Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Chỉ tiêu các trường năm 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.98 KB, 3 trang )

TUYỂN SINH 2011: CHỈ TIÊU CỤ THỂ CÁC TRƯỜNG ĐH, CĐ
Các trường ĐH, CĐ đã xây dựng phương án tuyển sinh năm 2011 với tổng chỉ tiêu
(CT) tăng khoảng 6,5% so với năm 2010.
Sau đây là chỉ tiêu dự kiến của một số trường.
Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông (cơ sở phía Nam): Bậc ĐH gồm: Điện tử -
Viễn thông: 180 CT (khối A); Kỹ thuật điện - Điện tử (Kỹ thuật điện tử máy tính, Xử lý tín
hiệu và truyền thông): 70 CT (A); Công nghệ thông tin (Kỹ thuật máy tính, Mạng máy tính
và truyền thông, Khoa học máy tính, Hệ thống thông tin, Công nghệ phần mềm): 200 CT
(A); Quản trị kinh doanh (Quản trị kinh doanh bưu chính viễn thông, Quản trị nguồn nhân
lực, Quản trị marketing, Thương mại điện tử, Kinh doanh quốc tế): 130 CT (A, D1); Kế
toán: 70 CT (A, D1). Bậc CĐ gồm: Điện tử - Viễn thông (A), Công nghệ thông tin (A),
Quản trị kinh doanh (A, D1), Kế toán (A, D1): mỗi ngành 50 CT. Khối D1 không tổ chức thi
riêng mà xét theo nguyện vọng 1 và 2 của thí sinh thi khối D.
Trường ĐH Y dược TP.HCM Bậc ĐH hệ chính quy (học 5 đến 6 năm) gồm: Bác sĩ đa
khoa: 500 CT (trong đó có 200 CT ngoài ngân sách nhà nước – ngoài NSNN); Bác sĩ Răng
hàm mặt: 130 CT (50 ngoài NSNN); Dược sĩ đại học: 300 CT (100 ngoài NSNN); Bác sĩ y
học cổ truyền: 150 CT (50 ngoài NSNN); Bác sĩ y học dự phòng: 100 CT (20 ngoài NSNN).
Đào tạo cử nhân (học 4 năm) gồm: Điều dưỡng: 120 CT (40 ngoài NSNN); Y tế công cộng:
60 CT; Xét nghiệm: 60 CT (20 ngoài NSNN); Vật lý trị liệu: 30 CT (10 ngoài NSNN); Kỹ
thuật hình ảnh: 30 CT (10 ngoài NSNN); Kỹ thuật phục hình răng: 30 CT (15 ngoài
NSNN); Hộ sinh: 60 CT (20 ngoài NSNN); Gây mê hồi sức: 40 CT (20 ngoài NSNN). Riêng
ngành Hộ sinh chỉ tuyển nữ.
Trường ĐH Y Dược Cần Thơ. Bậc ĐH chính quy tuyển 1.050 CT. Theo đó, 600 CT NSNN
cho các ngành Bác sĩ (BS) Đa khoa, BS Răng hàm mặt, Dược sĩ, BS Y học dự phòng, Cử
nhân (CN) Điều dưỡng, CN Y tế công cộng, CN Xét nghiệm. 450 CT ngoài NSNN cho các
ngành BS Đa khoa, BS Răng hàm mặt, Dược sĩ, BS Y học dự phòng. Đối với hệ ĐH liên
thông, trường cũng tuyển 1.050 CT trong đó 550 CT NSNN và 500 CT ngoài NSNN cho các
ngành BS đa khoa, Dược sĩ, CN Điều dưỡng Đa khoa, CN Xét nghiệm đa khoa, CN Điều
dưỡng phụ sản.
Trường ĐH Luật Hà Nội: Dự kiến CT tuyển sinh của trường năm 2011 tăng từ 6-7% so
với năm 2010. CT của trường năm 2010 là 1.800.


Trường ĐH Xây dựng Hà Nội: Tổng CT là 2.800. Theo lãnh đạo trường CT sẽ tăng ở các
ngành: Xây dựng dân dụng và công nghiệp, Kinh tế xây dựng, Xây dựng cầu đường.
Trường ĐH Công đoàn: Dự kiến khoảng 2.000 CT, tăng khoảng hơn 200 CT so với năm
2010.
Học viện Ngân hàng: Dự kiến khoảng 2.300 CT bậc ĐH và 1050 bậc CĐ.
Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Dự kiến tăng 100 CT. Tổng CT vào Học viện là
1.550 và 200 CT văn bằng 2. Học viện sẽ mở thêm 2 chuyên ngành là Chính sách công và
Công tác xã hội. Mỗi chuyên ngành tuyển 50 CT.
Viện ĐH mở Hà Nội: Dự kiến tuyển 3.000 CT bậc ĐH, 600 CT bậc CĐ. Các hệ khác của
trường này tuyển trên 3.000 CT và hệ từ xa tuyển 12.000 CT.
Trường ĐH Hải Phòng: Dự kiến tổng CT 3.100 cả bậc ĐH và CĐ, tăng 200 CT
Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội: CT tuyển sinh tăng từ 5 - 7%. Theo đó, bậc ĐH: 4.500
CT, CĐ: 4.500 CT, Trung cấp chuyên nghiệp 2.500 CT.
Trường ĐH điều dưỡng Nam Định: Tăng 50 CT bậc ĐH. Theo đó, tổng CT tuyển sinh
năm 2011 là 1.400.
Trường ĐH Lâm nghiệp: Tăng 300 CT với tổng CT tuyển sinh là 1.900.
Học viện Quản lý giáo dục: Tuyển 850 CT và mở một số ngành mới.
Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh: Tuyển khoảng 2.200 CT, trong đó 1.100 CT bậc
ĐH và 1.100 CT bậc CĐ. Trường sẽ mở thêm 5 ngành học mới gồm: Công nghệ kỹ thuật
cơ điện, Công nghệ kỹ thuật điện tử, Công nghệ kỹ thuật cơ - điện tử, Quản trị kinh doanh
và Kỹ thuật trắc địa bản đồ.
ĐH Hà Tĩnh: Tổng CT vào trường là 2.360, trong đó bậc ĐH 900, bậc CĐ 760, còn lại
dành cho trung cấp. Trường sẽ có thêm 3 ngành học mới là Tài chính ngân hàng,
Marketing, Việt Nam học.
ĐH Hùng Vương (Phú Thọ): Tổng CT vào trường năm nay là 1.400, trong đó 1.100 bậc
ĐH và 300 bậc CĐ. Trường sẽ mở thêm ngành học mới là Sư phạm Hóa, Du lịch và Kỹ
thuật điện (liên kết đào tạo).
DỰ KIẾN CHỈ TIÊU TUYỂN SINH NĂM 2011
Các trường ĐH, CĐ đã gửi đề xuất chỉ tiêu (CT) tuyển sinh năm 2011 đến Bộ GD-
ĐT.

Phía Bắc: Nhiều trường không tăng
*ĐH Quốc gia Hà Nội: ông Nguyễn Văn Nhã - Trưởng ban Đào tạo cho biết, năm nay để
tập trung cho việc nâng cao chất lượng đào tạo, dự kiến sẽ tuyển 5.500 CT ĐH hệ chính
quy, không tăng so với năm 2010. CT cụ thể của các trường thành viên như sau: Trường
ĐH Khoa học tự nhiên dự kiến tuyển 1.310, trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn giữ
nguyên CT như năm 2010 là 1.400, trường ĐH Công nghệ: 560, trường ĐH Ngoại ngữ:
1.200, trường ĐH Kinh tế: 430, trường ĐH Giáo dục: 300, khoa Luật: 300.
*Trường ĐH Kinh tế Quốc dân: Tổng CT tuyển sinh dự kiến là 4.000, tương đương năm
2010, bao gồm cả CT đào tạo theo địa chỉ của các tỉnh. Một số ngành xét tuyển điểm theo
ngành có CT cụ thể như sau: Kinh tế nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 50; Thống kê
kinh tế xã hội: 50; Hệ thống thông tin kinh tế: 100; ngành Luật: 100; Khoa học máy tính:
50. Các ngành còn lại điểm xét theo điểm sàn vào trường và theo từng khối thi.
* Trường ĐH Mỏ - Địa chất: Ông Lê Trọng Thắng - Trưởng phòng Đào tạo cho biết: năm
2011 trường sẽ không tăng CT đào tạo ĐH. Dự kiến CT bậc ĐH là 3.165, bậc CĐ dự kiến
tăng lên khoảng 10% với khoảng gần 500 CT. Gia hạn thời gian xét tuyển ĐH, CĐ ngoài
công lập
* Học viện Bưu chính - Viễn thông: Ông Lê Hữu Lập - Phó giám đốc học viện cho biết, CT
tuyển sinh tương đương năm trước với 2.650 cho cả ĐH và CĐ. Cơ sở đào tạo phía Bắc,
các ngành đào tạo ĐH: 1.350, các ngành đào tạo CĐ: 500. Cơ sở phía Nam, các ngành
đào tạo ĐH: 650, các ngành đào tạo CĐ: 150. Học viện vẫn có 2 loại CT gồm: CT được cấp
ngân sách nhà nước và CT đào tạo theo nhu cầu xã hội. Cơ sở phía Bắc có 50 CT mỗi
ngành và cơ sở phía Nam có 30 CT mỗi ngành được cấp ngân sách đào tạo. Số CT còn lại
được đào tạo theo nhu cầu xã hội với mức học phí quy định của học viện.
* Trường ĐH Bách khoa Hà Nội: dự kiến tuyển 4.800 - 5.000 CT bậc ĐH và 800 CT bậc
CĐ. So với năm 2010, dự kiến CT ĐH tăng lên khoảng 200. CT cụ thể cho từng nhóm
ngành như sau: Bậc ĐH: Cơ khí; Công nghệ nhiệt - lạnh: 1.150. Điện; Điện tử viễn thông;
Toán ứng dụng: 2.000. Công nghệ hóa học; Công nghệ môi trường; Công nghệ sinh học:
800. Công nghệ dệt may và thời trang; Khoa học và công nghệ vật liệu; Sư phạm kỹ
thuật: 350. Vật lý kỹ thuật và Kỹ thuật hạt nhân: 140. Kinh tế và quản lý: 200. Tiếng
Anh: 160.

* Trường ĐH Ngoại thương: dự kiến tuyển 3.000 CT bậc ĐH chính quy; 300 CT theo nhu
cầu xã hội; 300 CT bậc CĐ.
* Trường ĐH Hà Nội: dự kiến tuyển 1.800 CT ĐH chính quy, tăng 100 CT so với năm 2010.
* Trường ĐH Giao thông vận tải HN: dự kiến tuyển 4.800 CT ĐH hệ chính quy và khoảng
hơn 4.500 CT các hệ khác, tăng 5%.
* Trường ĐH Hàng hải: Dự kiến tuyển 3.100 CT, tăng 100 CT so với năm 2010. Trường mở
thêm ngành mới: Toàn cầu hóa và thương mại vận tải biển, đào tạo theo chương trình tiên
tiến với 50 CT.
* Trường ĐH Thủy lợi: CT dự kiến như năm 2010 với 2.900. Các ngành đào tạo ĐH là
2.600, các ngành đào tạo CĐ là 300.
Phía Nam: Đa số các trường đều tăng chỉ tiêu
*Trường ĐH Kinh tế TP.HCM dự kiến tăng 200 CT so với năm 2010, tức năm nay sẽ tuyển
4.500 CT chung cho tất cả các ngành.
*Trường ĐH Luật TP.HCM cũng tuyển tăng 10%, cụ thể là 1.870 CT. Trong đó có 1.670 CT
ngành Luật và 200 CT cho ngành Quản trị - Luật.
*Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) vẫn giữ nguyên CT cũ là 2.750 cho
bậc ĐH. Tiến sĩ Nguyễn Kim Quang - Trưởng phòng Đào tạo - cho biết, trong mùa tuyển
sinh này có thể sẽ tuyển thêm khối B cho ngành Khoa học vật liệu. CT cụ thể các ngành
bậc ĐH gồm: Toán - Tin học: 300; Vật lý: 250; Điện tử viễn thông: 200; Hải dương học -
Khí tượng - Thủy văn: 100; Nhóm ngành Công nghệ thông tin (Mạng máy tính và viễn
thông, Khoa học máy tính, Kỹ thuật phần mềm, Hệ thống thông tin): 550; Hóa học: 250;
Địa chất: 150; Khoa học môi trường: 150; Công nghệ môi trường: 120; Khoa học vật liệu:
180; Sinh học: 300; Công nghệ sinh học: 200. Trường cũng tuyển 675 CT ngành Tin học
bậc CĐ.
*Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM dự kiến tuyển 2.650 CT năm 2011 (2.250 CT bậc
ĐH và 400 CT bậc CĐ), so với 2.500 CT năm 2010. CT cụ thể bậc ĐH gồm: Nhóm ngành
Hàng hải có các chuyên ngành: Điều khiển tàu biển: 190; Khai thác máy tàu thủy: 150.
Nhóm ngành Kỹ thuật điện, Điện tử và Viễn thông: ngành Kỹ thuật điện gồm các chuyên
ngành: Điện và tự động tàu thủy: 60, Điện công nghiệp: 80; ngành Kỹ thuật điều khiển
gồm chuyên ngành: Tự động hóa công nghiệp: 80; ngành Kỹ thuật điện tử viễn thông có

chuyên ngành: Điện tử viễn thông: 80; ngành Kỹ thuật máy tính có chuyên ngành: Kỹ
thuật máy tính: 70; ngành Kỹ thuật tàu thủy có các chuyên ngành: Thiết kế thân tàu
thủy: 70, Công nghệ đóng tàu thủy: 70, Thiết bị năng lượng tàu thủy: 60; ngành Kỹ thuật
giao thông có các chuyên ngành: Cơ giới hóa xếp dỡ: 70, Cơ khí ô tô: 140, Máy xây dựng:
70. Nhóm ngành Xây dựng: ngành Kỹ thuật công trình xây dựng có chuyên ngành: Xây
dựng dân dụng và công nghiệp: 150; ngành Kỹ thuật xây dựng có các chuyên ngành: Xây
dựng công trình thủy: 80, Xây dựng cầu đường: 180, Quy hoạch giao thông: 70, Xây dựng
đường sắt - Metro: 70; Ngành Công nghệ thông tin có chuyên ngành: Công nghệ thông
tin: 120. Nhóm ngành Kinh tế: ngành Kinh tế vận tải có chuyên ngành: Kinh tế vận tải
biển: 180; ngành Kinh tế xây dựng có chuyên ngành: Kinh tế xây dựng: 130; ngành Khai
thác vận tải có chuyên ngành: Quản trị Logistic và vận tải đa phương tiện: 80. Bậc CĐ
gồm: Điều khiển tàu biển, Khai thác máy tàu thủy, Công nghệ thông tin, Cơ khí ô tô, Kinh
tế vận tải biển: mỗi ngành 80 CT.
*Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM: Trường dự kiến tuyển 3.850 CT bậc đào tạo ĐH
khối A, B, D1 và V (tăng 550 CT so với năm 2010) và 300 CT bậc CĐ.

×