Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH MTV TMDV CẦN HƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (326.04 KB, 26 trang )

 ễ ươ
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ KINH DOANH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI
CÔNG TY TNHH MTV TMDV CẦN HƯƠNG
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Phương Kiều Linh
Lớp: SX16.01
Mã sinh viên : 11D03069
Giáo viên hướng dẫn: Ths. Trần Thị Thanh Bình
Hà Nội, 05/2015
1 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p
 ễ ươ
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em muốn gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu nhà trường cùng toàn thể thầy
cô giáo của Trường Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi và
trang bị cho em những kiến thức bổ ích trong suốt những năm học vừa qua. Đặc biệt là các
thầy cô khoa Quản lý kinh doanh của trường đã trang bị cho em những kiến thức chuyên môn
về ngành quản lý làm hành trang cho em.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc cùng cô chú, anh chị của Công ty TNHH
MTV TMDV Cần Hương đã quan tâm hướng đẫn, giúp đỡ em rất nhiệt tình trong suốt những
tuần thực tập vừa qua. Đặc biệt là chị Nguyễn Thị Hồng Nhung – Kế toán của công ty đã
hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành bài báo cáo này đúng thời gian quy
định.
Cuối cùng em xin kính chúc quý thầy cô của Trường sức khỏe, chúc các anh chị của
Công Ty TNH MTV TMDV Cần Hương công tác tốt. Chúc Quý Công Ty ngày càng phát
triển và được nhiều khách hàng biết đến.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 01 năm 2015
Sinh viên thực hiện


Nguyễn Phương Kiều Linh
2 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p
 ễ ươ
MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH MTV TMDV CẦN HƯƠNG
I. Qúa trình hình thành và phát triển của Công Ty…………………… 7
II. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty……………………………………. 8
III. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công Ty………………………… 9
3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức…………………………………………. 10
3.2 Nhiệm vụ chức năng của các phòng ban……………………. 11
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KĨ THUẬT CỦA CÔNG TY CẦN HƯƠNG
I. Đặc điểm các nguồn lực của công ty………………………………… 12
1.1 Vốn……………………………………………………………… 12
1.2 Nhân lực………………………………………………………… 15
II. Một số chính sách nhân sự………………………………………… 18
III.Các hoạt động khác………………………………………………… 19
1.Đặc điểm về sản phẩm…………………………………………… 19
2.Đối tác, nhà cung cáp và đặc điểm khách hàng……………… 20
Chương 3: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT
TRIỂN TRONG TƯƠNG LAI
I. Phân tích kết quả hoạt động sản xuất của công ty………………… 22
3 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p
 ễ ươ
II. Tình hình doanh thu của công ty………………………………… 24
III. Phương hướng………………………………………………………. 27
3.2.1 Phương hướng phát triển………………………………………. 27
3.2.2 Kế hoạch phát triển…………………………………………… 27

KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bảng 1…………………………………………………………………… 17
Bảng 2…………………………………………………………………… 20
Bảng 3…………………………………………………………………… 21
DANH MỤC VIẾT TẮT
- TNHH MTV TMDV: Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Thương mại dịch vụ
- SXKD: Sản xuất kinh doanh
- VL, CC – DC: Vật liệu, Công cụ dụng cụ TSCĐ: Tài sản cố định
- BHXH: Bảo hiểm xã hội CSH: Chủ sở hữu LN: Lợi nhuận
- TC: Tài chính
- Thuế TNDN: Thuế Thu nhập Doanh nghiệp CP: Chi phí
- VCĐ, VLĐ: Vốn cố định, Vốn lưu động LĐ: Lao động
- ĐH, CĐ: Đại học, Cao đẳng
- PTTH và THCS: Phổ thông trung học và Trung học cơ sở
- NSLĐ BQ: Năng suất lao động bình quân
- DTTT: Doanh thu tiêu thụ
4 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p
 ễ ươ
LỜI MỞ ĐẦU
Hoạt động kinh doanh thương mại vốn là một hoạt động kinh tế đặc thù, nó đóng vai trò lưu
thông hàng hoá, đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Phạm vi hoạt động của kinh doanh
thương mại rất rộng, nó bao gồm cả buôn bán nội địa và buôn bán quốc tế. Trong quá trình
hội nhập quốc tế hiện nay, các nước đã từng bước xoá bỏ rào cản kinh tế từ đó kích thích hoạt
động thương mại quốc tế và tạo động lực phát triển hoạt động kinh tế của mỗi nước. Tuy
nhiên, với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, không phải doanh nghiệp thương mại nào
cũng đứng vững. Có những doanh nghiệp rất thành công, nhưng cũng không ít doanh nghiệp
thương mại sau một thời gian hoạt động thua lỗ nhiều dẫn đến phá sản.
Kinh tế xã hội ngày càng phát triển, các hoạt động kinh doanh đa dạng và phong phú
hơn. Do đó, việc phân tích quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là một vấn đề

rất cần thiết hiện nay. Việc phân tích tình hình hoạt động kinh doanh là một trong những lĩnh
vực đang rất được quan tâm. Dựa trên chỉ tiêu kế hoạch, doanh nghiệp có thể định tính trước
khả năng sinh lời của hoạt động, từ đó phân tích và dự đoán trước mức độ thành công của dự
án. Vì vậy, hoạt động kinh doanh không chỉ là việc đánh giá kết quả mà còn là việc kiểm tra,
xem xét trước khi bắt đầu quá trình kinh doanh để có được những chiến lược tối ưu nhất.
Từ những cơ sở trên, em nhận thấy việc tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh là
một trong những hoaạt động quan trọng không thể thiếu đối với công ty. Phân tích hoạt động
kinh doanh sẽ giúp công ty đánh giá chính xác đầy đủ mọi hoạt động của mình, giúp doanh
nghiệp xác định được điểm mạnh, điểm yếu từ đó tìm ra cũng giải pháp phù hợp để khắc
phục, nâng cao công tác quản lý của doanh nghiệp.
Được sự giúp đỡ tận tình của cô giáo hướng dẫn cùng các cô chú, các anh chị trong
Công Ty TNHH MTV TMDV Cần Hương đã giúp đỡ em hoàn thành báo cáo này. Em xin
được cảm ơn.
Bố cục báo cáo gồm có 3 phần chính như sau:
Chương 1: Tổng quan về Công Ty TNHH MTV TMDV Cần Hương
5 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p
 ễ ươ
Chương 2: Đặc điểm kinh tế kĩ thuật của Công Ty TNHH MTV TMDV Cần
Hương
Chương 3: Kết quả hoạt động SXKD và phương hướng phát triển của Công Ty.
Do điều kiện thời gian và kiến thức còn hạn chế nên khi viết báo cáo này không tránh
khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong sự giúp đỡ của quý thầy cô và toàn thể anh chị ở
Công Ty TNHH MTV TMDV Cần Hương.
6 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p
 ễ ươ
CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH MTV TMDV CẦN HƯƠNG
I. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty.
1. Giới thiệu khái quát:
CÔNG TY TNHH MTV TMDV CẦN HƯƠNG

- Tên giao dịch: CAN HUONG SERVICE TRADING COMPANY LIMITED
- Mã số thuế: 0305575362
- Địa chỉ: C101 Quốc lộ 1 KP03 TT Tân Túc, huyện Bình Chánh, Thành Phố Hồ Chí
Minh
- Đại diện pháp luật: Vũ Đức Cần
- Điện thoại: 08-6222.1234 Fax: 08-6222-4321
- Hotline: 0947 606 446
- Email:
- website: www.canhuongsteel.com
- www.canhuongsteel.com.vn
- Ngày cấp giấy phép: 12/03/2008
- Ngày hoạt động: 01/04/2008
2. Giới thiệu chi tiết
Công ty TNHH MTV TMDV Cần Hương tiền thân là cửa hàng kinh doanh vật liệu xây
dựng, do ông Vũ Đức Cần là chủ sở hữu, sáng lập từ năm 1995. Năm 2003, cửa hàng phát
triển thành Doanh nghiệp tư nhân, đến năm 2008 chuyển thành Công ty TNHH MTV TMDV
Cần Hương như hiện nay theo giấy chứng nhận kinh doanh số 0305575362, Sở Kế hoạch và
Đầu tư TP.HCM cấp ngày 12/03/2008. Với mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn, do một
thành viên là cá nhân sở hữu, kế toán hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, đại diện là chủ
7 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p
 ễ ươ
tịch kiêm giám đốc công ty: ông Vũ Đức Cần, Công ty hoạt động với tổng số vốn kinh doanh
là 34 tỷ đồng
Cơ cấu vốn của công ty tương đối hợp lý với loại hình doanh nghiệp thương mại thép và
vật liệu xây dựng.
Từ ngày thành lập đến nay Công ty TNHH MTV TMDV Cần Hương đã và đang tạo
được thương hiệu uy tín đối với nhiều khách hàng, thị trường trong và ngoài nước. Với sự tận
tuỵ và chuyên nghiệp của cán bộ công nhân viên, công ty đã không ngừng lớn mạnh, phát
triển và hoà nhập vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Đến nay, Công ty TNHH MTV
TMDV Cần Hương đã tham gia kinh doanh nhiều mặt hàng như: thép tấm, thép lá cán nóng,

thép lá cán nguội, thép hình U, V, I , H, thép cọc cừ, và các loại thép hộp vuông , hộp chữ
nhật, ống đúc, ống đen, ống kẽm, và thép xây dựng các loại.
Trong những năm qua chúng tôi đã cung cấp cho nhiều công trình lớn ðảm bảo uy tín,
chất lýợng, nhý: Nhiệt điện phú mỹ, công trình thuỷ điện Yraly, công trình thuỷ điện Xêsan,
I, II,III, cầu Mỹ Thuận và nhiều công trình quan trọng khác…
II. Nhiệm vụ và chức năng của Công Ty:
Công ty TNHH MTV TMDV Cần Hương có tổng số cán bộ công nhân viên là 40 người
trong đó có 15 nhân viên quản lý trên văn phòng công ty. Công ty chuyên kinh doanh các mặt
hàng thép, vật liệu xây dựng và kinh doanh các mặt hàng phụ tùng thông qua hệ thống cửa
hàng của công ty.
Về nguồn hàng, công ty khai thác nguồn hàng tương đối đa dạng. Công ty chủ yếu khai
thác nguồn hàng sản xuất trong nước như mặt hàng kim khí, ống VINAPIPE, xi măng, phụ
tùng, gang, vòng bi Ngoài ra, công ty còn khai thác các nguồn hàng nhập khẩu từ Nga, Hàn
Quốc như các loại thép, kim khí ngoại, vòng ống FKF, phôi thép, vòng bi, phụ tùng, hàng
gang Thị trường kinh doanh của công ty ngày càng mở rộng và tương đối đa dạng. Công ty
có dự định mở thêm một số chi nhánh ở các tỉnh, thành phố để đáp ứng ngày càng đầy đủ hơn
8 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p
 ễ ươ
nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Công ty nắm vững khả năng kinh doanh, nhu cầu thị
trường để xây dựng kế hoạch tổ chức, thực hiện phương án kinh doanh hiệu quả.
III. Hệ thống tổ chức công ty:
1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Nguồn: Phòng hành chính
* Ban giám đốc bao gồm:
- Giám đốc công ty : Do hội đồng quản trị Công ty bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm. Là người
đại diện cho pháp nhân công ty, điều hành mọi hoạt động của công ty theo đúng chính sách
9 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p
Hội đồng quản trị
Giám đốc
Phó GĐ

phòng hành
chính
Phó GĐ
phòng tài
chính kế toán
Phó GĐ kinh
doanh
Trưởng ban
thu hồi công
nợ
Trưởng phòng
kinh doanh
Trưởng phòng
hành chính
Trưởng
phòng tài
chính
Kế toán
trưởng
 ễ ươ
và pháp luật của Nhà nước, chịu trách nhiệm trước Nhà nước và công ty về mọi hoạt động
công ty đến kết quả cuối cùng.
- Phó giám đốc công ty: Do giám đốc công ty thép bổ nhiệm và miễn nhiệm. Phó giám
đốc được giám đốc uỷ quyền điều hành một số lĩnh vực hoạt động của công ty và chịu trách
nhiệm về kết quả công việc của mình trước pháp luật và trước giám đốc công ty.
- Kế toán trưởng: Do giám đốc công ty bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm. Kế toán trưởng giúp
giám đốc công ty công việc quản lý tài chính và là người điều hành chỉ đạo, tổ chức công tác
hạch toán thống kê của công ty.
* Các phòng ban chức năng của công ty:
- Phòng tổ chức hành chính

- Phòng tài chính - kế toán
- Phòng kinh doanh
- Ban thu hồi công nợ
2 Nhiệm vụ chức năng của các phòng ban
• Phòng tổ chức hành chính :
Phòng tổ chức hành chính được biên chế 5 cán bộ công nhân viên, có nhiệm vụ tham mưu
cho giúp việc cho giám đốc công ty về công tác tổ chức cán bộ - lao động tiền lương. Ngoài
ra, phòng còn có nhiệm vụ bảo vệ công tác thanh tra, bảo vệ, thi đua, quân sự và công tác
quản trị hành chính của các văn phòng công ty.
• Phòng tài chính - kế toán :
Phòng tài chính - kế toán của công ty có nhiệm vụ thu thập và xử lý các thông tin kế toán
thống kê trong phạm vi toàn công ty, trên cơ sở đó phân tích và lập các báo cáo tài chính giúp
giám đốc công ty ra quyết định. Ngoài việc thực hiện công tác kế toán về các nghiệp vụ quản
lý và kinh doanh phát sinh tại công ty, phòng tài chính - kế toán còn thực hiện chức năng điều
hành kiểm tra, giám sát quá trình sản xuất kinh doanh của các đơn vị phụ thuộc.
10 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p
 ễ ươ
Bộ máy kế toán của công ty đứng đầu là kế toán trưởng, tiếp theo là kế toán tổng hợp, các
nhân viên kế toán và thủ quỹ.
• Phòng kinh doanh:
Phòng gồm 4 cán bộ công nhân viên, có nhiệm vụ chỉ đạo các nghiệp vụ kinh doanh
của toàn công ty, tìm hiểu và khảo sát thị trường để nắm bắt được nhu cầu của thị trường.
Tham mưu cho giám đốc lập kế hoạch kinh doanh quý và năm cho toàn công ty, đề xuất các
biện pháp điều hành, chỉ đạo kinh doanh từ văn phòng công ty đến các cơ sở phụ thuộc.
- Trưởng phòng kinh doanh: quản lý nhân viên, tham mưu cho giám đốc, nhận đơn
phê duyệt từ giám đốc.
- Phó phòng kinh doanh: hỗ trợ trưởng phòng kinh doanh làm việc
- 2 nhân viên văn phòng: thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình.
• Phòng nhân sự:
• Ban thu hồi công nợ :

Gồm có 3 cán bộ công nhân viên, giúp việc cho Giám đốc trong việc theo dõi
tình hình thanh toán nợ của khách hàng và có các biện pháp để thu hồi nợ một cách có hiệu
quả
11 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p
 ễ ươ
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KĨ THUẬT CỦA CÔNG TY
I. Đặc điểm các nguồn lực của công ty
1 Vốn
Vì là công ty với quy mô nhỏ nên công ty có số vốn không lớn. Có thể thấy số vốn của
công ty thay đổi qua từng năm. Các năm số vốn tăng giảm không đều, đặc biệt là trong 3 năm
lại gần đây thì số vốn đã có sự tăng giảm thất thường.(có thể thấy biểu hiện cơ cấu vốn của
công ty qua bảng 1)
Từ bảng 1 ta thấy số vốn của công ty từ năm 2012 đến năm 2013 có sự giảm đáng kể. Từ
tổng số vốn là 44.261 triệu đồng của năm 2012, đến năm 2013 tổng số vốn đã giảm xuống
còn 23.079 triệu đồng, giảm đến 21.182 triệu đồng tương đương với 47,85%. Nhưng chỉ sau
một thời gian, từ năm 2013 đến năm 2014, tổng vốnc ủa công ty cũng đã có sự tăng lên
không nhẹ. Từ 23.079 triệu đồng trong năm 2013 thì đến năm 2014 đã tăng lên tới 36.095
triệu đồng, tăng lên 13.016 triệu đồng tương đương với 56,4%. Điều này có thể thấy được
công ty đã có nhiều sự thay đổi đáng kể trong công cuộc huy động vốn và sự phát triển mạnh
mẽ của công ty trong 3 năm vừa qua.
Theo bảng 1, ta có thể thấy được số vốn CSH chỉ bằng 1/3 trong tổng số vốn của công
ty. Và so với vốn vay thì số vốn CSH chỉ bằng 1/2 số vốn vay. Số vốn CSH có sự thay đổi
không đáng kể qua các năm. Sự thật cho thấy là số vốn CSH qua các năm có sự tăng nhẹ. Từ
năm 2012 đến năm 2013 vốn CSH tăng từ 11.077 lên 11.210,2 tăng khoảng 133,2 triệu đồng
tương đương với 1,2%. Và tăng 824,8 triệu đồng tương đương với khoảng 7,23%, tăng từ
11.210,21 triệu đồng năm 2103 lên 12.021 triệu đồng năm 2014. Điều này có thể thấy được
sự huy động vốn từ chính công ty chưa thực sự tốt. Bên cạnh đó, ta có thể thấy vốn vay của
công ty có sự tăng giảm không đều qua các năm. Từ 2012-2013, vốn vay có sự giảm mạnh từ
33.184 triệu đồng xuống còn 11.868,8 triệu đồng, giảm tới 64,23%. Nhưng trong 2 năm gần
12 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p

 ễ ươ
đây, từ năm 2013-2014, thì số vốn vay lại có xu hướng tăng từ 11.868,8 triệu đồng lên 24.074
triệu đồng, tăng tới 20,3%. Kết quả này cho thấy sự huy động vốn từ bên ngoài của công ty
đã có chuyển biến tích cực và tình hình hoạt động của công ty đã phát triển đáng kể hơn
trước. Số vốn vay chiếm tỉ lệ nhiều hơn so với vốn CSH một phần là do hoạt động sản xuất
của công ty có sự thay đổi và một phần là phụ thuộc vào nhiều yếu tố bên ngoài khác ảnh
hưởng đến sự huy động nguồn vốn bên ngoài của công ty.
Vì là công ty TNHH MTV TMDV kinh doanh về vật liệu xây dựng nên công ty cũng có
một số VLĐ chiếm phần lớn tổng số vốn của công ty. VLĐ chiếm đến hơn 80% tổng số vốn
của công ty. Theo bảng 1, ta có thể thấy, vì tổng vốn tăng giảm nên kéo theo đó là VLĐ cũng
tăng giảm theo các năm. Từ năm 2012-2014 số VLĐ có xu hướng tăng giảm không đều. Năm
2012, VLĐ chiếm từ 91,3% đã giảm xuống còn 83,6% trong năm 2013 và tăng nhẹ lên
85,74% trong năm 2014. Điều này kéo theo hệ quả là số VCĐ trong 3 năm vừa qua cũng tăng
giảm thất thường theo. Vì tổng vốn từ năm 2012-2013 có xu hướng giảm nên số VCĐ của
công ty cũng có sự giảm nhưng không đáng kể bằng sự thay đổi của vốn vay và VLĐ. VCĐ
của công ty giảm tới 49,9 triệu đồng tương đương với giảm 1,3% trong năm 2012-2013.
Nhưng từ năm 2013-2014, số VCĐ lại tăng một cách nhanh chóng, tăng 4.735,9 triệu đồng
tương đương với tăng lên 125,15%. Điều này có thể lý giải được vì công ty đang có chiến
dịch mở rộng kinh doanh ra thị trường bên ngoài TP.Hồ Chí Minh và đã có được những
thành tích đáng kể. Bên cạnh đó, vốn cố định tăng lên đáng kể như vậy khiến công ty phải
xem lại vấn đề về khấu hao tài sản của mình, cũng như việc hoàn thành các dự án còn đang
dang dở.
Công ty TNHH MTV TMDV Cần Hương là công ty do một người đứng đầu nên việc sử
dụng vốn đề phải thông qua quyết định của ông Vũ Đức Cần. Nó khiến cho các phòng ban có
thể phát triển dự án và hoạt động kinhdoanh của mình một cách khả quan nhất có thể sau khi
được thông qua.
13 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p
 ễ ươ
Bảng 1: Cơ cấu vốn của công ty qua 3 năm 2012-2014
Đvt: triệu đồng

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
So sánh tăng
giảm 2013/2012
So sánh tăng
giảm
2014/2013
Số
lượng
Tỉ
trọng
%
Số
lượng
Tỷ
trọng
%
Số
lượng
Tỷ
trọng
%
Số
tuyệt
đối
% Số
tuyệt
đối
%
Tổng vốn
44.261 100 23.079 100 36.095 100 -21.182 -47,85 13.016 56,4

Chia theo sở hữu
- Vốn
CSH
11.077 25,02 11.210,2 48,6 12.021 20,11 133,2 1,2 824,8 7,23
- Vốn
vay
33.184 74,98 11.868,8 51,4 24.074 79,89 -21.315,2 -64,23 12.205,2 20,3
Chia theo tính chất
- VCĐ
3.834 8,7 3.784,1 16,4 8.520 14,26 -49,9 -1,3 4.735,9 125,
15
- VLĐ
40.427 91,3 19.294,9 83,6 27.575 85,74 -21132.1 -52,3 8.280,1 49,9
Nguồn: Phòng tài chính kế toán
2 Nhân lực
Với mô hình công ty TNHH MTV có quy mô nhỏ nên số lượng công nhân viên của
công ty chỉ có 40 người ( theo số liệu năm 2014 bảng 2). Tổng lao động của công ty tăng từ
35 người lên 40 người trong 3 năm vừa qua. Điều này cho ta thấy cơ cấu nhân sự trong công
14 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p
 ễ ươ
ty có chuyển biến nhẹ do tình hình công ty thay đổi nên buộc nhân sự cũng phải thay đổi theo
để phù hợp với tình hình của công ty.
Số lao động nữ trong công ty cũng ít hơn số lao động nam. Điển hình là lao động nam
luôn chiếm đến trên 50% số lao động trong công ty. Điều này cũng dễ hiểu vì công việc vật
liệu xây dựng đa số là công việc nặng nên lao động nam sẽ thích hợp hơn nhiều. Nhân viên
nữ sẽ ít phải lao động chân tay hơn, nhưng đổi ngược lại, họ sẽ phải làm việc trí thức nhiều
hơn. Trong 2 năm 20120và 2013 số lao động nam và nữ trong công ty không tăng cũng
không giảm. Nhưng đến năm 2014 thì số lao động nữ lại tăng thêm 5 người nữa tương ứng
với việc công ty cho tăng thêm số lao động. Đây là sự thay đổi nhân sự không hiệu quả lắm
của công ty. Vì công việc chủ yếu là công việc nặng nên cần tuyển thêm lao động nam chứ

không phải nữ. Nhưng tình hình công ty lúc này đã có đủ lao động nam và đang cần thêm nữ
để quản lý sổ sách công ty vì lao động nam không có mấy ai có chuyên môn trong vấn đề
này nên đã có tình trạng xảy ra mất mát trong công ty trong thời gian vừa qua. Để bù đắp lại
mất mát đó, trong năm 2015 này, công ty đang có xu hướng tăng thêm cả lao động nam và
lao động nữ lên để phù hợp cho tình hình hoạt động của công ty trong thời gian này. Nhưng
đây chỉ mới là kế hoạch của công ty chứ chưa áp dụng.
Số lao động có trình độ ĐH và trên ĐH của công ty có xu hướng tăng lên. Vì thời buổi
kinh tế ngày một khó khăn mà đòi hỏi trình độ và tay nghề công nhân giỏi là rất khó. Nhưng
công ty lại thu hút được thêm nhiều lao động giỏi, có thể thấy được công tác quản lý nhân sự
của công ty làm rất tót vấn đề này. Từ năm 2013-2014 số lao động ĐH và trên ĐH đã tăng
lên thêm 9 người tương đương với 34,6%. Đây là bước tạo đà phát triển thêm cho công ty sau
này. Bên cạnh đó, công ty cũng đã nâng số lao động có độ tuổi lao động lên cao. Trong 3
năm, số lao động trong độ tuổi lao động đã có sự tăng lên khá nhiều và giảm thiểu được số
người lao động trên 45 tuổi. Bằng chứng là từ trong 2 năm 2012 và 2013 số lao động trên 45
và trong độ tuổi lao động không có dấu hiệu tăng. Nhưng đến năm 2014, theo thống kê thì
con số trong độ tuổi lao động đã tăng lên đến 30%. Với số liệu như vậy, công ty được đánh
15 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p
 ễ ươ
giá là công ty có số lao động trẻ. Điều này tạo cho công ty rất nhiều thuận lợi trong lĩnh vực
hoạt động cũng như trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Kết quả trên cho ta thấy được nguồn nhân lực của công ty cũng có sự thay đổi theo
thời gian và nó cho thấy được sự thu hút nhân lực của công ty như thế nào. Điều này cho
phép công ty có thể mở rộng sản xuất kinh doanh ra nhiều hơn với những lao động có tay
nghề và trình độ kĩ thuật cao. Điều này đòi hỏi một bộ phân nhân sự phải có trách nhiệm đào
tạo và làm thế nào để thu hút nhiều nguồn lực nhất để công ty phát triển lâu dài và vững
mạnh
Vì là công ty chỉ có quy mô nhỏ nên lao động gián tiếp cua công ty không có.
Bảng 2: cơ cấu nhân lực của công ty qua 3 năm 2012-2014
Đvt: người
16 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p

 ễ ươ
So sánh tănggiảm 2014/2013
%
14,3
Phân theo tính chất
14,3
-
Phân theo giới tính
0
33,3
Phân theo trình độ
34,6
-44,4
0
Phân theo độ tuổi
-33,3
20
30
0
Số tuyệtđối
5
5
-
0
5
9
-4
0
-2
1

6
0
So sánh tănggiảm
%
0
0
-
0
0
0
0
0
0
0
0
0
Số tuyệtđối
0
0
-
0
0
0
0
0
0
0
0
0
Năm 2014

Tỷ trọng%
100
100
-
62,5
37,5
87,5
12,5
0
10
25
65
0
Sốlượng
40
40
-
25
15
35
5
0
4
10
26
0
Năm 2013
Tỷ trọng%
100
100

-
71,4
28.6
74,3
25,7
0
17,1
25,7
57,2
0
Số lượng
35
35
-
25
10
26
9
0
6
9
20
0
Năm 2012
Tỷ trọng%
100
100
-
71,4
28,6

74,3
25,7
0
17,1
25,7
57,2
0
Số lượng
35
35
-
25
10
26
9
0
6
9
20
0
Tổng số lđ
LĐ trực tiếp
LĐ gián tiếp
Nam
Nữ
ĐH và trên ĐH
CĐ và trung cấp
PTTH HayTHCS
Trên 45
35-45

25-35
Dưới 25
Nguồn: phòng tổ chức hành chính
II. Một số chính sách nhân sự của công ty
17 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p
 ễ ươ
II.1.2 Chính sách thăng tiến
-Công ty luôn có những chính sách tạo điều kiện về cơ hội, môi trường và chế độ cho
những nhân viên tiềm năng.
-Một loạt những chính sách như là: tạo cơ hội cho các nhân viên toeèm năng được đi học
thêm và bồi dưỡng thêm kiến thức chuyên môn, chính sách bổ nhiệm, miễn nhiệm
công bằng và minh bạch
II.1.3 Chính sách đào tạo
-Đào tạo nhân viên là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà công ty nào cũng phải
chú ý đến.
-Nhân viên được đào tạo và phát triển tốt sẽ có thể phối hợp cùng với nhau để tạo ra được
những thành tựu to lớn và mang lại kết quả tốt cho công ty.
-Hiện tại công ty đang áp dụng chính sách “Đúng nơi, đúng chỗ và đúng năng lực”. Có
nghĩa là dựa vào đánh giá năng lực của từng nhân viên mà sắp xếp cho họ đúng vị trí
trong công ty đúng với năng lực của từng người, từ đó sẽ đưa ra chương trình đào tạo
phù hợp và hiệu quả bằng nhiều phương pháp tiếp cận khác nhau.
II.1.4 Chính sách lương thưởng và chế độ phúc lợi
-Công ty có chế độ tiền lương phù hợp với từng vị trí nhân viên trong công ty. Nó được
thông qua bởi hội đồng quản trị và được sự đồng ý của toàn bộ nhân viên trong công
ty. Nó đảm bảo tính công bằng nội bộ và cạnh tranh trong công ty. Tiền lương được trả
dựa trên nguyên tắc đảm bảo công bằng hợp lý, phù hợp với trình độ, năng lực, hiệu
suất, chất lượng công việc của mỗi nhân viên và tinh thần, thái độ thực thi chức trách
và nhiệm vụ được phân công.
18 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p
 ễ ươ

-Chính sách thưởng tại công ty gắn liền với thành tích công việc của nhân viên và hiệu
quả kinh doanh của Công ty.
-Hiện công ty đang áp dụng hình thức thưởng dựa trên hiệu suất và hiệu quả làm việc của
từng nhân viên trong tháng. Bên cạnh đó còn dựa trên doanh thu bán hàng của nhân
viên trong tháng đó để đánh giá hiệu quả làm việc.
-Hiện nay, nhân viên tại công ty còn được hưởng trợ cấp cơm trưa và tùy theo môi trường
làm việc, nhân viên còn được thưởng thêm phụ cấp về sức khỏe.
II.1.5 Chính sách bảo hiểm xã hội
-Công ty luôn tuân thủ các quy định về bảo hiểm xã hội, y tế và bảo hiểm thất nghiệp.
-Mỗi nhân viên trong công ty sau khi hết thời gian thử việc tại công ty đều được ký hợp
đồng lao động và tham gia đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm y tế trên
cơ sở phần đóng góp theo quy định.
III. Các hoạt động khác của công ty
1. Đặc điểm về sản phẩm
-Thép xây dựng
+ Thép cuộn, sắt cuộn vinakyoei
+ Thép gân bao gồn: Sắt cây VAS, sắt cuộn vinakyoei, Sắt cây vinakyoei và sắt cây
miền nam.
+ Thép tròn trơn
-Thép hình bao gồm thép góc và thép U
19 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p
 ễ ươ
-Thép cuộn gồm thép cuộn cán nóng, thép cuộn cán nguội và thép cuộn mạ kẽm
-Thép tấm cắn-mạ.
2. Đối tác và nhà cung cấp, đặc điểm của khách hàng.
Cần phân nhóm các khách hàng của công ty để phân khúc và tiếp cận họ.
-Kiểu khách hàng thứ nhất là người mua sắm và tiêu dung sản phẩm của công ty với số
lượng lớn – Nhà thầu. Đây là những khách hàng có nhu cầu xây dựng một công trình
kiến trúc nào đó. Họ tin tưởng vào sản phẩm và uy tín của công ty. Họ tìm thấy được ở
công ty chất lượng , số lượng và quy cách phục vụ cũng như chế độ ưu đãi đối với

khách hàng khi đến với công ty. Thay vì họ đến tận nhà sản xuất để mua thì họ có thể
đến với công ty để mua cũng với mức giá phải chăng như khi mua tận nơi sản xuất.
-Kiểu khách hàng thứ 2 của công ty thường là những công ty xây dựng vừa và nhỏ, các
nhà thầu xây dựng và các cửa hàng VLXD trong địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Họ
cũng như những nhà thầu. Họ tin tưởng vào chất lượng và uy tín của công ty nên bao
nhiêu năm qua, công ty vẫn được rất nhiều đối tác kinh doanh tin tưởng trong công
việc.
-Một số ít trong đó là những cá nhân hay tập thể nhỏ có nhu cầu cá nhân về xây nhà hay
xây dựng một công trình nào đó.
-Nhà cung cấp chính của công ty là Tập đoàn Vina Kyoei Steel và NBSTEEL
-
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SXKD VÀ PHƯƠNG HƯỚNG
PHÁT TRIỂN TRONG TƯƠNG LAI
20 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p
 ễ ươ
Bảng 3: Tổng hợp kết quả kinh doanh của công ty qua 3 năn 2012-2014
Stt Các chỉ tiêu chủ yếu Đvị tính Năm
2012
Năm
2013
Năm
2014
So sánh tăng
giảm 2013/2012
So sánh tăng
giảm 2014/2012
Số tuyệt
đối
% Số tuyệt
đối

%
1 Doanh thu tiêu thụ
theo giá hiện hành
Triệu
đồng
226.88
1
165.467 310.562 -61.414 -
27,1
145.095 87,7
2 Tổng số lao động Người 35 35 40 0 0 5 14,3
3 Tổng vốn kinh
doanh bình quân
Triệu
đồng
44.261 23.079 36.095 -20.552 -
46,4
13.016 56,4
4 Lợi nhuận sau thuế Triệu
đồng
421,41
9
177,436 260,415 -
243,983
-
57,9
82,979 46,8
5 Thu nhập BQ 1 lao
động
1.000đ /

tháng
4.250 3.675 3.981 -575 -
13,5
306 8,3
6 NSLĐ BQ năm
=1/2
Triệu
đồng
6.482,3 4.727,6 7.764,05 -1.754,7 -
27,1
3.036,45 64,2
7 Tỷ suất lợi nhuận /
DTTT = 4/1
Chỉ số 0,002 0,001 0,001 -0,001 -50 0 0
8 Tỷ suất lợi nhuận /
Vốn kinh doanh =
4/3
Chỉ số 0,009 0,007 0,001 -0,002 -
22,2
-0,008 -85,7
9 Số vòng quay VLĐ
= 1/3
Vòng 5,12 7,17 8,6 2,05 40 1,43 19,9
Nguồn: Phòng kinh doanh
I. Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Nhìn vào bảng 3, ta có thể thấy kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp không ổn định trong 3 năm vừa qua. Doanh thu tiêu thụ từ năm 2012-2013 có xu
hướng giảm 1/3, từ 226.881 triệu đồng xún còn 165.467 triệu đồng tương ứng với giảm đi
27.1%. Nhưng đến năm 2014, DTTT lại tăng vọt lên 145.095 triệu đồng so với năm 2013,
tương ứng với 87,7%. Điều này chứng tỏ công tác bán hàng của công ty đã có buóc

chuyểnbiến rõ rang và rõ rệt khi nâng DTTT lên một mức cao hơn. DTTT tăng dẫn đến việc
21 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p
 ễ ươ
NSLĐ của lao động cũng tăng lên không ít. Năm 2012 số người lao động không tăng nhưng
DTTT giảm nên nó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến NSLĐ. Bằng chứng là việc NSLĐ đã
giảm hẳn 13,5% trong 2 năm 2012-2013. Đến năm 2014, DTTT tăng vọt khiến NSLĐ từ đó
cũng tăng lên đáng kể, NSLĐ tăng lên đến 64,2%, tức là tăng hơn một nửa so với 2 năm
trước đây. MẶc dù lao động trong năm 2014 có tăng lên thêm 14,3% nhưng nó cũng không
ảnh hưởng nhiều lắm đến NSLĐ của lao động. Bằng chứng là lao động tăng có 14,3% trong
khi đó DTTT lại tăng tới 87,7%. Vì vậy có thể thấy được NSLĐ tăng lên nhiều hay ít là phụ
thuộc và DTTT nhiều hay ít và với điều kiện là lao động không được thay đổi hoặc thay đổi
không đáng kể.
Nhìn vào bảng số liệu ta cũng thấy được thực tiễn là DTTT tăng và lợi nhuận kéo theo
đó cũng tăng nhưng tăng không đáng kể. LNST của năm 2012 là 421,419 triệu đồng giảm
xuống còn 177,436 triệu đồng trong năm 2013 và giảm 243,983 triệu đồng ứng với 57,9%.
Tức là lợi nhuận đã giảm hơn một nửa so với năm 2012. Đây là điều đáng lo ngại cho công
ty. Nhưng đến năm 2014, LNST của công ty đã tăng lên đến 82,979 triệu đồng ứng với
46,8% tức là đã tăng gần một nửa. Lợi nhuận từ năm 2012-2014 có xu hướng giảm đi, mặc
dù trong năm 2014 lợi nhuận của công ty có tăng một ít nhưng không đáng kể. LNST giảm
nên kéo theo hệ quả là Tỷ suất LN/DTTT của năm 2012 so với các năm khác có nhỉnh hơn
một chút. Năm 2013-2014 Tỷ suất LN/DTTT có xu hướng không tăng cũng không giảm mặc
dù LNST có tăng. Và LNST cũng ảnh hưởng không ít đến Tỷ suất LN/VKD của doanh
nghiệp cũng có phần giảm đi đáng kể. Nhìn vào lơi nhuận của công ty ta có thể thấy được
tình hình kinh doanh của công ty đang trên đà phát triển chậm. Công ty vẫn còn quá nhiều chi
phí phát sinh nên lợi nhuận không nhiều. Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của
công ty, ta thấy được công ty đang còn nhiều nhược điểm cần khắc phục để cải thiện kết quả
hoạt động kinh doanh cũng như một số giải pháp để công ty có thể phát triển nhanh hơn nữa.
Nhận xét chung tình hình kinh doanh của công ty trong 3 năm qua:
22 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p
 ễ ươ

Nhìn chung trong 3 năm qua công ty đã có những bước tiến và cũng có những khó
khăn, nhược điểm cần khắc phục. Trong năm 2012-2013 tình hình công ty nhìn chung là có
xu hướng giảm cơ cấu vốn và cơ cấu kết quả sản xuất kinh doanh. Trong năm 2013-2014 có
vẻ khả quan hơn khi kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh có tăng tiến nhưng vẫn chưa
được gọi là tốt. Trong 3 năm qua công ty cũng đã có những buốc tiến đáng kể như có thể huy
động được nguồn vốn bên ngoài một cách tốt nhất để nâng DTTT của mình lên một cách rất
nhanh chóng. Đó có thể là nhờ vào việc tuyển thêm nhân sự trong độ tuổi lao động và có
bằng cấp cao hơn vào làm việc. Đây cũng là một ưu điểm lớn của công ty. Bên cạnh đó,
chúng ta cũng nhìn thấy một số nhược điểm và khó khăn mà công ty gặp phải như lợi nhuận
vẫn chưa cao, và công ty vẫn còn chưa quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn mình có.
Công ty vẫn chưa quản lý tốt về chi phí nên mặc dù DTTT cao nhưng lợi nhuận vẫn không
nhiều. Đây là điều mà công ty nên khắc phục nhanh chóng trước khi đưa ra một chiến lược
kinh doanh mới. Vì nếu kiểm soát được chi phí thì công ty mới có thể có lợi nhuận nhiều hơn
khi đưa ra một dự án kinh doanh mới.
II. Tình hình doanh thu của công ty
1. Doanh thu theo mặt hàng
Công ty có đa dạng các loại mặt hàng về thép khác nhau nên tùy theo chất luọng và chủng
loại mà có giá khác nhau
Đvt : triệu đồng
Sản phẩm Doanh thu
năm 2012
Doanh thu
năm 2013
Tỉ lệ %
2013/2012
Doanh thu
năm 2014
Tỉ lệ %
2014/2013
Thép xây

dựng
73.625 82.359 11,9 78.250 -5
23 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p
 ễ ươ
Thép hình 22.462 25.452 13,3 25.120 -1,3
Thép cuộn 25.891 20.596 -20,5 22.120 7,4
Thép tấm 36.275 42.369 16,8 37.659 -11,1
Tổng doanh
thu
158.253 170.776 7,9 163.149 -4,5
Nguồn : Phòng kinh doanh
Nhận xét tình hình doanh thu :
Trong năm 2012-2013, mặt hàng thép xây dựng đã có bước tăng đáng kể. Cụ thể là tăng đến
11,9% trong khi năm 2013-2014 thì tiêu thụ thép xây dựng lại giảm 5%.
Thép hình cũng có bước tăng trưởng đáng chú ý khi tăng lên tới 13.3% trong năm 2012-2013
và giảm nhẹ trong năm 2013-2014 với mực là 1,3%.
Trong cùng năm 2012-2013 với thép xây dựng va thép hình, thép cuộn đã giảm xuống đáng
kinh ngạc khi giả tới 20,5% và có bước tăng trưởng dần trong năm 2013-2014 khi tăng lên
7,4% trong số tổng doanh thu.
Đây có thể nói là bước phát triển cho thép tấm khi tăng đến 16,8% trong năm 2012-2013 và
cũng giảm đáng kể khi giảm tới 11,1% trong năm 2013-2014.
Nhìn chung chế độ tiêu thụ mặt hàng không ổn định và tùy theo nhu cầu mà người tiêu dùng
mua nhiều hay mua ít từng sản phẩm của công ty. Và cũng phải phù hợp với dự án và quy mô
của dự án, dựa vào thiết kế và thi công theo chỉ đạo của nhà thầu nên doanh thu theo mặt
hàng vẫn chưa được ổn định lắm.
2. Doanh thu theo khách hàng
24 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p
 ễ ươ
Khách hàng là những người có khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty trên thị trường
nhiều nhất. Khách hàng là chỗ dựa vững chắc cho công ty để có đà phát triển mạnh hơn.

Đvt : Triệu đồng
Phân loại khách
hàng
Doanh thu
năm 2012
Doanh thu
năm 2013
So sánh tăng
giảm
2013/2012
Doanh
thu năm
2014
So sánh tăng
giảm
2014/2013
Nhà thầu và chủ
dự án lớn
115.250 135.716 17,7 120.659 -11,1
Công ty xây
dựng vừa và nhỏ
35.256 42.195 19,7 45.325 7,4
Công ty VLXD 22.195 20.658 -6,9 23.625 14,4
Khách hàng nhỏ
lẻ và doanh thu
khác
8.236 9.925 20,5 12.250 23,4
Tổng cộng 180.937 208.494 15,2 201.859 -3,2
Nguồn : Phòng kinh doanh
Nhận xét chung tình hình doanh thu theo khách hàng :

Năm 2012-2013, các nhà thầu có nhiều dự án hơn vì thế tiêu dùng của họ cũng tăng cao
hơn. Bằng chứng là số lượng doanh thu từ các nhà thầu đã tăng lên tới 17,7% trong khi đó
vào năm 2013-2014 thì có xu hướng giảm và xuống tới 11,1%.
Bên cạnh đó, các công ty xây dựng vừa và nhỏ trong năm 2012-2013 cũng có xu hướng
tiêu dùng tăng lên và tăng 19,7%. Trong năm 2013-2014 doanh thu từ các công ty này vẫn
không giảm mà còn tăng lên đến 7,4%. Điều đó cho thấy các dự án vừa và nhỏ ở trong nội
thành hoặc ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh đang mọc lên nhiều hơn và nhanh chóng.
25 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p

×