MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Vốn kinh doanh của các tổ chức tín dụng chủ yếu là từ nguồn vốn huy
động. Vì vậy, nghiệp vụ huy động vốn là nghiệp vụ kinh doanh quan trọng
trong các nghiệp vụ kinh doanh của tổ chức tín dụng. Pháp luật quy định, tổ
chức tín dụng huy động vốn thông qua các hình thức: nhận tiền gửi, phát
hành giấy tờ có giá, vay vốn giữa các tổ chức tín dụng hoặc được vay vốn
của Ngân hàng nhà nước. Trong đó, hình thức huy động vốn bằng hình thức
phát hành giấy tờ có giá cũng rất quan trọng. Nghiên cứu vấn đề “Tìm hiểu
pháp luật huy động vốn thông qua hoạt động phát hành giấy tờ có giá của tổ
chức tín dụng và những đánh giá, nhận xét của tác giả về vấn đề nêu trên” sẽ
giúp chúng ta có cái nhìn sâu hơn về vấn đề này.
NỘI DUNG
I. PHÁP LUẬT HUY ĐỘNG VỐN THÔNG QUA PHÁT HÀNH
GIẤY TỜ CÓ GIÁ CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG
1. Khái niệm
a) Giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng phát hành
1
- Khái niệm: Theo Khoản 1 Điều 4 quy chế phát hành giấy tờ có giá
trong nước của tổ chức tín dụng (quyết định số 07/2008/QĐ-NHNN ngày
24 tháng 3 năm 2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước) thì: “Giấy tờ có
giá là chứng nhận của tổ chức tín dụng phát hành để huy động vốn trong đó
xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời hạn nhất định, điều
kiện trả lãi và các điều khoản cam kết khác giữa tổ chức tín dụng và người
mua”.
- Các loại giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng phát hành:
+ Trái phiếu: giấy tờ có giá quy định nghĩa vụ của ngân hàng phải trả
cho người nắm giữ (người cho vay) một khoản tiền xác định, thường là trong
những khoảng thời gian cụ thể và phải hoàn trả khoản cho vay ban đầu khi
đáo hạn.
+ Tín phiếu: (Treasury bill) là giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng
(ngoài ra có Ngân hàng nhà nước, Kho bạc nhà nước, Doanh nghiệp) phát
hành nhằm mục đích huy động vốn ngắn hạn.
+ Kỳ phiếu: (promissory note) giấy tờ có giá ngắn hạn thể hiện cam
kết trả tiền vô điều kiện cho người lập phiếu phát ra trong đó xác nhận trả
một số tiền nhất định cho người thụ hưởng quy định trên kỳ phiếu hoặc theo
lệnh của người này trả cho người khác.
+ Chứng chỉ gửi tiền: (Certificate of Deposit) giấy tờ có giá do Ngân
hàng phát hành chứng nhận người sở hữu văn bản đã gửi tiền vào ngân hàng
để huy động vốn từ các tổ chức và cá nhân khác.
+ Các loại giấy tờ có giá khác
- Thuộc tính của giấy tờ có giá:
+ Tên tổ chức tín dụng phát hành
+ Tên gọi Giấy tờ có giá
+ Mệnh giá
2
+ Thời hạn giấy tờ có
+ Ngày phát hành
+ Ngày đến hạn thanh toán
+ Lãi suất được hưởng, phương thức trả lãi, thời điểm, địa điểm trả lãi
+ Nội dung khác
- Giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng phát hành gồm giấy tờ có giá
ngắn hạn (thời hạn dưới 12 tháng như kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn
tín phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác) và giấy tờ có giá dài hạn (thời
hạn từ 12 tháng trở lên như trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi dài hạn và các giấy
tờ có giá dài hạn khác).
- Các giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng phát hành có thể thể hiện dưới
hình thức chứng chỉ hoặc ghi sổ, có thể là loại giấy tờ có ghi danh hoặc
không ghi danh. Hình thức chứng chỉ ghi danh áp dụng đối với người mua là
cá nhân. Hình thức chứng chỉ vô danh áp dụng đối với người mua là cá nhân
và tổ chức. Hình thức ghi sổ áp dụng đối với người mua là tổ chức có tài
khoản tiền gửi tại tổ chức tín dụng phát hành. Trường hợp phát hành giấy tờ
có giá theo hình thức ghi sổ, tổ chức tín dụng phát hành phải cấp chứng nhận
quyền sở hữu giấy từ có giá cho người mua.
Các giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng phát hành được chuyển nhượng
quyền sở hữu dưới các hình thức mua, bán, tặng, cho, trao đổi, thừa kế hoặc
người sở hữu giấy tờ có giá có thể dung làm vật cầm cố…
- Mệnh giá của giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng phát hành được quy
định như sau:
Mệnh giá của giấy tờ có giá ngắn hạn được in sẵn hoặc theo thoả
thuận của tổ chức tín dụng phát hành với người mua.
Mệnh giá của giấy tờ có giá dài hạn do tổ chức tín dụng phát hành
theo hình thức chứng chỉ bẳng đồng Việt Nam thì mệnh giá tối thiểu là một
3
triệu đồng và tối đa là mọt tỷ đồng. Nếu phát hành bằng ngoại tệ thì mệnh
giá tối thiểu là 100 USD hoặc ngoại tệ khác tương đương và tối đa là
100.000 USD hoặc ngoại tệ khác tương đương. Các mệnh giá lớn hơn mệnh
giá tối thiểu phải là bội số của mệnh giá tối thiểu. Nếu chứng chỉ là trái
phiếu thì mệnh giá được in sẵn trên từng tờ trái phiếu. Nếu chứng chỉ là
chứng chỉ tiền gửi dài hạn thì mệnh giá được in sẵn hoặc theo thoả thuận của
tổ chức tín dụng phát hành với phát hành với người mua. Mệnh giá của giấy
tờ có giá dài hạn do tổ chức tín dụng phát hành theo hình thức ghi sổ thì do
tổ chức tín dụng phát hành thoả thuận với người mua.
Tổ chức tín dụng huy động vốn bằng phát hành giấy tờ có giá phải có
trách nhiệm công bố công khai về việc phát hành giấy tờ có giá theo quy
định, phải thanh toán tiền gốc và lãi đúng hạn và đầy đủ cho người sở hữu
giấy tờ có giá và phải thực hiện chế độ báo cáo kết quả phát hành cho Ngân
hàng nhà nước theo quy định.
b) Phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng
- Khái niệm: Phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng là hoạt
động phát hành các loại giấy tờ có giá theo quy định, trong đó tổ chức tín
dụng cam kết trả gốc, lãi cho người mua sau thời gian nhất định nhằm huy
động vốn.
- Đặc trưng: Giao dịch phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng
có những đặc trưng cơ bản sau đây:
+ Một là, về bản chất pháp lý, việc phát hành giấy tờ có giá của tổ
chức tín dụng ra công chúng thực chất là một hành vi vay tiền của khách
hàng chứ không phải là hành vi “bán” giấy tờ có giá cho khách hàng. Sở dĩ
có thể khẳng định như vậy là bởi vì, trong quan hệ giao dịch này, tổ chức tín
dụng không hề có quyền sở hữu đối với các giấy tờ có giá mà nó dự định
4
phát hành, nên không thể đóng vai trò là người bán. Mặt khác, trước khi các
giấy tờ có giá được tổ chức tín dụng chuyển giao cho khách hàng sở hữu
như một chứng thư xác nhận quyền chủ nợ và tổ chức tín dụng cũng chưa
nhận được nguồn vốn tiền tệ do khách hàng chuyển giao thì các chứng thư
này thực chất chưa hề có giá trị thực tế, nghĩa là không thể hoán đổi chúng
thành tiền hay các tài sản khác có giá trị tương đương với số tiền ghi trên
mệnh giá của chứng thư. Điều đó cho thấy, chỉ khi nào khách hàng chấp
nhận trao đổi chứng thư đó với tổ chức tín dụng bằng số tiền tương đương
mệnh giá của chứng thư thì khi đó, chứng thư này mới thực sự là có giá trị
và mới phản ánh đúng tên gọi của nó là “giấy tờ có giá” hay “tư bản giả”.
+ Hai là, về đối tượng của giao dịch, mặc dù tên gọi của giao dịch là
“phát hành các giấy tờ có giá” nhưng đối tượng của giao dịch này không
phải là các giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng phát hành, mà chính là các
khoản tiền vốn do khách hàng đồng ý chuyển quyền sở hữu cho tổ chức tín
dụng với điều kiện tổ chức tín dụng phải hoàn trả cho khách hàng sau một
thời hạn nhất định, kèm theo khoản lãi do các bên thoả thuận. Về lý thuyết,
tuy không phải là đối tượng của giao dịch nhưng các chứng thư này được coi
là hình thức pháp lý của giao dịch, đồng thời là chứng cứ chứng minh quyền
và nghĩa vụ pháp lý của các bên trong quan hệ giao dịch. Mặt khác, xét về
phương diện kinh tế, các chứng thư này cũng được coi là một loại “tiền ngân
hàng” nhưng không phải là tiền do Ngân hàng Trung ương phát hành, mà là
tiền được tạo ra bởi tổ chức tín dụng trong quá trình huy động vốn, thông
qua chức năng “tạo tiền” của tổ chức tín dụng. Trên thực tế, các chứng thư
nhận nợ do tổ chức tín dụng phát hành ra công chúng có thể là chứng khoán
nợ ngắn hạn - có thời hạn thanh toán dưới 1 năm, ví dụ chứng chỉ tiền gửi
ngắn hạn; kỳ phiếu ngân hàng hay tín phiếu của tổ chức tín dụng, hoặc là
5
chứng khoán nợ dài hạn (có thời hạn thanh toán từ 1 năm trở lên, ví dụ
chứng thư tiền gửi dài hạn hoặc trái phiếu ngân hàng…). Sự phân biệt giữa
hai loại chứng thư nhận nợ này chủ yếu nhằm xác định cơ chế phát hành và
lưu thông chúng như thế nào sau khi đã được phát hành trên thị trường bởi
tổ chức tín dụng (phát hành và bán lại cho ai, ở đâu và bằng cách nào?).
+ Ba là, về tư cách pháp lý, khi phát hành các giấy tờ có giá để vay nợ
của khách hàng, tổ chức tín dụng có tư cách là người vay hay người mắc nợ,
còn khách hàng “mua” giấy tờ có giá có tư cách là người cho vay hay chủ nợ
của tổ chức tín dụng. Mặc dù có tư cách là người cho vay nhưng do giao
dịch này được tổ chức tín dụng và khách hàng xác lập, thực hiện thông qua
một hợp đồng cho vay có thời hạn xác định nên về nguyên tắc, khách hàng
cho vay không thể rút vốn về trước kỳ hạn như trong trường hợp họ gửi tiền
có kỳ hạn tại tổ chức tín dụng (bằng cách chịu lãi suất phạt với tổ chức tín
dụng nhận tiền gửi). Nếu muốn thu hồi vốn về trước kỳ hạn, cách duy nhất
là người sở hữu giấy tờ có giá (bên cho vay) ký hợp đồng chuyển nhượng
chứng thư đó cho người khác (chẳng hạn, có thể “bán” cho ngân hàng
thương mại theo phương thức chiết khấu hoặc bán cho các tổ chức, cá nhân
khác theo phương thức thông thường trên thị trường tiền tệ hoặc thị trường
chứng khoán).
Những đặc trưng pháp lý trên đây cho ta thấy, việc phát hành giấy tờ
có giá của tổ chức tín dụng là một loại hình giao dịch huy động vốn khá đặc
biệt. Tính chất đặc biệt này còn được phản ánh cả trong cơ chế hình thành
quyền, nghĩa vụ của các bên trong giao dịch phát hành giấy tờ có giá.
2. Chủ thể quan hệ phát hành giấy tờ có giá
+ Điều kiện để được phát hành giấy tờ có giá:
6