Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

luận văn chuyên ngành bảo hiểm TỔNG QUAN LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM NHÂN THỌ VÀ QUAN HỆ CÔNG CHÚNG TRONG BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.47 KB, 17 trang )

Chương I: Tổng quan lý luận cơ bản về bảo hiểm nhân thọ và PR trong bảo hiểm nhân
thọ
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM NHÂN
THỌ VÀ QUAN HỆ CÔNG CHÚNG TRONG BẢO HIỂM NHÂN THỌ

1.1 Tổng quan về bảo hiểm nhân thọ
1.1.1 Sơ lược quá trình ra đời và phát triển của bảo hiểm nhân thọ
1.1.1.1 Khái niệm về bảo hiểm nhân thọ
Bảo hiểm nhân thọ (BHNT) là một quỹ dự trữ tài chính dài hạn được đóng
góp bởi số đông người nhằm chia sẻ rủi ro cho một số ít người. Quỹ dự trữ tài chính
do công ty bảo hiểm nhân thọ quản lý với mục đích đầu tư sinh lợi và chi trả cho
khách hàng khi hết hạn hợp đồng hay khi có những rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm
xảy ra.
Như vậy, BHNT có điểm khác biệt so với các hình thức bảo hiểm mà người
dân Việt Nam vẫn quen thuộc. Đó là: Trong khi đa số các loại hình bảo hiểm khác(
bảo hiểm xe trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới, bảo hiểm cháy nổ ) chỉ chi trả khi
có rủi ro, thì riêng bảo hiểm nhân thọ chi trả cho khách hàng khi có rủi ro và ngay
cả khi không có rủi ro xảy ra.
1.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển bảo hiểm nhân thọ
¾ Thế giới
BHNT xuất hiện ở đế quốc La Mã cổ đại. Tại đây người ta đã lập nên các hội
mai táng để lo chi phí tang ma cho các thành viên, ngoài ra hội cũng hỗ trợ tài chính
cho thân nhân người chết. Khoảng năm 450 sau Công Nguyên, đế quốc La Mã sụp
đổ dẫn đến việc hầu hết các khái niệm của BHNT bị lãng quên. Tuy nhiên các mặt,
tính chất của nó thì vẫn không hề thay đổi trong suốt thời Trung Cổ, nhất là đối với
các phường hội thủ công và thương nghiệp. Các phường hội này đã lập nên nhiều
hình thức bảo hiểm thành viên để bù đắp thiệt hại các vụ hỏa hoạn, lũ lụt, trộm
cướp; ngoài ra còn có bảo hiểm thương tật, tử vong và thậm chí là bảo hiểm tù ngục
(bảo hiểm cho trường hợp người mua bảo hiểm phải vào tù).
Dịch vụ bảo hiểm ở Ấn Độ bắt nguồn từ bộ kinh Veda của nước này. Đơn
cử là trường hợp của tập đoàn bảo hiểm nhân thọ Yogakshema, một Công ty trực



- trang 1 -
Chương I: Tổng quan lý luận cơ bản về bảo hiểm nhân thọ và PR trong bảo hiểm nhân
thọ
thuộc tổng hội liên hiệp bảo hiểm Ấn Độ. Tên của Công ty này được lấy từ trong
kinh Rig Veda. Cụm từ Yogakshema cho thấy ở Ấn Độ vào khoảng năm 1000 trước
Công Nguyên, hình thức “bảo hiểm cộng đồng” đã phát triển rất thịnh hành và
người Aryan khi đó cũng đã tham gia rất nhiều vào hình thức bảo hiểm này.
Tương tự với đế quốc La Mã cổ đại, trong giai đoạn truyền bá đạo Phật người Ấn
Độ đã lập nên nhiều hội mai táng để hỗ trợ cho các gia đình xây cất nhà cửa đồng
thời che chở, đùm bọc các góa phụ và trẻ nhỏ.
Dịch vụ bảo hiểm ngày nay
Sau Cách Mạng ánh sáng (Glorious Revolution) năm 1688, ở Châu Âu chỉ
có Vương Quốc Anh công nhận tính pháp lý của BHNT. Nhờ vậy mà trong suốt 3
thập kỷ sau Cách Mạng ánh sáng, ở Anh dịch vụ này đã phát triển rất mạnh mẽ.
Hình thức bảo hiểm mà chúng ta thấy ngày nay có nguồn gốc từ thế kỷ 17. Khi đó ở
Anh từng có một nơi gọi là Lloyd’s of London, nơi mà về sau người ta biết tới với
cái tên Nhà hàng Cà phê Lloyd’s (Lloyd’s Coffee House). Các thương nhân, chủ tàu
và các nhà thầu bảo hiểm khi đó hay tụ tập ở nhà hàng này để bàn công chuyện làm
ăn và tiến hành các hợp đồng buôn bán.
Mặc dù được sử dụng như một công cụ hạn chế rủi ro, dịch vụ BHNT vẫn bị
cuốn vào trò đỏ đen vốn được xem là bản năng của tầng lớp tiểu tư sản Anh đang
phát triển rất mạnh mẽ lúc bấy giờ. Khi đó nạn cá cược lan tràn khắp nơi. Thậm chí
nếu đọc báo thấy tin có một nhân vật tiếng tăm nào đấy đang bị bệnh nặng sắp chết,
người ta liền phỏng đoán ngày chết của nhân vật này, sau đó đổ về Nhà hàng Cà
phê Lloyd’s để đặt cược cho ngày chết ấy. Để thể hiện sự phản đối đối với trò cá
cược này, vào năm 1679 đã có 79 nhà thầu bảo hiểm quyết định ly khai ra khỏi Nhà
hàng Cà phê Lloyd’s. Hai năm sau họ chung tay lập nên “Nhà hàng Cà phê Lloyd’s
mới”, nơi được công chúng biết đến với cái tên “Lloyd’s chân chính”. Đến năm
1774, Quốc hội Anh ra sắc lệnh cấm tổ chức, tham gia cá cược trên ngày chết của

con người, từ đó vấn nạn này mới chấm dứt.
Bảo hiểm có mặt tại Hoa Kỳ
Ngành công nghiệp bảo hiểm của Hoa Kỳ được xây dựng trên mô hình bảo

- trang 2 -
Chương I: Tổng quan lý luận cơ bản về bảo hiểm nhân thọ và PR trong bảo hiểm nhân
thọ
hiểm Anh. Vào năm 1735, Công ty bảo hiểm đầu tiên của Hoa Kỳ đã ra đời ở
Charleston, thủ phủ bang South Carolina. Vào năm 1759, Hội nghị Giáo hội Trưởng
lão Philadelphia đã quyết định bảo trợ cho tập đoàn BHNT đầu tiên của Hoa Kỳ.
Tập đoàn này hoạt động vì lợi ích của các mục sư và tín đồ. Ngày 22/5/1761, tập
đoàn này đã ký kết được hợp đồng BHNT đầu tiên với công chúng Mỹ.
Mặc dầu vậy, mãi đến 80 năm sau (tức là sau năm 1840) dịch vụ bảo hiểm
nhân thọ Mỹ mới thật sự cất cánh. Chìa khóa dẫn đến thành công chính là nhờ các
Công ty bảo hiểm đã hạn chế được những sự chống đối từ các nhóm tôn giáo.
¾ Việt Nam
Ở Miền Bắc, ngày 15/01/1965 Công ty Bảo hiểm Việt Nam (gọi tắt là Bảo
Việt) mới chính thức đi vào hoạt động. Trong những năm đầu, Bảo Việt chỉ tiến
hành các nghiệp vụ về hàng hải như bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, bảo hiểm
tàu viễn dương…. Tới năm 1996, Bảo Việt đã chuyển đổi thành Tồng Công ty bảo
hiểm Việt Nam bởi Bộ Tài Chính và được công nhận giấy phép hoạt động kinh
doanh BHNT và phi nhân thọ. Đây thật sự đánh dấu sự ra đời của nghành BHNT ở
Việt Nam.
Không giống như các thị trường Châu Á khác, Bộ tài chính đã quyết định ra
giấy phép kinh doanh BHNT mà không có bất kỳ một giới hạn nào đối với sở hữu
nước ngoài hay các yêu cầu về đầu tư trong nước hay các công ty liên doanh. Giữa
những năm 1999 và 2005, 6 công ty nước ngoài đã được cấp giấy phép hoạt động
kinh doanh BHNT tại Việt Nam. Đó là AIA (Mỹ), Prudential (Anh), Manulife
(Canada), New York Life (Mỹ), ACE (Mỹ) và Prevoir (Pháp. Cùng với một công ty
liên doanh giữa Việt Nam và Australia là Bảo Minh CMG cũng đã cấp giấy phép

hoạt động.
Và cho đến thời điểm hiện nay theo thống kê thì hiện nay nước ta đã có 11
công ty bảo hiểm nhân thọ.

1.1.2 Một số nguyên tắc trong bảo hiểm nhân thọ
1.1.2.1 Quy luật số đông

- trang 3 -
Chương I: Tổng quan lý luận cơ bản về bảo hiểm nhân thọ và PR trong bảo hiểm nhân
thọ
Theo quy luật này, nếu thực hiện việc nghiên cứu trên một lượng đủ lớn các
trường hợp, người ta sẽ tính toán được xác suất tương đối chính xác khả năng xảy ra
trong thực tế của một biến cố.
Như vậy, nếu nghiên cứu số đông dân chúng, công ty bảo hiểm sẽ xác định
được một cách tương đối chính xác số lượng người trong một độ tuổi cụ thể nào đó
sẽ qua đời (tỷ lệ tử vong). Nếu lượng người nghiên cứu quá ít thì tỷ lệ tử vong xác
định sẽ không chính xác.
Quy luật số đông là cơ sở khoa học quan trọng của bảo hiểm, giúp các nhà
bảo hiểm xác định xác suất của rủi ro nhận bảo hiểm, tính phí và quản lý các quỹ dự
phòng chi trả, đồng thời là điều kiện để đạt được tác dụng phân tán rủi ro.
1.1.2.2 Quyền lợi có thể được bảo hiểm
Quyền lợi có thể được bảo hiểm là quyền sở hữu, quyền chiếm hữu, quyền sử
dụng, quyền tài sản; quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng đối với đối tượng được
bảo hiểm( Điều 3-Luật kinh doanh bảo hiểm).
Quyền lợi có thể được bảo hiểm tồn tại đối với những người có quan hệ vợ
/chồng, cha/ mẹ - con, anh – chị/em, ông – bà/cháu của người được bảo hiểm.
Quyền lợi có thể được bảo hiểm cũng có thể tồn tại trong quan hệ vay nợ. Khi đó
bên cho vay có quyền lợi có thể bảo hiểm đối với cuộc sống của bên đi vay.
Trong các quan hệ khác như: quan hệ chủ công ty – người lao động thì
quyền lợi có thể được bảo hiểm cũng có thể tồn tại hay không tùy thuộc vào quy

định cụ thể của luật pháp và của từng loại bảo hiểm.
1.1.2.3 Nguyên tắc trung thực tuyệt đối
Là bổn phận khai báo đầy đủ và chính xác tất cả các yếu tố quan trọng có
liên quan, dù được yêu cầu hay không được yêu cầu khai báo.
Theo nguyên tắc này, bên mua bảo hiểm phải khai báo đầy đủ, chính xác một
số thông tin: tiền sử bệnh tật của người được bảo hiểm, hồ sơ sức khỏe của người
thân trong gia đình
Thời gian khai báo:
Thông thường, người yêu cầu bảo hiểm phải khai báo các yếu tố quan trọng

- trang 4 -
Chương I: Tổng quan lý luận cơ bản về bảo hiểm nhân thọ và PR trong bảo hiểm nhân
thọ
khi có yêu cầu bảo hiểm. Việc khai báo phải hoàn thành trước khi hợp đồng bảo
hiểm được ký kết.
Ngược lại, các công ty bảo hiểm đều phải công khai những thông tin liên
quan đến phạm vi hoạt động, điều khoản và khả năng tài chính của đơn vị mình.
Khi người được bảo hiểm cố tình không khai báo đầy đủ các yếu tố quan
trọng thì được coi là vi phạm nguyên tắc trung thực tuyệt đối và hợp đồng bảo hiểm
có thể bị hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ.
1.1.2.4 Nguyên tắc khoán
Nguyên tắc khoán là nguyên tắc thường được áp dụng để giải quyết quyền
lợi bảo hiểm trong các hợp đồng bảo hiểm con người nói chung và BHNT nói riêng.
Theo nguyên tắc khoán, khi xảy ra các sự kiện bảo hiểm, công ty bảo hiểm căn cứ
vào số tiền bảo hiểm của hợp đồng đã ký kết và các quy định đã thỏa thuận trong
quyền lợi bảo hiểm. Khoản tiền này không nhằm mục đích bồi thường thiệt hại mà
chỉ mang tính chất thực hiện cam kết của hợp đồng theo mức khoán đã quy định.
Hệ quả:
+ Khoản tiền mà công ty bảo hiểm trả không phải là để bồi thường thiệt hại,
mà là thực hiện một cam kết để đổi lấy phí bảo hiểm.

+ Người được bảo hiểm cùng lúc có quyền được hưởng quyền lợi từ nhiều hợp
đồng bảo hiểm con người khác nhau
+ Người được bảo hiểm có thể đồng thời nhận số tiền chi trả của công ty bảo
hiểm và số tiền chi trả của bên gây ra thiệt hại đến sức khỏe của mình.
1.1.3 Vai trò của bảo hiểm nhân thọ
1.1.3.1 Đảm bảo an toàn về tài chính cho những người phụ thuộc
Người trụ cột là chỗ dựa về tài chính cũng như tinh thần cho những người
thân người phụ thuộc trong gia đình. Tham gia BHNT là cách để người trụ cột thể
hiện trách nhiệm với người thân người phụ thuộc trong gia đình bởi vì BHNT :
+ Giúp đảm bảo khoản chi phí tài chính để khắc phục tổn thất khi người trụ cột
gặp rủi ro.

- trang 5 -
Chương I: Tổng quan lý luận cơ bản về bảo hiểm nhân thọ và PR trong bảo hiểm nhân
thọ
+ Giúp duy trì mức sống ổn định cho gia đình sau khi người trụ cột gặp rủi ro
1.1.3.2 Quỹ tiết kiệm cho tương lai học vấn của con em
Chăm lo cho tương lai học vấn của con trẻ là mối quan tâm hàng đầu của các
bậc cha mẹ. Để thực hiện được mục tiêu đó các bậc cha mẹ phải chuẩn bị trước một
khoản tài chính nhất định. Tham gia BHNT các bậc cha mẹ sẽ được tham gia vào
một chương trình tài chính theo đó:
+ Tích lũy kỷ luật, dần dần để có một khoản tiền lớn chăm lo cho tương lai học
vấn con cái
+ Giáo dục và thể hiện tình thương đối với con cái.
1.1.3.3 Tiết kiệm dài hạn cho những kế hoạch của cá nhân và gia đình
BHNT giúp mỗi cá nhân và gia đình thực hiện những chương trình tiết kiệm
dài hạn thuận tiện và có kỷ luật. Chỉ cần để dành những khoản tiền nhỏ đều đặn,
bạn có thể thực hiện những kế hoạch cho tương lai như:
+ Lập gia đình
+ Mua nhà

+ Mua xe
+ Hay những mong muốn khác
1.1.3.4 Hỗ trợ chi phí hậu sự hay để lại di sản thừa kế
BHNT mang lại sự an tâm cho mỗi người, đảm bảo rằng khi đã có tuổi,
khách hàng sẽ luôn có một khoản tiền để trang trải những chi phí thuốc men, lo hậu
sự, hay để lại một di sản thừa kế cho con cháu.
1.1.3.5 Quỹ tiết kiệm cho hưu trí
BHNT giúp đảm bảo vững chắc hơn nguồn tài chính khi về hưu, thanh thản
an hưởng tuổi già bên con cháu:
+ Được tôn trọng và độc lập về tài chính
+ Thực hiện công việc kinh doanh nhỏ để có thêm thu nhập
+ Chi phí thuốc men, viện phí
+ Tham quan du lịch

- trang 6 -
Chương I: Tổng quan lý luận cơ bản về bảo hiểm nhân thọ và PR trong bảo hiểm nhân
thọ
1.1.3.6 Kênh đầu tư sinh lời
Bên cạnh những sản phẩm bảo hiểm truyền thống, BHNT còn có loại hình
bảo hiểm liên kết đầu tư. Loại hình bảo hiểm này cho phép người tham gia bảo
hiểm:
+ Đáp ứng nhu cầu đầu tư thu lợi nhuận cao
+ Tiếp cận với các danh mục đầu tư được đa dạng hóa
+ Tiếp cận với các dịch vụ quản lý đầu tư chuyên nghiệp
+ Chủ động trong quyết định loại hình đầu tư
1.1.3.7 Đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp
BHNT đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp:
+ Bảo hiểm cho những người chủ chốt của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp
dảm bảo hoạt động kinh doanh liên tục nếu không may họ qua đời.
+ Bảo hiểm cho những người lao động nhằm bổ sung lợi ích và quyền lợi cho

nhân viên, khuyến khích họ gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.
1.1.3.8 Góp phần phát triển kinh tế xã hội
BHNT là một công cụ hữu hiệu để huy động vốn nhàn rỗi trong xã hội nhằm
đầu tư vào phát triển nền kinh tế - xã hội của đất nước, từ đó góp phần:
+ Tạo công ăn việc làm cho người lao động.
+ Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng: Sân bay, đường xá, cảng biển
Ngoài ra, bảo hiểm nhân thọ cũng góp phần tạo sự ổn định và phát triển bền
vững cho xã hội với vai trò là một hình thức an sinh xã hội bổ sung.
1.1.4 Sản phẩm bảo hiểm nhân thọ
1.1.4.1 Định nghĩa sản phẩm bảo hiểm nhân thọ
Xét trên góc độ những “thứ” cơ bản nhất mà khách hàng nhận được khi mua
sản phẩm, thì sản phẩm bảo hiểm (SPBH) là sự cam kết của doanh nghiệp bảo hiểm
(DNBH) đối với bên mua bảo hiểm về việc bồi thường hay trả tiền bảo hiểm khi có
sự kiện bảo hiểm xảy ra.
Xét trên góc độ quản trị kinh doanh bảo hiểm thì có thể định nghĩa một cách

- trang 7 -
Chương I: Tổng quan lý luận cơ bản về bảo hiểm nhân thọ và PR trong bảo hiểm nhân
thọ
đơn giản: SPBH là sản phẩm mà DNBH bán. Các DNBH được thành lập nhằm mục
đích tiến hành kinh doanh sản phẩm bảo hiểm (tức bán SPBH) để thu lợi nhuận.Tùy
theo lĩnh vực kinh doanh là bảo hiểm nhân thọ hay phi nhân thọ mà các DNBH sẽ
bán SPBH thuộc các loại nghiệp vụ khác nhau.
1.1.4.2 Đặc điểm sản phẩm bảo hiểm nhân thọ
Sản phẩm bảo hiểm là sản phẩm “không mong đợi”
Điều này thể hiện ở chỗ, đối với các sản phẩm mang tính bảo hiểm thuần túy,
mặc dù đã mua SPBH nhưng khách hàng đều không mong muốn rủi ro xảy ra với
mình để doanh nghiệp bồi thường hay trả tiền bảo hiểm. Đặc điểm này làm cho việc
khai thác sản phẩm bảo hiểm trở nên khó khăn hơn.
Nói như vậy không có nghĩa là DNBH không thể triển khai kinh doanh bảo

hiểm. Đơn giản là vì mặc dù các cá nhân, các tổ chức “không mong đợi” nhưng rủi
ro vẫn có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Do đó nếu biết chọn đúng thời điểm tuyên
truyền bảo hiểm thì việc khai thác sản phẩm sẽ vẫn thành công.
Xuất phát từ đặc điểm này nên SPBH thường được xếp vào nhóm sản phẩm
“được bán chứ không phải được mua”. Nói cách khác, SPBH là sản phẩm là sản
phẩm của “nhu cầu thụ động”- người tiêu dùng không chủ động tìm mua, mà chỉ
mua khi có nỗ lực marketing của người bán. Ngày nay cùng với sự phát triển của
công nghệ thông tin thì việc bán bảo hiểm qua mạng đã được một số công ty áp
dụng và chính điều này đã làm cho SPBH như các sản phẩm thông thường, người
tiêu dùng đã tự đi tìm mua sản phẩm. Người tiêu dùng đã chủ động mua các sản
phẩm này chứ không phải là sản phẩm của nhu cầu thụ động nữa.
Sản phẩm bảo hiểm là sản phẩm của chu trình “chu trình hoạch toán
ngược”
Nếu như trong lĩnh vực kinh doanh khác, giá cả sản phẩm được xác định trên
cơ sở chi phí thực tế phát sinh thì trong lĩnh vực bảo hiểm, phí bảo hiểm – giá của
SPBH được xác định dựa trên những số liệu ước tính về các chi phí có thể phát
sinh trong tương lai như chi bồi thường (trả tiền bảo hiểm), chi hoa hồng, chi tái bảo
hiểm…

- trang 8 -
Chương I: Tổng quan lý luận cơ bản về bảo hiểm nhân thọ và PR trong bảo hiểm nhân
thọ
Khoản chi chiếm tỷ trọng lớn nhất là chi cho bồi thường. Các khoản chi này
được xác định chủ yếu trên các số liệu thống kê trong quá khứ và ước tính trong
tương lai về tần suất và qui mô tổn thất. Việc sử dụng số liệu thống kê trong quá
khứ để xác định giá cả cho SPBH cho tương lai đòi hỏi phải hết sức chặt chẽ nhằm
giúp doanh nghiệp có thể bù đắp các chi phí có thể phát sinh để thu lợi nhuận hợp
lý.
Sản phẩm bảo hiểm là sản phẩm có “hiệu quả xê dịch”
Các doanh nghiệp thu phí trước và chi trả các khoản bồi thường khi có các sự

kiện bảo hiểm xảy ra cho nên nếu xác suất rủi ro lớn thì lợi nhuận của họ bị giảm đi
và ngược lại. Hiệu quả kinh doanh bảo hiểm khó mà xác đình được trong thời điểm
hiện tại, tại thời điểm mà SPBH được bán.
Về khách hàng việc mua các sản phẩm này cũng mang tính “xê dịch” –
không xác định. Điều này xuất phát từ việc không phải khách hàng nào tham gia
bảo hiểm cũng “được nhận” số tiền chi trả của DNBH, hay nói cách khác chỉ khi có
các sự kiện xảy ra thì người ta mới thấy được “tác dụng” của bảo hiểm. Và chính vì
tính “hiệu quả xê dịch” như vậy cho nên một sản phẩm bảo hiểm nhân thọ còn có
lãi chia để tăng thêm tính hấp dẫn.
1.1.4.3 Phân loại sản phẩm nhân thọ
Bảo hiểm sinh kỳ
Bảo hiểm sinh kỳ là loại hình BHNT được ký kết chỉ để bảo hiểm cho khả
năng sống xảy ra khi hết một khoảng thời gian đã quy định cụ thể trong hợp đồng.
Khi người được bảo hiểm sống hết khoảng thời gian đó, Công ty bảo hiểm sẻ trả Số
tiền bảo hiểm cho Người được bảo hiểm.
Bảo hiểm tử kỳ
Bảo hiểm tử kỳ là loại hình BHNT được ký kết chỉ để bảo hiểm cho khả
năng chết xảy ra trong thời gian quy định cụ thể trong hợp đồng. Khi Người được
bảo hiểm chết trong một thời hạn nhất định, Công ty bảo hiểm sẽ trả Số tiền bảo
hiểm.
Bảo hiểm hỗn hợp

- trang 9 -
Chương I: Tổng quan lý luận cơ bản về bảo hiểm nhân thọ và PR trong bảo hiểm nhân
thọ
Bảo hiểm hỗn hợp là loại hình bảo hiểm kết hợp giữa tử kỳ và sinh kỳ, theo
đó Công ty bảo hiểm cam kết chi trả một khoản tiền đã đăng ký trong trường hợp
Người được bảo hiểm còn sống đến khi hết hạn hợp đồng hoặc khi Người được bảo
hiểm tử vong trong một khoảng thời gian hợp đồng còn hiệu lực.
Bảo hiểm trọn đời

Bảo hiểm trọn đời là loại hình BHNT theo đó Công ty bảo hiểm cam kết chi
trả một khoản tiền đã đăng ký trong trường hợp Người được bảo hiểm chết vào bất
kỳ thời điểm nào trong suốt cuộc đời của người đó.
Bảo hiểm niên kim (trả tiền định kỳ)
Bảo hiểm trả tiền định kỳ là loại hình bảo hiểm theo đó công ty bảo hiểm
cam kết chi trả những khoản tiền cố định cho Người được bảo hiểm khi đến một độ
tuổi nhất định.
1.1.4.4 Sự cần thiết của hoạt động PR trong việc kinh doanh sản phẩm
bảo hiểm nhân thọ
Tài chính, bảo hiểm là loại hình dịch vụ, sản phẩm tài chính, bảo hiểm là loại
hàng hóa vô hình, nên ấn tượng và sự cảm nhận về chất lượng dịch vụ đối với
khách hàng có ý nghĩa hết sức quan trọng. Dịch vụ tài chính - bảo hiểm, hơn thế,
luôn là một lĩnh vực nhạy cảm. Vì vậy bất cứ một động thái nào liên quan đến hình
ảnh và uy tín của doanh nghiệp (DN) cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt
động kinh doanh của DN.
Trong một thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các doanh nghiệp muốn
đi trước, dẫn đầu phải nắm bắt nhanh nhu cầu của công chúng và có phản ứng kịp
thời. Tức là không chỉ đơn thuần đưa ra sản phẩm, dịch vụ mà còn lưu tâm đến mức
độ thỏa mãn của khách hàng, thông điệp phản hồi đối với nhà cung cấp. Hoạt động
PR có tính hai chiều đó. Trước đây, một số đơn vị khối bảo hiểm phi nhân thọ cho
rằng, sản phẩm của mình chủ yếu dành cho khách hàng là các tổ chức, doanh
nghiệp… nên việc quảng bá, tuyên truyền không mấy quan trọng. Đó là quan niệm
sai lầm. Người tiêu dùng cho dù là cá nhân hay tổ chức ngày càng có xu hướng
quan tâm đến thương hiệu. Chính sự cạnh tranh về tính ưu việt của sản phẩm,

- trang 10 -
Chương I: Tổng quan lý luận cơ bản về bảo hiểm nhân thọ và PR trong bảo hiểm nhân
thọ
chất lượng dịch vụ, giá trị thương hiệu mới thực sự có ý nghĩa lâu dài chứ không
phải là cạnh tranh bằng hạ phí, tăng hoa hồng như một số DN vẫn đang làm.

Hoạt động PR có tác động rất lớn đến niềm tin của các nhà đầu tư, đối tác,
khách hàng… Việc xây dựng lòng tin của công chúng đối với thương hiệu luôn có
vai trò hết sức quan trọng. DN cần đến công cụ PR để xây dựng sự thông hiểu, tạo
niềm tin lâu bền và rộng khắp trong mọi đối tượng công chúng. Thông qua các
phương tiện truyền thông đại chúng, những thông tin này sẽ nhanh chóng đến với
độc giả dưới một góc nhìn khách quan qua lăng kính của các nhà báo, giúp trấn an
nhà đầu tư, làm yên lòng đối tác. Ai cũng biết Heineken, Coca cola, Honda… là
những ví dụ điển hình cho những thương hiệu mạnh biết tạo dựng những chiến lược
PR bài bản và hiệu quả.
So với quảng cáo, chi phí cho PR thấp hơn nhiều lần nhưng lại có hiệu quả
đáng kể do tính trung thực, khách quan và truyền miệng đặc trưng của hoạt động
này. PR cung cấp thông tin, giáo dục và tạo sự hiểu biết, có tầm bao quát lớn và tạo
được sự tin cậy hơn.
Như vậy, PR không chỉ đơn thuần là các hoạt động tiếp xúc với báo chí. PR
giúp doanh nghiệp thiết lập và duy trì tốt mối quan hệ với giới truyền thông, chính
phủ cũng như đối tác, khách hàng và cả nhân viên…Những hoạt động PR đã giúp
khách hàng cảm nhận một cách rõ ràng về tiềm năng, chất lượng sản phẩm dịch vụ
của công ty bảo hiểm.

1.2 Tổng quan về quan hệ công chúng (Public Relations)
1.2.1 Khái niệm
Quan hệ với công chúng
là các hoạt động truyền thông gián tiếp của doanh
nghiệp nhằm
gây thiện cảm của công chúng với DN và sản phẩm của nó.
Quan hệ với công chúng giúp cho công ty xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với
công chúng, ảnh hưởng tích cực đến thái độ của các nhóm công chúng khác nhau đối
với công ty.
Các nhóm công chúng khác nhau có thể là: Khách hàng hiện tại, khách


- trang 11 -
Chương I: Tổng quan lý luận cơ bản về bảo hiểm nhân thọ và PR trong bảo hiểm nhân
thọ
hàng tương lai, các cổ đông, cán bộ công nhân viên, tổ chức công đoàn, cộng đồng
địa phương, chính quyền, các nhà
cung cấp (ngân hàng, các nhà đầu tư ), các
phương tiện thông tin đại chúng báo chí, đài phát
thanh, truyền hình…), những
người hướng dẫn dư luận (các nhóm áp lực, các chính khách…)
1.2.2 Ưu điểm nổi bật PR
+ Mang tính khách quan hơn quảng cáo nên dễ đi vào lòng người.
+ Lượng thông tin cao hơn, chi tiết hơn
+ Chi phí cho PR cũng thấp hơn quảng cáo và khuyến mại.
Tuy nhiên, công ty khó kiểm soát được các hoạt động tuyên truyền của mình.
Công ty bảo hiểm cung cấp thông tin không thể đảm bảo thông tin chắc chắn được
cung cấp trên báo vì nếu các phương tiện thông tin đại chúng cho rằng thông tin mà
công ty bảo hiểm đưa ra không hữu ích, họ sẽ không đưa ra những thông tin đó lên
báo. Những thông tin tiêu cực cũng có thể phát sinh bất cứ thời điểm nào và do đó
công ty bảo hiểm phải có các biện pháp dần khôi phục hình ảnh của mình.
1.2.3 Mục tiêu của quan hệ công chúng (PR)
Những mục tiêu của PR đều hướng theo hình ảnh của sản phẩm, công ty hay
ngành, cụ thể như:
+ Đạt được những vị trí và thời điểm tốt trên các phương tiện cho các thông cáo
báo chí và diễn giả của công ty.
+ Truyền thông những báo cáo về thành quả hoạt động của công ty.
+ Đạt được vị trí cần thiết cho công ty khi nổ ra những cuộc tranh luận, bút chiến.
+ Kết hợp hoạt động xã hội với quảng cáo.
+ Giành nhiều phương tiện tường thuật hơn cạnh tranh.
+ Giữ vững tình cảm của công chúng.
+ Vươn tới nhiều nhóm phương tiện.

+ Xây dựng thiện cảm của công chúng với sản phẩm, công ty và với ngành.
1.2.4 Các hoạt động PR các công ty bảo hiểm nhân thọ
+ Tài trợ cho các cuộc thi học thuật và các hoạt động thể thao như: “ Prudential -

- trang 12 -
Chương I: Tổng quan lý luận cơ bản về bảo hiểm nhân thọ và PR trong bảo hiểm nhân
thọ
Văn hay chữ tốt” (Prudential) và “Mơ ước của tôi” (Bảo Việt nhân thọ);“Giải
bóng đá U21” (AIG life); Đoàn thể thao Việt Nam tham dự Thế vận hội
Olympic Bắc Kinh (Manulife)…
+ Tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện: tài trợ học bổng cho học sinh, sinh viên
nghèo học giỏi; tài trợ xây nhà tình nghĩa các hộ gia đình nghèo; tặng quà cho
các nạn nhân vụ sập cầu Cần Thơ và đồng bào bị lũ lụt; tặng quà tết cho trẻ em
nghèo, khyết tật; tài trợ cho chương trình phẫu thuật từ thiện; tham gia chạy bộ
để gây quỹ từ thiện…
+ Quan hệ thân thiện với báo chí.
+ Mời các phóng viên báo chí, truyền hình về công ty tìm hiểu và viết bài về công
ty cũng như các sản phẩm bảo hiểm của công ty nhân các sự kiện quan trọng của
công ty như ngày khai trương, kỷ niệm
+ Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao và đưa tin lên báo chí. Tổ chức các sự
kiện.
+ Họp báo công bố về một sự kiện quan trọng nào đó của công ty; triển khai một
dịch vụ mới; khánh thành một chi nhánh mới; triển khai hệ thống nhận diện
thương hiệu mới
+ Thường xuyên đưa tin lên các báo về hoạt động của công ty
+ Vận động hành lang các chính khách để nhận sự ủng hộ có lợi đối với công ty.(
Vận động hành lang: là công việc vận động các cơ quan lập pháp, quản lý nhà
nước, các nhà chính trị để thúc đẩy hoặc hạn chế một số qui định hay đạo luật.)
1.2.5 Một số công cụ chủ yếu của quan hệ công chúng
+ Xuất bản phẩm: bao gồm các tư liệu như báo cáo hằng năm, những cuốn sách

nhỏ, những bài báo, những tư liệu nghe nhìn, bản tin của công ty bảo hiểm và
các tạp chí.
+ Tổ chức sự kiện: Tổ chức các buổi lễ khai trương, động thổ, khánh thành, kỷ
niệm
+ Tài trợ: tài trợ từ thiện (học bổng, cứu trợ), tài trợ thương mại (chương trình thể

- trang 13 -
Chương I: Tổng quan lý luận cơ bản về bảo hiểm nhân thọ và PR trong bảo hiểm nhân
thọ
thao gắn với tên sản phẩm hay công ty bảo hiểm)
+ Tin tức: đây là các tin tức về công ty bảo hiểm, sản phẩm và con người của
công ty bảo hiểm đó.
+ Bài nói chuyện: giám đốc công ty bảo hiểm có thể trình bày về tình hình hoạt
động doanh nghiệp và trả lời thắc mắc của các khách hàng trong các cuộc hội
nghị.
+ Hoạt động công ích: các công ty bảo hiểm có thể nâng cao uy tín của mình bằng
cách đóng góp tiền bạc và thời gian cho những sự nghiệp công ích một cách
thích đáng.
+ Phương tiện nhận dạng: đó là những phương tiện dùng trong kinh doanh như
logo, bảng hiệu, áo quần đồng phục, văn phòng phẩm
1.2.6 Xác định ngân sách dành cho hoạt động PR
Thông thường có 4 phương pháp xác định ngân sách cho hoạt động PR của công ty:
¾ Phương pháp tỷ lệ theo của doanh thu
Phương pháp tỷ lệ doanh thu là phương pháp xác định ngân sách khuếch
trương tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên doanh thu quá khứ hay doanh thu kế hoạch.
Các công ty bảo hiểm thường xác định bằng tỷ lệ % trên phí năm thứ nhất.
Phương pháp này có ưu điểm là dễ sử dụng và tính toán đơn giản. Hạn chế lớn
nhất của phương pháp này là giả định có sự liên quan trực tiếp giữa hoạt động khuếch
trương và doanh thu bán hàng. Trong thực tế, việc thay đổi mức phí, mục tiêu lợi
nhuận, chi phí khuếch trương hoặc môi trường marketing có thể làm mối quan hệ

giữa chi phí khuếch trương và doanh thu bán hàng thay đổi theo thời gian. Hơn thế
nữa, phương pháp này có thể gây ra những quyết định chỉ tiêu sai lầm. Ví dụ, trong
thời kỳ giảm sút doanh thu, nếu áp dụng tỷ lệ (%) doanh thu thì chi phí hoạt động
khuếch trương năm sau rất thấp. Tuy nhiên, để tăng doanh thu bán hàng, vượt qua
thời kỳ khủng hoảng thì chi phí hoạt động khuếch trương phải tăng lên chứ không
phải giảm đi.
¾ Phương pháp dự trù ngân sách cạnh tranh
Đây là phương pháp dự trù ngân sách dựa trên ngân sách dành cho hoạt

- trang 14 -
Chương I: Tổng quan lý luận cơ bản về bảo hiểm nhân thọ và PR trong bảo hiểm nhân
thọ
Đây là phương pháp lập ngân sách khuếch trương đơn giản, nhưng cũng có
các hạn chế nhất định. Ngoài những hạn chế giống như phương pháp tỷ lệ trên
doanh thu, phương pháp này có những hạn chế sau:
Thứ nhất
, công ty đã coi như đối thủ cạnh tranh ảnh hưởng tới hầu hết hoạt
động của mình. Việc đơn thuần dựa vào kế hoạch chi phí của đối thủ không thể
hiện được mục tiêu marketing riêng biệt, cơ hội và thách thức của Công ty.
Thứ hai,
các hoạt động marketing của Công ty khác với đối thủ, do vậy chi
phí cũng phải khác, không giống nhau được.
Thứ ba
, thiếu quan tâm đến các điều kiện hiện tại và tương lai vì phương
pháp này chỉ dựa vào chi phí của đối thủ. Những thay đổi đột biến trong chính
sách khuếch trương của đối thủ có thể ảnh hưởng đến ngân sách chi tiêu và doanh
thu bán hàng.
Thứ tư,
khó xác định các khoản mục chi tiêu vì rất khó xác định được đối
thủ chi tiêu cụ thể vào các khoản mục gì.


¾ Phương pháp mục tiêu và nhiệm vụ
Phương pháp này được coi là phương pháp hữu hiệu nhất để xây dựng ngân
sách cho hoạt động khuếch trương. Phương pháp mục tiêu và nhiệm vụ được xây
dựng trên cơ sở xác định các mục tiêu và chi phí để thực hiện các mục tiêu đó.
Phương pháp này đòi hỏi công ty phải xác định được các mục tiêu cụ thể cần đạt
được thông qua hoạt động khuếch trương, xác định các hoạt động và chi phí cần thiết
để đạt được mục tiêu, xác định ngân sách khi đã tính toán được chi phí. Bởi vì
phương pháp này đòi hỏi công ty phải xác định các hoạt động khuếch trương cụ thể
để thực hiện các mục tiêu, quá trình lập ngân sách thường bắt đầu sau khi chiến lược
khuếch trương được xây dựng.

- trang 15 -
Chương I: Tổng quan lý luận cơ bản về bảo hiểm nhân thọ và PR trong bảo hiểm nhân
thọ
Phương pháp này có ưu điểm là xác định mục đích và thực hiện các mục đích
này đòi hỏi thời gian và nguồn lực. Nếu như thời gian và nguồn lực quá lớn có thể do
mục tiêu quá tham vọng và cần điều chỉnh lại. Nếu mục tiêu thực sự đáng giá, công ty
cần phải bổ sung thời gian và nguồn lực để thực hiện mục tiêu. Hạn chế của phương
pháp này là rất phức tạp, nhất là khi sử dụng phương pháp này để xác định ngân sách
khuếch trương cho cả năm cho toàn bộ công ty hoặc nhóm sản phẩm.
¾ Phương pháp khả thi về tài chính
Đây là phương pháp xác định ngân sách dựa vào khả năng nguồn vốn của
công ty bảo hiểm. Nếu như công ty kinh doanh tốt, chi phí hoạt động khuếch
trương sẽ nhiều, nếu công ty hoạt động không tốt, chi phí hoạt động khuếch
trương sẽ ít đi.
Giống như phương pháp đã đề cập trên, phương pháp khả thi về tài chính
dễ sử dụng. Tuy nhiên, công ty sử dụng phương pháp này sẽ gánh chịu rủi ro trong
trường hợp phải chi số tiền nhiều hơn mức cần thiết hoặc mất đi cơ hội marketing
nếu như bỏ ra quá ít tiền.

Kết luận chương I
Trong điều kiện nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển và hội nhập vào
nền kinh tế thế giới, thì hoạt động bảo hiểm nói chung và BHNT nói riêng cũng góp
phần không nhỏ vào nền kinh tế quốc gia. BHNT không chỉ thiết yếu đối với các cá
nhân mà còn là công cụ quan trọng để bảo vệ hoạt động kinh doanh của các doanh
nghiệp. Thị trường bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam là thị trường tiềm năng và hiện
nay ngày càng có nhiều người nhận thức hơn về tầm quan trọng của bảo hiểm nhân
thọ.
Bảo vệ gia đình, người thân của bạn không bao giờ là một việc cần phải cân
nhắc kỹ hay trì hoãn. Rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong cuộc sống chúng ta
và có thể cho bất cứ ai. Ở các nước phát triển việc tham gia BHNT ăn sâu vào ý
thức của người dân. Cho nên việc tham gia BHNT ngoài các giá trị thiết thực về tài
chính còn có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng về mặt tinh thần. Chính vì vậy, ở một

- trang 16 -
Chương I: Tổng quan lý luận cơ bản về bảo hiểm nhân thọ và PR trong bảo hiểm nhân
thọ

- trang 17 -
số nước người ta gọi BHNT là "peace of mind"- với ý nghĩa là BHNT mang đến sự
"bình yên cho tâm hồn".
Trong một thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các DNBH muốn đi
trước, dẫn đầu phải nắm bắt nhanh nhu cầu của công chúng và có phản ứng kịp thời.
Tức là không chỉ đơn thuần đưa ra sản phẩm, dịch vụ mà còn lưu tâm đến mức độ
thỏa mãn của khách hàng, thông điệp phản hồi đối với nhà cung cấp. Hoạt động PR
có tác động rất lớn đến niềm tin của các nhà đầu tư, đối tác, khách hàng… Việc xây
dựng lòng tin của công chúng đối với thương hiệu luôn có vai trò hết sức quan
trọng. Doanh nghiệp cần đến công cụ PR để xây dựng sự thông hiểu, tạo niềm tin
lâu bền và rộng khắp trong mọi đối tượng công chúng.


×