Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

ĐỀ CƯƠNG ôn tập LỊCH sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (33.7 KB, 4 trang )

*ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ
I.Trắc nghiệm
-Bài 26, 27
-Bài 28 mục 3
-Triều đình phong kiến Nguyễn bảo thủ, bất lực trong việc thích ứng với hoàn
cảnh, nên đã không chấp nhận những thay đổi và từ chối mọi sự cải cách, kể cả
những cải cách hoàn toàn có khả năng thực hiện. Điều này đã làm cản trở sự
phát triển của những tiền đề mới, khiến xã hội vẫn chỉ luẩn quẩn trong vòng bế
tắc của chế độ thuộc địa nửa phong kiến.
-Dù không thành hiện thực, song những tư tưởng cải cách cuối thế kỉ XIX đã
gây được tiếng vang lớn, ít nhất cũng đã dám tấn công vào những tư tưởng
bảo thủ và phản ánh trình độ nhận thức mới của những người Việt Nam hiểu
biết, tức thời.
II.Tự luận
1. Nội dung chính sách khai thác thuộc địa lần khai thác thuộc địa lần
thứ nhất của Pháp ở Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX về lĩnh vực kinh tế,
văn hóa giáo dục
*Chính sách kinh tế:
-Nông nghiệp: cướp đoạt ruộng đất.
-Công nghiệp: khai thác mỏ để xuất khẩu, đầu tư công nghiệp nhẹ.
-Giao thông vận tải: xây dựng hệ thống giao thông vận tải: đường bộ, đường
sắt, đường thủy.
-Thương nghiệp: độc chiếm thị trường Việt Nam.
-Tài chính: đánh thuế nặng, đặt thêm thuế mới để tăng ngân sách.
-Mục đích: vơ vét sức người, sức của ở Việt Nam, đáp ứng nhu cầu chính quốc.
=>Kinh tế Việt Nam về cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, phụ thuộc vào
kinh tế Pháp.
2. Sự chuyển biến của xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX
*Các vùng nông thôn
-Giai cấp địa chủ và phong kiến
+Đã đầu hàng, làm chỗ dựa, tay sai cho thực dân Pháp, cấu kết với Pháp bóc lột


nông dân.
+Tuy nhiên, một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ còn có tinh thần yêu nước.
-Giai cấp nông dân
+Số lượng đông đảo họ bị mất đất, bị áp bức, bóc lột nặng nề, cuộc sống cực
khổ, không lối thoát.
+Tích cực tham gia cuộc đấu tranh chống áp bức, giành cuộc sống tự do, ấm
no, hạnh phúc.
+Một bộ phận nhỏ bị mất ruộng đất phải làm việc trong các hầm mỏ, đồn điền.
*Đô thị phát triển, sự xuất hiện các giai cấp tầng lớp mới
-Đô thị phát triển
+Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, đô thị Việt Nam ra đời và phát triển ngày càng
nhiều.
-Sự xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới
+Tầng lớp tư sản: có nguồn gốc từ các thầu khoán, chủ xí nghiệp, xưởng thủ
công, chủ hãng buôn bị chính quyền thực dân kìm hãm, bị Pháp chèn ép.
+Tầng lớp tiểu tư sản: bao gồm chủ các xưởng thủ công nhỏ, cơ sở buôn bán
nhỏ, viên chức cấp thấp và những người làm nghề tự do.
+Tầng lớp công nhân: phần lớn xuất than từ nông dân, làm việc trong các đồn
điền, hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp lương thấp nên đời sống khổ cực có tinh
thần cách mạng triệt để, sẵn sang đứng lên đấu tranh chống chủ đòi cải thiện
đời sống.
*Xu hướng mới trong cuộc vận động giải phóng dân tộc
-Đầu thế kỉ XX, xu hướng cứu nước theo con đường dân chủ tư sản được
truyền bá vào nước ta được nhiều trí thức Nho học tiến bộ hưởng ứng.
3. So sánh phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX, với
phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX theo các nội dung: mục đích đấu
tranh, lực lượng tham gia, thành phần lãnh đạo, hình thức đấu tranh
Nội dung
Phong trào yêu nước
cuối thế kỉ XIX

Phong trào yêu nước ở Việt Nam
đầu thế kỉ XX
Mục đích
đấu tranh
Đánh Pháp, giành độc
lập dân tộc, xây dựng
lại chế độ phong kiến
Đánh Pháp, giành lại độc lập dân
tộc, kết hợp với cải cách xã hội
theo khuynh hướng dân chủ tư
sản
Lực lượng
tham gia
Văn thân, sĩ phu yêu
nước, nông dân
Nho sĩ yêu nước, nông dân, công
nhân, binh lính,…
Thành
phần lãnh
đạo
Văn thân sĩ phu phong
kiến yêu nước
Tầng lớp Nho học trẻ đang trên
con đường tư sản văn học
Hình thức
đấu tranh
Vũ trang khởi nghĩa
Du học, tuyên truyền giáo dục,
vận động cải cách xã hội, vũ trang
khởi nghĩa

4.Phong trào Đông du (1905-1909)
-Nhật Bản đi theo con đường tư bản, thoát khỏi ách thống trị của tư bản châu
Âu và châu Mĩ, lại cùng màu da, cùng văn hóa Hán học với Việt Nam.
-Năm 1904, Duy Tân hội thành lập, do Phan Bội Châu đứng đầu với chủ trương
dùng bạo động vũ trang đánh Pháp khôi phục độc lập.
-Từ năm 1905-1908, hội phát động phong trào Đông du, đưa khoảng 200 học
sinh, sinh viên sang Nhật, học nhằm đào tạo nhân tài chống Pháp.
-Tháng 9/1908, Pháp cấu kết với Nhật Bản trục xuất những người Việt Nam ra
khỏi Nhật.
-Tháng 3/1909, phong trào tan rã, Hội Duy tân ngừng hoạt động.
5.Phong trào Đông kinh nghĩa thục
-Tháng 3/1907, Lương Văn Can và Nguyễn Quyền thành lập trường Đông Kinh
nghĩa thục dạy các môn khoa học thường thức, tổ chức các buổi diễn thuyết,
bình văn, xuất bản sách báo tuyên truyền tinh thần yêu nước.
-Phạm vi hoạt động khá rộng: Hà Nội, Hà Đông, Sơn Tây, Bắc Ninh, Hưng Yên,
Hải Dương, Thái Bình.
-Tháng 11/1907, thực dân Pháp ra lệnh đóng cửa trường học.
-Thông qua các hoạt động để thức tỉnh lòng yêu nước, truyền bá tư tưởng dân
chủ, dân quyền và một nền văn hóa mới ở nước ta.

×