NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ VÀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO
1.1. Tăng trưởng kinh tế
1.1.1. Khái niệm
1
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời
gian nhất định (thường là một năm).
Sự gia tăng được thể hiện ở quy mô và tốc độ. Quy mô tăng trưởng phản ánh sự gia
tăng nhiều hay ít, thể hiện bằng mức tăng tuyệt đối: ΔY
t
= Y
t
– Y
t-1.
Còn tốc độ tăng trưởng
được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa
các thời kỳ: g
t
=
%100
1
×
∆
−
t
t
Y
Y
Có thể nói, bản chất của tăng trưởng kinh tế là phản ánh sự thay đổi về lượng của nền
kinh tế. Ngày nay, yêu cầu tăng trưởng kinh tế được gắn liền với tính bền vững hay việc
bảo đảm chất lượng tăng trưởng ngày càng cao. Theo khía cạnh này, điều được nhấn mạnh
nhiều hơn là sự gia tăng liên tục, có hiệu quả cao của quy mô và tốc độ tăng thu nhập bình
quân đầu người. Hơn thế nữa, quá trình ấy phải được tạo nên bởi nhân tố đóng vai trò
quyết định là khoa học, công nghệ và vốn nhân lực trong điều kiện một cơ cấu kinh tế hợp
lí.
1.1.2. Vai trò của tăng trưởng kinh tế
Thành tựu kinh tế vĩ mô của một quốc gia thường được đánh giá theo những dấu hiệu
chủ yếu như: ổn định, tăng trưởng, công bằng xã hội. Trong đó, tăng trưởng kinh tế là cơ
sở để thực hiện hàng loạt vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội.
- Trước hết, tăng trưởng kinh tế thể hiện bằng sự tăng lên về số lượng, chất lượng
hàng hoá, dịch vụ và các yếu tố sản xuất ra nó, do đó tăng trưởng kinh tế là tiền đề vật chất
để giảm bớt tình trạng đói nghèo. Tăng trưởng kinh tế nhanh là vấn đề có ý nghĩa quyết
định đối với mọi quốc gia trên con đường vượt lên khắc phục sự lạc hậu, hướng tới giàu
có, thịnh vượng.
1Theo nguồn: PGS.TS Vũ Thị Ngọc Phùng chủ biên - giáo trình Kinh tế phát triển – NXB Lao động xã hội, Hà
Nội, 1997
- Tăng trưởng kinh tế làm cho mức thu nhập của dân cư tăng, phúc lợi xã hội và chất
lượng cuộc sống của cộng đồng được cải thiện như: kéo dài tuổi thọ, giảm tỷ lệ suy dinh
dưỡng và tử vong ở trẻ em, giúp cho giáo dục, y tế, văn hoá... phát triển.
- Tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm, giảm thất nghiệp.
Khi một nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao thì một trong những nguyên nhân quan
trọng là đã sử dụng tốt hơn lực lượng lao động. Vì vậy, tăng trưởng kinh tế nhanh thì thất
nghiệp có xu hướng giảm.
- Tăng trưởng kinh tế tạo tiền đề vật chất để củng cố an ninh quốc phòng, củng cố chế
độ chính trị, tăng uy tín và vai trò quản lý của Nhà nước đối với xã hội.
- Đối với các nước đang phát triển như nước ta, tăng trưởng kinh tế còn là điều kiện
tiên quyết để khắc phục sự tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước phát triển trên thế
giới.
Như vậy, tăng trưởng kinh tế nhanh là mục tiêu thường xuyên của các quốc gia,
nhưng sẽ là không đúng nếu theo đuổi tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá.
Thực tế cho thấy, không phải sự tăng trưởng nào cũng mang lại hiệu quả kinh tế - xã
hội như mong muốn, đôi khi quá trình tăng trưởng mang tính hai mặt. Chẳng hạn, tăng
trưởng kinh tế quá mức có thể dẫn đến tình trạng nền kinh tế “nóng”, gây ra lạm phát, hoặc
tăng trưởng kinh tế cao làm cho dân cư giàu lên, nhưng đồng thời cũng có thể làm cho sự
phân hoá giàu nghèo trong xã hội tăng lên. Vì vậy, đòi hỏi mỗi quốc gia trong từng thời kỳ
phải tìm ra những biện pháp tích cực để đạt được sự tăng trưởng hợp lý, bền vững.
1.1.3. Các thước đo tăng trưởng kinh tế
2
Theo mô hình kinh tế thị trường, thước đo tăng trưởng kinh tế được xác định theo các
chỉ tiêu của hệ thống tài sản quốc gia (SNA). Các chỉ tiêu chủ yếu gồm có:
1.1.3.1. Tổng giá trị sản xuất (GO)
Là tổng giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo nên trên phạm vi lãnh thổ của
một quốc gia trong một thời kì nhất định (thường là một năm). Chỉ tiêu này được tính bằng
tổng doanh thu bán hàng thu được từ các đơn vị, các ngành trong toàn bộ nền kinh tế quốc
dân, hay tính trực tiếp từ sản xuất và dịch vụ, gồm chi phí trung gian và giá trị gia tăng của
sản phẩm vật chất và dịch vụ.
2 Theo nguồn: PGS.TS Vũ Thị Ngọc Phùng chủ biên - giáo trình Kinh tế phát triển – NXB Lao động xã hội, Hà
Nội, 1997
1.1.3.2. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
Là tổng giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng do kết quả hoạt động kinh tế
trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia tạo nên trong một thời kỳ nhất định. Có nhiều cách
tính GDP tùy theo cách tiếp cận. Nếu tiếp cận trên góc độ thu nhập, GDP được xác định
trên cơ sở các khoản hình thành thu nhập và phân phối thu nhập lần đầu, bao gồm: thu
nhập của người có sức lao động dưới hình thức tiền lương và tiền công (W), thu nhập của
người có đất cho thuê (R), thu nhập của người có tiền cho vay (I
n
), thu nhập của người có
vốn (P
r
), khấu hao vốn cố định (D
p
), và thuế kinh doanh(T
i
).
1.1.3.3. Tổng thu nhập quốc dân (GNI)
Đây là chỉ tiêu được hình thành từ GDP tiếp cận theo góc độ thu nhập và được điều
chỉnh theo con số chênh lệch thu nhập nhân tố với nước ngoài. GNI bằng GDP cộng thu
nhập lợi tức nhân tố từ nước ngoài trừ đi khoản chi trả lợi tức nhân tố ra nước ngoài.
1.1.3.4. Thu nhập quốc dân sản xuất (NI)
Là phần giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ mới sáng tạo ra trong một khoảng thời
gian nhất định. NI chính là tổng thu nhập quốc dân GNI sau khi đã trừ đi khấu hao vốn cố
định của nền kinh tế (D
p
).
1.1.3.5. Thu nhập quốc dân sử dụng (NDI)
Là phần thu nhập của quốc gia dành cho tiêu dùng cuối cùng và tích luỹ thuần trong
một thời kỳ nhất định. Thực chất nó chính là thu nhập quốc dân (NI) sau khi đã điều chỉnh
các khoản thu, chi về chuyển nhượng hiện hành với nước ngoài.
1.1.3.6. Thu nhập bình quân đầu người
Phản ánh tăng trưởng kinh tế có tính đến sự thay đổi dân số, được tính bằng cách lấy
GDP hoặc GNI ( giá cố định) chia cho tổng dân số. chỉ tiêu này được dùng để so sánh mức
sống dân cư giữa các quốc gia, các địa phương với nhau.
1.1.4. Các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế
3
1.1.4.1. Nhân tố kinh tế
Đây là những nhân tố có tác động trực tiếp đến các biến số đầu vào và đầu ra của nền
kinh tế. được thể hiện qua hàm sản xuất tổng quát: Y = F (Xi)
Trong đó: Y là giá trị đầu ra, Xi là giá trị các biến số đầu vào.
3 Theo nguồn: PGS.TS Vũ Thị Ngọc Phùng chủ biên - giáo trình Kinh tế phát triển – NXB Lao động xã hội, Hà
Nội, 1997
Trong nền kinh tế thị trường, giá trị đầu ra của nền kinh tế phụ thuộc chính vào sức
mua và khả năng thanh toán của nền kinh tế, tức là tổng cầu, còn giá trị các biến số đầu vào
có liên quan trực tiếp đến tổng cung, tức là các yếu tố nguồn lực tác động trực tiếp.
* Các nhân tố tác động trực tiếp đến tổng cung:
Vốn (K): Vốn là yếu tố vật chất đầu vào quan trọng có tác động trực tiếp đến tăng
trưởng kinh tế. Nó là toàn bộ tư liệu vật chất được tích luỹ lại của nền kinh tế và bao gồm:
nhà máy, thiết bị, máy móc, nhà xưởng và các trang thiết bị được sử dụng như những yếu
tố đầu vào trong sản xuất. Ở các nước đang phát triển, sự đóng góp của vốn sản xuất vào
tăng trưởng kinh tế thường chiếm tỉ trọng cao nhất. Đó là sự thể hiện của tính chất tăng
trưởng theo chiều rộng. Tuy vậy, tác động của yếu tố này đang có xu hướng giảm dần và
được thay thế bằng các yếu tố khác.
Lao động (L): Là một yếu tố đầu vào của sản xuất. Trước đây, chúng ta chỉ quan niệm
lao động là yếu tố vật chất đầu vào giống như yếu tố vốn và được xác định bằng số lượng
nguồn lao động của mỗi quốc gia (có thể tính bằng đầu người hay thời gian lao động).
Những mô hình tăng trưởng kinh tế hiện đại gần đây đã nhấn mạnh đến khía cạnh phi vật
chất của lao động gọi là vốn nhân lực, đó là các lao động có kĩ năng sản xuất, lao động có
thể vận hành được máy móc thiết bị phức tạp, những lao động có sáng kiến và phương
pháp mới trong hoạt động kinh tế. Hiện nay, tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển
được đóng góp nhiều bởi quy mô, số lượng lao động, yếu tố vốn nhân lực còn có vị trí
chưa cao do trình độ và chất lượng lao động ở các nước này còn thấp.
Công nghệ kĩ thuật (T): Là nhân tố tác động ngày càng mạnh đến tăng trưởng kinh tế
trong điều kiện hiện tại. Yếu tố công nghệ kĩ thuật được hiểu theo hai dạng: thứ nhất, đó là
những thành tựu kiến thức, tức là nắm bắt kiến thức khoa học, nghiên cứu đưa ra những
nguyên lý, thử nghiệm về cải tiến sản phẩm,quy trình công nghệ hay thiết bị kĩ thuật. Thứ
hai, là sự áp dụng phổ biến các kết quả nghiên cứu, thử nghiệm vào thực tế nhằm nâng cao
trình độ phát triển chung của sản xuất. Yếu tố công nghệ kĩ thuật được K.Marx xem như là
“chiếc đũa thần tăng thêm sự giàu có của cải xã hội”. Còn Solow thì cho rằng “tất cả các
tăng trưởng bình quân đầu người trong dài hạn đều thu được nhờ tiến bộ kĩ thuật”.
Tài nguyên, đất đai (R): Được coi là yếu tố đầu vào của sản xuất. Đất đai là yếu tố
quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và là yếu tố không thể thiếu dược trong việc thực
hiện các cơ sở kinh tế thuộc các ngành nông nghiệp, dịch vụ. Các nguồn tài nguyên dồi
dào, phong phú được khai thác tạo điều kiện tăng sản lượng đầu ra một cách nhanh chóng,
nhất là đối với các nước đang phát triển.
Hiện nay, các mô hình tăng trưởng kinh tế hiện đại thường không nói đến nhân tố tài
nguyên, đất đai với tư cách là biến số của hàm tăng trưởng kinh tế, họ cho rằng đất đai là
yếu tố cố định, còn tài nguyên thì có xu hướng giảm dần trong quá trình khai thác. Mặt
khác, những yếu tố tài nguyên và đất đai đang được sử dụng có thể gia nhập dưới dạng yếu
tố vốn sản xuất (K). Vì vậy, ba yếu tố tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế được nhấn
mạnh là vốn, lao động và năng xuất yếu tố tổng hợp (TFP). TFP được coi là yếu tố chất
lượng của tăng trưởng kinh tế, được xác định bằng phần dư còn lại của tăng trưởng sau khi
đã loại trừ tác động của các yếu tố vốn và lao động.
Ở Việt Nam hiện nay, sự đóng góp của TPF ngày càng cao trong quá trình thực hiện
mục tiêu tăng trưởng do tác động của thể chế, chính sách mở cửa, hội nhập và phát triển
của vốn nhân lực đã giúp chúng ta tiếp cận được nhanh chóng những công nghệ hàng đầu
thế giới. Tuy nhiên, cũng như các nước đang phát triển khác, ở nước ta, vốn vật chất đóng
vai trò quyết định với tăng trưởng kinh tế. Giai đoạn 2003 – 2008, đóng góp của yếu tố vốn
vào tăng trưởng kinh tế là 52,73%, của lao động là 19,07% và của TFP là 28,02%.
Biểu 1.1: Sự đóng góp của các nhân tố vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
Giai đoạn 1993 - 1997 1998 – 2002 2003 – 2008
Đóng góp của L (%) 16,02 20,00 19,07
Đóng góp của K (%) 68,98 57,42 52,73
Đóng góp của TFP (%) 15,00 22,58 28.02
Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam 2008
* Các nhân tố tác động đến tổng cầu:
Kinh tế học vĩ mô đã cho thấy có 4 yếu tố trực tiếp cấu thành tổng cầu bao gồm:
Chi cho tiêu dùng cá nhân (C): Bao gồm các khoản chi cố định, chi thường xuyên và
các khoản chi tiêu ngoài dự kiến phát sinh. Chi cho tiêu dùng cá nhân phụ thuộc vào tổng
thu nhập khả dụng (DI) và xu hướng tiêu dùng cận biên (MPC) được xác định tuỳ theo
từng giai đoạn phát triển nhất định của nền kinh tế.
Chi tiêu của chính phủ (G): Bao gồm các khoản mục chi mua hàng hoá và dịch vụ của
chính phủ. Nguồn chi tiêu của Chính phủ phụ thuộc vào khả năng thu ngân sách bao gồm
các khoản thu chủ yếu từ thuế và lệ phí.
Chi cho đầu tư (I): Là các khoản chi cho các nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp và
các đơn vị kinh tế. Bao gồm đầu tư vốn cố định và đầu tư vốn lưu động. Nguồn chi cho
đầu tư được lấy từ khả năng tiết kiệm từ các khu vực của nền kinh tế, trong đó đầu tư bù
đắp giá trị hao mòn được lấy từ quỹ khấu hao còn đầu tư thuần tuý được lấy từ các khoản
tiết kiệm của khu vực nhà nước, các hộ gia đình và doanh nghiệp.
Chi tiêu qua hoạt động xuất nhập khẩu (NX): Giá trị hàng hoá xuất khẩu là các khoản
phải chi tiêu cho các yếu tố nguồn lực trong nước, còn giá trị hàng hoá nhập khẩu là giá trị
của các loại hàng hóa sử dụng trong nước nhưng lại không phải bỏ ra các khoản chi phí
cho các yếu tố nguồn lực trong nước nên chênh lệch giữa kim ngạch xuất và nhập khẩu
(NX) chính là khoản chi phí ròng phải bỏ ra cho quan hệ thương mại quốc tế.
1.1.4.2. Nhân tố phi kinh tế
Khác với các nhân tố kinh tế, các nhân tố phi kinh tế có tính chất và nội dung tác động
gián tiếp và không thể lượng hoá cụ thể được mức độ tác động của nó đến tăng trưởng
kinh tế. Có rất nhiều nhân tố phi kinh tế tác động tới tăng trưởng kinh tế, trong đó bao gồm
các nhân tố chủ yếu sau:
Đặc điểm văn hoá – xã hội: Đây là nhân tố quan trọng có tác động nhiều tới quá trình
phát triển của đất nước. Nhân tố văn hóa – xã hội bao trùm nhiều mặt từ các tri thức phổ
thông đến các tích lũy tinh hoa của văn minh nhân loại về khoa học công nghệ, văn học, lối
sống và cách ứng xử trong quan hệ giao tiếp, những phong tục tập quán… được xã hội
thừa nhận. Trình độ văn hoá của mỗi dân tộc là một nhân tố cơ bản để tạo ra các yếu tố về
chất lượng lao động, của kỹ thuật, của trình độ quản lý kinh tế - xã hội. Xét trên khía cạnh
kinh tế hiện đại thì nó là nhân tố cơ bản của mọi nhân tố dẫn tới quá trình tăng trưởng, phát
triển kinh tế.
Nhân tố thể chế chính trị - kinh tế - xã hội: Các thể chế chính trị - kinh tế - xã hội là
một nhân tố tác động đến quá trình tăng trưởng, phát triển đất nước theo khía cạnh tạo
dựng hành lang pháp lý và môi trường xã hội cho các nhà đầu tư. Thể chế biểu hiện như là
một lực lượng đại diện cho ý chí của cộng đồng, nhằm điều chỉnh các mối quan hệ kinh tế,
chính trị và xã hội theo lợi ích của cộng đồng đặt ra. Một thể chế chính trị - xã hội ổn định,
mềm dẻo sẽ tạo điều kiện để đổi mới liên tục cơ cấu và công nghệ sản xuất phù hợp với
những điều kiện thực tế, tạo ra tốc độ tăng trưởng và phát triển nhanh chóng. Ngược lại,
một thể chế không phù hợp sẽ gây ra cản trở, mất ổn định, thậm chí đi đến chỗ phá vỡ
những quan hệ cơ bản làm cho nền kinh tế đi vào tình trạng suy thoái, khủng hoảng, xung
đột chính trị, xã hội. Kìm hãm quá trình tăng trưởng kinh tế.
Cơ cấu dân tộc: Mỗi dân tộc có điều kiện sống, bản sắc văn hoá riêng, vì vậy, tạo ra
sự khác nhau về trình độ văn minh, về mức sống vật chất, về vị trí địa lý và địa vị chính trị
- xã hội trong cộng đồng. Tăng trưởng kinh tế có thể đem lại những biến đổi có lợi cho dân
tộc này nhưng bất lợi cho dân tộc khác. Đó là những nguyên nhân nảy sinh xung đột giữa
các dân tộc, ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế đất nước. Do vậy, tăng trưởng kinh
tế phải dựa trên tiêu chuẩn bình đẳng, cùng có lợi cho các các dân tộc nhưng phải bảo tồn
các bản sắc văn hoá riêng và các truyền thống tốt đẹp của mỗi dân tộc, khắc phục được các
xung đột, mất ổn định trong cộng đồng, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tăng trưởng
tiếp theo.
Sự tham gia của cộng đồng: Sự tham gia của cộng đồng là một nhân tố bảo đảm tính
bền vững và động lực nội tại cho tăng trưởng, phát triển kinh tế, xã hội. Các nhóm cộng
đồng dân cư tham gia vào việc xác định mục tiêu của các chương trình, dự án phát triển
quốc gia, nhất là mục tiêu phát triển các địa phương của họ, tham gia trong việc tổ chức
cung cấp nguồn lực cần thiết, tham gia trong quá trình tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát
các hoạt động phát triển tại cộng đồng và tự quản lý các thành quả của quá trình phát triển.
Đó chính là yếu tố cần thiết cho một xã hội phát triển nhằm tạo dựng sự nhất trí cao, tính
hiệu quả và sự thích ứng, ổn định trong thực hiện mục tiêu phát triển, đồng thời khích lệ
được tiềm năng của mội cá nhân và cả cộng đồng vào quá trình phát triển kinh tế.
1.2. Vấn đề nghèo đói và xoá đói giảm nghèo
1.2.1. Những quan niệm về nghèo đói
Xã hội loài người đã phát triển qua nhiều nấc thang lịch sử do trình độ phát triển sản
xuất quy định. Bằng lao động sản xuất, con nguời khai thác tự nhiên để tạo ra của cải vật
chất để đáp ứng những nhu cầu của con người. Năng xuất lao động ngày càng tăng thì của
cải ngày càng nhiều và các nhu cầu sống ngày càng được đáp ứng đầy đủ hơn; trái lại,
năng suất lao động thấp, của cải vật chất thu được ít, con người rơi vào cảnh nghèo đói.
Đói nghèo không chỉ xuất hiện và tồn tại lâu dài dưới chế độ công xã nguyên thuỷ, chế độ
chiếm hữu nô lệ, chế độ phong kiến với trình độ lực lượng sản xuất kém phát triển, mà
trong thời đại ngày nay với trình độ khoa học công nghệ hiện đại, với lực lượng sản xuất
cao chưa từng thấy, trong từng quốc gia, kể cả các quốc gia đã phát triển nhất trên thế giới,
đói nghèo vẫn tồn tại một cách hiển nhiên. Do đó, loài người luôn luôn phải tìm cách để
nâng cao trình độ sản suất, cải thiện mức sống của mình.
Hiện nay, đã có nhiều nhà nghiên cứu và các tổ chức quốc tế tiến hành nghiên cứu và
đưa ra những khái niệm khác nhau về nghèo đói.
Theo PGS.TS. Đỗ Nguyên Phương thì đói nghèo được định nghĩa như sau: “Nghèo là
tình trạng của một bộ phận dân cư có điều kiện thoả mãn một phần các nhu cầu tối thiểu,
cơ bản của của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức trung bình của cộng đồng xét
trên mọi phương diện”.
Trên cơ sở nhất trí với quan điểm xem xét vấn đề nghèo đói của tổ chức Liên Hợp
Quốc, Ngân Hàng Châu Á đã đánh giá về thực trạng nghèo đói và đưa ra hai khái niệm, đó
là: nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối như sau:
“Nghèo tuyệt đối là tình trạng của một bộ phận dân cư có thu nhập thấp không đủ
khả năng thoả mãn các nhu cầu tối thiểu chỉ để duy trì cuộc sống”.
“Nghèo tương đối là tình trạng của một bộ phận dân cư có mức thu nhập thấp không đủ
khả năng đáp ứng những nhu cầu sinh hoạt xã hội ở một thời điểm nào đó”.
Tại hội nghị chống đói nghèo khu vực châu Á – Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức
tại Băng Cốc – Thái Lan (1993) đã đưa ra định nghĩa chung như sau: “Nghèo là tình trạng một
bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà
những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và
phong tục tập quán của điạ phương”. Định nghĩa này hiện nay đang được nhiều quốc gia sử
dụng trong đó có Việt Nam.
1.2.2. Các thước đo nghèo đói
Đói nghèo là một khái niệm động phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế, xã hội, lịch sử,
mức độ tăng trưởng kinh tế và nhu cầu phát triển con người. Ở một thời điểm, một vùng,
một quốc gia là đói nghèo nhưng sang một thời điểm khác, vùng khác, quốc gia khác thì
chỉ số đó mất ý nghĩa. Do đó, rất khó quy định hợp lý một chuẩn mực về đói nghèo cho
mọi quốc gia, ngay cả trong một quốc gia cũng có thể khác nhau giữa các vùng, giữa các
thời kì.
1.2.2.1. Phương pháp xác định nghèo đói của WB
Phương pháp mà WB đã sử dụng ở nhiều nước đang phát triển là dựa vào ngưỡng chi
tiêu tính bằng đô la mỗi ngày. Ngưỡng nghèo thường được dùng hiện nay là 1 đô la và 2 đô
la/ngày (theo sức mua tương đương). Đây là ngưỡng chi tiêu có thể đảm bảo cung cấp
năng lượng tối thiểu cần thiết cho con người, mức chuẩn đó là 2100kcal/người/ngày.
Ngưỡng nghèo này gọi là ngưỡng nghèo lương thực, thực phẩm (nghèo đói ở mức
thấp). Vì mức chi tiêu này chỉ đảm bảo mức chuẩn về cung cấp năng lượng mà không đủ
chi tiêu cho những hàng hoá phi lương thực. Những người có mức chi tiêu dưới mức chi
cần thiết để đạt đựơc 2100kcal/ngày gọi là “nghèo về lương thực, thực phẩm”.
Ngoài ra, WB còn sử dụng 2 thước đo cơ bản là nghèo khổ tuyệt đối và nghèo khổ
tương đối.