LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập và nghiên cứu cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy
cô, bạn bè và đồng nghiệp. Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật chuyên ngành Quản lý xây
dựng với đề tài: “Nghiên cứu giải pháp nâng cao công tác quản lý chất lượng tư
vấn khảo sát, thiết kế công trình thủy lợi - ứng dụng cho Viện Kỹ thuật Tài nguyên
nước” đã được hoàn thành.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Đồng Kim Hạnh đã trực tiếp
hướng dẫn, giúp đỡ tận tình cho tác giả trong quá trình thực hiện Luận văn.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ban lãnh đạo Viện Kỹ thuật Tài
nguyên nước - Trường Đại học Thủy lợi, các cán bộ thư viện trường Đại học Thủy
lợi, các đồng nghiệp, bạn bè và đặc biệt là gia đình đã tạo điều kiện giúp đỡ và cổ
vũ động viên tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Hà Nội, ngày 20 tháng 08 năm 2014
Tác giả
Đinh Văn Công
BẢN CAM KẾT
Họ và tên học viên: Đinh Văn Công
Chuyên ngành đào tạo: Quản lý xây dựng.
Đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu giải pháp nâng cao công tác quản lý chất
lượng tư vấn khảo sát, thiết kế công trình thủy lợi - ứng dụng cho Viện Kỹ thuật Tài
nguyên nước”.
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin,
tài liệu trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Kết quả nêu trong luận
văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào trước
đây.
Tác giả
Đinh Văn Công
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG 3
XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 3
1.1. Chất lượng và quản lý chất lượng 3
1.1.1. Quan niệm về chất lượng 3
1.1.2. Quan niệm về quản lý chất lượng 7
1.2. Chất lượng và quản lý chất lượng trong khảo sát, thiết kế công trình thủy
lợi 10
1.2.1. Chất lượng công tác khảo sát công trình thủy lợi 11
1.2.2. Chất lượng công tác thiết kế công trình thủy lợi 14
1.3. Kết luận chương 1 16
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ QUẢN LÝ CHẤT
LƯỢNG KHẢO SÁT, THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI. 17
2.1. Nội dung khảo sát, thiết kế công trình thủy lợi 17
2.1.1. Nội dung khảo sát công trình thủy lợi 17
2.1.2. Nội dung hồ sơ thiết kế công trình thủy lợi 18
2.2. Nội dung quản lý chất lượng trong khảo sát, thiết kế XDCT 28
2.2.1. Quản lý chất lượng khảo sát, thiết kế XDCT theo nghị định 15/2013/NĐ-
CP 28
2.2.2. Nội dung chức năng quản lý chất lượng 30
2.3. Phương pháp quản lý chất lượng toàn diện áp dụng trong khảo sát thiết kế
XDCT 32
2.3.1. Kiểm tra chất lượng (Inspection) 33
2.3.2. Kiểm soát chất lượng - QC ( Quality Control) 34
2.3.3. Đảm bảo chất lượng - QA (Quality Assurance) 37
2.4. Kết luận chương 2 38
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG KHẢO
SÁT, THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH TẠI VIỆN KỸ THUẬT TÀI NGUYÊN
NƯỚC 40
3.1. Giới thiệu khái quát về Viện Kỹ thuật Tài nguyên nước 40
3.1.1. Thông tin chung 40
3.1.2. Nguồn nhân lực 43
3.1.3. Tình hình tài chính 47
3.1.4. Trang thiết bị phục vụ sản xuất 49
3.2. Công tác quản lý chất lượng khảo sát, thiết kế tại Viện KT - TNN 51
3.2.1. Chính sách chất lượng 51
3.2.2. Mục tiêu chất lượng 53
3.2.3. Kế hoạch, tổ chức thực hiện 54
3.3. Đánh giá chất lượng công tác khảo sát, thiết kế tại Viện KT - TNN 57
3.3.1. Danh mục, quy mô dự án 57
3.3.2. Đánh giá chất lượng công tác khảo sát 62
3.3.3. Đánh giá chất lượng công tác thiết kế 63
3.4. Kết luận chương 3. 64
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ
CHẤT LƯỢNG KHẢO SÁT, THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TẠI
VIỆN KỸ THUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC 66
4.1. Phương hướng phát triển của Viện KT - TNN giai đoạn 2015 - 2020 66
4.1.1. Mục tiêu, phương hướng phát triển của Viện KT - TNN 66
4.1.2. Cơ hội và thách thức 67
4.2. Đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý chất lượng khảo sát, thiết kế
công trình thủy lợi 70
4.2.1. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ 70
4.2.2. Nâng cao công tác quản lý chất lượng nhân sự 75
4.2.3. Đề xuất quy trình thực hiện khảo sát, thiết kế 76
4.2.4. Cải tiến máy móc thiết bị, môi trường làm việc 80
4.3. Kết luận chương 4 82
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 83
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Cách nhìn của nhà sản xuất và khách hàng về chất lượng 4
Hình 1.2: Sơ đồ quản lý chất lượng 8
Hình 2.1: Các bước thiết kế xây dựng công trình 19
Hình 2.2: Mô hình kiểm soát chất lượng toàn diện - TQC 33
Hình 2.3: Nội dung của bảo đảm chất lượng 38
Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức của Viện 43
Hình 3.2: Biểu đồ cán bộ cơ hữu của Viện 47
Hình 3.3: Biểu đồ doanh thu thuần các hợp đồng khảo sát thiết kế theo năm. 49
Hình 4.1: Sơ đồ đề xuất cơ cấu tổ chức 71
Hình 4.2: Sơ đồ quy trình thực hiện khảo sát, thiết kế 77
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Thống kê lực lượng cơ hữu của Viện 47
Bảng 3.2: Bảng tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh 48
Bảng 3.3: Bảng tổng hợp doanh thu thuần sau thuế từ hợp đồng khảo sát thiết kế . 49
Bảng 3.4: Bảng kê khai phương tiện, thiết bị chuyên môn của Viện 50
Bảng 3.5: Tổng hợp các dự án do Viện lập khảo sát, thiết kế 58
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
- BNN&PTNT: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- BTNMT: Bộ Tài nguyên Môi trường
- CTXD: Công trình xây dựng
- CTTL: Công trình thuỷ lợi
- CĐT: Chủ đầu tư
- CLCT: Chất lượng công trình
- GS: Giáo sư
- PGS: Phó giáo sư
- LDA: Lập dự án
- QLCL: Quản lý chất lượng
- QLCLCT: Quản lý chất lượng công trình
- QCVN: Quy chuẩn Việt Nam
- QĐ: Quyết định
- TCN: Tiêu chuẩn ngành
- TKCS: Thiết kế cơ sở
- TKKT: Thiết kế kỹ thuật
- TKBVTC: Thiết kế bản vẽ thi công
- TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Công trình thủy lợi là công trình thuộc nhóm hạ tầng kỹ thuật tạo tiền đề phục
vụ cho phát triển kinh tế xã hội, phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường và cân
bằng sinh thái. Vốn đầu tư cho xây dựng công trình thủy lợi chiếm tỷ trọng lớn
trong nguồn vốn ngân sách chi cho xây dựng cơ bản hàng năm. Các công trình thủy
lợi, hệ thống thủy lợi mỗi năm đều được cải tạo, nâng cấp, xây mới nhằm đáp ứng
nhu cầu sử dụng.
Bên cạnh những lợi ích mang lại cũng là các nguy cơ tiềm ẩn ở các công trình
thủy lợi. Thiệt hại sẽ là rất lớn nếu như một tuyến đê gặp sự cố, một con đập thủy
điện bị vỡ mà nguyên nhân chính là do quy trình QLCL của những công trình này
đã không được quan tâm đúng mức. Bởi vậy, song song với sự phát triển quy mô
của hệ thống thủy lợi cần phải nâng cao công tác QLCLCT.
Công tác QLCL ngay từ khâu khảo sát, thiết kế công trình có vai trò hết sức
quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Do những đặc tính riêng của một
số loại công trình thủy lợi như: đập, hồ chua, hồ thủy điện, đê ngăn lũ, trạm bơm, có
tải trọng công trình lớn, chịu ảnh hưởng nhiều bởi kết cấu của nền đất, do vậy việc
quản lý đánh giá chất lượng khảo sát, thiết kế càng trở nên cấp thiết. Đòi hỏi đơn vị
tư vấn khảo sát, thiết kế phải có những biện pháp nâng cao năng lực QLCLCT.
Viện Kỹ thuật Tài nguyên nước được thành lập theo quyết đinh số 755/ QĐ -
BNN - TCCB ngày 20 tháng 03 năm 2007 của BNN&PTNT. Viện Kỹ thuật Tài
nguyên nước có chức năng nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, tham gia
công tác khảo sát, thiết kế các công trình trủy lợi trên phạm vi toàn quốc với vai trò
là đơn vị tư vấn cho CĐT. Kể từ khi thành lập đơn vị đã tham gia tư vấn khảo sát,
thiết kế cho nhiều công trình thủy lợi có quy mô lớn, góp phần vào phát triển kinh
tế xã hội. Ý thức được vai trò tránh nhiệm là một đơn vị đi đầu trong công tác tư
vấn khảo sát, thiết kế các công trình thuộc lĩnh vực thủy lợi trong cả nước, Viện Kỹ
thuật Tài nguyên nước đã không ngừng hoàn thiện bộ máy quản lý, QLCL nhằm
đáp ứng những nhu cầu mới đặt ra. Trong phương hướng phát triển của Viện Kỹ
2
thuật Tài nguyên nước giai đoạn 2015 - 2020 công tác QLCL đã được đề cập và coi
đây là nhiệm vụ hàng đầu trong giai đoạn phát triển của Viện.
Bởi vậy, đề tài “ Nghiên cứu giải pháp nâng cao công tác quản lý chất lượng
tư vấn khảo sát, thiết kế công trình thủy lợi - ứng dụng cho Viện Kỹ thuật Tài
nguyên nước” đã được tác giả lựa chọn làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục tiêu của đề tài
Nghiên cứu cơ sở lý luận về QLCL công tác khảo sát, thiết kế công trình thủy
lợi;
Tìm hiểu thực trạng công tác QLCL khảo sát, thiết kế tại Viện Kỹ thuật Tài
nguyên nước;
Đề xuất một số giải pháp nâng cao công tác QLCL tư vấn khảo sát, thiết kế
công trình thủy lợi.
3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Cách tiếp cận:
- Tiếp cận lý thuyết, tìm hiểu các tài liệu đã được nghiên cứu;
- Tiếp cận thực tế ở Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập tài liêu và nghiên cứu lý thuyết: Thu thập tài liệu,
nghiên cứu về mô hình QLCL;
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Đánh giá mô hình QLCL khảo sát, thiết
kế tại Viện Kỹ thuật Tài nguyên nước;
- Phương pháp tổng hợp dữ liệu nghiên cứu: Tổng hợp nghiên cứu đánh giá
mô hình quản lý. Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng quản lý trong khảo
sát, thiết kế.
4. Kết quả dự kiến đạt được
- Đưa ra một số giải pháp nâng cao công tác QLCL tư vấn khảo sát, thiết kế
công trình thủy lợi.
3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
1.1. Chất lượng và quản lý chất lượng
1.1.1. Quan niệm về chất lượng
[12]
Trong tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội quan niệm về chất lượng
luôn được nhắc đến như một phạm trù không thể thiếu. Trong mỗi lĩnh vực, với
mục đích khác nhau có những quan điểm về chất lượng khác nhau. Quan niệm về
chất lượng được hiểu trên nhiều góc độ.
Nếu xuất phát từ bản thân sản phẩm: Chất lượng là tập hợp những tính chất
của bản thân sản phẩm để chế định tính thích hợp của nó nhằm thỏa mãn những nhu
cầu xác định, phù hợp với công dụng của nó. Bản thân mỗi sản phẩm khi được tạo
ra đều phục vụ cho một mục đích sử dụng. Các đặc tính của sản phẩm phải đáp ứng
được yêu cầu về mặt hình thức và nội dung. Từ khi sơ khai, sản phẩm đã được tạo
ra để phục vụ cho những nhu cầu của con người, những sản phẩm này đều mang
tính đơn chiếc, được tạo ra do để phục vụ cho một nhóm người nhất định và chất
lượng được đánh giá thông qua những lợi ích nó mang lại cho nhóm đối tượng mà
nó phục vụ. Ngày nay, khi thế giới ngày càng phát triển, dân số thế giới ngày càng
tăng, nhu cầu con người cũng ngày càng lớn hơn, đa dạng hơn. Mỗi sản phẩm được
tạo ra nhiều hơn để phục vụ cho nhu cầu của con người, chất lượng sản phẩm được
đánh giá thông qua tính đồng bộ, tính sáng tạo trong thiết kế, tính thẩm mỹ và công
năng sử dụng.
Xuất phát từ phía nhà sản xuất: Chất lượng là sự hoàn hảo và phù hợp của một
sản phẩm với một tập hợp các yêu cầu tiêu chuẩn hay các quy cách đã được xác
định trước. Mỗi một sản phẩm được tạo ra từ phía nhà sản xuất phải đáp ứng được
những quy định về kiểm định chất lượng, bản thân nhà sản xuất cũng phải tự xây
dựng lên những quy định về đặc tính kỹ thuật của sản phẩm. Khi đó, khái niệm chất
4
lng sn phm c hiu l kh nng ỏp ng nhng tiờu chun v kim nh cht
lng do nh sn xut t ra.
Xut phỏt t phớa th trng - khỏch hng: Cht lng l s phự hp vi mc
ớch s dng ca khỏch hng. Ngoi vic t c cỏc tiờu chun do nh sn xut
v cỏc t chc kim nh cht lng a ra, cht lng sn phm cũn c ỏnh giỏ
mc tho món ca khỏch hng. Mt sn phm ch c coi l thc s t cht
lng cho n khi nú c i vo s dng v tri quỏ quỏ trỡnh ỏnh giỏ trc tip t
phớa ngi s dng (khỏch hng). Xut phỏt t phớa th trng - khỏch hng, thc
o cht lng ca sn phm l kh nng ỏp ng c nhu cu ca khỏch hng v
thit k mu mó v ni dung sn phm. Tuy nhiờn, nhu cu khỏch hng l luụn luụn
thay i v khụng ngng ũi hi cao hn, bi vy cht lng c coi l vic lm
thng xuyờn liờn tc trong cỏc hot ng ca doanh nghip.
ý nghĩa chất lợng
cách nhìn của nhà sản xuất
cách nhìn của khách hàng
chất lợng của phù hợp
chất lợng của thiết kế
sản xuất
marketing
thoả mãn nhu cầu
của khách hàng
Hỡnh 1.1: Cỏch nhỡn ca nh sn xut v khỏch hng v cht lng
V mt giỏ tr: Cht lng c hiu l i lng o bng t s gia li ớch
thu c t vic tiờu dựng sn phm vi chi phớ b ra t c li ớch ú. Ngy
nay, cú rt nhiu sn phm c to ra phc v cựng mt mc ớch s dng. Cỏc
sn phm c to ra a dng v hỡnh thc v ni dung. Nhng sn phm cựng ỏp
ng c nhng tiờu chun t phớa nh sn xut v yờu cu s dng ca khỏch hng
5
khi xét về mặt giá trị, chất lượng còn là khả năng hạ giá thành của sản phẩm đến
mức thấp nhất mà vẫn thoả mãn được những yêu cầu đặt ra.
Về mặt cạnh tranh: Chất lượng có nghĩa là cung cấp những thuộc tính mà
mang lại lợi thế cạnh tranh nhằm phân biệt sản phẩm đó với sản phẩm khác cùng
loại trên thị trường. Chất lượng đôi khi được đánh giá thông qua một vài đặc tính
riêng mà những sản phẩm cùng mục đích sử dụng khác không có nhằm tạo ra ưu thế
cạnh tranh cho sản phẩm. Bên cạnh đó là các dịch vụ chăm sóc khách hàng, chính
sách bảo hành từ phía nhà cung cấp sản phẩm.
Định nghĩa về chất lượng được thừa nhận ở phạm vi quốc tế, đó là định nghĩa
của Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế. Theo điều 3.1.1 của tiêu chuẩn ISO
9000:2005 định nghĩa chất lượng là: “Mức độ đáp ứng các yêu cầu của một tập hợp
có đặc tính vốn có”
Chất lượng dù được hiểu trên góc độ nào đi chăng nữa nó vẫn phải bao gồm 9
thuộc tính:
- Thuộc tính kỹ thuật: Nó phản ánh công dụng chức năng của sản phẩm hàng
hóa dịch vụ. Các thuộc tính này xác định chức năng tác dụng chủ yếu và nó
được quy định bởi các yếu tố tạo lên sản phẩm như kết cấu vật chất, thành
phần cấu tạo, các đặc tính về cơ lý hóa. Hai sản phẩm có cùng công dụng
chức năng sử dụng như nhau, sản phẩm đạt chất lượng tốt hơn là sản phẩm
đáp ứng tốt hơn về mục đích sử dụng;
- Thuộc tính về tuổi thọ: đây là yếu tố đặc trưng cho tính chất của sản phẩm
có giữ được khả năng làm việc bình thường hay không trong một điều kiện
thực hiện nghiêm túc chế độ bảo hành, bảo dưỡng theo quy định thiết kế.
Tuổi thọ của sản phẩm là cơ sở quan trọng giúp cho khách hàng quyết định
lựa chọn mua hàng, làm tăng uy tín của sản phẩm và làm cho sản phẩm đó
có khả năng cạnh tranh cao hơn;
- Độ tin cậy: đây được coi là một yếu tố quan trọng nhất phản ánh chất lượng
của sản phẩm hàng hóa dịch vụ. Đây chính là cơ sở cho các doanh nghiệp
có khả năng duy trì và phát triển sản phẩm của mình;
6
- Độ an toàn: những chỉ tiêu an toàn trong khai thác vận hành sản phẩm hàng
hóa là những chỉ tiêu cực kỳ quan trọng, đặc biệt là những chỉ tiêu an toàn
tới sức khỏe của khách hàng là yếu tố bắt buộc phải có trong mỗi sản phẩm
với điều kiện tiêu dùng hiện nay;
- Mức độ gây ô nhiễm: cũng giống như độ an toàn và nó được coi như là một
yêu cầu bắt buộc mà các nhà sản xuất phải tuân thủ khi đưa sản phẩm của
mình ra thị trường;
- Tính tiện dụng: phản ánh những đòi hỏi về tính sẵn có, dễ vận chuyển, bảo
quản và sử dụng, đồng thời có khả năng thay thế khi những bộ phận bị
hỏng;
- Tính kinh tế: được đánh giá thông qua hai yếu tố là giá thành của sản phẩm
và mưc độ tiêu hao nhiên liệu khi đưa vào sử dụng. Điều quan trọng không
phải chỉ là các tính chất sử dụng mà cần xem xét đến giá bán sản phẩm có
phù hợp với người tiêu dùng và lợi tích của sản phẩm mang lại hay không.
Khi đưa vào sử dụng mức độ tiêu hao nhiên liệu của sản phẩm là bao
nhiêu? Đây là yếu tố rất quan trọng đối với những sản phẩm mà khi sử dụng
có tiêu hao nhiên liệu và năng lượng. Tiết kiệm nhiên liệu và năng lượng
ngày nay đã trở thành một trong những yếu tố phản ánh chất lượng và khả
năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường;
- Tính thẩm mỹ: là đặc tính bên ngoài của sản phẩm có thể quan sát và đánh
giá trực tiếp bằng mắt thường. Nó là đặc trưng cho sự truyền cảm, sự hợp lý
về hình thức, kiểu dáng. Hay nói cách khác những sản phẩm ngày nay phải
đảm bảo sự hoàn thiện về kích thước, kiểu dáng và tính cân đối. Đặc tính
này ngày càng trở lên quan trọng đối với mỗi nhà sản xuất, một sản phẩm
có thiết kế đẹp, phong cánh hiện đại, kiểu dáng mới mẻ sẽ mang lại ưu thế
cho sản phẩm;
- Tính vô hình: ngoài những thuộc tính hữu hình ra, thì chất lượng còn có
những thuộc tính vô hình khác như tên gọi, nhãn hiệu và danh tiếng của sản
phẩm, những thuộc tính này lại có ý nghĩa quan trọng đối với khách hàng
7
khi đánh giá chất lượng sản phẩm hàng hóa dịch vụ cũng như đưa ra quyết
định lựa chọn sản phẩm. Đây là căn cứ tạo ra sự khác biệt, thể hiện tính
chuyên nghiệp của nhà sản xuất.
Chất lượng là sự kết hợp của bốn yếu tố Lao động - Kỹ Thuật - Kinh tế - Văn
hóa. Nó phản ánh được khả năng đáp ứng các yêu cầu về chức năng kỹ thuật, giá trị
sử dụng mà sản phẩm có thể đạt được. Các thuộc tính chất lượng phải là kết quả
tổng hợp của nhiều yếu tố, nhiều bộ phận hợp thành. Chất lượng không chỉ phản
ánh trình độ kỹ thuật của sản phẩm, mà còn phản ánh trình độ, điều kiện phát triển
kinh tế xã hội của mỗi nước, mỗi khu vực trong từng thời kỳ.
Chất lượng có thể được đo lường và đánh giá thông qua các tiêu chuẩn cụ thể.
Chất lượng phải được đánh giá trên cả hai mặt khách quan và chủ quan. Tính chủ
quan thể hiện thông qua chất lượng trong sự phù hợp hay còn gọi là chất lượng thiết
kế. Tính khách quan thể hiện thông qua chất lượng trong sự tuân thủ thiết kế. Chất
lượng chỉ thể hiện đúng trong những điều kiện tiêu dùng cụ thể, không có chất
lượng cho mọi đối tượng khách hàng trong mọi điều kiện tiêu dùng cụ thể.
Việc tạo ra những sản phẩm chất lượng sẽ tạo ra sức hấp dẫn, thu hút khách
hàng và tạo nên lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Chất lượng giúp cho doanh
nghiệp tăng uy tín, hình ảnh và danh tiếng của mình nhờ đó nó có tác động rất lớn
tới quyết định lựa chọn mua hàng của khách hàng. Chất lượng là cơ sở cho việc duy
trì và mở rộng thị trường, tạo sự phát triển lâu dài và bền vững cho các doanh
nghiệp.
Nâng cao chất lượng có nghĩa tương đương với việc nâng cao năng suất lao
động, giảm thiểu chi phí, đồng thời làm giảm thiểu mức độ gây ô nhiễm môi trường.
Trong điều kiện ngày nay, nâng cao chất lượng là cơ sở quan trọng cho việc
giao lưu trao đổi thương mại và hội nhập quốc tế.
1.1.2. Quan niệm về quản lý chất lượng
[12]
1.1.2.1. Khái niệm quản lý chất lượng
Quản lý chất lượng là tập hợp những hoạt động chức năng quản lý chung
nhằm xác định chính sách chất lượng, mục đích chất lượng và thực hiện chúng bằng
8
những phương tiện như lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, đảm bảo chất lượng và cải
tiến chất lượng trong khuôn khổ một hệ thống.
QU¶N Lý
chÝnh s¸ch
chÊt lîng
môc ®Ých
chÊt lîng
tæ chøc
thùc hiÖn
chÊt
lîng
Hình 1.2: Sơ đồ quản lý chất lượng
1.1.2.2. Vai trò của quản lý chất lượng
Quản lý chất lượng giữ một vị trí then chốt đối với sự phát triển kinh tế, đời
sống của người dân và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Đối với nền kinh tế quốc dân: QLCL mang lại sự tiết kiệm lao động xã hội,
làm tăng trưởng và phát triển kinh tế. Ở những nền kinh tế phát triển, quy trình về
QLCL được áp dụng rộng rãi trong quy trình sản xuất và từng sản phẩm được tạo
ra. Nhờ đó, sản phẩm được tạo ra nhiều hơn, mang lại giá trị chung cho toàn xã hội.
Đối với khách hàng: khi có hoạt động QLCL, khách hàng sẽ được thụ hưởng
những sản phẩm hàng hóa dịch vụ có chất lượng tốt hơn với chi phí thấp hơn. Mức
độ tin cậy của khách hàng với sản phẩm cũng tăng lên khi sử dụng các sản phẩm đã
được áp dụng đúng quy trình về QLCL, mang lại cảm giác an tâm trong quá trình sử
dụng.
Đối với doanh nghiệp: QLCL là cơ sở để tạo niềm tin cho khách hàng, giúp
doanh nghiệp có khả năng duy trì và mở rộng thị trường làm tăng năng suất giảm
chi phí. Giảm chi phí sản xuất và tăng năng xuất lao động nhờ việc hạn chế được
9
những sai sót trong quá trình sản xuất, mang lại chất lượng có tính đồng bộ cho
những sản phẩm được tạo ra.
Trong cơ chế thị trường, cơ cấu sản phẩm, chất lượng sản phẩm hay giá cả và
thời gian giao hàng là yếu tố quyết định rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của các
doanh nghiệp mà các yếu tố này phụ thuộc rất lớn vào hoạt động QLCL.
Chất lượng sản phẩm và QLCL là vấn đề sống còn của các doanh nghiệp trong
điều kiện hiện nay. Tầm quan trọng của QLCL ngày càng được nâng cao, do đó
chúng ta phải không ngừng nâng cao trình độ QLCL, đặc biệt là trong các tổ chức.
1.1.2.3 Nguyên tắc của quản lý chất lượng
Quản lý chất lượng phải đòi hỏi đảm bảo tính đồng bộ trong các mặt hoạt
động vì nó là kết quả của những nỗ lực chung của từng bộ phận, từng cá nhân.
Quản lý chất lượng được thực hiện toàn diện và đồng bộ vì nó giúp cho các
hoạt động của doanh nghiệp ăn khớp với nhau, từ đó tạo ra sự thống nhất trong các
hoạt động, giúp cho việc phát hiện các vấn đề chất lượng một cách nhanh chóng,
kịp thời đưa ra những biện pháp điều chỉnh.
Quản lý chất lượng đồng thời với đảm bảo và cải tiến: đảm bảo và cải tiến là
hai vấn đề có liên quan mật thiết với nhau. Đảm bảo bao hàm việc duy trì mức chất
lượng thỏa mãn khách hàng, còn cải tiến sẽ giúp cho các sản phẩm hàng hóa dịch vụ
có chất lượng vượt mong đợi của khách hàng. Đảm bảo và cải tiến là sự phát triển
liên tục không ngừng trong công tác QLCL, nếu chỉ giải quyết phiến diện một vấn
đề thì sẽ không bao giờ đạt được kết quả như mong muốn.
Quản lý chất lượng được thực hiện theo quá trình: QLCL theo quá trình là tiến
hành các hoạt động quản lý ở mọi khâu liên quan đến hình thành chất lượng, từ
khâu nghiên cứu nhu cầu khách hàng cho đến dịch vụ sau bán hàng. QLCL theo quá
trình sẽ giúp doanh nghiệp có khả năng hạn chế những sai sót do các khâu, các công
đoạn đều được kiểm soát một cách chặt chẽ.
10
1.2. Chất lượng và quản lý chất lượng trong khảo sát, thiết kế công trình thủy
lợi
Chất lượng CTXD là những yêu cầu về an toàn, bền vững, kỹ thuật và mỹ
thuật của công trình nhưng phải phù hợp với quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng, các
quy định trong văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và hợp đồng kinh tế. Chất
lượng CTXD không chỉ đảm bảo sự an toàn về mặt kỹ thuật mà còn phải thỏa mãn
các yêu cầu về an toàn sử dụng có chứa đựng yếu tố xã hội và kinh tế.
Công trình thuỷ lợi là công trình thuộc nhóm kết cấu hạ tầng nhằm khai thác
mặt lợi của nước; phòng, chống tác hại do nước gây ra; bảo vệ môi trường và cân
bằng sinh thái, công trình thường bao gồm: hồ chứa nước, đập, cống, trạm bơm,
giếng, đường ống dẫn nước phục vụ nông nghiệp, kênh, công trình trên kênh, đê,
kè, các công trình chỉnh trị sông khác và bờ bao các loại.
Công trình xây dựng nói chung và công trình thủy lợi nói riêng được coi là
một loại sản phẩm hàng hóa đặc biệt, trong đó CĐT hoặc bên hưởng lợi được coi là
khách hàng. Nhà thầu và các đơn vị tư vấn là các nhà cung cấp sản phẩm. CTXD là
một loại hàng hóa đặc biệt bởi nó có những đặc tính riêng ẩn chứa ngay trong sản
phẩm từ khi bắt đầu hình thành cho tới khi đưa vào sử dụng. Các đặc tính chỉ có ở
sản phẩm xây dựng như có tính đơn chiếc, quy mô, vốn đầu tư cho sản phẩm
thường tương đối lớn, thời gian hình thành sản phẩm và thời gian sử dụng công
trình kéo dài, có tính cố định về mặt không gian và chịu sự chi phối của các yếu tố
môi trường xung quanh. Nếu như các loại hàng hóa thông thường khách hàng chỉ
được biết đến sản phẩm khi đã hoàn thành thì trái lại CTXD lại được khách hàng
(CĐT) trực tiếp tham gia quản lý, giám sát ngay từ những khâu hình thành ý tưởng
cho sản phẩm (giai đoạn chuẩn bị đầu tư) cho tới khi công trình đi vào sử dụng.
Chính bởi CTXD được coi là một loại sản phẩm hàng hóa đặc biệt, nó đòi hỏi phải
có một quy trình đánh giá và QLCL theo một cách riêng. Để tạo ra một sản phẩm
xây dựng đạt chất lượng cần có một quy trình QLCL với sự tham gia của tất cả các
bên liên quan bao gồm: CĐT, đơn vị tư vấn, nhà thầm cùng tham gia quản lý giám
sát chất lượng theo các bước thực hiện của dự án. Trong đó, bước khảo sát, thiết kế
11
công trình được coi là một bước quan trọng quyết định đến chất lượng công trình
sau này. Bởi vậy, cần áp dựng một quy trình đánh giá và QLCL cho giai đoạn này.
Nhằm tạo ra một sản phẩm có chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu sử dụng trong tương
lai.
Công trình thủy lợi được đầu tư chủ yếu từ nguồn vốn nhà nước hoặc các tập
đoàn lớn (tập đoàn điện lực, tập đoàn dầu khí…), bởi vậy quy trình quản lý dự án
phải được áp dụng theo sự quản lý hướng dẫn của một hệ thống văn bản nhà nước.
Các bước thực hiện được tuân thủ theo quy trình hướng dẫn của thông tư, nghị định
ngành do nhà nước ban hành.
1.2.1. Chất lượng công tác khảo sát công trình thủy lợi
1.2.1.1 Mục đích công tác khảo sát
Khảo sát xây dựng là hoạt động thị sát, đo vẽ, thăm dò, thu thập, phân tích,
nghiên cứu và đánh giá tổng hợp điều kiện thiên nhiên của vùng, địa điểm xây dựng
về địa hình, địa mạo, địa chất, địa chất thủy văn, địa chất công trình, các quá trình
và hiện tượng địa chất vật lý, khí tượng thủy văn, hiện trạng công trình để lập các
giải pháp đúng đắn về kỹ thuật và hợp lý nhất về kinh tế khi thiết kế, xây dựng công
trình. Khảo sát xây dựng chỉ được tiến hành theo nhiệm vụ khảo sát đã được phê
duyệt.
Công trình thủy lợi với đặc thù thường được xây dựng tại nơi có địa hình, địa
chất phức tạp như: địa hình đồi núi, sông suối, khu vực cửa sông, khu vực lòng hồ
vv. Hoạt động khảo sát CTTL được dựa trên những quy định cụ thể của tiêu chuẩn
ngành áp dụng.
a. Khảo sát địa hình:
Xác định vị trí các hạng mục công trình: Sử dụng các công cụ đo vẽ bản đồ,
lập lưới khống chế, đo vẽ chi tiếp theo đúng quy định của từng giai đoạn khảo sát.
Tại các vị trí dự kiến đặt các hạng mục công trình cần được thực hiện đo vẽ chi tiết
nhằm phục vu cho công tác xác định chính xác vị trí công trình trong quá trình thiết
kế và thi công.
12
Đánh giá được cụ thể điều kiện địa hình tuyến cần khảo sát trên cơ sở đó đề
xuất biện pháp thi công công trình: Bằng việc đo vẽ trực tiếp và lập lưới khống chế
cao độ tại vị trí xây dựng công trình, công tác khảo sát địa hình đưa ra kết quả đánh
giá về địa hình địa mạo, các điều kiện khách quan ảnh hưởng trong quá trình thi
công, từ đó đề xuất các giải pháp thiết kế, thi công xây dựng công trình
Đặc thù của CTTL là địa hình, địa chất có ảnh hưởng rất nhiều đến lựa chọn
phương án thiết kế, thi công xây dựng công trình. Khối lượng của công tác đào đắp
thường chiếm tỷ trọng khá lớn trong hình thành tổng mức đầu tư. Có những công
trình giá trị đào đắp chiếm khoảng 50% - 60% giá trị tổng mức đầu tư. Nhờ việc xác
định được cao trình, diện tích vùng dự án xây dựng, kết quả báo cáo khảo sát địa
hình đưa ra khối lượng tương đối cần thiết trong công tác đào đắp. Xác định cư ly từ
vị trí xây dựng công trình tới các mỏ khai thác nguyên liệu, cự ly tới vị trí bãi thải.
Từ đó xác định được chi phí cần thiết trong thành phần tổng mức đầu tư.
b. Khảo sát địa chất, địa chất thủy văn:
Cung cấp các thông số về điều kiện địa chất công trình và các hoạt động địa
chất khác tại khu vực xây dựng công trình phục vụ cho việc thiết kế. Việc lựa chọn
phương án nền móng cho công trình phụ thuộc vào kết quả khảo sát địa chất của các
lớp đất đá và địa chất thủy văn nơi xây dựng công trình. Xác định đầy đủ các chỉ
tiêu cơ lý cũng như khả năng đáp ứng về các yêu cầu về nền móng xây dựng công
trình giúp cho việc lựa chọn phương án thiết kế đảm bảo được khả năng làm việc
của công trình sau này.
Đánh giá tính khả thi của dự án về mặt địa chất công trình. Đề xuất các biện
pháp để xử lý các vấn đề về nền móng công trình. Việc đưa ra các kết quả đánh giá
các chỉ tiêu cơ lý của các lớp đất đá tại vị trí xây dựng công trình là một trong
những yếu tố quan trọng để CĐT có thể so sánh lựa chọn ra phương án đầu tư. Việc
khoan thăm dò địa chất sẽ tìm ra các vị trí có tính chất cơ lý tốt, đáp ứng tải trọng
công trình, giảm giá thành xây lắp.
13
1.2.1.2. Yêu cầu về chất lượng trong công tác khảo sát
[9]
Chất lượng trong công tác khảo sát được đánh giá trực tiếp qua từng bước thực
hiện. Khảo sát xây dựng phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
- Nhiệm vụ khảo sát phải phù hợp với yêu cầu từng loại công việc, từng bước
thiết kế.
Trong nhiệm vụ khảo sát cần nêu rõ mục đích khảo sát, các công
tác khảo sát được thực hiện nhằm mục đích gì. Nêu rõ yêu cầu cần đạt được
trong từng giai đoạn thiết kế. Xác định phạm vi khảo sát phù hợp quy mô
dự án công trình. Phương án khảo sát phải phù hợp với điều kiện thực tế,
đảm bảo công tác khảo sát được thực hiện hiệu quả, tránh lãng phí. Dự toán
khối lượng khảo sát được lập theo định mức kinh tế kỹ thuật do nhà nước
ban hành, cụ thể là định mức 1779/BXD-VP: Định mức dự toán xây dựng
công trình phần khảo sát xây dựng.
- Bảo đảm tính trung thực, khách quan, phản ánh đúng thực tế. Kết quả khảo
sát xây dựng phụ thuộc nhiều vào công tác đo vẽ thực địa ngoài hiện
trường, mọi công tác phải được đảm bảo thực hiện theo đúng quy trình
trong nhiệm vụ khảo sát, quá trình khảo sát phải được thực hiện theo đúng
khối lượng đề ra. Công tác đo vẽ địa hình đảm bảo các cao độ, toạ độ điểm
đúng theo hiện trang đo vẽ công trình, hố khoan thăm dò địa chất được thực
hiện theo đúng vị trí và độ sâu hố khoan theo yêu cầu, các mẫu đất đá được
lấy theo đúng tiêu chuẩn của công tác khoan thăm dò địa chất.
- Khối lượng, nội dung, yêu cầu kỹ thuật đối với khảo sát xây dựng phải phù
hợp với nhiệm vụ khảo sát, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng. Kết quả báo
cáo khảo sát phải được thực hiện theo đúng trình tự nội dung yêu cầu của
hồ sơ khảo sát, công tác nghiệm thu khối lượng phải tuân thủ theo đúng quy
trình, đảm bảo tính trung thực, khách quan. Các yêu cầu về kỹ thuật đảm
bảo tính thống nhất về nội dung, hình thức đã được quy định trong tiêu
chuẩn về QLCL khảo sát.
- Đối với khảo sát địa chất công trình, ngoài những yêu cầu trên còn phải xác
định độ xâm thực, mức độ dao động của mực nước ngầm theo mùa để đề
14
xuất các biện pháp phòng, chống thích hợp. Đối với những công trình quy
mô lớn, công trình quan trọng phải có khảo sát quan trắc các tác động của
môi trường đến công trình trong quá trình xây dựng và sử dụng.
- Kết quả khảo sát phải được đánh giá, nghiệm thu theo quy định của pháp
luật, phù hợp với tiêu chuẩn ngành áp dụng. Trong đó nêu rõ cơ sở, quy
trình và phương pháp khảo sát, phân tích số liệu, đánh giá, kết quả khảo sát.
Kết luận về kết quả khảo sát và đưa ra kiến nghị, đề xuất phương án thiết
kế, thi công xây dựng công trình.
1.2.2. Chất lượng công tác thiết kế công trình thủy lợi
1.2.2.1. Vai trò công tác thiết kế
Công tác thiết kế công trình thủy lợi là toàn bộ việc lên phương án, tiến hành
thực hiện công việc thiết kế một công trình thuỷ lợi dựa trên chủ trương đầu tư và
những điều kiện về địa hình, đia chất, địa chất thuỷ văn. Giúp người xem có được
cái nhìn trực quan về CTXD. Hồ sơ thiết kế là tài liệu kinh tế - kỹ thuật tổng hợp
phản ánh ý tưởng thiết kế thông qua bản vẽ và tính toán dựa trên căn cứ khoa học.
Hồ sơ thiết kế được sử dụng làm cơ sở phục vụ cho công tác thi công xây dựng
công trình.
Mục đính của giai đoạn thiết kế công trình là nhằm đưa ra phương án công
nghệ, công năng sử dụng, phương án kiến trúc, phương án kết cấu, kỹ thuật, phòng
chống cháy nổ. Giải pháp bảo vệ môi trường và đưa ra tổng mức đầu tư, dự toán chi
phí xây dựng công trình.
Công tác thiết kế có vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả của vốn đầu tư.
Trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, chất lượng thiết kế quyết định việc xử dụng vốn
đầu tư tiết kiệm hợp lý và kinh tế. Nếu chất lượng của công tác thiết kế trong giai
đoạn này không tốt dễ dẫn đến việc lãng phí vốn đầu tư, ảnh hưởng đến các giai
đoạn thiết kế sau, bởi các giai đoạn thiết kế sau đều được phát triển trên cơ sở các
thiết kế trước đó.
Trong giai đoạn thực hiện đầu tư, giai đoạn thiết kế đóng vai trò là cơ sở để
xác định các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của cong trình. Các yêu cầu về kỹ thuật và chi
15
phí được thể hiện chi tiết trên hồ sơ thiết kế công trình. Đảm bảo quá trình thực hiện
đầu tư đáp ứng được các tiêu chí về chất lượng, tiết kiệm chi phí và đúng tiến độ.
1.2.3.2. Yêu cầu về chất lượng trong công tác thiết kế
[4]
Yêu cầu về chất lượng trong công tác thiết kế công trình thuỷ lợi được quy
định theo QCVN 04 – 05: 2012/BNN&PTNT khi thiết kế xây dựng CTTL phải đảm
bảo các yêu cầu chung như sau:
- Lập Báo cáo đầu tư, Dự án đầu tư và Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng
công trình phải căn cứ vào quy hoạch thủy lợi và quy hoạch phát triển kinh
tế - xã hội của vùng có liên quan đến dự án đã được cấp có thẩm quyền phê
duyệt nhằm đề xuất phương án khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên
nước;
- Phải đảm bảo các quy định về an toàn, ổn định và bền vững tương ứng với
cấp công trình; quản lý vận hành thuận lợi và an toàn; đồng thời phải thoả
mãn các yêu cầu giới hạn về tính thấm nước, tác động xâm thực của nước,
bùn cát và vật liệu trôi nổi, tác động xói ngầm trong thân và nền công trình,
tác động của sinh vật;
- Nội dung thiết kế xây dựng công trình phải phù hợp với yêu cầu của từng
bước thiết kế, thỏa mãn yêu cầu và chức năng sử dụng, bảo đảm mỹ quan,
giá thành hợp lý;
- Phải đảm bảo trả về hạ lưu lưu lượng và chế độ dòng chảy phù hợp với yêu
cầu bảo vệ môi trường và các đối tượng dùng nước đang hoạt động, kể cả
đối tượng đã được đưa vào kế hoạch xây dựng trong tương lai gần như cấp
thêm nước cho các công trình ở hạ lưu, yêu cầu giao thông thủy trong mùa
khô;
- Đảm bảo sự hài hòa về kiến trúc thẩm mỹ của từng công trình trong hệ
thống công trình đầu mối và sự hòa nhập của chúng với cảnh quan khu vực;
- Xác định rõ điều kiện và phương pháp thi công, thời gian xây dựng hợp lý
phù hợp với lịch khai thác sinh lợi, khả năng cung ứng lao động, vật tư,
thiết bị, vật liệu xây dựng, giao thông thủy lợi và nguồn lực tự nhiên trong
16
khu vực dự án phục vụ xây dựng;
- Thiết kế và thi công xây dựng CTTL trên các sông suối có giao thông thủy
phải đảm bảo những điều kiện cần thiết để các phương tiện giao thông thủy
có thể qua lại được;
- Khi thiết kế xây dựng CTTL dạng khối lớn phải xem xét phân bổ hợp lý vật
liệu trong thân công trình, phù hợp với trạng thái ứng suất, biến dạng, yêu
cầu chống thấm vv. nhằm giảm giá thành mà vẫn đảm bảo được các yêu
cầu kỹ thuật;
Khai thác tối đa thuận lợi và hạn chế bất lợi của thiên nhiên nhằm đảm bảo tiết
kiệm năng lượng.
1.3. Kết luận chương 1
Trong chương 1 tác giả đã đưa ra các khái niệm cơ bản về chất lượng và
QLCL dựa trên những góc nhìn khác nhau từ phía thị trường, khách hàng và từ phía
nhà sản xuất vv. Liên quan đến chất lượng và QLCL công tác khảo sát, thiết kế
CTTL tác giả cũng đã đưa ra khái niệm, vai trò và yêu cầu về chất lượng trong công
tác khảo sát, thiết kế. Từ việc nắm rõ những khái niện, yêu cầu cơ bản về chất lượng
và quản lý chất lượng sẽ là tiền đề định hướng cho nội dung nghiên cứu tiếp theo
của tác giả.
Để hiểu rõ hơn về công tác QLCL khảo sát, thiết kế CTTL, trong chương 2 tác
giả sẽ đưa ra các nội dung cơ sở lý luận về chất lượng và QLCL trong công tác khảo
sát, thiết kế. Từ những cơ sở lý luận đó giúp cho tác giả có cái nhìn tổng quan về
mặt lý thuyết, tạo cơ sở cho những nghiên cứu nội dung tiếp theo.
17
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG KHẢO
SÁT, THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI.
2.1. Nội dung khảo sát, thiết kế công trình thủy lợi
2.1.1. Nội dung khảo sát công trình thủy lợi
2.1.1.1. Khảo sát địa hình:
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8478:2010 Công trình thủy lợi quy định thành
phần, nội dung công tác khảo sát địa hình CTTL bao gồm:
- Thu thập, phân tích và tổng hợp những tài liệu và số liệu về điều kiện thiên
nhiên của vùng, địa điểm xây dựng, kể cả những tài liệu, số liệu đã nghiên
cứu, bản đồ khảo sát trước đây ở vùng, địa điểm đó;
- Giải đoán ảnh chụp hàng không;
- Phân tích đánh giá tài liệu khảo sát đã có;
- Lập lưới khống chế mặt bằng;
- Lập lưới khống chế cao độ;
- Đo vẽ địa hình lòng hồ;
- Đo vẽ địa hình khu hưởng lợi;
- Đo vẽ bình đồ địa hình công trình đầu mối;
- Đo cắt dọc, ngang vùng tuyến đầu mối, kênh, đường hầm, lòng suối, thủy
văn, thủy lực;
- Đo vẽ bình đồ các mỏ vật liệu xây dựng;
- Quan trắc lâu dài;
- Chỉnh lý tài liệu, lập báo cáo kết quả khảo sát địa hình công trình.
2.1.1.2. Khảo sát địa chất
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8477:2010 Công trình thủy lợi quy định thành
phần, nội dung công tác khảo sát địa chất CTTL bao gồm:
- Thu thập, phân tích và tổng hợp những tài liệu và số liệu về điều kiện thiên
18
nhiên của vùng, địa điểm xây dựng, kể cả những tài liệu, số liệu đã nghiên
cứu, thăm dò và khảo sát trước đây ở vùng, địa điểm đó;
- Giải đoán ảnh chụp hàng không;
- Khảo sát khái quát địa chất công trình ở hiện trường;
- Đo vẽ địa chất công trình;
- Khảo sát địa vật lý;
- Khoan, xuyên, đào thăm dò;
- Lấy mẫu đất, đá, nước để thí nghiệm trong phòng;
- Xác định tính chất cơ lý của đất đá bằng thí nghiệm hiện trường;
- Phân tích thành phần, tính chất cơ lý của đất đá và thành phần hóa học của
nước ở trong phòng thí nghiệm;
- Công tác thí nghiệm thấm;
- Quan trắc lâu dài;
- Chỉnh lý tài liệu, lập báo cáo kết quả khảo sát địa chất công trình.
2.1.1.3. Khảo sát địa chất, khí tượng thủy văn.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4419-1987 Quy định nội dung, thành phần đối
với công tác khảo sát địa chất, khí tượng thủy văn bao gồm như sau:
- Thu thập, phân tích và tổng hợp những số liệu đã có về điều kiện thuỷ văn
tại vùng, địa điểm xây dựng;
- Khảo sát khái quát hiện trường;
- Khoan, đào, thăm dò địa chất thuỷ văn;
- Xác định các thông số tính toán cần thiết cho thiết kế;
- Chỉnh lý tài liệu, lập báo cáo kết quả khảo sát địa chất thuỷ văn công trình.
2.1.2. Nội dung hồ sơ thiết kế công trình thủy lợi
Thiết kế xây dựng công trình bao gồm các bước: TKCS, TKKT và TKBVTC.
Tuỳ theo tính chất, quy mô của từng công trình, thiết kế xây dựng công trình có thể
được lập 1 bước, 2 bước hoặc 3 bước theo quy định tại điều 16 nghị định
NĐ12/2009/NĐ-CP.