1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Là một tỉnh nằm ở phía Tây Nam Đồng bằng sông Hồng, với địa hình
đa dạng ( địa hình biển, ven biển, đồng bằng, gò đồi, bán sơn địa, núi đất, núi
đá vôi), Ninh Bình có nhiều cảnh quan du lịch, di tích lịch sử như vườn quốc
gia Cúc Phương, khu hang động Tam Cốc-Bích Động, Địch Lộng, đền vua
Đinh Lê, nhà thờ Phát Diệm, Chùa Non Nước, Khu du lich Tràng An…, có vị
trí địa lý thuận lợi trong giao thương với Thủ đô Hà Nội, các tỉnh đồng bằng
sông Hồng và cả nước. Ninh Bình có điều kiện thuận lợi để phát triển một nền
kinh tế tổng hợp bao gồm các ngành Công nghiệp, dịch vụ-du lịch, nông
nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản. Tuy nhiên trong thời gian qua các
tiềm năng này của Ninh Bình chưa được phát huy và mang lại hiệu quả cao.
Huyện Nho Quan nằm ở phía Tây-Nam của tỉnh, cũng như những vùng
chiêm trũng khác, thuộc khu phân lũ của sông Hoàng Long. Đời sống nhân dân
còn rất nhiều khó khăn do sản xuất nông nghiệp bấp bênh. Ngành nuôi trồng thuỷ
sản nước ngọt tại huyện Nho Quan nói riêng và Ninh Bình nói chung mới chỉ
mang tính chất tận dụng các loại hình mặt nước sẵn có như ao, hồ nhỏ, các khu
ruộng trũng ngập nước và sông suối tự nhiên mặc dù đã hình thành từ lâu đời.
Thực tế tiềm năng diện tích ruộng trũng có thể chuyển đổi sang nuôi
trồng thuỷ sản của tỉnh là rất lớn, tiểm năng này vẫn chưa được khai thác một
cách tương xứng. Nguyên nhân là do việc chuyển đổi các diện tích ruộng
trũng sang nuôi trồng thuỷ sản hiện nay vẫn mang tính tự phát và thiếu các
quy hoạch chuyển đổi phù hợp nên hệ thống cơ sở hạ tầng của các vùng nuôi
được chuyển đổi hầu như chưa có, hệ thống ao nuôi được thiết kế quá đơn
giản. Qua khảo sát cho thấy người dân thường tận dụng ngay bờ ruộng cũ để
làm bờ ngăn, do vậy thường xuyên bị rò rỉ mất nước, chiều cao bờ thấp rất
khó khăn trong nuôi trồng nhất là mùa mưa lũ.Điểm quan trọng nữa là hệ
thống xử lý cấp và thoát nước thải vẫn chưa được đề cập đến nuôi trồng thuỷ
sản mà chủ yếu phục vụ mục đích nông nghiệp là chính.
2
Làm thế nào để người dân vùng chiêm trũng có được cuộc sống ổn định
và sản xuất đạt hiệu quả cao thoát khỏi cảnh nghèo là một vần đề hết sức cần
thiết và cấp bách. Chủ trương phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Ninh Bình định
hướng sớm thoát khỏi tình trạng thu nhập thấp và từng bước rút ngắn khoảng
cách về GDP trên đầu người so với cả nước, trên cơ sở khai thác tiềm năng,
nguồn lực và tiềm lực của tỉnh. Trong đó đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thuỷ
sản vùng ruộng trũng là một trong những chủ trương được ưu tiên hàng đầu
của tỉnh.
Ba xã Quỳnh Lưu, xã Phú Lộc, xã Sơn Thành thuộc huyện Nho Quan
có diện tích ruộng trũng rất lớn chỉ cấy được một vụ chiêm, còn vụ mùa đất
để hoang. Đây là mặt hạn chế trong sản xuất nông nghiệp nhưng lại có thế
mạnh trong việc chuyển đổi sang canh tác kết hợp phát triển việc nuôi cá
trong ruộng lúa. Tuy nhiên trong những năm vừa qua, do nguồn vốn đầu tư
cho cơ sở hạ tầng chưa có nên chưa hình thành được những vùng nuôi lớn,
phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của vùng. Hệ thống kênh mương
trong vùng chưa hoàn chỉnh, chưa liên thông thuận tiện, chất lượng đào đắp
chưa cao và lại ít có kinh phí tu sửa nạo vét cho nên rất hạn chế trong việc
cung cấp, thoát nước nuôi trồng thuỷ sản và tưới tiêu phục vụ sản xuất nông
nghiệp. Qua khảo sát các trục kênh đều bị bồi lắng và khả năng chuyển tải
nước kém. Trên kênh chưa có các hệ thống cống điều tiết, cống lấy nước vì
vậy việc phân phối nước cho hệ thống gặp rất nhiều khó khăn.
Trong những năm vừa qua, một số người dân địa phương đã tự đầu tư
đắp bờ, nạo vét kênh để nuôi thuỷ sản, nhưng nguồn kinh phí còn hạn chế nên
chưa đồng bộ và có nhiều vùng đã xuống cấp; do vậy nhiều vùng nuôi không
được quản lý theo quy trình, năng suất thấp, và rất nhiều rủi ro cho người
nuôi. Vì vậy để phát triển nuôi trồng thuỷ sản một cách bền vững, phát huy
thế mạnh của vùng thì việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho phát triển nuôi trồng thuỷ
sản là vô cùng cấp bách và cần thiết. Đây là một trong những giải pháp chủ
yếu để phát triển kinh tế vùng.
3
Chính vì vậy, đề tài : “Nghiên cứu đề xuất giải pháp quy hoạch khu
nuôi trồng thủy sản vùng trũng tỉnh Ninh Bình” là cấp thiết, sẽ tập trung
giải quyết được các vấn đề cho nuôi trồng thủy sản, nhằm đáp ứng yêu cầu
chuyển đổi sản xuất và phát triển nông nghiệp nông thôn, nâng cao đời sống
của nhân dân, góp phần ổn định chính trị xã hội và an ninh quốc phòng.
2. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài.
- Nghiên cứu hệ thống cơ sở hạ tầng thủy lợi đáp ứng được nhu cầu nước
cho vùng nuôi trồng thủy sản kết hợp. Từ đó hình thành vùng nuôi tập trung
quy mô khoảng 530 ha tại 03 xã Quỳnh Lưu, Phú Lộc, Sơn Thành thuộc
huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình phục vụ cho hình thức nuôi trồng thuỷ sản
quảng canh cải tiến chủ lực là nuôi cá rô phi đơn tính ghép với các đối tượng
là cá truyền thống, năng suất đạt từ (3,0 đến 3,3) tấn/ha/vụ, tạo nguồn nguyên
liệu phục vụ xuất khẩu thuỷ sản.
- Nghiên cứu chất lượng môi trường nước tại khu nuôi tập trung, đánh giá
được chất lượng nước cấp cho vùng nuôi trồng thủy sản từ đó đề xuất biện
pháp công trình và phi công trình để đảm bảo chất lượng nước theo định
hướng phát triển bền vững.
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: Quy hoạch khu nuôi trồng thủy sản vùng trũng
tỉnh Ninh Bình.
- Phạm vi nghiên cứu: 03 xã Quỳnh Lưu, Phú Lộc, Sơn Thành thuộc
huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.
3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.1. Nội dung nghiên cứu
- Đề xuất các giải pháp thủy lợi để đáp ứng đủ cho vùng quy hoạch tập
trung nuôi trồng thủy sản tại 03 xã Quỳnh Lưu, Phú Lộc, Sơn Thành thuộc
huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.
4
- Đánh giá môi trường nước ảnh hưởng đến việc nuôi trồng thủy sản
của vùng nghiên cứu từ đó đưa ra các phương án bảo vệ môi trường định
hướng phát triển bền vững.
3.2. Phương pháp tiếp cận
a. Tiếp cận tổng hợp:
Xem khu vực nghiên cứu là 03 xã Quỳnh Lưu, Phú Lộc, Sơn Thành
thuộc huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, trong đó các điều kiện cấu thành hệ
thống gồm: địa hình, địa chất, khí hậu, nước, sinh vật, con người, phương
thức quản lý, khai thác .v.v…, là các thành phần của hệ tương tác có quan hệ
ràng buộc, tác động lẫn nhau.
b. Tiếp cận hệ kinh tế – sinh thái – môi trường:
Mục tiêu cơ bản của việc quy hoạch tài nguyên nước là quản lý, khai
thác và sử dụng tài nguyên phục vụ lợi ích con người và phát triển kinh tế.
Tuy nhiên, việc khai thác tài nguyên sẽ tác động tới hệ sinh thái và môi
trường. Vì vậy cách tiếp cận này bảo đảm nguyên tắc sử dụng hợp lý tài
nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và đảm bảo cho sự phát triển bền
vững. Đặc biệt với vùng nghiên cứu là vùng nuôi trồng thủy sản và đối tượng
nuôi chủ lực là cá rô phi nên nước thải ra rất ảnh hưởng đến môi trường xung
quanh nếu không có biện pháp xử lý.
c. Tiếp cận tích hợp thông tin (ảnh viễn thám, bản đồ và hệ thống
GIS):
Vùng nghiên cứu có cấu trúc địa hình phức tạp, điều kiện tự nhiên biến
động. Do vậy để nắm bắt thông tin cập nhật về tài nguyên về đất, nước phục
vụ công tác nghiên cứu đòi hỏi phải tích hợp các thông tin như ảnh vệ tinh;
khai thác bản đồ chuyên ngành ( bản đồ sử dụng đất, bản đồ về các vị trí khai
thác nước ngầm, bản đồ các vùng dân cư, đường xá ) và so sánh, đối chiếu
với tài liệu khảo sát mặt đất.
5
d. Tiếp cận kế thừa, phát triển các kết quả nghiên cứu và tiếp thu
công nghệ:
+ Tiếp cận các kết quả nghiên cứu về tài nguyên nước vùng trũng thuộc
khu phân lũ của sông Hoàng Long để ứng dụng vào điều kiện cụ thể của vùng
nghiên cứu.
+ Sử dụng các công cụ tiên tiến để triển khai thực hiện đề tài như: Sử
dụng các phần mềm tính toán để phục vụ công tác tính toán, dự báo diễn biến
nguồn nước tại vùng nghiên cứu .
3.3. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp kế thừa;
- Phương pháp chuyên gia;
- Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu;
- Phương pháp phân tích, xử lý, đánh giá số liệu;
- Phương pháp sử dụng mô hình toán.
6
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VÙNG NGHIÊN CỨU
1.1. Đặc điểm tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình nằm ở phía Tây bắc tỉnh Ninh Bình,
Phía Bắc giáp tỉnh Hà Nam với diện tích tự nhiên gần 460 km2, gồm có thị
trấn Nho Quan và 26 xã.
- Phía Bắc giáp các huyện Yên Thủy và Lạc Thủy tỉnh Hòa Bình
- Phía Đông giáp các huyện Gia Viễn, Hoa Lư
- Phía Tây giáp huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa
- Phía Nam giáp với thị xã Tam Điệp.
Hình 1.1: Vị trí địa lý tỉnh Ninh Bình
7
Hình 1.2: Vị trí địa lý của huyện Nho Quan trong tỉnh Ninh Bình
Nho Quan có dòng sông Bôi nối với sông Hoàng Long ra sông Đáy.
Ngoài ra còn có sông Lạng và sông Bến Đang. Huyện có quốc lộ 12B, 45,
tỉnh lộ 438, 477, 492 chạy qua. Vùng quy hoạch cách thủ đô Hà Nội khoảng
90km nằm trên trục quốc lộ 1 A, là tuyến giao thông xuyên Bắc Nam cùng
với các tỉnh lộ, huyện lộ và hệ thống sông Ngòi đã tạo cho vùng quy hoạch
một vị trí thuận lợi trong việc giao lưu, tiếp cận với các tỉnh trên cả nước đặc
biệt là Hà Nội.
8
Hình 1.3. Vị trí địa lý vùng nghiên cứu
a. Xã Quỳnh Lưu
Quỳnh Lưu là một xã miền núi nằm ở phía nam huyện Nho Quan,
tỉnh Ninh Bình. Xã này nằm trên Quốc lộ 12B nối thị xã Tam Điệp với thị
trấn Nho Quan đi các tỉnh Hòa Bình, Sơn La đồng thời cũng là điểm cuối
của Quốc lộ 38B nối tới thành phố Hải Dương. Xã cũng có Đại lộ Tràng
An (đường nối chùa Bái Đính - Cúc Phương) đi qua. Trụ sở xã cách trung
tâm thành phố Ninh Bình 24 km. Xã này xưa là quê hương của anh
hùng Lương Văn Tụy. Đây cũng là xã được công nhận Anh hùng lực lượng
vũ trang nhân dân ở Ninh Bình, được coi là quê hương của cách mạng Ninh
Bình. Theo đề án điều chỉnh quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị đến năm
2030, tầm nhìn 2050 của tỉnh Ninh Bình thì xã này được quy hoạch thành đô
thị tại ngã ba Anh Trỗi.
+ Diện tích: 16,92 km²
+ Dân số: 7622 người
Vùng nghiên
cứu
9
+ Mật độ dân số: 450 người/km²
Địa giới hành chính, xã này nằm giáp các xã:
+ Phía đông giáp xã Sơn Lai, Nho Quan
+ Phía nam giáp các xã Sơn Hà và Quảng Lạc, Nho Quan
+ Phía tây giáp các xã Phú Long và Phú Lộc, Nho Quan
+ Phía bắc giáp xã Sơn Thành, Nho Quan
b. Xã Phú Lộc
Phú Lộc là một xã miền núi nằm ở huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.
Được thành lập theo quyết định số 199/QN ngày 22/7/1964 trên cơ sở tách từ
xã Yên Phú. Xã này nằm trên quốc lộ 12B nối thị xã Tam Điệp với thị trấn
Nho Quan đi các tỉnh Hòa Bình, Sơn La và quốc lộ 45 đi Thanh Hóa, ngã ba
Rịa là một nút giao thông trong xã. Xã cũng nằm trên Đại lộ Tràng An (đường
nối chùa Bái Đính - Cúc Phương) đi qua. Trụ sở xã cách trung tâm thành phố
Ninh Bình 24 km. Theo đề án điều chỉnh quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị
đến năm 2030, tầm nhìn 2050 của tỉnh Ninh Bình thì xã này được quy hoạch
thành đô thị Rịa.
+ Diện tích: 9,55 km²
+ Dân số: 5975 người
+ Mật độ dân số: 626 người/km²
Địa giới hành chính, xã này nằm giáp các xã:
+ Phía đông giáp xã Quỳnh Lưu, Nho Quan
+ Phía nam giáp các xã Phú Long, Kỳ Phú huyện Nho Quan
+ Phía tây giáp xã Văn Phú huyện Nho Quan
+ Phía bắc giáp các xã Thanh Lạc và Sơn Thành huyện Nho Quan
Hiện nay có một đơn vị bộ đội là Trung đoàn 202 đóng quân trên địa bàn
xã Phú Lộc.
Phú Lộc là một trong 5 xã của huyện Nho Quan được chọn xây dựng nông
thôn mới giai đoạn 2011-2015. Đối chiếu với bộ tiêu chí Quốc gia về XDNTM
10
thì đến 2011 Phú Lộc mới chỉ đạt 2 trong tổng số 19 tiêu chí. Việc XDNTM ở
Phú Lộc gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là về cơ sở hạ tầng. Hơn 8 km đường
trục xã xuống cấp; tỷ lệ đường liên thôn, liên xóm cứng hóa chỉ đạt khoảng
10%. Hệ thống kênh mương, đường giao thông nội đồng phần lớn chưa được
kiên cố hóa. Trường Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung hoc phổ thông tuy đã
đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 1 song vẫn chưa đạt yêu cầu của bộ tiêu chí Quốc
gia nông thôn mới. Trạm y tế xã đã được xây dựng từ lâu, cơ sở vật chất thiếu
thốn, nghèo nàn. Việc bố trí sắp xếp khu dân cư của xã không đồng đều, kiến
trúc nhà ở lộn xộn, chắp vá, thiếu hệ thống tiêu, thoát nước…
Mục tiêu xã là tăng thu nhập của người dân lên gấp 4 lần, giảm tỷ lệ hộ
nghèo từ 12% xuống dưới 6% và chuyển dịch cơ cấu lao động từ 80% nông
nghiệp xuống 30% vào năm 2015.
Người dân Phú Lộc sống chủ yếu dựa vào nghề trồng lúa trong khi diện
tích canh tác toàn xã chỉ có gần 500 ha, trong đó trên 200 ha vùng trũng cấy 1
vụ lúa. Giá trị kinh tế trên một đơn vị canh tác của xã hiện mới đạt 33 triệu
đồng/ha. Trong khi đó xã gần như không có nghề phụ, toàn xã chỉ có 10
doanh nghiệp xây dựng, 1 cơ sở may công nghiệp với số lượng công nhân
không nhiều.
Hiện nay xã đã chuyển đổi 250 ha cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi cá-lúa
nâng cao thu nhập. Bên cạnh đó xã tập trung vào việc phát triển 20 ha trồng
rau sạch, khuyến khích người dân chăn nuôi các cây, con đặc sản. Nâng cao
hiệu quả hoạt động của các HTX, tạo điều kiện thuận lợi cho công nghiệp,
dịch vụ phát triển trên địa bàn nông thôn, nhất là các doanh nghiệp chế biến,
tiêu thụ nông sản, thực phẩm sử dụng nhiều lao động.
c. Xã Sơn Thành
Sơn Thành là một xã nằm ở huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Được thành
lập theo quyết định số 199/QN ngày 22/7/1964 trên cơ sở tách từ xã Thành
Công. Trụ sở xã cách trung tâm thành phố Ninh Bình 23 km.
11
+ Diện tích: 5,60 km²
+ Dân số: 3183 người
+ Mật độ dân số: 568 người/km²
Địa giới hành chính, xã này nằm giáp các xã:
+ Phía đông giáp xã Sơn Lai, Nho Quan
+ Phía nam giáp các xã Quỳnh Lưu và Phú Lộc huyện Nho Quan
+ Phía tây giáp xã Thanh Lạc, Nho Quan
+ Phía bắc giáp các xã Gia Phong và Gia Minh huyện Gia Viễn
Xã Sơn Thành có chợ Lam, là 1 trong 9 chợ quê trên địa bàn Nho Quan nằm
trong danh sách 107 chợ loại 1, 2, 3 ở Ninh Bình năm 2008.
1.1.2. Địa hình
Huyện Nho Quan là huyện nằm trong khu vực tiếp giáp giữa vùng
ĐBSH và vùng Bắc Trung bộ, vùng quy hoạch có địa hình khá phức tạp mang
tính chất đặc trưng của vùng núi cao và vùng bán sơn địa. Đồng thời đây cũng
là vùng đất trũng nằm trong khu vực phân lũ phía Nam đồng bằng sông Hồng.
Địa hình của vùng Quy hoạch mang đặc điểm của ba vùng rõ rệt nhất.
a. Vùng núi cao
Là vùng có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế đồi rừng, kinh tế trang trại
với các loại cây trồng và cây ăn quả đồng thời cũng là vùng có điều kiện thuận
lợi để phát triển chăn nuôi các loại đại gia súc và các loại con nuôi đặc sản.
b. Vùng bán sơn địa
Vùng này có nhiều tiềm năng phát triển du lịch và công nghiệp sản xuất
vật liệu xây dựng.
c. Vùng đồng bằng
Vùng này có nhiều thuận lợi để phát triển nông nghiệp trồng lúa, màu
và các cây công nghiệp ngắn ngày.
12
d. Vùng đồng chiêm trũng
Đây là vùng mang đầy đủ các nét đặc trưng của vùng chiêm trũng
đồng bằng sông Hồng, sản xuất nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn và luôn
bị tác động lớn của thiên tai lũ lụt làm mất mùa. Tài nguyên khoáng sản
nghèo nàn. Vùng chiêm trũng có tiềm năng rất lớn trong việc phát triển ngành
thủy sản.
1.1.3. Khí hậu
Vùng quy hoạch mang những đặc điểm khí hậu của tiểu vùng đồng
bằng sông Hồng mùa hè nắng nóng mưa nhiều đầu vụ có những đợt gió Tây
Nam khô nóng gay gắt, mùa đông lạnh và ít mưa.
a. Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình năm là 23,2
0
C, nhiệt độ tối cao tuyệt đối 39
0
C, nhiệt
độ tối thấp tuyệt đối 6
0
C. Tổng nhiệt độ trung bình năm trên 8.500
0
C. Số
tháng có nhiệt độ trung bình trên 20
0
C là 8-9 tháng. Sự phân chia mùa tương
đối rõ rệt. Mùa lạnh bắt đầu từ cuối tháng 9 đầu tháng 10 và kéo dài tới cuối
tháng 3. Nhiệt độ trung bình các tháng mùa đông dưới 20
0
C, tối thấp dưới
15
0
C. Tuy nhiên, trong những tháng lạnh nhất cũng có ngày nhiệt độ trung
bình trên 20
0
C, tối cao trên 25
0
C giống những ngày thời tiết của của mùa
nóng. Mùa nóng bắt đầu từ cuối tháng 4 đầu tháng 5 và kết thúc khoảng trung
tuần tháng 10.
b. Chế độ mưa
Tổng lượng mưa trung bình năm từ 1800 đến 1950mm, lượng mưa tập
trung vào 6 tháng mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm từ 80 đến 85%
tổng lượng mưa cả năm. Lũ lụt cũng thường xảy ra vào thời điểm này. Về
mùa khô, lượng mưa rất thấp chỉ chiếm khoảng 15 đến 20% tổng lượng mưa
năm. Thời gian mưa nhiều nhất từ tháng 7 đến 9, lượng mưa lớn nhất là
297,6mm (tháng 9).
13
c. Độ ẩm
Độ ẩm không khí trung bình năm là 83%, độ ẩm tương đối cao là 90%,
độ ẩm tương đối thấp là 70%. Giữa tháng có ẩm độ lớn nhất 91% (tháng 2) và
nhỏ nhất 80% (tháng 10) chênh lệch không nhiều. Vào nửa sau của mùa đông
thường có mưa phùn trong nhiều ngày đã duy trì tình trạng ẩm ướt thường
xuyên. Do đó, mùa đông ở đây không phải là mùa khô mà là mùa ít mưa, có
thời kỳ độ ẩm cao tới 82%.
d. Lượng bốc hơi
Lượng bốc hơi trung bình cả năm từ 850 – 870mm. Trong đó mùa hè
chiếm 60% lượng bốc hơi cả năm. Lượng bốc hơi lớn nhất là 105 mm vào
tháng 7, trong đó tháng 2 có lượng bốc hơi nhỏ nhất là 45mm.
e. Số giờ nắng
Số giờ nắng bình quân trung bình trong năm 1631 giờ/năm. Tổng lượng
bức xạ 95-125 kcal/ cm
2
/ năm. Tháng có lượng bức xạ lớn nhất là tháng 5-12
kcal/cm
2
/ tháng. Mức năng lượng hiệu dụng có thể thu được từ mặt trời hàng
năm rất lớn, tạo phát triển mạnh mẽ của sinh vật, nhất là thực vật. Vì vậy,
mùa màng có thể quay vòng 2-3 lần/ năm với thời vụ ngắn ngày.
f. Gió
- Hướng gió thịnh hành thay đổi theo mùa. Mùa hè, hướng gió hình
thành là hướng gió Đông và Đông Nam. Về mùa đông hướng gió chính là gió
mùa đông bắc.
- Hướng gió thịnh hành vào mùa hè (từ tháng 5 đến tháng 10) là từ
Đông Nam (ĐN) đến Nam (N) vào các tháng V, VI, VII. Vận tốc gió mạnh
nhất trong trường hợp bão đổ bộ >50m/s
- Hướng gió thịnh hành vào mùa đông từ Tây Bắc (TB) đến Đông Bắc
(ĐB). vận tốc gió mùa này từ 4-11m/s
- Từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau là gió Tây Bắc, Bắc và Đông Bắc.
Từ tháng 2 đến tháng 4 chuyển dần sang Đông Bắc, Đông Nam và Đông.
Mùa đông gió thịnh hành ít tác động vào bờ.
14
Bảng 1.1. Một số thông số thời tiết trung bình tháng và năm khu vực nghiên cứu
Chỉ
Tháng
Tb
tiêu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
năm
Gió (m/s) 2,2 2,0 1,7 2,0 1,9 2,1 1,6 2,0 2,2 2,1 2,1 2,1 2,0
T
0
(
0
C)
16,3
17,0
19,7
23,4
27,3
28,2
29,2
28,4
27,2
24,8
21,5
17,4
23,4
Độ ẩm (%)
85 88 91 90 85 83 82 86 86 85 82 83 86
( Nguồn: Đề án khai thác tổng hợp và sử dụng hợp lý tài nguyên Bắc Bộ)
g. Bão và áp thấp nhiệt đới
Mùa bão chủ yếu bắt đầu từ cuối tháng 6 đến tháng 9. Theo số liệu
thống kê thì trong 45 năm từ năm 1956 – 2000 có 103 cơn bão đổ bộ vào khu
vực bờ biển Quảng Ninh – Thanh Hoá. Trong đó có 10 cơn bão và áp thấp
nhiệt đới đổ bộ trực tiếp vào vùng biển Nam Định – Ninh Bình. Thời gian kéo
dài trung bình của các cơn bão từ 4-5 ngày. Đặc biệt có cơn bão tháng 9/1986
kéo dài tới 22 ngày.
Vùng quy hoạch thiết kế chi tiết nằm sát biển nên khi bão đổ bộ chịu
ảnh hưởng rất lớn của gió bão. Bên cạnh sức tàn phá mạnh mẽ của gió thì khu
vực này còn chịu ảnh hứng chịu các sóng biển và nước dâng do bão tác động
vào đê biển.
Bảng 1.2. Số cơn bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào vùng biển
Nam Định-Ninh Bình
Khu vực đổ bộ
T5
T6
T7
T8
T9
T10
T11
T12
Tổng
Qninh - T. Hoá
1
17
22
33
25
4
-
1
103
N. Định-N.Bình
-
3
1
3
3
-
-
-
10
( Nguồn: Đề án khai thác tổng hợp và sử dụng hợp lý tài nguyên Bắc Bộ )
1.1.4. Địa chất
Là vùng đất được hình thành bởi sự bồi lấp của phù sa sông Hồng đồng
thời là vùng chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng nên thành phần đất đai
của vùng quy hoạch tương đối phong phú. Bao gồm các loại sau:
15
Đất phù sa không được bồi lắng hàng năm. Đất có phản ứng ít chua, có
độ phì cao, có thành phần cơ giới từ thịt nặng đến đất sét. Đây là vùng dân cư
tập trung nên hầu hết diện tích được bố trí để trồng lúa màu và các loại cây
công nghiệp ngắn ngày khác.
Đất phù sa Glay: được phân bố ở địa hình thấp, trũng thường xuyên bị
gập nước.
Đất chua, có độ pH
kcl
= 4.3 – 4.5 thành phần cơ giới thường là thịt nặng
hàm lượng mùn thấp, đạm, lân tổng số và dễ tiêu từ nghèo đến trung bình.
Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng: do ảnh hưởng của chế độ nước và
quá trình canh tác đã xuất hiện quá trình tích lũy sát nhóm hình thành vón, đá
ong. Tỉ lệ kết vón trong đất khá cao. Đất có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến
trung bình, hàm lượng các chất dinh dưỡng đạm, lân tổng số và dễ tiêu là
trung bình.
Đất xám bạc màu: do phân bố ở địa hình dốc nên quá trình rửa trôi, xói
mòn đất diễn ra liên tục làm cho đất bị mất các chất dinh dưỡng. Các kim loại
kiềm bị rửa trôi thành phần cơ giới nhẹ, tầng mặt chủ yếu là cát, phản ứng đất
chua, hàm lượng mùn và các chất dinh dưỡng nghèo. Đất này chủ yếu trồng
một vụ lúa và một vụ màu.
1.1.5. Thủy văn
a. Hệ thống sông
Vùng quy hoạch nằm trong vùng trung du miền núi nên hệ thống sông
ngòi không nhiều lắm, các dòng sông đều có độ dốc nhỏ trên toàn vùng quy
hoạch có các sông sau:
-Sông Bến Đang
Còn gọi là sông Mới ở Nho Quan hay sông Trinh Nữ ở Yên Mô, là
một chi lưu của sông Đáy, chảy dọc qua địa bàn các huyện Nho Quan, thị xã
Tam Điệp và huyện Yên Mô của tỉnh Ninh Bình. Sông là ranh giới tự nhiên
bao bọc tứ giác nước Hoa Lư, giữa 2 dãy núi Tam Điệp và dãy núi Tràng
An - Tam Cốc.
16
Sông Bến Đang nối từ đoạn sông Rịa đổ vào sông Hoàng Long tại Đồi
Khoai, xã Quỳnh Lưu, Nho Quan. Sông chảy qua các xã: Quỳnh Lưu, Sơn
Hà, Yên Sơn, Tân Bình, Yên Bình rồi đổ vào huyện Yên Mô làm ranh giới tự
nhiên giữa các xã Yên Thắng và Mai Sơn, Yên Hòa và Khánh Thượng, Yên
Hưng và Yên Phú, Yên Mỹ và Yên Phong, Yên Nhân vàYên Từ. Tại xã Yên
Hòa còn một nhánh nữa chảy qua làng Trinh Nữ, các xã Yên Thành, Yên Mạc
rồi đổ vào sông Bút được gọi là sông Trinh Nữ.
Sông Bến Đang là một con sông thoát lũ, úng được mở rộng từ những
năm đầu thập kỷ 70 của thế kỷ XX nên nó còn được gọi là sông Mới, đoạn hạ
lưu của nó là sông Trinh Nữ nổi tiếng trong sử sách. Đoạn đầu sông Bến
Đang có nhiệm vụ tiêu thoát lũ núi và nhận nước tiêu úng từ các khu vực sản
xuất nông nghiệp thuộc một phần diện tích 9 xã (Văn Phương, Văn Phú, Phú
Lộc, Thượng Hòa, Thanh Lạc, Sơn Thành, Phú Long, Quỳnh Lưu, Sơn Lai)
thuộc huyện Nho Quan và 4 xã (Gia Phong, Gia Minh, Gia Sinh, Gia Lạc)
thuộc huyện Gia Viễn chảy xuống phía Nam, qua sông Ghềnh gặp sông Bút
rồi chia ngả đổ vào sông Vạc, sông Càn ra biển Đông. Khi thoát nước sông có
thể ngược theo sông Rịa chảy lên phía đông bắc đổ ra sông Hoàng
Long thông qua Ân Lê cuối sông Rịa trên địa phận huyện Gia Viễn.
- Sông Đáy
Sông Đáy nguyên là một phân lưu lớn đầu tiên ở hữu ngạn sông Hồng,
bắt đầu từ cửa Hát Môn chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam hợp biển
Đông tại Cửa Đáy. Nhưng đến năm 1937, sau khi xây dựng xong đập Đáy,
nước sông Hồng không thường xuyên vào sông Đáy qua cửa đập Đáy trừ
những năm phân lũ, vì vậy phần đầu nguồn sông (từ km 0 đến Ba Thá dài
71km) sông Đáy coi như đoạn sông chết. Hiện tượng bồi lắng và nhân dân lấn
đất canh tác cản trở việc thoát lũ mùa mưa. Lượng nước để nuôi sông Đáy
chủ yếu là do các sông nhánh, quan trọng nhất là sông Tích, sông Bôi, sông
Đào Nam Định, sông Nhuệ.
17
Sông Đáy là trục tiêu chính trong mùa lũ, sông Đáy hoàn toàn mang
đặc thù của sông đồng bằng. Sông Đáy chảy giữa lưu vực với chiều dài
khoảng 247km, lòng và bãi sông biến đổi mạnh về chiều rộng. Theo đặc điểm
địa hình lòng dẫn, có thể chia dòng sông Đáy ra các đoạn dưới đây:
+ Đoạn sông từ Vân Cốc đến đập Đáy dài 12km, dạng hình phễu rộng
trên 10km. Đây là khu chứa lũ Vân Cốc có diện tích khoảng 3200ha tương
ứng với độ cao 16m.
+ Đoạn từ đập Đáy đến Mai Lĩnh dài 23km, chiều rộng trung bình giữa
hai bờ đê khoảng 3000m, lòng sông quanh co, uốn khúc, nước lũ chủ yếu tràn
trên bãi giữa hai đê.
+ Đoạn Mai Lĩnh - Tân Lang dài 75km, lòng sông quanh co, uốn khúc,
chảy theo hướng Bắc - Nam.
+ Đoạn Tân Lang - Gián Khẩu dài 53km, sông chảy theo hướng Tây
Bắc - Đông Nam đến Phủ Lý, sau đó từ Phủ Lý đến Gián Khẩu đổi thành
hướng Bắc - Nam, ở bờ hữu có dãy núi đá vôi Ninh Bình. Từ bờ sông vào
chân núi là các cánh đồng của 7 xã thuộc huyện Kim Bảng, có đê bối bao
quanh để ngăn lũ nội đồng.
+ Đoạn từ Gián Khẩu đến biển dài 82km, lòng sông mở rộng dần, chỗ
rộng nhất tới 600m và chỗ hẹp nhất là 150m. Bờ tả có những bãi khá rộng,
khoảng cách giữa 2 đê tới 3 - 4km. Đoạn sông này luôn chịu ảnh hưởng của
thủy triều.
Sông Đáy có chế độ dòng chảy phức tạp, bị ảnh hưởng bởi tổ hợp lũ
lớn 3 sông Đáy, sông Hoàng Long nhập tại Gián Khẩu và sông Hồng phân lũ
qua sông Đào Nam Định nhập tại Độc Bộ. Việc tiêu nước trên sông Đáy dùng
động lực là chính, chỉ có một số khu vực miền núi, trung du và giáp biển là có
thể tự chảy vì lợi dụng được độ dốc và thuỷ triều. Đây là trục sông tự nhiên có
tác dụng lớn đến lũ sông Hoàng Long.
- Sông Tích
18
Sông Tích là chủ lưu lớn của sông Đáy, là nhánh sông cung cấp nước
tự nhiên lớn nhất cho thượng nguồn sông Đáy hiện nay. Sông Tích với diện
tích 1330km
2
bắt nguồn từ núi Tản Viên, đổ ra sông Đáy tại Phúc Lâm -
105°42’20” kinh độ Đông và 20°48’40” vĩ độ Bắc. Sông dài 91,0km với độ
dốc bình quân lưu vực là 5,8% chảy qua nhiều vùng đồi đất và nham cứng, độ
cao bình quân lưu vực ở mức 92m so với mặt biển, với độ rộng bình quân lưu
vực là 17,6km.
Lưu vực sông Tích có dạng hình lông chim, toàn bộ sông Tích có 25
nhánh cấp một, các nhánh phần lớn nhập lưu bên bờ phải, hệ số đối xứng là -
0,07, bên bờ phải có 16 suối với diện tích tổng cộng là 910km
2
, bờ trái có 9
suối với diện tích tổng cộng là 390km
2
.Các nhánh cấp một bên bờ phải đáng
lưu ý là :
+ Suối Hai bắt nguồn từ núi Ba Vì nhập lưu tại An Thịnh.
+ Sông Hang bắt nguồn từ núi Ba Vì nhập lưu tại đồi Ó.
+ Sông Giản bắt nguồn từ núi Viên Năm nhập lưu tại Trung Lạc.
+ Sông Bùi bắt nguồn từ núi Mỗ nhập lưu tại Bùi Xá.
+ Sông Bến Gõ bắt nguồn từ núi Đồi Bù nhập lưu tại Công An.
- Sông Hoàng Long
Sông Hoàng Long, thượng lưu dòng chính có tên là sông Bôi, bắt
nguồn từ phía Nam thị xã Hòa Bình. Từ hạ du chỗ hợp lưu sông Bôi, sông
Lạng, sông Đập (sông Canh Bầu) tại Kênh Gà gọi là sông Hoàng Long và
chảy vào sông Đáy tại Gián Khẩu. Chiều dài sông kể từ Hưng Thi đến Gián
Khẩu là 63,2 km và đoạn sông chảy qua khu Bắc Ninh Bình dài khoảng 10
km. Diện tích lưu vực 1515 km
2
, trong đó diện tích đất núi rừng chiếm tới
hơn 1280 km
2
.
Trong phương hướng quy hoạch thuỷ lợi trước đây thì vùng phân lũ
sông Hoàng Long nằm trên địa bàn 20 xã và có thể phân định thành các vùng
phân lũ với mức độ khác nhau:
19
Vùng thường xuyên chịu lũ: bao gồm 6 xã huyện Nho Quan ( Xích
Thổ, Gia Sơn, Gia Lâm, Gia Thuỷ, Phú Sơn và một phần xã Lạc Vân), một
phần diện tích ngoài đê huyện Nho Quan và Gia Viễn.
Vùng bị ngập do phân lũ xảy ra 3-5 năm một lần: Gồm 3 xã Đức Long,
Gia Tường và một phần xã Lạc Vân.Vùng ngập do phân lũ hữu sông Hoàng
Long ( khu Lạc Khoái): Bao gồm 4 xã huyện Gia Viễn ( Gia Lạc, Gia Minh,
Gia Phong, Gia Sinh) và 8 xã huyện Nho Quan (Thượng Hoà, Sơn Thành,
Thanh Lạc, Sơn Lai, Quỳnh Lưu, Phú Lộc, Văn Phú, Văn Phương). Chế độ
dòng chảy của sông Hoàng Long rất phức tạp:
+ Mực nước mùa kiệt phụ thuộc vào nước dềnh lên từ sông Đáy do ảnh
hưởng thuỷ triều và lượng nước bổ sung vào sông Đáy từ sông Đào Nam
Định.
+ Mùa lũ, nước lũ từ thượng du đổ về đến khu vực nghiên cứu thường bị
dồn ứ do mực nước lũ trên sông Đáy. Khi mực nước lũ trên sông Hoàng Long
và sông Đáy dâng cao, có nguy cơ ảnh hưởng đến khu vực hạ du sông Đáy thì
phải phân lũ vào các khu phân chậm lũ.
Thực tế từ những năm của thập kỷ 1960 đến nay đã có 8 lần phải phân lũ
vào khu hữu Hoàng Long, cũng từ đó đến nay các tuyến đê tả Hoàng Long,
hữu Hoàng Long, Gia Tường - Đức Long, Năm Căn được hình thành và từng
bước được nâng cấp. Hiện tại chỉ còn khu Xích Thổ là khu vực ngập lũ
thường xuyên.
20
Hình 1.4: Đập tràn Lạc Khoái bên sông Hoàng Long
Bảng 1.3.
Đặc trưng hình thái lưu vực của một số sông nhánh
TT
Sông
Nguồn sông
Cửa sông
Chiều
dài
(km)
DT lưu
vực
(km
2
)
1
Tích
Núi Tản Viên
Ba Thá
91
1300
2
Thanh Hà
Vùng núi Kim Bôi
Ba Thá
40
271
3
Hoàng
Long
Vùng núi TX Hoà
Bình
Gián Khẩu
125
1515
4
Nhuệ
Cống Liên Mạc
Phủ Lý
80
1070
5
Châu
Sông Hồng
Phủ Lý
27
368
6
Đào
Sông Hồng
Độc Bộ
32
185
21
Bên bờ trái có sông Cao Nhang bắt nguồn từ núi Phú Ngô nhâp lưu tại Cao
Nhang. Ba nhánh lớn Suối Hai, Đồng Mô, Ngải Sơn, Bến Gõ đã có hồ chứa.
Độ dốc đáy sông chính không lớn nhưng độ dốc các sông nhánh rất lớn,
trung bình từ 1,1 – 2% có suối lên tới 3%.
Lòng sông Tích có thể chia làm 3 đoạn:
+ Từ nguồn đến cống Chuốc: mặt cắt hẹp, lòng chính trung bình rộng
10 – 15m; độ dốc 0,8m/km.
+Từ cống Chuốc đến cống Trôi: lòng sông mở rộng hơn đoạn trên; độ
dốc 0,3m/km.
+Từ cống trôi đến Ba Thá lòng sông rộng trung bình từ 30- 40m, độ
dốc chỉ còn 0,1m/km.
Một đặc điểm quan trọng là tuy lòng sông Tích bé nhưng thềm sông
khá rộng, bề rộng trung bình của thềm sông khoảng 2000m – 3000m và hơn
nữa như các vùng Văn Miếu, Thạch Thất, Quốc Oai, thuận lợi cho việc dẫn lũ
nếu phân lũ qua Lương Phú.
Mùa lũ của sông Tích bắt đầu từ tháng VI đến tháng X. Với tâm mưa
lớn Ba Vì, lượng mưa trung bình nhiều năm đạt trên 2200mm, cường độ mưa
lớn, đã đo được 750mm trong 24 giờ. Tháng VII trên sông Tích gắn liền với
dông và bão, tháng IX là tháng có nhiều bão ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh
Hoà Bình và Hà Tây, theo hướng đi thịnh hành của bão là Tây Tây Bắc nên
bão đổ bộ từ Thái Bình đến Vĩnh Linh đều gây ra mưa lớn trên lưu vực.
-Sông Rịa
Là một đoạn sông ngắn với lưu vực nhỏ bắt nguồn từ dãy núi Tam Điệp
nhập với sông Bến Đang tại khu Đồi Khoai, sau đó nối với sông Hoàng Long
tại vị trí Âu Lê. Hai bờ sông hiện nay đã được đắp đê cao tới cao trình từ 3.5 -
4 m, bề rộng sông khoảng 30 - 40m. Lũ của sông Rịa chủ yếu tập trung vào
khu Lạc Khoái, tuỳ theo điều kiện tiêu thoát lũ hoặc qua Âu Lê ra sông Hoàng
22
Long (nếu mực nước sông Hoàng Long ở mức thấp) hoặc chảy qua cầu Bến
Nhảy theo sông Bến Đang xuống phía Nam Ninh Bình.
-Sông Đào Nam Định
Sông Đào cũng là phân lưu lớn thứ hai của sông Hồng tại Phù Long ở
phía Bắc thành phố Nam Định và chảy vào sông Đáy tại Độc Bộ. Đây là con
sông đào từ cuối đời Trần. Khi mới đào, sông hẹp và nông, dần dần lòng sông
sâu, có nơi trên 15m, nên có khả năng chuyển tải khối lượng nước khá lớn của
sông Hồng vào sông Đáy (Trung bình hàng năm khoảng 20 tỷ m
3
). Lưu lượng
nước trung bình mùa cạn khoảng 250 - 300m
3
/s, đây là nguồn nước ngọt chủ
yếu cho hạ lưu sông Đáy. Vào mùa lũ, lưu lượng nước sông khá lớn, trận lũ
tháng 8/1971, lưu lượng lớn nhất qua sông Đào Nam Định tới 6700 m
3
/s.
Sông Đào dài 32 km, diện tích lưu vực 185 km
2
( Bờ phải 157 km
2
, bờ trái 28
km
2
).
Về mùa lũ, sông Đào Nam Định gây áp lớn về lũ đối với sông sông
Đáy, nhưng lũ lớn sông Hồng không xuất hiện đồng bộ với hệ thống sông
Đáy và sông Hoàng Long. Lũ lớn nhất sông Hoàng Long thường xuất hiện
vào tháng 9, tháng 10, còn lũ sông Hồng lớn nhất thường xuất hiện vào tháng
8. Sau khi có các hồ chứa Hòa Bình, Sơn La, Tuyên Quang thì từ đầu tháng 9
các hồ chứa tích nước nên áp lũ sông Hồng đối với sông Đáy và sông Hoàng
Long giảm đáng kể.
Có thể nói, sông Hoàng Long là con sông lớn nhất của tỉnh Ninh Bình,
có chế độ thuỷ văn rất đa dạng. Thời kỳ mùa lũ, sông Hoàng Long vừa bị tác
động của lũ thượng nguồn của 3 nhánh sông Kim Bôi, Lạng, và sông Đập dồn
về. Mặt khác còn chịu tác động rất lớn của lũ sông Đáy, lũ sông Hồng phân
qua sông Đào Nam Định. Tổ hợp của 3 dạng lũ này khá phức tạp, ít khi xuất
hiện đồng bộ 3 dạng lũ lớn nhất. Nhưng thường gặp ở dạng lũ trung bình và
mực nước cao làm cản trở việc tiêu thoát lũ của sông Hoàng Long, nhất là hai
huyện Nho Quan và Gia Viễn.
23
-Các sông trục nội đồng
+ Sông Vạc là sông nội địa lớn trong khu Nam Ninh Bình, nó được nối
với sông Chanh, Hệ Dưỡng, sông Vân ở thượng lưu Cầu Yên và sông Bến
Đang qua Thắng Động. Chiều dài ra đến cửa Kim Đài là 27km, đoạn đầu cao
trình đáy ∇
đáy
= -3 ÷ -4m, bề rộng 40÷50m, đoạn cuối ∇
đáy
= -6 ÷ -7m, bề rộng
70 ÷ 90m. Ngoài nhiệm vụ là trục tiêu chính cho khu Nam Ninh Bình nó còn
nhiệm vụ trữ và dẫn nước tưới từ sông Đáy qua các âu Lê, âu Chanh, âu Vân
và âu Mới đưa vào các sông nhỏ khác cung cấp nước tưới cho hầu hết phần
đồng bằng Nam Ninh Bình.
+ Sông Gềnh nối sông Bến Đang với sông Vạc, cao trình đáy từ -1,0 ÷ -
2,0 m, bề rộng B= 40 ÷50m.
+ Sông Trinh Nữ nối sông Gềnh với sông Cầu Hội, sông hẹp và nông
đảm nhận cả hai nhiệm vụ tiêu và tưới cho phía Tây khu Nam Ninh Bình.
+ Sông Cầu Hội cũng là trục tiêu chính của Nam Ninh Bình đồng thời
còn dẫn và trữ nước tưới cho phần đồng bằng giáp vùng bán sơn địa. Chỗ sâu
nhất cao trình = -3,0m, còn đoạn đầu chỉ từ -1,3 ÷ -1,8m. Do tác dụng lũ sông
Tống và triều biển nên việc tiêu nước bị hạn chế, mặt khác cửa Càn đang
ngày càng kéo dài ra biển, không thuận lợi cho tiêu, mức độ bồi lắng lớn do
dòng chảy cơ bản rất nhỏ.
b.Dòng chảy trong vùng nghiên cứu
- Dòng chảy lũ
Mùa lũ trong vùng kéo dài năm tháng, bắt đầu từ tháng VI và kết thúc
vào cuối tháng X. Theo tài liệu quan trắc, lũ lớn nhất thường xảy ra vào tháng
VIII, IX .
Dòng chảy lũ trên các sông chính trong lưu vực:
+ Sông Bôi + Hoàng Long: ở Hưng Thi lũ khá lớn vì chưa bị điều tiết
nhiều về tới Mai Phương và tới Gián Khẩu thì lũ điều hoà hơn vì đã bị điều
24
tiết rất nhiều vào khu hữu và một phần phân qua Đầm Cút ra nhập vào sông
Đáy ở Địch Lộng. Lưu lượng lũ lớn nhất của sông Hoàng Long tham gia nhập
vào sông đáy ở ngã ba Gián Khẩu cũng chỉ còn dưới 1000 m
3
/s.
+ Sông Tích: Ở Chí Thuỷ lũ không lớn như ở Hưng Thi vì có khả năng
điều tiết lũ dọc sông Tích rất lớn, Qmax chỉ đạt khoảng 500m
3
/s. Về đến ngã
ba sông Tích – Đáy, lưu lượng lũ lớn nhất tham gia nhập vào sông Đáy cũng
chỉ khoảng trên 500 m
3
/s.
+ Sông Đáy: Ở dưới ngã Ba Thá lưu lượng lớn nhất cũng chỉ đạt khoảng
500 m
3
/s. Trường hợp có phân lũ sông Hồng vào sông Đáy qua Vân Cốc và đập
Đáy thì lưu lượng lớn nhất như lũ tháng VIII năm 1971 cũng chỉ đạt 798 m
3
/s
Theo tính toán trước đây, lưu lượng đỉnh lũ về đến dưới Phủ Lý cũng
chỉ đạt khoảng 1000 m
3
/s.
Như vậy thành phần đỉnh lũ sông Đáy so với sông Hoàng Long thấp hơn
2 lần. Còn về tổng lượng nước thì chưa có số liệu đáng giá vì còn tuỳ thuộc
lượng nước bơm tiêu ra.
Theo tài liệu lũ được bổ sung từ tài liệu mực nước của hai trạm trạm
thủy văn Hưng Thi và Ba Thá, thống kê vẽ đường tần suất dòng chảy đỉnh lũ
Các đặc trưng thống kê đuợc xác định theo chuỗi lưu lượng đỉnh lũ đã bổ
sung và hoàn nguyên, kết quả tính toán lũ đỉnh lũ theo chuỗi hoàn nguyên
thống kê trong bảng 1.19 và bảng 1.20.
Bảng 1.4
. Lưu lượng đỉnh lũ theo tần suất tại trạm Ba Thá và Hưng Thi
Vị trí
Đặc trưng thống kê dòng
chảy lũ
Lưu lượng đỉnh lũ theo các
tần suất tính toán (m
3
/s)
max
Q
Cv
Cs
1%
2%
5%
Hưng Thi
1225,5
0,56
0,96
3284
2956
2504
Ba Thá
267,47
0,38
0,76
560
515
453
25
Bảng 1.5. Tung độ đường tần suất lưu lượng đỉnh lũ trạm Ba Thá và Hưng Thi
Thứ
tự
Hưng Thi
Ba Thá
Tần
suất
P(%)
Q m³/s
Thời gian
lặp lại
(năm)
Tần suất
P(%)
Q m³/s
Thời gian
lặp lại
(năm)
1
0.01
5315.01
10000.000
0.01
823.94
10000.000
2
0.10
4321.59
1000.000
0.10
695.92
1000.000
3
0.20
4015.52
500.000
0.20
655.92
500.000
4
0.33
3791.51
303.030
0.33
626.46
303.030
5
0.50
3603.42
200.000
0.50
601.59
200.000
6
1.00
3284.20
100.000
1.00
559.07
100.000
7
1.50
3093.60
66.667
1.50
533.49
66.667
8
2.00
2956.25
50.000
2.00
514.95
50.000
9
3.00
2759.17
33.333
3.00
488.18
33.333
10
5.00
2503.67
20.000
5.00
453.18
20.000
11
10.00
2139.44
10.000
10.00
402.59
10.000
- Dòng chảy kiệt
Khu vực phía Tây và Tây Bắc là khu vực núi đá vôi, khả năng trữ nước
rất lớn trong mùa lũ. Việc đánh giá dòng chảy kiệt trong vùng có nhiều hang
động như vùng này là rất khó khăn. Với số liệu phân tích một số trạm đặc
trưng và kết quả khảo sát kiệt tháng III/1995 và tháng III/2006, cho thấy sơ bộ
mô số dòng chảy kiệt (bình quân tháng kiệt) khoảng 4÷5 l/s.km
2
, ở nơi có
nhiều hang động thì mô số dòng chảy kiệt có thể còn khá hơn.
Nếu tính dòng chảy mùa kiệt trong lưu vực và vùng nghiên cứu chỉ dựa
vào các sông miền núi thì sẽ rất nhỏ (sông Tích, Thanh Hà, Hoàng Long, sông
Vạc), trên các sông suối này nhiều công trình hồ chứa vừa và nhỏ đã được
xây dựng nên dòng chảy mùa kiệt trên sông rất nhỏ. Vùng nghiên cứu có sông