Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Áp dụng phương pháp lý thuyết tập mờ (fuzzy set theory) đánh giá hiệu quả quản lý tưới của các mô hình quản lý công trình thủy lợi liên xã

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.38 MB, 88 trang )

LỜI CẢM ƠN

Sau 2 năm học hỏi, nghiên cứu tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp với đề
tài: “Áp dụng phương pháp lý thuyết tập mờ (fuzzy set theory) đánh giá hiệu quả
quản lý tưới của các mô hình quản lý công trình thuỷ lợi liên xã”.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân
thành tới PGS. TS Trần Chí Trung – Viện Khoa học Thủy Lợi, PGS.TS Trần Viết
Ổn – Phó Hiệu trưởng trường Đại học Thủy Lợi, các thầy cô giáo trong trường đã
đã tận tâm giảng dạy, tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, truyền đạt những kiến thức quý
báu cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo trường Đại học Thủy Lợi, Khoa Kỹ
thuật tài nguyên nước, phòng Đào tạo Đại học và sau Đại học và các thầy cô giáo
trong nhà trường đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khóa học này.
Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù bản thân đã hết sức cố gắng, nhưng vì
điều kiện thời gian không cho phép, nên Luận văn này cũng không thể tránh khỏi
những thiếu sót, tác giả rất mong muốn nhận được các ý kiến đóng góp, chỉ bảo
chân tình của các thầy cô giáo, các chuyên gia thủy lợi, đồng nghiệp và bạn bè để
tác giả bổ sung thêm những kiến thức, áp dụng tốt hơn vào việc đánh giá hiệu quả
các mô hình quản lý công trình thủy lợi, cũng như phục vụ tốt cho công tác chuyên
ngành của bản thân.

Hà Nội, tháng 6 năm 2014
Tác giả



Ngô Ngọc Truyền






LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu, tư liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực, được tham khảo từ sách, báo khoa học, các kết quả nghiên cứu
của thầy cô, các chuyên gia thủy lợi, các nhà quản lý và cán bộ khoa học chuyên
ngành, .v.v. đều có nguồn gốc rõ ràng. Luận văn này do tác giả tự thực hiện không
sao chép.

Hà Nội, tháng 6 năm 2014
Tác giả



Ngô Ngọc Truyền



MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
1
1. Tính cấp thiết của đề tài
1
2. Mục đích của đề tài
3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
4

5. Kết quả đạt được của luận văn
5
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
QUẢN LÝ TƯỚI
6
1.1 Khái quát về hệ thống tổ chức quản lý tưới.
6
1.2 Tổng quan về các mô hình tổ chức quản lý công trình thủy lợi liên xã.
9
1.3 Tổng quan các kết quả nghiên cứu đánh giá hiệu quả quản lý tưới.
11
1.4 Các phương pháp đánh giá hiệu quả quản lý tưới.
17
CHƯƠNG II: ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP LÝ THUYẾT TẬP MỜ (FUZZY SET
THEORY) ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TƯỚI
21
2.1 Phân tích lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý tưới
21

2.1.1 Cơ sở khoa học xây dựng các chỉ tiêu dánh giá
19

2.1.2 Đề xuất các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý tưới
26
2.2 Áp dụng phương pháp lý thuyết tập mờ (fuzzy set theory) đánh giá hiệu quả
quản lý tưới
30

2.2.1 Khái niệm cơ bản về lý thuyết tập mờ (fuzzy set theory)
30

2.2.2 Các bước áp dụng lý thuyết tập mờ đánh giá hiệu quả quản lý tưới
32
CHƯƠNG III: ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT TẬP MỜ ĐỂ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
CÁC MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
38
3.1 Lựa chọn các mô hình để đánh giá
38
3.2 Tính toán xác định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả các mô hình quản lý
49
3.2 Áp dụng phương pháp lý thuyết tập mờ (fuzzy set theory) đánh giá hiệu quả
các 5 mô hình nguyên cứu
50
CHƯƠNG IV: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ
CÁC CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI LIÊN XÃ
58
4.1 Giải pháp về cơ chế chính sách
58
4.2 Thực hiện phân cấp quản lý
59
4.3 Giải pháp về chính sách
62
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
64
1. Kết luận
64
2. Kiến nghị
65
PHẦN PHỤ LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO






DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 2.1: Sơ đồ áp dụng phương pháp Lý thuyết tập mờ xếp hạng hiệu quả
các mô hình quản lý tưới
32
Hình 2.2: Ma trận số liệu X 33
Hình 3.1: Sơ đồ bố trí hệ thống công trình thủy lợi Ngòi Là 40
Hình 3.2: Bản đồ khu tưới kênh N3-3 43
Hình 3.3: Hiện trạng kênh N3-3 43
Hình 3.4: Bản đồ khu tưới kênh N16 47
Hình 3.5: Hiện trạng tuyến kênh N16 47


















DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Kết quả các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của 3 hệ thống
thuỷ nông N22A, Ngòi Là và N4B
13
Bảng 1.2: Kết quả các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống thuỷ
nông Nam Thạch Hãn
14
Bảng 1.3: Kết quả các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống thuỷ
nông huyện Ứng Hoà
15
Bảng 2.1: Tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả mô hình quản lý công trình
thủy lợi liên xã
29
Bảng 2.2: Điểm ứng với mức sự quan trọng của các chỉ tiêu 36
Bảng 3.1: Tổng hợp đặc điểm các mô hình quản lý công trình thủy lợi liên xã 48
Bảng 3.2: Xác định các chỉ tiêu đánh giá của các hệ thống thủy lợi liên xã 49
Bảng 3.3: Ma trận số liệu X 50
Bảng 3.4: Ma trận chuẩn hoá Y 51
Bảng 3.5: Kết quả các phần tử của ma tận R và tổng các hàng của R với trọng
số của các chỉ tiêu đều bằng 1 (Wk=1)
51
Bảng 3.6: Bảng kết quả xác định mức độ quan trọng của các chỉ tiêu đánh giá 52
Bảng 3.7: Kết quả các phần tử của ma tận R và tổng các hàng của R với Wk
của các chỉ tiêu đánh giá khác nhau
56










CÁC TỪ VIẾT TẮT

NN&PTNT : Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
BQL: Ban quản lý
CTTL: Công trình thuỷ lợi
FAO: Tổ chức nông lương Quốc tế
HDN: Hội dùng nước
HTX: Hợp tác xã
HTXNLN: Hợp tác xã nông lâm nghiệp
HTXDN: Hợp tác xã dùng nước
HTXNN: Hợp tác xã nông nghiệp
IMT: Chuyển giao quản lý tưới
(Irrigation Management Transfer)
IWMI: Viện quản lý nước quốc tế
KTCTTL: Khai thác công trình thuỷ lợi
PIM: Quản lý tưới có sự tham gia của cộng đồng (Pariticipartory Irrigation
Management)
PTNT: Phát triển nông thôn
QLKTCT: Quản lý khai thác công trình
TCDN: Tổ chức dùng nước
TCHTDN: Tổ chức hợp tác dùng nước
TNHH MTV: Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

UBND: Uỷ ban Nhân dân
WB: Ngân hang thế giới
WUA: Hội người dùng nước
AHP: Phương pháp lý thuyết phân bậc (Analytical hierarchy)






1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra hầu hết các công trình thủy lợi do chính phủ quản
lý ở các nước đang phát triển có hiệu quả tưới rất thấp. Nguyên nhân cơ bản đối với
hiệu quả thấp ở phần lớn các công trình thủy lợi do nhà nước quản lý là do yếu tố
thể chế hơn là yếu tố kỹ thuật. Nước ta là một nước nông nghiệp, đang phát triển
theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Sự bùng nổ dân số, tốc độ phát triển kinh
tế, đô thị hoá và sự quản lý khai thác không đúng mục đích đã làm suy giảm qũi đất
nông nghiệp và nguồn nước cả về số lượng và chất lượng. Để phát triển nông
nghiệp trong điều kiện đó buộc chúng ta phải có những biện pháp để nâng cao hiệu
quả sử dụng nguồn đất và nước. Điều này không chỉ đòi hỏi phải đầu tư xây dựng
công trình thủy lợi thích hợp để khai thác, mà còn cần phải có phương pháp quản lý
hiệu quả hoạt động của các hệ thống công trình thủy lợi tương xứng với tiềm năng
và năng lực thiết kế để đem lại được lợi ích lớn nhất và bền vững.
Theo báo cáo của Tổng cục thủy lợi (2013) nước ta có khoảng 743 hồ chứa
loại vừa và lớn, 3500 hồ chứa nhỏ, 1017 đập dâng, 4712 cống tiêu, gần 2000 trạm
bơm, hơn 1000 km kênh trục lớn và hàng nghìn các công trình thủy lợi nhỏ các loại.
Những hệ thống tưới này được quản lý bởi:
- Doanh nghiệp nhà nước (Các công ty, xí nghiệp) khai thác công trình thủy

lợi, quản lý những công trình có quy mô lớn: công trình đầu mối, kênh chính, kênh
cấp II hoặc đến kênh cấp III tuỳ qui mô công trình. Phần còn lại do các tổ chức của
người dùng nước quản lý.
- Các xã, xóm và hội người dùng nước quản lý cá hệ thống công trình nhỏ, các
hệ thống kênh mương nội đồng và các công trình nhỏ xây dựng ở những địa hình
khó khăn.
Đặc điểm nổi bật của mô hình này là quản lý hệ thống kênh dựa trên cơ sở
ranh giới hành chính nên hoạt động tương đối hiệu quả ở những hệ thống kênh nằm
gọn trong một xã, tuy nhiên còn tồn tại nhiều vấn đề đối với những tuyến kênh cấp
2
2 phục vụ tưới tiêu cho liên xã. Mô hình tổ chức quản lý các công trình thủy lợi liên
xã hiện nay là kém hiệu lực, mối quan hệ giữa Công ty Khai thác công trình thủy lợi
(KTCTTL) và các tổ chức hợp tác dùng nước là chưa hiệu quả, chưa có sự hợp tác
giữa các tổ chức hợp tác dùng nước ở các xã. Các Công ty KTCTL chưa khuyến
khích người dân tham gia tích cực trong việc quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng
công trình thủy lợi. Điều này dẫn đến hiệu quả quản lý tưới thấp ở hầu hết các hệ
ổ chức quản lý còn cồng kềnh, kém hiệu lực,
thống thủy lợi liên xã ở nước ta. T
phạm vi quản lý của các doanh nghiệp thủy nông quá rộng (quản lý khép kín từ đầu
mối tới mặt ruộng, trong điều kiện ruộng đất bị chia nhỏ), tổ chức thủy nông cơ sở
hình thành theo kiểu tự phát hoặc áp đặt, thiếu đồng bộ, cơ chế quản lý vẫn nặng
tính bao cấp, hạn chế vai trò và sự tham gia của cộng đồng trong vùng hưởng lợi
vào quản lý .v.v. dẫn đến việc khai thác của các công trình thủy lợi chỉ đạt được
khoảng 50 – 60% công suất thiết kế.
Chính phủ đã khởi xướng chuyển giao quản lý tưới từ các công trình thủy lợi
nhỏ cho các tổ chức dùng nước từ đầu những năm 1998. Tuy nhiên, kết quả của quá
trình chuyển giao cho đến nay còn rất khiêm tốn. Trong khi hầu hết các công trình
thủy lợi là liên xã hoặc liên huyện thì việc chuyển giao lại hầu hết chỉ thực hiện cho
những công trình nhỏ nằm gọn trong một xã. Năm 1998, tỉnh Tuyên Quang đã giải
thể công ty thủy nông và thành lập mô hình Ban quản lý công trình thủy lợi để quản

lý toàn bộ các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh, bao gồm cả các công trình liên
huyện, liên xã. Cũng từ năm 1998, dự án Hỗ trợ thủy lợi Miền Trung do Ngân hàng
Châu Á hỗ trợ (Dự án ADB2) đã xây dựng được 4 mô hình liên hiệp tổ chức dùng
nước quản lý các tuyến kênh cấp 2 liên xã ở hệ thống thủy lợi Sông Chu, tỉnh Thanh
Hóa và hệ thống Bắc Nghệ An, tỉnh Nghệ An. Tuy nhiên, đến nay các mô hình này
hoạt động gặp nhiều khó khăn, nhất là trong bối cảnh thực hiện chính sách miễn
giảm thủy lợi phí, do vậy mà mô hình liên hiệp tổ chức dùng nước quản lý kênh cấp
3
2 liên xã chưa được phát triển nhân rộng. Gần đây năm 2012, dự án Hỗ trợ thủy lợi
Việt Nam do Ngân hàng thế giới hỗ trợ (Dự án WB3) đã thực hiện thí điểm chuyển
giao kênh cấp 2 liên xã cho các liên hiệp tổ chức dùng nước quản lý ở hệ thống Cầu
Sơn- Cấm Sơn (Bắc Giang), Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh) và Phú Ninh (Quảng Nam).
Để nâng cao hiệu quả của các công trình thủy lợi cần phải đánh giá tác động
của các mô hình quản lý khác nhau tới hiệu quả tưới và hiệu quả hoạt động của các
tổ chức quản lý, từ đó tìm ra các mô hình quản lý phù hợp cho các hệ thống thủy lợi
khác nhau ở nước ta. Phương pháp thông thường được sử dụng để đánh giá hiệu quả
quản lý tưới là tính toán xác định các chỉ tiêu đánh giá để lượng hoá các khía cạnh
khác nhau về hiệu quả quản lý tưới. Việc so sánh hiệu quả của các hệ thống thủy lợi
khác nhau thường sử dụng phương pháp chuyên gia để xác định các trọng số cho
các chỉ tiêu đánh giá. Phương pháp chuyên gia có ưu điểm là tập hợp được ý kiến
của nhiều chuyên gia về vai trò quan trọng của các chỉ tiêu đánh giá, bằng cách cho
điểm trọng số cho các chỉ tiêu đánh giá. Tuy nhiên phương pháp chuyên gia cũng có
hạn chế là việc xác định các trọng số cho các chỉ tiêu đánh giá lệ thuộc vào chủ
quan của người đánh giá.
Do vậy mà đề tài “Áp dụng phương pháp lý thuyết tập mờ (fuzzy set theory)
đánh giá hiệu quả quản lý tưới của các mô hình quản lý công trình thủy lợi liên xã”
có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao.
2. Mục đích của đề tài
Áp dụng phương pháp lý thuyết tập mờ (fuzzy set theory) để đánh giá, xếp
hạng một cách khách quan hiệu quả quản lý tưới của các mô hình tổ chức quản lý

các công trình thủy lợi liên xã, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản
lý các công trình thủy lợi liên xã.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4
• Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là các công
trình thủy lợi phục vụ tưới cho nhiều xã (liên xã).
• Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu đánh giá hiệu quả quản
lý tưới của 5 mô hình tổ chức quản lý công trình thủy lợi liên xã: Công ty quản lý
Kênh N20 (Hệ thống Bắc Nghệ An), Ban quản lý công trình thủy lợi Ngòi Là
(Tuyên Quang), HTXDN kênh N6 (Hệ thống Bắc Nghệ An), Hiệp hội sử dụng nước
quản lý kênh N3-3 (Hệ thống Kẻ Gỗ- Hà Tĩnh), Hợp tác xã dùng nước quản lý kênh
N16 (Hệ thống Phú Ninh).
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
• Cách tiếp cận
- Đánh giá, so sánh hiệu quả quản lý tưới của các mô hình tổ chức quản lý
công trình thủy lợi liên xã là cần thiết để đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả
quản lý các công trình thủy lợi liên xã.
- Việc so sánh hiệu quả của các hệ thống thủy lợi bằng phương pháp chuyên
gia thông thường để xác định các trọng số cho các chỉ tiêu đánh giá còn lệ thuộc vào
chủ quan của người đánh giá.
- Áp dụng lý thuyết tập mờ (fuzzy set theory) khắc phục được chủ quan của
người đánh giá nhờ việc áp dụng công cụ toán học hiện đại để xác định các trọng số
đối với các chỉ tiêu đánh giá để đánh giá khách quan hiệu quả quản lý tưới.
- Kết quả đánh giá khách quan hiệu quả quản lý tưới là cơ sở khoa học cho
việc đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý tưới, nâng cao hiệu quả quản lý công
trình thủy lợi liên xã.
• Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu sau được sử dụng trong nghiên cứu luận văn:
- Áp dụng các phương pháp điều tra, đánh giá có sự tham gia PRA để thu thập
các thông tin, như phương pháp phỏng vấn và sử dụng các phiếu điều tra.

- So sánh hiệu quả của các hệ thống thủy lợi khác nhau bằng phương pháp
chuyên gia thông thường để xác định các trọng số cho các chỉ tiêu đánh giá.
5
- Áp dụng phương pháp lý thuyết tập mờ (fuzzy set theory) kết hợp với
phương pháp Lý thuyết phân bậc (để đánh giá, xếp hạng hiệu quả các mô hình quản
lý công trình thủy lợi liên xã).
- Áp dụng phương pháp phân tích chọn lọc, kế thừa để đề xuất các giải pháp
hoàn thiện các mô hình quản lý tưới.
5. Kết quả đạt được của luận văn
• Đề xuất hệ thống chỉ tiêu đa thứ nguyên đánh giá hiệu quả các mô hình quản
lý tưới, bao gồm 9 chỉ tiêu được chia thành làm 3 nhóm: (i) Các chỉ tiêu đánh giá
hiệu quả phân phối nước, (ii) Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả duy tu bảo dưỡng công
trình và (iii) Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý tài chính.
• Đề xuất phương pháp áp dụng Lý thuyết tập mờ (fuzzy set theory) để đánh
giá hiệu quả các mô hình quản lý tưới. Trên cơ sở đề xuất các bước tính toán, một
chương trình tính toán sử dụng ngôn ngữ FORTRAN được thiết lập để áp dụng Lý
thuyết tập mờ (fuzzy set theory) đánh giá hiệu quả quản lý tưới cho 5 hệ thống
nghiên cứu.
• Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quản lý các công trình thủy lợi liên xã.













6






CHƯƠNG I
TỔNG QUAN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TƯỚI

1.1 Khái quát về hệ thống tổ chức quản lý tưới ở nước ta
Đến nay, cả nước hiện có 110 hệ thống thủy lợi lớn (có diện tích phục vụ lớn
hơn 2.000ha), 6.831 hồ chứa các loại với tổng dung tích trữ nước trên 35,34 tỷ m
3
;
trên 10.000 trạm bơm điện lớn; hàng chục nghìn cống tưới tiêu các loại; trên
254.800 km kênh mương (trong đó có trên 1.000 km kênh trục lớn); khoảng 6.100
km đê sông, trên 2.500 km đê biển và trên 25.800 km bờ bao ở vùng đồng bằng
sông Cửu Long. Trong đó, có 904 hệ thống thủy lợi quy mô vừa và lớn có diện tích
phục vụ tưới tiêu từ 200 ha trở lên. Hệ thống công trình thủy lợi là cơ sở hạ tầng
quan trọng, phục vụ tưới tiêu cho diện tích cây trồng, góp phần quan trọng làm tăng
năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm nông nghiệp, thuỷ sản, đồng thời góp
phần phòng chống giảm nhẹ thiên tai và thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế- xã
hội. Trên phạm vi cả nước đã hình thành một cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật thủy
lợi, bảo đảm tưới, tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, cấp nước cho sinh hoạt,
công nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và phát điện; tiêu nước cho các khu dân cư đô thị
và nông thôn, đã khắc phục được đáng kể tình trạng úng, hạn, mở rộng diện tích
gieo trồng, cải tạo đất, thâm canh tăng vụ, tăng năng suất cây trồng. Tổng năng lực
thiết kế tưới của các hệ thống bảo đảm cho khoảng 3,45 triệu ha đất canh tác. Về

diện tích gieo trồng được tưới, theo báo cáo của các địa phương, năm 2008, t
ổng
diện tích đất trồng lúa được tưới đạt 6,92 triệu ha, trong đó vụ Đông Xuân: 3,04
triệu ha, vụ Hè Thu: 2,06 triệu ha; vụ Mùa: 1,82 triệu. Diện tích rau màu và cây
7
công nghiệp ngắn ngày được tưới hiện đã đạt khoảng 1,50 triệu ha. Đảm bảo tiêu
thoát nước cho 1,72 triệu ha đất nông nghiệp. Các công trình thủy lợi còn góp phần
ngăn mặn 0,87 triệu ha, cải tạo chua phèn 1,7 triệu ha và duy trì cấp nước cho sinh
hoạt và sản xuất công nghiệp trên 5,65 tỷ m
3
/năm.
Hệ thống tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi ở nước ta bao gồm có 2
loại hình chủ yếu là: Doanh nghiệp nhà nước quản lý khai thác công trình thủy lợi
và các tổ chức thủy nông cơ sở. Các tổ chức thủy nông cơ sở làm nhiệm vụ “cầu
nối” giữa Doanh nghiệp nhà nước quản lý KTCTTL và người dùng nước.
a) Doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi
Hầu hết các tỉnh đều có các công ty khai thác công trình thủy lợi quản lý các
công trình thủy lợi vừa và lớn và các tổ chức hợp tác dùng nước quản lý các công
trình thủy lợi nhỏ và hệ thống kênh nội đồng. Do được nhà nước quan tâm, tạo điều
kiện về tài chính, nhân lực và cơ sở vật chất, nhìn chung các tổ chức quản lý công
trình thủy lợi đã vận hành khai thác công trình hiệu quả, góp phần quan trọng trong
việc phát triển sản xuất và phục vụ đời sống của nhân dân.
Theo số liệu của Cục Thủy lợi, hiện nay cả nước có 95 doanh nghiệp khai thác
công trình thủy lợi (trong đó có 3 công ty liên tỉnh trực thuộc Bộ NN&PTNT, còn
lại là các công ty trực thuộc UBND cấp tỉnh). Số lượng các doanh nghiệp khai thác
công trình thủy lợi đối với từng vùng như ở bảng 2.6. Các doanh nghiệp khai thác
công trình thủy lợi gồm các loại hình sau:
+ Công ty Nhà nước quản lý khai thác công trình thủy lợi (42);
+ Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi (47);
+ Công ty cổ phần quản lý, khai thác công trình thủy lợi (4);

+ Công ty xây dựng tham gia quản lý khai thác (2).
Trong số các doanh nghiệp, có 3 công ty quản lý hệ thống thủy lợi liên tỉnh
trực thuộc Bộ NN & PTNT, số còn lại quản lý các hệ thống thủy lợi liên huyện hoặc
trong một huyện trực thuộc UBND tỉnh hoặc huyện. Các công ty khai thác công trình
8
thủy lợi (IMC) tỉnh quản lý các công trình đầu mối, kênh trục chính, kênh cấp 1, 2,
3 thuộc hệ thống thủy lợi có qui mô lớn và vừa. Hiện nay các công ty quản lý 91%
tổng số công trình hiện có phục vụ tưới cho 80% tổng diện tích được tưới.
Thực hiện chủ trương sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước theo Luật doanh
nghiệp số 60/2005/QH11 do Quốc Hội khoá XI thông qua ngày 29/11/2005 và
Quyết định 38/2007/QĐ-TTg ngày 20/3/2007 của Chính phủ, một số doanh nghiệp
Nhà nước về quản lý KTCT thủy lợi đã chuyển đổi thành Công ty trách nhiệm hữu
hạn một thành viên hoặc công ty cổ phần. Tuy nhiên, đến nay một số rất ít tỉnh đang
tiến hành cổ phần hoá IMC, chuyển đổi doanh nghiệp thủy nông thành “Công ty
trách nhiệm hữu hạn một thành viên” theo Nghị định 95 của Chính phủ nhằm khẳng
định vai trò của nhà nước đối với dịch vụ thủy nông, tạo ra một tổ chức quản lý thật
sự gắn với trách nhiệm và quyền lợi của người dân và của cả người quản lý.
b) Tổ chức thủy nông cơ sở
Ngoài ra, còn có các Tổ chức Hợp tác dùng nước phối hợp quản lý các công
trình thủy lợi nhỏ và thủy lợi nội đồng. Cả nước hiện có 16.238 Tổ chức Hợp tác
dùng nước, bao gồm các loại hình chủ yếu: (i) Hợp tác xã có làm dịch vụ thủy lợi
(Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp và Hợp tác xã chuyên khâu thủy nông), (ii) Tổ hợp
tác dùng nước (Hội sử dụng nước, Tổ hợp tác, Tổ, Đội thủy nông); và (iii) Ban quản
lý thủy nông. Trong đó, Hợp tác xã và Tổ hợp tác là hai loại hình chính, chiếm tới
90%.
c) Những tồn tại chính
+ Việc phát huy năng lực thiết kế của các công trình thủy lợi chưa cao
Trong khi có nhiều hệ thống thủy lợi phát huy tốt năng lực, đạt mức cao hơn
so với thiết kế ban đầu, như: hệ thống thủy lợi Núi Cốc (Thái Nguyên), Sông Quao,
Cà Giây (Bình Thuận), thì nhiều hệ thống chưa phát huy hết năng lực so với thiết

kế. Hệ thống công trình thủy lợi nội đồng chưa hoàn chỉnh, việc quản lý còn thiếu
chặt chẽ nên chưa phát huy hết năng lực của công trình. Diện tích được bảo đảm
chủ động tưới, tiêu thấp.
+ Nhiều hệ thống thủy lợi bị xuống cấp
9
Nhiều công trình xuống cấp nhanh do không được sửa chữa, bảo dưỡng đầy
đủ, kịp thời, một số cống ngăn mặn ở đồng bằng sông Cửu Long và nhiều công
trình thủy lợi khác đã đầu tư, vận hành lâu nhưng không được sửa chữa, nâng cấp.
Nhiều hệ thống hồ chứa, đập dâng và công trình thủy lợi khác đầu tư, khai thác
được 30- 40 năm, đến nay xuống cấp, cần nâng cấp, sửa chữa nhưng thiếu kinh phí
kịp thời, dẫn đến hiệu quả hoạt động chưa cao, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn.
+ Hiệu quả hoạt động của các tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi
còn thấp
Bộ máy tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi thiếu ổn định, chưa phát
huy hết tiềm năng của công trình cũng như năng lực thực tế hiện có. Tâm lý trông
chờ, ỷ lại vào nhà nước ngày càng nặng nề, năng suất, hiệu quả lao động ngày càng
giảm.
* Đối với doanh nghiệp quản lý khai thác công trình thủy lợi
- Hầu hết các đơn vị quản lý khai thác công trình thủy lợi (ở cấp tỉnh) đều là
doanh nghiệp nhà nước. Quản lý doanh nghiệp vẫn mang tính chất mệnh lệnh hành
chính, vận hành theo cơ chế bao cấp đã hạn chế tính chủ động của doanh nghiệp.
Trong khi môi trường xã hội đầy biến động.
- Năng lực cán bộ lãnh đạo quản lý, chất lượng nguồn nhân lực trong các
doanh nghiệp phần lớn còn thấp, nên công tác tổ chức và triển khai thực hiện nhiệm
vụ quản lý khai thác công trình thủy lợi chưa tốt.
- Tổ chức quản trị sản xuất thiếu khoa học, sản xuất không hiệu quả nên chi
phí sản xuất cao, bộ máy ngày càng phình to, năng suất lao động thấp, chi tiền
lương tăng.
* Đối với Tổ chức hợp tác dùng nước
- Tổ chức hợp tác dùng nước không đồng bộ, hiệu quả hoạt động chưa cao.

Vai trò, trách nhiệm của người hưởng lợi chưa được đề cập đúng mức.
- Một số mô hình tổ chức được thành lập theo kiểu áp đặt từ trên xuống nên
chưa làm tốt vai trò cầu nối, hoạt động kém hiệu quả, bền vững.
10
- Cơ chế huy động người dân tham gia quản lý khai thác chưa được đẩy mạnh,
nhiều công trình phân cấp cho xã nhưng không có chủ quản lý.
1.2 Tổng quan về các mô hình tổ chức quản lý các công trình thủy lợi liên xã
Chính phủ đã khởi xướng chuyển giao quản lý tưới từ các công trình thủy lợi
nhỏ cho các tổ chức dùng nước từ đầu những năm 1998. Tuy nhiên, kết quả của quá
trình chuyển giao cho đến nay còn rất khiêm tốn. Trong khi hầu hết các công trình
thủy lợi là liên xã hoặc liên huyện thì việc chuyển giao lại hầu hết chỉ thực hiện cho
ác mô hình
những công trình nhỏ nằm gọn trong một xã. C quản lý công trình thủy
lợi liên xã là mô hình chuyên khâu về thủy nông quản lý công trình thủy lợi liên xã
dưới các hình thức phổ biến là Ban quản lý công trình thủy lợi ở tỉnh Tuyên Quang
và Hợp tác xã dùng nước ở một số tỉnh do các dự án quốc tế hỗ trợ.
Mô hình Ban quản lý công trình thủy lợi Ngòi Là là công trình thủy lợi lớn
nhất của tỉnh Tuyên Quang, cung cấp nước tưới cho 392 ha thuộc 4 xã Ỷ La, Trung
Môn, Hưng Thành và Kim Phú, trong đó 2 xã Ỷ La và Trung Môn thuộc huyện và 2
xã Hung Thành và Kim Phú thuộc thị xã Tuyên Quang. Tử năm 1996, theo chính
sách đổi mới hệ thống quản lý thủy nông của tỉnh Tuyên Quang, Công ty thủy nông
được giải thể và mô hình Ban quản lý công trình thủy lợi (CTTL) Ngòi Là được
thành lập để quản lý hồ Ngòi Là. Ban quản lý CTTL Ngòi Là là mô hình đồng trách
nhiệm giữa Ban quản lý và Hợp tác xã nông lâm nghiệp (HTXNLN) quản lý hồ
Ngòi Là là công trình thủy lợi liên xã, liên huyện.
Loại hình Hợp tác xã dùng nước là mô hình chuyên khâu thủy nông có cơ cấu
tổ chức, hoạt động theo quy định của luật Hợp tác xã có tư cách pháp nhân, tài
khoản và con dấu. Loại hình này ít phổ biến (chiếm dưới 5% tổng số Hợp tác xã
làm dịch vụ thủy lợi của cả nước) chủ yếu phổ biến ở một số tỉnh có dự án đầu tư từ
nguồn vốn ODA hoặc tài trợ của tổ chức phi chính phủ (NGO) như Thanh Hóa,

11
Nghệ An. Hoạt động của loại hình này tương tự như Hợp tác xã dịch vụ nông
nghiệp tuy nhiên chỉ cung cấp dịch vụ thủy nông, không kết hợp các loại hình dịch
vụ, kinh doanh khác. Các Hợp tác xã dùng nước chuyên khâu thủy nông chủ yếu
quy mô liên xã, kinh phí hoạt động chủ yếu là từ nguồn thủy lợi phí cấp bù hoặc
thủy lợi phí nội đồng. Đa số cán bộ quản lý thủy nông chưa qua đào tạo, tập huấn
chuyên môn, nghiệp vụ chỉ có một số lượng nhỏ cán bộ được đào tạo có trình độ sơ
cấp. Một số Hợp tác xã còn không có trụ sở giao dịch. Theo đánh giá của địa
phương, hoạt động của mô hình tổ chức này hiện gặp khó khăn do chủ yếu là do
thiếu kinh phí hoạt động và thiếu sự quan tâm của chính quyền địa phương. Một số
mô hình không thể hoạt động được, phải giải thể đặc biệt là các mô hình được thành
lập trong khuôn khổ dự án ODA như Hội dùng nước kênh B8a, Hợp tác xã dùng
nước B6/9 ở hệ thống Sông Chu (Thanh Hóa) và Hợp tác xã dùng nước N4B và N6
ở hệ thống Bắc Nghệ An (Nghệ An).
Gần đây, thực hiện thí điểm chuyển giao kênh liên xã cho liên hiệp tổ chức
dùng nước quản lý là cần thiết, từ đó tổng kết, rút kinh nghiệm cho việc xây dựng
nhân rộng mô hình liên hiệp tổ chức dùng nước để nâng cao hiệu quả quản lý khai
thác công trình thủy lợi. Với quan điểm này, Ngân hàng thế giới (WB đã hỗ trợ thực
hiện thí điểm chuyển giao kênh liên xã tại các khu mẫu ở 3 tiểu dự án Cầu Sơn-
Cấm Sơn, Kẻ Gỗ và Phú Ninh thuộc dự án VWRAP” (2012). Theo đó, 3 tuyến kênh
cấp 2 liên xã được thí điểm chuyển giao cho liên hiệp tổ chức dùng nước quản lý là:
Kênh Y2 thuộc hệ thống thủy lợi Cầu Sơn- Cấm Sơn (Bắc Giang), Kênh N3-3
thuộc hệ thống thủy lợi Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh) và Kênh N16 thuộc hệ thống thủy lợi Phú
Ninh (Quảng Nam).
1.3 Tổng quan các kết quả đánh giá hiệu quả quản lý tưới
12
Viện nghiên cứu nuớc quốc tế (IWMI) đề xuất 9 chỉ tiêu cơ bản để đánh giá
hiệu quả hoạt động của hệ thống thủy lợi cũng như hệ thống nông nghiệp có tưới về
thuỷ lực, nông nghiệp, kinh tế, tài chính và môi trường (1998). Theo đó sản phẩm
đầu ra chủ yếu đối với hệ thống nông nghiệp có tưới là sản lượng nông nghiệp,

trong khi các yếu tố đầu vào chủ yếu là nước tưới, đất và tài chính.
Cho đến nay, ở nước ta đã có một số công trình nghiên cứu về xây dựng, kiểm
nghiệm hệ thống chỉ tiêu đánh hiệu quả hoạt động của hệ thống thủy nông, cũng
như hiệu quả quản lý của mô hình tổ chức quản lý. Các nghiên cứu cũng đề xuất hệ
thống chỉ tiêu đánh giá so sánh hiệu quả giữa các công trình thủy lợi được quản lý
bởi các mô hình quản lý khác nhau.
Trần Chí Trung (2005) phân tích hiệu quả hoạt động của 3 mô hình khác nhau
để quản lý hệ thống công trình thủy lợi liên xã. Mô hình thứ nhất là mô hình Công
ty Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL), mô hình thứ hai là mô hình Ban quản lý
công trình thủy lợi và mô hình thứ ba là mô hình hợp tác xã dùng nước. Mô hình
thứ nhất là rất phổ biến hiện nay, trong khi hai mô hình sau mới được áp dụng ở
một số dự án điểm nhờ có chính sách cải cách thể chế quản lý thủy nông ở một số
tỉnh. Sự hoạt động của 3 mô hình thể chế trên được phân tích dựa trên 3 điểm
nghiên cứu tương ứng là N22A, Ngòi Là và N4B ở 2 hệ thống thủy lợi khác nhau.
Kênh N22A và N4B là các kênh cấp 2 liên xã của hệ thống tưới Bắc Nghệ An, một
hệ thống tự chảy lớn có diện tích tưới gần 21.000 ha ở tỉnh Nghệ An thuộc khu vực
miền Trung. Ngòi Là là một hệ thống hồ chứa, có dung tích 3,2 triệu m
3
ở tỉnh
Tuyên Quang thuộc khu vực phía Bắc. Tất cả các điểm nghiên cứu này đều có diện
tích tưới khoảng vài trăm hecta, phục vụ tưới cho các xã khác nhau. Hiệu quả tưới
của các điểm nghiên cứu được phân tích qua 10 chỉ tiêu đánh giá về các phương
diện phân phối nước, sản xuất nông nghiệp và hiệu quả kinh tế. Kết quả xác định
các chỉ tiêu đánh giá với các số liệu được thu thập, đo đạc vụ xuân năm 2003 được
trình bầy ở Bảng 1.1.
Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả cung cấp dịch vụ tưới ở Ngòi Là và
N4B tốt hơn nhiều so với N22A. Đặc biệt là phân phối nước rất công bằng ở hệ
13
thống N4B. Do tác động của việc cung cấp dịch vụ tưới, hiệu quả sản xuất nông
nghiệp ở 2 hệ thống Ngòi Là và N4B cũng cao hơn nhiều so với N22A. Kết quả

điều tra cho thấy, năng suất lúa bình quân của hệ thống Ngòi Là và N4B cao hơn
14% và 17% tương ứng so với hệ thống kênh N22A. Sự biến động của năng suất lúa
theo tuyến kênh cũng khác nhau rất nhiều ở 3 điểm nghiên cứu. Ở kênh N22A, năng
suất lúa ở đầu kênh cao hơn 1,47 lần so với cuối kênh, trong khi đó tỷ số này ở kênh
N4B là 1,07.
Hiệu quả dịch vụ tưới tốt hơn và năng suất lúa cao hơn và phân bố đều hơn
dọc theo tuyến kênh ở Ngòi Là và N4B chủ yếu là do sự tác động của thể chế thích
hợp. Hệ thống Ngòi là và N4B được quản lý bởi Ban quản lý công trình thủy lợi và
Hợp tác xã dùng nước là các mô hình tổ chức dùng nước, khuyến khích nông dân
tham gia vào các hoạt động quản lý tưới của các hệ thống thủy lợi liên xã, so với
N22A được quản lý bởi mô hình phổ biến hiện nay là Công ty KTCTTL.
Bảng 1.1 Kết quả các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của 3 hệ thống thủy nông
N22A, Ngòi Là và N4B
Chỉ tiêu
N22A
Ngòi Là
N4B
Độ chính xác của dịch vụ tưới
1,08
1,15
1,12
Phân phối nước công bằng
1,40
1,23
1,10
Độ tin cậy của dịch vụ tưới
0,19
0,09
0,16
Sản lượng trên đơn vị diện tích tưới (US $/ha)

484,3
551,8
566,6
Sản lượng trên đơn vị nước tưới (US $/m
3
)
0,051
0,066
0,060
Sự biến động năng suất lúa ở đầu và cuối kênh
1,47
1,18
1,07
Chi phí thủy lợi tương đối (%)
1,18
7,9
5,6
Tỷ lệ thu thủy lợi phí (%)
1,07
100,0
100,0
Khả năng tự chủ tài chính
1,20
1,05
1,00
Nguồn: Trần Chí Trung (2005)
14
Dương thị Kim Thư (2006) đã nghiên cứu hiệu quả hoạt động của hệ thống
thủy nông Nam Thạch Hãn bằng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả. Ỏ nghiên
cứu này, 3 nhóm chỉ tiêu được đề xuất với 21 chỉ tiêu đánh giá, bao gồm nhóm chỉ

tiêu về năng suất, công bằng và cấp nước; Nhóm chỉ tiêu về kinh tế, tài chính và cơ
sở hạ tầng và nhóm chỉ tiêu về thể chế, tổ chức quản lý. Nhóm chỉ tiêu năng suất,
công bằng và cấp nước gồm các chỉ tiêu đánh giá kết quả của toàn bộ các hoạt động
quản lý vận hành của hệ thống cũng như phản ánh kết quả sử dụng khai thác hệ
thống công trình hiện tại của các tổ chức quản lý vận hành có liên quan. Các chỉ tiêu
về năng suất, công bằng và cấp nước được tính toán bằng các số liệu thống kê như
diện tích, sản lượng, nhu cầu nước để đánh giá một cách tổng quan về hiệu ích sử
dụng nguồn nước và trình độ khai thác hệ thống thủy nông. Nhóm chỉ tiêu về kinh
tế, tài chính và cơ sở hạ tầng phản ánh mức độ đầu tư cho công trình, những lợi ích
mà công trình mang lại về mặt kinh tế, tài chính, quy mô đầu tư, khả năng tự chủ tài
chính, xác định nhóm chỉ tiêu này thông qua các số liệu như: Tổng giá trị nông sản,
chi phí sản xuất, lãi sản xuất, chi phí quản lý vận hành thực tế. Nhóm chỉ tiêu thể
chế, tổ chức, hiệu quả quản lý đánh giá về cơ chế tổ chức quản lý công trình, các chỉ
tiêu này được đánh giá thông qua các số liệu về số cán bộ thủy nông của công ty, số
cán bộ công ty tham gia vào công tác vận hành trực tiếp, số đội thủy nông của công
ty. Kết quả áp dụng các chỉ tiêu trên để đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống
thủy nông Nam Thạch Hãn như ở Bảng 1.2.
Bảng 1.2 Kết quả các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống thủy nông
Nam Thạch Hãn
STT
Chỉ tiêu đánh giá
Đơn vị
Kết quả
Nhóm chỉ tiêu về năng suất, công bằng và cấp nước


1
Tỷ lệ diện tích được tưới
%
44

2
Hệ số sử dụng ruộng đất (hệ số quay vòng
ruộng đất)
1,86
3
Năng suất cây trồng được tưới
kg/ha/vụ
4.620,4
4
Lượng nước tiêu thụ/đơn vị sản phẩm
m3/kg

15
5
Giá trị sản lượng/m3 nước tiêu thụ
đồng/m3
257
6
Sản lượng/công lao động
kg/công
13,9
7
Hệ số sử dụng nước tương đối

2
8
Khả năng cung cấp nước

2,3
9

Công bằng trong phân phối nước

1
10
Hiệu ích hệ thống

2
Nhóm chỉ tiêu về kinh tế, tài chính và cơ sở hạ tầng


11
Tổng giá trị nông sản trên một đơn vị diện tích
10
6
đ/ha/năm
15,45
12
Lãi sản xuất trồng trọt trên một đơn vị diện
tích
10
6
đ/ha/năm 9,5
13
Lợi nhuận tưới mang lại cho một đơn vị diện
tích
10
6
đ/ha/năm 3,4
14
Lợi ích tưới của toàn hệ thống


3,5
15
Tỷ lệ thu thủy lợi phí
%
99
16
Khả năng tự chủ tài chính
%
105
17
Số công trình trên kênh chính, cấp I, cấp II
công trình
533
18
Số công trình điều tiết/1000ha diện tích tưới
công trình
69,6
Nhóm chỉ tiêu thể chế, tổ chức hiệu quả quản lý


19
Số cán bộ công ty, xí nghiệp thủy nông trên
một đơn vị diện tích
người/1000ha 10,6
20
Số cán bộ công ty, xí nghiệp thủy nông tham
gia trực tiếp vào công tác vận hành sửa chữa
(O&M)/ha
người/1000ha 8,3

21
Nông dân tham gia quản lý
%
94
Nguồn: Dương thị Kim Thư (2006)
Trần Ngọc Long (2009) đã nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả của hệ
thống thủy nông huyện Ứng Hoà – Hà Nội bằng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu
quả bằng 3 nhóm chỉ tiêu đánh giá; Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả công trình, nhóm chỉ
tiêu về kinh tế, nhóm chỉ tiêu về thể chế, tổ chức, hiệu quả quản lý. Nhóm chỉ tiêu
đánh giá hiệu quả công trình được tính toán thông qua hàng loạt các số liệu thống
kê như diện tích, sản lượng, nhu cầu nước Nhóm chỉ tiêu về kinh tế, chỉ tiêu thể
16
chế, tổ chức hiệu quả quản lý được xác định như hệ thống Nam Thạch Hãn. Kết quả
áp dụng các chỉ tiêu đánh giá hệ thống thủy nông huyện Ứng Hoà như Bảng 1.3.
Bảng 1.3 Kết quả các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống thủy nông
huyện Ứng Hoà
STT Chỉ tiêu đánh giá Đơn vị Kết quả
Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả công trình
1
Tỷ lệ diện tích được tưới
%
67
2
Hệ số sử dụng ruộng đất (hệ số quay vòng
ruộng đất)
2,4
3
Năng suất cây trồng được tưới (năng suất có
tưới)
tấn/ha/vụ 6,03

4
Lượng nước tiêu thụ trên đơn vị sản phẩm
m
3
/ kg

5
Hiệu suất cung cấp nguồn nước tưới Gn
%
1,43
6
Sản lượng/công lao động
kg/công
18
7
Hệ số sử dụng nước tương đối

1,5
8
Tình hình sử dụng điện
%
1,21
9
Công bằng trong phân phối nước

1
10
Hiệu ích hệ thống

2

Nhóm chỉ tiêu về kinh tế
11
% Đầu tư sửa chữa thường xuyên
%
4,42
12
Tổng giá trị nông sản trên một đơn vị diện tích
10
6
đồng/ha
35,601
13
Lãi sản xuất trồng trọt trên một đơn vị diện tích
10
6
đồng/ha
15,431
14
Lợi nhuận tưới mang lại cho một đơn vị diện
tích
10
6
đồng/ha 3,28
15
Lợi ích tưới của toàn hệ thống

16,21
16
Tỷ lệ thu thủy lợi phí ( ngân sách cấp bù)
%

100
17
Khả năng tự chủ tài chính
%
100
18
Sản lượng cây trồng trên 1 đơn vị nước tưới
kg/m3
5,9
17
19
Giá thành trên một đơn vị nước tưới
đ/m3
234
20
Giá trị sản phẩm trên 1 đơn vị nước tưới
đ/m3
2.757
21
Thủy lợi phí trên một đất canh tác
đ/ha
946.434
22
Số công trình trên kênh chính,cấp I, cấp II
công trình
62
23
Số công trình điều tiết/1000ha diện tích tưới
công trình
24,3

Nhóm chỉ tiêu thế chế, tổ chức hiệu quả quản lý
24
Số cán bộ công ty, xí nghiệp thủy nông trên
một đơn vị diện tích
người/1000ha 7,8
25
Số cán bộ công ty, xí nghiệp thủy nông tham
gia trực tiếp vào công tác vận hành sửa chữa
(O&M)/ha
người/1000ha 6,1
26
Nông dân tham gia quản lý
%
87
Nguồn: Trần Ngọc Long (2009)
Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ thống Nam Thạch Hãn và hệ thống thủy nông
huyện Ứng Hoà hoạt động tương đối hiệu quả trên nhiều khía cạnh khác nhau. đều
có chỉ tiêu công bằng phân phối nước của hệ thống đạt giá trị 1, tức hiệu quả phân
phối nước tưới của diện tích tưới đầu kênh và cuối kênh là như nhau, là giá trị tốt
nhất mà nhiều hệ thống thủy nông khác mong muốn đạt được. Với giá trị này thì
công bằng trong phân phối nước của hệ thống là rất tốt, chứng tỏ hệ thống không
xảy ra tình trạng đầu kênh thừa nước, cuối kênh thiếu nước như ở một số hệ thống
khác. Đây cũng là một nguyên nhân tích cực tác động đến ý thức đóng thủy lợi phí
của người dân. Tỷ lệ thu thủy lợi phí của Nam Thạch Hãn đạt 99 %, Ứng Hoà là
100%. Chỉ tiêu khả năng tự chủ tài chính hệ thống Nam Thạch Hãn 105%, Ứng Hoà
100% thể hiện hai hệ thống hoàn toàn chủ động về mặt tài chính, đảm bảo cho các
hoạt động vận hành, duy tu bảo dưỡng công trình thủy lợi.
1.4 Các phương pháp đánh giá hiệu quả quản lý tưới
Phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động của các hệ thống thuỷ lợi đã được
nhiều tổ chức quốc tế và trong nước nghiên cứu. Các phương pháp đựoc sử dụng

trong nghiên cứu này là:

×