ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
KHOA VĂN – XÃ HỘI
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
Tên đề tài:
GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NÔNG DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT
NÔNG NGHIỆP TẠI XÃ QUYẾT THẮNG TP. THÁI NGUYÊN
TỈNH THÁI NGUYÊN
Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Kim Phương
Sinh viên thực hiện
: Đào Thị Mùi
Lớp
: KHQL K8
Thái Nguyên , tháng 03 năm 2013
1
MỤC LỤC
Sinh viên thực hiện : Đào Thị Mùi.......................................................................1
MỤC LỤC.............................................................................................................2
LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................5
DANH MỤC BẢNG BIỂU...................................................................................6
2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất
nông nghiệp tại xã Quyết Thắng, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên” là kết
quả nghiên cứu của riêng cá nhân tôi, không sao chép của người khác. Các số liệu
thống kê, kết quả nêu trong đề tài là trung thực và chưa được công bố trong các công
trình khác. Nội dung đề tài có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được đăng
tải trên các tác phẩm, tạp chí, công trình và các trang web theo danh mục tài liệu
tham khảo của đề tài. Nếu sai, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Tác giả thực hiện đề tài
Đào Thị Mùi
3
LỜI CẢM ƠN
Nghiên cứu khoa học là một hình thức giáo dục bậc đại học, là một khâu
quan trọng trong quá trình học tập của sinh viên. Nhờ đó, giúp sinh viên củng
cố, đào sâu, mở rộng tri thức, kỹ năng, kỹ xảo đã tích lũy được, đồng thời phát
huy tối ưu tư duy sáng tạo, mở rộng tầm hiểu biết. Tham gia hoạt động nghiên
cứu khoa học không những giúp sinh viên nắm được phương pháp, cách thức tổ
chức hoạt động nghiên cứu khoa học mà còn là cơ hội để sinh viên thể hiện năng
lực bản thân, rèn luyện các kỹ năng mềm, mở rộng kiến thức hình thành phẩm
chất của nhà nghiên cứu.
Xác định đúng đắn vai trò, tầm quan trọng của hoạt động nghiên cứu khoa
học đối với sinh viên và mục tiêu đào tạo của nhà trường, trong những năm qua,
trường Đại học khoa học – Đại học Thái Nguyên luôn đẩy mạnh tổ chức hoạt
động nghiên cứu khoa học và nhận được sự tham gia, hưởng ứng tích cực của
các bạn sinh viên.
Là một sinh viên ngành Khoa học quản lý, tôi cũng vinh dự tham gia vào
hoạt động nghiên cứu khoa học do nhà trường tổ chức với tên đề tài: “Giải
quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp tại xã Quyết Thắng,
TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên”.
Để hoàn thành đề tài nghiên cứu, tôi đã nhận được giúp đỡ của rất nhiều
cá nhân, tổ chức. Đặc biệt, xin gửi lời cám ơn sâu sắc tới cô giáo Nguyễn Thị
Kim Phương – giảng viên hướng dẫn đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo tôi trong suốt
quá trình thực hiện đề tài.
Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu nhà
trường, lãnh đạo khoa, bộ môn đã tạo điều kiện cho sinh viên nói chung và sinh
viên lớp Khoa học quản lý nói riêng trong đó có cá nhân tôi hoàn thành tốt nhất
đề tài nghiên cứu của mình. Xin gửi lời cảm ơn đến cán bộ, công chức UBND
TP. Thái Nguyên, UBND xã Quyết Thắng và bà con nông dân xã Quyết Thắng
đã ủng hộ giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài.
Đề tài không tránh được những thiếu sót, kính mong nhận được ý kiến
đóng góp, nhận xét của các thầy cô để đề tài đầy đủ và hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Thái Nguyên ngày 03/03/2013
Sinh viên
Đào Thị Mùi
4
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Từ viết tắt
TP.
UBND
CNH-HĐH
CNH-ĐTH
CN-XD
N-L-NN
TM-DV
LĐ-TB&XH
CHXHCN
Nguyên bản
Thành phố
Ủy ban nhân dân
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Công nghiệp hóa – Đô thị hóa
Công nghiệp – Xây dựng
Nông – Lâm – Ngư nghiệp
Thương mại – Dịch vụ
Lao động-thương binh & xã hội
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
5
STT
1
2
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Tên bảng
Phân kỳ diện tích các loại đất TP. Thái Nguyên giai đoạn 2010-2020
Phân kỳ diện tích đất chuyển mục đích sử dụng TP. Thái Nguyên
3
giai đoạn 2010-2020
Phân kỳ các chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch xã Quyết Thắng –
4
TP Thái Nguyên giai đoạn 2010-2020
Phân kỳ kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất xã Quyết Thắng giai
5
6
đoạn 2010-2020
Danh mục các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên
Thống kê chuyển đổi quỹ đất trong các dự án trên địa bà xã Quyết
7
Thắng
Thống kê diện tích đất thu hồi của các hộ dân trong dự án mở rộng
8
Khoa ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên
Tổng hợp phương án dự toán bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng
9
10
11
dự án Trung tâm dạy nghề và hỗ trợ nông dân tỉnh Thái Nguyên
Hiện trạng dân số các xóm xã Quyết Thắng
Hiện trạng lao động xã Quyết Thắng năm 2012
Dự báo lao động nông thôn làm việc ở các nhóm nghề và nhu cầu
12
đào tạo đến năm 2015 xã Quyết Thắng và TP. Thái Nguyên
Dự báo cơ cấu lao động nông thôn làm việc trong các nhóm ngành
13
14
đến năm 2015 của xã Quyết Thắng và TP. Thái Nguyên
Dự báo lao động xã Quyết Thắng đến năm 2015
Dự báo số lượng lao động chuyển dịch cơ cấu lao động sang làm
việc tại khu công nghiệp, xuất khẩu & các ngành công nghiệp, xây dựng,
thương mại dịch vụ
6
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, nước ta đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, đô thị
hóa (CNH-ĐTH) mục tiêu đến năm 2020 về cơ bản nước ta trở thành một nước
công nghiệp theo hướng hiện đại. CNH-ĐTH đang diễn ra ở hầu khắp các địa
phương trong cả nước. Hòa trong xu thế đó, tỉnh Thái Nguyên cũng đang dốc
sức thực hiện chủ trương CNH-ĐTH, đẩy mạnh phát triển kinh tế. Trong đó,
thành phố (TP.) Thái Nguyên là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội
của tỉnh Thái Nguyên và vùng Việt Bắc nên hơn hết được sự ưu tiên đầu tư phát
triển, tốc độ CNH-ĐTH tại đây đang diễn ra rất nhanh chóng và mạnh mẽ.
Xã Quyết Thắng là một xã thuộc phía tây TP. Thái Nguyên có tổng diện
tích tự nhiên là 1.155,52 ha. Quyết Thắng được xác định là trọng điểm trong quy
hoạch phát triển về phía tây của TP. Thái Nguyên. Chiến lược quy hoạch xã
Quyết Thắng đến năm 2020 là sự tổng hợp giữa quy hoạch nông thôn mới, quy
hoạch sử dụng đất và quy hoạch các khu công nghiệp, khu đô thị trên địa bàn xã
nhằm mục tiêu cụ thể hóa quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội TP Thái
Nguyên giai đoạn 2010 – 2020 nhằm thực hiện đường lối CNH-ĐTH của Đảng
và Nhà nước.
Để thực hiện CNH-ĐTH mà trọng tâm là xây dựng các khu đô thị, khu
công nghiệp, Quyết Thắng cần một quỹ đất khá lớn (525,47ha chiếm 45,47%
tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã) trong đó diện tích đất nông nghiệp chuyển
đổi thành đất phục vụ cho các dự án là 80,52ha. Ước tính, việc thu hồi, chuyển
đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sẽ ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập
của trên 600 người dân và trên 150 hộ dân. Từ chỗ đất nông nghiệp là tư liệu sản
xuất chính của người nông dân nay bị thu hồi để phục vụ cho các dự án đã khiến
họ đứng trước nguy cơ mất đất dẫn đến mất việc làm. Từ đó gián tiếp ảnh hưởng
đến đời sống, sinh hoạt của người nông dân. Làm thế nào để giải quyết việc làm
cho người dân bị thu hồi đất là vấn cấp thiết đối với các cấp chính quyền Trung
ương và địa phương, có ý nghĩa thiết thực đối với đời sống của người dân.
7
Bản thân tác giả là một công dân đang sinh sống và học tập tại địa phương
nhận thấy đây là chủ trương chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước góp
phần đẩy nhanh quá trình CNH-ĐTH xây dựng hạ tầng kinh tế phát triển, nâng
cao đời sống, thu nhập của người dân. Tuy nhiên, chính sách cũng bộc lộ một số
hạn chế cần tháo gỡ. Đó là việc thu hồi đất sẽ khiến cho một bộ phận không nhỏ
dân cư toàn xã bị mất hoặc thiếu việc làm ảnh hưởng đến thu nhập của người
dân, làm giảm nguồn thu ngân sách địa phương và dẫn đến các hệ lụy về an ninh
- trật tự, an toàn xã hội.
Từ những lý do trên, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Giải quyết việc
làm cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp tại xã Quyết Thắng, TP. Thái
Nguyên, tỉnh Thái Nguyên”.
2. Lịch sử nghiên cứu
Hiện nay, vấn đề giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông
nghiệp trong bối cảnh đất nước ta đang trong quá trình CNH-ĐTH đã được rất
nhiều các nhà nghiên cứu quan tâm, nghiên cứu dưới nhiều khía cạnh khác nhau.
Cụ thể:
Các tác giả PTS.Nguyễn Hữu Dũng, PTS. Trần Hữu Trung (chủ biên)
trong cuốn sách: “Về chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam” Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội 1997 đã trình bày tổng quát về phương pháp luận và
phương pháp tiếp cận chính sách việc làm cũng như làm rõ thực trạng việc làm ở
Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đó khuyến nghị định hướng một số chính sách cụ
thể về việc làm trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Luận văn thạc sỹ kinh tế chuyên ngành kinh tế nông nghiệp (năm 2008)
của tác giả Lương Mạnh Đông: “Giải pháp chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu
việc làm của lao động nông thôn huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên”. Tác
giả đã đi sâu phân tích và rút ra kết luận về thực trạng lao động và việc làm của
các nông hộ trên địa bàn huyện; đồng thời đưa ra các định hướng và 9 giải pháp
chủ yếu nhằm giải giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn
huyện.
8
Luận văn Thạc sỹ kinh tế chuyên ngành kinh tế nông nghiệp (năm 2008)
của tác giả Đinh Quang Thái: “Giải pháp chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu việc
làm của lao động nông thôn huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên”. Trên cơ sở
phân tích thực trạng việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn huyện Đồng
Hỷ về quy mô, chất lượng nguồn lao động, công tác đào tạo nghề cũng như sử
dụng nguồn lao động và thực trạng việc làm của hộ gia đình, tác giả đã đưa ra
phương hướng và 4 giải pháp cơ bản nhằm giải quyết việc làm cho lao động
nông thôn trên địa bàn nghiên cứu.
Luận văn thạc sỹ ngành kinh tế - chính trị (năm 2010) của tác giả Vũ
Trường Giang: “Vấn đề việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở tỉnh Hải
Dương”. Tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng việc làm cho nông dân bị thu
hồi đất ở tỉnh Hải Dương, đồng thời đưa ra phương hướng và 6 giải pháp giải
quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất trong quá trình CNH-HĐH, Đô thị
hóa tỉnh Hải Dương.
Luận văn thạc sỹ ngành kinh tế chính trị (năm 2012) của tác giả Nguyễn
Đức Quỳnh: “Việc làm ở khu vực nông thôn TP. Hà Nội trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Trên cơ sở làm rõ tác động của công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đến việc làm của lao động ở nông thôn, sự cần thiết của việc giải
quyết việc làm và những nhân tố ảnh hưởng đến việc làm, tác giả đã phân tích
kinh nghiệm của một số địa phương trong việc giải quyết việc làm cho lao động
nông thôn trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phân tích thực trạng
việc làm, giải quyết việc làm ở nông thôn Hà Nội (năm 2011-2012), qua đó đưa
ra 6 giải pháp giải quyết việc làm cơ bản. Tác giả đưa ra kết luận “Để thực hiện
được mục tiêu và phương hướng giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp
của TP. trong thời gian tới cần tăng cường sự lãnh đạo của chính quyền nhà
nước trong việc định hướng về nhu cầu thị trường lao động và thực hiện đồng bộ
các giải pháp, chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển của thị trường lao động và
mở rộng cơ hội việc làm cho nhiều người lao động nói chung và nhiều người lao
động ở khu vực nông thôn nói riêng”.
9
Luận văn Thạc sỹ ngành kinh tế phát triển (năm 2012) của tác giả Hoàng
Tú Anh: “Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Hòa
Vang TP. Đà Nẵng”. Luận văn đã phân tích thực trạng việc làm của lao động
nông thôn trên địa bàn huyện Hòa Vang và đưa ra 4 giải pháp cơ bản nhằm giải
quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu khoa học: “Thực trạng và giải pháp giải quyết việc
làm cho người dân bị thu hồi đất nông nghiệp tại huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải
Dương” (năm 2011) của tác giả Lê Thị Hồng Phương. Tác giả đã phân tích tình
hình việc làm của người dân bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Cẩm
Giàng và qua đó, đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho người
nông dân bị thu hồi đất trên địa bàn nghiên cứu.
Bài viết: “Chiến lược sống qua những dự định nghề nghiệp của cư dân
ven đô Hà Nội trong quá trình đô thị hóa” của tác giả Phan Thị Mai Hương
đăng trên Tạp chí Tâm lý học số 12 (117).12-2008, trong bài viết, tác giả đã tiến
hành điều tra, khảo sát về những dự định nghề nghiệp của người dân ngoại thành
Hà Nội trong khoảng thời gian từ 5-10 năm tới trong bối cảnh đô thị hóa đang
diễn ra mạnh mẽ; qua đó, đưa ra đánh giá về chiến lược sống thông qua dự định
nghề nghiệp của từng nhóm đối tượng khác nhau.
Bài viết: “Thực trạng chuyển đổi nghề nghiệp của cư dân vùng ven đô
trong quá trình đô thị hóa” của tác giả Đỗ Thị Lệ Hằng đăng trên Tạp chí Tâm
lý học số 3 (108).3-2008 đã phân tích thực trạng chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp
và thu nhập của người dân vùng ven đô trong quá trình đô thị hóa của ba khu
vực giáp nội thành Hà Nội là Yên Sở, Yên Mỹ và Mỹ Đình.
Nhìn chung, vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nói chung và lao
động là nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp nói riêng đã được rất nhiều sự quan
tâm, nghiên cứu của các nhà nghiên cứu, tác giả khác nhau. Thông qua công
trình, đề tài nghiên cứu của mình các tác giả đã phân tích thực trạng giải quyết
việc làm và đề xuất được một số giải pháp giải quyết việc làm cho nông dân tại
địa bàn nghiên cứu của đề tài. Tuy nhiên, mỗi đề tài lại nghiên cứu theo một góc
độ khác nhau, tại một thời điểm khác nhau và địa bàn khác nhau nên kết quả
10
nghiên cứu về thực trạng và các giả pháp đưa ra cũng không đồng nhất. Đề tài
của tác giả là đề tài đầu tiên nghiên cứu trên địa bàn xã Quyết Thắng về vấn đề
này, tiếp tục kế thừa cơ sở lý luận về vấn đề việc làm và giải quyết việc làm cho
nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở mô tả thực trạng thu hồi, sử dụng đất nông nghiệp và giải
quyết việc làm cho nông dân tại xã Quyết Thắng, TP. Thái Nguyên tỉnh Thái
Nguyên, tác giả đề xuất một số giải pháp giải quyết việc làm cho nông dân bị
thu hồi đất nông nghiệp tại địa bàn này.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài nghiên cứu.
- Làm rõ thực trạng thu hồi, sử dụng đất nông nghiệp và giải quyết việc
làm cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp tại xã Quyết Thắng, TP Thái
Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
- Đề xuất một số giải pháp giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất
nông nghiệp tại địa bàn nghiên cứu.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là:
- Thực trạng thu hồi, sử dụng đất nông nghiệp và giải quyết việc làm tại
xã Quyết Thắng, TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
- Các giải pháp giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông
nghiệp tại xã Quyết Thắng, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt không gian:
Đề tài nghiên cứu tại địa bàn xã Quyết Thắng, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái
Nguyên.
- Về mặt thời gian:
+ Thời gian thực hiện đề tài: Từ tháng 04/2012 - 04/2013
11
+ Thời gian khảo sát số liệu: Từ năm 2010 - 2012
5. Vấn đề nghiên cứu
Thực trạng thu hồi, sử dụng đất nông nghiệp, giải quyết việc làm cho
nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp tại xã Quyết Thắng, TP. Thái Nguyên, tỉnh
Thái Nguyên hiện nay như thế nào?
Cần thực hiện những giải pháp nào để giải quyết việc làm cho nông dân bị
thu hồi đất nông nghiệp tại xã Quyết Thắng, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái
Nguyên?
6. Giả thuyết nghiên cứu
Để giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp tại xã
Quyết Thắng, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên ta thực hiện kết hợp các giải
pháp như:
-
Đẩy mạnh công tác hướng nghiệp, đào tạo nghề, gắn đào tạo nghề
với sử dụng lao động
-
Giải pháp cho nông dân vay vốn giải quyết việc làm
-
Sử dụng hiệu quả diện tích đất nông nghiệp
7. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, đề tài áp dụng những phương pháp cụ thể sau:
-
Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu (Tài liệu viết, tài liệu
thống kê):
Tác giả tiến hành thu thập, phân tích và tổng hợp những tài liệu liên quan
đến vấn đề nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp nhằm phục vụ cho đề tài nghiên
cứu như: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong
năm 2012 của TP Thái Nguyên và xã Quyết Thắng; thuyết minh quy hoạch xây
dựng nông thôn mới xã Quyết Thắng giai đoạn 2012 - 2015 và định hướng
2020; Báo cáo quy hoạch sử dụng đất TP Thái Nguyên, xã Quyết Thắng giai
đoạn 2010 – 2020; Báo cáo kết quả thực hiện công tác giải quyết việc làm trên
địa bàn xã Quyết Thắng năm 2012…
-
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:
12
Tác giả sử dụng phương pháp này để điều tra 205 lao động là nông dân
nhằm thu thập thông tin về thực trạng việc làm trước và sau khi bị thu hồi đất
nông nghiệp cũng như dự kiến về việc làm nếu như bị thu hồi đất nông nghiệp.
8. Ý nghĩa của đề tài
- Đề tài tiếp tục kế thừa cơ sở lý luận về vấn đề giải quyết việc làm cho
nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay.
- Đề tài làm rõ thực trạng vấn đề việc làm của nông dân bị thu hồi đất
nông nghiệp từ đó giúp cho chính quyền địa phương có những cơ sở để đưa ra
các chương trình, biện pháp tìm kiếm việc làm thay thế, chuyển đổi nghề nghiệp
cho người dân đồng thời giải quyết những vấn đề phát sinh do hệ quả của việc
nông dân bị thu hồi đất gây ra.
- Cùng với chính quyền địa phương trong khả năng còn hạn chế của tác
giả, đề tài đề xuất các giải pháp giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất
nông nghiệp tại địa bàn nghiên cứu.
- Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm về
vấn đề này.
9. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Danh mục
chữ viết tắt, Phụ lục, phần Nội dung đề tài bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài
Chương 2: Thực trạng thu hồi, sử dụng đất nông nghiệp và giải quyết việc
làm cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp tại xã Quyết Thắng, TP Thái
Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
Chương 3: Một số giải pháp giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi
đất nông nghiệp tại xã Quyết Thắng, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
13
B. NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm đất đai và đất nông nghiệp
1.1.1.1. Khái niệm đất đai
Tại Hội nghị quốc tế về Môi trường ở Rio de Janerio, Brazil, 1993 đã
đưa ra khái niệm về đất đai như sau: “Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt
trái đất bao gồm tất cả các cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới
bề mặt đó như: khí hậu bề mặt, thổ nhưỡng, dạng địa hình, mặt nước, các lớp
trầm tích sát bề mặt cùng với nước đá và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn
động thực vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả của con người
trong quá khứ và hiện tại để lại (san nền, hồ chứa nước hay hệ thống tiêu thoát
nước, đường sá, nhà cửa...)”.
Như vậy, đất đai là một khoảng không gian có giới hạn theo chiều thẳng
đứng và theo chiều ngang-trên mặt đất giữ một vai trò quan trọng đối với sản
xuất và cuộc sống sinh hoạt của con người.
Trong phần Mở đầu của Luật đất đai năm 2003 cũng khẳng định:
“Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc
biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố
các khu dân cư, xây dựng các công trình văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng”.
Như vậy, đất đai là điều kiện vật chất chung nhất của mọi quá trình sản
xuất, hoạt động của con người. Đồng thời, đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt
không thể thay thế của một số ngành sản xuất như nông nghiệp, lâm nghiệp.
1.1.1.2. Khái niệm đất nông nghiệp
Điều 13 Luật Đất đai 2003, đất đai hiện nay được chia làm 3 loại: Đất
nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng.
Trong đó, đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên
cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và
mục đích bảo vệ, phát triển rừng: bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm
nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác.
14
1.1.2. Khái niệm nông dân
Theo bách khoa toàn thư mở Wikipedia ngày 12/03/2013, nông dân được
định nghĩa như sau: “Nông dân là những người lao động cư trú ở nông thôn,
tham gia sản xuất nông nghiệp. Nông dân sống chủ yếu bằng ruộng vườn, sau đó
đến các ngành nghề mà tư liệu sản xuất chính là đất đai. Tùy từng quốc gia, từng
thời kỳ lịch sử, người nông dân có quyền sở hữu khác nhau về ruộng đất. Họ
hình thành nên giai cấp nông dân, có vị trí, vai trò nhất định trong xã hội”.
1.1.3. Khái niệm lao động và người lao động
Mở đầu Bộ luật lao động nước Việt Nam năm 1994 đã khẳng định: “Lao
động là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật chất và các
giá trị tinh thần của xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao là
nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước”.
Tại điều 3, chương I Bộ luật lao động nước Việt Nam năm 2012 đã nêu
rõ: “Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm
việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của
người sử dụng lao động”.
1.1.4. Khái niệm việc làm và người có việc làm
Tại điều 9, chương II Bộ luật lao động nước Việt Nam năm 2012 khẳng
định: “Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật
cấm”.
Với khái niệm trên thì hoạt động được coi là việc làm phải thỏa mãn hai
yêu cầu: sự kết hợp sức lao động của con người với tư liệu sản xuất tạo ra giá trị
nguồn thu nhập cho bản thân, gia đình và hoạt động lao động tạo ra nguồn thu
nhập này phải không bị pháp luật ngăn cấm (tính pháp lý của việc làm).
Giải quyết việc làm: Là quá trình tạo những điều kiện thuận lợi đảm bảo
cho những người thất nghiệp, thiếu việc làm có cơ hội được làm việc.
1.1.5. Khái niệm thất nghiệp, thiếu việc làm và người thất nghiệp,
người thiếu việc làm
-
Khái niệm thất nghiệp, người thất nghiệp:
Hiểu một cách chung nhất, thất nghiệp là tình trạng không có việc làm.
15
Người thất nghiệp là những người trong độ tuổi lao động có khả năng làm
việc, mong muốn làm việc nhưng lại không tìm được việc làm. Tức là, một
người thất nghiệp phải có đủ 3 tiêu chí:
+ Có khả năng làm việc
+ Mong muốn tìm việc làm
+ Hiện chưa có việc làm
-
Khái niệm thiếu việc làm, người thiếu việc làm
Thiếu việc làm là tình trạng có việc làm nhưng việc làm đó còn dư thời gian
rảnh rỗi hoặc không đáp ứng được các nhu cầu cuộc sống của người lao động.
Người thiếu việc làm là người lao động đang có việc làm nhưng làm việc
không hết thời gian theo quy định của pháp luật hoặc công việc không đáp ứng
đủ nhu cầu cuộc sống, muốn làm thêm để tăng thu nhập.
Người trong độ tuổi lao động: Là những người ở độ tuổi có nghĩa vụ và
quyền lợi lao động được quy định trong hiến pháp. Nữ từ 18-55. Nam từ 18-60.
Người trong tuổi lao động có 2 loại: Lực lượng lao động và ngoài lực
lượng lao động. Lực lượng lao động gồm có người có việc làm và người thất
nghiệp. Ngoài lực lượng lao động là những người như sinh viên, người ốm đau
bệnh tật không có khả năng lao động, người nội trợ…
Trong phạm vi đề tài này, nghiên cứu các đối tượng là nhóm người trong
độ tuổi lao động, cụ thể là những người thuộc lực lượng lao động đang có việc
làm nhưng có nguy cơ thất nghiệp hoặc thiếu việc làm, những người thiếu việc
làm có nguy cơ thất nghiệp, những người hiện đang thất nghiệp do thu hồi đất.
Tức là đề tài nghiên cứu những người nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp và
những người nông dân có nguy cơ bị thu hồi đất nông nghiệp.
1.1.6. Khái niệm thu hồi đất nông nghiệp, các quy định về thu hồi đất
nông nghiệp
Theo khoản 5 điều 4 luật đất đai 2003 quy định: “Thu hồi đất là việc Nhà
nước ra quyết định hành chính để thu lại quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã
16
giao cho tổ chức, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản lý theo quy định
của Luật đất đai hiện hành”.
Mục đích thu hồi đất nhằm đảm bảo cho mọi diện tích đất đai được sử dụng
hợp pháp đúng mục đích, đạt hiệu quả cao, khắc phục trình trạng tuỳ tiện trong
quản lý sử dụng đất đai, đáp ứng nhu cầu sử dụng đất phục vụ lợi ích quốc gia.
Điều 38 mục 4 chương II luật đất đai năm 2003 quy định về các trường
hợp thu hồi đất như sau:
Nhà nước thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
1. Nhà nước sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc
gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế;
2. Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, được Nhà
nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất có nguồn gốc từ ngân
sách nhà nước hoặc cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm bị giải thể, phá sản,
chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất;
3. Sử dụng đất không đúng mục đích, sử dụng đất không có hiệu quả;
4. Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất;
5. Đất được giao không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền;
6. Đất bị lấn, chiếm trong các trường hợp sau đây:
a) Đất chưa sử dụng bị lấn, chiếm;
b) Đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này
mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm;
7. Cá nhân sử dụng đất chết mà không có người thừa kế;
8. Người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất;
9. Người sử dụng đất cố ý không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước;
10. Đất được Nhà nước giao, cho thuê có thời hạn mà không được gia hạn
khi hết thời hạn;
11. Đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn mười hai
tháng liền; đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn mười tám
tháng liền; đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn hai mươi bốn
tháng liền;
17
12. Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà
không được sử dụng trong thời hạn mười hai tháng liền hoặc tiến độ sử dụng đất
chậm hơn hai mươi bốn tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư, kể từ khi
nhận bàn giao đất trên thực địa mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
quyết định giao đất, cho thuê đất đó cho phép.
Tại điều 40mục 4 chương II của luật này cũng quy định về
trường hợp thu hồi đất để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế: “Nhà
nước thực hiện việc thu hồi đất để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế trong
trường hợp đầu tư xây dựng khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế và
các dự án đầu tư lớn theo quy định của Chính phủ”.
Như vậy, trường hợp Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của nông dân tại
địa bàn nghiên cứu của đề tài là phù hợp theo quy định của pháp luật, nhằm mục
đích phát triển kinh tế, xây dựng các khu công nghiệp, khu công nghệ cao và các
dự án theo quy định của Chính phủ.
1.2. Quan điểm của các cấp về vấn đề giải quyết việc làm cho nông
dân bị thu hồi đất nông nghiệp
Trong suốt sự nghiệp lãnh đạo, Đảng ta luôn đặt con người là nhân tố
trung tâm, vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển. Do đó, vấn đề giải
quyết việc làm cho người lao động trong đó có người nông dân bị thu hồi đất
nông nghiệp phục vụ cho quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế luôn là một trong
những chỉ tiêu định hướng phát triển kinh tế - xã hội mà Đảng đặt ra.
Đại hội Đảng lần thứ VI đã xác định: “Nhà nước cố gắng tạo thêm việc làm
và có chính sách để người lao động tự tạo ra việc làm”. Quan điểm này đã được thể
chế hóa thành một hệ thống, đồng bộ thông qua Bộ luật Lao động đầu tiên của
nước ta, tạo hành lang pháp lý phát triển việc làm trong nền kinh tế thị trường.
Quan điểm này tiếp tục được cụ thể hóa bằng các chỉ thị, nghị quyết của Chính phủ
như chỉ thị số 11/2006/CT-TTG ngày 27 tháng 3 năm 2006 về giải pháp hỗ trợ dạy
nghề và việc làm cho lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp,
Nghị quyết số 26 – NQ/T.Ư ngày 05/08/2008 về “Về nông nghiệp, nông dân, nông
18
thôn”, Nghị quyết số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 về phê duyệt đề án “Đào tạo
nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020.
Về phía tỉnh Thái Nguyên: Các cấp lãnh đạo tỉnh, TP. Thái Nguyên đã
vận dụng và triển khai các hoạt động, thực hiện các đề án, chương trình theo
quan điểm, sự chỉ đạo của Đảng, Chính phủ.
Ngày 06/05/2010, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Nguyên ra chỉ thị số 33CT/TU về tăng cường lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với nhiệm vụ đào tạo
nghề cho lao động nông thôn từ nay đến năm 2020.
Ngày 30/09/2011, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên ký quyết định số
2461/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án Đào tạo nghề và Giải quyết việc làm
tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 – 2015. Với mục tiêu “hỗ trợ phát triển đào tạo
nghề, tạo việc làm và phát triển thị trường lao động giai đoạn 2011-2015 đáp
ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế”
đề tài đã đề ra 9 nhóm giải pháp cơ bản để thực hiện mục tiêu. Cụ thể như sau:
a.
Tăng cường tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước về dạy nghề, lao động - việc làm trên các phương tiện thông tin đại
chúng; tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, định hướng nghề nghiệp để
người lao động và toàn xã hội có nhận thức đúng đắn về học nghề, để thu hút
người lao động nhất là thanh niên tham gia học nghề, khắc phục tình trạng thừa
thầy, thiếu thợ hiện nay.
b.
Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thu hút đầu tư và tăng cường
phân cấp quản lý đối với các nội dung liên quan như thủ tục vay vốn hỗ trợ việc
làm, công tác xuất khẩu lao động, cấp giấy phép GTVL, dạy nghề …
c.
Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn quỹ quốc gia GQVL, tập trung
vốn vào các dự án thu hút nhiều lao động, các ngành nghề mới đẩy nhanh tốc độ
chuyển dịch cơ cấu lao động.
d.
Củng cố, xây dựng hệ thống Trung tâm giới thiệu việc làm đủ mạnh,
có uy tín, hoạt động có hiệu quả, đủ sức đáp ứng nhu cầu về sức lao động ở mọi
lĩnh vực sản xuất, dịch vụ thuộc các thành phần kinh tế.
19
e.
Xây dựng và phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động nhằm
tăng cường thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về lao động - việc làm.
Đồng thời là cầu nối giữa cơ quan quản lý Nhà nước, người lao động, người sử
dụng lao động, các tổ chức giới thiệu việc làm, các trường và cơ sở đào tạo
nghề.
f.
Xây dựng và phát triển hệ thống mạng lưới trường dạy nghề, khuyến
khích mọi thành phần kinh tế tham gia đào tạo nghề nhằm tăng nhanh tỷ lệ lao
động qua đào tạo ở nhiều nghề, nhiều lĩnh vực sản xuất và dịch vụ; chú trọng
đầu tư đào tạo một số nghề chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu lao động kỹ thuật
trong quá trình phát triển kinh kế xã hội của tỉnh. Gắn công tác dạy nghề đáp
ứng nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động, dạy nghề theo đơn đặt
hàng,…Làm tốt công tác hướng nghiệp, phân luồng, định hướng cho người lao
động, nhất là lao động trẻ sớm học nghề và thành thạo ở nghề đã học nhằm tăng
cơ hội tìm được việc làm. Thực hiện có hiệu quả đề án đào tạo nghề cho lao
động nông thôn theo quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
g.
Nâng cao năng lực quản lý lao động - việc làm và kỹ năng tư vấn,
giới thiệu việc làm cho cán bộ quản lý nhà nước, các đơn vị sự nghiệp và người
sử dụng lao động nhằm chuẩn hoá, phổ biến kiến thức và kỹ năng quản lý lao
động, điều hành và triển khai Chương trình việc làm, pháp luật lao động và các
văn bản liên quan cho cán bộ làm công tác quản lý lao động - việc làm các cấp.
h.
Tiếp tục quan tâm đầu tư, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và hoàn thiện
xây dựng cơ sở vật chất cho Trường Trung cấp nghề Nam Thái Nguyên và
Trường Trung cấp nghề Dân tộc nội trú Thái Nguyên trước năm 2013.
i.
Xây dựng và triển khai thực hiện các dự án hoạt động trong giai
đoạn 2011-2015:
-
Dự án vay vốn tạo việc làm từ Quỹ Quốc gia về việc làm
-
Thành lập Quỹ hỗ trợ việc làm của tỉnh
-
Dự án hỗ trợ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp
đồng
-
Dự án hỗ trợ phát triển thị trường lao động
20
-
Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn
-
Dự án nâng cao năng lực thực hiện chương trình mục tiêu về
Việc làm và dạy nghề giai đoạn 2011 – 2015
1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho nông dân bị thu
hồi đất nông nghiệp
Điều kiện tự nhiên là một trong những yếu tố tác động đến việc làm và
giải quyết việc làm. Điều kiện tự nhiên thuận lợi (địa hình bằng phẳng, đất đai
màu mỡ, tài nguyên phong phú, trữ lượng lớn…) sẽ thu hút vốn của các nhà đầu
tư cho các dự án, chương trình phát triển kinh tế từ đó tạo việc làm cho lao động
tại địa phương.
Các yếu tố về kinh tế - xã hội có tác động lớn đến việc giải quyết việc làm
cho lao động nông thôn nói chung và nông dân trong vùng chuyển đổi mục đích
sử dụng đất nông nghiệp nói riêng.
Chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước luôn là nhân tố quan trọng
nhất tác động đến vấn đề giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông
nghiệp. Chủ trương, chính sách tốt, kịp thời sẽ tạo thuận lợi cho người nông dân
trong việc chuyển đổi nghề nghiệp, phát triển kinh tế, ổn định đời sống.
Chất lượng lao động có ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề giải quyết việc
làm cho người lao động, đặc biệt là nông dân. Chất lượng lao động về thể lực, trí
lực (trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật…) sẽ tạo điều kiện tích cực
thúc đẩy giải quyết việc làm cho người nông dân hoặc ngược lại, hạn chế cơ hội
việc làm đối với họ.
Tốc độ CNH-ĐTH có tác động sâu sắc đến việc giải quyết việc làm cho
người nông dân. Quá trình công nghiệp hóa – đô thị hóa tại địa phương diễn ra
nhanh, mạnh hay từ từ sẽ có ảnh hưởng rõ nét đến người nông dân, mà thực
trạng dễ thấy nhất là việc nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp – tư liệu sản xuất
chủ yếu – dẫn đến mất đất, mất việc làm trở nên thất nghiệp, hoặc thiếu việc
làm. Mặt khác của quá trình này cũng sẽ đem lại những cơ hội mới về việc làm
cho người nông dân.
21
Chương 2:
THỰC TRẠNG THU HỒI, SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ GIẢI
QUYẾT VIỆC LÀM CHO NÔNG DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP
TẠI XÃ QUYẾT THẮNG, TP THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN
2.1. Khái quát về đặc điểm TP Thái Nguyên và xã Quyết Thắng, TP
Thái Nguyên
2.1.1. Khái quát về đặc điểm TP Thái Nguyên
TP. Thái Nguyên có diện tích 189,705 km 2, dân số 330.707 người (năm
2010) là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thái Nguyên, có vị trí chiến lược trong phát
triển kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh miền núi phía Bắc.
Bản đồ hành chính TP. Thái Nguyên
Về tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2012, tổng sản phẩm trong
TP. (GDP) ước đạt 4.495 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng kinh tế ước đạt 12%. Giá
trị sản xuất CN-TTCN địa phương (theo giá so sánh 1994) cả năm ước đạt 3.010
tỷ đồng, tăng 7,1 % kế hoạch tỉnh, bằng 95,5 % kế hoạch TP., tăng 14,6 % so
với năm 2011. GDP bình quân đầu người đạt 42 triệu đồng/năm, bằng 100% kế
hoạch (tăng 5 triệu đồng so với năm 2011).
22
Trụ sở UBND TP. Thái Nguyên
TP. Thái Nguyên là địa bàn của rất nhiều dự án lớn đã và đang trong quá
trình triển khai thực hiện, gồm có: các công trình phối hợp với các chủ đầu tư
trên địa bàn TP (12 công trình) như dự án đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên
với tổng mức đầu tư 10.004,59 tỷ đồng, dự án khu đô thị hồ Xương Rồng với
tổng mức đầu tư 1019,9 tỷ đồng; các công trình có quy mô lớn do TP quản lý (5
công trình) như công trình Xây dựng trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao
động – Xã hội TP. với tổng mức đầu tư là 41 tỷ đồng, dự án cải tạo mở rộng bãi
rác Đá mài Tân Cương với tổng mức đầu tư 23 tỷ đồng.
Mặc dù năm 2013 dự báo kinh tế thế giới và trong nước vẫn tiếp tục diễn
biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro, nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn nhưng
với những tiềm năng thế mạnh vốn có, TP. Thái Nguyên đang từng bước đổi
mới, thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa nền kinh tế, hội nhập và phát
triển.
23
2.1.2. Khái quát về đặc điểm xã Quyết Thắng, TP Thái Nguyên
2.1.2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên
Quyết Thắng là xã nằm về phía Tây của TP Thái Nguyên được thành lập
theo quyết định số 14/2004/NĐ-CP ngày 01/09/2004 của Chính Phủ, có tổng
diện tích tự nhiên là 1.155,52 ha, dân số 9.645 người (Năm 2012). Ranh giới
hành chính được xác định như sau:
- Phía Bắc giáp xã Phúc Hà, phường Quán Triều;
- Phía Đông Bắc giáp phường Quang Vinh;
- Phía Nam giáp xã Thịnh Đức;
- Phía Nam, Tây Nam giáp xã Phúc Trìu;
- Phía Đông giáp phường Thịnh Đán;
- Phía Tây giáp xã Phúc Xuân.
Trụ sở UBND xã Quyết Thắng TP. Thái Nguyên
Quyết Thắng có tổng diện tích tự nhiên là 1.155,52 ha, trong đó nhóm đất
nông nghiệp 793,31 ha, chiếm 68,65%; nhóm đất phi nông nghiệp 347,37 ha,
chiếm 30,06%; đất chưa sử dụng là 14,84 ha, chiếm 1,28%.
24
Vị trí của một xã vệ tinh nằm gần trung tâm TP., có đường Hồ Núi Cốc
(tỉnh lộ 260) chạy qua đã tạo điều kiện tương đối thuận lợi cho việc giao lưu
kinh tế, văn hóa-xã hội với các xã khác trong TP., thuận lợi phát triển nông
nghiệp theo hướng hàng hóa.
Địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai màu mỡ, khí hậu thuận lợi cho
việc phát triển nhiều loại giống cây trồng, thuận lợi phát triển sản xuất nông
nghiệp theo hướng hàng hóa, tập trung thành các vùng chuyên canh lớn, sản
xuất lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày và rau màu, hoa cây
cảnh có giá trị kinh tế cao.
Hệ thống giao thông nông thôn tương đối hoàn chỉnh, tạo điều kiện thuận
lợi cho việc lưu thông hoàng hóa và đi lại của người dân.
Quyết Thắng là xã ít chịu ảnh hưởng của các hoạt động công nghiệp nên
môi trường trong lành, là điều liện thuận lợi để xay dựng cac khu đô thị theo
hướng sinh thái.
Được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng ủy, UBND xã, nhân dân xã Quyết
Thắng cần cù, chịu khó, ham học hỏi, sáng tạo và đoàn kết, có đội ngũ cán bộ
quản lý nhiệt tình, có trách nhiệm, vận dụng sáng tạo đường lối chính sách của
Đảng và Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên, ngoài những thuận lợi trên, chịu ảnh hưởng của khí hậu phân
hóa theo mùa nên có những năm gây ra hiện tượng lũ vào mùa mưa ở một số
khu vực thấp, dốc và thiếu nước cho sản xuất, sinh hoạt của người dân vào mùa
khô. Nguồn tài nguyên đất đai chưa được đánh giá phục vụ phát triển nông
nghiệp chuyên canh, các ngành,nghề tiểu thủ công nghiệp. Diện tích đất canh tác
thấp, không tập trung do ảnh hưởng của địa hình hạn chế khả năng phát triển đa
dạng hóa vùng chuyên canh.
2.1.2.2. Những kết quả đạt được và hạn chế tồn tại trong quá trình phát
triển kinh tế - xã hội.
Dưới sự chỉ đạo của đội ngũ cán bộ lãnh đạo xã cùng với sự cố gắng của
người dân, trong năm 2012, tình hình kinh tế - văn hóa – xã hội trên địa bàn xã
đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận:
25