Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Phương pháp nghiên cứu khoa học Giải quyết vấn đề thông minh với SCAMPER ÁP DỤNG CÁC NGUYÊN LÝ SÁNG TẠO TRONG THIẾT KẾ MÔ HÌNH 3D

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.94 MB, 26 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
BÀI THU HOẠCH MÔN
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ TÀI
ÁP DỤNG CÁC NGUYÊN LÝ SÁNG TẠO
TRONG THIẾT KẾ MÔ HÌNH 3D
GVHD: GS.TSKH. Hoàng Văn Kiếm
SVTH: Nguyễn Hải Yến
MSSV: CH1301074
LỚP : Cao học CNTT khoá 8
TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 05 năm 2014
Phương pháp nghiên cứu khoa học GS.TSKH Hoàng Kiếm
LỜI CẢM ƠN
Em xin cảm ơn Trường Đại học Công Nghệ Thông Tin TP.HCM đã tạo
điều kiện cho em được tiếp cận với môn học: Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa
Học.
Em xin cảm ơn Thầy GS.TSKH. Hoàng Kiếm về những bài giảng rất hay
của Thầy. Cảm ơn Thầy đã tận tình truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm quý báu
của mình giúp chúng em có thêm nhiều kiến thức trong quá trình học tập và
nghiên cứu khoa học. Chúng em có thể nhìn ra nhiều vấn đề trong khoa học và
trong cuộc sống , tiếp cận nghiên cứu khoa học và giải quyết vấn đề một cách có
phương pháp.
Em xin kính chúc Thầy thật nhiều sức khỏe !
SVTH : CH1301074 – Nguyễn Hải Yến 2
Phương pháp nghiên cứu khoa học GS.TSKH Hoàng Kiếm
LỜI NÓI ĐẦU
Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển rất nhanh, thế giới thay đổi
từng ngày, đầy thử thách và cạnh tranh. Thành công của con người trong thế giới
đó không còn chỉ là vấn đề chăm chỉ mà còn đòi hỏi kỹ năng tư duy sáng tạo. Sức
sáng tạo là yếu tố quan trọng và gía trị nhất khi đánh giá về năng lực của con


người. Để tạo ra các hạt nhân sáng tạo cho xã hội thì nền giáo dục cần có cách
nhìn mới . Giáo dục là truyền cảm hứng và khơi dậy tiềm năng sáng tạo cho người
học
Hiện nay trong giảng dạy và học tập các môn khoa học xã hội chưa thực sự
thu hút và tạo hứng thú cho các em học sinh. Vấn đề thực hành trên mẫu thật của
sinh viên y khoa còn bị giới hạn. Các nhu cầu giải trí đòi hỏi ngày càng cao, có
tương tác và cảm giác thực. Để có thể giải quyết một số yêu cầu thực tế nêu trên
một lĩnh vực công nghệ mới đã ra đời “Đồ họa 3D “
Một mô hình (model) được tạo ra từ một phần mềm 3D chuyên dụng nào
đó thì luôn thấy bóng dáng của các nguyên tắc sáng tạo TRIZ, hay các nguyên tắc
sáng tạo SCAMPER. Các nguyên tắc sáng tạo này được vận dụng đan xen với
nhau để tạo ra các mô hình và các diễn xuất của mô hình vô cùng tiện ích cho cuộc
sống.
Trong bài thu hoạch này em xin trình bày một số nguyên tắc sáng tạo được
áp dụng trong phần mềm Autodesk Maya để thiết kế mô hình 3 chiều.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng đề tài của em khó tránh khỏi thiếu sót, em
mong Thầy và các bạn góp ý nhận xét để đề tài hoàn thiện hơn.
SVTH : CH1301074 – Nguyễn Hải Yến 3
Phương pháp nghiên cứu khoa học GS.TSKH Hoàng Kiếm
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 2
LỜI NÓI ĐẦU 3
SVTH : CH1301074 – Nguyễn Hải Yến 4
Phương pháp nghiên cứu khoa học GS.TSKH Hoàng Kiếm
Chương 1:
SÁNG TẠO - 40 NGUYÊN LÝ SÁNG TẠO TRIZ
1.1. Sáng tạo là gì
Đơn giản nhất, tính sáng tạo được định nghĩa là một ý tưởng mới mẻ táo
bạo, đôi khi khác thường nhưng phù hợp với thời đại và không gian sinh ra nó, ý
tưởng đó mang lại giá trị.

Sáng tạo là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta, không
phải chỉ có những người làm khoa học, nghệ thuật mới phải thường xuyên sáng
tạo mà tất cả những ngành nghề khác cũng đều cần sự sáng tạo.
Nghĩ sáng tạo là nhìn một vấn đề, một câu hỏi… theo những cách khác với
thông thường. Tức là nhìn mọi thứ từ các góc độ, tầm nhìn khác nhau, “nhìn” theo
những cách không bị hạn chế bởi thói quen, bởi phong tục, bởi tiêu chuẩn…
Một câu hỏi được đặt ra là liệu sự sáng tạo có một khuôn mẫu hay không?
Câu trả lời là có, có những nguyên tắc và quy luật cho sự sáng tạo (40 nguyên lý
sáng tạo TRIZ, 07 nguyên lý sáng tạo SCAMPER,… ). Những nguyên tắc này tạo
nền tảng và định hướng cho tư duy sáng tạo. Tuy nhiên, để có thể nghĩ ra một ý
tưởng thực sự sáng tạo là một điều không đơn giản và không dễ dàng.
Ai trong chúng ta cũng có sự sáng tạo, và chúng ta có thể học để cải thiện
sự sáng tạo. Công việc càng khó thì não hoạt động càng tích cực tuy nhiên trước
một vấn đề khó nếu chúng ta không tỉnh táo thì chúng ta dễ dàng đi lạc đường.
Theo nghiên cứu thì đến thiên tài cũng mới sử dụng có 15% hiệu suất não của
mình! Cho nên, học nghĩ sáng tạo để “não” đi xa hơn là hoàn toàn có thể. Thật
may mắn vì chúng ta không phải gợi nhớ mọi thứ trong đầu để có thể tư duy một
cách sáng tạo. Tất cả những gì chúng ta phải làm là kết hợp khả năng sáng tạo bẩm
sinh trong chúng ta với những nguồn kích thích sáng tạo và những nguyên tắc suy
nghĩ sáng tạo. Kiến thức và những kinh nghiệm của chúng ta sẽ giúp khái quát lên
những nguồn kết hợp mà từ đó sẽ tạo ra ý tưởng.
SVTH : CH1301074 – Nguyễn Hải Yến 5
Phương pháp nghiên cứu khoa học GS.TSKH Hoàng Kiếm
1.2. Làm gì để nuôi dưỡng tư duy sáng tạo
Bộ não cũng cần tập thể dục mỗi ngày. Học tư duy là cách luyện tập trí não
tốt, giúp chúng ta có bộ não khỏe khoắn, minh mẫn để sống, làm việc và học tập
hiệu quả hơn. Nếu sử dụng bộ não để suy nghĩ thường xuyên và đúng cách, chúng
ta sẽ có một tư duy vượt trội và nâng cao khả năng tập trung. Nhưng nếu ít sử
dụng, lười vận động trí não thì khả năng suy nghĩ và học tập của chúng ta sẽ giảm
sút rõ rệt.

Vậy chúng ta làm gì để nuôi dưỡng tư duy sáng tạo ?
• Chọn thời gian phù hợp :đa số người lớn tuổi thường suy nghĩ sáng suốt
hơn vào buổi sáng. Người trẻ minh mẫn hơn vào buổi chiều
• Viết ra những ý tưởng gì chợt đến trong đầu
• Xây dựng kiến thức mới trên nền tảng những gì đã có : như vậy kiến thức
mới không bị rơi rụng và kiến thức cũ không bị lạc hậu.
• Luôn luôn thực hành kiến thức
• Kết bạn với những người thông minh : “học Thầy không tày học bạn”
• Học cách tập trung : khi tiếp xúc một kiến thức mới hoặc bắt đầu một công
việc trí tuệ hãy loại bỏ ra khỏi đầu mọi vấn đề khác không liên quan
• Thử thách bản thân ở những lĩnh vực mới: chúng ta đừng bao giờ ỉ lại vào
kinh nghiệm. Kinh nghiệm có thể giúp chúng ta trở thành chuyên gia trong
lĩnh vực nào đó nhưng cũng có thể khiến chúng ta trở nên cổ hủ lạc hậu
trước sự biến đổi của thời cuộc.
• Rèn luyện cơ thể để bồi dưỡng tinh thần : một tinh thần minh mẫn chỉ có
được trong một cơ thể khỏe mạnh. Hãy dành một thời gian tối thiểu trong
ngày cho việc rèn luyện cơ thể, điều này sẽ không vô ích.
• Nghỉ ngơi & thư giãn : đừng tiếc thời gian nếu chúng ta muốn nghe một
bản nhạc yêu thích , xem một bộ phim, đọc một quyển sách hay. Nó vừa
giúp ta thư giãn, giảm Stress vừa kích thích hình thành mối liên hệ phức
hợp giữa các phần của não. Khả năng trao đổi thông tin trong não nhờ vậy
trở nên hiệu quả hơn và tốc độ tư duy sẽ nhanh hơn
SVTH : CH1301074 – Nguyễn Hải Yến 6
Phương pháp nghiên cứu khoa học GS.TSKH Hoàng Kiếm
1.3. Những thủ phạm “giết chết” sự sáng tạo
• Mong muốn sự hoàn hảo : hãy làm, hãy hiện thực ý tưởng, đừng nên chỉ để
mọi thứ trong suy nghĩ, cứ làm và sửa đổi dần dần mọi thứ sẽ trở nên tốt
hơn.
• So sánh bản thân với người khác : mỗi người có một tính cách, một hướng
đi riêng, việc so sánh bản thân với người khác ở một chừng mực nhất định

nào đó thì nó làm động lực cho chúng ta phát triển. nhưng so sánh quá
nhiều dẫn đến đố kỵ thì chỉ khiến ta mất thời gian. Thay vào đó hãy cố
gắng làm tốt nhất công việc của mình, học hỏi kinh nghiệm để tìm ra cách
làm việc tốt nhất.
• Không tin vào chính mình : đừng để xuống tinh thần, phải luôn biết cách tự
động viên mình
• Sống không có bất kỳ mục tiêu gì : Nếu sống không có bất kỳ mục tiêu gì,
sẽ không có điều gì thúc đẩy chúng ta tiến tới, bởi vì chúng ta không biết
mình đang đi làm gì, đang đi đến đâu và sống để làm gì. Chúng ta cần phải
tìm ra nơi mà ta muốn đến và mục tiêu của ta sẽ là cầu nối đến đó.
• Làm quá nhiều thứ cùng một lúc
• Không khuyến khích chính mình: Hãy tự thưởng cho mình sau mỗi lần đạt
được một thành tích gì đó nhỏ nhỏ. Thay vì đợi chờ một ai đó đến bên và
tặng mình một thứ gọi là hạnh phúc, tại sao mình lại không tự tạo hạnh
phúc cho chính mình? Chúng ta có quyền làm mọi thứ để bản thân cảm
thấy thoải mái và tràn ngập cảm hứng .
1.4. 40 nguyên lý sáng tạo triz
40 nguyên lý sáng tạo TRIZ do Genrich Saulovich Altshuller (1926-1998)
sáng tạo ra. TRIZ là một công cụ xây dựng tư duy định hướng nhằm đi đến lời giải
bằng con đường ngắn nhất dựa trên các quy luật phát triển các hệ kỹ thuật và sử
dụng chương trình tuần tự các bước, có kết hợp một cách hợp lý 4 yếu tố: tâm lý,
logic, kiến thức và trí tưởng tượng.
SVTH : CH1301074 – Nguyễn Hải Yến 7
Phương pháp nghiên cứu khoa học GS.TSKH Hoàng Kiếm
Nhiều người cho rằng sáng tạo mang tính bẩm sinh. Nhưng đối với những
người theo thuyết sáng tạo (TRIZ) thì khả năng sáng tạo có thể được học hỏi được
phần nào một cách rất có qui tắc. Tuy nhiên không có công cụ nào là vạn năng.
TRIZ đề ra 40 nguyên tắc hay thủ thuật. Các nguyên tắc hoặc thủ thuật
được mô tả như bảng dưới đây:
Stt Tên nguyên tắc Phiên âm tiếng Anh

1 Phân nhỏ Segmentation
2 Tách khỏi Taking out
3 Phẩm chất cục bộ Local quality
4 Phản đối xứng Asymmetry
5 Kết hợp Merging
6 Vạn năng Universality
7 Chứa trong “Nested doll”
8 Phản trọng lực Anti-weight
9 Gây ứng suất sơ bộ Preliminary anti-action
10 Thực hiện sơ bộ Preliminary action
11 Dự phòng Beforehand cushioning
12 Đẳng thế Equipotentiality
13 Đảo ngược “The other way round”
14 Cầu (tròn) hóa Spheroidality – Curvature
15 Linh động Dynamics
16 Giải “thiếu” hoặc “thừa” Partial or excessive actions
17 Chuyển sang chiều khác Another dimension
18 Sử dụng dao động cơ học Mechanical vibration
19 Tác động theo chu kỳ Periodic action
20 Liên tục tác động có ích Continuity of useful action
21 Vượt nhanh Skipping
22 Biến hại thành lợi “Blessing in disguise” or “Turn Lemons
into Lemonade”
23 Quan hệ phản hồi Feedback
24 Sử dụng trung gian “Intermediary”
25 Tự phục vụ Self-service
26 Sao chép Copying
27 “Rẻ” thay cho “đắt” Cheap short-living objects
28 Thay thế sơ đồ cơ học Mechanics substitution
SVTH : CH1301074 – Nguyễn Hải Yến 8

Phương pháp nghiên cứu khoa học GS.TSKH Hoàng Kiếm
29 Sử dụng kết cấu khí, lỏng Pneumatics and hydraulics
30 Sử dụng vỏ dẻo, màng mỏng Flexible shells and thin films
31 Sử dụng vật liệu nhiều lỗ Porous materials
32 Thay đổi màu sắc Color changes
33 Đồng nhất Homogeneity
34 Phân hủy hoặc tái sinh Discarding and recovering
35 Thay đổi thông số lý hóa Parameter changes
36 Sử dụng chuyển pha Phase transitions
37 Sử dụng sự nở nhiệt Thermal expansion
38 Sử dụng chất oxy hóa mạnh Strong oxidants
39 Thay đổi độ trơ Inert atmosphere
40 Sử dụng vật liệu tổng hợp Composite materials
SVTH : CH1301074 – Nguyễn Hải Yến 9
Phương pháp nghiên cứu khoa học GS.TSKH Hoàng Kiếm
Chương 2:
ĐỒ HỌA 3D VÀ ỨNG DỤNG TRONG THỰC TẾ
2.1. Lịch sử ra đời và phát triển
Ngay từ những năm 1940 và 1950 các thí nghiệm trong đồ họa máy tính đã
bắt đầu, nhưng chỉ vào đầu những năm 1960 những thử nghiệm nghệ thuật bắt đầu
được thực hiện .Vào giữa thập niên 70 đồ họa máy tính trong giai đoạn này liên
quan đến chủ yếu là hình ảnh 2 chiều. Vào cuối những năm 1980, hình ảnh 3D
thực tế đã bắt đầu xuất hiện trong các bộ phim điện ảnh. Và vào giữa những năm
90 đã có những bộ phim hoạt hình 3 chiều được sản xuất hoàn toàn bằng máy tính
có cài đặt các tool 3D. Cho tới thời điểm hiện nay công nghệ đồ họa 3D đã phát
triển rất mạnh mẽ với siêu phẩm phim “Avatar” được trình chiếu 2009.
2.2. Các phần mềm 3D phổ biến và ứng dụng
Hiện nay có nhiều công cụ giúp chúng ta vẽ tạo và diễn hoạt mô hình 3D,
nó được phân thành từng nhóm theo ứng dụng trong thực tế
• Nhóm nghệ thuật ( Phim ảnh, hoạt hình, game, quảng cáo) : Maya, 3DsMax

• Nhóm kiến trúc, kỹ thuật : 3DsMax, Sketup, Revit Architecture, Cad 3D,
Lumion 3D, Ecotect Analysis, TwinMotion, Quest3D
• Nhóm thiết kế thời trang : Kaledo 3D trend.
Ứng dụng công nghệ đồ họa 3 chiều trong thực tế.
a. Công nghệ đồ họa 3D trong thiết kế kiến trúc :
Trong nhiều thập kỷ, để thể hiện bản thiết kế một tòa nhà, các kiến trúc sư
chỉ có thể vẽ ra những hình ảnh của công trình đó trên giấy. Nhưng ngày nay,
mọi việc đều có thể thực hiện trên máy tính, các kiến trúc sư có thể thêm chiều
sâu và chuyển động để khách hàng có thể thấy được mọi góc của công trình
như nhìn từ trên cao xuống hay nhìn từ xa đến gần. Thêm vào đó, họ còn có
thể dễ dàng nhìn vào cấu trúc bên trong của công trình. Nhờ những phần mềm
dựng mẫu 3D, khách hàng có thể biết chính xác dự án họ đang thực hiện sẽ
như thế nào khi đươc thi công trên thực tế. Hình ảnh của công trình sẽ trông
SVTH : CH1301074 – Nguyễn Hải Yến 10
Phương pháp nghiên cứu khoa học GS.TSKH Hoàng Kiếm
thế nào ở mỗi thời điểm khác nhau trong ngày. Sau đây là một số minh họa
phối cảnh của các công trình

Phối cảnh nhìn từ bên ngoài
Phối cảnh trên khu đất dân cư hiện hữu
SVTH : CH1301074 – Nguyễn Hải Yến 11
Phương pháp nghiên cứu khoa học GS.TSKH Hoàng Kiếm
Phối cảnh cấu trúc bên trong căn hộ
Phối cảnh phòng khách
b. Công nghệ 3D trong y học:
− Ứng dụng trong phẫu thuật chỉnh hàm, đưa khuôn mặt về trạng thái cân
bằng đối xứng.
− Trong giáo dục ngành Y : Công nghệ bản đồ 3D mới, với đại diện là
ứng dụng "người kỹ thuật số" (BioDigital Human), đã đánh dấu giai
đoạn mới trong đào tạo các nhà giải phẫu tương lai. “Người kỹ thuật số

sinh học" hoạt động tương tự như Google Maps về cơ thể người. Có
SVTH : CH1301074 – Nguyễn Hải Yến 12
Phương pháp nghiên cứu khoa học GS.TSKH Hoàng Kiếm
nghĩa là người dùng có thể dựa trên mô hình 3D có sẵn để tùy ý phóng
lớn, thu nhỏ và quan sát cặn kẽ mọi góc độ, từ đó nắm được chức năng
của các hệ thống khác nhau của cơ thể. "Người kỹ thuật số" được tải
miễn phí tại địa chỉ />− Công nghệ in 3D trong y tế: tạo ra các bộ phận của cơ thể người để thay
thế trong quá trình điều trị cho bệnh nhân . Các bộ phận nhân tạo này
được in bằng những chât liệu khác nhau ( nhựa dẻo chịu nhiệt, silicon,
…). Dựa vào công nghệ in 3D đã sản xuất ra hộp sọ, da, mắt, mũi, mạch
máu,… toàn là nhân tạo.
c. Công nghệ 3D trong giáo dục:
− Ứng dụng các chương trình công nghệ đồ họa 3D ( Max, C4D, Maya,
Illutrator, Flash, QT, C# ) thiết kế các sản phẩm, phần mềm phục vụ
môn học Giáo dục quốc phòng an ninh.
− Ứng dụng các phần mềm đồ họa 3D để tạo thực tế ảo (Virtual Reality –
VR) làm tăng hiệu quả bài giảng và quan trọng là tạo được sự mới lạ
kích thích, thu hút người học
d. Công nghệ 3D trong quân sự
− Công nghệ 3D đóng một vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp
quốc phòng và thúc đẩy sự phát triển ngành công nghiệp này. Mà cụ thể
SVTH : CH1301074 – Nguyễn Hải Yến 13
Phương pháp nghiên cứu khoa học GS.TSKH Hoàng Kiếm
thì công nghệ này có thể giúp thiết kế vũ khí và trang bị cần dùng cho
quân đội.
− Chẳng hạn như hiện nay mỗi khi cần thêm đạn dược và những thiết bị
khác các chiến hạm đều phải ghé bến cảng. Nhưng với các máy in ba
chiều 3D, giới quân sự hi vọng sẽ có thể loại bỏ trung gian và “in” ngay
trên tàu những thứ cần thiết trên đây.
− Trong tương lai gần, nhờ kỹ thuật in 3 chiều, người ta sẽ sản xuất được

hầu hết các phụ tùng và vật dụng sinh hoạt trên các hạm tàu. Còn trong
tương lai xa hơn, các máy in 3D khổng lồ sẽ in các các tàu ngầm và tàu
nổi sẵn sàng ra khơi.
e. Công nghệ 3D trong điện ảnh nghệ thuật:
− Kỹ thuật 3D mà người ta vẫn sử dụng một cách phổ biến hiện nay
thường đi liền với khái niệm “đồ họa 3D” - tức là những hình ảnh được
dựng nên một cách sống động như thật với sự trợ giúp của các phần
mềm đồ họa vi tính. Kỹ thuật này lần đầu tiên được biết đến trên màn
ảnh vào năm 1995 với bộ phim hoạt hình nổi tiếng Toy Story (Câu
chuyện đồ chơi) của hãng Walt Disney. Bộ phim này đã mở ra một thời
kì mới cho thể loại phim hoạt hình không chỉ với những hình ảnh đẹp
hơn, sinh động hơn, “ăn đứt” khi so sánh với các bộ phim hoạt hình 2D
truyền thống, mà còn dần làm xoá nhoà đi khoảng cách giữa những hình
ảnh “thật” và “giả” trên phim. Có thể kể đến một số bộ phim nổi bật cho
thể loại 3D này như Shrek, Finding Nemo, The Incredibles, Happy Feet,
Surf's Up, Wall-E, Up,
− Bạn có thể thấy rõ ràng sự phát triển của 3D modeling trong ngành giải
trí. Rất nhiều các bộ phim của Hollywood sử dụng 3D modeling.
Việc dựng mẫu 3D đã tạo ra những hiệu ứng đặc biệt, không chỉ tạo ra
các khung cảnh, môi trường không có thực hay các hiện tượng siêu
nhiên mà còn hình thành nên những chi tiết mà bạn chẳng hề nhận ra
rằng chúng là sản phẩm nhân tạo.Người nghệ sĩ đồ họa 3D sử dụng
SVTH : CH1301074 – Nguyễn Hải Yến 14
Phương pháp nghiên cứu khoa học GS.TSKH Hoàng Kiếm
Computer Graphic Imaging (CGI) hay còn gọi là hình ảnh đồ họa máy
tính để thực hiện nhiều thao tác, góp phần không nhỏ xây dựng nên
những thước phim ấn tượng mà bạn thường thấy trong các clip ca nhạc,
phim điện ảnh…
SVTH : CH1301074 – Nguyễn Hải Yến 15
Phương pháp nghiên cứu khoa học GS.TSKH Hoàng Kiếm

Chương 3:
ÁP DỤNG MỘT SỐ NGUYÊN LÝ SÁNG TẠO TRIZ
TRONG PHẦN MỀM AUTODESK MAYA
3.1. Giao diện Autodesk Maya 2014
Giao diện người sử dụng của Maya 2014 bao gồm một số công cụ, các
trình chỉnh sửa và các nút điều khiển. Chúng ta có thể truy nhập bằng trình
đơn chính hoặc sử dụng các trình đơn đánh dấu cảm nhận cảnh quan , có
thể dùng các ngăn kệ (shelves) để lưu trữ các biểu tượng quan trọng hoặc
các phím nóng.
Gồm 4 khung nhìn (Top, Front, Side, Persp)
3.2. Áp dụng một số nguyên lý sáng tạo Triz
3.2.1. Nguyên tắc phân nhỏ, tách khỏi :
− Chia đối tượng thành các phần độc lập.
− Làm đối tượng trở nên tháo lắp được.
− Tăng mức độ phân nhỏ của đối tượng
SVTH : CH1301074 – Nguyễn Hải Yến 16
Phương pháp nghiên cứu khoa học GS.TSKH Hoàng Kiếm
Ví dụ : tách nắp ấm, quai ấm , thân ấm thành các đối tượng riêng cho dễ
làm và dễ đặt vật liệu.

3.2.2. Nguyên tắc chứa trong
− Một đối tượng được đặt bên trong đối tượng khác và bản thân nó lại
chứa đối tượng thứ ba
− Một đối tượng chuyển động xuyên suốt bên trong đối tượng khác.
Ví dụ: phần nước ( sữa) được chứa trong thân bình
SVTH : CH1301074 – Nguyễn Hải Yến 17
Phương pháp nghiên cứu khoa học GS.TSKH Hoàng Kiếm
3.2.3. Nguyên tắc thực hiện sơ bộ:
− Thực hiện trước sự thay đổi cần có, hoàn toàn hoặc từng phần, đối với
đối tượng.

− Cần sắp xếp đối tượng trước, sao cho chúng có thể hoạt động từ vị trí
thuận lợi nhất, không mất thời gian dịch chuyển.
Ví dụ : dựng phối cảnh gian hàng triển lãm két sắt
3.2.4. Nguyên tắc dự phòng:
− Bù đắp độ tin cậy không lớn của đối tượng bằng cách chuẩn bị trước các
phương tiện báo động, ứng cứu, an toàn.
Ví dụ: Trong quá trình nắn nhân vật từ các khối polygon cơ bản để có thể
trở về nhiều bước trước đó mà lệnh undo chỉ cho phép giới hạn quá ít bước
ta phải back up file hoặc tạo bản sao ngay trong sence đang làm việc.
SVTH : CH1301074 – Nguyễn Hải Yến 18
Phương pháp nghiên cứu khoa học GS.TSKH Hoàng Kiếm
3.2.5. Nguyên tắc đảo ngược:
− Thay vì hành động như yêu cầu bài toán, hãy hành động ngược lại (ví
dụ: không làm nóng mà làm lạnh đối tượng).
− Làm phần chuyển động của đối tượng (hay môi trường bên ngoài) thành
đứng yên và ngược lại, phần đứng yên thành chuyển động.
− Lật ngược đối tượng
Ví dụ: Để tạo một đầu tượng thì chúng ta chỉ tạo một nửa, nửa còn lại sẽ
được copy và lật đối xứng qua trục oy

3.2.6. Nguyên tắc cầu (tròn) hóa
− Chuyển những phần thẳng của đối tượng thành cong, mặt phẳng thành
mặt cầu, kết cấu hình hộp thành kết cấu hình cầu.
− Sử dụng các con lăn, viên bi, vòng xoắn.
− Chuyển sang chuyển động quay, sử dụng lực ly tâm.
Ví dụ: để tạo lồng trước của quạt đứng, chỉ cần tạo một nan sau đó copy và
xoay quanh trục oz
SVTH : CH1301074 – Nguyễn Hải Yến 19
Phương pháp nghiên cứu khoa học GS.TSKH Hoàng Kiếm
3.2.7. Nguyên tắc giải thiếu hoặc thừa

− Nếu như khó nhận được 100% hiệu quả cần thiết, nên nhận ít hơn hoặc
nhiều hơn “một chút”. Lúc đó bài toán có thể trở nên đơn giản hơn và
dễ giải hơn.
Ví dụ: Nếu ta cho thuộc tính Divisions = 0 thì việc nắn lồng quạt chỉ thực
hiện trên ít điểm  thời gian nhanh hơn  hình dáng cũng gần đạt mức độ
chấp nhận
Khi cho Divisions =2 số điểm tặng lên gấp 2 lần , hình ảnh mượt mà hơn nhưng
mất nhiều thời gian  chọn Division vừa đủ
SVTH : CH1301074 – Nguyễn Hải Yến 20
Phương pháp nghiên cứu khoa học GS.TSKH Hoàng Kiếm
3.2.8. Nguyên tắc chuyển sang chiều khác
− Những khó khăn do chuyển động (hay sắp xếp) đối tượng theo đường
(một chiều) sẽ được khắc phục nếu cho đối tượng khả năng di chuyển
trên mặt phẳng (hai chiều). Tương tự, những bài toán liên quan đến
chuyển động (hay sắp xếp) các đối tượng trên mặt phẳng sẽ được đơn
giản hoá khi chuyển sang không gian (ba chiều).
− Chuyển các đối tượng có kết cấu một tầng thành nhiều tầng
− Đặt đối tượng nằm nghiêng.
− Sử dụng mặt sau của diện tích cho trước.
− Sử dụng các luồng ánh sáng tới diện tích bên cạnh hoặc tới mặt sau của
diện tích cho trước.
Ví dụ:
Khi chọn các vertix trên đối tượng ở cửa sổ phối cảnh khó thì ta có thể
chuyển sang cửa khác ( Top, Front, Side) để quá trình chọn điểm được
nhanh và chính xác.
SVTH : CH1301074 – Nguyễn Hải Yến 21
Phương pháp nghiên cứu khoa học GS.TSKH Hoàng Kiếm
3.2.9. Nguyên tắc tác động theo chu kỳ
− Chuyển tác động liên tục thành tác động theo chu kỳ (xung).
− Nếu đã có tác động theo chu kỳ, hãy thay đổi chu kỳ.

− Sử dụng khoảng thời gian giữa các xung để thực hiện tác động khác.
Ví dụ:
Để tạo được niền xe hơi, chỉ cần tạo 1 thanh cube (nắn hoàn chỉnh), sau đó
xoay quanh trục oz 72
0
để tạo 5 thanh copy
SVTH : CH1301074 – Nguyễn Hải Yến 22
Phương pháp nghiên cứu khoa học GS.TSKH Hoàng Kiếm
3.2.10. Nguyên tắc sao chép
− Thay vì sử dụng những cái không được phép, phức tạp, đắt tiền, không
tiện lợi hoặc dễ vỡ, sử dụng bản sao.
− Thay thế đối tượng hoặc hệ các đối tượng bằng bản sao quang học (ảnh,
hình vẽ) với các tỷ lệ cần thiết.
− Nếu không thể sử dụng bản sao quang học ở vùng biểu kiến (vùng ánh
sáng nhìn thấy được bằng mắt thường), chuyển sang sử dụng các bản
sao hồng ngoại hoặc tử ngoại.
Ví dụ : tạo niền xe hơi như 3.2.9
3.2.11. Nguyên tắc sử dụng các vật liệu nhiều lỗ
− Làm đối tượng có nhiều lỗ hoặc sử dụng thêm những chi tiết có nhiều lỗ
(miếng đệm, tấm phủ )
− Nếu đối tượng đã có nhiều lỗ, sơ bộ tẩm nó bằng chất nào đó.
Ví dụ : chiếc loa cần được áp chất liệu ( texture) dạng lỗ
3.2.12. Nguyên tắc thay đổi màu sắc
− Thay đổi màu sắc của đối tượng hay môi trường bên ngoài
− Thay đổi độ trong suốt của của đối tượng hay môi trường bên ngoài.
SVTH : CH1301074 – Nguyễn Hải Yến 23
Phương pháp nghiên cứu khoa học GS.TSKH Hoàng Kiếm
− Để có thể quan sát được những đối tượng hoặc những quá trình, sử dụng
các chất phụ gia màu, hùynh quang.
− Nếu các chất phụ gia đó đã được sử dụng, dùng các nguyên tử đánh dấu.

− Sử dụng các hình vẽ, ký hiệu thích hợp.
Ví dụ:

3.2.13.Nguyên tắc thay đổi các thông số lý hóa của đối tượng
− Thay đổi trạng thái đối tượng.
− Thay đổi nồng độ hay độ đậm đặc.
− Thay đổi độ dẻo
− Thay đổi nhiệt độ, thể tích
Ví dụ:
SVTH : CH1301074 – Nguyễn Hải Yến 24
Phương pháp nghiên cứu khoa học GS.TSKH Hoàng Kiếm
3.2.14.Nguyên tắc đồng nhất
− Nội dung: những đối tượng, tương tác với đối tượng cho trước, phải
được làm từ cùng một vật liệu (hoặc từ vật liệu gần về các tính chất) với
vật liệu chế tạo đối tượng cho trước.
Ví dụ: trong chiếc quạt đứng thì phần chân đế, thân, đuôi, bao lồng quạt
được cho cùng chất liệu là lambert, đặt cùng màu


SVTH : CH1301074 – Nguyễn Hải Yến 25

×