Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

“Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Thái Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 115 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết và ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
Hiện nay, rác thải ở Việt Nam đang là một thực trạng đáng lo ngại. Cùng với
sự phát triển kinh tế, gia tăng dân số cộng với sự lãng phí tài nguyên trong thói quen
sinh hoạt của con người, rác thải có số lượng ngày một tăng, thành phần ngày càng
phức tạp và tiềm ẩn nhiều nguy cơ độc hại với môi trường và sức khỏe con người.
Theo báo cáo “Môi trường quốc gia năm 2011” chuyên đề về “chất thải rắn” của Bộ
Tài nguyên và Môi trường thực hiện, sự gia tăng dân số cùng với sự phát triển kinh
tế mạnh mẽ của đất nước trong những năm qua, lượng chất thải rắn phát sinh tại các
khu công nghiệp, khu đô thị, làng nghề, nông thôn, y tế đã không ngừng gia tăng,
trung bình khoảng 10% mỗi năm, trong đó theo nguồn gốc phát sinh, khoảng 46%
chất thải rắn từ đô thị, 17% từ sản xuất công nghiệp, còn lại là từ nông thôn, làng
nghề và y tế. Vấn đề xử lý rác thải mới chỉ đạt từ 80-82%, công tác thu gom hiện
nay đã tăng đáng kể, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu và mong muốn thực
tế. Phần lớn chất thải rắn chưa được phân loại tại nguồn, thu gom lẫn lộn, việc tái
chế, xử lý chưa khoa học, còn manh mún. Vì thế gây ảnh hưởng đến môi trường, đe
dọa trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, sự tồn tại, phát triển của
các thế hệ hiện tại và tương lai. Thành phố Thái Bình cũng không nằm ngoài những
ảnh hưởng đó.
Ở thành phố Thái Bình tuy đã có đầu tư xử lý rác thải sinh hoạt (xây dựng
nhà máy chế biến phân vi sinh và bãi chôn lấp rác) nhưng việc xử lý rác còn chưa
được giải quyết triệt để như rác sinh hoạt chưa được thu gom xử lý hết và vệ sinh
môi trường tại bãi chôn lấp chưa đảm bảo. Bãi chôn lấp chưa được thiết kế hợp vệ
sinh, gần như chỉ là nơi chứa rác sau xử lý của nhà máy. Năng lực tổ chức quản lý
còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ. Vì vậy cần có những nghiên cứu để đưa ra các giải
pháp cải thiện nâng cao hiệu quả trong việc quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tạo
nên môi trường thực sự trong lành - sạch sẽ - an toàn.
Nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế đặt ra và với mong muốn được tìm hiểu,
nghiên cứu tìm ra giải pháp quản


lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt có tính phù hợp
2

cao đối với địa phương, đề tài “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp
nâng cao hiệu quả quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Thái
Bình” đã được lựa chọn nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài luận văn
Đề xuất được một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, xử lý chất thải rắn
sinh hoạt cho thành phố Thái Bình.
3. Phương pháp nghiên cứu và công cụ sử dụng
* Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu: thu thập số liệu hiện có liên quan
đến đề tài, thu thập tất cả các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực
nghiên cứu, các công trình xử lý CTR sinh hoạt đã được vận hành.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực địa: nhằm thu thập số liệu thứ cấp về
tình hình thu gom, vận chuyển và xử lý; tài liệu thực tế phát sinh CTR sinh hoạt;
những vấn đề môi trường bức xúc.
- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến các chuyên gia trong đánh giá
hiệu quả và đề xuất các giải pháp quản lý, xử lý chất thải sinh hoạt.
* Công cụ ứng dụng:
- Tin học: sử dụng bản đồ để mô phỏng khu vực nghiên cứu và lưu trữ thông
tin; sử dụng tin học trong tính toán cho kết quả nhanh hơn, chính xác hơn.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Chất thải rắn sinh hoạt thành phố Thái Bình và xã Đông Mỹ là đối tượng
nghiên cứu của luận văn.
- Phạm vi không gian vùng nghiên cứu là thành phố Thái Bình của tỉnh Thái
Bình và xã Đông Mỹ.
5. Nội dung của luận văn
Nội dung của luận văn tập trung vào 3 nội dung như sau:
1. Xây dựng cơ sở khoac học và thực tiễn cho việc đề xuất một số giải pháp

nâng cao hiệu quả quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt cho thành phố Thái Bình.
3

2. Đánh giá được thực trạng của công tác quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt
trên địa bàn thành phố Thái Bình.
3. Đề xuất được một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, xử lý chất thải
rắn sinh hoạt cho thành phố Thái Bình.
Với 3 nội dung như trên, ngoài phần mở đầu và phần kết luận luận văn còn
có 3 chương như sau:
1) Chương 1: Tổng quan về chất thải rắn sinh hoạt và thực trạng quản lý, xử
lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thái Bình.
2) Chương 2: Nghiên cứu đề xuất mô hình thu gom, vận chuyển chất thải rắn
sinh hoạt cho xã Đông Mỹ - thành phố Thái Bình.
3) Chương 3: Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản
lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt cho thành phố Thái Bình.





















4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT VÀ THỰC TRẠNG
QUẢN LÝ, XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI BÌNH

1.1. Tổng quan về công tác phân loại, thu gom, xử lý CTR sinh hoạt trên
thế giới và Việt Nam
1.1.1. Tổng quan về quản lý CTR sinh hoạt trên thế giới
1.1.1.1. Tình hình phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên thế giới
Lượng rác thải sinh hoạt phụ thuộc rất lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội,
dân số và thói quen tiêu dùng của con người. Ở mỗi quốc gia có tỷ lệ phát sinh rác
thải khác nhau, cụ thể như sau: Bangkok là 1,6kg/người/ngày; Singapore là 2
kg/người/ngày; Hồng Kông là 2,2 kg/người/ngày; New York là 2,65kg/người/ngày.
Theo số liệu thống kê của Bộ Môi trường Nhật Bản, hàng năm Nhật Bản có
khoảng 450 triệu tấn rác thải. Đối với rác thải sinh hoạt của các gia đình khoảng
70% được tái chế thành phân bón hữu cơ, góp phần giảm bớt nhu cầu sản xuất và
nhập khẩu phân bón.
Ở Nga, mỗi người bình quân thải ra môi trường 300kg/người/năm rác thải
tương đương một năm nước này thải ra môi trường khoảng 50 triệu tấn rác, riêng
thủ đô Matxcơva là 5 triệu tấn/năm.
Theo Ngân hàng Thế giới, các đô thị của Châu Á mỗi ngày phát sinh khoảng
760.000 tấn chất thải rắn đô thị. Đến năm 2025, dự tính con số này sẽ tăng tới 1,8
triệu tấn/ngày. Và tại các thành phố lớn như New York tỷ lệ phát sinh chất thải rắn

là 1,8kg/người/ngày, Singapore, Hồng Kông là 0,8-10kg/người/ngày.
5

Bảng 1.1: Lượng phát sinh chất thải rắn ở một số nước trên thế giới
Tên nước
Dân số đô thị hiện nay
(% tổng số)
Lượng phát sinh CTR
đô thị hiện nay
(kg/người/ngày)
Nước thu nhập thấp 15,92 0,40
Nepal 13,7 0,50
Bangladesh 18,3 0,49
Việt Nam 20,8 0,55
Ấn Độ 26,8 0,46
Nước thu nhập trung bình 40,8 0,79
Indonesia 35,4 0,76
Philippines 54,0 0,52
Thái Lan 20,0 1,10
Malaysia 53,7 0,81
Nước có thu nhập cao 86,3 1,39
Hàn Quốc 81,3 1,59
Singapose 100 1,10
Nhật Bản 77,6 1,47
(Nguồn: Bộ môn sức khoẻ môi trường, 2006 [2])
Dân thành thị ở các nước phát triển phát sinh chất thải rắn nhiều hơn ở các
nước đang phát triển gấp 6 lần, cụ thể ở các nước phát triển là 2,8kg/người/ngày; ở
các nước đang phát triển là 0,5kg/người/ngày.
1.1.1.2. Tình hình quản lý, xử lý CTR sinh hoạt trên thế giới
Chất thải rắn sinh hoạt được xử lý bằng nhiều phương pháp khác nhau như:

phương pháp chôn lấp, đốt, ủ phân compost với nhiều công nghệ được áp dụng như
công nghệ sinh học, công nghệ sử dụng nhiệt, công nghệ Seraphin, Tình hình áp
dụng các phương pháp này ở một số nước trên thế giới như sau:
6

Bảng 1.2: Tỷ lệ % CTR xử lý bằng các phương pháp khác nhau ở một số nước
TT Tên quốc gia Tái chế Chế biến phân vi sinh Chôn lấp Đốt
1
Canada
10
2
80
8
2
Đan Mạch
19
4
29
48
3
Phần Lan
15
0
83
2
4
Pháp
3
1
54

42
5
Đức
16
2
46
36
6
Ý
3
3
74
20
7
Thụy Điển
16
34
47
3
8
Thụy Sĩ
22
2
17
59
9
Mỹ
15
2
67

16
(Nguồn: Đỗ Thị Lan và cs, 2007[11])
Từ bảng 1.2 trên cho thấy phương pháp chôn lấp được nhiều quốc gia lựa
chọn nhất ngay cả với những nước phát triển như Canada, Phần Lan, Mỹ cũng lựa
chọn phương pháp này. Phương pháp chế biến phân vi sinh chưa được áp dụng
nhiều, ngay cả ở Italia nơi sáng tạo ra phương pháp ủ phân compost thì chỉ có 2-3%
khối lượng rác được xử lý. Phương pháp đốt cũng chỉ xử lý được 10% rác thải ở
Anh - nơi sáng tạo ra phương pháp này.
Hiện nay một số nước phát triển trên thế giới đã có những mô hình phân loại
và thu gom, xử lý rác thải rất hiệu quả, cụ thể:
- California: Nhà quản lý cung cấp đến từng hộ gia đình nhiều thùng rác
khác nhau sau đó rác sẽ được thu gom, vận chuyển, xử lý hoặc tái chế 3 lần/tuần với
chi phí phải trả là 16,39 USD/tháng. Tất cả chất thải rắn được chuyển đến bãi rác
với giá 32,38USD/tấn. Phí thu gom rác được tính dựa trên khối lượng rác, kích
thước rác, theo cách này có thể hạn chế đáng kể lượng rác phát sinh. Để giảm giá
thành thu gom rác, thành phố cho phép nhiều đơn vị cùng đấu thầu việc thu gom và
chuyển chở rác.
- Nhật Bản: Các gia đình Nhật Bản đã phân loại chất thải thành 3 loại riêng
biệt và cho vào 3 túi với màu sắc theo quy định: rác hữu cơ, rác vô cơ (giấy, vải,
thủy tinh, kim loại, ) và rác còn lại. Rác hữu cơ được đưa đến nhà máy xử lý rác
thải để sản xuất phân vi sinh. Các loại rác vô cơ được đưa đến cơ sở tái chế hàng
7

hóa. Rác còn lại được đưa đến hầm ủ có nắp đậy và chảy trong một dòng nước có
thổi khí rất mạnh để phân giải chúng một cách triệt để, kết quả sẽ được sản phẩm là
các cặn rác không còn mùi được đem nén thành các viên gạch lát vỉa hè rất xốp, có
tác dụng hút nước khi trời mưa (Dự án Danida, 2007) [8].
- Singapore là nước đô thị hóa 100% và là đô thị sạch nhất trên thế giới. Để
có được kết quả như vậy, Singapore đầu tư cho công tác, phân loại, thu gom, vận
chuyển và xử lý rác đồng thời xây dựng một hệ thống luật pháp nghiêm khắc làm

tiền đề cho quá trình xử lý rác thải tốt hơn. Rác thải ở Singapore được thu gom và
phân loại bằng túi nilon. Các chất thải có thể tái chế được đưa về các nhà máy tái
chế lại, còn các loại chất thải khác được đưa về nhà máy để thiêu hủy. Tham gia vào
công việc này có công ty và các khu dân cư, trong đó có hơn 300 công ty tư nhân
chuyên thu gom rác thải công nghiệp và thương mại. Tất cả các công ty này đều
được cấp giấy phép hoạt động và chịu sự giám sát kiểm tra trực tiếp của Sở Khoa
học công nghệ và môi trường. Ngoài ra các hộ dân được khuyến khích tự thu gom
và vận chuyển rác thải, chẳng hạn đối với các hộ dân thu gom rác trực tiếp tại nhà
phải trả phí 17 đô la Singapore/tháng, thu gom gián tiếp tại các khu dân cư chỉ phải
trả phí 7 đô la Singapore/tháng (Lê Huỳnh Mai và cs, 2009) [13].
- Trung Quốc: Tại đây phương hướng chủ đạo trong phát triển ngành công
nghiệp xử lý rác thải sinh hoạt là chuyển từ chôn lấp sang đốt phát điện. Theo “Quy
hoạch xây dựng hệ thống xử lý rác thải sinh hoạt tại thành phố, thị trấn trong toàn
quốc “5 năm lần thứ XII”” của Trung Quốc, tổng đầu tư xây dựng khoảng 263,6 tỷ
NDT. Cuối năm 2012 Trung Quốc có 142 nhà máy đốt rác phát điện đã được xây
dựng và đưa vào vận hành hoạt động, tổng quy mô xử lý là 124 nghìn tấn, tổng
công suất lắp đặt khoảng 2.600MW. Dự kiến đến năm 2015, khả năng thiêu đốt rác
thải phát điện trên toàn quốc có thể đạt 310 nghìn tấn/ngày [30].
1.1.2. Tổng quan về quản lý CTR sinh hoạt ở Việt Nam
1.1.2.1. Tình hình phát sinh CTR sinh hoạt tại các đô thị của Việt Nam
Trong những năm qua, tốc độ đô thị hóa ở Việt Nam diễn ra rất nhanh và trở
thành nhân tố tích cực đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên,
8

bên cạnh những lợi ích về kinh tế - xã hội, đô thị hóa quá nhanh đã tạo ra sức ép lên
môi trường với sự góp phần của các nhân tố như chất thải rắn sinh hoạt, đặc biệt
chất thải rắn phát sinh tại các đô thị và khu công nghiệp.
Năm 2014 tổng lượng CTR sinh hoạt tại Việt Nam ước tính khoảng 12,8
triệu tấn/năm, trong đó khu vực đô thị là 6,9 triệu tấn/năm chiếm 54%, còn lại tập
trung tại các huyện lỵ, thị xã, thị trấn. Dự báo đến năm 2020 tổng lượng CTR sinh

hoạt đô thị sẽ khoảng 22 triệu tấn/năm. Lượng CTR sinh hoạt phát sinh chủ yếu tập
trung ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và Việt Nam. [29]
Đến năm 2015 dự báo khối lượng chất thải rắn phát sinh ước đạt khoảng 44
triệu tấn/năm, đặc biệt là CTR đô thị và công nghiệp.
Theo báo cáo môi trường quốc gia năm 2010, tỷ lệ phát sinh chất thải rắn đã
tăng tới 0,9 kg lên 1,2kg/người/ngày ở các thành phố lớn, từ 0,5 lên 0,65kg/người/ngày
tại các đô thị nhỏ.
Lượng chất thải rắn sinh hoạt tại các đô thị ở nước ta với số liệu tổng hợp
năm 2007 cụ thể tại bảng 1.3 như sau:
Bảng 1.3: Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh
ở các đô thị Việt Nam đầu năm 2007

TT Loại đô thị
Lượng CTRSH bình
quân/người
(kg/người/ngày)
Lượng CTRSH phát sinh
Tấn/ngày Tấn/năm
1
Đặc biệt
0,84
8.000
2.920.000
2
Loại 1
0,96
1.885
688.025
3
Loại 2

0,72
3.433
1.253.045
4
Loại 3
0,73
3.738
1.364.370
5
Loại 4
0,65
626
228.490
Tổng
6.453.930
(Nguồn: Cục bảo vệ môi trường, 2008 [5])
Tính theo vùng địa lý (hay vùng phát triển kinh tế - xã hội) thì các đô thị
vùng Đông Nam Bộ có lượng chất thải rắn sinh hoạt lớn nhất tới 2.450.245 tấn/năm
(chiếm 37,94% tổng lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt các đô thị loại III trở lên
của cả nước), tiếp đến là các đô thị vùng đồng bằng sông Hồng có lượng phát sinh
9

chất thải rắn sinh hoạt đô thị là 1.622.060 tấn/năm (chiếm 25,12%). Bảng 1.4 thể
hiện lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị tại các vùng địa lý của Việt Nam năm 2007
như sau:
Bảng 1.4: Lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị theo vùng địa lý
Việt Nam đầu năm 2007
TT
Đơn vị hành chính
Lượng CTRSH bình

quân/đầu người
(kg/người/ngày)
Lượng CTRSH
đô thị phát sinh
Tấn/ngày
Tấn/năm
1 ĐB sông Hồng 0,81 4.444 1.622060
2 Đông Bắc 0,76 1.164 424.660
3 Tây Bắc 0,75 190 69.350
4 Bắc Trung Bộ 0,66 755 275.575
5 Duyên Hải NTB 0,85 1.640 598.600
6 Tây Nguyên 0,59 650 237.250
7 Đông Nam Bộ 0,79 6.713 2.450.245
8 ĐB sông Cửu Long 0,61 2.136 779.640

Tổng 0,73 17.692 6.457.580
(Nguồn: Cục bảo vệ môi trường, 2008 [5])
Từ bảng 1.4 nhận thấy, các đô thị khu vực miền núi Tây Bắc Bộ có lượng phát
sinh chất thải rắn sinh hoạt đô thị thấp nhất chỉ có 69.350 tấn/năm với mức chuẩn thải
là 0,75kg/người/ngày, tiếp đến là các đô thị thuộc các tỉnh vùng Tây Nguyên, tổng
lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt đô thị là 237.350 tấn/năm (chiếm 3,68%). Các
đô thị khu vực Đông Nam Bộ có lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt đô thị cao
nhất là 2.450.245 tấn/năm với mức phát sinh là 0,79kg/người/ngày.
Theo số liệu của Bộ Xây dựng, tính đến năm 2009 tổng lượng chất thải rắn
sinh hoạt đô thị phát sinh trên toàn quốc ước tính khoảng 21.500 tấn/ngày. Dự báo
của Bộ Xây dựng và Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, đến năm 2015 khối
lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các đô thị ước tính khoảng 37.000
tấn/ngày và năm 2020 là 59.000 tấn/ngày cao gấp 2-3 lần hiện nay.

10


1.1.2.2. Tình hình phát sinh CTR sinh hoạt tại khu vực nông thôn Việt Nam
Hiện nay tình trạng ô nhiễm môi trường ở nhiều nông thôn đang ở mức báo
động, đã và đang gây ra những tác động mạnh mẽ và lâu dài đến sức khỏe cộng
đồng. Ở nhiều nơi do các làng nghề gây ra, có nơi do nước thải, chất thải từ sản xuất
nông nghiệp như sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, rác thải sinh hoạt.
Theo báo cáo môi trường hàng năm, tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại
khu vực nông thôn khoảng 40-55% trong đó khoảng 60% sô thôn hoặc xã tổ chức
thu dọn định kỳ; trên 40% thôn, xã đã hình thành các tổ thu gom rác thải tự quản.
Rác thải phát sinh với khối lượng ngày càng nhiều, không kém gì khu vực đô
thị, nhiều nơi rác thải chưa được thu gom, xử lý dẫn đến tình trạng rác thải đổ bừa bãi
ven đường, ven đê, trôi dạt ở mương máng, sông ngòi, kênh rạch. Để quản lý lượng
rác thải ngày càng gia tăng như hiện nay, Việt Nam đã có những hành động và triển
khai công tác quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt như sau:
1.1.2.3. Tình hình quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam
a. Cơ chế quản lý
* Luật pháp và chính sách
Cho đến nay, Việt Nam đã xây dựng được một khung pháp lý phù hợp với
các hoạt động bảo vệ môi trường nói chung và quản lý chất thải rắn nói riêng.
- Luật Bảo vệ môi trường 2005.
- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về quản lý
chất thải rắn.
- Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2007 về phí bảo vệ
môi trường đối với chất thải rắn.
- Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách
khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y
tế, văn hóa, thể thao và môi trường.
- Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ về việc xử
phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
11


- Nghị định số 04/2009/NĐ-CP ngày 14/01/2009 của Chính phủ về ưu đãi,
hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường.
- Thông tư số 13/2007/TT-BXD ngày 31 tháng 12 năm 2007 Hướng dẫn một
số điều của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý
chất thải rắn.
- Thông tư số 08/2008/TT-BTC ngày 29 tháng 01 năm 2008 sửa đổi, bổ sung
thông tư số 108/2003/TT-BTC ngày 7/11/2003 Hướng dẫn cơ chế tài chính áp dụng
đối với các dự án xử lý rác thải sinh hoạt và chất thải rắn.
- Thông tư số 39/2008/TT-BTC ngày 19 tháng 05 năm 2008 của Bộ Tài
chính Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của
Chính phủ về Phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn.
- Thông tư số 121/2008/TT-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2008 Hướng dẫn cơ
chế ưu đãi và hỗ trợ tài chính đối với họat động đầu tư cho quản lý chất thải rắn.
- Quyết định số 152/1999/QĐ-TTg ngày 10 tháng 7 năm 1999 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu
công nghiệp Việt Nam đến năm 2020.
- Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2009 Phê duyệt Chiến
lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.
- Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 23/2005/CT-TTG ngày 21 tháng 6 năm
2005 về đẩy mạnh công tác quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp.
Tuy nhiên, các văn bản nêu trên chủ yếu qui định và mới chỉ áp dụng cho
khu vực đô thị. Ngoài ra do hệ thống chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường
vẫn còn thiếu và chưa đồng bộ, chưa tương thích kịp thời với sự phát triển của nền
kinh tế thị trường. Các quy định về thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải,
chất thải rắn mặc dù đã được Chính phủ ban hành song còn mang tính hình thức. Số
kinh phí thu được mới chỉ bằng 1/10 so với tổng kinh phí mà Nhà nước phải chi cho
các dịch vụ thu gom và xử lý chất thải. Các chế tài xử phạt vi phạm hành chính còn
quá thấp, chưa đủ sức răn đe, phòng ngừa. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng còn
12


lúng túng trong xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, do đó
công tác quản lý rác thải còn nhiều lỏng lẻo (Viện chiến lược chính sách, 2010) [22].
* Nhân lực làm công tác quản lý môi trường
Ở nước ta nguồn nhân lực làm công tác quản lý môi trường hiện nay là
10.000 người, với tỷ lệ 13 cán bộ/1 triệu dân, thấp hơn nhiều so với các nước trong
khu vực như: Trung Quốc: 20 cán bộ; Thái Lan là 30 cán bộ, Campuchia là 55 cán
bộ, Malaysia là 100 cán bộ, Singapore là 330 cán bộ. Đối với các nước phát triển thì
con số này còn cao hơn nhiêu, ví dụ như: Canada là 155 người, Anh là 204 người.
Trong số 10.000 cán bộ mới chỉ có khoảng 25% được đào tạo đúng chuyên môn.
Như vậy, nguồn nhân lực làm công tác quản lý môi trường ở Việt Nam còn thiếu rất
nhiều, đòi hỏi nhà nước cần tăng cường hơn nữa để đáp ứng được nhu cầu quản lý
trong thời gian tới. (Nguồn: Báo cáo của Tổng cục môi trường tại Hội nghị Môi
trường toàn quốc lần thứ III, 17-18/11/2010).
b. Tình hình phân loại, thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt ở
Việt Nam
Hiện nay ở tất cả các thành phố, thị xã trong cả nước đã thành lập các công
ty môi trường đô thị có chức năng thu gom và quản lý rác thải. Nhưng hiệu quả của
công việc phân loại, thu gom, quản lý rác thải còn kém, chỉ đạt từ 30-70% do khối
lượng rác phát sinh, lượng rác thải còn lại được đổ bừa bãi xuống các sông, hồ,
ngòi, ao, khu đất trống làm ô nhiễm môi trường nước và không khí.
Tỷ lệ thu gom, xử lý trung bình CTR sinh hoạt ở các đô thị trên địa bàn toàn
quốc năm 2012 là 83,5%, vùng nông thôn khoảng 20-30%. Lượng CTR sinh hoạt ở
nước ta có xu hướng phát sinh ngày càng gia tăng, trung bình khoảng 10%/năm. [27]
Ở nông thôn đã thành lập các tổ dịch vụ thu gom rác thải nhưng chủ yếu là
các tổ thu gom theo mô hình tự quản. Ít địa phương thành lập được các hợp tác xã
dịch vụ môi trường. Nếu có, đa số các hợp tác xã này lại hình thành theo kiểu tự
phát, chưa được hỗ trợ nên hoạt động kém hiệu quả và không bền vững.
Mặc dù công tác thu gom và vận chuyển chất thải rắn ngày càng được chính
quyền các địa phương quan tâm nhưng vẫn còn rất nhiều hạn chế. Năng lực thu gom

13

và vận chuyển chưa đáp ứng nhu cầu cả về nhân lực và vật lực, mạng lưới thu gom
còn yếu và thiếu. Bên cạnh đó, do nhận thức chưa cao của người dân trong giữ gìn
vệ sinh môi trường nên hiện tượng đổ rác bừa bãi còn diễn ra phổ biến. Hầu hết rác
thải không được phân loại tại nguồn, được thu gom lẫn lộn và vận chuyển đến bãi
chôn lấp.
c. Tình hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam
* Phương pháp xử lý CTR sinh hoạt đang được áp dụng tại Việt Nam
Hiện nay, Việt Nam đang áp dụng một số công nghệ xử lý CTR sinh hoạt sau:
- Công nghệ đốt rác tạo nguồn năng lượng
- Công nghệ chế biến phân hữu cơ
- Công nghệ chế biến khí Biogas
- Công nghệ xử lý nước rác
- Công nghệ tái chế rác thải thành các vật liệu và chế phẩm xây dựng
- Công nghệ tái sử dụng các thành phần có ích trong rác thải
- Chôn lấp CTR hợp vệ sinh
- Ngoài ra còn một số công nghệ khác
Hiện nay dù ở đô thị hay nông thôn Việt Nam thì phương pháp chôn lấp
CTR sinh hoạt vẫn là phương pháp phổ biến nhất. Tại các đô thị trung bình 1 bãi
chôn lấp/1 đô thị, riêng ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh có từ 4-5 bãi chôn lấp.
Ngoài phương pháp chôn lấp, ở các đô thị lớn của Việt Nam đã đầu tư công
nghệ xử lý CTR sinh hoạt đa dạng tùy theo đặc điểm đô thị mà mỗi đô thị áp dụng
những công nghệ xử lý riêng. Như ở TP Vinh - Nghệ An có nhà máy xử lý rác
Đông Vinh (TP. Vinh - Nghệ An) sử dụng công nghệ Seraphin có công suất từ 80-
150 tấn/ngày; Nhà máy xử lý rác Thủy Phương (TP. Huế - Thừa Thiên Huế) áp
dụng công nghệ ASC, công suất 80-150 tấn/ngày, trong đó 85-90% rác thải được
chế biến và tái chế, 10-15% rác thải chôn lấp, không phát sinh nước rỉ rác.
* Hiệu quả xử lý CTR sinh hoạt tại Việt Nam
Thống kê hiện nay toàn quốc có 458 bãi chôn lấp chất thải tập trung đang

vận hành có quy mô trên 1.800ha nhưng trong đó chỉ có 121 bãi chôn lấp hợp vệ
14

sinh với diện tích 977 ha (tập trung ở các thành phố lớn) [26]. Còn lại phần lớn là
bãi rác tạm, lộ thiên, không có hệ thống thu gom, xử lý nước rác đang là nguồn gây
ô nhiễm môi trường và chiếm diện tích lớn. Cũng giống như nhiều nước khác trong
khu vực Nam và Đông Nam Á, tiêu huỷ chất thải ở các bãi rác lộ thiên hoặc các bãi
rác có kiểm soát là những hình thức xử lý chủ yếu ở Việt Nam.
Hiện nay, Chính phủ đang rất ưu tiên cho việc xây dựng các hệ thống xử lý
và tiêu huỷ chất thải, bao gồm cả các bãi chôn lấp. Tuy nhiên, do thiếu nguồn tài
chính nên hầu hết các bãi chôn lấp hợp vệ sinh đều được xây dựng bằng nguồn vốn
ODA. Tự tiêu huỷ là hình thức khá phổ biến ở các vùng không có dịch vụ thu gom
và tiêu huỷ chất thải. Các hộ gia đình không được sử dụng các dịch vụ thu gom và
tiêu huỷ chất thải buộc phải áp dụng các biện pháp tiêu huỷ của riêng gia đình mình,
thường là đem đổ bỏ ở các sông, hồ gần nhà họ, hoặc là vứt bừa bãi ven đường gây
nên vấn đề ô nhiễm môi trường nước mặt, nước ngầm, ô nhiễm mùi và có mầm
bệnh trú ngụ có nguy cơ gây dịch bệnh cho người và sinh vật.
Cả nước hiện nay có khoảng 26 nhà máy xử lý chất thải rắn tập trung tại các
đô thị, trong đó có 3 nhà máy sử dụng công nghệ đốt, còn lại phần lớn sử dụng công
nghệ sản xuất phân vi sinh kết hợp chôn lấp. Tổng công suất xử lý đạt khoảng 5.000
tấn/ngày. Phương pháp đốt rác cũng gây huỷ hoại môi trường một cách nghiêm
trọng và có khả năng gây hại cho sức khoẻ con người do thải ra khí độc hại.
Công nghệ chế biến phân hữu cơ mới được áp dụng ở khoảng 9% số đô thị
từ thị xã trở lên, tổng công suất hiện tại khoảng 1.400 tấn/ngày. Tuy nhiên, hầu hết
các dự án sử dụng nguồn vốn ODA và công nghệ, thiết bị nhập ngoại chưa phù hợp
với đặc điểm rác không được phân loại tại nguồn như ở nước ta.
Gần đây, đã có một số công nghệ trong nước với nhiều ưu điểm như khả
năng phân loại rác tốt hơn, đặc biệt là đã tái chế, tái sử dụng được phần lớn lượng
chất thải, đáp ứng được các tiêu chuẩn môi trường như công nghệ SERAPHIN,
ANSINH-ASC, MBT-CD.08 với sản phẩm là phân hữu cơ, các sản phẩm nhựa tái

chế và viên nhiên liệu. Các công nghệ này đã được triển khai áp dụng tại các nhà
15

máy xử lý rác ở TP. Vinh, TP. Huế, Đồng Văn - Hà Nam,… bước đầu đạt được
những kết quả nhất định.
Các công trình xử lý CTR ở Việt Nam còn manh mún, phân tán theo đơn vị
hành chính nên công tác quản lý chưa hiệu quả, hiệu suất đầu tư cao, hiệu quả sử
dụng thấp, gây lãng phí đất. Đối với CTR sinh hoạt tại vùng nông thôn ở Việt Nam
thì chưa áp dụng dây truyền công nghệ vào trong quá trình xử lý mà chủ yếu xử lý
theo phương pháp truyền thống là phương pháp chôn lấp, hiệu quả xử lý chất thải
rắn sinh hoạt còn nhiều yếu kém.
* Tình hình quản lý rác thải tại một số tỉnh
Tại Hà Nội: theo tính toán của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Môi
trường đô thị (URENCO), mỗi ngày Hà Nội thải ra khoảng 3.000 tấn rác thải sinh
hoạt, tức một năm có trên dưới một triệu tấn. Hiện nay, ngoài URENCO còn có nhiều
đơn vị khác cùng tham gia thu gom rác như Công ty cổ phần Thăng Long, Công ty cổ
phần Tây Đô, Công ty cổ phần Xanh, Hợp tác xã Thành Công nhưng tất cả vẫn
không thể thu gom nổi vì lượng rác thải sinh hoạt đang ngày một tăng nhanh. Chính
vì vậy mà tỉ lệ thu gom rác thải sinh hoạt ở các quận nội thành hiện đạt khoảng 95%,
còn các tuyến ngoại thành mới chỉ khoảng 60%. Hiện nay, Hà Nội vẫn còn 66% số xã
chưa có nơi chôn lấp hoặc xử lý rác thải. Khu vực ngoại thành có 361/435 xã, thị trấn
đã thành lập tổ thu gom rác; trong đó có 148 xã đã tổ chức chuyển rác đi xử lý, chôn
lấp tại bãi rác tập trung của thành phố (đạt tỉ lệ 34%), còn lại vẫn chủ yếu tổ chức
chôn lấp hoặc đổ ra các bãi đất trống công cộng ngay tại địa phương.
Tại Cần Thơ: ước tính toàn thành phố thải ra khoảng 650 tấn chất thải rắn
sinh hoạt mỗi ngày, nhưng tỷ lệ thu gom đạt thấp (khoảng 63% vào năm 2008, đến
năm 2009 tỷ lệ này nâng lên không đáng kể), lượng rác còn lại được người dân thải
vào các ao, sông, rạch Năng lực quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại địa bàn các
quận nội thành nhìn chung khá tốt; nhưng đối với các quận, huyện ngoại thành (Cờ
Đỏ, Thốt Nốt, Vĩnh Thạnh ) việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt hiệu quả chưa cao.

Tại TP. Hồ Chí Minh: là một đô thị lớn nên mức độ phát sinh chất thải rắn đô
thị hàng năm tại TP. Hồ Chí Minh rất cao. Theo số liệu của Sở Tài nguyên - Môi
16

trường, mỗi ngày trên địa bàn TP.HCM đổ ra khoảng 5.800-6.200 tấn rác thải sinh
hoạt, 500-700 tấn chất thải rắn công nghiệp, 150-200 tấn chất thải nguy hại, 9-12 tấn
chất thải rắn y tế. Nguồn chất thải rắn sinh hoạt chiếm tỷ trọng cao nhất, chủ yếu phát
sinh từ các nguồn: hộ gia đình, trường học, chợ, nhà hàng, khách sạn (Hoàng Thị
Kim Chi, 2009) [6].
Tại Đồng Nai: hiện nay toàn tỉnh có 4/7 khu xử lý rác thải sinh hoạt đang
trong quá trình triển khai thực hiện đưa vào sử dụng và 03 khu xử lý tập trung liên
huyện, liên đô thị đang trong giai đoạn lập dự án đầu tư. Theo Sở Tài nguyên và Môi
trường Đồng Nai, tỷ lệ thu gom chất thải sinh hoạt ở Đồng Nai mới chỉ đạt 71%, còn
29% rác thải sinh hoạt đang thải ra môi trường chưa được xử lý. Trong đó, tổng khối
lượng chất thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn toàn tỉnh khoảng 1.167 tấn/ngày, bao
gồm 1.080 tấn chất thải sinh hoạt ngoài khu công nghiệp và 87 tấn rác trong khu công
nghiệp. Tình trạng xử lý rác thải sinh hoạt gặp nhiều khó khăn do chưa có nhiều bãi
chứa rác, không có các điểm trung chuyển rác (Thùy Trang, 2010).
Tại Hưng Yên: theo thống kê của ngành môi trường tỉnh Hưng Yên, trung
bình mỗi ngày một người dân có 0,5 kg rác thải sinh hoạt, với dân số hiện nay của
tỉnh khoảng 1,2 triệu người thì mỗi ngày toàn tỉnh có tới 600 tấn rác. Tính đến năm
2009, toàn tỉnh đã quy hoạch được 627 bãi rác thải sinh hoạt quy mô thôn, xã. Tuy
nhiên, theo thống kê chưa đầy đủ của ngành thì mới chỉ thu gom, xử lý được gần 70%
lượng rác thải. Như vậy, mỗi ngày vẫn còn hàng trăm tấn rác thải sinh hoạt bị xả trực
tiếp ra môi trường (Vi Ngoan, 2009) [15].
1.1.3. Một số mô hình quản lý CTR sinh hoạt ở Việt Nam
- Mô hình quản lý nhà nước: Việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh
hoạt tại đô thị do các Công ty Môi trường đô thị đóng tại các tỉnh, thành phố hoặc
huyện, thị xã thực hiện. Các công ty Môi trường đô thị hoạt động dưới hình thức
các đơn vị sự nghiệp có thu. Tiền lương cho cán bộ công nhân viên chức, các loại

phương tiện, trang bị ban đầu do Nhà nước đầu tư lấy từ nguồn vốn ngân sách,
nguồn thu từ hoạt động thu gom, xử lý chất thải theo định mức áp dụng. Tiêu chuẩn
của Bộ Xây dựng, đơn giá được áp dụng theo đơn giá của UBND tỉnh, thành phố
17

ban hành theo từng thời điểm. Việc thu chi kinh phí áp dụng cho đơn vị sự nghiệp
có thu và được Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố quyết định.
- Mô hình quản lý tư nhân: bao gồm các Hợp tác xã, tổ thu gom rác được
hình thành với hình thức tự nguyện, mỗi tổ có một cá nhân đứng lên làm nhóm
trưởng để quản lý và trả công cho các thành viên. Các tổ chức này sẽ được tăng
cường tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm thông qua các chế tài.
1.2. Tổng quan về thành phố Thái Bình
1.2.1. Điều kiện tự nhiên
1.2.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Thái Bình nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Thái Bình, phạm vi lãnh
thổ từ 106
0
22’ - 106
0
47’kinh độ Đông và 20
0
24’ - 20
0
31’ vĩ độ Bắc; nằm hai bên bờ
sông Trà Lý với địa giới hành chính cụ thể như sau:
- Phía Nam và Đông Nam giáp với huyện Kiến Xương
- Phía Tây và Tây Nam giáp với Vũ Thư
- Phía Bắc giáp với huyện Đông Hưng
Thành phố Thái Bình có tổng diện tích tự nhiên là 67,71km
2

; bao gồm 10
phường và 9 xã. Thành phố cách thủ đô Hà Nội 110km về phía Tây Bắc theo QL10,
QL1 và 118k theo đường thủy sông Hồng; cách thành phố Hải Phòng 70km về phía
Đông Bắc theo QL10; cách thành phố Nam Định 20km về phía Tây; cách thành phố
Hưng Yên 40km về phía Tây Bắc theo QL39.
18


Hình 1.1. Bản đồ vị trí địa lý thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình
Thành phố Thái Bình gồm 19 đơn vị hành chính, bao gồm 10 phường nội
thành và 9 xã ngoại thành, trong đó:
- Khu vực nội thành gồm 10 phường: Lê Hồng Phong, Bồ Xuyên, Đề Thám,
Kỳ Bá, Quang Trung, Phú Khánh, Tiền Phong, Trần Lãm, Hoàng Diệu, Trần Hưng
Đạo.
- Khu vực ngoại thành gồm 9 xã: Đông Hoà, Vũ Chính, Vũ Phúc, Phú Xuân,
Tân Bình, Vũ Đông, Vũ Lạc, Đông Thọ, Đông Mỹ.
1.2.1.2. Địa hình
Thành phố Thái Bình có địa hình khá bằng phẳng, có cao độ 2,6m với độ dốc
hơn 1%, độ cao phổ biến từ 1m - 2m trên mực nước biển, thấp dần từ bắc xuống
Đông Nam.
- Cốt cao nhất ở ngã tư đường Lý Bôn và Trưng Trắc là 3,5m.
- Cốt thấp nhất ở khu vực đang canh tác là 0,5m - 1m.
- Cốt bình quân trên dọc tuyến tim đường Lê Lợi là 2,8m. Trên tuyến đường
Trưng Trắc, Trần Hưng Đạo, Minh Khai, Kỳ Bá là 2,6m đến 2,64m.
Thành phố
Thái Bình

19

- Khu vực phía Hoàng Diệu chủ yếu là ao hồ, thùng đấu, địa hình thấp hơn

cốt trung bình 0,45m.
1.2.2. Đặc điểm khí tượng thủy văn
1.2.2.1. Khí hậu
Thành phố nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, tiểu vùng khí hậu
duyên hải, có 2 mùa rõ rệt trong năm: mùa hè nóng ẩm mưa nhiều kéo dài từ tháng
5 đến tháng 9; mùa khô lạnh từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau; tháng 4 và
tháng 10 là mùa thu và mùa xuân tuy không rõ rệt như các nước nằm trên vành đai
nhiệt đới.
- Tổng số giờ nắng bình quân 1.600 - 1.800 giờ mỗi năm. Tổng nhiệt lượng
8.500
0
C/năm. Nhiệt độ trung bình ở đây là 23
0
C - 27
0
C, cao nhất là 38
0
C - 39
0
C,
thấp nhất 4
0
C - 5
0
C.
- Lượng mua trung bình từ 1.500 - 1.900mm, độ ẩm không khí dao động 70% -
90%.
- Gió: Vận tốc trung bình của các tháng tương đối đồng đều: V
gió
= 2-2,5m/s.

Riêng 2 tháng cuối năm V
gió
= 9-10m/s.
- Bốc hơi:
+ Lượng bốc hơi cao nhất trong ngày: 13,8mm
+ Lượng bốc hơi thấp nhất trong ngày 0,1mm
+ Lượng bốc hơi trung bình 770mm
1.2.2.2. Tài nguyên nước
Tài nguyên nước trong dòng chảy mặt ở Thái Bình rất phong phú. Mật độ
sông ngòi dày đặc chứa và lưu thông một lượng nước mặt khổng lồ. Nguồn cung
cấp hàng tỷ m
3
nước từ con sông lớn như sông Hồng, sông Trà Lý, sông Thái Bình,
cộng vào đó lượng mưa nhận được hàng năm cũng rất lớn (hàng tỉ tấn). Đây là điều
kiện thuận lợi để cư dân sử dụng tài nguyên nước mặt phục vụ cho sinh hoạt và sản
xuất ở mọi nơi trong thành phố.


20

1.2.2.3. Tài nguyên đất
Tổng diện tích tự nhiên toàn thành phố là 67,7135km
2
. Trong đó, nội thành
chiếm 19,7075km
2
, ngoại thành chiếm 48,006km
2
. Đất xây dựng đô thị 12,9km
2

.
Địa chất khu vực thành phố Thái Bình là vùng trầm tích sông biển. Khu vực
từ sông Trà Lý về phía Vũ Thư gồm các lớp đặc trưng sau:
- Trên cùng là lớp đất nhân tạo gồm các chất hữu cơ và gạch ngói vỡ, có
chiều dày từ 0,6 - 1m.
- Lớp sét dẻo mỏng màu vàng dày 0,3 - 0,4m.
- Lớp bùn á cát hoặc á sét dày 1,5 - 3m
- Lớp cát hạt mịn dày 5 - 7m.
- Lớp bùn dày 5m.
Khu vực phía bên kia sông Trà Lý (phường Hoàng Diệu): Sau lớp mặt chủ
yếu là lớp bùn á sét dày 7 - 8m rồi đến lớp cát.
1.2.2.4. Điều kiện thủy văn
Thành phố có mật độ sông ngòi, ao hồ lớn chảy theo hướng Tây Bắc - Đông
Nam. Sông lớn nhất chảy qua địa phận thành phố là sông Trà Lý, dài 9km, chiều
rộng từ 150 - 200m. Cao độ đáy sông -6,5m, cao độ mặt đê +5,2m. Mực nước trung
bình +2,8m, thấp nhất +0,48m, lớn nhất +4,8m. Lưu lượng dòng chảy trung bình
896m
3
/s, lượng phù sa lớn. Chế độ thủy văn của thành phố phụ thuộc vào chế độ
thủy văn của sông Trà Lý.
1.2.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội
1.2.3.1. Tăng trưởng kinh tế
Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) năm 2013 ước đạt 37.188 tỷ đồng, tăng 8,8%
so với năm 2012. Tổng giá trị sản xuất ước tăng 9,74%. GDP bình quân đầu người
năm 2012 là 24,8 triệu/người, năm 2013 là 26,1 triệu/người.
- Sản xuất nông nghiệp, sản xuất nông - lâm - thủy sản vẫn duy trì ổn định và
có bước tăng trưởng.
21

- Sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh năm 2010) năm 2013 ước đạt 30.523

tỷ đồng, tăng 11,87% so với năm 2012, đạt 99,4% kế hoạch năm 2013 (30.695 tỷ
đồng).
- Thương mại - dịch vụ: Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ năm 2013 ước
đạt 23.040 tỷ đồng, tăng 11,58% so với năm trước, đạt 92,2% so với kế hoạch năm
2013 (25.000 tỷ đồng).
1.2.3.2. Cơ cấu kinh tế
Theo Niên giám thống kê năm 2013, cơ cấu kinh tế thành phố Thái Bình năm
2013:
- Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 3,2%
- Ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 63,8%
- Dịch vụ - thương mại chiếm 33,0%
0.00%
10.00%
20.00%
30.00%
40.00%
50.00%
60.00%
70.00%
Nông, lâm nghiệp và
thủy sản
Công nghiệp - Xây dựng
D
ịch vụ - Thương mại

Hình 1.1: Cơ cấu các ngành kinh tế năm 2013 của thành phố Thái Bình
Cơ cấu kinh tế thành phố Thái Bình chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng
ngành nông nghiệp và tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng. Điều đó chứng tỏ
thành phố Thái Bình đang có chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, hòa chung cùng với sự chuyển mình của đất nước.

1.2.3.3. Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế qua các năm đều đạt trên 12,5%/năm. Mức tăng
trưởng trung bình 3 năm 2010, 2011 và 2012 đạt 13,89%/năm.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố được thể hiện trong bảng 1.5:

22

Bảng 1.5: Tăng trưởng kinh tế qua các năm của thành phố Thái Bình
TT Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1
Tổng thu ngân sách
trên địa bàn thành
phố
Tỷ đồng 677,099 705,711 856,408
2
Tổng chi ngân sách
trên địa bàn thành
phố
Tỷ đồng 481,857 571,195 634,631
3
Thu nhập bình quân
đầu người
Triệu đồng 36,50 44,60 49,50
4
Tăng trưởng kinh tế
(GDP)
% 16,09 12,55 13,02

(Nguồn: [23])
Kèm theo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế là vấn đề phát sinh rác thải càng
ngày càng đa dạng, phong phú về thành phần và số lượng, trong đó rác thải công
nghiệp sẽ ngày càng tăng, tính độc hại ngày càng lớn, sự ảnh hưởng ngày càng sâu
rộng và hiểm họa gia tăng không ngừng.
1.2.3.4. Hạ tầng giao thông
Thành phố Thái Bình có hệ thống giao thông tương đối thuận lợi, nằm bên
bờ sông Trà Lý thuận lợi giao thông đường thủy. Hiện thành phố đã hoàn thành
đường vành đai S1, đường S2 hiện đang thi công.
Đường vành đai phía Nam thành phố Thái Bình có điểm đầu giao cắt với
Quốc lộ 10 (xã Đông Mỹ) và điểm cuối giao cắt với Quốc lộ 10 cũ (phường Phú
Khánh) với tổng chiều dài nghiên cứu lập quy hoạch là 20km, bề rộng quy hoạch
đảm bảo hình thành tuyến phố khang trang, sạch đẹp, hiện đại.
1.2.3.5. Dân số, y tế, giáo dục, văn hóa
a. Dân số
Dân số toàn thành phố tính đến tháng 12 năm 2012 là 268.167 người, trong
đó:
- Dân số thường trú là 190.169 người, trong đó nội thành là 111.964 người
và ngoại thành là 78.215 người.
23

- Dân số quy đổi là 77.998 người, trong đó nội thành là 64.667 người và
ngoại thành là 13.331 người.
Tỷ lệ tăng dân số qua các năm được thể hiện ở bảng 2.2:
Bảng 1.6: Tỷ lệ tăng dân số qua các năm của thành phố Thái Bình
Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2011


Năm 2012

Tỷ lệ tăng dân số 1.20 1.54 1.72
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên
0.96
1.18
1.31
Tỷ lệ tăng dân số cơ học
0.24
0.36
0.41
(Nguồn:[23])
b. Y tế
Theo số liệu thống kê năm 2012, các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố Thái
Bình bao gồm:
- Các cơ sở y tế tuyến khu vực, ngành: Bệnh viện Đại học Y Thái Bình với
tổng số giường bệnh là 100 giường.
- Các cơ sở y tế tuyến tỉnh như: 9 bệnh viện và 7 trung tâm y tế, với tổng số
giường bệnh là 1.565 giường.
- Các cơ sở y tế tuyến thành phố: Bệnh viện Đa khoa thành phố, Trung tâm y
tế thành phố với tổng số giường bệnh là 80 giường.
- Các cơ sở y tế tuyến phường, xã: bao gồm 19 trạm y tế trong các phường,
xã với 95 giường bệnh.
Cùng với mạng lưới y tế tuyến tỉnh, thành phố và tuyến phường, xã, trên địa
bàn thành phố còn có các cơ sở khám chữa bệnh ngoài công lập như bệnh viện Đa
khoa Lâm Hoa và bệnh viện Đa khoa Hoàng An.
c. Giáo dục
Tính đến năm 2012, tổng số cơ sở giáo dục đào tạo cấp khu vực và cấp đô thị
trên địa bàn thành phố là 12 cơ sở, bao gồm:

- Trường Đại học: có 3 trường (Đại học Y Thái Bình, đại học Thái Bình và
đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh chi nhánh tại Thái Bình).
24

- Trường Cao đẳng: có 3 trường (Cao đẳng Y Thái Bình, cao đẳng Văn hóa
nghệ thuật, cao đẳng Sư phạm Thái Bình).
- Trường Trung học chuyên nghiệp: có 6 trường (trường Trung cấp nghề 319
Bộ Quốc phòng, Trung cấp nghề Sở LĐTB-XH, Trung cấp Lái xe Sở GTVT, Trung
cấp Sư phạm mầm non, Trung cấp Xây dựng Thái Bình, Trung cấp nghề cho người
khuyết tật). [23]
Đây cũng là một nguồn thải chất thải rắn mang nét đặc trưng là thải tập trung,
chất thải có khả năng tái chế, tái sử dụng.
1.2.4. Định hướng phát triển kinh tế-xã hội thành phố Thái Bình
Theo Quy hoạch phát triển thành phố Thái Bình đến năm 2030 với mục tiêu
xây dựng thành phố trở thành vùng kinh tế chủ lực trong chiến lược phát triển kinh
tế, xã hội toàn tỉnh, thành phố sẽ được quy hoạch rõ nét các khu chức năng như
công nghiệp, khu đô thị, khu trung tâm hành chính, văn hóa thể thao, y tế, giáo dục,
thương mại dịch vụ, giải trí nhằm gia tăng tiện ích cho dịch vụ đô thị. Bổ sung thêm
các khu công viên, cây xanh và phân bố về các khu vực trung tâm, các cực phát
triển của thành phố. Dựa trên nhu cầu phát triển của dân số sẽ xây dựng mỗi khu đô
thị mới có diện tích 50-60ha và bố trí đầy đủ công trình công cộng. Các công trình
có yêu cầu vệ sinh môi trường như khu xử lý rác thải, nước thải, nghĩa trang đề xuất
bố trí ra khỏi khu vực nội thành; sẽ tăng cường cải tạo các khu vực ô nhiễm môi
trường, chất thải bệnh viện; tận dụng các tuyến sông, dòng chảy hiện có kết hợp với
trồng cây xanh để phát triển du lịch sinh thái.
Theo Quy hoạch xây dựng thành phố Thái Bình đến năm 2030 phát triển
thành phố sẽ theo hướng đô thị hóa từng phần, theo từng giai đoạn. Giai đoạn từ nay
đến năm 2020 sẽ tập trung phát triển cực Bắc và phía Tây Bắc thành phố và giai
đoạn đến năm 2030 hoàn chỉnh phát triển quy mô như dự báo.
Thành phố đã thực hiện được trên 660 tỷ đồng vốn đầu tư xây dựng cơ bản

với hơn 140 công trình hoàn thành đưa vào sử dụng. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô
thị được quy hoạch đồng bộ, nhiều dự án quan trọng được phê duyệt xây dựng như
quy hoạch mở rộng đầu nối giao thông nội đô (đường vành đai phía Nam, Ngô
25

Quyền, Đốc Đen, Trần Lãm, Lê Quý Đôn). Hệ thống cấp thoát nước được quy
hoạch chung. Các công trình phúc lợi công cộng như công viên 30/6, Kỳ Bá, quảng
trường 14/10 tiếp tục được đầu tư, cải tạo và nâng cấp. Quy hoạch 510ha dành cho
các khu, cụm, điểm công nghiệp Phúc Khánh, Nguyễn Đức Cảnh, Phong Phú, Trần
Lãm, Sông Trà; 120ha xây dựng các khu chung cư, đô thị mới. Quy hoạch chi tiết
trung tâm các xã, phường như Kỳ Bá, Quang Trung, Đông Thọ, Phú Xuân và
Hoàng Diệu. [24]
1.3. Thực trạng chất thải rắn sinh hoạt ở thành phố Thái Bình
1.3.1. Nguồn gốc phát sinh và phân bố
1.3.1.1. Chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn tại thành phố Thái Bình được phát sinh từ nhiều nguồn khác
nhau, bao gồm:

Hình 1.3: Sơ đồ các nguồn phát sinh chất thải rắn ở thành phố Thái Bình
Chất thải rắn sinh hoạt: là những chất thải liên quan đến các hoạt động của
con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các
trung tâm dịch vụ - thương mại.
Trong lượng lớn rác thải sinh hoạt này, chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ có thể sơ chế
tái sử dụng, còn phần lớn phải hủy bỏ hoặc phải qua một quá trình chế biến phức tạp
mới có thể tái sử dụng.
Nông nghiệp,
hoạt động xử
lý rác thải
Chất thải


Nơi vui chơi,
giải trí
Bệnh viện, cơ
sở y tế
Khu công
nghiệp, nhà
máy, xí
nghiệp
Nhà dân, khu
dân cư.
Chợ, bến xe
Giao thông,
xây dựng.
Cơ quan
trường học

×