắc kỳ: (nhất Đác, nhì Ke, tam
Be, tứ Bít).
Như vậy, với bộ máy cai trị và đàn áp tàn bạo của mình, thực dân Pháp đã
làm cho đời sống của nhân dân Thái Nguyên rơi vào tình trạng ngột ngạt về
chính trị, khổ cực về kinh tế. Từ đó đã làm bùng nên hàng loạt các phong trào
yêu nước đấu tranh chống lại ách áp bức bóc lột của thực dân Pháp trong toàn
tỉnh Thái Nguyên.
1.4 . Phong trào yêu nước của nhân dân Thái Nguyên từ sau khi thực
dân Pháp xâm lược đến năm 1939

Ngay từ khi đặt chân lên mảnh đất Thái Nguyên (3/1884), thực dân Pháp
đã vấp phải tinh thần đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân các dân tộc trong tỉnh.
Đến cuối thế kỉ XIX, mặc dù về cơ bản thực dân Pháp đã hoàn thành việc đánh
chiếm tỉnh Thái Nguyên và thiết lập được bộ máy cai trị, đàn áp song chúng
13
không thể nào bình định được vùng nông thôn rộng lớn. Nhân dân Thái
Nguyên vẫn tiếp tục đứng lên chống lại ách cai trị bóc lột của thực dân Pháp.
Trong những năm 90 của thế kỉ XIX, nhân dân Thái Nguyên đã tập hợp
đông đảo dưới ngọn cờ khởi nghĩa chống Pháp của Mã Sình Mang ( tức Mã
Mang). Cùng thời gian đó, nghĩa quân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo
từ Bắc Giang tràn sang Thái Nguyên. Nhân dân các huyện trong tỉnh đã hăng
hái tiếp tế lương thực, thực phẩm và tình nguyện tham gia nghĩa quân đánh
Pháp. Trong những năm 1896, trên địa bàn các huyện Đại Từ, Phổ Yên, Phú
Bình… đã diễn ra nhiều trận đánh ác liệt giữa nghĩa quân Yên Thế với quân
Pháp.
Ở các huyện phía bắc, ngày 10/1/1897 nghĩa quân Mã Mang phục kích
một đoàn vận tải của địch từ thị xã Thái Nguyên ngược sông Cầu lên chợ Mới,
đánh thiệt hại nặng một đơn vị hộ tống, thu toàn bộ vũ khí của giặc.
Phong trào chống Pháp sôi nổi của nhân dân Thái Nguyên đã tác động
mạnh mẽ đến tinh thần yêu nước của binh lính Việt Nam trong quân đội Pháp.
Cuối năm 1892, binh lính người Việt trong quân đội Pháp đóng ở đồn Hùng
Sơn (Đại Từ) dưới sự chỉ huy của Cai Bát đã nổi dậy làm cuộc binh biến. Cuộc
khởi nghĩa của binh lính đồn Hùng Sơn được nhân dân Thái Nguyên hưởng
ứng mạnh mẽ. Đến cuối tháng 3 - 1894, lực lượng nghĩa quân đã phát triển lên
đến 350 người. Dựa vào sườn núi Tam Đảo trùng điệp, hiểm trở, nghĩa quân
Cai Bát đã liên tục đánh Pháp trong 5 năm ( từ năm 1892 – 1896)
Bước sang những năm đầu thế kỉ XX, thực dân Pháp đẩy mạnh chương
trình khai thác thuộc địa trên quy mô lớn lần thứ nhất. Trong bối cảnh đó nhân
dân Thái Nguyên càng sôi nổi đứng lên đấu tranh chống ách cai trị bóc lột tàn
bạo của thực dân Pháp. Tháng 11 - 1913, hơn 3000 công nhân mỏ kẽm Hích

(Võ Nhai) nổi dậy đấu tranh. Tiếp đó là cuộc đấu tranh của công nhân mỏ than
Phấn Mễ (Phú Lương)...
Tiêu biểu nhất trong giai đoạn này là cuộc khởi nghĩa của binh lính Việt
Nam trong quân đội Pháp, do Trịnh Văn Cấn (Đội Cấn) và Lương Ngọc Quyến
lãnh đạo nổ ra vào đêm 30 rạng ngày 31-8-1917 tại tỉnh lị Thái Nguyên. Ngay
14
sau khi nổi dậy khởi nghĩa làm chủ được thị xã, nghĩa quân đã cử Đội Cấn làm
Tư lệnh trưởng Quang Phục Quân Thái Nguyên, Lương Ngọc Quyến làm quân
sư, bàn tính việc quân cơ, ra bố cáo khởi nghĩa: nghĩa quân lấy lá cờ 5 ngôi sao
lớn đề bốn chữ “Nam binh phục quốc” làm quân kỳ, kêu gọi nhân dân tham gia
khởi nghĩa.
Thực dân Pháp ở Hà Nội nhận được tin cấp báo đã cử tướng Misa – tư
lệnh tối cao của quân đội Bắc kỳ, tức tốc đưa hơn 2000 quân với đầy đủ vũ khí
và phương tiện lên đàn áp cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên. Sáng ngày 2- 9 -
1917, quân Pháp bắt đầu mở cuộc tấn công quy mô lớn vào lực lượng nghĩa
quân. Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt trong suốt 4 ngày liền. Với tinh thần chiến
đấu anh dũng, ngoan cường nghĩa quân đã chống trả quyết liệt trước các đợt tấn
công của của địch. Tuy nhiên, do lực lượng và vũ khí quá chênh lệch nên nghĩa
quân cũng bị tổn thất lớn. Lương Ngọc Quyến đã anh dũng hy sinh trong khi
chỉ huy chiến đấu. Với ưu thế hơn hẳn về hỏa lực, đến trưa ngày 5-9 quân Pháp
đã hoàn toàn chiếm được tỉnh lị Thái Nguyên. Nghĩa quân buộc phải rút về khu
vực rừng núi thuộc các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Yên, Phúc Yên, Sơn Tây, Bắc
Giang. Tháng 10-1917, nghĩa quân quay trở về địa bàn Thái Nguyên hoạt động
nhưng lúc này lực lượng đã giảm sút nhiều, chỉ còn khoảng 40 người. Quân
địch truy kích ráo riết, nghĩa quân buộc phải chuyển lên Đèo Nứa, Hoàng Đàm
(Phổ Yên). Sau đó, Đội Giá và Đội Xuyên vượt vòng vây của kẻ thù chạy sang
Yên Thế (Bắc Giang) xây dựng căn cứ. Đội Cấn và một số ít nghĩa quân còn lại
cầm cự ở vùng núi Pháo (Đại Từ).
Ngày 5 / 1 / 1918, trước sự tấn công ác liệt của kẻ thù Đội Cấn nhận thấy
không thể chống cự được nữa nên đã tự sát để giữ trọn khí tiết. Cái chết của

Đội Cấn đã kết thúc bi hùng cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên kéo dài hơn 4 tháng.
Cuộc khởi nghĩa đã làm rung chuyển chính quyền thực dân Pháp ở Đông
Dương và làm chấn động dư luận cả ở Pháp và trên thế giới, khởi nghĩa Thái
Nguyên là “cuộc khởi nghĩa lớn nhất nổ ra ở Việt Nam trong thời kì thế giới đại
chiến lần thứ nhất”.
15
Cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên tuy thất bại nhưng ảnh hưởng của nó vẫn
còn vang mãi trong những năm sau này, góp phần cổ vũ nhân dân Thái Nguyên
tiếp tục vững bước trên con đường đấu tranh chống xâm lược, hun đúc truyền
thống đấu tranh bất khuất kiên cường của nhân dân Thái Nguyên.
Ngay sau khi dập tắt cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên (1917), thực dân Pháp
tăng cường hơn nữa bộ máy đàn áp và khủng bố nhân dân. Mật thám Pháp hoạt
động ráo riết để ngăn chặn phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân.
Chúng dựng nên một “hàng rào” ngăn chặn tất cả các phong trào cách mạng từ
các nơi khác tràn vào Thái Nguyên.Trước tình hình đó, phong trào đấu tranh
yêu nước của nhân dân Thái Nguyên trong những năm từ 1918 - 1929 tạm thời
lắng xuống chờ thời cơ mới.
Tóm lại, trong suốt chiều dài lịch sử, nhân dân các dân tộc tỉnh Thái
Nguyên luôn cần cù, sáng tạo trong lao động xây dựng quê hương, đất nước;
đoàn kết, anh dũng, kiên cường trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Cuối thế
kỉ XIX, thực dân Pháp xâm lược nước ta, dưới ách thống trị tàn bạo của chúng,
đời sống nhân dân nước ta nói chung và nhân dân Thái Nguyên nói riêng vô
cùng cực khổ... Cùng với nhân dân cả nước, nhân dân các dân tộc tỉnh Thái
Nguyên đã anh dũng đứng lên chống lại ách áp bức thống trị của thực dân
Pháp. Mặc dù những phong trào đấu tranh nổ ra đều lân lượt bị giặc đàn áp dã
man nhưng chúng không thể nào khuất phục được ý chí đấu tranh của nhân dân
Thái Nguyên. Những phong trào đấu tranh ấy đã góp phần cổ vũ mạnh mẽ tinh
thần yêu nước của nhân dân các địa phương trên cả nước.
Từ sau khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời (03/02/1930) phong trào đấu
tranh cách mạng ở Thái Nguyên đã có những bước chuyển biến mới, các cơ sở

cách mạng ở các tỉnh Bắc Giang, Phúc Yên bước đầu đã ảnh hưởng đến Thái
Nguyên. Trên mảnh đất Định Hóa đã xuất hiện nhưng Đảng viên đầu tiên.Nhân
dân Thái Nguyên đang chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho một thời kì đấu
tranh mới - Thời kì đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng Sản Việt Nam.
16

×