Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP CỔ ĐIỂN VÀ MÔ HÌNH HIỆN ĐẠI TRONG PHÂN TÍN RỦI RO TÍN DỤNG Ở CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (517.52 KB, 31 trang )

Trường Đại học Ngoại Thương
Khoa Tài chính Ngân hàng
Tiểu luận môn Tín dụng ngân hàng
Chủ đề : ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP CỔ ĐIỂN VÀ MÔ HÌNH
HIỆN ĐẠI TRONG PHÂN TÍN RỦI RO TÍN DỤNG Ở CÔNG
TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ
Nhóm thực hành:
Đỗ Thị Lệ thương MSV :085 303 0165
Nguyễn Thị Thu Phương MSV: 085 303 0137
Đỗ Thị Lê Mai MSV:085 303 0106
Đinh Hồng Nhung MSV:085 303 0130
Hà nội ngày 25 /9/2011
1
Mục lục
Chương I: Giới thiệu về công ty cổ phần Kinh Đô 3
1.1.Lịch sử hình và phát triển của công ty 4
1.2. Khái quát về lĩnh vực kinh doanh 4
1.2.Định hướng phát triển công ty 5
2.1 Nhóm chỉ số về khả năng thanh toán 6
2.1.1. Tỷ lệ thanh toán hiện hành (Current ratio) 6
2.1.2. Tỷ lệ thanh toán nhanh ( Quick ratio) 7
2.2. Nhóm chỉ tiêu hoạt động 8
2.2.1 Vòng quay hàng tồn kho 8
2.2.2 Vòng quay các khoản phải thu 9
2.2.3 Kỳ thu tiền bình quân 10
2.2.4 Vòng quay tổng tài sản 11
2.2.5. Vòng quay tài sản cố định 12
2.3. Nhóm tỷ số kết cấu tài chính 13
2.3.1 Tỷ số nợ trên tổng tài sản ( hệ số nợ) : 13
2.3.2. Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu: 14
2.4. Nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lời 15


Như đã biết, năm 2008 hứng chịu ảnh hưởng từ bối cảnh chung nền kinh tế
toàn cầu, chỉ số kết quả hoạt động ROE và ROA đều âm. Tuy nhiên, bước
qua năm 2009, Kinh Đô đã phát triển vượt bậc, cho thấy khả năng quản trị
của các nhà quản lí, tiếp tục gặt hái thành công trong năm 2010 và hứa hẹn
một năm kinh doanh tốt đẹp năm 2010. Chỉ số trung bình ngành ROE,ROA
trung bình ngành lần lượt là 12,3% và 7,4% 17
2.5 Nhóm tỷ số giá thị trường 17
2.5.1. Tỷ số giá trên thu nhập (P/E) 17
2.5.3 Tỷ số giá trên giá trị sổ sách (market to Book ratio – P/B) 18
3.1. Khái quát về mô hình điểm số Z (Z- CREDIT SCORING MODEL) 19
3.2. Phân tích điểm số Z của công ty Kinh Đô: 20
Chương IV: Đánh giá tình hình tài chính của công ty qua 2 mô hình: Mô hình
cổ điển và mô hình điểm số Z 25
4.1.Ưu và nhược điểm của 2 mô hình: 25
4.1.1 Mô hình cổ điển 25
4.1.2. Mô hình điểm số Z 26
4.2. Đánh giá tình hình tài chính của Kinh Đô qua 2 mô hình 26
4.2.1. Mô hình cổ điển 26
4.2.2. Mô hình điểm số Z 28
Danh mục tài liệu tham khảo 30
Mở đầu
2
Quản trị rủi ro tín dụng là một trong những mục tiêu hàng đầu của các
nhà quản trị ngân hàng. Hiện nay, các ngân hàng áp dụng những mô hình khác
nhau : mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng, mô hình chất lượng, mô hình
Moody’s và Standard & Poor’s, mô hình điểm số Z…để lượng hóa rủi ro tín
dụng ,thẩm định các dự án cho vay, đầu tư.
Mục đích của bài viết này là ứng dụng mô hình phân tích định lượng theo
phương pháp cổ điển và mô hình điểm số Z cho điểm tín dụng đối với công ty
cổ phần Kinh Đô (KDC) tạo sơ sở cho các nhà quản trị ngân hàng có những

quyết định đúng đắn trước khi cấp tín dụng cho công ty này. Đồng thời, kết quả
nghiên cứu này cũng hỗ trợ KDC thận trọng hơn trong việc sử dụng vốn vay nợ
để giảm thiểu nguy cơ phá sản.
Nội dung chính
Chương I: Giới thiệu về công ty cổ phần Kinh Đô
Chương II: Phân tích các chỉ tiêu tài chính của Kinh Đô theo phương pháp
cổ điển
Chương III: Phân tích nguy cơ phá sản và xếp hạng định mức tín dụng của
Kinh Đô - Mô hình điểm số Z
Chương IV: Đánh giá tình hình tài chính của công ty qua 2 mô hình: Mô
hình cổ điển và mô hình điểm số Z
Chương I: Giới thiệu về công ty cổ phần Kinh Đô
3
1.1. Lịch sử hình và phát triển của công ty
Công ty cổ phần Kinh Đô tiền thân là Công ty TNHH Xây dựng và Chế biến
thực phẩm Kinh Đô được thành lập năm 1993. Ban đầu là phân xưởng sản xuất
bánh snack nhỏ tại Phú Lâm, Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh với vốn đầu tư là
1,4 tỉ VNĐ và khoảng 70 công nhân viên , hiện nay đã trở thành một trong
những doanh nghiệp đi đầu nền công nghiệp thực phẩm tại Việt Nam

Địa chỉ : 141 Nguyễn Du, Phường Bến Thành, quận 1, TP Hồ Chí Minh
Điện thoại 84-(8) 3 8720 838
Fax : 84-(8) 3 8270 839
Email:
Website:

Các mốc lịch sử quan trọng
• Năm 1994, Kinh đô tăng vốn điều lệ lên 14 tỷ đồng.
• Năm 1999, Kinh đô tăng vốn điều lệ lên 40 tỷ đồng, thành lập TTTM
Savico - Kinh Đô tại Quận 1, đánh dấu một bước phát triển mới của

Kinh Đô sang các lĩnh vực kinh doanh khác ngoài bánh kẹo.
• Năm 2000, Kinh đô tăng vốn điều lệ lên 51 tỷ đồng, mở rộng diện tích
nhà xưởng lên hơn 40.000m2.
• Tháng 9/2002, chuyển thành Công ty Cổ phần Kinh Đô được thành lập
với vốn điều lệ 150 tỷ đồng, trong đó Công ty TNHH Xây dựng và Chế
biến thực phẩm Kinh Đô góp 50 tỷ đồng.
• Ngày 18/11/2005 Kinh đô niêm yết và giao dịch cổ phiếu tại HaSTC.
VĐL đến cuối tháng 3/2009
• là571.148.760.000 đồng.
1.2. Khái quát về lĩnh vực kinh doanh
1.2.1. Sản phẩm
- Chế biến nông sản thực phẩm.
- Sản xuất kẹo, nước uống tinh khiết và nước ép trái cây.
- Mua bán nông sản thực phẩm.
- Dịch vụ thương mại.
- Kinh doanh các ngành nghề khác theo GCN ĐKKD của Công ty
4
1.2.2 Thị trường
Công ty Kinh Đô hiện là công ty sản xuất và chế biến bánh kẹo hàng đầu
tại thị trường Việt Nam với 7 năm liên tục được người tiêu dùng bình chọn là
Hàng Việt Nam chất lượng cao. Hệ thống phân phối của Kinh Đô trải khắp 64
tỉnh và thành phố với 150 nhà phân phối và gần 40.000 điểm bán lẻ. Sản phẩm
của Kinh Đô đã được xuất khẩu sang thị trường 20 nước trên thế giới như Mỹ,
Châu Âu, Úc, Trung Đông, Singapore, Đài Loan
1.2.3 Đối thủ
Việt Nam là được đánh giá là một thị trường tiềm năng cho nền công nghiệp
thực phẩm. Do vậy không KDC không chỉ phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các
doanh nghiệp trong nước điển hình như Hữu Nghị, Bibica, Hải Hà mà còn phải
đương đầu với các hãng bánh kẹo thế giới điển hình là …
1.2. Định hướng phát triển công ty

Dù tự hào là tập đoàn thực phẩm Việt Nam, Kinh Đô vẫn đưa ra định hướng
phát triển rõ rang với hi vọng mang thương hiệu Việt Nam tiến sâu vào thị
trường quốc tế. Đó là :
- Đa dạng hóa sản phẩm, tạo nhiều sản phẩm chủ lực có giá trị dinh dưỡng cao,
khẩu vị mới lạ Đảm bảo tốc độ tăng trưởng doanh thu hàng năm từ 20% đến
30%, đến năm 2010 doanh thu đạt 3000 tỷ (xuất khẩu đạt 30 triệu USD)
- Bên cạnh việc phát triển ngành hàng chủ lực là chế biến thực phẩm, công ty sẽ
phát triển sang các lĩnh vực khác như xây dựng, đầu tư tài chính
- Hiện đại hóa quản lý, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và thu hút
nhân tài, nâng cao hiệu quả áp dụng quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO,
HACCP.
- Phát triển thương hiệu Kinh đô thành thương hiệu mạnh không chỉ ở trong
nước mà còn trên thị trường quốc tế
Mục tiêu hoạt động của công ty là không ngừng đẩy mạnh phát triển các hoạt
động sản xuất thương mại, đầu tư nhằm mang lại lợi nhuận tối đa cho cổ đông,
nâng cao giá trị của Công ty và không ngừng cải thiện đời sống, điệu kiện làm
việc, thu nhập cho người lao động trong công ty ; đồng thời làm tròn nghĩa vụ
nộp ngân sách cho Nhà Nước.
5
Chương II: Phân tích các chỉ tiêu tài chính của
Kinh Đô theo phương pháp cổ điển
2.1 Nhóm chỉ số về khả năng thanh toán
Theo báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Kinh Đô các năm 2008 và
2009 và 2010 thì ta tính được một số tỉ lệ để có thể đánh giá được khả năng đáp
ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp như sau:
2.1.1. Tỷ lệ thanh toán hiện hành (Current ratio)
Đo lường khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn
Current ratio = Tài sản lưu động/ Nợ ngắn hạn
Năm 2008 2009 2010 2011(tính
tới 30/6)

Current
ratio
2.22 1.53 2.25 1.81
6
Trong cả bốn giai đoạn được xem xét ở trên, chỉ số này của KDC đều cao hơn
chỉ số trung bình ngành là 1.7 cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn
hạn là tốt. Trong năm 2009, và 6 tháng đầu năm 2011 chỉ số < 2 nhưng nói
chung vẫn ở mức khá an toàn.
2.1.2. Tỷ lệ thanh toán nhanh ( Quick ratio)
Quick ratio = ( Tài sản lưu động- hàng tồn kho)/Nợ ngắn hạn
Năm 2008 2009 2010 2011(Q2)
Qick raitio 1.95 1.44 1.83 1.45
7
Chỉ số thanh toán nhanh đo lường mức thanh khoản cao hơn. Chỉ những tài sản
có tính thanh khoản cao mới được đưa vào để tính toán. Hàng tồn kho và các tài
sản ngắn hạn khác được bỏ ra vì khi cần tiền để trả nợ, tính thanh khoản của
chúng rất thấp hơn. Theo số liệu ở trên, chỉ số thanh toán nhanh của Kinh Đô
cao hơn nhiều so với chỉ số trung bình ngành là 1. Như vậy, doanh nghiệp đang
quản trị tốt nợ ngắn hạn.Năm 2009, chỉ số giảm xuống chỉ còn 1.5 tương ứng
với chỉ số thanh toán hiện hành là 1.44. Lý do chủ yếu là do hàng tồn kho tuy
thấp hơn năm 2008 ( hơn 161 triệu so với 181 triệu) nhưng nợ ngắn hạn trong
năm lớn hơn hẳn so với năm 2008, 1,6 tỉ so với 663,9 triệu do năm 2009 các
khoản nợ ngắn hạn đến hạn của Kinh Đô lên tới 931,7 tỉ ;năm 2008 con số này
chỉ là hơn 197 triệu.
2. 2. Nhóm chỉ tiêu hoạt động
2.2.1 Vòng quay hàng tồn kho
Vòng quay hàng tồn kho = Chi phí giá vốn hàng bán / Số lượng hàng tồn
kho
Đơn vị : lần
Năm 2008 2009 2010

8
Vòng quay HTK 6.83 5.95 4.18
Chỉ số giảm dần qua các năm từ 2008-2010 và chỉ có năm 2008 là cao hơn
trung bình ngành (6.5) cho thấy xu hướng dự trữ hàng trong kho đề phòng cầu
từ khách hàng tăng đột ngột của các nhà quản trị Kinh Đô. Tuy nhiên, việc giữ
hàng trong kho cũng cần sự quản lí và tính toán hợp lí để tránh rủi ro không bán
được hàng, khiến hàng bị giảm chất lượng
2.2.2 Vòng quay các khoản phải thu
Vòng quay các khoản phải thu = Tổng doanh thu / Các khoản phải thu
Năm 2008 2009 2011
Vòng quay KPT 2.64 2.25 2.08
9
Chỉ số trung bình ngành quý 4 năm 2008: 6.52. Vòng quay các khoản phải thu
của công ty thấp hơn trung bình ngành rất nhiều. Điều này không tốt cho doanh
nghiệp khi mà doanh thu cao mà các khoản phải thu lại còn cao hơn. Công ty
cần phải quản lí các khoản phải thu để có thể quay vòng vốn nhanh và tận dụng
tốt được nguồn vốn của mình. Không chỉ thấp hơn rất nhiều so với chỉ số trung
bình ngành, mà nó còn có dấu hiệu sụt giảm dần từ năm 2008 đến năm 2010
2.2.3 Kỳ thu tiền bình quân
Kì thu tiền bình quân = Các khoản phải thu / (Doanh thu thuần/365)
Năm 2008 2009 2011
Kỳ thu tiền BQ 138.39 162.22 175.35
10
Kỳ thu tiền bình quân của Kinh Đô đều lớn hơn hơn rất nhiều so với chỉ số bình
quân ngành chỉ là 57.1 ngày.
Như vậy, vòng quay hàng tồn kho, vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền
bình quân, 3 chỉ số này cho thấy Kinh Đô không những giữ lại một lượng lớn
hàng trong kho , đồng thời mất nhiều thời gian thu tiền từ khách hàng, việc đó
khiến cho việc quay vòng vốn sản xuất của công ty gặp trở lại, có lẽ đây là lí do
khiến thời gian gần đây KDC dự trữ một lượng lớn tiền mặt trong hệ thống tài

sản. Tuy nhiên vì doanh số vẫn tiếp tục tăng tưởng với tốc độ ổn định nên
không thể đánh giá rằng doanh nghiệp đang làm ăn không tốt.
2.2.4 Vòng quay tổng tài sản
Vòng quay tổng tài sản = Doanh thu thuần / Tổng tài sản
Năm 2008 2009 2010
Vòng quay TTS 0.49 0.36 0.38
11
Chỉ số này đo lường khả năng doanh nghiệp tạo ra doanh thu từ việc đầu
tư vào tổng tài sản. Chỉ số trung bình ngành là 1.3, một lần nữa chỉ số của KDC
thấp hơn so với chỉ số trung bình ngành.
2.2.5. Vòng quay tài sản cố định
Vòng quay tài sản cố định = Doanh thu thuần/ Tổng tài sản dài hạn
Đơn vị : lần
Năm 2008 2009 2010
Vòng quay TSCĐ 0.96 0.88 0.71
12
Số vòng quay tài sản cố định cho biết 1 đồng giá trị bình quân tài sản cố
định thuần tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ,chỉ số của Kinh đô
giảm nhẹ qua các năm, và thấp hơn rất nhiều so với chỉ số trung bình ngành là
4.3.
2.3. Nhóm tỷ số kết cấu tài chính
2.3.1 Tỷ số nợ trên tổng tài sản ( hệ số nợ) :
Hệ số nợ = Tổng nợ / Tổng tài sản
Đơn vị : lần
Năm 2008 2009 2010 2011(Q2)
Hệ số nợ 28.02 41.61 23.52 26.35
13

Chỉ số nợ trên tổng tài sản của doanh nghiệp tăng mạnh vào 2010, tổng tài sản
của doanh nghiệp tăng dần 0.8 tỉ đồng, trong khi tổng nợ lại giảm gần 0.6 tỷ

đồng dẫn tới hệ số nợ giảm nhiều so với năm 2009. Sang nửa đầu năm 2011,
tổng tài sản của doanh nghiệp tăng nhẹ 0.1 tỷ đồng tuy nhiên nợ phải trả cũng
tăng 0.175 tỷ đồng nên hệ số nợ có xu hướng tăng lên .
2.3.2. Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu:
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu = Tổng nợ / Vốn chủ sở hữu
Đơn vị : lần
Năm 2008 2008 2009 2010
Hệ số 40.27 73.04 31.71 36.71
14
Tỷ số này cho biết quan hệ giữa vốn huy động bằng đi vay và vốn chủ sở
hữu. Năm 2008,2009 chỉ số KDC cao hơn nhiều ,đặc biệt trong năm 2009 lên
tới hơn 73% sấp xỉ gấp đôi chỉ số trung bình ngành là 39,09% song lại giảm
xuống còn 31,71% rồi lại tăng trở lại 36,71%. Kinh Đô vẫn đang trong quá trình
tìm kiếm phương thức dùng vốn hiệu quả nhất, tiến tới thiên về sử dụng nguồn
vốn tự có hơn là dựa vào vốn vay và phải trả lãi.
2.4. Nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lời
2.4.1 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
ROE = Lợi nhuận ròng / Vốn chủ sở hữu
Năm 2008 : - 2.9%
ROE là tỷ số quan trọng nhất đối với các cổ đông, tỷ số này đo lường khả
năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn của cổ đông thường. Chỉ số này là thước đo
chính xác để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy tạo ra bao nhiêu đồng lời.
2.4.2. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
ROA = Lợi nhuận ròng / Bình quân tổng tài sản
15
Năm 2008: -2%
Lợi nhuận trên tổng tài sản phản ánh lượng lợi nhuận trong 100 đồng tổng tài sản là
chỉ tiêu tổng hợp nhất đánh giá khả năng sinh lợi của đồng vốn đầu tư.
Năm 2007 2008 2009 2010
ROE 14.7 -2,9 21.62 15.48

ROA 11.2 -2 14.46 12.46
16
Như đã biết, năm 2008 hứng chịu ảnh hưởng từ bối cảnh chung nền kinh tế
toàn cầu, chỉ số kết quả hoạt động ROE và ROA đều âm. Tuy nhiên, bước
qua năm 2009, Kinh Đô đã phát triển vượt bậc, cho thấy khả năng quản trị
của các nhà quản lí, tiếp tục gặt hái thành công trong năm 2010 và hứa hẹn
một năm kinh doanh tốt đẹp năm 2010. Chỉ số trung bình ngành
ROE,ROA trung bình ngành lần lượt là 12,3% và 7,4%.
2.5 Nhóm tỷ số giá thị trường
2.5.1. Tỷ số giá trên thu nhập (P/E)
P/E = Price / EPS
Năm 2008 2009 2010 2011(Q2)
P/E 8.6 6.62 9 11.7
P/E của Kinh Đô năm 2008 khá cao, năm 2009 giảm xuống còn
6,62.Sau đó tăng trở lại vào năm 20010 và sau lên tới 11.7% vào năm 2011 cho thấy
sức hấp dẫn của cổ phiếu KDC ( sàn HoSe)
2.5.2 Lãi cơ bản trên cổ phiếu
Earning per share = Earning / Shares
đơn vị( nghìn VND)
17
Năm 2008 2009 2010 2011(q2)
ESP -1.49 6.04 3.83 6.13
Năm 2008 lợi nhuận công ty âm kéo theo ESP âm sau hồi phục dần.Trên HoSE ,
cổ phiếu KDC luôn được coi là một cổ phiếu hấp dẫn và khá ổn định đối với các nhà
đầu tư.
2.5.3 Tỷ số giá trên giá trị sổ sách (market to Book ratio – P/B)
P/B= Market price / Book price
(Đơn vị :lần)
Năm 2008 2009 2010 1011(Q2)
p/B 1.2 1.8 2.1 1.9

18
Đây là tỷ lệ được sử dụng để so sánh giá của một cổ phiếu so với giá trị ghi
sổ của cổ phiếu đó. Tỷ lệ này được tính toán bằng cách lấy giá đóng cửa hiện tại
của cổ phiếu chia cho giá trị ghi sổ tại quý gần nhất của cổ phiếu đó.
P/B của công ty Kinh Đô luôn lớn hơn 1 có nghĩa là cổ phiếu KDC luôn được
bán với giá cao hơn giá trị ghi sổ của nó. Đây là hấu hiệu cho thấy công ty làm
ăn tốt, đạt lợi nhuận cao và hấp dẫn với các nhà đầu tư.
Chương III : Phân tích nguy cơ phá sản và xếp hạng
định mức tín dụng của Kinh Đô - Mô hình điểm số Z
3.1. Khái quát về mô hình điểm số Z (Z- CREDIT SCORING MODEL)
Mô hình điểm số “Z” do E.I. Altman hình thành dựa trên các chỉ tiêu tài chính
quan trọng đượng phản ảnh từ số liệu thôgns kê trong lịch sử. Tầm quan trọng của
từng chỉ tiêu sẽ xác định trọng số của chúng trong mô hình. Ứng với từng khách hàng
mô hình sẽ cho một kết quả nhất định. Nếu đại lượng này thấp hơn điểm số chuẩn thì
tình hình tài chính của doanh nghiệp có thể chấp nhận được còn nếu nhỏ hơn thì
không thể chấp nhận được. Đại lượng Z là thước đo tổng hợp để phân loại rủi ro tín
dụng đối với người vay và phụ thuộc vào:
- Trị số của các chỉ số tài chính của người vay (Xj).
- Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ
của người vay.
Từ mô hình điểm số Z được Giáo Sư Edward I. Altman đã phát triển ra Z’ và
Z’’ để có thể áp dụng theo từng loại hình và ngành của doanh nghiệp, như sau:
 Mô hình 1: Đối với doanh nghiệp đã cổ phần hoá, ngành sản suất
Z = 1.2X1 + 1.4X2 + 3.3X3 + 0.64X4 + 1.00X5
19
• Nếu Z > 2.99 Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy
cơ phá sản.
• Nếu 1.8 < Z < 2.99 Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có
nguy cơ phá sản.
• Nếu Z <1.8 Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ

phá sản cao.
 Mô hình 2: Đối với doanh nghiệp chưa cổ phần hoá, ngành sản suất
Z’ = 0.717X1 + 0.847X2 + 3.107X3 + 0.42X4 + 0.998X5
• Nếu Z’ > 2.9 Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có
nguy cơ phá sản
• Nếu 1.23 < Z’ < 2.9 Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có
nguy cơ phá sản
• Nếu Z’ <1.23 Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ
phá sản cao.
Trong đó:
X1 = Vốn Lưu Động trên Tổng Tài Sản (Working Capitals/Total Assets).
X2 = Lợi Nhuận Giữ Lại trên Tổng Tài Sản (Retain Earnings/Total Assets).
X3 = Lợi Nhuận Trước Lãi Vay và Thuế trên Tổng Tài sản (EBIT/Total
Assets).
X4 = Vốn Chủ Sỡ Hữu trên Tổng Nợ (Total Equity/Total Liabilities).
X5 = Doanh Số trên Tổng Tài Sản (Sales/Total Assets).
Trị số Z càng cao, thì người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp. Vậy khi trị số Z
thấp hoặc là một số âm sẽ là căn cứ xếp khách hàng vào nhóm có nguy cơ vỡ nợ cao.
Theo mô hình cho điểm Z của Altman, bất cứ công ty nào có điểm số thấp hơn 1,81
phải được xếp vào nhóm có nguy cơ rủi ro tín dụng cao.
3.2. Phân tích điểm số Z của công ty Kinh Đô:
Kinh Đô là một trong những công ty dẫn đầu trong phân khúc mặt hàng thực
phẩm tại thị trường Việt Nam với việc 7 năm liên tục được người tiêu dùng bình chọn
là hàng Việt Nam chất lượng cao và hệ thống trải rộng sang thị trường của 20 nước
trên thế giới. Với định hướng phát triển trong thời gian tới như đã phân tích ở trên thì
20
Kinh Đô cần phải có những nguồn vốn rất lớn. Vậy công ty đã sử dụng những biện
pháp nào để phục vụ nhu cầu tài chính và sản xuất của chính mình và liệu trong đó có
tiềm tàng nhiều nguy cơ rủi ro hay không? Hãy phân tích tình hình tài chính của công
ty trong giai đoạn 2009 – 2011 với mô hình điểm số Z để làm rõ những nguy cơ và

căn cứ xếp hạng tín dụng của Kinh Đô.
Năm 2008:
X1 = vốn lưu động ròng/ tổng tài sản
= (tài sản lưu động – nợ ngắn hạn)/ tổng tài sản
= (210,993,382,429 – 34,602,235,653)/ 585,345,545,522= 0.301345
X2 = tỷ số lợi nhuận giữ lại/ tổng tài sản
= 35,986,373,798/585,345,545,522
=0.061479
X3 = tỷ số lợi nhuận trước thuế và tiền lãi/ tổng tài sản
=1,517,607,522/585,345,545,522
= 0.002593
X4 = tỷ số thị giá cổ phiếu/ giá trị ghi sổ của nợ
=55,766,941,000/ 367,687,028,764
= 0.15167
X5 = tỷ số doanh thu/ tổng tài sản
= 698,578,178,256/585,345,545,522
= 1.193445792
 Z = 1.2X1 + 1.4X2+3.3X3 +0.64X4 +1.0X5
= 1.75
Năm 2008 theo như mô hình phân tích điểm số Z, Kinh Đô có chỉ số Z<1.8. Như vậy
hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của công ty khá là khó khăn và rủi ro phá
sản là rất cao.
21
Năm 2009:
X1 = vốn lưu động ròng/ tổng tài sản
= (tài sản lưu động – nợ ngắn hạn)/ tổng tài sản
= (272,557,532,596 – 300,585,194,066)/ 599,059,101,032 = -0.04679
X2 = tỷ số lợi nhuận giữ lại/ tổng tài sản
= 79,643,955,728/599,059,101,032
=0.132948

X3 = tỷ số lợi nhuận trước thuế và tiền lãi/ tổng tài sản
=100,259,963,543/334,683,533,059
= 0.167362
X4 = tỷ số thị giá cổ phiếu/ giá trị ghi sổ của nợ
=31,108,641,000/ 1,154,432,000,000
= 0.299566
X5 = tỷ số doanh thu/ tổng tài sản
= 780,190,159,437/599,059,101,032
= 1.302359247
 Z = 1.2X1 + 1.4X2+3.3X3 +0.64X4 +1.0X5
= 2.176362
Như vậy, năm 2009 theo như mô hình phân tích điểm số Z, Kinh Đô có chỉ số 1.8<Z
< 2.99, hoạt động kinh doanh của công ty không tốt lắm và công ty đang trong vùng bị
cảnh báo về nguy cơ phá sản. Tuy nhiên điểm số Z đã có tăng so với 2008 chính vì
vậy mà có thể có một chút khả quan vào tình hình hồi phục của công ty.
Năm 2010:
X1 = vốn lưu động ròng/ tổng tài sản
22
= (tài sản lưu động – nợ ngắn hạn)/ tổng tài sản
= (2.329.536.982.000-1.033.997.225.000)/5,039,864,180,000 = 0.26
X2 = tỷ số lợi nhuận giữ lại/ tổng tài sản
= 578,611,860,000/5,039,864,180,000 = 0.114807034
X3 = tỷ số lợi nhuận trước thuế và tiền lãi/ tổng tài sản
= 673,992,789,000/ 5,039,864,180,000 = 0.133732332
X4 = tỷ số thị giá cổ phiếu/ giá trị ghi sổ của nợ
= 1,195,178,810,000/1,185,451,713,000
=1.008205393
X5 = tỷ số doanh thu/ tổng tài sản
= 2,606,761,491,000/5,039,864,180,000
=0.51722852

 Z = 1.2X1 + 1.4X2+3.3X3 +0.64X4 +1.0X5
=2.07
Năm 2010, từ kết quả đánh giá mô hình điểm số Z, 2.99>Z > 1.8, tình hình
kinh doanh của công ty đang ở mức cảnh báo, tiềm ẩn khả năng phá sản với tình hình
kinh doanh không ổn định bằng việc so sánh với năm 2008, năm 2009 có chỉ số Z đã
giảm xuống nhẹ. Như vậy thì độ tín nhiệm của công ty cũng sẽ giảm. Sự giảm này là
do X2, X3 và X5 giảm đặc biệt là X5 giảm rất mạnh, điều này chứng tỏ công ty bị
giảm doanh thu mạnh, làm ăn không hiệu quả. Vậy hiệu quả hoạt động kinh doanh
của công ty giảm so với năm 2008, dẫn đến lợi nhuận giữ lại giảm. Tuy nhiên, khi xét
trên góc độ 1 năm thì tình hình kinh doanh của công ty đang diễn ra rất tốt, có tính
thanh khoản cao (chỉ số X1 tăng lên so với năm 2009, như vậy tính thanh khoản tăng
lên). Dựa vào kết quả đánh giá chỉ sổ Z, chúng ta có thể dự đoán rằng công ty đang
hoạt động không tốt lắm và tiềm ẩn nguy cơ rủi ro nhẹ.
23
Năm 2011 (6 tháng đầu năm)
X1 = vốn lưu động ròng/ tổng tài sản
= (tài sản lưu động – nợ ngắn hạn)/ tổng tài sản
= (2,136,440,462,000 – 1,179,009,501,000)/ 5,165,005,995,000
=0.185369
X2 = tỷ số “lợi nhuận giữ lại/ tổng tài sản”.
=31,777,444,000/ 5,165,005,995,000
=0.006152
X3 = tỷ số “lợi nhuận trước thuế và tiền lãi/ tổng tài sản”.
= 51,907,283,000/ 5,165,005,995,000
=0.01005
X4 = tỷ số thị giá cổ phiếu/ giá trị ghi sổ của nợ
=1,195,178,810,000/1,365,287,973,000
=0.875404
X5 = tỷ số “doanh thu/ tổng tài sản”.
= 1,669,568,810,000/ 5,165,005,995,000

=0.323246248
 Z = 1.2X1 + 1.4X2+3.3X3 +0.64X4 +1.0X5
=1.147725
Trong 6 tháng đầu năm 2011, tình hình kinh doanh và tài chính của công ty còn
xuống dốc hơn (Z<1.8) chứng tỏ khả năng phá sản của công ty rất cao và rất cần
những biện pháp tức thời cải thiện tình hình nếu không muốn đối mặt với rủi ro phá
sản.
24
Chương IV: Đánh giá tình hình tài chính của công ty
qua 2 mô hình: Mô hình cổ điển và mô hình điểm số
Z
4.1.Ưu và nhược điểm của 2 mô hình:
4.1.1 Mô hình cổ điển
 Ưu điểm
Phương pháp này mang tính phổ thông và truyền thống. Các ngân hàng sử
dụng một cách thành thạo.
Cho phép các ngân hàng thấy được tình hình tài chính của doanh nghiệp trong
mối quan hệ so sánh với tình hình tài chính của các doanh nghiệp cùng loại trong
ngành
 Nhược điểm
Tuy nhiên, phương thức này cũng bộc lộ một số những hạn chế nhất định,
chẳng hạn như:
- Kết quả các chỉ tiêu tài chính phụ thuộc vào dữ liệu được dùng để tính
toán.
- Việc chọn ra nhóm doanh nghiệp tương đồng với doanh nghiệp đang xét
để so sánh là việc làm tốn nhiều công sức là không đơn giản.
- Kết luận trên cơ sở phân tích từng chỉ tiêu riêng lẻ có thể cho những kết
quả không giống nhau, trong khi đó, các chỉ tiêu lại không có sự liên kết chặt chẽ với
nhau.
- So sánh các chỉ tiêu lẻ không phản ánh được mối quan hệ tác động lẫn

nhau giữa các chỉ tiêu.
25

×