Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Tiểu luận môn phương pháp nghiên cứu khoa học PHÂN TÍCH PHƯƠNG PHÁP SCAMPER TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN ĐIỆN THOẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (604.89 KB, 27 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
KHOA KHOA HỌC MÁY TÍNH
Tiểu luận môn : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Đề tài:
PHÂN TÍCH PHƯƠNG PHÁP SCAMPER
TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN ĐIỆN
THOẠI
GVHD: GS.TSKH.Hoàng Văn Kiếm
HVTH: Nguyễn Thị Kim Anh
Mã Số HV: CH1301078
TP HCM 05/2014
LỜI NÓI ĐẦU
Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta không lúc nào không tư duy. Chúng ta
dùng tư duy để học tập tri thức, giải quyết vấn đề; dùng tư duy để phân biệt thật giả,
nhận biết đẹp xấu; dùng tư duy để khám phá tri thức mới, tạo ra tương lai tốt đẹp, đáp
ứng được các nhu cầu của thời đại và để thành công hơn trong xã hội.
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Văn Kiếm
“Con người chẳng qua chỉ là một cây sậy, một thứ yếu ớt nhất trong giới tự
nhiên, nhưng lại biết tư duy. Muốn áp đảo con người, vạn vật trên thế giới không cần
vũ trang, chỉ cần một làn khói, một giọt nước cũng đủ để dồn con người vào chỗ chết.
Nhưng dù bị vạn vật áp đảo, con người cũng cao hơn vạn vật một bậc, vì con người
biết mình sẽ chết. Đồng thời con người cũng biết vạn vật hơn mình ở điểm nào, còn
vạn vật thì không biết gì cả”, Pascal.
Do vậy, trong thời kỳ đầy biến động như hiện nay, để theo kịp những thay đổi
hết sức chóng vánh trên các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, thì bản thân mỗi người cần
phải có một tư duy đột phá. Phải tìm ra được những cái mới mẽ hơn những gì đang
tồn tại trong cuộc sống để tránh bị tụt hậu và nhiều khả năng mở ra cơ hội, mở đường
thành công.
Trong giới hạn của bài thu hoạch cuối môn học, cộng với việc chỉ mới bắt đầu
nghiên cứu về tư duy sáng tạo sau khi được gợi mở từ giảng viên hướng dẫn


PGS.TSKH Hoàng Văn Kiếm nên vẫn còn những hạn chế trong việc tìm ra những
phương pháp tư duy độc đáo và khoa học. Dù vậy, tuy bài thu hoạch này chưa thể đi
sâu nhưng qua việc phân tích sự phát triển của chiếc điện thoại di động sử dụng
phương pháp SCAMPER đã giúp bản thân khám phá một lối suy nghĩ hiện đại, cũng
như đặt chân bước vào nghiên cứu một lối tư duy mới, đã mang lại nhiều thành công
cho rất nhiều hãng điện tử khổng lồ trên hành tình này.
I. Giới thiệu phương pháp SCAMPER
- SCAMPER là một kĩ năng tư duy tổng hợp do Michael Mikalko, giáo sư người
Mỹ, sáng tạo nên. Đó là một công cụ tư duy khá hiệu quả, trợ giúp đắc lực
trong quá trình tìm ra các phát kiến nhằm thay đổi sản phẩm hoặc tiến trình
công việc. Kết quả mà phương pháp này mang lại có thể áp dụng trực tiếp hoặc
như điểm khởi đầu theo cách tư duy bên lề vấn đề.
- SCAMPER là một từ ghép cấu tạo từ chữ đầu của nhóm từ sau: Substitute,
Combine, Adapt, Modify, Put, Eliminate và Reverse.
2 HVTH: Nguyễn Thị Kim Anh – CH1301078
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Văn Kiếm
1. Phân tích phương pháp SCAMPER:
1.1. Phép thay thế- Substitute:
- Với một sản phẩm, bạn hãy quan sát thành phần tạo nên chúng và thử suy
nghĩ xem liệu các thành phẩm này có thể được thay thế bằng nguyên vật liệu nào
khác? Trong một quá trình làm việc, liệu vấn đề nhân lực thay thế sẽ là ai? Có nên
thay địa điểm? Đối tượng?
*Các câu hỏi có thể đặt ra:
- Có thể thay thế hay hoán đổi bộ phận nào trong hệ thống?
- Có thể thay thế nhân sự nào?
- Qui tắc nào có thể được thay đổi?
- Có thể dùng nguyên liệu, vật liệu nào khác?
3 HVTH: Nguyễn Thị Kim Anh – CH1301078
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Văn Kiếm
- Có thể dùng qui trình/ thủ tục nào khác?

- Có thể thay tên khác?
- Có thể dùng ý tưởng này tại địa điểm khác?
*Ví dụ:
- Mái nhà: Sử dụng tôn lạnh lợp thay cho ngói.
- Điện thoại di động vô tuyến thay cho điện thoại hữu tuyến.
- Mạng nội bộ có dây thay bằng hệ thống mạng không dây.
- Đĩa Blu-ray thay cho chĩa VCD, HD DVD.
1.2. Phép kết hợp- Combine
- Có thể biến tấu thêm gì, kết hợp thêm được gì để tạo ra một sản phẩm mới, đề
cao khả năng hợp lực của từng tính năng.
*Các câu hỏi có thể đặt ra:
- Ý tưởng/ thành phần nào có thể kết hợp được?
- Có thể kết hợp/ tái kết hợp mục đích của các đối tượng?
- Có thể kết hợp hoặc hòa trộn yếu tố này với các yếu tố khác?
- Cái gì có thể kết hợp để gia tăng tính hữu dụng?
- Những vật liệu nào có thể kết hợp với nhau?
- Có thể kết hợp những năng lực khác nhau để cải thiện vấn đề?
4 HVTH: Nguyễn Thị Kim Anh – CH1301078
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Văn Kiếm
*Ví dụ:
- Tích hợp card màn hình và card Sound trên mainboard.
- Chíp tích hợp nhiều chức năng xử lý độc lập trên board mạch điện tử.
- USB kết nối mạng 3G có tích hợp khe đọc thẻ nhớ.
- Xe ô tô gắn định vị GPS để theo dõi.
- Bút chì gắn thêm gôm.
- Tivi lướt web và đọc thẻ nhớ.
- Máy chơi game PlayStation: thiết bị điều khiển có màn hình.
1.3. Phép thích ứng- Adapt
- Thay đổi, các tính năng cho phù hợp hay thích ứng trong một bối cảnh khác.
*Các câu hỏi có thể đặt ra:

- Đối tượng đang xem xét giống với cái gì khác?
- Có cái gì tương tự với đối đối tượng ta đang xem xét nhưng trong một tình huống
khác?
- Ý tưởng nào khác có thể đề xuất?
- Cái gì tôi có thể copy, mượn?
- Tôi có thể tương tác với ai?
- Ý tưởng nào tôi có thể hợp nhất?
- Quá trình nào có thể được thích ứng?
- Ý tưởng nào ngoài lĩnh vực của tôi có thể hợp nhất?
5 HVTH: Nguyễn Thị Kim Anh – CH1301078
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Văn Kiếm
*Ví dụ:
- Thiết kế vỏ xe máy cày có thể di chuyển trên mặt đất khô cũng như chạy dưới
nước.
- Máy ảnh chụp hình dưới nước.
- Áo khoác chống nắng và đi mưa vẫn không bị ướt.
- Mặt sân bóng đá trong nhà có thể làm sân bóng chuyền và các môn thi đấu
khác như võ thuật v.v.
1.4. Phép điều chỉnh- Modify
- Tăng và giảm kích cỡ, thay đổi hình dáng, thuộc tính.
*Các câu hỏi có thể đặt ra:
- Yếu tố nào có thể điều chỉnh lớn hơn?
- Yếu tố nào có thể cường điệu hoặc cực đoan?
- Yếu tố nào có thể cao hơn, to hơn hay mạnh hơn?
- Có thể gia tăng tần số của hệ thống?
- Yếu tố nào có thể lặp lại? Tôi có thể tạo ra nhiều bản sao?
- Tôi có thể bổ sung thêm những đặc trưng mới hoặc giá trị mới?
6 HVTH: Nguyễn Thị Kim Anh – CH1301078
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Văn Kiếm
*Ví dụ:

- Nới rộng kích thước, xe bus 1 tầng thành 2 tầng.
- Cải tiến tốc độ CPU để tăng tốc độ xử lý.
- Thu nhỏ thiết bị lưu trữ để dễ dàng vận chuyển.
- Thiết kế búp bê có thể di chuyển và cử động tay chân.
- Nhà để xe nhiều tầng.
1.5. Phép thêm vào- Put
- Thêm thành tố mới vào hệ thống. Có thể áp dụng cho cách dùng khác? Mục đích
khác? Lĩnh vực khác?
*Các câu hỏi đặt ra:
- Có thể lấn sân sang thị trường nào? Thị trường nào có thể tiêu thụ hàng?
7 HVTH: Nguyễn Thị Kim Anh – CH1301078
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Văn Kiếm
*Ví dụ:
- Quạt máy tích hợp thêm thùng chứa nước- thành quạt nước.
- Máy cày kéo thêm rơ móoc.
- USB gắn kèm theo mốc khóa.
- Đồ khui bia kèm theo đèn pin.
1.6. Phép loại bỏ- Eliminate
- Loại bỏ và đơn giản hoá các thành phần.
*Các câu hỏi đặt ra:
- Tôi có thể đơn giản hóa đối tượng như thế nào?
- Bộ phận nào có thể loại bỏ mà không làm thay đổi tính năng hệ thống?
- Bộ phận nào không mang tính cốt lõi hay không cần thiết?
- Qui tắc nào có thể hạn chế hoặc loại bỏ?
- Tôi thực hiện với qui mô nhỏ hơn sẽ ra sao?
- Tính chất nào của hệ thống tôi có thể giảm thiểu hoặc loại bỏ?
- Tôi có thể chia tách hệ thống thành các bộ phận khác nhau?
- Tôi có thể làm cho đối tượng tinh gọn hơn?
8 HVTH: Nguyễn Thị Kim Anh – CH1301078
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Văn Kiếm

*Ví dụ:
- Bàn phím và chuột máy tính có dây thành không dây.
- Máy tính bảng, màn hình thu nhỏ thành Smartphone.
- Xe chỡ container loại bỏ thùng xe.
- Bỏ bàn phím và chuột trên máy tính bảng.
1.7. Phép đảo ngược- Reverse
- Có thể lật ngược vấn đề không; cách suy nghĩ này sẽ giúp nhìn rõ mọi góc cạnh của
vấn đề cũng như như cơ hội thấy điểm mới cho vấn đề.
*Các câu hỏi đặt ra:
- Có phương án cấu trúc khác tốt hơn phương án hiện hành?
- Có thể hoán đổi bộ phận này với bộ phận khác trong hệ thống?
- Có thể bố trí theo lớp hay theo chuỗi?
- Có thể hoán đổi giữa tác nhân và hệ quả?
- Có thể thay đổi nhịp điệu hay lịch trình của kế hoạch?
- Có thể hoán đổi giữa yếu tố tích cực và yếu tố tiêu cực?
- Có thể tác động ngoại vi thay vì chính diện? Tác động bên trên thay vì bên dưới?
Tác động bên dưới thay vì bên trên?
9 HVTH: Nguyễn Thị Kim Anh – CH1301078
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Văn Kiếm
- Xem xét vấn đề/bài toán theo chiều hướng ngược lại?
- Thực hiện ngược lại với dự định ban đầu?
*Ví dụ:
- Thẻ cào nạp tiền điện thoại di động dành cho thuê bao trả trước.
- Dùng phản chứng để chứng minh một bài toán.
- Máy bán hàng tự động dùng tiền xu.
- Xe ôtô sử dụng năng lượng mặt trời.
2. Ví dụ minh họa ứng dụng phương pháp SCAMPER trong tin học
- Substitute: Nhập dữ liệu vào máy tính bằng bàn phím thì thay bằng giọng nói.
- Combine: Tích hợp bàn phím, chuột trên một máy tính xách tay.
- Adapt: Một máy tính có thể chạy nhiều hệ điều hành khác nhau.

- Modify: Tăng chiều rộng màn hình máy vi tính, có thể bố trí nhiều vị trí như ốp
tường, treo.
- Put: Tích hợp thêm máy in, kèm giấy khổ nhỏ trên máy tính.
- Eliminate: Thay thế chuột máy tính bằng cách nhấn vào màn hình.
- Reverse: Thay thế vị trí các chữ cái trên bàn phím máy vi tính để dễ dàng thao
thác hơn.
10 HVTH: Nguyễn Thị Kim Anh – CH1301078
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Văn Kiếm
II. Quá trình phát triển điện thoại di động
Điện thoại di động chính thức ra đời vào ngày 3.4.1973, mang tên Motorola Dyna
Tac, phát minh bởi nhà sáng chế Martin Cooper. Motorola Dyna Tac mang hình dáng
gần giống điện thoại di động ngày nay mặc dù khá cồng kềnh (nặng khoảng 1 kg) và
không được phổ biến. Tuy nhiên, với sự phát triển như vũ bão của khoa học công
nghệ, từ ngày đó đến nay, điện thoại di động trở thành vật bất ly thân đối với nhiều
người.
Quá trình phát triển điện thoại di động trải qua những cột mốc sau:
1. Cuộc điện thoại di động đầu tiên được thực hiện đúng ngày 3.4.1973, cách nay 40
năm. Martin Cooper, một kỹ sư cao cấp của Motorola, đã gọi điện cho một đồng
nghiệp cạnh tranh ở một hãng đối thủ và tuyên bố ông đang nói chuyện từ một chiếc
điện thoại di động "thực sự".
2. Nokia 1011 (1992) là một trong những chiếc điện thoại đầu tiên sử dụng hệ thống
điện thoại mới GSM. Do tín hiệu được mã hóa bằng kỹ thuật số, những ai muốn nghe
trộm bằng các thiết bị vô tuyến điện sẽ không thể nghe được các cuộc trao đổi riêng
tư.
3. Motorota StarTac (1997): "Scotty. Beam me up" có pin với thời lượng dài hơn.
Chiếc điện thoại Star Trek này là một trong những mẫu gây tranh cãi dai dẳng đầu
tiên. Đó là nên chọn loại điện thoại gấp hay không gấp.
Điện thoại DataScope DS-110 là chiếc điện thoại cầm tay cá nhân của hãng Kyocera.
Nó có khả năng truy cập vào mạng, truyền tải dữ liệu. Nó được giới thiệu vào năm
1997.

11 HVTH: Nguyễn Thị Kim Anh – CH1301078
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Văn Kiếm
4. Nokia 5100 (1998): Là điện thoại có thể đổi được các vỏ màu khác nhau. Một
quảng cáo cho điện thoại với khẩu hiệu "Jedem das Seine" ("mỗi người đều có phần")
đã gây tranh cãi khi nó được dựng lên tại một hàng rào ở khu vực xây dựng Đài tưởng
niệm Diệt chủng Phát xít tại Đức.
Chiếc điện thoại R250 PRO 2 sóng là chiếc điện thoại đầu tiên hỗ trợ công nghệ GSM
dải tần 2+ và hệ thống GSM Pro, cho phép người dùng có thể sử dụng những tiện ích
của điện thoại GSM với tính năng Radia di động cá nhân. Nó được mệnh nhanh là
một công cụ tuyệt hảo cho liên kết ngoài trời, ở những nơi có khí hậu khắc nghiệt.
5. Motorola MPx200 (2002): Là một trong những chiếc điện thoại đầu tiên có hệ điều
hành thông minh Windows Smartphone. Người dùng có thể gửi email, tin nhắn, và có
thể cài đặt thêm các ứng dụng.
Trong khi Nokia giới thiệu chiếc điện thoại mới DoCoMo Nokia NM502i. Chiếc điện
thoại này có khả năng gửi và nhận e-mail, vào Internet thông qua mạng iMODE.
Nokia giới thiệu chiếc điện thoại Nokia 6610 GPRS năm 2002, tại Singapore. Điện
thoại này có thể gửi được các bức ảnh số và tin nhắn văn bản.
Trước đó, năm 2000, Sony giới thiệu chiếc điện thoại CMD-Z18 tại Hồng Kông. Điện
thoại này được hỗ trợ lướt WAP và Web, cho phép người dùng truy cập mạng bất cứ ở
đâu.
6. Motorola A920 (2003): Sự ra đời của chiếc điện thoại sử dụng công nghệ 3G với
tốc độ tải dữ liệu nhanh đã mở ra một thế giới mới cho mảng gọi điện bằng video.
7. Các thiết bị Blackberry: Đầu tiên được nhắm tới thị trường các doanh nhân, hãng
RIM của Canada cho ra mắt Blackberry và giới thiệu tính năng gắn liền với email.
Hãng gặp khó khăn hồi năm 2011 khiến hàng triệu người không dùng được các dịch
vụ nhắn tin của Blackberry, email và internet.
Điện thoại Ericsson S700 trong một cuộc triển lăm năm 2004. Nó có cổng thẻ nhớ để
chuyển hình ảnh tới máy tính.
8. Nokia N0 (2005): Loại smartphone mới của Nokia xuất hiện trong hình thức như
điện thoại di động thường. Tuy nhiên, nó có khả năng chạy các trò chơi và các chương

trình phức tạp.
12 HVTH: Nguyễn Thị Kim Anh – CH1301078
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Văn Kiếm
9. Apple iPhone (2007): Chiếc iPhone đầu tiên, được gọi là "thiết bị của thượng đế",
đã làm đảo lộn thế giới di động, giúp mở rộng việc phát triển các apps.
10. One X của HTC (2012): Một trong những điện thoại di động thế hệ mới với bộ xử
lý lõi tứ. Màn hình 4.7 inc và camera chụp hình 8 megapixel cũng phản ánh khuynh
hướng máy có màn hình lớn và chất lượng chụp hình tốt hơn. Máy chạy trên hệ điều
hành Android mới nhất của Google. Android là đối thủ cạnh tranh chính của hệ điều
hành iOS của Apple. Tính năng mã nguồn mở của Android được các nhà viết phần
mềm và các nhà sản xuất máy rất ưa chuộng.
11. Nokia Lumia 900 (2012): Lumia chạy trên hệ điều hành đời mới của Windows và
nhiều nhà bình luận đã bị kiểu dáng thiết kế của máy gây ấn tượng mạnh. Hãng sản
xuất điện thoại di động của Phần Lan muốn chiếm lại niềm tin của khách hàng sau khi
các điện thoại dùng hệ điều hành Symbian của hãng không cạnh tranh nổi với iPhone
trong những năm gần đây
12. Samsung Galaxy 3 có màn hình lớn hơn so với các đối thủ khác và có khả năng
nhận biết khi nào người dùng nhìn vào, từ đó mở khóa màn hình. Điện thoại này là
một trong bốn loại điện thoại được phân phối toàn cầu trong năm 2012.
13. Sony hồi tháng Hai cho ra một loại điện thoại thông minh mới, có khả năng dùng
cả khi tắm vòi hoặc tắm bồn mà không hư hại. Xperia Z cũng có thể ghi lại các đoạn
video chất lượng cao.
III. Vận dụng phương pháp SCAMPER trong phát triển điện thoại di động
1. Thiết bị phần cứng
a. Phép thay thế:
- Ban đầu chiếc máy điện thoại chỉ có chức năng nghe- gọi. Dần dần sau này,
điện thoại phát triển thêm một bước nữa là chạy các ứng dụng nhỏ viết bằng Java. Tuy
nhiên, đến dòng điện thoại thông minh thì phát triển thêm một bước rất lớn. Đó là
chạy hệ điều hành, xử lý nhiều tiến trình, như bộ vi xử lý của máy tính. Cũng chính ý
tưởng trên đã cho ra đời máy Palm, máy tính bảng, máy Ipad.

13 HVTH: Nguyễn Thị Kim Anh – CH1301078
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Văn Kiếm
b. Phép kết hợp:
- Năm 2000, hãng Sharp đã trình làng điện thoại di động J-SH04, là điện thoại
đầu tiên trên thế giới được tích hợp camera. Sản xuất bởi hãng SHARP và được tung
ra thị trường vào ngày 1-11-2000. Lúc đó điện thoại tích hợp máy ảnh (camera phone)
là một thuật ngữ hoàn toàn xa lạ. Tuy nhiên, sau đó, các hãng điện thoại nổi tiếng khác
như Nokia, Samsung, Sony…bắt đầu đưa camera vào các sản phẩm của hãng.

- Ngoài ra tích hợp máy nghe nhạc MP3 vào điện thoại đi động. Cũng từ sự kết
hợp, hãng Apple đã cho ra đời máy nghe nhạc Ipod. Ban đầu, điều chỉnh máy bằng nút
nhưng sau này được cải tiến, thực hiện lệnh bằng màn hình cảm ứng, bên cạnh đó còn
tích hợp thêm kết nội mạng wifi để lướt web.
- Lần lượt sau đó, hàng loạt chức năng khác được tích hợp vào chiếc điện thoại
như thẻ nhớ ngoài, Wifi, Bluetooth, định vị GPS…
c. Phép thích ứng:
- Điện thoại ban đầu có thời gian đàm thoại không dài do giới hạn thời lượng
của Pin, tuy nhiên dần về sau thời lượng của pin được kéo dài hơn có thể đàm thoại
liên tục vài chục giờ.
14 HVTH: Nguyễn Thị Kim Anh – CH1301078
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Văn Kiếm
Thêm nữa, trong những năm gần đây, hãng Sony trình làng dòng điện thoại Sony
Xperia Z; chống thấm nước trong giới hạn 1m; chống được tia nước; chống bám bụi.
Thử nghiệm trong nước với điện thoại Xperia Z, nó vẫn hoạt động tốt sau 30 phút
ngâm dưới nước. Thậm chí nó còn chống được cả các tia nước bắn thẳng vào máy.
d. Phép điều chỉnh:
- Vận dụng phương thức này, chiếc điện thoại đã có nhiều thay đổi để phù hợp
hơn với người dùng. Chẳng hạn, với phụ nữ, điện thoại thiết kế nhỏ hơn để bỏ vừa
trong một chiếc ví hoặc túi quần. Còn với đàn ông thì cần chiếc điện thoại với màn
hình lớn tiện cho việc chơi game.

Bên cạnh đó, nhận thấy được sự bất tiện khi di chuyển các chức năng bằng nút. Sau
này các hãng điện thoại đã thiết kế màn hình cảm ứng. Thực hiện lệnh ngay trên màn
hình. Ban đầu là cảm ứng điểm; sau này là cảm ứng nhiệt.
Ngoài ra, điện thoại thiết kế Camera trượt chụp ảnh với góc nằm ngang.
15 HVTH: Nguyễn Thị Kim Anh – CH1301078
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Văn Kiếm
e. Phép thêm vào:
- Hiện nay, điện thoại không chỉ đơn thuần nghe gọi, lướt web, nghe nhạc mà
nó còn thêm chức năng sử dụng như chiếc đèn pin. Ngoài ra, điện thoại di động còn là
một ổ cứng di động có thể đồng bộ dữ liệu từ máy tình vào điện thoại và trên đó
những chương trình thông dụng được thực thi như trên máy tính. Với phương châm
mang đến cho người sử dụng những thao tát dễ dàng nhất, bàn phím Qwerty được tích
hợp, dễ dàng nhận thấy nhất là dòng sản phẩm của Blackberry.
f. Phép loại bỏ:
- Các hãng điện thoại chạy theo những đòi hỏi của khách hàng, thế nên để điện
thoại phù hợp cho từng loại khách hàng thì một số chức năng được thêm vào cũng như
loại bỏ bớt. Đối với những người chỉ thích nghe, gọi và gởi tin nhắn thì họ cần một
chiếc điện thoại đơn giản; còn với những người xem đó là một công cụ để giải trí và
làm việc thì được tính hợp thêm nhiều chức năng.
- Điển hình, tăng kích thước màn hình và để có trải nghiệm thú vị trong việc
lướt web, năm 2007, hãng Apple đã đi tiên phong trong việc loại bỏ các phím bấm
trên thay bằng bàn phím ảo, các thao tác đều được thực hiện thông qua màn hình cảm
ứng. Và công nghệ này nhanh chóng trở thành model thời thượng cho các dòng sản
phẩm cấp cao của các hãng sản xuất điện thoại di động nổi tiếng như Nokia,
Samsung…
16 HVTH: Nguyễn Thị Kim Anh – CH1301078
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Văn Kiếm
g. Phép đảo ngược:
- Trước khi chiếc điện thoại chỉ xem được một góc nhìn trực diện. Những chiếc
điện thoại đời cũ hoạt động đơn nhiệm sau này được nâng cấp chạy thêm hệ điều

hành, chạy nhiều ứng dụng; đồng thời người dùng có thể xoay góc nhìn theo sở thích.
- Thên nữa là khả năng tự phát WIFI của điện thoại giúp bất kỳ máy tính nào có
khả năng kết nối WIFI đều có thể kết nối được với điện thoại. Chiếc điện thoại bình
thường tự nhiên trở thành bộ phát WIFI.
- Năm 2007, bằng cách loại bỏ tất cả các phím cứng, iPhone đã trở thành thiết
kế tối ưa hóa hoàn toàn cho cảm ứng. Các tính năng như zoom đa điểm hay các cử chỉ
trượt inertial scrolling làm cho ứng dụng hoạt động mượt mà, tự nhiên hơn rất nhiều.
2. Phần mềm:
- Quá trình phát triển của chiếc điện thoại di động trong 40 năm qua, gần 10 hệ
điều hành được các hãng sử dụng. Và trong bài phân tích này, chỉ chọn 3 hệ điều hành
Windows Mobile (Microsoft), iOS (Apple) và Symbian để minh họa.
a. Phép thay thế:
- Với việc phần cứng phát triển mạnh đã kéo theo sự phát triển của phần mềm.
Thế nên nền tản di động trước đó dần được thay thế, điện thoại có thể chạy được hệ
điều hành. Và hãng Motorola đi tiên phong với chiếc MPx200 (2002), là điện thoại
đầu tiên có hệ điều hành thông minh Windows Smartphone. Người dùng có thể gửi
email, tin nhắn, và có thể cài đặt thêm các ứng dụng.
- Windows Mobile ra đời phục vụ cho một thế hệ smartphone mới với khả năng
tăng sức mạnh kết nối, liên kết các thiết bị cũng như đồng bộ và cài đặt thêm nhiều
ứng dụng tiện ích Windows Live, Hotmail, Messenger, word, excel, yahoo…
- Năm 2000, phông Unicode được tích hợp vào Ericsson R380 trên nền EPOC
R5. Ở thời điểm này, EPOC vẫn chưa là một HĐH “thân thiện” do không cho phép cài
thêm phần mềm. Sau đó, EPOC R6 được đổi tên thành Symbian v6.0, v6.1 và điện
thoại đầu tiên được cài vào đó một HĐH là Nokia 9210.
17 HVTH: Nguyễn Thị Kim Anh – CH1301078
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Văn Kiếm
b. Phép kết hợp:
- Từ dòng điện thoại thông thường chuyển lên chạy hệ điều hành là một bước
phát triển đáng kể. Tuy nhiên, việc phát triển chưa dừng lại ở đó, trong phiên bản của
hệ điều hành windows mobile cho phép kết hợp các ứng dụng như mở file trong bộ

Microsoft Office.
Trong khi đó, Iphone, với hệ điều hành iOS dù ra đời sau các hệ điều hành khác
nhưng họ cho ra mắt một chức năng rất được ưa chuộng là Google Maps. Apple đã tùy
biến chương trình dẫn đường này cho nó nhanh chóng, mượt mà hơn với tính năng
pinch to zoom. Đặc biệt hơn nữa là Google Maps iOS thậm chí còn dễ dùng, đơn giản
và thuận tiện hơn cả bản cho máy tính.
c. Phép thích ứng:
- Để cạnh tranh với hệ điều hành RIM của Blackberry và Symbian của Nokia
về cảm ứng, năm 2007, Microsoft phát triển Windows Mobile 6 Standard" cho điện
thoại thông minh (điện thoại không có màn hình cảm ứng). Đây là bước đi chiến lược
để sau này Microsoft cho ra đời hệ điều hành Windows Phone.
d. Phép điều chỉnh:
- Một điểm đáng chú ý nữa là các hãng điều hướng đến sự tương thích nên các
hệ điều hành đều có thể chạy tốt trên 2 loại cảm ứng cảm ứng điểm và cảm ứng nhiệt.
- Riêng đối với hãng Apple, năm 2007 họ đã có cuộc cách mạng về trình duyệt
web Mobile Safari trên chiếc Iphone. Trong khi tất cả các trình duyệt ở hệ điều hành
khác cố gắng format lại trang web, di chuyển các cột chữ, hình ảnh một cách thảm hại,
phá vỡ cấu trúc của trang web thì Mobile Safari lại hiển thị rất xuất sắc, hỗ trợ các
thao tác zoom, trượt mà không trình duyệt nào có thể làm được vào thời điểm đó.
18 HVTH: Nguyễn Thị Kim Anh – CH1301078
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Văn Kiếm
Khoảnh khắc nổi bật tiếp theo của iOS đến vào tháng 7/2008, Apple giới thiệu iOS 2
với kho ứng dụng App Store. Các ứng dụng trên App Store có thể được mua trực tiếp
trên thiết bị hoặc qua iTunes trên máy tính, những cách thức tương tác rất khác lạ so
với các phân phối phần mềm di động truyền thống.
- Ra mắt cùng iPhone 3GS vào tháng 6/2009 là các thao tác cắt, copy và dán
thao tác rất dễ dàng trên màn hình cảm, trong khi các hệ điều hành khác không làm
được trên màn hình cảm ứng hoặc phải dùng bút.
- Thêm nữa là chức năng tìm kiếm Spotlight: Chỉ cần quẹt ngang ngón tay sang
trái, iOS sẽ hiển thị một màn hình nhập dữ liệu cho phép chúng ta tìm kiếm danh bạ,

email, lịch, ghi chú, các bài nhạc hay ứng dụng chức tính năng này đã xuất hiện trên
Blackberry, Palm và WebOS trước đó nhưng mức độ hoàn hảo thì chưa bằng.
e. Phép thêm vào:
- Pocket PC 2000, ban đầu có tên mã là "Rapier" được phát hành vào ngày 19
tháng 4 năm 2000, và được dựa trên Windows CE 3.0. Pocket PC là một loại thiết bị
vi tính bỏ bỏ túi có chức năng như là điện thoại di động. Phần mềm ActiveSync
thường được sử dụng để kết nối Pocket PC với máy tính để bàn hay máy tính xách tay.
- Đến phiên bản 2002, chương trình được bổ sung và cập nhật Windows Media
Player 8 với khả năng trực tuyến, MSN Messenger, và Microsoft Reader 2 với sự hỗ
trợ quản lý quyền kỹ thuật số.
- Năm 2009, Windows Mobile 6.5, Microsoft đã công bố một số dịch vụ điện
toán đám mây có tên mã là "SkyBox", "SkyLine", "SkyMarket".
- Trong khi đó, hãng Apple, vào tháng 7/2008, phiên bản hệ điều hành iOS 2.0
ra mắt, cùng với iPhone 3G và nó hỗ trợ thêm 1 số tính năng liên quan tới phần cứng
mới như 3G và A-GPS.
19 HVTH: Nguyễn Thị Kim Anh – CH1301078
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Văn Kiếm
Chưa dừng lại ở đó, các hãng tiếp tục phát triển mà sáng chế đầu tiên là hãng
Blackberry đi tiên phong với sản phẩm GPRS, cổng bluutooth. Sau này Iphone có
thêm chức năng định vị GPS.
Đến iOS 3, Iphone hỗ trợ tin nhắn MMS, có thêm quay video, bàn phím nằm ngang,
ứng dụng ghi chú giọng nói, cho phép xóa dữ liệu trên máy từ xa, hỗ trợ bluetooth đa
kênh và đặc biệt là cho phép iPhone trở thành modem 3G cho máy tính khi kết nối qua
Bluetooth hoặc cổng USB.
- Trước sự cạnh tranh gay gắt về việc lưu trữ, Apple cũng đã đưa ra 1 giải pháp
tuyệt vời hơn để thay thế MobileMe với tên gọi iCloud. Đây là nỗ lực mới nhất của họ
trong việc hoàn thiện điện toán đám mây và cũng là lựa chọn thành công nhất. Các
máy iOS có thể sao lưu toàn bộ dữ liệu lên iCloud, kể cả tài liệu và các file khác. Ứng
dụng mua ở 1 máy tự động được tải về ở các máy khác, đồng bộ hóa hình ảnh giữa
các máy iOS với nhau trong 30 ngày gần nhất

Gần đây, chức năng gây chú ý nhất trong nhóm tính năng mới là việc các thiết bị cài
iOS 6.1, hỗ trợ mạng 4G LTE.
Trong lúc các hãng đối thủ cạnh tranh, thường xuyên cho ra đời các tính năng hoàn
hảo thì, hệ điều hành Symbian buộc phải có những cải tiến để cạnh tranh thị phần.
Trong 2 phiên bản Symbian 9.0 và 9.1 có nhiều sự thay đổi bổ sung đáng kể như hỗ
trợ HSDPA, Wi-Fi tích hợp và Bluetooth 2.0.
20 HVTH: Nguyễn Thị Kim Anh – CH1301078
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Văn Kiếm
f. Phép loại bỏ
- Hệ điều hành đơn nhiệm bị loại bỏ và thay thế bằng đa nhiệm.
- Việc đồng bộ dữ liệu không dùng máy tính nữa. Đây có lẽ là tính năng quan
trọng nhất trên phiên bản iOS 5, Apple đã loại bỏ vai trò của máy tính trong việc kết
nối với các thiết bị iOS, ngay cả việc active máy cũng được thực hiện không dây. Việc
loại bỏ vai trò của PC đồng nghĩa với iPhone và iPad đóng vai trò lớn hơn trong việc
trở thành thiết bị máy tính của người dùng trong tương lai, một bước đi với rất nhiều
thay đổi lớn.
- Thêm một sự đổi mới nữa đó là iTunes WiFi Sync: đồng bộ hóa dữ liệu thông
qua WiFi thay vì buộc phải dùng cáp như trước kia. Ở chế độ mặc định, việc đồng bộ
này chỉ thực hiện khi thiết bị được cắm sạc nên nó hoàn toàn không ảnh hưởng đến
quá trình sử dụng của người dùng.
- Ngoài ra, việc cập nhật OTA cũng thuận tiện hơn. Trước iOS 5, người dùng
buộc phải sử dụng cáp để cập nhật hệ điều hành iOS nhưng giờ đây, chúng ta chỉ cần
1 mạng WiFi và máy sẽ tự làm phần còn lại.
21 HVTH: Nguyễn Thị Kim Anh – CH1301078
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Văn Kiếm
g. Phép đảo ngược
- Khi những chiếc Iphone xuất hiện đã làm đảo lộn nhiều thao tác, cũng như
cách thức vận hành truyền thống. Với hộp thư thoại Visual voicemail trên Iphone, thay
vì phải trải qua hàng loạt các menu khác nhau, nghe toàn bộ voicemail trước khi đến
cái mình cần thì người dùng iPhone chỉ đơn giản bấm 1 nút là nghe được voicemail

mà họ muốn nghe.
- Tương tác giữa người dùng qua giọng nói, người dùng thực hiện cuộc gọi
điện thoại bằng giọng nói.
- Bàn phím trên iOS1 có lẽ là bàn phím ảo đầu tiên cho phép chúng ta thao tác
thoải mái với ngón tay của mình. Bàn phím của iOS chỉ hiện lên khi nào người dùng
cần nó và tự động ẩn đi để tăng diện tích màn hình.
- iOS 1.0 cũng chỉ hỗ trợ duy nhất 1 thao tác đa nhiệm: nghe nhạc iPod.
- Còn khi lướt web trên Safari, chức năng tự động điền thông tin (autofill) được
đưa vào.
- Mới nhất là trên iOS 5: chỉ hoạt động với iPhone 4S, Siri thay thế Voice
Control trong vai trò 1 “trợ lý ảo” nhằm thực hiện các mệnh lệnh người dùng đưa ra.
Siri không chỉ đơn thuần đáp ứng các câu lệnh theo khuôn mẫu mà nó sẽ lắng nghe
câu hỏi của bạn và cố gắng phản hồi như 1 người bình thường. Siri có thể tương tác
với các ứng dụng trên máy như lịch, danh bạ hay web WolframAlpha.
- Một vài tính năng khác được thiết kế lạ trên iOS5, đó là tích hợp Twitter, sử dụng
nút tăng âm lượng để chụp hình, ứng dụng Reminder, Newstand cho các tạp chí, tính
năng Reader trên Mobile Safari và đặc biệt là các cử chỉ đa nhiệm trên iPad cho phép
thay thế gần như hoàn hảo nút Home. Người dùng iPad còn được bổ sung thêm bàn
22 HVTH: Nguyễn Thị Kim Anh – CH1301078
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Văn Kiếm
phím tách riêng gõ 2 tay dễ dàng hơn ở chế độ hiển thị ngang, bổ sung thêm thanh
quản lý tab tiện dụng.
IV. Kết luận
- Việc nghiên cứu để giải quyết một vấn đề, một bài toán trong cuộc sống không
phải là mới. Và ai cũng có thể tìm cách để làm sau đạt được mục tiêu của mình. Dù
vậy, việc nghiên cứu đúng phương pháp, khoa học sẽ sớm đạt được thành công hơn là
đi theo lối mòn. Thế nên, muốn thành công trong thế giới phát triển chóng mặt trên
nhiều mặt thì chúng ta cần phải có sự tuy dư đột phá. Có nhiều phương pháp tư duy,
mỗi phương pháp đều có nét độc đáo riêng. Song, cái chính là hiệu quả khi áp dụng
một phương pháp mà thực tiễn đã chứng minh rất nhiều người, nhiều công ty thành

công nhờ ứng dụng, thì ta nên học tập.
- Trong số rất nhiều phương pháp tư duy sáng tạo, SCAMPER có chỗ đứng nhất
định, được rất nhiều người đầu tư nghiên cứu và áp dụng thành công trong sản xuất
kinh doanh và trong lĩnh vực công nghệ. Minh chứng rõ nhất là sự phát triển nhu vũ
bão của khoa học và công nghệ, đơn cử là sự phát triển chiếc điện thoại di động trong
2 thế kỷ qua đều có áp dụng phương pháp trên. Nói đến khoa học công nghệ thì
Microsoft, Google và Apple được nhắc đến đầu tiên. Riêng đề cập đến sự phát triển
siêu tốc của chiếc điện thoại di động, với những ý tưởng độc chiêu, mới lạ thì phải
nhắc đến hãng Apple- người đi tiên phong là Steve Jobs, CEO mà sau khi ông qua đời
người ta đã đúc kết được các bí quyết dẫn đến thành công của ông là: Hãy nghĩ khác
đi về sự nghiệp của bạn; nghĩ khác về cách bạn nghĩ; nghĩ khác đi về khách hàng của
bạn; nghĩ khác đi về những thiết kế; nghĩ khác đi về thương hiệu và cuối cùng là nghĩ
khác đi về câu chuyện của bạn.
-Chính vì vậy, qua đây, một lần nữa tô đậm thêm việc học những phương pháp tuy
duy khoa học để mở mang tri thức; học để tìm ra một con đường mới lạ dẫn đến thành
công thì mãi mãi không bao giờ là cũ.
23 HVTH: Nguyễn Thị Kim Anh – CH1301078
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Văn Kiếm
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH
- Giáo trình của GS.TSKH Hoàng Văn Kiếm
- Website
- Sách phương pháp tư duy Logic, tác giả Kiến Thành, NXB Văn hóa thông tin, năm
2008
- http:// sangtaodoimoi.blogspot.com
24 HVTH: Nguyễn Thị Kim Anh – CH1301078

×