Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

BÀI HƯỚNG TẠI DANH THẮNG NGŨ HÀNH SƠN ĐÀ NẴNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.06 KB, 13 trang )

BÀI HƯỚNG DẪN NGŨ HÀNH SƠN
(Bảng Tiếng Việt)
1. Trình tự hướng dẫn
Thang máy Tháp Xá Lợi Chùa Linh Ứng Động Tàng ChơnVọng Hài
Đài Cổng trời Đông và Tây Động Vân Thông Động Hoa Nghiêm Động
Huyền Không Chùa Tam Thai Vọng Giang Đài Cầu thang cổng số 1.
2. Tài liệu hướng dẫn.
Dẫn khách lên trên Thủy Sơn. Đứng tại hàng lang nối thang máy với Thủy Sơn
thuyết minh về Thủy Sơn.
NGỌN THỦY SƠN
Hiện tại chúng ta đang đứng trên ngọn Thủy Sơn. Thủy Sơn là ngọn núi ở phía
bắc của quần thể Ngũ Hành Sơn, đây là ngọn núi lớn và đẹp nhất tại đây.
Thủy Sơn có đỉnh ở ba tầng giống như 3 ngôi sao Tam Thai ở đuôi chòm sao
Đại Hùng Tinh (tên dân gian người ta gọi là Sao Cày), nên còn được gọi với cái tên
khác là núi Tam Thai.
Du khách tham quan chùa chiền và hang động tại Thủy Sơn có thể đi bằng hai
còn đường: cổng phía tây của núi gồm có 156 bậc tam cấp dẫn lên chùa Tam Thai hoặc
lên cổng phía đông gồm có 108 bậc dẫn lên chùa Linh Ứng, hoặc lên bằng cổng thang
máy này.
Ngọn Thủy Sơn là ngọn được vua Minh Mạng đến ngự du viếng cảnh nhiều
nhất, nhà vua đã đến đây ba lần vào các năm Minh Mạng thứ 6, thứ 8 và thứ 18.
Lát nữa đây chúng ta sẽ được đi tham quan những địa danh nổi tiếng ở đây như
là Vọng Giang Đài, chùa Tam Thai, chùa Tam Tôn, Chùa Từ Tâm, động Hoa Nghiêm,
động Huyền Không, động Vân Thông; Vọng Hải Đài, Chùa Linh Ứng, Tháp Xá Lợi và
động Tàng Chơn.
Mọi người có thể tranh thủ thời gian chụp ảnh tại đây.
THÁP XÁ LỢI
Tháp Xá Lợi tọa lạc phía Đông sườn núi Thủy Sơn, được khởi công xây dựng từ
năm 1997, hoàn thành năm 2004.
Tháp được lấy tên gọi Xá Lợi (Tháp Xá Lợi) vì mục đích xây tháp để thờ phần
kết tinh kỳ diệu sự thành đạt tâm linh, của sự phát triển tột cùng của hạng từ bi và trí


tuệ. Theo ghi chép trong lịch sử Phật giáo, khi đức phật Thích ca mâu ni viên tịch,
hàng đệ tử làm lễ trà tỳ, sau khi lửa tàn, họ phát hiện trong tro có rất nhiều tinh thể
trong suốt, hình dạng kích thước khác nhau, cứng và lóng lánh, tỏa ra những tia sáng
muôn màu, giống như những viên ngọc quý, đệ tử đếm được 84.000 viên, đựng đầy
trong 8 hộc và 4 đấu. Những vật thể đó được đặt tên là Xá Lợi, là bảo vật của Phật
giáo. Đạo Phật quan niệm rằng những bậc chân tu đắc đạo sau khi nhập lễ trà tỳ cũng
để lại Xá Lợi.
Tháp Xá Lợi, với 7 tầng, cao khoảng 28m hình lục giác. Kết hợp đa dạng các
kiến trúc nhưng rất hài hòa, như các vòng xoáy trên đỉnh tháp kiểu Thái Lan, mái cong
kiểu Việt Nam, các trụ kiểu cổ Hy Lạp
Kiến trúc tháp với 7 tầng, 6 cạnh mang một số ý nghĩa nhất định trong đạo Phật
như: thất tình, lục đạo, lục căn, lục tặc
Nhiều người cho rằng con số 7 là con số may mắn nên tháp được xây dựng 7
tầng như vậy, điều này chắc hẳn cũng đúng khi mà ta hiểu rõ được ý nghĩa của con số
này.
Theo đức phật Thích ca mâu ni thuyết pháp thì mọi sự vui buồn, hạnh phúc khổ
đau trên thế gian này đều do sự cảm nhận và tương tác của chúng ta với ngoại cảnh mà
ra.
Ngài nói: mỗi người chúng ta sinh ra nếu lục căn không đầy đủ thì kém may
mắn, mà đầy đủ thì chưa chắc may mắn.
Lục căn đó là: Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân, Ý tức là Mắt, Tai, Mũi, Miệng, Thân
Và Trí. Từ khi lục căn có đầy đủ sinh ra 7 chức năng cảm nhận thế giới quan rất quan
trọng, mà mỗi chúng ta biết thực hành và kiểm soát tốt các chức năng thì đem lại cho
chúng niềm an vui hạnh phúc, bằng ngược lại sẽ đem lại cho chúng ta sự đau khổ.
7 chức năng trên hình thành nên “thất tình” và tạo nên các cảnh giới.
Các cảnh giới ấy chính là lục đạo: phật, trời, người, atula, ngọa quỷ, súc sanh.
Từ các bậc thánh nhân cho đến người thường, hay những tội nhân đều do sự
kiểm soát của 7 chức năng trên mà ra.
Ví cũng có người, thân người, nhưng họ không kiểm soát được bản thân đã gây
nên bao tội lỗi cho con người, như cướp của giết người, gây hấn chiến tranh, tàn sát

không biết bao nhiêu sinh linh, như vậy hình hài của họ có giống như con người,
nhưng chỉ đội lốp người, còn phần tâm thức của họ thuộc về các cảnh giới như ngọa
quỷ hay súc sanh.
Hiện nay trong tháp Xá Lợi ở tầng 1 có thờ phật thích ca, anan và ca diếp 2 vị
tệ tử đầu tiên của đức phật.
Anan là người có bộ não siêu phàm về trí nhớ. Những gì mà đức phật thuyết
pháp ngài nhớ rất rõ, và tuyên lại cho mọi người.
Ca diếp được coi là đệ nhất đa văn, từ lời tuyên lại của ngài Anan, ngài Ca diếp
viết lại hầu hết tất cả và trở thành kinh sách của đạo phật ngày nay.
Ngoài ra trong tháp còn thờ tất cả 18 vị La Hán và đầy đủ các vị bồ tát trong
kinh chú đại bi. Tầng thứ 7 có thờ viên ngọc xá lợi của đức phật.
Tháp Xá Lợi không những đẹp về kiến trúc hài hòa, mang những ý nghĩa quan
trọng của đạo phật, mà còn nằm ở vị trí thuận lợi tô điểm thêm phần nào cho sườn núi
phía Đông của ngọn núi Thuy Sơn.
Khách có thể chụp ảnh và thắp hương tại đây.
CHÙA LINH ỨNG
Chùa Linh Ứng được xây dựng vào những năm đầu thế kỹ 17, lưng dựa vào núi
xoay mặt ra biển.
Về sự ra đời của ngôi chùa, theo tương truyền có vị tiền hiền hiệu Quan Chánh,
thế danh Bửu Đài sống ở làng chài Khái đã đến ẩn tu tại động Tàng Chơn và lập ra một
hảo am trước động là Dưỡng Chơn Đường và ngôi chùa tranh này là tiền thân của chùa
Linh Ứng ngày nay.
Vua Gia Long trong một lần ngự du viếng cảnh ở Ngũ Hành Sơn đã đến và cho
xây dựng nên chùa lớn hơn và đặt tên là Ngự Chế Ứng Chơn Tự. Đến năm 1825 vua
Minh Mạng đến vi hành đến đây đã cho xây dựng lại chùa bằng gạch ngói khang trang
hơn và sắc phong là Quốc tự cho chùa và đổi tên thành Ứng Chơn Tự. Đến đời vua
Thành Thái, đích thân vua đến đây thăm chùa Tam Thai và Ứng Chơn Tự, tại đây vua
đã tổ chức lễ trai đàn cầu Quốc Thái Dân An, ông xét thấy chữ “CHƠN” đã phạm húy
nên đã đổi thành LINH ỨNG TỰ và tên này được giữ nguyên cho tới ngày hôm nay.
Linh Ứng tự thờ Phật Thích Ca lớn ngay chánh điện, giang bên trái thờ Phổ

Điền Bồ Tát và gian bên phải thờ Văn Thù Bồ Tát.
Và cũng nói thêm thì đây chính là Chùa Linh Ứng số 1, chùa Linh Ứng số 2 là
Linh Ứng Bà Nà và Linh Ứng số 3 là Linh Ững Bãi Bụt tuy nhiên cả ba ngôi chùa này
chỉ do một nhà thiền sư duy nhất là trụ trì là Thượng Tọa Thích Thuyền Nguyện.
Khu vực chánh điện của chùa được xây kiểu chữ “Nhất”, bên phải là nhà tổ,
giảng đường, nhà khách, nhà thiền và nhà trù bên trái chùa là tháp Xá Lợi. Chữ Nhất là
được bố cục đăng đối theo một trục dài từ cổng tam quan vào đến nhà tổ phía sau
cùng. Các nhà thường được xây dàn hàng ngang một dãy.
ĐỘNG TÀNG CHƠN.
Tên gọi “Tàng Chơn” có nghĩa là chứa đựng tất cả chân lý vũ trụ. Ngay cửa
động Tàng Chơn ghi 3 chữ “Tàng Chơn Động”, và đây là dấu tích được để lại bở vua
Minh Mạng. Động chủ yếu thờ Phật Thích Ca và các vị Tiên Thánh.
Giữa động có miếu Tam Vị thờ 3 vị: giữa thờ Thái Thượng Lão Quân, bên phải
thờ Bát Bộ Kim Cương, bên trái thờ Thượng Chiêm Thành. Trong động còn có 5 hang
nhỏ gồm: hang Tam Thanh, Gió, Ráy (hang A di đà), Chiêm Thành, Bàn Cờ.
Hang Tam Thành thờ 3 vị thánh: Thượng Thanh, Trung Thanh và Hạ Thanh,
được phát hiện vào đời Lê, niên hiệu Cảnh Hưng, do thiền sư Bửu Đài phát hiện. Hiện
nay, tượng các vị thánh không còn nữa và được thay vào đó là tượng Phật Thích Ca
cao lớn, phía sau là tượng Phật nằm.
Bên phải hang Tam Thanh là hang Gió và bên trái là hang Chiêm Thành.
Hang Chiêm Thành có 2 tác phẩm điêu khắc đá 2 vị hộ pháp bằng đá sa thạch
theo phong cách nghệ thuật Chăm, được chạm trổ công phu, điều này chứng tỏ người
Chăm có mặt tại đây và thờ Phật từ rất sớm.
Hang gió có lổ thong tự nhiên ăn thông với động Thiên Long mạng gió và ánh
sáng vào bên trong. Hang Bàn cờ còn nguyên bàn cờ tiên bằng đá ghi dấu tích đánh cờ
của các vị tiên thánh ngày xưa.
VỌNG HẢI ĐÀI
Vọng Giang Đài có một tấm bia cổ bằng đá Trà Kiệu cao khoảng 2m rộng 1m
và được dựng lên bên trên một đế đá lớn, trên bia có khắc 3 chữ Hán đọc là Vọng Hải
Đài, bên cạnh khắc chữ nhỏ “Minh Mạng thập bát thất nguyệt cát nhật” (Minh Mạng

Ngày 18 tháng 7 năm 1837).
Tại đây kể cho khách nghe về sự hình thành Ngũ Hành Sơn.
SỰ HÌNH THÀNH NGŨ HÀNH SƠN
Đối với sự hình thành của núi Ngũ Hành Sơn đã gắn liền với truyền thuyết về
thần Kim Quy và trứng rồng của Long Quân.
Chuyện kể rằng:
Ngày xửa ngày xưa có một cụ già từ miền biển phía Bắc xa xôi bơi thuyền đến
cập vào bãi biển phía Đông (Đà Nẵng ngày nay), cụ lên bờ và dựng một túp lều tranh
sống hiu quạnh với công việc chài lưới.
Một buổi sáng, như thường lệ, cụ sửa soạn thuyền để ra khơi đánh cá, thình lình
trời bổng nổi sấm, gió thổi vùn vụt, mặt biển sôi động, từng đợt sóng cao xô vào bờ
cuồn cuộn. Trong tiếng gầm rít của gió, tiếng gào thét của sóng cụ già thấy hiện ra một
con rộng khổng lồ làm mặt đất rung chuyển, cát bụi bay mù mịt, cụ già tưởng chừng
như căn nhà của mình dã tan tành ra từng mảnh khi con rồng di chuyển lại gần về phía
đó. Cụ già bổng nghe tiếng sấm vang lên và từ dưới bụng con rồng lăn ra một quả
trứng lớn, sau đó con rồng từ từ quay ra biển và biến mất sau những đợt sóng khổng lồ.
Một lát sau, trời yên biển lặng, cụ già chưa kịp hoàn hồn thì bổng thấy một con
rùa vàng lớn cũng từ ngoài khơi đi vào và đến bên túp lều, rùa Vàng đào một cái lỗ lớn
trên cát rồi vùi quả trứng xuống. Sau đó Rùa Vàng quay lại và bao với cụ già: “Ta là
thần Kim Quy, ta muốn ngươi phải gắn sức bảo vệ giọt máu này của Long Quân”.
Chưa hết bàng hoàng, cụ già lúng túng trả lời: “Nhưng tôi tuổi già, sức yếu làm sao đủ
sức đảm đương công việc hệ trọng này”. Thần Kim Quy liền trao cho cụ già một chiếc
móng và nói: “Ngươi đừng lo, hãy cầm lấy chiếc móng này và hể có chuyện chi chẳng
lành thì đặt bên tai, ta sẽ chỉ cách cho”. Cụ già nhận lấy chiếc móng và nói: “Được, tôi
sẽ cố hết sức”. Xong việc, thần Kim Quy liền quay ra biển và biến mất sau làn biển
xanh.
Từ đó, cụ già gìn giữ và chăm non quả trứng cẩn thận. Một hôm đang làm việc
trong vườn, cụ già kinh hãi khi thấy một chiếc xe trâu đang từ đằng xa nhắm thẳng vào
vị trí chôn quả trứng mà tiến đến, trên xe lố nhố những khuôn mặt dữ dằn với binh khí
hùng hổ trên tay. Với ý nghĩ chỉ cần chiếc xe trâu lăn qua cũng đủ làm cho quả trứng

vỡ tan tành, cụ già liền lấy chiếc móng rùa đặt ra sát bên tai mình và cụ nghe một
giọng nói dịu dàng vang lên: “Hãy nằm xuống, nằm xuống đi”. Cụ già liền làm theo,
vừa mới vừa nằm xuống cụ già liền hóa thành con hổ to lớn, bọn người kia hoảng hồn
quay xe tháo lui chạy mất. Sau đó, ông cụ dỡ túp lều của mình đến dựng bên trên chỗ
chôn quả trứng Rồng. Cụ không ngờ trứng mỗi ngày một lớn và trồi dần lên khỏi mặt
đất. Trứng cứ lớn mãi, lớn mãi, choáng gần hết căn nhà tranh bé nhỏ của ông cụ. Vỏ
trứng lấp lánh như một hòn ngọc khổng lồ. Một đêm cụ già vừa nằm chợp mắt thì nghe
có tiếng lửa cháy tanh tách, thì ra bọn người hôm nọ quay lại phóng lửa đốt túp lều của
cụ, thấy thế cụ liền khấn xin thần Kim Quy cứu giúp. Vừa khấn xong, cụ già liền thấy
mình đang ở trong một cái hang đá rộng rãi và mát mẻ, trong góc hang có giường
chiếu sẵn sàng. Cụ không hề hay biết rằng có một phép màu đã xảy ra, chính vụ đang ở
trong hang đá của một trong năm ngọn núi Cẩm Thạch vừa mới được biến thành từ
năm mảnh vỡ của chiếc vở trứng Thần. Từ trong chiếc trứng ấy đã bước ra một bé gái
xinh xắn chính là giọt máu con gái của Long Quân.
Cụ già càng bàng hoàng hơn khi bước ra cửa hang và nhìn thấy quanh mình có
năm hòn núi đá với đủ loại cây cỏ, chim muôn… Từ đó cụ già với cô gái nhỏ sống bên
nhau như hai cha con, chim chóc và thú rừng là những người bạn của họ. Hằng ngày,
từng đàn chìm thay như đi lấy sữa từ trong các mạch đá và hái trái xây quanh núi về
nuôi cô bé, chúng còn tha bông vải từ các nơi về dệt nên những bộ quần áo xinh đẹp
cho cô bé và ông cụ. Con bé và ông cụ được người dân trong vùng yêu mến bởi hai cha
con đã dạy cho họ biết trồng cây, dệt vải để sinh sống và còn vào rừng hái lá để chữa
bệnh cho mọi người.
Thời gian thấm thoát thoi đưa, cô bé giờ đã trở thành một thiếu nữ xinh đẹp
tuyệt vời.
Thấy núi và người bỗng dưng xuất hiện ở địa phương mình, nhân dân quanh
vùng cho là một sự lạ chưa từng có. Tin là tiên xuống trần cứu dân, họ đến gặp cô gái
và ông già để xin thuốc và cầu khẩn mọi việc. Thấy họ cần dùng thuốc, cô gái lấy
những mảnh đá có mầu xanh, đỏ sáng, buộc lại với nhau rồi ném ra chung quanh chỗ
ngồi. Trên mặt đất bỗng mọc lên một loài cây có hoa năm cánh dùng để chữa bệnh sốt
rét rất hiệu nghiệm. Người ta đua nhau đi hái hoa đó về chữa bệnh. Họ gọi là hoa Tứ

quý. Tiếng đồn thổi mỗi ngày một rộng. Ai ai cũng nhắc đến nàng tiên bé nhỏ với một
tấm lòng trìu mến.
Một hôm có chàng hoàng tử con nhà vua đi săn với đoàn tùy tùng đi lạc đến cửa
hang dưới chân núi đã nhìn thấy cô gái, quá si mê với vẻ đẹp kiều diễm, chàng trở về
cầu xin vua cha cưới nàng về làm vợ. Ngày đoàn tùy tùng đem kiệu rước cô gái về
cung cũng là ngày thần Kim Quy lên bờ đón cụ già xuống biển.
Từ đó ngọn núi thiếu vắng bóng hai cha con cụ già nhưng những người dân làng
chài vì yêu mến hai cha con ông lão nên đã kéo đến sinh sống lập nghiệp quanh chân
năm ngọn núi. Đến nay những ngọn núi đá cẩm thạch ấy vẫn còn mãi cùng năm tháng
bên cạnh biển Đông mà người ta quen gọi với cái tên là Non Nước.
CỔNG TRỜI ĐÔNG VÀ TÂY
Hay còn được gọi là cổng Vân Căn Nguyệt Quật.
Chỉ cho khách thấy biểu tượng Quan Âm Bồ tát bằng đá ở trên cao.
ĐỘNG VÂN THÔNG
Động Vân Thông dân gian xưa nay vẫn luôn gọi là Đường Lên Trời do động
nằm trên vách núi cao, lòng động hình ống, đỉnh động cao hơn miệng động 40m.
Động Vân Thông có thờ tượng Phật A di đà và ngay phía sau lưng bàn thờ Phật
là lối đi lên đỉnh trời.
ĐỘNG HOA NGHIÊM
Đây là một thạch động nhỏ, bên trong động có thời Tượng Phật Bà Quan Thế
Âm cao lớn, cùng màu với núi đá có đôi mắt từ bi nhìn ra cửa động, tượng Phật do
nghệ nhân Nguyễn Chất của làng nghề đá mỹ nghệ tạp thành từ năm 1960.
Bên trái của tượng Phật, trên vách động là tấm bia cổ Linh Trung Phật quý hiếm
do nghệ nhân Huệ Đạo Minh lập năm Canh Thìn 1649, bia ghi lại những việc trùng tu
tôn vinh công đức của các phật tử, trong đó có nhiều gia đình người Nhật đã làm ăn từ
phố cổ Hội An đã đén cúng công đức cho chùa.
ĐỘNG HUYỀN KHÔNG
Động Huyền Không là một trong những động lớn và đẹp nhất của Thủy Sơn và
có thể nói rằng nếu ai đó đã từng đến Ngũ Hành Sơn mà chưa đến Động Huyền Không
thì coi như người đó chưa biết đến Ngũ Hành Sơn.

Tại cửa động là 4 bức tượng của 4 vị Kim Cang Hộ Pháp, đó là các vị thần
Thiện và Ác cưỡi trên 4 con thú có diện mạo kỳ quái có nhiệm vụ canh gác cửa động.
Động có hình dáng của một quả chuông lớn up lên nền gạch Kim Thành bằng
phẳng, rộng rãi sạch sẽ, đỉnh động có nhiều lổ hỏng tự nhiên mang theo anh sáng và
gió mát vào trong nên lòng động luôn mát mẻ và thoáng khí do vậy mà động ở Ngũ
Hành Sơn thuộc loại động mở, đây chính là điểm khác biệt với các động kín của Hạ
Long và Phong Nha.
Người ta tương truyền rằng đây là dấu tích để lại của 5 ngón tay Phật tổ úp
xuống khi truy bắt Tôn Ngộ Không.
Chính giữa động ở trên thờ Phật Thích Ca cao 3m do nghệ nhân Nguyễn Chất
thực hiện từ năm 1960, dưới tượng Phật Thích ca là bàn thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát.
Vào sâu bên trong là Trang Nghiêm Tự cổ kính có 3 gian, gian giữa thờ Phật Bà
Quan Âm. Gian bên trái thờ ba vị Quan Thánh (Quan Công, Quan Bình và Châu
Xương tượng trưng cho các đức độ, trí dũng, và lòng trung thành), gian bên phải thờ
Ông Tơ Bà Nguyệt, nơi để các đôi trai gái đến cầu duyên hoặc cho những người hiếm
muộn đến cầu con hoặc cầu nuôi con khỏe mạnh chóng lớn.
Bên trái động là đền thờ bà Ngọc Phi và bà Lôi Phi. Bà Ngọc Phi hay còn gọi là
Bà Chùa Tiên, rất linh thiêng, là nơi để du khách cầu tài cầu lộc. Tương truyền bà là vợ
của Ngọc Hoàng Đại Đế hiện thân xuống hạ giới chăm lo cho đời sống muôn dân,
hằng năm cứ từ ngày 2 đến ngày 8 tháng 3 âm lịch thì người dân đến cúng và lễ bái rất
đông, Bà Lôi phi hay còn gọi là bà chúa Thượng Ngàn, cai quảng núi rừng, là em gái
của bà Ngọc Phi thường được du khách đến cầu nguyện về sức khỏe và đi đường bình
an.
Ẩn mình trên vách động còn có chiếc Trống đá thiên tạo, nếu du khách úp lòng
bàn tay và vổ mạnh vào mặt trống sẽ tạo nen âm thanh vang dội cả vòm động.
Lần bước theo sau ngôi đền nhỏ, nhìn lên vách động, du khách sẽ thấy những
hình thù hết sức thú vị được tạ nên từ những sắp xếp tự nhiên của đá: chim hạc, chim
Đà Điểu, con cò với chiếc mỏ dài, đầu con voi với chiếc vòi được thả xuống, bàn tay
cầm bó hoa dân lên cao, khuôn mặt thần núi và tôn ngộ không,…(chỉ cho khách thấy
hình thù đó).

Kế bên Nghiêm Trang Tự là Thạch Nhủ Cốc, du khách phải rọi đèn mới nhìn rõ
bên trong là 2 thạch nhủ đổ xuống như một cặp nhủ hoa. Tương truyền là chiếc bên
trong là thường nhỏ nước trong còn chiếc bên ngoài nhỏ nước đục giống như sữa mẹ,
tuy nhiên khi vua Thành Thái đến đây làm lễ trai đàn cầu Quốc thái Dân an đã vô tình
sờ vào chiếc thạch nhủ bên ngoài nên chiếc này hiện nay không còn nhỏ nước nữa.
Trong những năm kháng chiến chóng Pháp, động Huyền Không là căn cứ hoạt
động bí mật của cán bộ lãnh đạo địa phương và du kích. Trong cuộc chiến tranh xâm
lược Miền Nam, Mỹ ngụy đã biến Huyền Không thành nơi huấn luyện biệt kích đồng
thời cũng là nơi đồn trú của nhiều đơn vị Mỹ. Đến mùa xuân Mậu Thân năm 1968 bộ
đội ta đã đánh bật chúng ra khỏi hang và đồng loạt tấn công nhiều căn cứ lân cận và
sân bay Nước mặn của Mỹ. Hang động sau đó trởi thành Trạm giải phóng và là nơi cất
giấu thương binh của quân giải phóng.
Động Huyền Không còn là nơi ghi dấu những trận đánh oai hùng của quân dân
Quảng Nam Đà Nẵng trong đó tiêu biểu là trận đánh của anh hùng Phan Hành Sơn vào
rạng sáng ngày 23 tháng 8 năm 1968 đã tiêu diệt hoàn toàn sinh lực địch và giành
thắng lợi hoàn toàn. Sau trận dánh tiểu đoàn 1 được bộ chỉ hủy quân giải phóng phong
tặng Huân chương chiến công hạng nhất, đại đội trưởng Phan Hiệp đã được nhà nước
tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và được đổi tên là Phan Hành Sơn.
CHÙA TAM THAI
Đây là ngôi chùa được xây dựng từ lâu đời, theo như Thư Tịch và Bia ký ghi lại
thì chùa được xây dựng vào thời đô thị cổ Hội An mới hình thành, do Thiền Sư Hưng
Liên thuộc dòng thiền Tào Động của Trung Hoa đến trụ trì và lập đạo tràng từ trước
những năm cuối thế kỷ 16. Năm 1825, chùa được vua Minh Mạng phong Quốc tự đến
nay chùa đã trải qua hơn 12 đời trù trì.
Theo Hải ngoại ký sự của Thích Đại Sáng, khách của Nguyễn Phúc Chu, vào
cuối thế kỉ 17 tức năm 1695 trên đường về Trung Quốc, ông đã ghé thăm chùa Tam
Thai, như vậy có thể thấy chùa đã được xây dựng trước đó và đã hình thành các đây
hơn 300 năm.
Cổng Tam Quan cổ kính rêu phong ở phía dưới chùa gồm có 3 cổng, theo quy
định thời phong kiến thì cổng chính giữa là cổng cao và trang trọng nhất chỉ để dành

cho sư thầy đi, cổng bên trái cho người nam đi (nam tả), cổng bên phải cho người nữ đi
(nữ hữu).
Cũng chính tại ngôi chùa này, công chúa Ngọc Lan, em gái vua Minh Mạng đã
đến phát nguyện đi tu suốt đời, sau đó công chúa đến ẩn tu tại chùa Phổ Đà Sơn nằm
cạnh chân ngọn Hỏa Sơn. Trong suốt 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ thì chùa
là nơi gặp gỡ, họp mặt và bàn bạc chuyện quốc sự của các sĩ phu yêu nước của các
phong trào: Cần Vương, Duy Tân, phong trào chống thuế….
Hiện nay, nhà chùa vẫn còn lưu giữ tấm Kim bài hình quả tim lửa (được đặt tại
bàn thời phía sau điện thờ chính của chùa), đây là tấm kim bài có bút tích của vua
Minh Mạng ban tặng, nội dung bút tích ca ngợi Phật pháp từ bi vô lượng phổ độ chúng
sanh. Ngoài ra, chùa còn lưu giữ bức hoành phi do vua Minh Mạng trao tặng.
Chùa mang nét kiến trúc cổ của lăng tẩm và chùa tháp kinh thành Huế. Bên trên
ta có thể thấy những bức họa của Thích Ca Mô Ni Phật, Lưỡng Long Chầu Nguyệt.
Đằng trước đặc tượng Phật Di Lạc, dân gian sùng bái Phật Di Lặc, cho rằng ai
sờ vào cái bụng rất to cuả Ngài, sẽ tránh khỏi bệnh tật và được bình an.
VỌNG GIANG ĐÀI
Vọng Giang Đài hay còn gọi là đài ngắm sông nằm phía sườn Tây Nam của
ngọn Thủy Sơn, là một điểm cao nhìn về sông Cẩm Lệ, Cổ Cò và có thể quan sát toàn
cảnh các ngọn núi trong quần thể Ngũ Hành Sơn, đường dẫn lên Vọng Giang Đài nằm
đối diện nhà thờ Tổ của chùa Tam Thai, lối lên hẹp với những bậc đá tự nhiên hơi
quanh co. Chính giữa là một tấm bia đá lớn, bên trên khắc 3 chữ Hán đọc là Vọng
Giang Đài và hàng chữ nhỏ nằm bên cạnh ghi ngày tháng dựng bia “Minh Mạng thập
bát niên thất nguyệt cát nhật” (tức là Minh Mạng ngày 18 tháng 7 năm 1837).
Tại đây kể cho khách nghe về sự tích sông Cổ Cò
SỰ TÍCH SÔNG CỔ CÒ
Sông Cổ Cò nối từ Cửa Đại (Hội An) đến cửa Hàn (Đà Nẵng). Theo Đại Nam
nhất thống chí, sông Cổ Cò hay còn gọi là Lộ Cảnh Giang. Trong dân gian còn lưu giữ
nhiều sự tích về sông Cổ Cò với những câu chuyện đầy huyền thoại.
Đời Chúa Nguyễn Phúc Chu, nhà sư Thích Đại Sán ông là một vị cao tăng của
Trung Hoa đã đến kinh thành xứ Đàng Trong vào năm 1695. Ông rời Phú Xuân vào

Hội An để đáp thuyền về nước. Ông đã đi theo sông Cổ Cò, nhìn thấy núi Tam Thai
trước mắt (Núi Tam Thai tức là Ngũ Hành Sơn - Non Nước) đã cho dừng thuyền lên
núi ngoạn cảnh và đã ghi lại trang hồi ký khá tỉ mỉ những cảnh quan kỳ thú của Ngũ
Hành Sơn.
Thế kỷ XVII, XVIII Hội An là Trung tâm mậu dịch quốc tế của xứ Đàng Trong
nên chọn con đường thủy để buôn bán tơ lụa của phương Tây, Trung Hoa và Nhật Bản.
Sông Cổ Cò trở thành đường thủy quan trọng thuận tiện nhất giữa Đà Nẵng và Hội An.
Đến đầu thế kỷ XIX thời Minh Mạng, sông Cổ Cò cũng được sử dụng để lưu
thông. Năm 1825 Vua Minh Mạng thứ 6 đã đi thuyền theo sông Cổ Cò đến Bến Ngự
rồi lên bộ đến ngọn Thủy Sơn.
Xưa kia sông Cổ Cò nhiều ghe mành, thuyền buồm đi về hết sức tấp nập, vừa
gần lại vừa tránh được sóng to gió lớn trên mặt biển. Trên bờ sông bên Hòn Dương
Hỏa Sơn có bến Vịnh Miếu Ông Chài, một thời là thuyền Vua cập bến mỗi khi đến vãn
cảnh Non Nước Ngũ Hành Sơn, nay vẫn còn lại di tích “Bến Ngự” và “Cồn Ngự” ở
gần Hòn Kim Sơn.
Theo những điều được kể lại thì chính Huyền Trân Công Chúa cũng đã đi trên
con sông này để trở về Đại Việt, Huyền Trân Công Chúa là con gái của vua Trần Nhân
Tông. Năm 1306 vua Trần Nhân Tông nhận lời gả con gái cho Chế Mân vị Vua trẻ tài
ba của nước Chiêm Thành. Lịch sử Đại Việt và Chiêm Thành là lịch sử chiến tranh.
Đến cuối đời vua Tự Đức (1848 - 1883) việc giao thương giữa Đà Nẵng và Hội
An vẫn được tiến hành qua con sông này.
Cho đến ngày Pháp lấy Đà Nẵng làm thuộc địa (1888) Hội An là Trung tâm
thương mại quan trọng, con đường vận chuyển thuận tiện nhất giữa Đà Nẵng và Hội
An vẫn là sông Cổ Cò. Nhưng từ sau năm 1891 con đường này ngày càng trở ngại vì
những trận lũ lụt, cuồng phong, bão táp thường xuyên xảy ra đã đưa cát từ biển vào
làm cho dòng sông bị vùi lấp.
Trên bờ sông Cổ Cò dưới ngọn Hỏa Sơn có Miếu Ông Chài. Đây là trạm thu
thuế các tàu buôn qua lại trên sông Cổ Cò giữa Hội An - Đà Nẵng. Miếu Ông Chài là
một Miếu nhỏ, tương truyền rằng có hai cha con hành nghề chài lưới ở Hỏa Sơn vào
làm nơi trú ngụ sau một ngày đánh cá mệt mỏi trên sông. Cô con gái của ông ngư lão

là người đẹp tuyệt trần. Một hôm cha con họ về cột thuyền nghĩ ngơi như thường lệ,
ông lão thì quét dọn trước, còn cô gái thì mải mê tắm rửa dưới thuyền lộ rõ thân hình
trắng đẹp nõn nà dưới ánh trăng. Bỗng thấy lâu, ông lão xuống thuyền gọi con, ông
bỗng hoa mắt choáng ngợp trước thân hình quyến rũ của cô gái, lòng ông trỗi dậy sự
ham muốn sắc dục. Nhưng định thần trong giây lát, ông kiềm chế được cơn dục vọng,
sau đó lấy con dao cắt đi phần “hiếm” của cơ thể rồi lăn ra chết. Nhóm bạn hành nghề
chài lưới biết chuyện lo ma chay cho ông và thờ tại Miếu.
Mỗi năm đến mùa lũ lụt, nhân dân trong vùng phải di tản người và đồ đạc sợ bị
nước cuốn trôi. Đoạn sông chảy qua làng Hà Lộc, Hà My xã Điện Dương gọi là Hà
Sấu nước sông rất sâu và có nhiều cá sấu to. Mỗi mùa lụt tràn về dân làng chạy không
kịp nên bị cá sấu ăn thịt một người. Vì vậy dân làng đặt tên là Hà Sấu để tưởng nhớ.
Cảnh những ngư dân tay tung chài, tung lưới đánh bắt cá trong mỗi buổi sáng
mai giờ trở thành những hoài niệm theo năm tháng phôi pha. Qua sự xâm hại của thời
gian, bão lũ đã làm cho sông Cổ Cò bị bồi lấp, làm mất đi vẻ đẹp nguyên sơ vốn có của
nó, mất đi một hệ thống giao thông bằng đường thủy quan trọng giữa Đà Nẵng - Hội
An./.
Đưa khách về theo đường lối thang bộ cổng số 1.

×