Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Khái quát về đạo Bàlamôn và đạo Hiđu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.38 KB, 7 trang )

Mục lục
trang
Mở đầu…………………………………………………………………….2
Nội dung………………………………………………………….2
I. Điều kiện ra đời của đạo Hinđu và đạo Bàlamôn
1. Điểm giống nhau………………………………………………………...2
2. Điểm khác nhau………………………………………………………….2
II. Đối tượng sùng bái của đạo Bàlamôn và đạo Hinđu
1. Điểm giống nhau…………………………………………………………3
2. Điểm khác nhau………………………………………………………….4
III. Giáo lí đạo Bàlamôn và đạo Hinđu
1. Điểm giống nhau…………………………………………………………5
2. Điểm khác nhau………………………………………………………….6
Kết luận…………………………………………………..………………..6
Mở đầu
Khái quát về đạo Bàlamôn và đạo Hiđu.
Nhìn xuyên suốt dòng lịch sử của đất nước Ấn Độ, ta nhận thấy Ấn Độ là nơi
xuất phát tổ chức mọi mô hình tôn giáo của thế giới. Ấn Độ không những là nước
đa sắc tộc, mà còn là một nước đa tôn giáo. Những tôn giáo quan trọng nhất của Ấn
Độ phải kể đến đạo Bàlamôn về sau là đạo Hinđu và đạo Phật. Bàlamôn là phiên
âm của từ Brahman, sau này cải biến thành đạo Hinđu, một tôn giáo chính của Ấn
Độ, nên ngày nay gọi là Ấn Ðộ giáo. Ðặc biệt Bàlamôn hay Ấn Ðộ Giáo là một tôn
giáo không có giáo chủ. Đạo Bàlamôn được truyền bá rộng rãi ở Ấn Độ trong nhiều
thế kỉ nhưng đến khoảng thế kỉ VI TCN bị suy thoái do có sự xuất hiện của Đạo
Phật. Đến khoảng thế kỉ thứ VIII, IX đạo Bàlamôn dần dần phục hưng và phát triển
thêm nhiều yếu tố mới nên nó được gọi là đạo Hinđu. Như vậy đạo Hinđu chính là
đạo Bàlamôn đã có những biến đổi. Vì thế đạo Bàlamôn và đạo Hinđu vừa có điểm
giống nhau vừa có điểm khác nhau. Trong bài luận này chúng tôi sẽ so sánh đạo
Bàlamôn và đạo Hinđu để thấy được sự giống nhau cũng như khác nhau cơ bản
giữa chúng. Sự so sánh dựa trên các phương diện : Điều kiện ra đời, đối tượng sùng
bái, giáo lý.


Nội dung
I. Điều kiện ra đời của đạo Hinđu và đạo Bàlamôn
1.Điểm giống nhau:
- Hình thành trên cơ sở xã hội có sự phân chia về giai cấp, không có sự bình đẳng
về giai cấp sâu sắc.
- Là những tôn giáo không có người sáng lập.
2. Điểm khác nhau:
2
a) Đạo Bàlamôn
- Đạo Bàlamôn ra đời sớm hơn đạo Hinđu. Nó bắt đầu vào khoảng thế kỉ đầu của
thiên kỉ I TCN, do sự phát triển của xã hội có giai cấp và do sự không bình đẳng
cấp ngày càng sâu sắc.
- Đạo Bàlamôn còn mang nhiều dấu vết của thời nguyên thủy do tập hợp từ các
hình thức tín ngưỡng dân gian.
- Không có tổ chức giáo hội chặt chẽ.
b) Đạo Hinđu
- Đạo Hinđu ra đời muộn hơn. Đến khoảng thế kỉ VII, khi mà đạo Phật bị suy sụp
ở Ấn Độ. Thì đạo Hinđu đã ra đời trên cở sở của đạo Bàlamôn. Nhưng đạo Hinđu
cũng đã có thêm những yếu tố mới.
- Vì ra đời muộn hơn nên đạo Hinđu có tổ chức giáo hội chặt chẽ hơn và dấu tích
nguyên thủy cũng mờ nhạt hơn.
II. Đối tượng sùng bái của đạo Bàlamôn và đạo Hinđu.
1. Điểm giống nhau: Đạo Hinđu và đạo Bàlamôn về cơ bản giống nhau về đối
tượng sùng bái, điều đó được thể hiện như sau:
• Đều là các tôn giáo đa thần
• Cùng thờ một số vị thần như: Thần Brama (Vị thần sáng tạo thế giới),
Thần Siva (vị thần phá hoại), thần Vinus (Vị thần bảo vệ, thần ánh sáng, thần
bốn mùa, thần làm cho nước sông Hằng dâng lên và làm mưa tưới cho ruộng
đồng tươi tốt).
• Hai đạo này đều có sự phân chia thành hai phái là: Phái thờ thần Visnu và phái

thờ thần siva.
• Một số loài động vật cũng là đối tượng sùng bái của hai đạo này: trong đó phải
kể đến khỉ và bò.
• Ngoài ra còn có các thần: Thần đá, thần cây, thần lửa...
3
• Đối với các đối tượng sùng bái của mình các hai đạo
đều rất coi trọng và tôn kính được thể hiện thờ cúng, và cách thể hiện sự sùng
bái của tín đồ.
2. Điểm khác nhau:
Về cơ bản đạo Hinđu và đạo Bàlamôn giống nhau về một số đối tượng sùng bái
song cũng có những điểm khác nhau nhất định ở hai đạo này.
a) Đạo Bàlamôn:
- Vai trò của thần Brama giữ vị trí cao nhất. Nhưng vị trí đó không hoàn toàn
thống nhất mà ở một số nơi thì coi thần Siva hoặc thần Visnu là cao nhất.
- Để thống nhất các phái đó thì đạo Bàlamôn đưa ra quan niệm thần sáng tạo
Brama, thần phá hoại Siva và thần bảo vệ Visnu tuy là ba nhưng vốn là một.
- Bò là loài động vật rất được sùng bái.
b) Đạo Hinđu
- Khác với đạo Bàlamôn, đạo Hinđu bổ sung thêm nhiều yếu tố mới về đối tượng
sùng bái được thể hiện như sau: Vẫn là thờ ba vị thần: Brama, Visnu, Siva. Tuy
nhiên vị trí các vị thần này đã có sự đổi khác. Vai trò của thần Brama bị hạ thấp
và vai trò của thần Siva được đề cao.
- Hình tượng của các vị thần thường rất kì dị như: Nhiều đầu, nhiều mắt, nhiều
tay... Khác với đạo Bàlamôn:
+ Thần Brama được thể hiện bằng hình tượng có bốn đầu chứng tỏ thần có thể
nhìn thấu mọi nơi.
+ Thần Siva được thể hiện bằng hình tượng có mắt thứ ba ở trên trán, thần Siva ở
đây lại có thêm mặt sáng tạo thể hiện qua linga - yoni.
+ Liên quan đến thần Siva có nữ thần Kali - vợ thần, thần Ganexa - con trai của
thần. Nữ thần Siva được thể hiện bằng hình tượng một người phụ nữ mặt đen,

miệng há ngoác, lưỡi lè ra. Thần Ganexa thì thể hiện là hình tượng có hình thù kì
dị đầu voi mình người nhưng đó là thần trí tuệ và thần thịnh vượng.
4
- Thần Visnu được quan niệm là đã giáng trần 9 lần. Lần thứ 9 thì thần Visnu biến
thành Phật Thích Ca. Đây là điểm khác với đạo Bàlamôn và nó chứng tỏ đạo
Hinđu có tiếp thu một số yếu tố của đạo Phật, đồng thời đây cũng là thủ đoạn để
đạo Hinđu thu hút tín đồ Phật cải giáo theo đạo Hinđu. Lần giáng trần cuối cùng
thì thần Visnu biến thành thần Kali.
- Đạo Hinđu có sự giải thích sâu sắc cho nguyên nhân tại sao lại tôn thờ các loài
đồng vật. Ví dụ: Thần khỉ sở dĩ được tôn sùng là vi có công giúp Rama (tức là
Visnu) giết được quỷ Ravan đưa Sita trở về quê hương. Vì vậy thần Hunuman
được coi là thần Sức Mạnh và thần Trung Thành. Thần Bò Kamđênu được thần
Krisna chăn dắt, suốt đời đi theo Krisna. Thần bò còn được coi là mẹ của hầu hết
các vị thần. Vì vậy cho đền nay ở Ấn Độ bò được coi là loài vật thiêng liêng.
- Sự tôn sùng đối với các vị thần và các loài vật ở đạo Hinđu có phần cao hơn
trước. Ví dụ: Tín đồ đạo Hinđu kiêng ăn thịt bò, không dùng những đồ làm bằng
da bò; Mỗi buổi sáng tín đồ phái Visnu dùng son vẽ lên trán, còn tín đồ phải Siva
thì bôi lên lông mày một vạch ngang bằng than phân bò hoặc đeo ở cổ tay cái
Linga; trong các chùa thờ lớn thì có tới hàng nghìn tu sĩ và hàng nghìn vũ nữ;
Khi tế lễ các tu sĩ thường xoa dầu, sức nước hoa cho tượng ...
Về cơ bản đạo Hinđu và đạo Bàlamôn tương đối giống nhau về đối tượng
sùng bái. Tuy nhiên đạo Hinđu là đạo xuất hiện sau và là kế thừa đạo Bàlamôn
nên đạo Hinđu có sự phát triển hơn đạo Bàlamôn.
III. Giáo lí đạo Bàlamôn và đạo Hinđu.
1.Điểm giống nhau:
- Cùng chú trọng thuyết luân hồi. Cho rằng con người sau khi chết linh hồn sẽ
đầu thai nhiều lần.
- Sử dụng bộ kinh Vêđa
- Quan niệm về sự phân chia đẳng cấp trong xã hội: phân thành bốn đẳng cấp
(chế độ đẳng cấp Vacna).

- Đạo tuyên truyền thuyết luân hồi và nghiệp báo, tổ chức các nghi lễ cúng tế
thần thánh xa xỉ.
2. Điểm khác nhau:
a) Đạo Bàlamôn: - Có một quyển kinh duy nhất là kinh Vêđa
5

×