Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

hoạt động huy động vốn bằng phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.94 KB, 20 trang )

MỤC LỤC
Phần một: Mở đầu 1
Phần hai: Nội dung 1
I. Khái quát chung về hoạt động huy động vốn bằng phát hành giấy tờ có giá của
tổ chức tín dụng
1. Khái quát về hoạt động huy động vốn 1
2. Huy động vốn bằng phát hành giấy tờ có giá 2
3. Vai trò của hoạt động huy động vốn bằng phát hành giấy tờ có giá đối với hoạt
động huy động vốn của tổ chức tín dụng 4
II. Pháp luật điều chỉnh hoạt động huy động vốn thông qua phát hành giấy tờ có
giá của các tổ chức tín dụng
1. Quy định chung về giấy tờ có giá 5
2. Chủ thể phát hành 6
3. Đối tượng được mua giấy tờ có giá 7
4. Điều kiện để phát hành giấy tờ có giá 7
5. Cơ chế xác lập giao dịch phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng
a. Quy trình xác lập 10
b. Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể 11
III. Nhận xét, đánh giá về huy động vốn thông qua hoạt động phát hành giấy tờ
có giá của tổ chức tín dụng
1. Tích cực 11
2. Hạn chế 13
3. Phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về huy động vốn thông qua
hoạt động phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng 16
Phần ba: Kết luận 17
1
Phần một: Mở đầu:
Hoạt động huy động vốn của các tổ chức tín dụng (TCTD) là một
trong những hoạt động ngân hàng đặc thù, có liên quan đến lợi ích đông đảo
của người dân trong xã hội, liên quan đến sự ổn định tiền tệ quốc gia, sự an
toàn của hệ thống ngân hàng, sự ổn định và phát triển của nền kinh tế xã


hội. Huy động vốn là một hoạt động kinh doanh chính và quan trọng của
các TCTD vì nguồn vốn kinh doanh của các doanh nghiệp này chủ yếu rút
ra từ nguồn vốn huy động. Huy động vốn luôn gắn với kế hoạch kinh doanh
của các TCTD. Khi các TCTD huy động vốn, vấn đề hiệu quả kinh tế và an
toàn cho hệ thống TCTD luôn được đặt ra, bởi về bản chất, hoạt động huy
động vốn chính là việc TCTD vay tiền từ các chủ thể khác, đến một thời
điểm nhất định TCTD sẽ phải hoàn trả cả gốc và lãi. Hoạt động huy động
vốn của các TCTD có thể được thực hiện thông qua các hình thức: nhận tiền
gửi, phát hành giấy tờ có giá, vay vốn giữa các TCTD, vay vốn của Ngân hàng
Nhà nước. Trong các hình thức nêu trên, huy động vốn bằng phát hành giấy tờ có
giá được xem như là một hoạt động mang lại hiệu quả cao. Bài viết này sẽ tập
trung tìm hiểu về pháp luật huy động vốn thông qua hoạt động phát hành giấy tờ
có giá của các TCTD.
Phần hai: Nội dung:
I. Khái quát chung về hoạt động huy động vốn bằng phát hành giấy tờ có
giá của tổ chức tín dụng:
1. Khái quát về hoạt động huy động vốn:
Khi nền sản xuất hàng hóa hình thành, phát triển thì tiền tệ xuất hiện và
nghề kinh doanh tiền tệ cũng ra đời. Sự phát triển của ngành nghề kinh doanh
tiền tệ dẫn đến sự xuất hiện những tổ chức chuyên thực hiện hoạt động thu nhận
các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội và sử dụng để cấp tín dụng, làm các dịch vụ
tiền tệ khác, người ta gọi chúng là các tổ chức tín dụng (TCTD). Ngày nay các
TCTD với nhiều loại hình, tên gọi khác nhau, nghiệp vụ kinh doanh ngày càng
đa dạng.
2
Xét theo góc độ kinh tế, TCTD là doanh nghiệp hoạt động với mục đích
lợi nhuận là chủ yếu; xét dưới góc độ pháp lý, TCTD là một định chế tài chính
trung gian thực hiện cung cấp các dịch vụ tiền tệ cho các chủ thể có nhu cầu.
TCTD mang những đặc điểm đặc thù như:
Một là, TCTD có đối tượng kinh doanh trực tiếp là tiền tệ.

Hai là, TCTD là doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh chính, chủ yếu,
thường xuyên và mang tính nghề nghiệp là hoạt động ngân hàng. Đây là hoạt
động kinh doanh tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao do tính chất kéo dài của các quan hệ
kinh doanh.
Ba là, TCTD là loại hình doanh nghiệp chịu sự quản lý nhà nước của Ngân
hàng Nhà nước (NHNN) và thuộc phạm vi áp dụng của luật ngân hàng.
Hoạt động của TCTD rất phong phú và đa dạng. Các hoạt động này đã góp
phần quan trọng trong việc luân chuyển nguồn vốn trong nền kinh tế và tạo ra
những tiện ích nhất định cho người dân. Một trong những hoạt động đầu tiên và
được biết tới một cách phổ biến, luôn gắn liền với các tổ chức tín dụng là hoạt
động huy động vốn.
Hiện tại trong các văn bản pháp luật chưa nêu ra khái niệm cụ thể của hoạt
động huy động vốn của các TCTD mà mới chỉ ra các hình thức huy động vốn
được phép của từng loại hình TCTD. Tuy nhiên, một cách khái quát có thể hiểu
hoạt động huy động vốn của TCTD là việc TCTD tập trung các khoản tiền từ các
tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế thông qua bốn hình thức huy động vốn cơ bản:
nhận tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá, vay vốn giữa các TCTD, vay vốn của
Ngân hàng Nhà nước.
2. Huy động vốn bằng phát hành giấy tờ có giá:
Hiện nay, việc huy động vốn bằng hình thức phát hành giấy tờ có giá của
các TCTD chủ yếu được điều chỉnh trong Quy chế phát hành giấy tờ có giá của
TCTD để huy động vốn trong nước ban hành kèm theo quyết định số
07/2008/QĐ-NHNN. Theo đó thì “giấy tờ có giá là chứng nhận của TCTD phát
hành để huy động vốn trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong
3
một thời gian nhất định, điều kiện trả lãi và các điều khoản cam kết khác giữa
TCTD và người mua”. Về bản chất, giấy tờ có giá là một công cụ vay nợ trên thị
trường tiền tệ, thị trường vay vốn dưới hình thức giấy nhận nợ hoặc chứng chỉ
tiền gửi, trong đó TCTD cam kết trả gốc, lãi cho người mua sau một thời gian
nhất định.

Hoạt động huy động vốn thông qua hình thức phát hành giấy tờ có giá là
việc các TCTD vay vốn của các tổ chức, cá nhân thông qua việc phát hành các
loại giấy tờ có giá với sự chấp nhận của Ngân hàng Nhà nước hoặc Ủy ban
chứng khoán Nhà nước. Giao dịch này mang những đặc điểm sau:
Một là, về bản chất pháp lý, việc phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tín
dụng ra công chúng thực chất là một hành vi vay tiền của khách hàng chứ không
phải là hành vi “bán” giấy tờ có giá cho khách hàng. Sở dĩ có thể khẳng định như
vậy là bởi vì, trong quan hệ giao dịch này, tổ chức tín dụng không hề có quyền
sở hữu đối với các giấy tờ có giá mà nó dự định phát hành, nên không thể đóng
vai trò là người bán. Mặt khác, trước khi các giấy tờ có giá được tổ chức tín dụng
chuyển giao cho khách hàng sở hữu như một chứng thư xác nhận quyền chủ nợ
và tổ chức tín dụng cũng chưa nhận được nguồn vốn tiền tệ do khách hàng
chuyển giao thì các chứng thư này thực chất chưa hề có giá trị thực tế, nghĩa là
không thể hoán đổi chúng thành tiền hay các tài sản khác có giá trị tương đương
với số tiền ghi trên mệnh giá của chứng thư. Điều đó cho thấy, chỉ khi nào khách
hàng chấp nhận trao đổi chứng thư đó với tổ chức tín dụng bằng số tiền tương
đương mệnh giá của chứng thư thì khi đó, chứng thư này mới thực sự là có giá trị
và mới phản ánh đúng tên gọi của nó là “giấy tờ có giá” hay “tư bản giả”.
Hai là, về đối tượng của giao dịch, mặc dù tên gọi của giao dịch là “phát
hành các giấy tờ có giá” nhưng đối tượng của giao dịch này không phải là các
giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng phát hành, mà chính là các khoản tiền vốn do
khách hàng đồng ý chuyển quyền sở hữu cho tổ chức tín dụng với điều kiện tổ
chức tín dụng phải hoàn trả cho khách hàng sau một thời hạn nhất định, kèm theo
khoản lãi do các bên thoả thuận. Về lý thuyết, tuy không phải là đối tượng của
4
giao dịch nhưng các chứng thư này được coi là hình thức pháp lý của giao dịch,
đồng thời là chứng cứ chứng minh quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên trong
quan hệ giao dịch. Mặt khác, xét về phương diện kinh tế, các chứng thư này cũng
được coi là một loại “tiền ngân hàng” nhưng không phải là tiền do Ngân hàng
Trung ương phát hành, mà là tiền được tạo ra bởi tổ chức tín dụng trong quá

trình huy động vốn, thông qua chức năng “tạo tiền” của tổ chức tín dụng. Trên
thực tế, các chứng thư nhận nợ do tổ chức tín dụng phát hành ra công chúng có
thể là chứng khoán nợ ngắn hạn – có thời hạn thanh toán dưới 1 năm, ví dụ
chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn; kỳ phiếu ngân hàng hay tín phiếu của tổ chức tín
dụng, hoặc là chứng khoán nợ dài hạn (có thời hạn thanh toán từ 1 năm trở lên,
ví dụ chứng thư tiền gửi dài hạn hoặc trái phiếu ngân hàng…). Sự phân biệt giữa
hai loại chứng thư nhận nợ này chủ yếu nhằm xác định cơ chế phát hành và lưu
thông chúng như thế nào sau khi đã được phát hành trên thị trường bởi tổ chức
tín dụng (phát hành và bán lại cho ai, ở đâu và bằng cách nào?).
Ba là, về tư cách pháp lý, khi phát hành các giấy tờ có giá để vay nợ của
khách hàng, tổ chức tín dụng có tư cách là người vay hay người mắc nợ, còn
khách hàng “mua” giấy tờ có giá có tư cách là người cho vay hay chủ nợ của tổ
chức tín dụng. Mặc dù có tư cách là người cho vay nhưng do giao dịch này được
tổ chức tín dụng và khách hàng xác lập, thực hiện thông qua một hợp đồng cho
vay có thời hạn xác định nên về nguyên tắc, khách hàng cho vay không thể rút
vốn về trước kỳ hạn như trong trường hợp họ gửi tiền có kỳ hạn tại tổ chức tín
dụng (bằng cách chịu lãi suất phạt với tổ chức tín dụng nhận tiền gửi). Nếu muốn
thu hồi vốn về trước kỳ hạn, cách duy nhất là người sở hữu giấy tờ có giá (bên
cho vay) ký hợp đồng chuyển nhượng chứng thư đó cho người khác (chẳng hạn,
có thể “bán” cho ngân hàng thương mại theo phương thức chiết khấu hoặc bán
cho các tổ chức, cá nhân khác theo phương thức thông thường trên thị trường
tiền tệ hoặc thị trường chứng khoán).
3. Vai trò của hoạt động huy động vốn bằng phát hành giấy tờ có giá đối với
hoạt động huy động vốn của tổ chức tín dụng:
5
Bằng cách huy động vốn, TCTD có khả năng tập trung một khối lượng
vốn lớn trong thời gian ngắn. Hình thức huy động vốn này thường được sử dụng
sau khi TCTD đã tiếp nhận được những dự án vay vốn lớn, với thời hạn giải
ngân cụ thể của khách hành.
Trong huy động vốn dưới hình thức phát hành giấy tờ có giá, các TCTD

thường phải trả lãi suất cao hơn so với lãi suất tiền gửi guy động. Do đó nghiệp
vụ này chỉ được tiến hành khi TCTD thiếu vốn. Khi huy động vốn theo hình thức
này, TCTD phải căn cứ vào khả năng đầu ra để quyết định khối lượng vốn huy
động, mức lãi suất, thời hạn và phương pháp huy động vốn.
Cùng với nguồn vốn huy động từ nhận tiền gửi, nguồn vốn huy động từ
việc phát hành giấy tờ có giá cũng giữ một vị trí quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn
trong toàn bộ vốn kinh doanh của TCTD. Đây là nguồn vốn có ảnh hưởng lớn
đến chi phí và khả năng mở rộng kinh doanh của TCTD. Nguồn vốn này có xu
hướng ngày càng gia tăng, phù hợp với xu hướng tăng trưởng và ổn định của nền
kinh tế, với việc cải tiến và nâng cao chất lượng dịch vụ của TCTD, với việc gia
tăng nhu cầu thanh toán của khách hàng.
II. Pháp luật điều chỉnh hoạt động huy động vốn thông qua phát hành giấy
tờ có giá của các tổ chức tín dụng:
1. Quy định chung về giấy tờ có giá:
Các giấy tờ có giá do TCTD phát hành là một công cụ vay nợ trên thị
trường tiền tệ, thị trường vốn dưới hình thức giấy nhận nợ hoặc chứng chỉ tiền
gửi, trong đó, TCTD cam kết trả gốc, lãi cho người mua sau một thời gian nhất
định.
Theo pháp luật quy định: Giấy tờ có giá do TCTD phát hành là chứng
nhận của TCTD phát hành để huy động vốn trong đó, xác định nghĩa vụ trả nợ
một khoản tiền trong một thời gian nhất định, điều kiện trả lãi và các điều khoản
cam kết khác giữa TCTD và người mua.
Giấy tờ có giá do TCTD phát hành bao gồm giấy tờ có giá ngắn hạn (thời
hạn dưới 12 tháng như: kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn tín phiều và các
6
giấy tờ có giá ngắn hạn khác) và giấy tờ có giá dài hạn (thời hạn từ 12 tháng trở
lên như: trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi dài hạn, và các giấy tờ có giá dài hạn
khác).
Các giấy tờ có giá do TCTD phát hành có thể thể hiện dưới hình thức
chứng chỉ hoặc ghi sổ, có thể là loại giấy tờ có giá ghi danh hoặc không ghi

danh. Hình thức chứng chỉ ghi danh áp dụng đối với người mua là cá nhân. Hình
thức chứng chỉ vô danh áp dụng đối với người mua là cá nhân và tổ chức. Hình
thức ghi sổ áp dụng đối với người mua là tổ chức có tài khoản tiền gửi tại TCTD
phát hành. Trường hợp phát hành giáy tờ có giá theo hình thức ghi sổ, TCTD
phát hành phải cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu giấy tờ có giá cho người mua.
Các giấy tờ có giá do TCTD phát hành được chuyển nhượng quyền sở hữu
dưới các hình thức mua, bán, tặng, cho, trao đổi, thừa kế hoặc người sở hữu giấy
tờ có giá có thể dùng làm vật cầm cố.
2. Chủ thể phát hành:
Theo Điều 2 Quy chế phát hành giấy tờ có giá trong nước của TCTD (ban
hành kèm theo Quyết định số 07/2008/QĐ-NHNN ngày 24/3/2008 của Thống
đốc NHNN), các chủ thể phát hành giấy tờ có giá bao gồm:
- Các TCTD được thành lập, hoạt động theo Luật các TCTD, Luật sửa đổi
bổ sung một số điều của Luật các TCTD và đáp ứng các điều kiện theo quy định
của quy chế này, bao gồm:
+ Các TCTD Nhà nước.
+ Các TCTD cổ phần.
+ Quỹ tín dụng nhân dân trung ương.
+ Các TCTD liên doanh.
+ Các TCTD 100% vốn nước ngoài và các chi nhánh ngân hang nước ngoài
được phép hoạt động tại Việt Nam.
- Riêng công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính, loại giấy tờ có giá
và thời hạn giấy tờ có giá được phép huy động thực hiện theo quy định hiện hành
về tổ chức và hoạt động của công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính.
7

×