Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

Báo cáo thực tập tại xí nghiệp đường cà mau công ty cổ phần mía đường Tây Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 84 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP
LỜI CẢM ƠN
Được sự chấp thuận của Xí nghiệp đường Cà Mau – Công ty cổ phần mía
đường Tây Nam đã tạo điều kiện cho em được thực tập tại công ty. Qua thời gian
thực tập em đã có cơ hội tiếp xúc với thực tế về các hoạt động kinh doanh của công
ty. Qua đó, em cũng học hỏi được nhiều điều từ thực tiễn, tạo điều kiện cho em có
thể áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế sau khi ra trường.
Em xin chân thành cảm ơn các anh, chị tại Phòng tài chính – kế toán và phòng
nghiệp vụ tổng hợp đã giúp đỡ cho em, đặc biệt là chị Trần Như Phượng đã nhiệt
tình giúp đỡ cho em trong suốt thời gian thực tập tại công ty để em có thể hoàn
thành tốt báo cáo thực tập. Chúc chị và toàn thể các anh, chị đang làm việc tại công
ty được nhiều sức khỏe và công tác tốt.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô trường
Đại học Bình Dương đã dùng hết tâm huyết của mình để truyền đạt cho chúng em
những kiến thức quý báu trong quá trình học tập tại trường để chúng em có thể vận
dụng vốn kiến thức đó vào công việc sau này khi chúng em tốt nghiệp ra trường.
Cảm ơn giáo viên hướng dẫn – TS. Vương Quốc Duy đã tận tình hướng dẫn,
cung cấp cho em nhiều kiến thức để em áp dụng vào quá trình viết báo cáo thực tập.
Em chúc thầy nhiều sức khỏe./.
i
BÁO CÁO THỰC TẬP
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP




















Cà Mau, ngày 10 tháng 05 năm 2015
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
ii
BÁO CÁO THỰC TẬP
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN








CHẤM ĐIỂM CỦA GIẢNG VIÊN
STT Các mục cần chấm điểm Điểm số
1 Báo cáo tổng hợp (10 mục)
2 Phỏng vấn 2 chuyên gia thực tế
3 Bài tập giảng viên giao cho sinh viên
4 Bộ hồ sơ tài chính hoặc XNK liên quan đến

công ty thực tập (bản photo đính kèm báo cáo)
5 Hình thức của báo cáo kết quả thực tập
Tổng cộng
Cà Mau, ngày 15 tháng 05 năm 2015
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
(ký, ghi rõ họ tên)
TS. Vương Quốc Duy
MỤC LỤC
iii
BÁO CÁO THỰC TẬP
Trang
Lời mở đầu 1
Phần 1: Giới thiệu sơ lược về Xí nghiệp đường Cà Mau – Công ty cổ phần mía
đường Tây Nam
1.1. Lịch sử hình thành 2
1.2. Bộ máy tổ chức của Xí nghiệp đường Cà Mau 4
1.2.1. Cơ cấu tổ chức 4
1.2.2. Chức năng của các phòng ban 5
1.3. Tình hình nhân sự 7
1.4. Doanh số 7
1.5. Địa bàn kinh doanh 9
1.6. Phương thức kinh doanh 11
1.7. Tình hình tài chính của doanh nghiệp 12
1.8. Khả năng cạnh tranh trong và ngoài nước của doanh nghiệp 15
1.9. Phân tích SWOT của doanh nghiệp 16
1.9.1. Điểm mạnh 18
1.9.2. Điểm yếu 18
1.9.3. Cơ hội 19
1.9.4. Thách thức 20
1.10. Định hướng phát triển của công ty trong những năm tới 21

1.10.1. Định hướng phát triển vùng nguyên liệu 21
1.10.2. Định hướng thị trường 21
1.10.3. Định hướng về hợp tác đầu tư 22
Phần 2: Thực hiện phỏng vấn nhà quản trị, các chuyên gia nơi sinh viên thực tập
2.1. Thực hiện phỏng vấn 23
2.1.1. Đối tượng phỏng vấn 1 23
2.1.1.1. Chi tiết công việc người được phỏng vấn 23
2.1.1.2. Kiến thức kỹ năng cần thiết tại vị trí 24
2.1.1.3. Thuận lợi trong công việc 24
iv
BÁO CÁO THỰC TẬP
2.1.1.4. Khó khăn trong công việc 25
2.1.1.5. Điều tâm đắc của chuyên gia được phỏng vấn 25
2.1.1.6. Những kiến thức kỹ năng phải hoàn thiện sau khi tốt nghiệp 25
2.1.1.7. Nhận định về sự phát triển của ngành nghề 25
2.1.1.8. Lời khuyên cho sinh viên sắp tốt nghiệp 26
2.1.2. Đối tượng phỏng vấn 2 30
2.1.2.1. Chi tiết công việc người được phỏng vấn 30
2.1.2.2. Kiến thức kỹ năng cần thiết tại vị trí 31
2.1.2.3. Thuận lợi trong công việc 32
2.1.2.4. Khó khăn trong công việc 32
2.1.2.5. Điều tâm đắc của chuyên gia được phỏng vấn 32
2.1.2.6. Những kiến thức kỹ năng phải hoàn thiện sau khi tốt nghiệp 32
2.1.2.7. Nhận định về sự phát triển của ngành nghề 32
2.1.2.8. Lời khuyên cho sinh viên sắp tốt nghiệp 33
2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho sinh viên sau đợt thực tập 36
2.2.1. Bài học về xin thực tập 36
2.2.2. Bài học về thu thập thông tin tại công ty 36
2.2.3. Bài học về giao tiếp và tổ chức phỏng vấn 37
2.2.4. Bài học kinh nghiệm rút ra từ hai lần phỏng vấn hai đối tượng 38

2.2.5. Sau đợt thực tập sinh viên có nguyện vọng gì về nghề nghiệp 39
2.3. Đề xuất cho ngành học tại trường Đại học Bình Dương 39
2.3.1. Đề xuất về các môn học 39
2.3.2. Đề xuất về cách tổ chức thực tập 39
Phần 3: Bài tập tình huống chuyên ngành
Nhận xét và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng chủ yếu đến kết quả hoạt động kinh
doanh – giải pháp nào cần được quan tâm và cụ thể hóa để ổn định và cải thiện tình
trạng hiện tại của công ty.
3.1. Các yếu tố ảnh hưởng chủ yếu đến kết quả hoạt động kinh doanh của Xí
nghiệp đường Cà Mau 41
v
BÁO CÁO THỰC TẬP
3.1.1. Các nhân tố khách quan 41
3.1.2. Các nhân tố chủ quan 47
3.2. Một số giải pháp cần được quan tâm và cụ thể hóa để ổn định và cải thiện
tình trạng hiện tại của Xí nghiệp đường Cà Mau 60
3.2.1. Giải pháp về công nghệ 60
3.2.2. Giải pháp về vốn 60
3.2.3. Giải pháp về nhân lực 60
3.2.4. Xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn 60
3.2.5. Giải pháp về hoạt động Marketing 63
3.2.6. Giải pháp về hoạt động nghiên cứu và phát triển 65
3.2.7. Giải pháp về hoạt động sản xuất và kinh doanh 66
3.2.8. Giải pháp về hoạt động tài chính 67
3.2.9. Tăng sản lượng bán ra 67
3.2.10. Kiểm soát giá vốn hàng bán 68
3.2.11. Giảm ghánh nặng chi phí tài chính 69
3.2.12. Tiết kiệm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 70
3.2.13. Một số giải pháp khác 70
Phần 4. Kết luận và kiến nghị

4.1. Kết luận 73
4.2. Kiến nghị 73
4.2.1. Đối với Xí nghiệp 73
4.2.2. Đối với Nhà nước 74
Phụ lục A
Bảng cân đối kế toán của xí nghiệp năm 2012-2014 75
Phụ lục B
Danh mục các tài liệu tham khảo 76
DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ - BẢNG BIỂU
vi
BÁO CÁO THỰC TẬP
Trang
Hình 1.1. Hình ảnh về Xí nghiệp đường Cà Mau 3
Hình 1.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức 4
Bảng 1.3. Cơ cấu lao động phân công theo trình độ 7
Bảng 1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2012-2014 7
Bảng 1.5. Bảng thống kê doanh thu theo thị trường năm 2013-2014 9
Bảng 1.7. Bảng cân đối kế toán của Xí nghiệp từ năm 2012-2014 13
Bảng 3.1.2.1. Tình hình tài chính của Xí nghiệp từ năm 2012-2014 56
Bảng 3.1.2.2. Các tỷ số khả năng sinh lợi của Xí nghiệp năm 2013-2014 58
vii
BÁO CÁO THỰC TẬP
viii
BÁO CÁO THỰC TẬP
LỜI MỞ ĐẦU
Khi nền kinh tế nước ta chuyển mình kéo theo sự ra đời của nhiều thành phần
kinh tế và các loại hình doanh nghiệp khác nhau thì sự cạnh tranh để tồn tại và phát
triển giữa các doanh nghiệp là điều tất yếu. Đặc biệt khi Việt Nam chính thức gia
nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO bên cạnh những cơ hội như: nhiều ưu đãi
về thuế quan, được tiếp cận và học hỏi những trình độ sản xuất hàng đầu trên thế

giới…thì sự cạnh tranh ngày càng diễn ra gay gắt hơn, trên bình diện rộng hơn và
sâu hơn điều đó đòi hỏi doanh nghiệp phải không ngừng nỗ lực, đổi mới và hoàn
thiện.
Song song đó, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ở nước ta ngày càng
đa dạng, phong phú và sôi động hơn trong đó có ngành sản xuất mía đường. Trong
những năm gần đây, ngành sản xuất mía đường nước ta có nhiều chuyển biến tích
cực nhưng bên cạnh đó cũng chịu nhiều sức ép từ các nước có ngành công nghiệp
mía đường phát triển trên thế giới như: Brazil, Trung Quốc, Thái Lan… Vì vậy để
đứng vững trên thị trường đòi hỏi nhà quản lý phải nắm rõ tình hình tài chính của
doanh nghiệp mình từ đó tìm ra những hướng đi phù hợp hơn. Để làm được điều đó
thì phân tích thực trạng doanh thu là công việc rất cần thiết.
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh có vai trò
rất quan trọng giúp nhà quản trị nhìn nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng
như những hạn chế trong doanh nghiệp của mình, trên cơ sở này sẽ xác định đúng
đắn mục tiêu và có những biện pháp thiết thực trong chiến lược kinh doanh. Ngoài
ra, còn giúp nhà quản trị xây dựng kế hoạch trong tương lai phù hợp hơn với đặc
điểm hoạt động của doanh nghiệp từ những phân tích tình hình thực tế, rút ngắn
khoảng cách giữa thực tế và kế hoạch, tạo sự chủ động trong kinh doanh.
Qua tham khảo những tài liệu liên quan đến phân tích kết quả hoạt động kinh
doanh, em sẽ tiếp thu những mặt đạt được kết hợp với thông tin của công ty để tìm
ra các nhân tố tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, từ đó đề xuất
được các giải pháp thích hợp để cải thiện tình hình hiện tại của công ty.
1
BÁO CÁO THỰC TẬP
PHẦN 1
GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ XÍ NGHIỆP ĐƯỜNG CÀ MAU – CÔNG
TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG TÂY NAM
1.1. Lịch sử hình thành
Để khai thác và phát triển được tiềm năng của vùng cực nam của tổ quốc. Nhất
là vùng đất giáp rừng U Minh Thượng thuộc tỉnh Kiên Giang và U Minh Hạ thuộc

huyện Thới Bình và huyện U Minh tỉnh Cà Mau.
Sau Đại hội đảng lần thứ VI, Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện chính
sách mở cửa đất nước, luật đầu tư nước ngoài được Quốc hội thông qua. Chuyển
nền kinh tế của đất nước từ tập trung bao cấp sang hạch toán kinh tế nhiều thành
phần có sự kiểm soát của Nhà nước. Đẩy mạnh công tác đối ngoại, thực hiện đa
dạng hóa quan hệ với các nước trên thế giới.
Nhằm phát huy được thế mạnh sẳn có của địa phương mình và những thế mạnh
đó chưa được phát huy hết để tận dụng cho sự phát triển của đất nước, nhất là loại
hàng nhu yếu phẩm (Đường) là tiền đề cho sự ra đời và phát triển của ngành công
nghiêp mía đường, tạo bước chuyển biến cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp nông
thôn. Vào ngày 26 tháng 08 năm 1995 Ủy ban nhân dân tỉnh Minh Hải ký quyết
định số: 449-QĐ/UB thành lập Nhà máy đường Thới Bình Cà Mau. Địa điểm đầu
tư xây dựng tại địa bàn xã Trí Phải, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau. Đến cuối tháng
12 năm 1999 Nhà máy đưa vào hoạt động với tên gọi Nhà máy đường Thới Bình -
Cà Mau ( Thoi Binh Sugar Enterprise ) gọi tắt là “TBSE”.
Ngày 12/10/2009 theo quyết định số 1737-QĐ/UB của Ủy ban nhân dân tỉnh
Cà Mau chuyển doanh nghiệp nhà nước Nhà máy đường Thới Bình thành Công ty
cổ phần mía đường Cà Mau nay đổi tên là Công ty cổ phần mía đường Tây Nam.
Thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh đường và các sản phẩm sau đường nhằm
góp phần phát triển kinh tế đất nước, mang lại lợi nhuận cho đơn vị, nâng cao đời
sống cho người lao động, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.
2
BÁO CÁO THỰC TẬP
Công ty cổ phần mía đường Tây Nam có hai Xí nghiệp đường trực thuộc là: Xí
nghiệp đường Cà Mau và Xí nghiệp đường Kiên Giang. Phạm vi đề tài thực hiện ở
Xí nghiệp đường Cà Mau, xin giới thiệu về Xí nghiệp đường Cà Mau:
Hình 1.1: Hình ảnh về Xí nghiệp đường Cà Mau
Tên Xí nghiệp: Xí nghiệp đường Cà Mau
Trụ sở chính: Ấp I, xã Trí Phải, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau
Tên viết tắt: CAMAUSUCO

Điện thoại: 0780.3862493
Fax: 0780.3862502
Mã số thuế: 2000266469-006
Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất
Công suất hoạt động: 1200 tấn mía/ngày
Khi mới thành lập nguồn vốn kinh doanh của Xí nghiệp là 30 tỷ đồng, nay là 50
tỷ đồng, nguồn vốn kinh doanh do các cổ đông đóng góp.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp đường Cà Mau bao gồm sản xuất
kinh doanh đường kính, các sản phẩm sau đường và phân bón hữu cơ vi sinh.
3
BÁO CÁO THỰC TẬP
1.2. Bộ máy tổ chức của Xí Nghiệp Đường Cà Mau
1.2.1. Cơ cấu tổ chức:
Hình 1.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức
 Nhận xét: Cơ cấu tổ chức của Xí nghiệp được tổ chức theo mô hình cấu trúc
trực tuyến theo chức năng. Cấu trúc trực tuyến được xây dựng theo nguyên tắc
thống nhất chỉ huy, nghĩa là nhân viên cấp dưới chỉ nhận mệnh lệnh và chịu trách
nhiệm về việc làm của mình với một và chỉ một thượng cấp trực tiếp.
• Ưu điểm của cấu trúc
- Cấu trúc trực tuyến theo chức năng cho phép sử dụng và phát huy hiệu quả các
khả năng thuộc về chuyên môn của nhân viên.
- Trong cấu trúc này nhân viên có được sự thăng tiến trong công việc nên dễ
dàng trong công tác tuyển dụng.
- Việc quản lý và ra quyết định của nhà quản trị cấp cao sẽ dễ dàng hơn, nhanh
chóng hơn.
• Nhược điểm của cấu trúc
- Sẽ tạo khó khăn trong việc hợp tác giữa các phòng ban.
4
GIÁM ĐỐC
Phòng

nghiệp vụ
tổng hợp
Phòng kỹ
thuật
Phòng
nguyên
liệu
Phòng tổ
chức-hành
chính
Phòng hóa
nghiệm
KCS
Phân
xưởng sản
xuất
PHÓ GIÁM ĐỐC
Phòng tài
chính-kế
toán
BÁO CÁO THỰC TẬP
- Những xung đột giữa các phòng ban đòi hỏi sự quan tâm giải quyết của lãnh
đạo cấp cao, điều này gây nên sự tốn kém thời gian cho lãnh đạo cấp cao.
1.2.2. Chức năng của các phòng ban
 Ban giám đốc: gồm 02 người, một Giám đốc và một Phó giám đốc, có trách
nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp với sự tham
mưu hổ trợ của các phòng ban.
- Giám đốc: Giám đốc là người lãnh đạo xí nghiệp, chỉ đạo mọi hoạt động và đề
ra phương hướng phát triển đồng thời là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về
mọi hoạt động của xí nghiệp. Giám đốc chính là người ra quyết định cuối cùng và

chịu trách nhiệm pháp lý cho mọi quyết định của mình về hoạt động sản xuất cũng
như hoạt động kinh doanh của các phòng ban.
- Phó giám đốc phụ trách 3 khâu là kinh doanh – kỹ thuật – nguyên liệu:
+ Khâu kinh doanh: là người điều hành các hoạt động kinh doanh của xí nghiệp
từ khâu thu mua đến bán hàng. Chịu trách nhiệm điều hành nguồn vốn của xí
nghiệp, theo dõi tình hình mua - bán, tiếp cận thị trường. Thông tin cho Ban giám
đốc về tình hình giá cả theo từng thời điểm. Ban giám đốc dựa vào những yếu tố đó
để tiến hành lập kế hoạch kinh doanh kịp thời.
+ Khâu kỹ thuật: chịu trách nhiệm về quy trình công nghệ sản xuất, về chất
lượng sản phẩm, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng và tiêu chuẩn chất lượng
của sản phẩm.
+ Khâu nguyên liệu: chịu trách nhiệm về nguyên vật liệu mía cung ứng cho sản
xuất.
 Chức năng và mối quan hệ giữa các phòng ban:
- Phòng tổ chức - hành chính: chịu sự quản lý trực tiếp của Ban giám đốc. Có
nhiệm vụ quản lý, phối hợp với các phòng ban, phân xưởng; sắp xếp nhân sự, theo
dõi và đề bạt cán bộ; làm tham mưu cho Ban giám đốc về tổ chức bộ máy hoạt
động của xí nghiệp, về các chính sách, chế độ tiền lương, khen thưởng v v Đảm
bảo các công việc hành chính như: quản lý hồ sơ, trang bị các phương tiện cho các
phòng ban, quản lý đội xe, ca nô và các phòng nghỉ tập thể của xí nghiệp.
5
BÁO CÁO THỰC TẬP
- Phòng nghiệp vụ tổng hợp: dưới sự điều hành của Phó giám đốc kinh doanh
phụ trách lập kế hoạch luân chuyển hàng hóa, dự kiến thời gian xếp hàng, lập kế
hoạch sản xuất hàng hoá theo hợp đồng ký kết, bao gồm điều hành bộ phận thu
mua, xây dựng giá thu mua nguyên liệu, thiết kế mẩu mã, bao bì, kiểu dáng, đăng
ký cơ quan giám định cho từng lô hàng. Đồng thời phối hợp với phòng kế toán,
phân tích tình hình kinh doanh để báo cáo định kỳ cho Ban giám đốc.
- Phòng tài chính - kế toán: chịu sự điều hành trực tiếp của Giám đốc và Phó
giám đốc phụ trách kinh doanh đảm bảo việc cấp phát vốn đầy đủ, kịp thời để có thể

tiến hành các hoạt động kinh doanh một cách liên tục, tính toán tập hợp chi phí và
giá thành sản xuất làm cơ sở cho việc định giá bán cho sản phẩm. Quản lý tài chính,
lập bảng cân đối kế toán, báo cáo chi tiết tình hình thu chi, báo cáo kết quả kinh
doanh và hoạt động tài chính lên Ban giám đốc để giúp Ban lãnh đạo xí nghiệp thấy
rỏ tình hình hoạt động kinh doanh của đơn vị.
- Phòng nguyên liệu: dưới sự điều hành của Phó giám đốc nguyên liệu có nhiệm
vụ giao dịch, liên hệ với người dân để mua nguyên liệu là mía và vận chuyển về kịp
lúc để đảm bảo có đủ nguyên liệu phục vụ sản xuất. Phối hợp thường xuyên với
Phòng hoá nghiệm- KCS để theo dõi chất lượng mía để có chính sách cung ứng cho
phù hợp.
- Phòng hóa nghiệm KCS: dưới sự điều hành của Phó giám đốc phụ trách kỷ
thuật. Hàng ngày có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn đã định
tại phân xưởng. Đồng thời cử nhân viên giám sát và kiểm tra các lô hàng vận
chuyển lên nhập kho.
- Phòng kỹ thuật: dưới sự điều hành của Phó giám đốc phụ trách kỷ thuật trực
tiếp điều hành sản xuất tại các phân xưởng theo từng ca sản xuất.
- Phân xưởng sản xuất:
+ Phân xưởng cơ khí – cẩu ép: dưới sự điều hành của Phó giám đốc phụ trách
kỷ thuật, sửa chữa và chế tạo các thiết bị thay thế và đưa nguyên liệu vào ép.
6
BÁO CÁO THỰC TẬP
+ Phân xưởng Nhiệt - điện: dưới sự điều hành của Phó giám đốc phụ trách kỹ
thuật, theo dõi sự vận hành của máy móc và sửa chữa kịp thời khi có các sự cố hệ
thống nhiệt, điện, hơi.
+ Phân xưởng nấu luyện: dưới sự điều hành của giám đốc phụ trách kỷ thuật
phụ trách khu vực nấu luyện và thành phẩm.
1.3. Tình hình nhân sự
Bảng 1.3: Cơ cấu lao động phân công theo trình độ
Trình độ lao động Số lao động (người) Tỷ lệ (%)
Đại học 13 5.65

Trung cấp chuyên nghiệp 43 18.7
Cán bộ kỷ thuật 90 39.13
Lao động khác 84 36.52
Tổng 230 100
- Nhân sự tại xí nghiệp hiện có 230 người, trong đó lao động trực tiếp 195
người, lao động gián tiếp 35 người. Do đặc điểm ngành sản xuất mía đường mang
tính thời vụ nên khi vào vụ mía xí nghiệp cần sử dụng lao động trên 230 người.
- Phần lớn nhân viên của xí nghiệp đều có trình độ chuyên môn, tay nghề cao.
Ban lãnh đạo có nhiều năm kinh nghiệm. Đây là những thuận lợi cho sự phát triển
trong sản xuất kinh doanh của xí nghiệp.
1.4. Doanh số
Bảng 1.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2012 – 2014
Đơn vị tính: triệu đồng
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 73.875 175.366 206.428
2. Các khoản giảm trừ doanh thu - - -
3. Doanh thu thuần về bán hàng cung cấp dịch vụ 73.875 175.366 206.428
4. Giá vốn hàng bán 71.385 160.939 189.773
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 2.490 14.427 16.655
6. Doanh thu hoạt động tài chính 911 1.347 1.488
7
BÁO CÁO THỰC TẬP
7. Chi phí tài chính 3.754 5.924 5.973
- Trong đó: Chi phí lãi vay 3.720 5.896 5.973
8. Chi phí bán hàng 381 710 209
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 965 1.908 3.179
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (1.699) 7.232 8.782
11. Thu nhập khác - 26 -
12. Chi phí khác - 169 117
13. Lợi nhuận khác - (143) (117)
14. Tổng lợi nhuận trước thuế (1.699) 7.089 8.665

15. Thuế thu nhập doanh nghiệp - - -
16. Lợi nhuận sau thuế (1.699) 7.089 8.665
( Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán của Xí nghiệp )
• Nhận xét:
- So sánh doanh thu năm 2013 so với năm 2012:
+ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2013 tăng 101.491 (triệu đồng)
so với năm 2012, tương đương tăng 137,38%.
+ Doanh thu hoạt động tài chính năm 2013 tăng 436 (triệu đồng) so với năm
2012, tương đương tăng 47,86%.
+ Doanh thu khác (thu nhập khác) của năm 2013 đạt 26 (triệu đồng) nhưng năm
2012 thì không có các khoản doanh thu khác.
+ Tổng doanh thu năm 2012 chỉ đạt 74.786 (triệu đồng), thấp hơn so với tổng
doanh thu năm 2013 là 101.953 (triệu đồng), do tổng doanh thu của năm 2013 có
thêm doanh thu từ các khoản thu nhập khác là 26 (triệu đồng) nên đạt 176.739 (triệu
đồng) cao hơn nhiều so với doanh thu của năm 2012.
- So sánh doanh thu năm 2014 so với năm 2013:
+ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2014 tăng 31.062 (triệu đồng)
so với năm 2013, tương đương tăng 17,71%.
+ Doanh thu hoạt động tài chính của năm 2014 tăng 141 (triệu đồng) so với
năm 2013, tương đương tăng 10,47%.
8
BÁO CÁO THỰC TẬP
+ Doanh thu khác (thu nhập khác) năm 2014 không có phát sinh, còn năm 2013
thì có phát sinh doanh thu khác là 26 (triệu đồng).
+ Tổng doanh thu năm 2014 đạt 207.916 (triệu đồng) cao hơn so với tổng
doanh thu của năm 2013 là 31.177 (triệu đồng), mặc dù năm 2013 có phát sinh thêm
doanh thu khác nhưng vẫn thấp hơn tổng doanh thu của năm 2014.
- Nhìn chung, tình hình doanh thu của xí nghiệp trong các năm gần đây cũng
tăng mạnh, nhờ vào các hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, hoạt động tài
chính, ngoài ra còn có thêm các khoản thu nhập từ các hoạt động khác cũng giúp

cho tổng doanh thu của xí nghiệp tăng cao, giúp cải thiện tình hình hoạt động của
công ty trong các năm qua. Nguyên nhân của sự biến động trong tổng doanh thu là
do doanh thu hoạt động kinh doanh chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu nên sự
biến động của tổng doanh thu gần như lệ thuộc hoàn toàn vào sự thay đổi của doanh
thu hoạt động kinh doanh. Như đã đề cập ở phần trước thì doanh thu hoạt động kinh
doanh của xí nghiệp chịu sự ảnh hưởng từ sự tác động của sản lượng bán ra nên
tổng doanh thu của xí nghiệp cũng không ngoại lệ.
1.5. Địa bàn kinh doanh
Bảng 1.5: Bảng thống kê doanh thu theo thị trường năm 2013 – 2014
Đơn vị tính: triệu đồng
Thị
trường
Năm 2013 Năm 2014 Chênh
lệch
Tỉ lệ %
chênh
lệch
Số tiền Tỉ trọng
(%)
Số tiền Tỉ trọng
(%)
TP.
HCM
172.051 98.11 199.477 96.63 27.426 15.94

Mau
3.289 1.88 6.914 3.35 3.625 110.22
Khác 26 0.01 38 0.02 12 46.15
Tổng 201.34 100 244.391 100 43.051 21.38
( Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán của Xí nghiệp )

 Nhận xét:
• Thị trường Thành phố Hồ Chí Minh
- Doanh thu ở thị trường thành phố Hồ Chí Minh luôn chiếm tỷ trọng cao
trong tổng doanh thu và có giá trị tăng dần qua các năm. Năm 2013 doanh thu tại
9
BÁO CÁO THỰC TẬP
thị trường này đạt 172.051 (triệu đồng), năm 2014 là 199.477 (triệu đồng) tăng
27.426 (triệu đồng) tỷ lệ tăng 15,94% so với năm 2013.
- Thị trường thành phố Hồ Chí Minh luôn là thị trường phân phối chiếm tỷ
trọng lớn nhất trong tổng doanh thu qua các năm, tỷ trọng doanh thu của thị trường
này lần lượt qua hai năm 2013,2014 là 98,11%, 96,63%, sản lượng các mặt hàng
cung ứng qua thị trường này tăng dần qua từng năm là do sản xuất mở rộng, sản
lượng sản xuất nhiều hơn so với khi còn là doanh nghiệp nhà nước. Thị trường này
tập trung số lượng lớn các khách hàng tiềm năng của xí nghiệp, phần lớn là những
khách hàng quen thuộc có hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với xí nghiệp lâu năm, bên
cạnh đó xí nghiệp luôn luôn tìm kiếm đối tác để mở rộng mạng lưới tiêu thụ ở thị
trường này bằng nhiều chính sách như giảm giá,chiết khấu thương mại, chiết khấu
thanh toán…
• Thị trường Cà Mau
- Doanh thu ở thị trường trong tỉnh qua hai năm tăng mạnh đáng kể. Năm
2014 doanh thu là 6.914 (triệu đồng) tăng 3.625 (triệu đồng) tương đương tỷ lệ tăng
110,22%. Doanh thu ở thị trường này tăng là do xí nghiệp đã chú trọng vào khai
thác thị trường nội tỉnh, trong năm 2013 xí nghiệp chỉ sản xuất đường thô để cung
ứng cho khách hàng đầu mối lớn ở thành phố Hồ Chí Minh, mặt hàng đường RS
chưa được xí nghiệp chú trọng, năm 2014 để duy trì và phát triển thị trường trong
tỉnh, mặt hàng đường RS được cung ứng thông qua bán cho các đại lý.
- Tuy nhiên về tỷ trọng doanh thu ở thị trường này vẫn còn rất thấp so với tổng
doanh thu, tỷ trọng qua hai năm là 1,88% và 3,35%. Để phát triển nhiều hơn ở thị
trường này cũng như tiết kiệm chi phí bán hàng so với các thị trường khác xí nghiệp
cần chú trọng vào những khách hàng tiềm năng có nhu cầu mua với số lượng lớn

như các doanh nghiệp và đại lý thương mại trong tỉnh.
• Thị trường khác: Doanh thu ở thị trường này chiếm tỷ trọng không đáng kể
trong tổng doanh thu, năm 2013 doanh thu tại thị trường này là 26 (triệu đồng)
chiếm tỷ trọng 0,01%, năm 2014 là 38 (triệu đồng) chiếm tỷ trọng 0,02% tăng 12
(triệu đồng) tương đương 46,15% so với năm 2013. Do khách hàng của thị trường
này là những cá nhân có nhu cầu nhỏ lẻ, mặt hàng chủ yếu bán trong thị trường này
10
BÁO CÁO THỰC TẬP
là mật rĩ và phân vi sinh, trong đó bán cho người dân ở các xã giáp địa phận với xí
nghiệp là chủ yếu.
1.6. Phương thức kinh doanh
- Phương thức là những cách thức, phương pháp để tiến hành, tổ chức, áp
dụng Kinh doanh là tổ chức sản xuất, buôn bán nhằm sinh lợi (đầy đủ hơn thì kinh
doanh là kiếm tiền bằng cách phụng sự xã hội, bằng cách dùng sản phẩm hay dịch
vụ như là phương tiện để giải quyết những vấn đề của xã hội và làm cho cuộc sống
trở nên tốt đẹp hơn ).
- Vậy từ đó phần nào thấy được phương thức kinh doanh giống như việc lựa
chọn, đưa ra một phương pháp nào đó trong quá trình làm kinh doanh. Thực chất
phương thức kinh doanh được xem như là một bộ khung của cơ thể con người, nếu
không có phương thức kinh doanh hợp lý nhằm đạt hiệu quả cao trong kinh doanh
thì những yếu tố khác xem như không có tác dụng. Ở nhiều quốc gia, các doanh
nhân phải lựa chọn một hình thức kinh doanh cụ thể khi khởi nghiệp.
- Các loại hình kinh doanh cơ bản bao gồm doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp
danh và tập đoàn. Mỗi loại hình đều có những ưu và nhược điểm riêng. Hơn nữa,
các quốc gia và lãnh thổ khác nhau có luật pháp và quy định khác nhau đối với chủ
doanh nghiệp. Các doanh nhân cần trao đổi ý kiến với luật sư hoặc chuyên gia để
đảm bảo họ có đủ các giấy phép cần thiết, đồng thời hiểu rõ tất cả các nghĩa vụ
pháp lý của mình. Ở nhiều nước, Phòng Thương mại hoặc hội đồng kinh doanh địa
phương cũng là nguồn thông tin rất đáng tin cậy.
- Trong thời điểm suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay, việc mở kinh doanh ở bất

kỳ mô hình nào cũng đều có sự rủi ro cao, bởi nhiều yếu tố tác động như: chi phí
thuê địa điểm ngày càng cao, chi phí nhân công cao, nhu cầu mua bán và các dịch
vụ kèm theo ngày càng kém do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, tiền tệ…
- Công ty luôn cố gắng hiện đại hóa các loại máy móc, thiết bị sản xuất, trang bị
các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến, đồng thời thực hiện tự động hóa nhiều
công đoạn sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành và phục vụ
hiệu quả cho việc sản xuất.
11
BÁO CÁO THỰC TẬP
- Đối với thị trường nội địa công ty luôn xác định thị trường và chiến lược kinh
doanh, phân tích hoạch định chiến lược mới.
- Thưc hiện và quản lý tốt công tác công đoàn để hiểu và đáp ứng được nhu cầu
của toàn thể cán bộ nhân viên công ty.
- Cân đối vốn để kinh doanh có hiệu quả hơn, tập trung đầu tư máy móc thiết bị
cho nhu cầu sản xuất.
- Đối với các thị trường xuất khẩu công ty luôn có chiến lược cho các thị trường
này, tìm kiếm và nâng cao chất lượng sản phẩm có sự khác biệt đối với các đối thủ
cạnh tranh nội địa.
- Công ty luôn đáp ứng theo yêu cầu của khách hàng đặt biệt là các khách hàng
khó tính, cố gắng tăng ca sản xuất để giao hàng đúng hẹn.
- Luôn có chính sách chăm sóc khách hàng cũ, tạo điều kiện thuận lợi cho
khách hàng hợp tác thuận lợi với công ty.
- Về quản lý chất lượng, công ty đã áp dụng chương trình quản lý chất lượng
HACCP, SQF2000, Halal, BRC vào sản xuất nhằm cung cấp những sản phẩm chất
lượng cao phù hợp với yêu cầu khách hàng và những quy định về an toàn vệ sinh
thực phẩm theo quy chế quản lý chất lượng đề ra.
1.7. Tình hình tài chính của doanh nghiệp
Bảng 1.7: Bảng cân đối kế toán của xí nghiệp từ năm 2012-2014
Đơn vị tính: ngàn đồng
Chỉ tiêu

Năm
2012 2013 2014
A. TÀI SẢN NGẮN
HẠN
25.831.254 61.738.769 71.180.440
I.Tiền và các khoản
tương đương tiền
15.158.310 2.167.367 15.017.074
II.Các khoản đầu tư tài
chính ngắn hạn
- - -
12
BÁO CÁO THỰC TẬP
III.Các khoản phải thu
ngắn hạn
6.535.856 30.529.162 52.334.800
IV.Hàng tồn kho 3.612.636 28.470.806 3.623.035
V.Tài sản ngắn hạn
khác
524.452 571.433 205.529
B. TÀI SẢN DÀI
HẠN
72.539.111 64.243.723 55.998.562
I.Các khoản phải thu
dài hạn
- - -
II.Tài sản cố định 72.370.340 64.212.600 55.998.562
III.Bất động sản đầu tư - - -
IV.Các khoản đầu tư
tài chính dài hạn

- - -
V. Tài sản dài hạn
khác
168.771 31.122 -
TỔNG TÀI SẢN 98.370.366 125.982.493 127.179.002
A. NỢ PHẢI TRẢ 341.748.535 285.043.087 278.338.462
I.Nợ ngắn hạn 282.477.305 230.018.555 238.923.017
II.Nợ dài hạn 59.271.011 55.024.532 39.415.445
B. VỐN CHỦ SỞ
HỮU
(243.378.168) (159.060.594) (151.159.460)
I. Vốn chủ sở hữu 30.000.000 50.000.000 50.000.000
II.Nguồn kinh phí và
quỹ khác
- - (397.293)
TỔNG NGUỒN
VỐN
98.370.366 125.982.493 127.179.002
( Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán của Xí nghiệp )
• Nhận xét:
- Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng tài sản của doanh nghiệp tăng dần theo
từng năm. Cụ thể: năm 2013 tăng 27.612.127 (ngàn đồng) so với năm 2012, tương
13
BÁO CÁO THỰC TẬP
đương tăng 28,07% và năm 2014 tăng 1.196.509 (ngàn đồng) so với năm 2013,
tương ứng với tỷ lệ tăng là 0,95%. Nguyên nhân chủ yếu là do sự gia tăng của
lượng tiền và các khoản phải thu ngắn hạn.
- Bên cạnh đó, tài sản dài hạn lại giảm xuống theo từng năm, chủ yếu là do sự
giảm đi của tài sản cố định: năm 2013 giảm 8.157.740 (ngàn đồng) so với năm
2012, tương đương với tỷ lệ giảm là 11,27% và năm 2014 giảm 8.214.038 (ngàn

đồng) so với năm 2013, tương đương giảm 12,79%. Điều này thể hiện năm 2014
doanh nghiệp đầu tư cho hoạt động mua sắm các loại tài sản cố định và đầu tư dài
hạn ít hơn so với năm 2013 và năm 2012. Như vậy, có nghĩa là các năm trước
doanh nghiệp đã trang bị máy móc, thiết bị khá chu đáo cho hoạt động kinh doanh
của mình nên đến năm 2014, doanh nghiệp có đầu tư nhưng ít hơn so với cùng kỳ
các năm trước.
- Song song với sự tăng lên của tổng tài sản thì tổng nguồn vốn của doanh
nghiệp cũng tăng lên qua ba năm, do tổng tài sản bằng với tổng nguồn vốn nên mức
tăng và tỷ lệ tăng cũng như nhau. Từ đó cho ta thấy trong kinh doanh, doanh nghiệp
có thể huy động vốn từ bên ngoài nếu doanh nghiệp có uy tín thì tăng khoản nợ ở
một mức có thể chấp nhận được trong tổng nguồn vốn cũng là một trong những
cách tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh. Điều này cũng chứng tỏ doanh nghiệp có
uy tín rất cao trong giới kinh doanh. Còn sự tăng lên của nguồn vốn chủ sở hữu chủ
yếu là do sự tăng lên của nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Điều này cho
thấy khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính của doanh nghiệp là tương đối cao.
1.8. Khả năng cạnh tranh trong và ngoài nước của doanh nghiệp
- Cạnh tranh là một quy luật tất yếu trong nền kinh tế thị trường đặc biệt là nển
kinh tế thị trường hiện nay đang trong tình trạng khó khăn về mọi mặt. Vì vậy công
ty luôn coi trọng vấn đề này, có định hướng để tồn tại và phát triển trong xu thế của
nền kinh tế ngày nay.
- Đối thủ cạnh tranh của công ty không chỉ dừng lại ở phạm vi trong tỉnh, trong
nước mà còn là các quốc gia khác trên thế giới, các đối thủ tiềm ẩn có khả năng sẽ
tham gia ngành trong tương lai.
14
BÁO CÁO THỰC TẬP
- Là công ty xuất khẩu đường, trong quá trình hoạt động công ty đang phải đối
mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường, mà đối thủ chủ yếu của công ty là
các đối thủ trong nước, do tiềm lực kinh tế công ty không có đối thủ cạnh tranh
ngoài nước.
- Các kế hoạch đầu tư phát triển như: tăng vốn điều lệ công ty, nâng cao năng

lực sản xuất các nhà máy hiện tại, xây dựng nhà máy mới, hiện đại, mở rộng hệ
thống phân phối, v.v khi hoàn tất đi vào hoạt động sẽ góp phần đáng kể làm tăng
doanh số và lợi nhuận cho công ty.
- Các công ty thường không hài lòng với vị thế hiện tại của mình. Do đó, họ
thực hiện các chiến lược nhằm không ngừng mở rộng qui mô sản xuất, tăng cường
đổi mới thiết bị sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm và đa dạng hóa thị trường xuất
khẩu nhằm giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu, đồng thời không quên
phát triển thị trường tiêu thụ nội địa.
- Có thể thấy đây là hướng đi đúng đắn để các công ty phát triển vị thế của mình
và đảm bảo khả năng cạnh tranh trong tương lai. Xu hướng này cũng giống với
hướng phát triển hiện nay của công ty mía đường Tây Nam, nên mức độ cạnh tranh
giữa các đối thủ với nhau rất mạnh mẽ.
- Các đối thủ cạnh tranh trong một khu vực thì sẽ có chung một môi trường nhất
định với các điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa – xã hội tương tự như nhau. Tuy
nhiên, tùy vào hiệu quả chiến lược hoạt động và khả năng sử dụng nguồn lực của
mình, mỗi công ty khi bước vào hoạt động kinh doanh sẽ tạo cho mình một vị thế
riêng nhất định trên thương trường.
- Công ty luôn có những biện pháp nhằm giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm để
nâng cao khả năng cạnh tranh về sản phẩm của công ty.
- Công ty luôn phối hợp với các nhà cung ứng để đưa ra một mức giá tốt nhất
tạo điều kiện cho các nhà cung ứng để tạo niềm tin ký kết hợp đồng lâu dài.
- Về đội ngũ lao động công ty luôn được đào tạo và nâng cao trình độ chuyên
môn để có thể đáp ứng các nhu cầu đề ra của công ty.
- Công ty luôn có một mức giá hợp lý cho các mặt hàng xuất khẩu.
15
BÁO CÁO THỰC TẬP
- Chất lượng sản phẩm cũng được công ty chú trọng, luôn tìm kiếm nguồn hàng
mới đạt chất lượng tiêu chuẩn xuất khẩu.
1.9. Phân tích SWOT của doanh nghiệp
- Albert Humphrey, nhà kinh tế, thành viên Ban quản trị của cùng lúc 5 công ty

đồng thời là chuyên gia cố vấn cho hơn 100 công ty tại Anh, Mỹ, Mê-hi-cô, Pháp,
Thụy Sĩ, Đức, Na Uy và Đan Mạch, đã cụ thể hóa SWOT thành 6 mục hành
động sau:
1. Sản phẩm (Chúng ta sẽ bán cái gì?)
2. Quá trình (Chúng ta bán bằng cách nào?)
3. Khách hàng (Chúng ta bán cho ai?)
4. Phân phối (Chúng ta tiếp cận khách hàng bằng cách nào?)
5. Tài chính (Giá, chi phí và đầu tư bằng bao nhiêu?)
6. Quản lý (Làm thế nào chúng ta quản lý được tất cả những hoạt động đó?)
- Đây có thể coi là một “bước đột phá”, vì vậy, chắc hẳn cần phải giải thích
thêm đôi chút. Các yêu cầu trong SWOT được phân loại thành 6 mục như trên sẽ
giúp đánh giá các mục theo cách định lượng hơn, giúp các nhóm làm việc có trách
nhiệm hơn trong bối cảnh hoạt động của doanh nghiệp hay tổ chức, từ đó dễ dàng
quản lý các hành động hơn.
- Chừng nào còn phải xác định các hành động được cụ thể hóa từ SWOT cùng
các nguyên nhân và mục đích phân tích SWOT, chừng đó, khả năng và quyền hạn
quản lý nhân viên của bạn còn đóng vai trò quan trọng trong việc đưa đến một sự
nhất trí về ý tưởng và phương hướng hoạt động.
- Dựa vào bối cảnh cụ thể, một mô hình phân tích SWOT có thể đưa ra một, hay
một vài mục trong danh sách 6 bước hành động nói trên. Dù trong trường hợp nào
đi nữa, SWOT về cơ bản cũng sẽ cho bạn biết những gì là “tốt” và “xấu” trong công
việc kinh doanh hiện tại hay đối với một đề xuất mới cho tưong lai.
- Nếu đối tượng phân tích SWOT của bạn là công việc kinh doanh, mục tiêu
phân tích là cải thiện doanh nghiệp, thì SWOT sẽ được hiểu như sau:
- Điểm mạnh: Duy trì, xây dựng và làm đòn bẩy để đạt được mục tiêu.
16
BÁO CÁO THỰC TẬP
- Cơ hội: Đánh giá một cách lạc quan những khó khăn của doanh nghiệp.
- Điểm yếu: Phương thuốc để sửa chữa hoặc để thoát khỏi điểm yếu.
- Nguy cơ: Các trở ngại gây cản trở hoạt động của doanh nghiệp.

- Nếu phân tích SWOT được dùng để đánh giá một ý tưởng hay đề xuất, nó có
thể chỉ ra rằng ý tưởng hay đề xuất đó quá yếu (đặc biệt khi so sánh với việc phân
tích các đề xuất khác) và không nên đầu tư vào đó. Trong trường hợp này, không
cần đưa ra các kế hoạch hành động tiếp theo.
- Nếu phân tích cho thấy ý tưởng hay đề xuất nào đó thực sự có khả năng được
thành công, bạn có thể coi đây là một công việc kinh doanh, và chuyển các mục
trong SWOT thành hành động phù hợp. Trên đây là nội dung chính lý thuyết của
Albert Humphrey liên quan đến việc phát triển các mục trong phân tích SWOT
thành hành động nhằm mục tiêu thay đổi doanh nghiệp hoặc tổ chức.
- Ngoài ra, SWOT còn có một số cách áp dụng khác, tùy theo hoàn cảnh và mục
đích của từng doanh nghiệp. Chẳng hạn, nếu bạn chỉ tập trung vào một bộ phận chứ
không phải cả doanh nghiệp, bạn nên sắp xếp lại 6 mục nêu trên sao cho nó có thể
phản ánh đầy đủ các chức năng của bộ phận, sao cho các mục trong SWOT có thể
được đánh giá cụ thể nhất và được quản lý tốt nhất.
1.9.1. Điểm mạnh (Strengths)
- Công ty đặt tại tỉnh Cà Mau nên thuận lợi trong công việc vận chuyển và thu
gom nguồn nguyên liệu (mía) tại các huyện gần khu vực và các tỉnh lân cận.
- Đồng bằng Sông Cửu Long có nguồn nguyên liệu phong phú, đặc biệt là ở các
huyện trong tỉnh mỗi năm có số lượng mía thu hoạch nhiều thuận lợi cho việc hợp
tác thu mua nguyên liệu giữa nhà máy và đối tác.
- Mạng lưới thu mua có hệ thống và quy trình thu mua chặt chẽ ở nhiều tỉnh
thành trong cả nước.
- Ban lãnh đạo có năng lực quản lý tốt đưa công ty ngày càng phát triển, mở
rộng thị trường.
- Tạo được niềm tin với đối tác, có mối quan hệ làm ăn bền vững, lâu dài.
- Các chiến lược marketing tốt mang lại hiệu quả cao trong kinh doanh.
17

×