Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

luận văn quản trị thương mại quốc tế Đề án Mỹ áp đặt thuế kép tới mặt hàng túi nhựa của Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.36 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA THƯƠNG MẠI & KINH TẾ QUỐC TẾ
BỘ MÔN KINH DOANH QUỐC TẾ
o0o
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
Đề tài
“ Mỹ áp đặt thuế kép tới mặt hàng túi nhựa của Việt Nam”
Giáo viên hướng dẫn :TS. NGUYỄN ANH MINH
Học viên thực hiện : NGUYỄN QUỲNH MAI
Mã SV : CQ512063
Lớp : KDQT51 A
Hệ : Chính quy
SĐT : 0902093727

Đề án Kinh doanh Quốc tế GVHD: TS.Nguyễn Anh Minh
HÀ NỘI – 2012
SVTH: Nguyễn Quỳnh Mai Lớp Quản trị Kinh doanh Quốc tế A
Đề án Kinh doanh Quốc tế GVHD: TS.Nguyễn Anh Minh
Vụ điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp của Mỹ tới mặt hàng túi nhựa
của Việt Nam được khởi xướng ngày 21/4/2009 trên cơ sở đơn kiện ngày 31/3/2009
của hai nguyên đơn là Hilex Poly Co và Superbag Cooperation. Ngày 27/4/2010 vụ
điều tra đã đi đến quyết định chính thức với mức thuế chống bán phá giá và thuế chống
trợ cấp khá cao.
Trước đó, nhiều mặt hàng của Việt Nam đã bị Mỹ kiện chống bán phá giá như:
cá da trơn, tôm đông lạnh và lò xo không bọc nhưng đây là lần đầu tiên một mặt hàng
của Việt Nam bị đánh thuế chống trợ cấp và cũng là mặt hàng đầu tiên bị đánh thuế
kép. Điều đó đã có tác động lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt nam và qua
đó, các doanh nghiệp cũng như Chính phủ Việt Nam đã rút ra được nhiều bài học từ
vấn đề này.
QUY ĐỊNH VỀ CHÔNG BÁN PHÁ GIẢ VÀ CHỐNG TRỢ CẤP CỦA MỸ.
Quy định về chống bán phá giá của Mỹ


Mỹ là một trong những quốc gia đầu tiên đưa luật chống bán phá giá vào hệ
thống luật pháp quốc gia. Theo luật này thì nhà nhập khẩu có thể bị truy cứu trách
nhiệm dân sự và trách nhiệm hình sự nếu nhập khẩu hoặc bán hàng hóa ngoại nhập vào
thị trường Mỹ tại mức giá thấp hơn đáng kể so với mức giá của cũng sản phẩm đó bán
tại một thị trường khác tương đương.
Về cơ bản có 4 điều luật chính điều chỉnh hành vi bán phá giá là:
- Luật chống bán phá giá 1916.
- Luật chống bán phá giá 1921.
- Luật thương mại 1974.
- Luật thương mại 1979.
Bốn bộ luật này được kết hợp nhuần nhuyễn với nhau và đều được Bộ Thương
mại Hoa Kỳ (DOC) và ủy ban thương mại Hoa Kỳ (ITC) dẫn chiếu trong quá trình xử
lý các vụ kiện chống bán phá giá. Luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ cho phép chính
quyền Hoa Kỳ thu thuế nhập khẩu đặc biệt, được gọi là “thuế chống bán phá giá” để bù
lại phần tổn hại do việc nhập khẩu hàng hóa với giá thấp ở mức “không công bằng”.
Để có thể áp được thuế chống bán phá giá cho các mặt hàng nhập khẩu vào Mỹ thì cần
được bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) phải xác định hàng hóa nhập khẩu được bán ở
mức “thấp hơn giá trị thông thường” và ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (ITC)
SVTH: Nguyễn Quỳnh Mai 1 Lớp Quản trị Kinh doanh Quốc tế A
Đề án Kinh doanh Quốc tế GVHD: TS.Nguyễn Anh Minh
phải kết luận rằng hàng nhập khẩu “gây tổn hại nghiêm trọng” hoặc “đe dọa gây tổn
hại nghiêm trọng” cho ngành công nghiệp nội địa Hoa Kỳ.
Mỹ đã áp dụng loại thuế này cho rất nhiều mặt hàng đến từ các quốc gia khác nhau khi
nhập khẩu vào Mỹ như: đối với sản phẩm tủ lạnh được nhập khẩu từ Hàn Quốc và
Mexico, mặt hàng tháp tuabin gió của Trung Quốc, sản phẩm mắc áo bằng thép của
Đài Loan, Theo đó, Mỹ đã áp mức thuế chống bán phá giá 15,41% cho các sản phẩm
tủ lạnh đến từ Hàn Quốc và 29,24% đối với hãng tử lạnh Electrolux của Mexico; còn
tháp tuabin của Trung Quốc đã bị áp mức thuế 14%-26%, còn mắc áo thép của Đài
Loan bị chịu mức thuế lên tới 70%-125%.
Còn đối với Việt Nam, vụ kiện chống bán phá giá đầu tiên của Mỹ đối với Việt

Nam là đối với mặt hàng cá da trơn và với kết quả là bị áp mức thuế suất là 36,84%-
63,88% vào năm 2002. Tiếp theo đó là hàng loạt các vụ kiện chống bán phá giá khác
của Mỹ đối với Việt Nam như: tôm, lò xo không bọc, túi nhựa PE, mắc áo bằng thép,
ống thép cacbon, với kết quả điều tra đối với mặt hàng tôm, lò xo không bọc, túi nhựa
PE là không khả quan, còn một số mặt hàng khác vẫn đang trong quá trình điều tra.
Quy định về thuế chống trợ cấp của Mỹ
Luật thuế quan năm 1930 của Hoa Kỳ cho phép Bộ Thương mại nước này
(DOC) đánh thuế chông trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu vào Hoa Kỳ có hiện tượng
được trợ cấp từ Chính phủ nước xuất khẩu gây sự thiệt hại cho nền kinh tế nội địa.
Trong các vụ kiện áp thuế chống trợ cấp, một trợ cấp từ Chính phủ nước sản
xuất hàng hóa xuất sang thị trường Mỹ bị coi là vi phạm nếu được DOC chứng minh là
hội tủ đủ 3 yếu tố cơ bản: có sự đóng góp tài chính từ Chính phủ.; mang lại lợi ích cho
người được hưởng trợ cấp; tính riêng biệt (tức là trợ cấp được áp dụng riêng cho một
doanh nghiệp, một nhóm doanh nghiệp hoặc một ngành, một vùng địa lý cụ thể hoặc
các mặt hàng xuất khẩu nhất định).
Bân cạnh các mức thuế về chống bán phá giá, nhiều nước trên thế giới đã bị Mỹ
tiến hành điều tra do nghi ngờ có sự trợ cấp của Chính phủ nước xuất khẩu đối với mặt
hàng xuất khẩu vào Mỹ, như: pin mặt trời và tháp quạt gió từ Trung Quốc, ống thép
các bon của Ấn Độ, dây thép của Mexico Trong đó thì pin mặt trời bị áp mức thuế là
250%, dây thép của Mexico là 38%, còn ống thép các bon của Ấn Độ là 285,95%,
Đối với Việt Nam thì vụ kiện đầu tiên về thuế chống trợ cấp của Mỹ đối với
Việt Nam là mặt hàng túi nhựa PE vào năm 2009. Từ đó đã mở đầu cho các vụ kiện
chống trợ cấp khác từ Mỹ đối với mặt hàng của Việt Nam là: ống thép, mắc áo thép,
SVTH: Nguyễn Quỳnh Mai 2 Lớp Quản trị Kinh doanh Quốc tế A
Đề án Kinh doanh Quốc tế GVHD: TS.Nguyễn Anh Minh
tuabin điện gió, Theo đó thì ống thép của Việt Nam bị đánh mức thuế là 8,06%; mắc
áo bằng thép là 21,25%, còn tuabin điện gió thì vẫn đang trong quá trình điều tra.
THUẾ KÉP ĐỐI VỚI MẶT HÀNG TÚI NHỰA VIỆT NAM
Tình hình xuất khẩu túi nhựa của Việt Nam sang Mỹ
- 2007 2008 2009

Khối lượng (nghìn đơn vị) 7.288.000 7.201.000 6.259.000
Trị giá (đô la Mỹ) 65.429.000 79.424.000 43.074.
Sản lượng và kim ngạch túi nhựa Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ:
Hai nhà sản xuất túi nhựa Hilex Poly Co. và Superbag Corporation kiện phía
Việt Nam và một số quốc gia và vùng lãnh thổ khác đã bán sản phẩm với giá thấp hơn
mức "giá thông thường" tại thị trường Mỹ, gây thiệt hại cho sản xuất và kinh doanh
của họ. Lý lẽ điều tra của DOC dựa trên bằng chứng là các thống kê về số lượng và
kim ngạch xuất khẩu túi nhựa qua ba năm, từ 2007-2009, mà DOC cho rằng có sự gia
tăng đột biến, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho sản xuất trong nước. DOC
cho rằng các nhà sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam bán túi nhựa PE với giá thấp hơn
giá trị thông thường tại Mỹ từ 52,30% đến 76,11% đồng xác định rằng các nhà sản
xuất và xuất khẩu Việt Nam đã nhận được khoản trợ cấp từ chính phủ với mức trợ cấp
từ dưới 1% cho đến 52,56% Do đó, Mỹ đã tiến hành vụ điều tra mặt hàng túi nhựa PE
của Việt Nam cả về thuế chống bán phá giá lẫn thuế chống trợ cấp của Chính Phủ Việt
Nam hay còn gọi là vụ điều tra về “thuế kép”.
Phương thức đánh thuế của Mỹ
Sản phẩm bị kiện được xác định là túi Polyethylene (túi PE) thường được biết
tới dưới tên là túi/bịch nylon đựng hàng hay là túi T-shirt. DOC giới hạn sản phẩm bị
kiện ở các loại túi/bịch nylon không gắn miệng, có quai xách, không khóa kéo hay
dụng cụ đóng bên ngoài làm từ tấm nhựa polyethylene. Sản phẩm bị kiện là túi đựng
hàng trong các siêu thị, cửa hàng, nhà thuốc. Tuy nhiên, sản phẩm không bị kiện bao
gồm: túi PE không in logo hoặc tên cửa hiệu và có dụng cụ đóng/khóa và túi PE được
đóng gói với nhãn in nêu rõ mục đích sử dụng khác chứ không phải để xách hàng từ
siêu thị hay các cửa hàng bán lẻ. Nên không phải toàn bộ các doanh nghiệp sản xuất túi
SVTH: Nguyễn Quỳnh Mai 3 Lớp Quản trị Kinh doanh Quốc tế A
Đề án Kinh doanh Quốc tế GVHD: TS.Nguyễn Anh Minh
nhựa của Việt Nam bị kiện trong trường hợp này mà chỉ có các doanh nghiệp sản xuất
các sản phẩm đã được Mỹ xác định. Dù thế thì số lượng các doanh nghiệp bị kiện ở
Việt Nam cũng là khá lớn - khoảng tầm 60 doanh nghiệp. Nhưng để phục vụ cho việc
điều tra thì chỉ lựa chọn ra 3 doanh nghiệp tiêu biểu để làm bị đơn bắt buộc là:

Advance Polibag Co (API); Chin Sheng company (Chin Sheng), Fotai Vietnam
Enterprise Cooperation (Fentai Vietnam)
DIỄN BIẾN ĐIỀU TRA CỦA MỸ
Diễn biến cuộc điều tra về sản phẩm túi nhựa PE của Việt Nam được tóm tắt
như sau:
Thời gian Sự kiện
31/3/2009 - Đơn kiện chống trợ cấp túi nhựa PE Việt Nam được nộp cho ITC và
DOC.
- ITC bắt đầu điều tra sơ bộ về thiệt hại trên cơ sở đơn kiện của bên
nguyên đơn.
14/4/2009 Bên Việt Nam trả lời bảng câu hỏi của ITC
15/4/2009 Việt Nam nộp đơn yêu cầu tham gia thủ tục điều tra sơ bộ của ITC.
20/4/2009 Quyết định khởi xướng điều tra của DOC
21/4/2009 Phiên họp giữa các quan chức DOC và quan chức Chính phủ Việt
Nam để khái quát về các thủ tục và lịch trình điều tra.
24/4/2009 Ngày Việt Nam nộp bản lập luận viết cho ITC.
12/5/2009 Việt Nam nộp bản dữ liệu về số lượng và giá trị cho DOC (vụ điều tra
chống bán phá giá)
13/5/2009 DOC lựa chọn bị đơn bắt buộc là 3 doanh nghiệp có khối lượng xuất
khẩu túi nhựa PE đi Hoa Kỳ lớn nhất của Việt Nam, bao gồm:
- Advance Polibag Co (API)
- Chin Sheng company (Chin Sheng)
- Fotai Vietnam Enterprise Cooperation (Fentai Vietnam)
SVTH: Nguyễn Quỳnh Mai 4 Lớp Quản trị Kinh doanh Quốc tế A
Đề án Kinh doanh Quốc tế GVHD: TS.Nguyễn Anh Minh
18/5/2009 DOC gửi Bảng câu hỏi điều tra đến Chính phủ Việt Nam, đề nghị
Chính phủ Việt Nam chuyển phần Bảng câu hỏi liên quan đến các
công ty cho các bị đơn bắt buộc.
22/5/2009 ITC ra kết luận sơ bộ là có thiệt hại đáng kể
9/6/2009 Chính phủ Việt Nam yêu cầu DOC điều chỉnh Bảng câu hỏi điều tra

ngày 18/5/2009, cụ thể là xác định một ngày mốc để ghi nhận các trợ
cấp để điều tra, qua đó giới hạn thời gian điều tra trong Bảng câu hỏi.
DOC đã từ chối vì cho rằng việc này chỉ được xác định trong kết luận
sơ bộ của DOC.
25/6/2009 Các nguyên đơn đệ trình bổ sung cáo buộc về 9 loại trợ cấp khác.
8/7/2009 DOC nhận được bảng trả lời Câu hỏi điều tra ngày 18/5/2009 từ
Chính phủ Việt Nam và các bị đơn bắt buộc.
17/7/2009 - DOC chấp nhận điều tra thêm 7 cáo buộc trợ cấp trong số 9 cáo buộc
nêu thêm ngày 25/6/2009. Và gửi Bảng câu hỏi điều tra Bổ sung liên
quan đến các cáo buộc mới cho Chính phủ Việt Nam và các bị đơn bắt
buộc.
- Cùng ngày Chính phủ Việt Nam gửi phản đối và cho rằng lẽ ra
nguyên đơn có thể đưa các cáo buộc này ngay trong đơn kiện nhưng
lại cố tình đưa sau nhằm làm rối thủ tục và khiến Chính phủ Việt Nam
không có đủ thời gian để trả lời phần câu hỏi bổ sung.
- Cho phần này thì API đã gửi phần trả lời vào ngày 30/7. Các đơn vị
khác gửi vào ngày 7/8 và 10/8.
- Các nguyên đơn lại tiếp tục đệ trình thêm 2 cáo buộc trợ cấp khác
(đây là lần thứ 2)
- Ngày 28/7/2009 DOC chấp thuận điều tra bổ sung thêm cả 02
chương trình này và gửi Bảng câu hỏi điều tra bổ sung liên quan đến
các cáo buộc mới đến Chính phủ Việt Nam và các bị đơn bắt buộc
- Ngày 7/8/2009 API gửi bản trả lời bổ sung, các đơn vị khác gửi ngày
17/8/2009.
24/7/2009 DOC đã gửi bảng câu hỏi bổ sung cho Chính phủ Việt Nam và các bị
đơn bắt buộc.
SVTH: Nguyễn Quỳnh Mai 5 Lớp Quản trị Kinh doanh Quốc tế A
Đề án Kinh doanh Quốc tế GVHD: TS.Nguyễn Anh Minh
- API gửi câu trả lời ngày 7/8/2009
- Chính phủ, Chin sheng và Fotai gửi câu trả lời ngày 17/8/2009

23/8/2009 DOC quyết định sơ bộ về vụ điều tra chống trợ cấp.
24/8/2009 ITC bắt đầu điều tra cuối cùng về thiệt hại.
4/9/2009 DOC ra kết luận sơ bộ khẳng định có trợ cấp
5/10/2009 - Bên nguyên đơn nộp đơn đề nghị tiến hành Phiên điều trần
- Đơn đề nghị này đã được nguyên đơn rút lại ngày 27/1/2010
7/10/2009 Các bên trả lời Bảng câu hỏi bổ sung lần 2 của DOC (API gửi bản trả
lời ngày 7/10)
26/10/2009 - API gửi thông báo xin rút khỏi vụ điều tra
- Chính phủ VN trả lời Bảng câu hỏi bổ sung lần 3 của DOC (chỉ gửi
cho Chính phủ VN)
- Hilex (một bên nguyên đơn) bổ sung vấn đề thực tế mới.
6/11/2009 DOC quyết định sơ bộ về vụ điều tra chống bán phá giá
2-18/11/2009 DOC tiến hành thẩm tra thực địa tại Việt Nam (đối với cả Chính phủ
VN và các bị đơn bắt buộc)
1/2010 DOC tiến hành điều tra thực địa vụ chống bán phá giá
4/1/2010 DOC ra báo cáo kết quả thẩm tra thực địa
11/1/2009 DOC ra báo cáo kết quả thảo luận giữa DOC với các chuyên gia độc
lập về hệ thống ngân hàng Việt Nam
25/1/2010 Các bên (nguyên và bị) gửi bản tóm tắt lập luận vụ việc của mình đến
DOC
1/2/2010 Các bên (nguyên và bị) gửi bản tóm tắt các lập luận phản biện của
mình đến DOC
16/3/2010 ITC tiến hành Phiên điều trần
21/3/2010 DOC ra quyết định cuối cùng về vụ chống bán phá giá
SVTH: Nguyễn Quỳnh Mai 6 Lớp Quản trị Kinh doanh Quốc tế A
Đề án Kinh doanh Quốc tế GVHD: TS.Nguyễn Anh Minh
25/3/2010 DOC ra kết luận cuối cùng khẳng định có trợ cấp gây thiệt hại
27/3/2010 ITC ra kết luận cuối cùng khẳng định có “đe dọa thiệt hại”
5/4/2010 Quyết định áp thuế chống trợ cấp đối với túi nhựa PE Việt Nam
Như vậy ngày 31/8/2009, sau hơn 4 tháng điều tra, Bộ Thương mại Hoa Kỳ

(DOC) ra kết luận túi nhựa Việt Nam được trợ cấp với mức thấp nhất là 0.20% cho đến
cao nhất là 4.24% cho 3 doanh nghiệp bị đơn bắt buộc và một mức biên độ chung toàn
quốc là 2.97% (áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp xuất khẩu túi nhựa của Việt Nam
không thuộc nhóm được bị đơn bắt buộc). Trước đó Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa
Kỳ (ITC) cũng có kết luận túi nhựa PE Việt Nam nhập khẩu vào Hoa Kỳ gây thiệt hại
đáng kể cho ngành sản xuất nội địa của Hoa Kỳ. Do đó biện pháp tạm thời (thuế tạm
thời) đã được áp dụng với mức bằng với biên độ trợ cấp được tính cho từng doanh
nghiệp.Đến ngày 26/3/2010, DOC có kết luận cuối cùng về biên độ trợ cấp đối với túi
nhựa PE trong vụ việc này. Kết quả này không được khả quan như kết luận sơ bộ, cụ
thể là các biên độ trợ cấp cao hơn so với kết luận trước đây, với mức thấp nhất là
0.44%, cao nhất 52.56%, biên độ chung toàn quốc là 5.28%. Ngày 27/4/2010, ITC ra
kết luận cuối cùng khẳng định về thiệt hại và mối quan hệ nhân quả. Ngày 5/4/2010,
DOC ra Quyết định áp dụng thuế chống trợ cấp chính thức với túi nhựa Việt Nam, kết
thúc quá trình điều tra gốc trong vụ việc này.
NHỮNG CÁO BUỘC TRỢ CẤP VỀ PHÍA MỸ
Trong Đơn yêu cầu khởi xướng điều tra (Đơn kiện), nguyên đơn cáo buộc rằng
Chính phủ Việt Nam có chính sách phát triển và mở rộng ngành túi nhựa PE Việt Nam
với nhiều hình thức trợ cấp. Cụ thể, bên nguyên đơn đã nêu ra các hình thức trợ cấp
sau của Chính phủ Việt Nam nhằm phát triển và mở rộng ngành túi nhựa PE của Việt
Nam:
Các kế hoạch phát triển ngành của Chính phủ Việt Nam
“Chiến lược Phát triển Kinh tế - Xã hội 2001 – 2010” của Chính phủ có nêu chỉ
tiêu tăng trưởng xuất khẩu gấp 2 lần tăng trưởng GCD và khuyến khích xuất khẩu các
sản phẩm công nghiệp thay vì nông sản và hàng hóa tiêu dùng và kêu gọi thiết lập một
số chương trình trợ cấp (hình thành quỹ hỗ trợ hoạt động xuất khẩu, khuyến khích sử
dụng hàng nội địa). Do đó Nhà nước và cộng đồng xã hội hỗ trợ sẽ hỗ trợ tài chính cho
các nỗ lực công nghiệp hóa và tăng cường xuất khẩu hàng hóa Việt Nam.
SVTH: Nguyễn Quỳnh Mai 7 Lớp Quản trị Kinh doanh Quốc tế A
Đề án Kinh doanh Quốc tế GVHD: TS.Nguyễn Anh Minh
Đó là kế hoạch nhằm tăng trưởng kinh tế chung của Việt Nam, nhưng bên cạnh

đó Kế hoạch tổng thể phát triển ngành nhựa Việt Nam đến 2010 có nêu các chỉ tiêu sản
xuất và các chỉ tiêu khác của ngành (như sản xuất sản phẩm nhựa công nghệ cao và
xuất khẩu sản phẩm nhựa) đồng thời yêu cầu các Bộ ngành và ngân hàng hỗ trợ (ví dụ
theo mức tín dụng ưu đãi) cho ngành để đạt được các chỉ tiêu đó. Đặc biệt Quyết định
55/2007/QĐ-TTg trong đó xác định các sản phẩm bao bì nhựa được coi là đối tượng
ưu tiên của các hỗ trợ từ Chính phủ.
Các chính sách trợ cấp
Thông qua các tuyên bố về việc Nhà nước và xã hội tạo quỹ, cho vay ưu đãi, ưu
tiên phát triển, Ngân hàng Nhà nước phối hợp với Quỹ Hỗ trợ hỗ trợ các doanh nghiệp
với lãi suất ưu đãi cho doanh nghiệp xuất khẩu và nhất là cho ngành nhựa (VD như
những khoản vay ưu đãi cho việc xây dựng nhà máy của một số doanh nghiệp). Điều
đó được thể hiện qua việc Ngân hàng phát triển Việt Nam VDB được thành lập 5/2006
với nhiệm vụ cung cấp các hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu và là công cụ chính của
Nhà nước để đầu tư trực tiếp vào các dự án kinh tế - xã hội quan trọng.
Các chương trình hỗ trợ khác
Bên cạnh đó, Chính phủ nước ta còn có một số chương trình hỗ trợ khác như:
chương trình xúc tiến xuất khẩu ( theo báo cáo của Chính phủ thì nhiều doanh nghiệp
nhựa đã được Quỹ hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ trả một phần chi phí từ 50% đến
70% khi tham gia các hội chợ ở nước ngoài, theo Quyết định số 279/2005/QĐ-TTg);
chương trình thưởng xuất khẩu (ví dụ về thưởng xuất khẩu 300 đồng cho mỗi đô la);
chương trình phát triển sản phẩm mới.
Các khoản hỗ trợ liên quan đến thuế
Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp xuất khẩu: nhiều công ty
trong ngành nhựa có thành tích xuất khẩu đã được Chính phủ công nhận hoặc thông
báo công khai về việc xuất khẩu hầu như toàn bộ sản lượng được suy đoán là chỉ phải
chịu mức thuế thu nhập doanh nghiệp là 10 – 15 – 20% (so với mức thông thường là
28%), đó là do Nghị định 164/2003/NĐ-CP quy định về ưu đãi thuế thu nhập doanh
nghiệp có kim ngạch xuất khẩu trên 50% tổng doanh thu.
Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu và thuế VAT cho các doanh
nghiệp FDI: nhiều doanh nghiệp sản xuất túi nhựa là doanh nghiệp FDI nên theo Nghị

định 24/2000/NĐ-CP sẽ chỉ phải chịu mức thuế thu nhập là 20%, còn đối với doanh
SVTH: Nguyễn Quỳnh Mai 8 Lớp Quản trị Kinh doanh Quốc tế A
Đề án Kinh doanh Quốc tế GVHD: TS.Nguyễn Anh Minh
nghiệp FDI mà sản xuất túi nhựa công nghệ cao – lĩnh vực khuyến khích đầu tư thì sẽ
chỉ phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp là 10 – 15% trong vòng 15 năm. Đặc biệt đối
với doanh nghiệp FDI thì sẽ được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để
tạo tài sản cố định (VD: các máy móc thiết bị) và còn được miễn thuế VAT khi mua
máy móc thiết bị xây dựng làm tài sản cố định mà Việt Nam chưa sản xuất được, miễn
thuế các nguyên liệu nhập khẩu sử dụng cho các nhà máy sản xuất để xuất khẩu.
.Ngoài ra, trong quá trình điều tra, bên nguyên đơn còn bổ sung thêm một số
cáo buộc trợ cấp khác. Tuy nhiên, DOC chỉ xem xét một số cáo buộc trong số đó (số
còn lại DOC qua điều tra tiền tố tụng đã bác bỏ), thể hiện các các quyết định sơ bộ và
cuối cùng của mình.
KẾT QUẢ ĐIỀU TRA CỦA DOC ĐỐI VỚI CÁC CÁO BUỘC VỀ TRỢ CẤP
Sau khi nhận được các cáo buộc của phía nguyên đơn về các trợ cấp của Chính
phủ Việt Nam đối với mặt hàng túi nhựa PE. DOC đã tiến hành điều tra và có các kết
luận sau về các chương trình bị cáo buộc:
Đối với Chương trình hỗ trợ lãi suất ưu đãi cho ngành nhựa
Kế hoạch 5 năm ngành nhựa và Kế hoạch 5 năm chung của cả nền kinh tế (FYP)
đều đồng thời nêu ngành nhựa là ngành mũi nhọn được tập trung phát triển. Ngoài ra:
kế hoạch ngành nhựa có nêu rõ Ngân hàng Nhà nước phải phối hợp với các cơ quan lập
kế hoạch và các cơ quan Chính phủ khác trong việc “hỗ trợ các doanh nghiệp thực thi
kế hoạch đã được thông qua”. Báo cáo năm 2007 của Ngân hàng ngoại thương, một
SOCBs có cung cấp vốn vay cho bị đơn bắt buộc trong giai đoạn điều tra, có nêu rằng
ngân hàng này “thu xếp và cung cấp vốn cho nhiều dự án quan trọng của Nhà nước”
trong năm 2007; một Chỉ thị của Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực trong giai đoạn điều
tra đã “yêu cầu các tổ chức tín dụng tiếp tục gia hạn tín dụng cho các dự án quan trọng
của Nhà nước; một điều tra của Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các ngân hàng thương
mại báo cáo về các mức lãi suất khác nhau mà các ngân hàng này áp dụng cho các đối
tượng khác nhau, bao gồm cả “các lãi suất cho các khoản vay ưu đãi theo chính sách

của ngân hàng” và một bản tin của Ngân hàng Nhà nước trên website của đơn vị này
trong giai đoạn điều tra đã nêu những tiến bộ của các SOCBs trong việc giảm lãi suất
cho các “chính sách ưu đãi theo ngành hàng”.
Các văn bản đều nêu rõ ngành nhựa là ngành mũi nhọn ưu tiên phát triển. Như
vậy các hỗ trợ dành cho ngành nhựa không phải hỗ trợ chung cho tất cả các ngành.Các
SVTH: Nguyễn Quỳnh Mai 9 Lớp Quản trị Kinh doanh Quốc tế A
Đề án Kinh doanh Quốc tế GVHD: TS.Nguyễn Anh Minh
lãi suất của các khoản vay mà Vietcombank và Indochinabank cung cấp cho các bị đơn
thấp hơn so với chuẩn lãi suất thị trường, và vì vậy các doanh nghiệp bị đơn đã nhận
được khoản lợi ích tương ứng với mức chênh lệch lãi suất thực tế và lãi suất chuẩn.
Đối với việc Chính phủ miễn thuế sử dụng đất cho các doanh nghiệp sản xuất
nhựa.
Đây được coi là một hỗ trợ tài chính theo pháp luật của Nhà nước, bởi vì: việc
cho thuê đất của Chính phủ giá thấp có thể coi là hình thức trợ cấp dưới dạng cung cấp
dịch vụ/hàng hóa. Nghị định 142/2005 của Chính phủ quy định giá thuê đất sẽ được
giảm trong các trường hợp do pháp luật quy định. Trong khi đó Kế hoạch phát triển
ngành nhựa của Chính phủ lại quy định “các chương trình ưu tiên và… các dự án triển
khai tại các khu vực ngoài thành phố được hưởng chế độ ưu đãi về giá thuê đất” với các
miêu tả cụ thể về loại chương trình ưu tiên; đúng là các hình thức miễn giảm thuế theo
ngành hàng ưu tiên trong Luật đất đai đã được thay đổi năm 2006 (tức là trước mốc xác
định trợ cấp 11/1/2007 nhưng thỏa thuận thuê đất ký lại tháng 5/2007 lại có nội dung
gia hạn thỏa thuận đến 30 năm và do đó đây được xem là trợ cấp sau ngày 11/1/2007.
Quyết định này của Nhà nước cũng được xác định là trợ cấp mang tính riêng biệt
bởi nó chỉ dành cho một số ngành cụ thể, trong đó có ngành nhựa và trợ cấp này lại
mang lại lợi ích cho doanh nghiệp thuê đất.
Các chương trình miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp
DOC kết luận rằng đối với API là đối tượng được hưởng ưu đãi thuế thu nhập
doanh nghiệp cho doanh nghiệp trong khu công nghiệp nhưng trên thực tế trong giai
đoạn điều tra không nhận được lợi ích từ các quy định này. Vì thế API được xem là
không nhận trợ cấp này. Tuy nhiên do đến giai đoạn điều tra cuối cùng API đã rút ra

khỏi vụ điều tra, không cung cấp thông tin và phối hợp thẩm định thông tin nên bị áp
biên độ trợ cấp 28% cho chương trình bị cáo buộc trợ cấp này.
Đối với Fotai, DOC kết luận công ty này nhận được trợ cấp theo chương trình
Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp dành cho FIEs. Cụ thể: chương trình này là một
hình thức hỗ trợ tài chính dưới dạng một khoản thu của Chính phủ nhưng được miễn;
chương trình này là riêng biệt vì chỉ cấp cho các FIEs; chương trình này mang lại lợi
ích cho Fotai trong giai đoạn điều tra và mức lợi ích bằng mức tiền thuế mà lẽ ra Fotai
phải nộp nhưng đã tiết kiệm được do có ưu đãi.
SVTH: Nguyễn Quỳnh Mai 10 Lớp Quản trị Kinh doanh Quốc tế A
Đề án Kinh doanh Quốc tế GVHD: TS.Nguyễn Anh Minh
Đối với Chin Sheng, DOC kết luận công ty này nhận được trợ cấp theo Chương
trình miễn giảm thuế cho doanh ngiệp mới thành lập hoặc mới chuyển địa điểm. (Lưu ý
là chương trình trợ cấp này không bị nguyên đơn cáo buộc mà là chương trình DOC tự
phát hiện trong quá trình điều tra và pháp luật Hoa Kỳ cho phép DOC làm điều này).
Cụ thể: chương trình này là một hình thức hỗ trợ tài chính dưới dạng một khoản thu của
Chính phủ nhưng được miễn; chương trình này là riêng biệt vì chỉ cấp cho các doanh
nghiệp mới thành lập hoặc chuyển địa điểm; chương trình này mang lại lợi ích cho Chin
Sheng trong giai đoạn điều tra và mức lợi ích bằng mức tiền thuế mà lẽ ra Chin Sheng
phải nộp nhưng đã tiết kiệm được do có ưu đãi
Chương trình miễn thuế đối với nguyên liệu đầu vào
Chương trình này được xác định không là đối tượng bị cáo buộc trợ cấp.Tuy
nhiên DOC cho rằng nếu mức hoàn thuế nhập khẩu vượt quá mức thuế lẽ ra sẽ thu nếu
nguyên liệu đó không sử dụng để sản xuất hàng xuất khẩu thì vẫn bị coi là có trợ cấp.
. Tuy vậy DOC vẫn muốn xác định thêm thông tin về cách thức mà Chính phủ
Việt Nam truy vấn về nguyên liệu được sử dụng để sản xuất hàng xuất khẩu. Trong quá
trình thẩm định thực địa, do API không hợp tác nên bị chịu mức biên độ trợ cấp cao
nhất cho chương trình này. Chin Sheng thông báo không nhận bất kỳ khoản hoàn thuế
nào. Fotai xác nhận có nhận hoàn thuế. Và vì DOC kết luận rằng Chính phủ Việt nam
không duy trì một hệ thống kiểm soát để đảm bảo giám sát các nguyên liệu nhập khẩu
có đúng là được sử dụng vào việc sản xuất hàng xuất khẩu hay không, rằng Chính phủ

Việt Nam chỉ duy trì kiểm soát ngẫu nhiên đối với một số doanh nghiệp và Fotai chưa
từng bị kiểm tra như vậy. Do đó DOC đã xác định rằng Fotai có nhận trợ cấp ở Chương
trình bị cáo buộc này với mức 2,17%. Ngoài ra, Fotai còn bị kết luận là có hưởng trợ
cấp thông qua Chương trình miễn thuế nhập khẩu đối với vật tư và thiết bị rời cho
doanh nghiệp trong khu công nghiệp làm tài sản cố định. DOC kết luận biên độ trợ cấp
cho trường hợp này là 0,02%.
Ngoài ra, DOC cũng đã kết luận một số chương trình bị cáo buộc là trợ cấp là
không tồn tại như: chương trình miễn thuế VAT đối với trang thiết bị của FIEs do đối
tượng thụ hưởng của việc miễn VAT là người tiêu dùng chứ không phải là doanh
nghiệp (doanh nghiệp chỉ là đơn vị nộp hộ và do đó không hưởng lợi ích gì từ việc
này); Chương trình thưởng xuất khẩu vì đây là chương trình đã chấm dứt hiệu lực pháp
lý ngày 29/6/2007 và lần thưởng xuất khẩu cuối cùng trên thực tế là năm 2006 dựa trên
kết quả xuất khẩu năm 2005; vì vậy chương trình này được xem như tồn tại trước mốc
chuẩn thời gian tính trợ cấp (11/1/2007). Một sô chương trình bị cáo buộc là trợ cấp
SVTH: Nguyễn Quỳnh Mai 11 Lớp Quản trị Kinh doanh Quốc tế A
Đề án Kinh doanh Quốc tế GVHD: TS.Nguyễn Anh Minh
nhưng DOC kết luận là các Bị đơn không phải đối tượng thụ hưởng như: việc Chính
phủ cung cấp nước cho doanh nghiệp trong khu công nghiệp nhưng cả ba bị đơn đều
cung cấp được hóa đơn chứng minh mức giá nước mà họ trả trong giai đoạn điều tra
bằng với giá nước mà các doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp phải trả; các Chương
trình bị cáo buộc là trợ cấp còn lại thì do các Chương trình này đều được chứng minh là
được cấp trước ngày cut-off cho Việt Nam (11/1/2007) và vì vậy không bị xem là trợ
cấp có thể bị áp dụng biện pháp chống trợ cấp.
NHỮNG ẢNH HƯỞNG ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU TÚI NHỰA CỦA VIỆT NAM VÀO
MỸ
Theo ông Hồ Đức Lam, Tổng thư ký Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA): “Với mức
thuế cao như vậy thì hiện nay nhà nhập khẩu Mỹ ngừng hoặc hủy các hợp đồng và Việt
Nam xem như mất thị trường này, vốn chiếm đến 40% kim ngạch xuất khẩu bao bì
nhựa PE, trị giá 79 triệu đô la Mỹ”. Do vậy, sắp tới cơ cấu các nhóm hàng xuất khẩu
của ngành nhựa Việt Nam sẽ có sự thay đổi lớn.(Năm 2010). Mặc dù vậy, theo ông

Lam, các thị trường lớn khác như Nhật, EU vẫn không bị ảnh hưởng bởi quyết định áp
thuế chống bán phá giá của Mỹ. Hơn nữa, các doanh nghiệp nhựa bao bì hiện nay đang
có xu hướng chuyển dịch thị trường, nhắm đến các nước Trung Đông và châu Phi vì thị
trường các nước này khá dễ tính đối với tiêu chuẩn chất lượng và nhất là có rất ít rào
cản thương mại khi xuất khẩu hàng hóa. Bên cạnh đó, bao bì nhựa PE thường được sản
xuất hàng loạt với chi phí thấp, do vậy giá trị gia tăng cũng thấp. Tỷ suất lợi nhuận đã
không cao nay lại vướng tranh chấp thương mại phức tạp với phía Mỹ đã khiến nhiều
doanh nghiệp chuyển hướng sang sản xuất những nhóm ngành khác, vốn đầu tư tuy có
cao hơn nhưng lợi nhuận cũng cao hơn như nhựa kỹ thuật, nhựa xây dựng, nhựa y tế.
Vào năm 2011, thì kim ngạch xuất khẩu mặt hàng tủi nhựa của Việt Nam vào
Mỹ đạt 14,95 triệu USD; chiếm 11,7% tỷ lệ xuất khẩu. So với năm 2010 thì kim ngạch
xuất khẩu đã giảm nhẹ 6,5% bởi vì sản phẩm túi nhựa vẫn bị ảnh hưởng bởi thuế
chống bán phá giá của Mỹ. Kéo theo đó, kim ngạch của một số mặt hàng nhựa khác
cũng giảm theo như sản phẩm tấm, phiến,máng nhựa và nhựa gia dụng.(VD: Sản phẩm
tấm, phiến, máng nhựa xuất khẩu đạt 16,46 triệu USD nhưng so với năm 2010 thì đã
giảm mạnh 25,9%. Các sản phẩm nhựa gia dụng, xuất khẩu đạt 9,3 triệu USD nhưng
cũng đã giảm 26,6% so với năm 2010). Tuy sản phẩm túi nhựa xuất khẩu vào thị
trường Mỹ bị giảm nhưng kim ngạch một số sản phẩm nhựa khác như nhựa vải bat;
nhựa công nghiệp; lại tăng (VD: Sản phẩm nhựa vải bạt năm 2011 đã xuất khẩu
21,23 triệu USD, tăng 147,1%.Sản phẩm nhựa công nghiệp thì kim ngạch đạt 8,57
triệu USD, tăng mạnh 19,8%. Ngoài ra, các sản phẩm khác như sản phẩm nhựa tượng
nhỏ, chậu hoa, các đồ trang trí có kim ngạch tăng 56,8% so với năm 2010)
SVTH: Nguyễn Quỳnh Mai 12 Lớp Quản trị Kinh doanh Quốc tế A
Đề án Kinh doanh Quốc tế GVHD: TS.Nguyễn Anh Minh
Vào quý I năm 2012 thì kim ngạch xuất khẩu nhựa đến Mỹ nói riêng và đến các
thị trường khác nói chung đã tăng trưởng khá mạnh. Thị trường Mỹ là thị trường nhập
khẩu các sản phẩm nhựa của Việt Nam nhiều thứ 2 sau Nhật Bản. Đặc biệt là trong
tháng 4/2012, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa vào thị trường Mỹ đạt 14 triệu
USD, tăng 34,8% so với cùng kỳ năm 2010. Tuy nhiên, mặt hàng túi nhựa của Việt
Nam lại không có kim ngạch cao khi xuất khẩu vào Mỹ nhưng lại chiếm tỷ trọng lớn

khi xuất khẩu vào các thị trường Nhật, Đức và EU vì không vướng vào 2 loại thuế kép
của Mỹ. Sản phẩm túi nhựa xuất khẩu nói chung đã đạt hơn 35 triệu USD, đạt tỷ trọng
28,8%, tăng 26% so với cùng thời điểm năm ngoái.
BÀI HỌC RÚT RA
Đối với Chính phủ Việt Nam
Việc túi nhựa Việt Nam bị áp mức thuế kép là chống bán phá giá là thuế chống
trợ cấp là mở đầu cho các vụ kiện chống trợ cấp sau này đối với các mặt hàng khác.
Điều đó có thể sẽ gây ra khó khăn vô cùng lớn cho nền kinh tế Việt Nam bởi vì các nhà
sản xuất cũng như Chính phủ Việt Nam hiểu rất rõ tầm quan trọng của các chính sách
trợ cấp đối với chiến lược khuyến khích các lĩnh vực nhạy cảm của nền kinh tế Việt
Nam.
Tuy nhiên, cũng cần phải hiểu rõ rằng, việc thống nhất với WTO trong trợ cấp
có thể chống lại hành động áp dụng thuế đối kháng bởi các thành viên khác. Sự ảnh
hưởng của các trợ cấp nội địa đối với các các hàng hóa xuất khẩu cũng nên được tính
toán cẩn thận. Khi tiến hành cuộc điều tra, cần cẩn thận khi lựa chọn các bị đơn bắt
buộc. Kết quả điều tra đối với bị đơn bắt buộc có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của
rất nhiều các bị đơn khác trong vụ kiện, vì vậy chỉ cần bị đơn bắt buộc có cách hành xử
không đúng, có kết quả bất lợi là bất lợi đó sẽ bị nhân rộng ra tất cả các bị đơn khác. Vì
vậy, cần tập hợp các doanh nghiệp từ đầu vụ kiện để thống nhất hành động, tham gia ý
kiến với DOC trong việc lựa chọn bị đơn bắt buộc và các bị đơn được lựa chọn điều tra
có sự cam kết tham gia đầy đủ là rất quan trọng.
Ngoài ra, cũng có khuyến nghị cho rằng các bản trả lời của các bị đơn nên được
gửi trước cho các cơ quan có thẩm quyền Việt Nam để luật sư tư vấn có thể kiểm soát
trước và khuyến nghị điều chỉnh phù hợp để đạt được kết quả thống nhất.
Trong vụ kiện này cũng như trong nhiều trường hợp có thể xảy ra khác, khả
năng các doanh nghiệp FDI được lựa chọn để làm bị đơn bắt buộc là rất lớn (do trong
một số ngành, các doanh nghiệp FDI là các doanh nghiệp xuất khẩu lớn nhất sang một
thị trường nào đó). Điều bất cập là trong khi các doanh nghiệp Việt Nam có lợi ích gắn
kết bền chặt với sự phát triển ngành của Việt Nam thì các doanh nghiệp FDI lại không
SVTH: Nguyễn Quỳnh Mai 13 Lớp Quản trị Kinh doanh Quốc tế A

Đề án Kinh doanh Quốc tế GVHD: TS.Nguyễn Anh Minh
như vậy, họ dễ dàng chuyển sản xuất sang nước khác nếu hàng Việt Nam bị áp đặt biện
pháp phòng vệ - và vì vậy họ dễ “bỏ lửng” hoặc thậm chí “bỏ rơi” vụ điều tra, kết quả
có bất lợi thì họ cũng cùng lắm là tuyên bố phá sản, đóng cửa nhà máy ở Việt Nam và
di chuyển sản xuất sang nước khác.
Ngoài ra, cần lưu ý rằng các API và Fotai – các bị đơn bắt buộc trong vụ điều tra
này đều là các doanh nghiệp FDI có các cơ sở sản xuất khác ở nước ngoài. Việc các
công ty Việt Nam bị chịu mức thuế cao ở một góc độ nào đó có thể khiến mức độ cạnh
tranh của các công ty Việt Nam giảm trên thị trường Hoa Kỳ và tạo lợi thế cho các công
ty con của chính các doanh nghiệp bị đơn bắt buộc ở nước ngoài, nếu có. Có lẽ Việt
Nam cần nghĩ đến một cơ chế ràng buộc trách nhiệm nào đó với các FDI để hạn chế
hiện tượng này (ví dụ khi cấp đăng ký kinh doanh/thành lập doanh nghiệp FDI thì buộc
doanh nghiệp phải cam kết hành động vì lợi ích chung của Việt Nam và nếu đi ngược
lại thì sẽ phải bồi thường thiệt hại).
Đối với doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng
Trong một vụ điều tra chống trợ cấp, có 3 doanh nghiệp được lựa chọn làm bị
đơn bắt buộc. Các doanh nghiệp khác cũng tích cực hợp tác nhưng không được lựa
chọn. Quá trình điều tra sơ bộ đã diễn ra khá suôn sẻ với sự tham gia tích cực từ 3 bị
đơn này. Kết luận sơ bộ được xem là khá khả quan. Tuy nhiên trong quá trình điều tra
cuối cùng của DOC, 1 trong 3 doanh nghiệp này đã có thông báo với DOC về việc
dừng tham gia vụ việc. Do không thể xác minh thực địa các thông tin mà doanh nghiệp
này cung cấp (vì họ đã ngừng hợp tác), DOC đã sử dụng “các thông tin sẵn có bất lợi”
cho doanh nghiệp này, vì vậy biên độ trợ cấp dành cho doanh nghiệp này là rất cao.
Đây là một bài học xương máu cho tất cả các doanh nghiệp của nước ta. Khi bị
vướng vào một vụ kiện thuế, các doanh nghiệp cần tham kiện và tích cực hợp tác để
chứng minh cho mình là cách tốt nhất để giảm thiểu thiệt hại. Dù Chính phủ Việt Nam
sẽ có nhiều biện pháp tích cực để giúp đỡ các doanh nghiệp nhưng kết quả của vụ kiện
phụ thuộc rất nhiều vào doanh nghiệp, vào kết quả kinh doanh để có thể tính toán được
biên độ trợ cấp của Chính phủ,. Nếu doanh nghiệp không chịu hợp tác thì sẽ có nhiều
thiệt hại cho chính các doanh nghiệp.Và để hạn chế các vụ kiện về thuế thì các doanh

nghiệp khi xuất khẩu nên để ý đến tình hình của các doanh nghiệp nội địa (họ có gặp
khó khăn lớn không, họ có động thái gì với các sản phẩm xuất khẩu của ta hay
không, )
Đồng thời, các doanh nghiệp cũng nên đề ra trong kế hoạch dài hạn là xuất khẩu
sản phẩm của mình sang các thị trường khác để có thể tránh thiệt hại tối đa chỉ ở trong
một thị trường. Vì có thể dễ thấy rằng, mặc dù mặt hàng túi nhựa của Việt Nam đã
giảm sản lượng xuất khẩu sang thị trường Mỹ do bị đánh thuế kép nhưng mặt hàng này
SVTH: Nguyễn Quỳnh Mai 14 Lớp Quản trị Kinh doanh Quốc tế A
Đề án Kinh doanh Quốc tế GVHD: TS.Nguyễn Anh Minh
vẫn đạt được một lượng xuất khẩu tương đối lớn đối với các thị trường khác như Nhật,
EU, Ngoài ra, các doanh nghiệp nên chuyển việc cạnh tranh bằng giá rẻ sang cạnh
tranh bằng chất lượng, bởi vì chính bởi những mặt hàng giá rẻ mà các doanh nghiệp
nội địa có điều kiện để kiện doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá và có sự trợ cấp từ
Chính phủ.
Tài Liệu Tham Khảo:
- Vụ việc tư vấn số 10 – Điều tra chống trợ cấp đối với túi nhựa Việt Nam tại Hoa Kỳ
và những bài học thực tiễn (Nguồn: Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam)
- Kim ngạch xuất khẩu ngành nhựa năm 2010, 2011, quý I – tháng 4 năm 2012 (Nguồn:
Hiệp hội Nhựa Việt Nam)
- Bài phỏng vấn Tiến sỹ Nguyễn Thị Thu Trang thuộc Hội đồng tư vấn về Phòng vệ
Thương mại của phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (Nguồn: Phòng
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam)
- Bản tin về các vụ kiện thương mại của Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam.
SVTH: Nguyễn Quỳnh Mai 15 Lớp Quản trị Kinh doanh Quốc tế A

×